Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh ninh bình (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.94 KB, 27 trang )

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ ptnt
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯



VŨ ĐỨC HẠNH




NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT
TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN
CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH




Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ







HÀ NỘI, 2015

Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng
2. TS. Nguyễn Thị Dương Nga

Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Bằng Đoàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 2: TS. Nguyễn Mạnh Hải
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Phản biện 3: GS. TS. Bùi Minh Vũ
Viện Đào tạo Quản lý và Kinh doanh quốc tế


Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20


Có thể tìm luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ninh Bình là một tỉnh của đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích
tự nhiên là 1.389,1 km
2
, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm
78,36%. Mặc dù tỷ trọng giá trị sản xất ngành nông nghiệp của tỉnh
trong những năm qua đã giảm đi đáng kể do tác động của quá trình
công nghiệp hóa nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều hình thức
tiêu thụ nông sản trong tỉnh đã được hình thành, từng bước phát triển
và đã có những đóng góp nhất định trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần
thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển như hình thức liên kết 4 nhà
trong tiêu thụ lúa giống, hình thức liên kết trực tiếp giữa hộ trồng dứa
với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Nhiều câu hỏi
về vấn đề liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông sản của hộ đã và đang
được đặt ra như: Cơ chế liên kết ra sao; tình hình triển khai thực hiện
các hình thức liên kết đó đạt được những kết quả gì; những khó khăn
gặp phải đối với các hình thức này là gì; các yếu tố nào ảnh hưởng đến
các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của Ninh Bình; giải pháp
nào nhằm phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của
tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là đánh giá thực trạng các hình thức liên
kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết trong
tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức
liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân; Đánh giá thực

2


trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong
tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình; Đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết có hiệu
quả trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng thu thập tài liệu để nghiên cứu các hộ nông dân, HTX,
Doanh nghiệp, các tác nhân khác và vấn đề thể chế liên quan. Nghiên
cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2009-2013, tập trung điều
tra khảo sát tại 2 huyện, thị đó là: Huyện Yên Khánh, Thị xã Tam Điệp
với ba sản phẩm nông sản chú yếu trong tỉnh là lúa giống, dứa và nấm.
4. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Luận án tập trung phân tích và làm rõ khái niệm, phân
loại, các nguyên tắc, phương thức, và tác nhân liên kết; các quy tắc
ràng buộc và các nhân tố ảnh hưởng các hình thức liên kết trong tiêu
thụ nông sản của hộ nông dân; Đồng thời luận án đã đưa ra các khái
niệm cơ bản về liên kết tiêu thụ nông sản, hình thức liên kết tiêu thụ
nông sản của hộ nông dân; vận dụng các phương pháp nghiên cứu và
đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở nghiên cứu của
đề tài.
Về thực tiễn: Luận án đã trình bày khái quát tình hình sản xuất và
tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đi sâu phân tích cơ
chế, nội dung, tình hình thực hiện và hiệu quả liên kết của bốn hình
thức liên kết chủ yếu là hình thức hạt nhân trung tâm, đa chủ thể, trung
gian và phi chính thống; điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa và quy mô
sản xuất của hộ là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự
tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ; chỉ rõ những ưu nhược
điểm, tồn tại và triển vọng phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp

nhằm hoàn thiện, phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông
sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
3


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT
TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận về hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ
nông dân
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Nông sản là các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông
nghiệp, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp cơ bản (như lúa, rau
quả tươi…), các sản phẩm phái sinh (như bánh mỳ, bơ, dầu ăn,
thịt…); Hộ nông dân là hình thức tổ chức SX kinh doanh trong nông,
lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan
hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu
nhập, tiến hành các hoạt động SXNN với mục đích chủ yếu phục vụ cho
nhu cầu của các thành viên trong hộ;Tiêu thụ nông sản của hộ nông
dân được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXNN của hộ để
đưa sản phẩm nông sản từ nơi SX là hộ nông dân đến nơi chế biến
hay tiêu dùng sản phẩm cùng với sự chuyển quyền sở hữu nông sản
giữa người bán là hộ nông dân và người mua nhằm thực hiện lợi ích
của mỗi bên thông qua hoạt động trao đổi mua bán; Liên kết kinh tế
là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ
thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí,
đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức
mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị
trường mới; Trong nghiên cứu này hình thức liên kết trong tiêu thụ
nông sản của hộ nông dân được hiểu là phương thức tồn tại và phát

triển của các mối quan hệ giữa hộ nông dân với các chủ thể sản
xuất, chế biến, kinh doanh nông sản khác nhằm tiết kiệm thời gian,
tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh
nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả
4


năng, mở ra những thị trường nông sản mới trong những điều kiện
nhất định.
1.1.2. Phân loại các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của
hộ nông dân
Phân loại các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản: (i) Căn
cứ vào cách thức biểu hiện liên kết hay vai trò, quan hệ kinh tế giữa
các tác nhân từ sản xuất đến tiêu dùng; (ii) Căn cứ vào các tác nhân
tham gia liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân; (iii) Căn cứ vào
hình thức cấu trúc tổ chức liên kết
1.1.3 Vai trò và nguyên tắc của liên kết trong tiêu thụ nông sản của
hộ nông dân
Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nói chung, trong tiêu thụ sản
phẩm nông sản nói riêng có vai trò hết sức to lớn đối với hộ nông dân,
đối với các DN và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Các nguyên
tắc của liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được hình
thành nhằm đảm bảo: (i) Quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ
thể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao;
(ii) Các bên tham gia trên tinh thần tự nguyện, dân chủ, bình đẳng
trong các quyết định của liên kết; (iii) Kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế
giữa các bên tham gia; (iv) Các mối liên kết phải được pháp lý hoá.
1.1.4. Nội dung nghiên cứu hình thức liên kết trong tiêu thụ nông
sản của hộ nông dân
Các phương thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân

bao gồm: (i) Mua bán tự do trên thị trường; (ii) Hợp đồng miệng (Thoả
thuận miệng); (iii) Hợp đồng văn bản. Các tác nhân tham gia trong các
hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân gồm có: (i) Hộ
nông dân; (ii) Hợp tác xã nông nghiệp; (iii) Doanh nghiệp kinh doanh
nông sản; (iv) Nhà nước; (v) Các trung gian tiêu thụ khác.
5


Các tác nhân tham gia liên kết: (i) Hộ nông dân; (ii) Hợp tác xã
nông nghiệp; (iii) Doanh nghiệp kinh doanh nông sản; (iv) Nhà nước;
(v) Các trung gian tiêu thụ khác.
Các qui tắc ràng buộc trong liên kết: (i) Qui tắc ràng buộc về thời
gian; (ii) Qui tắc ràng buộc về số lượng; (iii) Qui tắc ràng buộc về chất
lượng; (iv) Qui tắc ràng buộc về giá cả; (v) Qui tắc ràng buộc về
phương thức giao nhận và thanh toán; (vi) Qui tắc ràng buộc về
thưởng và phạt; (vii) Qui tắc ràng buộc về xử lý rủi ro; (viii) Qui tắc
ràng buộc về xử lý tranh chấp.
Hiệu quả của liên kết trong tiêu thụ nông sản: (i) Đối với hộ nông
dân;(ii) Đối với các chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong tiêu thụ trong nông
sản của hộ nông dân
Các yếu tố thuộc về phía hộ nông dân: (i) Quy mô sản xuất của
hộ; (ii) Nhận thức của nông dân về liên kết tiêu thụ sản phẩm; (iii)
Điều kiện kinh tế của hộ nông dân. Các yếu tố thuộc về chủ thể tham
gia liên kết với hộ nông dân: (i) Hình thức và đặc điểm tổ chức sản
xuất kinh doanh; (ii) Quy mô sản xuất kinh doanh; (iii) Tiềm lực tài
chính và cơ chế hỗ trợ cho hộ nông dân; Môi trường chính sách; Sự
phát triển của thị trường nông sản; Điều kiện cơ sở hạ tầng.
1.2. Cơ sở thực tiễn về các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông
sản trên thế giới và Việt Nam

Một là: Khẳng định vai trò của Nhà nước trong liên kết tiêu thụ
nông sản của hộ. Hai là: Thực tiễn của các nước Mỹ, Thái Lan,
Trung Quốc, Nhật Bản đều đánh giá cao vai trò của HTX trong quá
trình liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân. Ba là: Liên kết kinh
tế sẽ thực sự phát triển khi gắn với nó là sự phát triển của thị trường,
ngành công nghiệp chế biến, cụ thể như tại Việt Nam; trong quá trình
mở cửa thị trường nền kinh tế nông sản của Việt Nam đứng trước
6


một thị trường rộng lớn trong khu vực và thế giới. Đồng thời, việc
phát triển của các DN chế biến đã đòi hỏi nhu cầu tất yếu về liên kết
kinh tế giữa hộ nông dân và các DN chế biến xuất khẩu, điển hình là
các sản phẩm Gạo, Bông, Mía, Thủy sản. Bốn là: Phương thức liên
kết kinh tế giữa hộ nông dân và các tác nhân được thực hiện chủ yếu
thông qua các hợp đồng.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Với 68,173 ha diện tích đất nông nghiệp cùng những thế mạnh về
thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu và con người đã tạo điều kiện rất
thuận lợi cho Ninh Bình phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều
loại cây trồng, vật nuôi. Có thể nhận thấy diện tích đất nông nghiệp
của Ninh Bình được phân theo 3 vùng, miền: Vùng đồi, núi, bán sơn
địa thuộc các huyện, thị: Nho Quan, Thị xã Tam Điệp, một phần Gia
Viễn, Yên Mô và Hoa Lư; Vùng đồng bằng chiêm trũng thuộc các
huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn; Vùng
ven biển nước lợ thuộc huyện Kim Sơn.
Mỗi một vùng có hướng sản xuất nông nghiệp riêng. Vùng đồi
núi tập trung phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây

trồng ngắn hạn; chăn nuôi đại gia súc: bò, dê Vùng đồng bằng,
chiêm trũng chủ yếu là trồng lúa nước, các loại cây màu ngắn ngày:
khoai lang, lạc, đậu chăn nuôi: gà, vịt, ngan, ngỗng nuôi thả cá,
tôm càng xanh ở vùng đất quá trũng, thùng đào, thùng đấu. Vùng ven
biển, tập trung phát triển thuỷ sản nước lợ mà trọng tâm là nuôi tôm
sú, cua, tôm rảo; ngoài ra còn trồng cói làm nguyên liệu cho sản xuất
tiểu thủ công nghiệp.
7


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương
pháp tiếp cận sau: (i) Tiếp cận có sự tham gia; (ii) Tiếp cận hệ thống;
(iii) Tiếp cận thể chế; (iv) Tiếp cận nghiên cứu dựa trên mô hình canh
tác theo hợp đồng của Charles và Andrew; (v) Khung phân tích.
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp các thông tin, số liệu thứ cấp được thu
thập từ Niên giám thống kê, các báo cáo về tình hình SXKD nông
nghiệp từ các cơ quan chuyên môn trong tỉnh, báo cáo về kết quả
SXKD của các đơn vị có liên kết với nông dân trong tiêu thụ nông
sản, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên
quan đến các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ.
- Thu thập số liệu sơ cấp: (i) Thảo luận nhóm; (ii) Điều tra phỏng
vấn trực tiếp hộ nông dân; (iii) Phương pháp chuyên gia.
Bảng 2.1. Số hộ điều tra trong mỗi hình thức liên kết
Các hình thức liên kết
Sản phẩm
Số hộ điều tra
1. Hình thức hạt nhân trung

tâm (TX Tam Điệp)
1. Dứa
60 hộ nông dân liên kết với công
ty CPTPX Đồng Giao (không có
hộ không liên kết)
2. Hình thức đa chủ thể
(H. Yên Khánh)
2. Lúa giống
60 hộ nông dân có liên kết với
công ty thông qua HTX
3. Hình thức qua trung gian
(H. Yên Khánh)
3. Nấm
50 hộ trồng nấm liên kết với công
ty nấm Hương Nam
4. Hình thức phi chính thống
(H. Yên Khánh)
4. Lúa giống +
Nấm
80 hộ nông dân liên kết phi chính
thống (40 hộ sản xuất lúa giống
và 40 hộ sản xuất nấm ăn)
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
(i) Phương pháp thống kê mô tả và so sánh; (ii) Phương pháp phân
tích ma trận SWOT.
8


2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
(i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và tiêu thụ nông sản

của tỉnh Ninh Bình; (ii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và
tiêu thụ nông sản của các hộ; (iii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình
tham gia liên kết và kết quả thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản của
hộ; (iv) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tham gia liên kết.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU
THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH
3.1. Khái quát các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ nông
sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình
3.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của hộ
nông dân tỉnh Ninh Bình
Trong tổng GTSX ngành trồng trọt thì GTSX cây lương thực vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất (64,4%), tiếp đến là cây rau đậu (12,1%), cây
ăn quả (8.1%), cây công nghiệp hàng năm (7,5%) và cây công nghiệp
lâu năm (0,1%). Trong những năm gần đây, tỷ trọng GTSX cây lương
thực có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm
cây rau đậu thực phẩm và nhóm cây ăn quả có xu hướng tăng lên.
Điều này phản ánh xu hướng chuyển dịch theo hướng SXNN hàng hóa
đã và đang diễn ra theo hướng tích cực trên địa bàn tỉnh.
3.1.2. Các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm nông
sản ở Ninh Bình
Qua nghiên cứu, tỉnh Ninh Bình đã tồn tại một số hình thức liên
kết chủ yếu sau: (i) Hình thức hạt nhân trung tâm; (ii) Hình thức đa
chủ thể hay liên kết 4 nhà; (iii) Hình thức liên kết qua trung gian; (iv)
Hình thức liên kết phi chính thống.
9


3.2. Đánh giá thực trạng các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu
thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh NB

3.2.1. Hình thức hạt nhân trung tâm tại công ty CPTPXK Đồng Giao
- Về hình thức liên kết: Công ty CPTPXK Đồng Giao hiện đang
liên kết với hộ dân sản xuất dứa theo hình thức chủ yếu là giao khoán
đất của công ty cho hộ dân và thu mua lại sản phẩm dứa nguyên liệu
của hộ theo Nghị định 135/NĐ-CP/2005 của Chính Phủ.
- Về nội dung liên kết: Hợp đồng giao khoán đất trồng cây hàng
năm được Công ty ký kết với hộ dân trong thời hạn 20 năm, trong đó
xác định rõ diện tích trồng dứa và các cây trồng khác được trồng cụ
thể trên từng hạng đất, qui định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mối
bên. Căn cứ vào cơ cấu diện tích cây trồng của hộ nông dân trong năm
trên từng hạng đất, công ty sẽ xác định sản lượng giao khoán cho từng
hộ gia đình và ghi rõ trong hợp đồng.
- Về tình hình thực hiện liên kết
Qua quá trình thực hiện liên kết, hầu hết số hộ nông dân hài
lòng về hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc hỗ trợ vận chuyển. Được thể
hiện ở bảng 3.1 (số liệu điều tra, 2012)
Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá của hộ về các biện pháp hỗ trợ sản xuất
của công ty (%)

Rất tốt
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
1. Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc
14,3
62,9
14,3
8,5
2. Hỗ trợ vật tư
0,0

11,4
57,1
31,5
3. Hỗ trợ vận chuyển
34,3
48,6
11,4
5,7
Để tạo điều kiện cho các hộ dân trồng dứa hoàn thành hợp đồng đã
ký kết, công ty đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất của
các hộ dân như hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý dứa thông qua
việc tổ chức các lớp tập huấn cho người dân và cử cán bộ kỹ thuật của
công ty xuống các đội sản xuất để nắm tình hình và hỗ trợ khi cần thiết,.
10


3.2.2. Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở
xã Khánh Cường huyện Yên Khánh
- Về hình thức liên kết: Có thể thấy các “nhà” trong mô hình liên
kết SX và tiêu thụ đều có mối quan hệ liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp
với nhau. UBND huyện Yên Khánh đóng vai trò là chủ dự án đầu tư
xây dựng các chủ trương, chính sách hỗ trợ và cung ứng nguồn vốn để
thực hiện dự án. UBND huyện Yên Khánh đã chủ động liên kết với
Viện Di truyền nông nghiệp, Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng
Quang để đưa lúa giống vào SX. Công ty TNHH Hồng Quang là đơn
vị triển khai thực hiện dự án, chịu trách nhiệm trong việc chuyển giao
kỹ thuật SX lúa giống cho hộ nông dân và thu mua sản phẩm của hộ
thông qua HTX. Các hộ nông dân là những người trực tiếp SX lúa
giống dưới sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp của HTX nông nghiệp Đông
Cường và Nam Cường. Nhà nước mà trực tiếp là UBND huyện Yên

Khánh và UBND xã Khánh Cường có vai trò chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ
và thúc đẩy liên kết SX và tiêu thụ và có tác động đến tất cả các tác
nhân khác trong mô hình liên kết.
- Về nội dung liên kết
Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang là đơn vị liên
kết trong SX và tiêu thụ sản phẩm lúa giống cho các hộ nông dân
trong xã. Trong mô hình liên kết này công ty Hồng Quang thực
hiện cung ứng đầu vào bao gồm giống gốc, phân bón, thuốc sâu, hỗ
trợ chuyển giao kỹ thuật SX và bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân,
tạo điều kiện cho hộ nông dân yên tâm SX lúa giống nâng cao thu
nhập thông qua HTX. Sản lượng giống gốc mà công ty cung ứng
cho hộ được căn cứ vào diện tích SX lúa giống của mỗi hộ gia đình
trong vùng quy hoạch với định mức 1kg/sào. Nhờ đó, HTX nông
nghiệp và công ty Hồng Quang có thể kiểm soát được sản lượng lúa
giống SX ra ở mỗi hộ SX. Công ty Hồng Quang cũng cam kết thu
mua 100% lượng lúa giống SX ra trên diện tích đã ký hợp đồng với
hộ nông dân thông qua HTX.
11


- Về tình hình thực hiện liên kết
Để đánh giá tình hình liên kết, thông qua tập hợp phiếu điều tra
cho thấy mức độ hài lòng của hộ nông dân tham gia liên kết được thể
hiện qua bảng 3.2 (Số liệu điều tra năm 2012).
Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá của hộ về các nội dung liên kết
sản xuất và tiêu thụ lúa giống

Mức độ thực hiện
Đảm bảo
Tạm

chấp nhận
Không
đảm bảo
1. Về cung ứng vật tư nông nghiệp



1.1 Giống
63,00
17,92
19,08
- Chất lượng giống
65,00
35,00
0,00
- Số lượng giống
80,00
16,67
3,33
- Thời gian cung ứng
100,00
0,00
0,00
1.2. Vật tư phân bón và thuốc sâu
64,44
17,78
17,78
- Chất lượng
83,33
13,33

3,34
- Thời gian cung ứng
100,00
0,00
0,00
2. Dịch vụ HTX



- Làm đất
100,00
0,00
0,00
- Thủy lợi nội đồng
96,67
3,33
0,00
- Bảo vệ thực vật
45,00
15,00
40,00
3 Chuyển giao kỹ thuật



- Thời gian chuyển giao
100,00
0,00
0,00
- Nội dung chuyển giao

75,00
25,00
0,00
4. Tiêu thụ



- Giá mua cao hơn giá thị trường
100,00
0,00
0,00
- Thời điểm thu mua lúa giống
18,33
31,67
50,00
- Hình thức thanh toán của DN
100,00
0,00
0,00
3.2.3. Mô hình liên kết qua trung gian trong sản xuất và tiêu thụ
nấm ăn ở huyện Yên Khánh
- Về hình thức liên kết
Doanh nghiệp nấm Hương Nam không ký hợp đồng trực tiếp với
từng hộ nông dân sản xuất nấm mà DN ký hợp đồng với tổ chức đại diện
cho các hộ nông dân là các HTXNN ở thôn, xã. HTXNN thay mặt hộ
nông dân ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, chuyển giao kỹ thuật, thanh
toán nhận trả bằng văn bản với DN nấm Hương Nam còn doanh nghiệp
12



chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm khi HTX bán sản phẩm cho DN.
HTX không ký hợp đồng bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận miệng với
từng hộ nông dân. Ban chủ nhiệm HTX có trách nhiệm đôn đốc các
hộ nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất nấm ăn để đáp ứng yêu
cầu về sản phẩm của DN.
- Về nội dung liên kết
Khi tham gia liên kết với các hộ trồng nấm thông qua HTX, doanh
nghiệp Hương Nam thực hiện cung ứng vật tư (giống, phân bón), hỗ trợ
kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm của hộ trồng nấm. Vật tư mà DN cung
ứng cho hộ nông dân qua HTX được thanh toán theo phương thức trả
chậm, thanh toán sau khi thu hoạch nấm ăn. Sản lượng giống mà DN
cung ứng được dựa trên số hộ sản xuất liên kết với DN qua HTX, lượng
nguyên liệu sử dụng theo hợp đồng và định mức về lượng giống sử
dụng trên 1 tấn nguyên liệu. Doanh nghiệp cam kết thu mua 100%
lượng nấm ăn sản xuất ra đảm bảo chất lượng với mức giá được quy
định trong hợp đồng, đồng thời DN đảm bảo điều chỉnh giá thu mua sản
phẩm không thấp hơn giá thị trường.
- Về tình hình thực hiện liên kết
+ Về cung ứng vật tư
Theo nội dung liên kết được thống nhất, doanh nghiệp nấm
Hương Nam sẽ cung ứng giống nấm cho các hộ nông dân và các hộ
nông dân liên kết với DN chỉ được sử dụng giống nấm mà DN cung
ứng. Giống nấm mà DN cung ứng cho hộ chủ yếu là nấm sò, nấm mỡ,
nấm rơm, trong đó nấm sò chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 90%). Lượng
giống nấm được DN cung ứng trong năm 2011, năm 2012 tăng lên
đáng kể so với năm 2010 (năm 2012 giảm đi so với năm 2011 do ảnh
hưởng của bão số 8). Tổng giá trị giống nấm mà DN cung ứng cho hộ
nông dân trong năm 2012 đạt trên 700 triệu đồng. Mức giá bán giống
nấm cho hộ đã được DN hỗ trợ 3000 đồng/kg.
13



+ Về tiêu thụ sản phẩm
Tổng sản lượng nấm ăn mà DN nấm Hương Nam thu mua từ các
hộ trồng nấm trên địa bàn huyện trong năm 2012 là 295,5 tấn, trong đó
chủ yếu là nấm sò (chiếm 54,4%) và nấm Mỡ (chiếm 35,7%). Giá thu
mua các loại nấm ăn của DN cũng tăng lên theo giá thị trường để đảm
bảo lợi ích cho người trồng nấm. Giá trị sản phẩm nấm ăn được DN
thu mua trong năm 2012 từ các hộ trồng nấm trên địa bàn huyện đạt
khoảng 7,3 tỷ đồng.
3.2.4. Liên kết không chính thống trong tiêu thụ nông sản phẩm ở
Ninh Bình
3.2.4.1. Liên kết không chính thống trong tiêu thụ nấm huyện Yên Khánh
- Về hình thức liên kết
Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh có khá nhiều các cơ sở
thu gom chế biến nấm ăn. Các tác nhân thu gom, chế biến chủ yếu là
người địa phương. Nhìn chung các cơ sở thu gom chế biến nấm ăn liên
kết với các hộ trồng nấm thông qua hợp đồng không chính thống (hợp
đồng miệng), chủ yếu dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau chứ không có hợp
đồng ràng buộc bằng văn bản chính thức. Các cơ sở thu gom chế biến
có thể hỗ trợ 1 phần nhỏ tiền vốn và cung cấp các thông tin thị trường
như giá cả, chất lượng sản phẩm cho các hộ trồng nấm. Các hộ trồng
nấm sẽ bán sản phẩm cho các cơ sở thu gom, chế biến với giá cả thỏa
thuận dựa trên chất lượng sản phẩm và giá cả thị trường ở thời điểm
thu mua.
- Về nội dung liên kết
Có thể thấy rằng mối liên kết giữa hộ trồng nấm và cơ sở thu gom
chế biến là không thực sự chặt chẽ do ít có sự ràng buộc hỗ trợ của cơ
sở thu gom đối với các hộ sản xuất nấm. Hầu hết các cơ sở thu gom
không có dịch vụ cung ứng hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật cho hộ sản

xuất nấm và chỉ có một số ít cơ sở thu gom hỗ trợ vốn cho các hộ sản
14


xuất nấm với mức hỗ trợ tối đa đạt 200 nghìn đồng/1 tấn nguyên liệu
(rơm) trồng nấm. Các cơ sở thu gom cam kết mua hết số lượng sản
phẩm nấm ăn của hộ sản xuất nấm nếu sản phẩm đáp ứng được tiệu
chuẩn chất lượng. Các cơ sở thu gom thường sẽ đến thu mua sản phẩm
nấm ăn tại nơi sản xuất và thỏa thuận thống nhất giá cả thu mua sản
phẩm. Sau đó cơ sở thu gom có thể thanh toán ngay đối với các hộ sản
xuất nấm hoặc thanh toán sau (trong thời gian ngắn).
- Về tình hình thực hiện liên kết
Đánh giá tình hình thực hiện liên kết trong tiêu thụ nấm ở hình
thức liên kết phi chính thống, được tổng hợp và đánh giá thông qua 3
tiêu chí thể hiện ở bảng 3.3 (Số liệu điều tra 2012).
Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá của hộ tham gia liên kết
với cơ sở thu gom
Chỉ tiêu
Tỷ lệ (%)
1. Về giá bán sản phẩm
- Cao
25,00
- Trung bình
43,75
- Thấp
31,25
2. Về yêu cầu chất lượng
- Cao
62,50
- Trung bình

37,50
- Thấp
0,00
3. Về hỗ trợ của cơ sở đối với hộ SX
- Chấp nhận được
18,75
- Tạm chấp nhận được
25,00
- Cần hỗ trợ thêm
56,25
Trong tổng số các hộ điều tra có liên kết với các cơ sở thu gom
nấm ăn thì 75% số hộ có nhận được hỗ trợ vốn với mức hỗ trợ bình
quân là 150 nghìn đồng/1 tấn nguyên liệu và mức hỗ trợ cao nhất là
200 nghìn đồng/1 tấn nguyên liệu. Kết quả điều tra cho thấy đa số các
cơ sở sản xuất đều bán sản phẩm của mình cho các cơ sở thu gom theo
đúng cam kết giữa hai bên. Tỷ lệ sản phẩm bán cho cơ sở thu gom
chiếm trên 70% tổng sản lượng nấm của hộ sản xuất, trong đó tỷ lệ sản
15


phẩm nấm sò bán cho cơ sở thu gom là cao nhất (85,3%), tỷ lệ sản
phẩm nấm rơm là thấp nhất (73,2%).
3.2.4.2. Liên kết không chính thống trong tiêu thụ lúa giống ở xã
Khánh Cường, huyện Yên Khánh
- Về cơ chế liên kết và nội dung liên kết
Quan hệ giữa hộ trồng lúa và người thu gom hoàn toàn thông qua
thỏa thuận miệng. Thực tế có những trường hợp thương lái và hộ trồng
lúa đã quen biết thông qua những giao dịch đã thành công trước đó,
như hình thành uy tín giữa hai bên mà giao dịch có thể diễn ra qua
điện thoại. Hộ trồng lúa có thể gọi điện cho tư thương, đề cập việc

muốn bán một khối lượng nhất định, nếu tư thương có nhu cầu sẽ đến
trực tiếp kiểm tra chất lượng thóc và trả giá. Giao dịch thực hiện hoàn
toàn dựa trên nguyên tắc thuận mua vừa bán, tức khi một bên đưa ra
mức giá nhất định, qua quá trình mặc cả, cả hai sẽ thống nhất được
mức giá chung. Ngược lại cũng tồn tại những hình thức giao dịch theo
kiểu gặp ai bán nấy. Vào vụ thu hoạch những tư thương sẽ đến trực
tiếp nhà các hộ trồng lúa trong thôn, đặt vấn đề về việc có nhu cầu thu
mua thóc giống thừa và đưa ra mức giá nhất định, nếu người bán chấp
nhận được thì quá trình mua bán được tiến hành.
- Tình hình thực hiện thỏa thuận
Hình thức liên kết giữa hộ và tư thương hoàn toàn là thông qua
thỏa thuận miệng, vì vậy không tồn tại quy định về quyền lợi và nghĩa
vụ của hai bên đối với nhau. Thời điểm thỏa thuận và thời gian hợp tác
giữa hai bên cũng không được xác định vì giao dịch hoàn toàn mang
tính chất ngẫu nhiên. Theo đó không có bất kì một quy định chính thức
nào về việc xử lý vi phạm thỏa thuận.
Trách nhiệm ngầm định của hộ nông dân là khối lượng có bao
nhiêu bán bấy nhiêu với độ săn sạch nhất định. Lợi ích đạt được là hộ
có thể bán được sản lượng dư thừa với mức giá phải chăng. Hơn nữa
16


yêu cầu về chất lượng của tư thương không khắt khe như công ty, vì
vậy giảm nhiều công sức và áp lực cho bà con.
Về phía tư thương nếu thấy có lời thì họ sẽ tiến hành trao đổi. Với
những loại lúa giống nhất định có bao nhiêu mua bấy nhiêu với những
yêu cầu đảm bảo về độ săn sạch hay độ lẫn. Thường thì người thu gom
sẽ đến tận nhà thu mua với mức giá thỏa thuận theo giá cả thị trường.
Lợi ích lớn nhất họ đạt được là thu mua được lúa giống sản xuất theo
đúng quy trình kỹ thuật với giá rẻ (mức giá cả thu mua năm 2011 là 8

nghìn đồng/kg, so với 9 nghìn đồng/kg công ty thu mua). Sau quá trình
sơ chế, đóng gói, họ có thể bán lẻ ra thị trường với giá cạnh tranh hơn
giá của công ty rất nhiều từ đó thu lợi nhuận.
- Ý kiến đánh giá của hộ nông dân
Hầu hết các hộ điều tra đều cho biết họ sẽ tiếp tục tham gia hình
thức thỏa thuận này trong thời gian tới bởi vì lợi ích của hộ đạt được
trong thỏa thuận này là việc bán được sản phẩm sau khi thu hoạch với
giá phải chăng. Giao dịch diễn ra hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thuận
mua vừa bán, đây là nguyên tắc truyền thống mà bà con đã quen thuộc
bấy lâu nay vì vậy họ dễ dàng tìm được sự hài lòng từ hình thức trên.
Một yếu tố quan trọng khác là khi hộ trồng lúa còn tiếp tục kí hợp đồng
chính thống với công ty thì họ còn cần đến hình thức liên kết theo thỏa
thuận này. Hai hình thức như bổ sung cho nhau làm quá trình tiêu thụ
sản phẩm của bà con được diễn ra thuận lợi.
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết trong
tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình
3.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về hộ nông dân
3.3.3.1.1. Quy mô sản xuất của hộ
Đa số hộ liên kết với DN Hương Nam (thông qua HTX) là những
hộ có quy mô sản xuất lớn (trên 20 tấn nguyên liệu/năm). Đa số hộ
liên kết với cơ sở thu gom có quy mô sản xuất nhỏ hơn (với lượng
17


nguyên liệu sử dụng 10-19 tấn/năm) và đa số hộ tự do (không liên kết)
là những hộ sản xuất có quy mô nhỏ (dưới 10 tấn nguyên liệu/năm);
Đối với các hộ sản xuất dứa và các hộ sản xuất lúa giống thì hấu hết
các hộ điều tra đều liên kết với công ty thu mua chế biến sản phẩm
theo một hình thức nhất định nên có thể nói quy mô sản xuất không
phải là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn hình thức liên kết

trong tiêu thụ sản phẩm dứa và tiêu thụ sản phẩm lúa giống của các hộ
gia đình; Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ có quy mô lớn trong sản
xuất dứa vi phạm các điều khoản hợp đồng ký kết chiếm 11,8%,
trong khi tỷ lệ này ở hộ có quy mô sản xuất trung bình và nhỏ lần
lượt là 17,9% và 20% tương ứng. Tỷ lệ hộ có quy mô lớn trong sản
xuất lúa giống và sản xuất nấm ăn vi phạm hợp đồng cũng nhỏ hơn
so với hộ có quy mô sản xuất trung bình và nhỏ.
3.3.3.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ văn hóa của chủ hộ là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng đến nhận thức của hộ về lợi ích của quan hệ liên kết. Kết quả
điều tra cho thấy tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3 vi phạm hợp
đồng trong sản xuất và tiêu thụ dứa với công ty Đồng Giao ở mức
tương đối thấp (6,7%). Tuy nhiên tỷ lệ này đối với nhóm hộ có trình
độ văn hóa thấp hơn, đặc biệt là các chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1
là khá cao (36,4%). Điều này cũng xảy ra trong sản xuất và tiêu thụ lúa
giống, nấm ăn.
3.3.3.1.3. Điều kiện kinh tế của hộ gia đình
Điều kiện kinh tế của hộ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và đến tình hình thực hiện hợp
đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ. Tỷ lệ hộ
nghèo, cận nghèo trong sản xuất dứa vi phạm các điều khoản hợp đồng
chiếm khoảng 28,6%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ trung bình và
khá là dưới 17%. Tỷ lệ các hộ nghèo, cận nghèo vi phạm hợp đồng
18


liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn, lúa giống nhìn chung cũng
cao hơn so với các nhóm hộ khác, tuy nhiên sự sai khác giữa các nhóm
hộ này là không thực sự rõ ràng.
3.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể tham gia liên kết với hộ

nông dân
Các yếu tố thuộc về chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân
bao gồm hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của
chủ thể tham gia liên kết, tiềm lực tài chính và cơ chế hỗ trợ cho các
hộ nông dân, bảng 3.4 (Tổng hợp từ kết quả điều tra và thảo luận
nhóm 2013).
Bảng 3.4. Đặc điểm của các chủ thể liên kết và
tình hình thực hiện liên kết
Chỉ tiêu
Hình thức
hạt nhân
trung tâm
Hình thức
đa chủ thể
Hình thức
tập trung
trực tiếp
Hình thức phi
chính thống
1. Chủ thể liên
kết với hộ nông
dân
Công ty
CPTPXK
Đồng Giao
Công ty lúa
giống Hồng
Quang
Doanh nghiệp
Nấm Hương

Nam
Các cơ sở thu
mua, chế biến tư
nhân
2. Quy mô sản
xuất kinh doanh
Lớn
Vừa
Vừa
Nhỏ
3. Thời gian từ
khi thành lập
Dài
Tương đối dài
Tương đối dài
Mới, tương đối
ngắn.
4. Hình thức tổ
chức
Chặt chẽ, có
đầy đủ các
phòng ban
chức năng để
theo dõi, giám
sát tình hình
thực hiện hợp
đồng
Tương đối
chặt chẽ; Khả
năng theo dõi,

giám sát tình
hình thực hiện
hợp đồng
tương đối hạn
chế
Tương đối chặt
chẽ; Khả năng
theo dõi, giám
sát tình hình
thực hiện hợp
đồng còn nhiều
hạn chế
Đơn giản; hầu
như không theo
dõi, giám sát
tình hình thực
hiện cam kết
5. Khả năng hỗ
trợ hộ nông dân
Tốt (hỗ trợ
giống, vốn, kỹ
thuật)
Tương đối tốt
(hỗ trợ giống,
vốn, kỹ thuật)
Tương đối tốt
(hỗ trợ giống,
kỹ thuật)
Hạn chế (hầu
như không hỗ

trợ giống, vốn,
kỹ thuật ).
6. Tỷ lệ hộ nông
dân hoàn thành
giao nộp sản
phẩm
Cao (khoảng
98%)
Tương đối cao
Tương đối cao
Tương đối thấp
19


3.3.3. Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
Bao gồm các yếu tố; Môi trường chính sách; Điều kiện về cơ sở
hạ tầng; Điều kiện thời tiết khí hậu.
3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của các
hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh NB
Căn cứ vào thực trạng sản xuất nông sản hàng hóa và các hình thức
liên kết hiện có trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân trong tỉnh, luận
án đã chỉ ra những hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ
nông dân bao gồm: (i) Hình thức hạt nhân trung tâm; (ii) Hình thức đa
chủ thể hay liên kết 4 nhà; (iii) Hình thức liên kết qua trung gian;
(iv) Hình thức liên kết phi chính thống. Tuy nhiên trong mỗi hình thức
liên kết đều thể hiện những ưu nhược điểm nhất định, cũng như những
thuận lợi và khó khăn riêng và sự khác biệt giữa các hình thức. Kết quả
điều tra các hộ nông dân và thảo luận với cán bộ địa phương đã cho thấy
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các hình thức liên
kết tiêu thụ nông sản ở Ninh Bình đó là: Luận án đã chỉ ra 6 điểm mạnh

ứng với 6 cơ hội và 6 thách thức ứng với 6 điểm yếu trong các hình thức
liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh NB.
Chương 4
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÁC
HÌNH THỨC LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢN
CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH
4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện các hình thức liên kết
tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình
(i) Các quan điểm hoàn thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông
sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình
20


(ii) Định hướng hoàn thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản
của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình Định hướng: Tăng cường liên kết, thu
mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để bảo đảm và tăng hiệu quả kinh
tế cho người sản xuất; Phát triển hình thức tiêu thụ sản phẩm thông
qua liên kết ngang giữa người sản xuất với người sản xuất để hình
thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm thuận lợi trong quá trình
tổ chức sản xuất.
(iii) Hình thức tham gia liên kết tiêu thụ nông sản trong thời
gian tới.
4.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển các hình thức liên kết tiêu
thụ nông sản ở Ninh Bình
(i) Nhóm giải pháp về tuyên truyền; (ii) Lựa chọn hình thức tổ
chức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân phù hợp; (iii) Nhóm
giải pháp về chính sách;(iv) Giải pháp hoàn thiện qui tắc ràng buộc và
nâng cao hiệu quả công tác quản trị hợp đồng.
Các giải pháp đề xuất đã căn cứ vào thực trạng liên kết và dựa trên
cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết đã

đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của giải pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở kế thừa các khái niệm
đã xây dựng được các khài niêm về nông sản, tiêu thụ nông sản, liên
kết kinh tế, hình thức liên kết tiêu thụ nông sản. Hệ thống hóa cơ sở lý
luận nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ
nông dân theo logic vần đề nghiên cứu như sau; phân loại các hình
thức; vai trò và nguyên tắc; nội nghiên cứu các hình thức như phương
thức, tác nhân liên kết; các quy tắc ràng buộc; các nhân tố ảnh hưởng.
21


Đồng thời kết hợp với nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước
trên thế giới như Mỹ, Thái Lan…và ở một số địa phương ở Việt Nam,
tác giả đã vận dụng các phương pháp và xây dựng cho luận án khung
phân tích để làm cơ sở trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
2) Về kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ rõ:
- Các sản phẩm nông sản hàng hóa chủ yếu của tình Ninh Bình
bao gồm lúa thường, lúa giống, nấm ăn, cói, mía, dứa, chuối. Trong số
đó, dứa nguyên liệu, nấm ăn, lúa giống là các sản phẩm nông sản được
tiêu thụ chủ yếu thông qua mối quan hệ liên kết dưới các hình thức
khác nhau như hình thức hạt nhân trung tâm, hình thức liên kết đa chủ
thể, liên kết qua trung gian và liên kết phi chính thống.
- Trong các hình thức liên kết thì hình thức hạt nhân trung tâm
với sự hỗ trợ các yếu tố đầu vào và sự kiểm tra giám sát chặt chẽ
của đơn vị liên kết đã tương đối bảo đảm việc tuân thủ điều khoản
trong hợp đồng thỏa thuận. Trong năm 2012 đơn vị liên kết đã ký
hợp đồng với 1547 hộ dân với tổng sản lượng giao khoán là 11,9
ngàn tấn và đã thu mua hoàn thành vượt mức sản lượng giao khoán,

chỉ đạo thực hiện và hoàn thành diện tích trồng mới đúng theo kế
hoạch của công ty đã đề ra. Trong hình thức liên kết đa chủ thể,
mối liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà
nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống được thể hiện khá cụ thể
và rõ nét, đặc biệt là vai trò của Công ty TNHH vật tư nông nghiệp
Hồng Quang và vai trò của HTX nông nghiệp. Đối với hình thức
liên kết qua trung gian trong tiêu thụ sản phẩm nấm ăn thì HTX
nông nghiệp đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa doanh nghiệp
và hộ nông dân trong việc cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và tổ
chức thu mua sản phẩm. Trong hình thức liên kết phi chính thống,
mặc dù mức độ tuân thủ các điều khoản thỏa thuận của hộ nông dân
22


và của cơ sở thu gom có thấp hơn so với các hình thức liên kết
chính thống nhưng đa số các hộ vẫn sẽ tiếp tục tham gia hình thức
thỏa thuận này trong thời gian tới bởi vì hộ có thể bán được sản
phẩm nhanh chóng, thủ tục đơn giản, giá cả được thỏa thuận phải
chăng tùy theo biến động của thị trường.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tham gia liên kết và kết quả
thực hiện liên kết bao gồm quy mô sản xuất của hộ, trình độ văn hóa
của chủ hộ, giá thu mua và cơ chế thanh toán trong hợp đồng, biện
pháp quản lý giám sát tình hình thực hiện hợp đồng của chủ thể tham
gia liên kết với hộ nông dân, sự biến động giá bán trên thị trường.
Trong đó điều kiện kinh tế của hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ và quy
mô sản xuất của hộ là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
đến sự tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ.
3) Các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển các
hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân trong tỉnh
Ninh Bình bao gồm: Giải pháp về xây dựng môi trường chính sách

phù hợp, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi,…);
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của hộ dân
về lợi ích và trách nhiệm thực hiện hợp đồng, tăng cường hỗ trợ vật tư
cho hộ dân, điều chỉnh một số điều khoản về giá cả trong hợp đồng, và
đảm bảo thanh toán cho hộ dân đúng thời hạn là những giải pháp cần
được chú ý để tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ dân và
công ty trong thời gian tới.
5.2. Kiến nghị
1) Đối với Nhà nước
- Công tác quy hoạch SXNN và vùng nguyên liệu phải đi trước
một bước. Cần phải rà soát lại các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh
vực, quy hoạch sản phẩm của Tỉnh. Đẩy mạnh công tác quy hoạch sản
23


xuất, từng bước hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, vùng
nguyên liệu tập trung. Tránh tình trạng mất cân đối giữa vùng nguyên
liệu và các cơ sở chế biến dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán; tạo
điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp tác cũng như các cơ quan,
tổ chức liên quan tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Ban hành một số chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với chế
biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tạo điều kiện thu
hút các DN đầu tư, liên kết vào nông nghiệp - nông thôn Ninh Bình,
giúp các DN yên tâm đầu tư vào sản xuất ngành Nông nghiệp. Khuyến
khích tối đa DN vào phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông
thôn. Qua đó, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất; cung ứng đầu
vào và tiêu thụ nông sản; tạo việc làm cho người lao động, rút bớt lao
động trực tiếp làm nông nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp lý, đào tạo, tập huấn cho
nông dân và các bên liên quan trong việc ký kết, thực hiện liên kết sản

xuất - tiêu thụ nông sản.
2) Đối với Doanh nghiệp
Tăng cường ký kết hợp đồng bằng văn bản có tính pháp lý cao với
các hộ nông dân trồng nấm ăn, nội dung hợp đồng cần rõ ràng quy
định rõ trách nhiệm và quyền lợi của hai bên, đưa ra các biện pháp
thích đáng cho cả hai bên để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra: Lựa
chọn phương án định giá linh hoạt theo thị trường hoặc giá sàn bảo
hiểm hoặc giá nữa cố định nữa linh hoạt để có khả năng xử lý thay đổi
giá cạnh tranh; Có điều khoản thưởng và phạt rõ ràng đối với nông
dân; Đơn giản hóa phương thức kiểm định chất lượng; Cải tiến chế độ
thanh toán tạo thuận lợi cho nông dân; Phối hợp tốt với chính quyền
địa phương.

×