Tài chính doanh nghiệp
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Phân tích sự tác động của chính sách chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu và tình hình
tài chính doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại công ty cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk)
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Chính sách cổ tức
1.1. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức
- Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty
cổ phần (chủ sở hữu của công ty).
- Chính sách cổ tức : là một trong ba chính sách tài chính quan trọng của công ty. Kết
hợp hai quyết định đầu tư và tài trợ chính là chính sách chi trả cổ tức.
1.2. Các hình thức chi trả cổ tức
Thông thường có 3 hình thức chi trả cổ tức chính là chi trả cổ tức bằng tiền mặt,chi
trả cổ tức bằng cổ phiếu và chi trả cổ tức bằng tài sản khác tại quy định của công
ty.trong đó,hai phương thức đầu là phổ biến nhất.
Chi trả bằng tiền mặt :
Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt,cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở
mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá.trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm
tiền mặt làm giảm tài sản à giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần cổ
đông.
Chi trả bằng cổ phiếu :
Trả cổ tức bằng cổ phiếu có nghĩa là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu
của doanh nghiệp theo tỉ lệ được đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp
không được nhận khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Hình thức chi trả cổ tức
bằng cổ phiếu khi doanh nhiệp dự định giữ lựoi nhuận cho các mục đích đầu tư và
muốn làm an lòng cổ đông. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc
tách cổ phiếu. cả hai đều làm số lượng cổ phiếu tăng lên và thị giá cổ phiếu giảm
xuống. trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và phần lợi nhuận
giảm xuống,trong khi đó tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phiếu.
Chi trả cổ tức bằng tài sản
Doanh nghiệp chi trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng hóa, bất động sản
haycổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. hình thức này rất hiếm xảy ra
trong thực tiễn.
Nhóm 2 Page 1
Tài chính doanh nghiệp
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức
1.3.1. Yếu tố khách quan:
- Các quy định mang tính pháp lý về chi trả cổ tức là cơ sở ban đầu cho quyết định
chính sách và hoạt động chi) trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp. một số nguyên tắc quan
trọng về việc chi trả cổ tức của công ty: nguyên tắc lợi nhuận ròng, nguyên tắc tài
chính lành mạnh, nguyên tắc bảo toàn vốn, nguyên tắc lập quỹ dữ trữ.
- Xu thế vận động của nên kinh tế : nếu nền kinh tế suy thoái,lãi suất thị trường sụt
giảm,có ít cơ hội đầu tư. Nếu có nhu cầu về vốn, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với
các nguồn vốn có lãi suất thấp và có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để trả cổ
tức.trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có nhiều cơ hội đầu tư, nguồn vốn khan
hiếm, lãi suất thị trường tăng cao,doanh nghiệp tăng lượng giữ lại để đáp ứng nhu cầu
đầu tư và làm giảm phần chi trả cổ tức.
- Chi phí phát hành chứng khoán : việc phát hành chứng khoán thường được phát
hành bởi các tổ chức bão lãnh phát hành chuyên nghiệp, tất yếu sẽ nảy sinh chi phí
phát hành. Nếu chi phí cao,doanh nghiệp sẽ quyết định tăng phần giữ lại để tái đầu tư
và ngược lại.
- Tâm lý của cổ đông: những người đã về hưu có xu hướng muốn thu nhâp ổn định
nên muốn công ty trả cổ tức cao và ổn định , ngược lại,các nhà đầu tư trẻ thường ưa
mạo hiểm, có thể chấp nhận hy sinh khoản thu nhập từ cổ tức để công ty có thể giữ lại
lợi nhuận sau thuế để đầu tư.
- Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng nộp thuế thu nhập cá
nhân : khi công ty do một đại cổ đông nắm giữ,họ thường muốn chia cổ tức với tỉ lệ
thấp để tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức cao và ngược lại.
- yếu tố chủ quan
1.3.2. Yếu tố chủ quan:
- Cơ hội đầu tư : công ty có những cơ hôi đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lợi cao
thường có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, vì vậy chỉ
dành một phần nhỏ để trả cổ tức.
- Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn : nếu Nhu cầu thanh toán các khoản nợ
đến hạn của doanh nghiệp cao sẽ buộc doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ trước,
điều này trực tiếp ảnh hưởng đến việc chi trả cổ tức.
Nhóm 2 Page 2
Tài chính doanh nghiệp
- Tỉ suất lợi nhuận trên vốn của công ty: nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn của công ty
cao hơn các công ty khác thì cổ đông có xu hướng muốn để lại phần lớn để tái đầu tư
tăng thu nhập trong tương lai, và ngược lại.
- Sư ổn định về lợi nhuận của công ty : một công ty có lợi nhuận tương đối ổn định
có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức và ngược lại.
- Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn : những công ty lớn,có thời gian hoạt động
lâu dài, ổn định về mặt lợi nhuận, uy tín kinh doanh cao,mức độ rủi ro trong kinh
doanh thấp sẽ dễ dàng huy động vốn hơn. Do đó,công ty này có thể dành phần lớn lợi
nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho cổ đông.
- Quyền kiểm soát công ty : doanh nghiệp có thể tăng vốn thông qua phát hành cổ
phiếu, việc này sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành.
Nếu các cổ đông hiện hành muốn duy trì quyền kiểm soát công ty thì doanh nghiệp
thường giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và ngược lại.
- Tình hình luồng tiền của công ty : khi một DN có lãi không đồng nghĩa với việc
DN có đủ nguồn tiền để trả cho cổ đông. Do đó trước khi có quyết định trả cổ tức
bằng tiền, DN cần phải xem xét khả năng cân đối luồng tiền của mình.
- Chu kỳ sống của doanh nghiệp : chu kỳ sống của doanh nghiệp nói chung trải qua
4 giai đoạn: ra đời, phất triển, hoàn thiện và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn công ty
phải thiết lập kế hoạch tài chính cụ thể ( đã bao gồm chính sách chi trả cổ tức). ví dụ :
trong giai đoạn công ty mới thành lập, sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường , uy
tín chưa cao, khả năng huy động vốn khó khăn công ty cần giữ lại phần lớn lợi nhuận
sau thuế để tái đầu tư.
1.4. Các chính sách cổ tức thường dùng
1.4.1. Chính sách ổn định cổ tức :
+ được xây dựng trên cơ sở lý tuyết ổn định cổ tức : theo đó công ty duy trì chi trả cổ
tức đều đặn qua các năm với biến động nhỏ.
+ công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự
gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng tăng chi trả cổ tức;đồng thời khi
đã gia tăng cổ tức thì cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi công ty thấy rõ
không thể hy vọng ngăn chặn được sự suy giảm lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
Nhóm 2 Page 3
Tài chính doanh nghiệp
+ lợi ích của việc theo đuổi chính sách ổn định cổ tức: ổn định tâm lý cổ đông, giữ
chân được lượng cổ đông ổn định, thị giá cổ phiếu tăng, rủi ro đầu tư thấp.
+ bất lợi : công ty bỏ lỡ cơ hội đầu tư, gia tăng chi phí vay vốn hoặc phát hành thêm
cổ phiếu mới, gia tăng rủi ro tài chính do vay vốn, nguy cơ mất quyền kiểm soát do
phát hành thêm cổ phiếu mới.
1.4.2. Chính sách thặng dư cổ tức :
+ được xây dựng trên cơ sở lý tuyết ổn định lợi tức cổ phần. Theo đó, công ty duy trì
trả cổ tức theo các năm tương đối ổn định, có thể có sự biến động, song không đáng
kể so với sự biến động lợi nhuận hàng năm của công ty.
+ công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự
gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, khả năng tăng chi trả cổ tức; đồng thời khi đã
gia tăng cổ tức thì cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi công ty thấy rõ
không thể hy vọng ngăn chặn được sự suy giảm lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
+ lợi ích của việc theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức : cổ tức tăng nhanh, thị giá
tăng nhanh,uy tín công ty tăng nhanh,hài lòng các cổ đông…
+ Bất lợi : rủi ro đầu tư cao,lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư mở rộng đầu tư có xu
hướng thấp.
1.5. Vai trò của chính sách cổ tức :
- Là công cụ đảm bảo cho lợi ích cổ đông. Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty
đều mong đợi được chi trả cổ tức do vậy, chính sách chi trả cổ tức ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập của các cổ đông. Mặt khác, việc công ty duy trì việc chi trả cổ tức ổn
định hay không ổn định đều đặn hay dao động bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
thị giá của cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
- Là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty : chính sách chi trả
cổ tức sẽ liên quan đến lượng tiền mặt dùng trả cổ tức cho cổ đông. Vì vậy, nó có mối
liên hệ chặt chẽ đến các chính sách tài trợ và chính sách đầu tư của công ty. Việc phân
chia lợi nhuận cổ tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần lợi nhuận lưu giữ lại nhiều hay
ít, điều này ảnh hưởng đến nguồn tài trợ bên trong tài trợ cho nhu cầi mở rộng sản
xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Mặt khácm việc chi trả cổ tức sẽ làm
giam lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu huy động vốn từ
bên ngoài của công ty.
Nhóm 2 Page 4
Tài chính doanh nghiệp
2. Tác động của hình thức tri trả cổ tức tới giá cổ phiếu và tình hình tài chính của
doanh nghiệp
2.1. Trả cổ tức bằng tiền mặt.
Hầu hết cổ tức của công ty được trả bằng tiền mặt, bởi điều này sẽ thuận lợi
cho cổ đông trong việc sử dụng vào các mục đích có tính chất tiêu dùng cá nhân. Mức
cổ tức tiền mặt đượctrả có thể được tính trên cơ sở mỗi cổ phần, hoặc theo tỷ lệ % so
với mệnh giá cổ phiếu.
Từ công thức xác định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức:
Trong đó: là giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
là cổ tức dự kiến nhận được ở cuối năm thứ t
r: tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư
: giá bán cổ phiếu ở cuối năm thứ n
Từ công thức trên có thể thấy, với mức tỷ suất lợi nhuận xác định mức cổ tức
dự tính trong tương lai có quan hệ trực tiếp tới giá cổ phiếu. Trong ngắn hạn, khi công
ty tiến hành trả cổ tức bằng tiện cho cổ đông, dòng thu nhập trong tương lai của cổ
phiếu sẽ bị giảm một khoảng, điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu ngay trong phiên đầu
tiên giảm một mức bằng mức cổ tức vừa được chi trả. Trong dài hạn, việc chi trả cổ
tức cao sẽ làm giá trị lý thuyết cổ phiếu tăng lên dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng
đúng. Quyết định chi trả cổ tức bằng tiền có thể tác động làm tăng hoặc giảm giá cổ
phiếu, xu hướng biến động giá cổ phiếu tăng hay giảm trong trường hợp này tùy thuộc
vào tác động của quyết định trả cổ tức bằng tiền đến thực trạng tài chính và tương lai
phát triển của công ty. Bên cạnh đó, cách tiếp cận của nhà đầu tư khi ra quyết định
mua cổ phiếu cũng có những tác động nhất định lên giá cổ phiếu. Có nhà đầu tư mong
muốn nhận được cổ tức đều đặn hàng năm, cũng có nhà đầu tư lại hi vọng có được lãi
vốn hay chênh lệch giá cổ phiếu cao. Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm ảnh
hưởng tới phần lợi nhuận giữ lại để đầu tư. Nếu phần lợi nhuận giữ lại được đầu tư có
Nhóm 2 Page 5
Tài chính doanh nghiệp
hiệu quả sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng lâu dài của công ty, từ đó sẽ tạo niềm tin tăng
giá cổ phiếu tương lai. Khi mức độ trả cổ tức bằng tiền tăng qua các năm sẽ có tác
dụng tích cực tới tâm lý nhà đầu tư, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và giá cổ phiếu
có thể tăng.
Việc công ty trả cổ tức bằng tiền cũng tác động đến tình hình tài chính của
công ty. Do cổ tức trả cho cổ đông là một phần lợi nhuận sau thuế, nên khi trả cổ tức
bằng tiền sẽ làm giảm cổ tức bằng tiền, giảm tài sản, giảm lợi nhuận giữ lại vì thế
giảm vốn chủ sở hữu và NAV của mỗi cổ phiếu cũng giảm đi. Kết cấu nguồn vốn của
công ty có sự thay đổi theo hướng tăng hệ số lao động, điều này làm tăng nguy cơ rủi
ro đối với các khoản nợ vay, giá trị của các khoản vay bằng phát hay trái phiếu hay
giá trị trái phiếu của doanh nghiệp trên thi trường sẽ bị giảm xuống
2.2. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể được hiểu là hình thức công ty phát hành thêm
cổ phiếu tương ứng với phần lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức và phân phố cho cổ
đông theo tỉ lệ cổ phần hiện cổ đông đang sở hữu. Thưc chất công ty giữ lại toàn bộ
lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và việc trả cổ tức được thực hiện dưới hinh thức phát
hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện tại. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tác
động đến tình hình tài chính của công ty trên các khía cạnh: làm tăng vốn điều lệ của
công ty trong khi tổng nguồn vốn không đổi, làm tăng khối lượng cổ phiếu lưu hành,
làm giảm giá trị tài sản ròng làm bình quân trên mỗi cổ phiếu. Điều này sẽ làm giảm
giá của mỗ cổ phiếu trên thị trường. Trong ngắn hạn, khi công ty tuyên bố chi trả cổ
tức, dù dưới bất kỳ hình thức nào, thì dòng thu nhập trong tương lai của cổ phiếu cũng
bị giảm, giá tham chiếu của cổ phiếu sẽ bị giảm. Bên cạnh đó, việc công ty trả cổ tức
dù bằng tiền hay bằng cổ phiếu thì cũng thì cũng phải sử dụng từ nguồn lợi nhuận sau
thuế, điều này sẽ khiến phần lợi nhuận sau thuế còn lại bị sụt giảm. Mặt khác, trong
ngắn hạn kết quả kinh doanh của công ty không thay đổi sau khi công bố quyết định
trả cổ tức, nên giá cổ phiếu sẽ sụt giảm ngay từ mốc thời gian cổ đông được hưởng
quyền. Còn trong dài hạn, tác động của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu rất khó dự đoán,
vì biến động giá cổ phiếu và tình hình tài chính doanh nghiệp bị tác động bởi nhiều
yếu tố và còn phụ thuộc vào tác động của quyết định chi trả cổ tức đến thực trạng tài
chính và tương lai phát triển của công ty.
Nhóm 2 Page 6
Tài chính doanh nghiệp
2.3. Trả cổ phiếu bằng tài sản khác.
Mặc dù không có tính chất phổ biến, song các công ty cũng có thể trả cổ tức
bằng các tài sản khác: chứng khoán của công ty khác, khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn, thành phẩm, hàng hóa, bất động sản,… việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm
các khoản đầu tư, giảm lượng hàng hóa, thành phẩm… từ đó làm giảm tài sản, vốn
chủ sở hữu của công ty và đặc biệt nó làm giảm nghiêm trọng uy tín của công ty, kéo
giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Vì vậy việc trả cổ tức bằng tài sản khác chỉ được thực
hiện trong trường hợp công ty không thể sử dụng các phương án trả cổ tức khác.
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
1. Giới thiệu công ty cổ phần sữa Việt Nam:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyền quyết định số 155/2003QĐ-
BCN ngày 1 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà
nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam.
Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY
Vốn điều lệ của công ty là 8.339.557.960.000 đồng. mệnh giá cổ phần là 10.000
đồng/ cổ phần. tổng số cổ phần của công ty bằng với vốn điều lệ của công ty chia cho
mệnh giá của cổ phần.
Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày
28/12/2005.
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm. Danh
mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản
phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó
mát.Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị
và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromontior, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm
kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976,
Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để
giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café
cho thị trường.
Nhóm 2 Page 7
Tài chính doanh nghiệp
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ
năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công
suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng
lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng
lớn người tiêu dùng.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương
hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và
là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm
2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng
cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
Năm 2012 cũng là năm sản lượng tiêu thụ của Vinamilk đạt được cao nhất từ trước tới
nay, với trên 4 tỷ sản phẩm (trong điều kiện Vinamilk không tăng giá và tham gia bình
ổn giá sữa cho người tiêu dùng cả nước).
1.1. Cơ cấu tổ chức công ty:
Trụ sở chính của Công Ty đặt tại:
Địa chỉ: Số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (848) 541 55555
Fax: (848) 541 61226
E-mail:
Website: www.vinamilk.com.vn
Cty cổ phần sữa
vinamilk
Văn phòng công ty
Nhóm 2 Page 8
Tài chính doanh nghiệp
Nm
sữa
thống
nhất
Nm
sữa
trường
thọ
Nm
sữa sài
gòn
dielac Nm
sữa hà
nội
Bình
định
Cần
thơ
Nghệ
an
1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là:
Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡ ng và các sản phẩm từ
sữa khác;
sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát;
Kinh doanh thực phẩm công nghệ , thiết bị phụ tùng, vật tư , hoá chất và
nguyên liệu;
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật.
Sản xuất và kinh doanh bao bì
In trên bao bì
Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)
1.3. Kết quả kinh doanh:
VNM đạt 27.300 tỷ đồng doanh thu năm 2012
Hiện nay, Vinamilk đã có 1 nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand và 11 nhà máy sản
xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam và đã chạy hết 100% công suất. Chiến lược của
Vinamilk trong thời gian tới là phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn
nhất thế giới với doanh số 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017 (Vinamilk hiện đang ở vị trí
thứ 53).
Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2012. Theo kết quả kinh doanh hợp nhất
chưa kiểm toán, doanh thu .
Vinamilk trong năm 2012 đạt 26,561 tỷ đồng tăng trưởng 22.8% so với năm 2011.
Ngoại trừ mặt hàng sữa bột, tất cả các nhóm sản phẩm còn lại của Vinamilk đều có sự
tăng trưởng tốt, bình quân sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng 13% trong năm 2012.
Là một công ty dẫn đầu ngành sữa nội địa, Vinamilk đang sở hữu lợi thế cạnh tranh
như: thương hiệu mạnh, hiệu quả hoạt động cao nhờ quy mô lớn và một hệ thống phân
phối rộng khắp nước. Với những lợi thế này cùng tiềm năng tăng trưởng của ngành
sữa, Vinamilk vẫn có thể tiếp tục duy trì được vị thế và hiệu quả hoạt động tốt như
Nhóm 2 Page 9
Tài chính doanh nghiệp
hiện nay trong những năm tới. VNM luôn là cổ phiếu hấp dẫn khá nhiều nhà đầu tư,
nhất là những tổ chức đầu tư nước ngoài, với sở hữu nước ngoài luôn ở mức tối đa
49%. Gần đây, với thông tin dự kiến mở room cho khối ngoại, mặc dù có thể bị giới
hạn về quyền biểu quyết cho số cổ phiếu từ phần room tăng thêm, nhưng điều này
cũng đã khiến cho giao dịch của cổ phiếu VNM trở nên sôi động hơn, lượng giao dịch
thỏa thuận của cổ phiếu đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng khi EPS đạt
đến trên 10.000 đồng/cp sẽ là ngưỡng để VNM xem xét khả năng phát hành thêm cổ
phiếu thưởng như đã từng thực hiện trong các năm quá khứ. Tuy nhiên, so với giá
mục
tiêu 107,000 đồng/cp, chênh lệch 1.9% so với giá thị trường chưa phải là mức chênh
lệch hấp dẫn cho quyết định đầu tư dài hạn vào VNM. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến
nghị NẮM GIỮ ở thời điểm hiện tại.
2. Khái quát hoạt động chi trả cổ tức của công ty cổ phần sữa việt nam từ năm
2008 đến nay.
Thu nhập của cổ đông tại công ty cổ phần sữ Việt Nam (VNM) tương đối ổn định qua
các năm.
Năm Thu nhập
bằng tiền
(%vốn)
Thu nhập
bằng cổ
phiếu
(%vốn)
Tổng
thu nhập
Ghi chú
Ngày thanh toán
Nhóm 2 Page 10
Tài chính doanh nghiệp
2008 20% 20%
Đợt I – tiền mặt 10% ngày 20/8/2008
Đợt II – tiền mặt 10% ngày 28/11/2008
2009 30% 30%
Đợt I – tiền mặt 20% ngày 22/7/2009
Đợt II – tiền mặt 10% ngày 25/2/2010
2010 30% 30% Đợt I – tiền mặt 30% ngày 17/8/2010
2011 40% 40%
Đợt I – tiền mặt 20% ngày 15/9/2011
Đợt II – tiền mặt 20% ngày 10/4/2012
2012
38% 38%
Đợt I – tiền mặt 20% ngày 23/8/2012
Đợt II – tiền mặt 18% ngày 18/6/2013
2013 20% 20% Đợt I – tiền mặt 20% ngày 22/8/2013
3. Phân tích tác động của hình thức chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu:
3.1. Trả cổ tức đợt 1 năm 2008
Tỷ lệ thực hiện: 10%/mệnh giá( tương ứng 1000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 12/08/2008
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 18/08/2008
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/08/2008
Thời gian chi trả cổ tức: 05/09/2008
Giá cổ phiếu ngày 18/08/2008: 115.000đ. KL giao dịch: 195121.
Giá cổ phiếu ngày 20/08/2008: 115.000đ. KL: 193150
Giá cổ phiếu ngày 05/09/2008: 112.000đ. KL: 42840
Nhóm 2 Page 11
Tài chính doanh nghiệp
Thời điểm 8/8/2008 11/8/2008 12/8/2008 18/8/2008 20/8/2008 5/9/2008
Giá cổ
phiếu(vnđ/cp)
104.000 107.000 105.000 115.000 115.000 112.000
Nhận xét:
Trước khi có thông tin chi trả cổ tức, cổ phiếu của công ty giao động quanh mức
105.000đ/cp.Với tác động về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% mệnh
giá,giá cổ phiếu đã tăng lên và giao động trong khoảng 115.000đ/cp.
Sau khi có thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì nhiều người muốn cổ phiếu để
hưởng cổ tức bằng tiền là do khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới Việt Nam
gây lạm phát .Cụ thể lạm phát ở việt Nam tháng 5 là 25% nên cổ đông muốn nắm giữ
cổ phiếu hơn là tiền do vậy cầu cổ phiếu tăng đẩy giá của nó tăng lên.
3.2. Trả cổ tức đợt II - năm 2008(20/8/2008, 10% bằng tiền mặt)
Tỷ lệ thực hiện: 19%/mệnh giá( tương ứng 1900 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 10/11/2008
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 26/11/2008
Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2008
Thời gian chi trả cổ tức: 15/12/2008
Nhóm 2 Page 12
Tài chính doanh nghiệp
Giá cổ phiếu ngày 26/11/2008: 74.000đ. KL giao dịch: 141920.
Giá cổ phiếu ngày 28/11/2008: 76.500đ. KL: 281340.
Giá cổ phiếu ngày 15/12/2008: 84.000đ. KL: 103290.
Nhận xét:
Trong quý IV năm 2008,do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thị trường chứng
khoán Việt nam sụt giảm mạnh VN-Index liên tục sụt giảm,thị trường chứng khoán
Việt Nam nhiều rủi ro,tính thanh khoản thấp,giá cổ phiếu của Vinamilk đã giảm so
với các quý trước trong năm.
3.3. Trả cổ tức đợt I - năm 2009(22/7/2009, 20%)
Tỷ lệ thực hiện: 20%/mệnh giá( tương ứng 2000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 10/07/2009
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 20/7/2009
Ngày đăng ký cuối cùng: 22/07/2009
Nhóm 2 Page 13
Tài chính doanh nghiệp
Thời gian chi trả cổ tức: 05/08/2009
Giá cổ phiếu ngày 20/7/2009: 109.000đ. KL giao dịch: 215070
Giá cổ phiếu ngày 22/07/2009: 113.00đ. KL: 184970
Giá cổ phiếu ngày 05/08/2008: 143.000đ. KL: 305660
Thời điểm Giá cổ phiếu
(vnđ/cp)
Thời điểm Giá cổ phiếu
(vnđ/cp)
8/7/2009 98.000 20/7/2009 109.000
9/7/2009 102.000 21/7/2009 110.000
10/7/2009 107.000 22/7/2009 113.000
13/7/2009 112.000 30/7/2009 120.000
14/7/2009 115.000 5/8/2009 143.000
Nhận xét:
Trước khi có thông tin chi trả cổ tức, cổ phiếu của công ty giao động quanh mức
100.000đ/cp.Với tác động về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% mệnh
giá, giá cổ phiếu đã tăng lên và giao động trong khoảng 111.000đ/cp, đỉnh điểm là
ngày chi trả cổ tức giá cổ phiếu đạt 143.000đ/cp.
Kinh tế Việt Nam năm 2009 trải qua nhiều biến động do khủng
hoảng tài chính của thế giới và khó khăn trong nội tại nền kinh tế. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,32%, thấp hơn tốc độ tăng 18% của
năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.thu hút vốn trực tiếp từ nước ngoài giảm so
với năm 2008.Thị trường chứng khoán nhiều biến động.
Trong bối cảnh đó,Vinamilk vẫn giữ vững vị trí đứng đầu trên thị trường sữa. Kết thúc
năm 2009,Vinamilk công bố đạt lợi nhuận sau thuế là 2.376 tỷ đồng.
Vinamilk đã đạt được những kết quả vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành do
đó công ty rất có triển vọng trong tương lai ,nâng cao uy tín doanh nghiệp tạo tâm lý
tốt cho các nhà đầu tư.
3.4. Trả cổ tức đợt II - năm 2009(25/2/2010, 10%):
Nhóm 2 Page 14
Tài chính doanh nghiệp
Tỷ lệ thực hiện: 10%/mệnh giá( tương ứng 1000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 18/02/2010
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 23/02/2010
Ngày đăng ký cuối cùng: 25/02/2010
Thời gian chi trả cổ tức: 26/03/2010:
Giá cổ phiếu ngày 23/02/2010:86.500đ. KL: 542830
Giá cổ phiếu ngày 25/02/2010: 88.000đ. KL giao dịch: 591140
Giá cổ phiếu ngày 26/03/2010:85.500đ. KL: 130230
Thời điểm 9/2/2010 11/2/2010 22/2/2010 23/2/2010 24/2/2010 25/2/2010 26/2/2010
Giá cổ
phiếu
(vnđ/cp)
81.000 89.000 89.500 86.500 87.500 88.000 85.500
Nhận xét:
Sau khi có thông báo về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt, giá cổ phiếu được đẩy cao
hơn một chút so với thời gian trước do các nhà đầu tư có xu hướng mua vào và giao
động ở mức 89.500đ/cp. Bắt đầu từ ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu
có xu hướng giảm đôi chút và giao động ở mức 87.000đ/cp do tâm lý thận trọng của
nhà đầu tư và sự khan hiếm của dòng tiền do lượng cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu
thưởng tăng lên nhanh chóng.
3.5. Tạm ứng cổ tức đợt I/ năm 2010 (17/8/2010, 30%):
Tỷ lệ thực hiện: 30%/mệnh giá( tương ứng 3000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 03/08/2010.
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 13/08/2010
Ngày đăng ký cuối cùng: 17/08/2010
Thời gian chi trả cổ tức: 31/08/2010.
Giá cổ phiếu ngày 13/08/2010: 89.500đ. KL: 232020
Giá cổ phiếu ngày 17/08/2010: 89.500đ. KL giao dịch: 50450
Giá cổ phiếu ngày 31/08/2010: 89.000đ. KL: 70430
Nhóm 2 Page 15
Tài chính doanh nghiệp
Mặc dù năm 2010 còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực của công ty và sự tin tưởng
của người tiêu dùng, công ty đã đạt được kết quả cao nhất so với những năm trước đó.
Ngày 17/8/2010 là thời hạn đăng ký đăng ký cuối cùng để chốt danh sách tạm ứng cổ
tức đợt 1/2010. Ngày 31/8, VNM sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30%
(1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng).
Trước khi có thông báo chi trả cổ tức.Giá cổ phiếu giao động quanh mức
91.000đ/cp.sau khi có thông báo chi trả cố tức ngày 03/08.giá cổ phiếu đã tăng lên
92.000đ/cp và dao động quanh mức đó. Sau đó giá cổ phiếu giảm nhẹ dao động quanh
mức 89.500đ/cp và ổn định ở mức này
Trước đó, VNM công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm
đạt 7.372,26 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1.747, 87 tỷ đồng,
lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 6 tháng đầu năm 2010 đạt 4.960 đồng.
3.6. Tạm ứng cổ tức đợt I/ năm 2011(15/9/2011, 20%):
Tỷ lệ thực hiện: 20%/mệnh giá( tương ứng 1000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 08/09/2011
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 13/09/2011
Ngày đăng ký cuối cùng: 15/09/2011
Nhóm 2 Page 16
Tài chính doanh nghiệp
Thời gian chi trả cổ tức: 30/09/2011.
Giá cổ phiếu ngày 13/09/2011: 131.000đ. KL: 29770
Giá cổ phiếu ngày 15/09/2011: 127.00đ. KL giao dịch: 38280
Giá cổ phiếu ngày 30/09/2011: 125.000đ. KL: 84360
ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 15/09.
Trước ngày thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt.giá cổ phiếu của VNM ở mức
thấp.ngày 22/08 giá cổ phiếu của VNM là 117.000đ/cps au đó giá cổ phiếu tăng dần
vào ngày 08/09 đã lên mức 131.00đ/cp cao nhất vào ngày 12/09 là 133.000/cp.sau
ngày đăng ký 15/09 giá giam nhẹ dao động quanh mức 128.000đ/cp. Vào ngày chi trả
còn 125.000/cp
Nhóm 2 Page 17
Tài chính doanh nghiệp
VNM sẽ tiến hành chi trả cổ tức đợt 1 năm 2011 cho cổ đông hiện hữu bằng tiền với
tỷ lệ 20% (mỗi cổ phiếu được nhận 2.000 đồng) vào ngày 30/09/2011.
Đồng thời, HĐQT cũng quyết định giải thể Chi nhánh – nhà máy bia Hương Việt của
công ty tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Huyện Bến Cát, Bình Dương.
Được biết, VNM đã chính thức bán phần vốn góp tại nhà máy bia Hương Việt vào
năm 2009 với khoản thu nhập khi đó lên đến 164 tỷ đồng.
Kết thúc quý 2/2011, Công ty mẹ VNM công bố lãi sau thuế 1.093,2 tỷ đồng, tăng
17,6% so với quý 2/2010. Nâng mức lãi lũy kế 6 tháng đầu năm lên 2.090,6 tỷ đồng,
tăng 19,7% so với cùng kỳ.
3.7. Trả cổ tức đợt II/ năm 2011(10/4/2012, 20%):
Tỷ lệ thực hiện: 20%/mệnh giá( tương ứng 2000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 23/03/2012
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 06/04/2012
Ngày đăng ký cuối cùng: 10/04/2012
Thời gian chi trả cổ tức: 25/04/2012
Giá cổ phiếu ngày 06/04/2012: 92.500đ. KL: 68510
Giá cổ phiếu ngày 10/04/2012: 91.500đ. KL giao dịch: 56370
Giá cổ phiếu ngày 25/04/2012: .90.000đ. KL: 63730
Đại hội đồng cổ đông thường niên của CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) tháng 3/2012 đã
thông qua việc chi trả cổ tức 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ 40% mệnh giá (tương đương
4.000 đồng/CP).
Sau khi đã trích hơn 741 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông trong đợt 1 vào
năm ngoái (15-9-2011), tới đây công ty này sẽ tiếp tục chi thêm hơn 1.112 tỷ đồng
cho đợt chi cổ tức thứ 2.
Đầu tháng 3/2012 giá cổ phiếu của VNM dao động quanh mức 91.000đ/cp cao nhất
vào ngày 05/03 là 95.000đ/cp.do tâm lý muốn năm giữ tiền mặt nên khi có thông báo
chi trả cổ tức thì giá cổ phiếu tăng.vào 23/03 là 96.000đ/cp tăng 4,5 điểm so với hôm
Nhóm 2 Page 18
Tài chính doanh nghiệp
trước đó. Sau ngày thông báo.giá cổ phiếu giảm nhẹ ở mức 90.000đ/cp vào ngày
10/05.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2011 của Vinamilk, tổng doanh thu của
công ty đạt 22.071 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.218 tỷ đồng. Công ty đã trích quỹ
đầu tư phát triển 14%; dự phòng tài chính 4,8%, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 9,9%.
3.8. Tạm ứng cổ tức đợt I/ năm 2012 (23/8/2012, 20%):
Tỷ lệ thực hiện: 20%/mệnh giá( tương ứng 2000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 08/08/2012
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 21/08/2012
Ngày đăng ký cuối cùng: 23/08/2012
Thời gian chi trả cổ tức: 06/09/2012
Giá cổ phiếu ngày 21/08/2012:105.000đ. KL: 256230
Giá cổ phiếu ngày 23/08/2012: 102.000đ. KL giao dịch: 216030
Giá cổ phiếu ngày 06/09/2012: 105.000đ. KL: 84040
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) công bố Nghị quyết HĐQT họp ngày
27/7/2012 về việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2012.
Theo nội dung Nghị quyết, Vinamilk sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2012 tỷ lệ 20%
bằng tiền mặt tức mỗi cổ phiếu của cổ đông hiện hữu được nhận 2.000 đồng.
Ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách cổ đông) theo thông báo của công ty là
23/8/2012 và ngày chi trả cổ tức là 6/9/2012.
Việc chi trả cổ tức đợt này nằm trong kế hoạch trả cổ tức 30% năm 2012 theo tinh
thần Nghị quyết ĐHCĐ thường niên.
Theo báo cáo tài chính riêng công ty mẹ 6 tháng đầu năm, Vinamilk lãi 2.753 tỷ đồng,
tăng 31,7% so với cùng kỳ.
Với vốn điều lệ hơn 5.500 tỷ đồng hiện tại, Vnamilk dự chi hơn 1.100 tỷ đồng trả cổ
tức.
Nhóm 2 Page 19
Tài chính doanh nghiệp
Ngày 01/08 giá cổ phiếu ở mức 89.000đ/cp và sau đó liên tiếp tăng lên đến ngày
07/08 là 103.000đ/cp.sau ngày thông báo chi trả cổ tức giá cổ phiếu tiếp tục tăng
nhẹ.ngày 14/08 là 110.000d/cp.sau ngày giao dịch không hưởng quyền giá cổ phiểu
giảm nhẹ tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể mua vao tích trữ
3.9. Trả cổ tức đợt II/ năm 2012 ( 18/6/2013, 18%):
Tỷ lệ thực hiện: 18%/mệnh giá ( tương ứng 1800 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 19/05/2013
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 14/06/2013
Ngày đăng ký cuối cùng: 18/06/2013
Thời gian chi trả cổ tức: 28/06/2013
Giá cổ phiếu ngày 14/06/2013: 86.500đ. KL: 42350
Giá cổ phiếu ngày 18/06/2013: 88.000đ. KL giao dịch: 40020
Giá cổ phiếu ngày 28/06/2013: 86.000đ. KL: 27000
Vinamilk sẽ trả cổ tức 1.800 đồng/cổ phiếu đợt 2 năm 2012. Với hơn 833,5 triệu cổ
phiếu VNM đang lưu hành, công ty dự chi hơn 1.500 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này.
Nhóm 2 Page 20
Tài chính doanh nghiệp
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 14/6. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh
sách cổ đông vào 18/6. Công ty thanh toán cổ tức kể từ ngày 28/6.
Trước khi có thông báo chi trả cổ tức giá cổ phiếu ở mức 125.000đ/cp.sau khi có
thông báo chi trả cổ tức giá cổ phiếu của VNM đã tăng mạnh. Ngày 11/06 là
140.000đ/cp giúp cho nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu để thu về tiền mặt.sau đo giá cổ
phiếu có giảm nhẹ quanh mức 132.000đ/cp
Trong năm 2012, Vinamilk đã tiến hành tạm ứng cổ tức đợt 1/2012 bằng tiền mặt và
thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 2:1. Số lượng cổ phiếu VNM trước khi phát hành 278 triệu
cổ phiếu thưởng là hơn 556 triệu đơn vị. Mức trả cổ tức đợt 1/2012 tương ứng với hơn
556 triệu cổ phiếu lúc đó là 20% tiền mặt, số tiền chi ra hơn 1.110 tỷ đồng.
3.10. Tạm ứng cổ tức đợt I/ năm 2013 (22/8/2013, 20%):
Tỷ lệ thực hiện: 20%/mệnh giá ( tương ứng 2000 đồng/ cổ phiếu)
Hình thức chi trả: trả tiền mặt
Ngày thông báo: 05/08/2013
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 20/08/2013
Ngày đăng ký cuối cùng: 22/08/2013
Thời gian chi trả cổ tức: 06/09/2013
Nhóm 2 Page 21
Tài chính doanh nghiệp
Giá cổ phiếu ngày 20/08/2013: 146.00đ. KL: 600930
Giá cổ phiếu ngày 22/08/2013: 143.000đ. KL giao dịch: 479780
Giá cổ phiếu ngày 06/09/2013 : 139.000đ. KL: 622950.
Ta thấy trước ngày 5/8/2013, giá cổ phiếu giao động quanh mức 140.000đ/cp. Sau khi
thông báo việc chi trả cổ tức đẩy giá cổ tức lên đến mức 146.000đ/cp. Sau ngày chốt
danh sách cổ đông đã làm cho giá cổ phiếu giảm và đến ngày chi trả cổ tức giá cổ
phiếu chỉ còn ở mức 139.000đ/cp. Việc giảm giá cổ phiếu làm cân bằng giữa người
chưa có cổ phiếu của công ty va mong muốn mua được cổ phiếu của công ty với
những người đã có cổ phiếu và được hưởng cổ tức.
4. Tác động của hình thức chi trả cổ tức tới tình hình tài chính của công ty cổ
phần sữa Việt Nam:
Bảng chỉ tiêu tài chính năm 2009 của công ty Vinamilk
Các chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tài sản ngắn hạn 3.301.808
4.047.901
4.143.510
5.069.157
Nợ ngắn hạn 692.915
847.445
1.102.319
1.552.606
Hàng tồn kho 1.358.874
1.251.064
975.043
1.321.271
Tổng tài sản 6.105.480
6.839.989
7.491.290
8.482.036
Tổng nợ phải trả 889.682
1.070.345
1.345.626
1.808.931
Lợi nhuận trước thuế 573.327
1.152.477
2.019.512
2.731.358
Chi phí lãi vay 1.576
2.249
3.269
6.655
Tiền và các khoản tương đương
tiền
1.000.060 875.811 217.638 426.135
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.752.757
1.756.403
3.512.653
3.512.653
Nhóm 2 Page 22
Tài chính doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2,80 3,30 2,87 2,41
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
4,77 4,78 3,76 3,26
Khả năng thanh toán lãi vay 364,88 513,54 618,85 411,42
Khả năng thanh toán chung 6,86 6,39 5,57 4,69
Ngày 05-08-2009, công ty tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền đợt I với tỉ lệ 20%, tức
2000đ/cp. Như vậy số tiền đem trả cổ tức là 351.280 triệu đồng. Điều này làm giảm
lượng tiền mặt trong công ty, từ 875.811 triệu đồng (Q2) xuống còn 217.638 triệu
đồng (Q3), làm cho các hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn có xu hướng giảm. Cụ thể hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm từ
3,3(Q2) xuống còn 2,87 (Q3); tức là 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ còn được đảm bảo bằng
2,87 đồng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh qua các quý đều lớn
hơn 1, có nghĩa là công ty có khả năng thanh toán tốt, đảm bảo thanh toán nhanh cho
khách hàng.
Việc công ty chi trả cổ tức bằng tiền làm cho lượng vốn đầu tư sẵn có giảm, để đáp
ứng nhu cầu vốn thường xuyên, công ty phải bổ sung bằng các khoản tiền đi vay, dẫn
đến chi phí lãi vay tăng mạnh từ 2.249 triệu đồng trong quý 2 lên 3.269 triệu đồng Q3
và 6.655 triệu đồng cuối Q4. Một phần do công ty làm ăn có lãi nên trong Q3 khả
năng thanh toán lãi vay vẫn tăng so với Q2 là 618,85 so với 513,54. Tuy nhiên, đến
cuối năm 2009, chi phí lãi vay tăng mạnh, dẫn đến 1 đồng lãi vay chỉ được đảm bảo
chi trả bằng 411,42 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Tổng tài sản qua các quý có xu hướng tăng nhưng tổng nợ phải trả cũng tăng đồng
thời (chi phí tăng thêm từ việc bổ sung vốn đi vay) cho nên khả năng thanh toán
chung có chiều hướng giảm nhưng vẫn lớn hơn.
Bảng chỉ tiêu tài chính năm 2010 của công ty Vinamilk
Các chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tài sản ngắn hạn 5.530.134 6.383.972 5.242.473 5.919.802
Nợ ngắn hạn 1.882.322 2.917.388 2.433.325 2.645.012
Hàng tồn kho 1.746.920 2.328.856 2.152.149 2.355.487
Tổng tài sản 9.021.082 10.676.838 9.892.286 10.773.032
Tổng nợ phải trả 2.130.086 3.335.695 2.586.980 2.808.595
Lợi nhuận trước thuế 968.137 1.085.737 1.358.106 4.251.207
Chi phí lãi vay 572 1.523 3.588 6.171
Tiền và các khoản tương đương 220.682 462.160 289.370 263.472
Nhóm 2 Page 23
Tài chính doanh nghiệp
tiền
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.530.721 3.530.721 3.530.721 3.530.721
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
2,01 1,39 1,19 1,35
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
2,94 2,19 2,03 2,24
Khả năng thanh toán lãi vay 1.693,55 713,89 379,51 689,90
Khả năng thanh toán chung 4,24 3,20 3,82 3,84
Ngày 26-3-2010, Công ty tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền đợt II của năm 2009 với tỉ
lệ 10% tức 1000đ/cp, tương ứng số tiền là 353.072 triệu đồng. So với Q4 năm 2009
lượng tiền mặt đã giảm từ 426.135 xuống còn 220.682 Q1/2010. Ngày 27/4 công ty
trả cổ tức bằng tiền bổ sung sau 6 năm cổ phần hóa 1000đ/cp tỷ lệ 10% làm cho các
hệ số khả năng thanh toán nhanh, nợ ngắn hạn đều có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh :giảm từ 2,01(Q1) xuống 1,39(Q2).
+ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm từ 2,94(Q1) xuống 2,19 (Q2).
Trong cuối Q1 và đầu Q2 công ty thực hiện trả cổ tức bằng tiền 2 lần với tổng số tiền
là 706.144 triệu đồng, dẫn đến nhu cầu vốn dầu tư thường xuyên tăng, doanh nghiệp
phải đi vay bổ sung. Điều này thể hiện ở chi phí lãi vay tăng từ 572 (Q1) lên 1.523
triệu đồng (Q2). 1 đồng lãi vay Q2 được đảm bảo chi trả chỉ bằng 712,89 đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay, giảm 979,66 đồng so với Q1.
Hệ số khả năng thanh toán chung tuy giảm từ 4,24 xuống 3,2 nhưng vẫn lớn hơn 1,
cho thấy công ty đảm bảo khả năng thanh toán tốt cho khách hàng.
Ngày 31-08-2010, công ty tạm ứng cổ tức bằng tiền 3000đ/cp với tỷ lệ 30%. Số tiền
chi trả cổ tức là 1.059.216 triệu đồng, đây là mức tiền rất lớn. Điều này dẫn đến giá trị
tài sản ngắn hạn và lượng tiền mặt cùng giảm mạnh. Tài sản ngắn hạn của Q3 giảm
17,9% và lượng tiền mặt giảm 37,4% so với Q2, trong khi nợ ngắn hạn và giá trị hàng
tồn kho thay đổi không đáng kể. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh và nợ ngắn
hạn đều giảm.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh : giảm từ 1,39(Q2) xuống 1,19 (Q3)
+ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm từ 2,19 (Q2) xuống 2,03 (Q3).
Với 1 khối lượng tiền dành cho chi trả cổ tức rất lớn, hơn 1000 tỷ đồng, nhu cầu vốn
đầu tư thường xuyên tăng mạnh, khiến cho chi phí lãi vay tăng từ 1.523 triệu đồng
Nhóm 2 Page 24
Tài chính doanh nghiệp
(Q2) lên 3.588 (Q3), ứng với 135,6%. Cuối quý 4, con số này đạt 6.171 triệu đồng,
tăng 71,99% so với Q3. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trong Q3 giảm mạnh
46,84% so với Q2.
Mặc dù trong Q4 chi phí lãi vay tăng cao nhưng lợi nhuận trước thuế tăng hơn 200%
so với Q3 nên khả năng thanh toán lãi vay vẫn tăng, 1 đồng lãi vay được đảm bảo chi
trả bằng 689,9 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Hệ số khả năng thanh toán chung Q3 là 3,82 và Q4 là 3,84cho thấy khả năng thanh
toán của công ty tốt vì 1 đồng nợ được đảm bảo bằng gần 4 đồng tài sản.
Bảng chỉ tiêu tài chính năm 2011 của công ty Vinamilk
Năm 2011 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tài sản ngắn hạn 7.327.494 9.519.928 8.979.083 9.467.682
Nợ ngắn hạn 3.180.616 3.232.230 2.649.498 2.946.537
Hàng tồn kho 3.191.467 4.063.605 3.474.086 3.277.429
Tổng tài sản 12.280.491 14.699.418 14.335.903 15.582.671
Tổng nợ phải trả 3.375.341 3.376.246 2.796.096 3.105.466
Lợi nhuận trước thuế 1.186.061 2.494.276 3.752.297 4.978.991
Chi phí lãi vay 3.834 10.025 13.191 13.933
Tiền và các khoản tương đương
tiền
223.197 192.747 1.986.287 3.156.515
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.565.706 3.708.255 3.708.255 5.561.147
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,30 1,69 1,97 2,10
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
2,30 2,95 3,21 3,21
Khả năng thanh toán lãi vay 310,35 249,81 285,46 358,35
Khả năng thanh toán chung 3,64 4,35 5,13 5,02
Ngày 30/9/2011 công ty tạm ứng cổ tức bằng tiền 2000đ/cp, tỷ lệ chi trả 20%,tương
ứng số tiền mặt là 741.651 triệu đồng. Ngày 30/12 công ty trả cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu tỷ lệ 2:1 làm cho vốn điều lệ của công ty tăng đồng thời làm giảm giá
trị ròng (NAV) bình quân mỗi cổ phiếu.
So với Q4, các chỉ tiêu về hàng tồn kho giảm từ 3.474.086 (Q3) xuống 3.277.429 triệu
đồng (Q4); tài sản ngắn hạn tăng mạnh từ 8.979.083(Q3) lên 9.467.682 triệu đồng
(Q4), còn nợ ngắn hạn tăng nhẹ từ 2.649.948 (Q3) lên 2.946.537 triệu đồng (Q4).
Điều này dẫn đến các hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng 2,1 (Q4) so với 1,97 (Q3);
hệ số thanh toán nợ ngắn hạn không thay đổi giữa 2 quý là 3,21
Nhóm 2 Page 25