Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phần II chương 11 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.49 KB, 3 trang )

BIỂU ĐỒ 53 Suy nghó tích cực và các hành vi có hại
86
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
Chương 11
Các yếu tố nguy cơ và
yếu tố bảo vệ
Một trong những can thiệp để bảo vệ thanh thiếu
niên tránh các hành vi nguy cơ là sử dụng cách
tiếp cận tập trung vào các yếu tố nguy cơ và các
yếu tố bảo vệ đã được bàn luận ở phần giới thiệu.
Quá trình xác đònh các yếu tố nguy cơ và bảo vệ
phải bao gồm cả việc tìm hiểu các mối quan hệ xã
hội của vò thành niên trong giai đoạn trải qua các
thay đổi về mặt thể chất, tâm lý và xã hội. Các
yếu tố này có thể rất khác nhau phụ thuộc vào bối
cảnh văn hóa, xã hội của môi trường xung quanh,
vì vậy các yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ trong
điều tra SAVY cần được hiểu và xem xét trong bối
cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam.
Nhìn chung, các yếu tố bảo vệ và nguy cơ được
nhóm vào 4 lónh vực quan trọng của cuộc sống
hàng ngày như sau: gia đình, nhà trường, cộng
đồng, nhóm bạn bè và cá nhân. Để phân tích kết
quả cuộc điều tra SAVY, chúng tôi đã sử dụng một
số phương pháp để xác đònh các yếu tố nguy cơ
và bảo vệ theo các tài liệu hiện có.
Từ các câu hỏi, một loạt các thang điểm khác nhau
được thiết lập bao gồm những khía cạnh như sau:
tự đánh giá tích cực về bản thân; môi trường gia
đình tích cực; dự đoán lạc quan về hiện tại và
tương lai; thái độ tích cực, gắn bó chặt chẽ với nhà


trường và sự xuất hiện hay không xuất hiện của
các chỉ báo về bạo lực.
11.1. Sự gắn bó với gia đình là một
yếu tố bảo vệ
Một loạt 8 câu hỏi được đưa ra để đánh giá về
tình hình gia đình hoặc mức độ gắn bó của thanh
thiếu niên với gia đình. Mỗi thanh thiếu niên được
tính điểm theo thang điểm từ 0 - 8. Điểm 0 có
nghóa là không hoặc ít có mối liên hệ với gia đình
và thang điểm 8 cho thấy mức độ gắn bó rất chặt
chẽ với gia đình. Để tiện cho việc so sánh, thanh
thiếu niên được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ
nhất là nhóm có số điểm thấp nhất được xếp vào
nhóm có yếu tố nguy cơ tăng liên quan đến gia
đình (40%). Nhóm thứ hai với số điểm cao nhất
được xếp vào nhóm có yếu tố bảo vệ tăng liên
quan đến gia đình (31%). Một số hành vi nguy cơ
được nghiên cứu ở hai nhóm này như đội mũ bảo
hiểm, quan hệ tình dục trước hôn nhân, uống rượu
bia, có ý nghó tự tử và tham gia vào các hành vi
bạo lực
1
.
Trong số thanh niên đã lập gia đình, có 22,5% của
nhóm yếu tố nguy cơ tăng đã có quan hệ tình dục
trước hôn nhân so với 13% ở nhóm yếu tố bảo vệ
tăng. Một sự khác biệt nhỏ được ghi nhận liên
quan đến vấn đề uống rượu, bia. Thanh thiếu niên
Tỷ lệ %
thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ tăng cho biết tỷ lệ

từng uống rượu, bia là 50,3% so với 45,7% ở nhóm
có yếu tố bảo vệ tăng. Bước tiếp theo, cũng sẽ rất
có ích nếu phân tích các yếu tố nguy cơ và yếu tố
bảo vệ liên quan đến gia đình ở nhóm nghiện rượu
hơn là ở nhóm đã từng uống vì tình trạng uống
rượu, bia phổ biến ở Việt Nam có phải là một vấn
đề sức khỏe hay không vẫn còn chưa xác đònh.
Về bạo lực gia đình, tỷ lệ thanh thiếu niên bò thương
tích do người trong gia đình đánh là 2,2%, trong đó
thanh thiếu niên ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao (ít
gắn bó với gia đình) có nhiều khả năng bò người
trong gia đình đánh bò thương tích (3,8%) so với
thanh niên có mức độ gắn bó với gia đình cao
(0,7%). Trong khi sự khác biệt không nhiều, nhóm
có mức độ gắn bó chặt chẽ với gia đình cũng ít bò
thương tích do bò người ngoài đánh 5,7% - thấp hơn
tỷ lệ trung bình của toàn quốc là 8% so với nhóm ít
gắn bó với gia đình là 9,3%. Mô hình tương tự được
áp dụng để đánh giá mối liên quan giữa mức độ
gắn bó của gia đình với sức khỏe tâm thần. Nhóm
có yếu tố nguy cơ tăng đã từng nghó tới tự tử là
5,4% so với mức độ trung bình ở cấp quốc gia là
3,4% và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ này ở nhóm
có yếu tố bảo vệ tăng là 1,5%. Các nghiên cứu tương
tự ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc và châu Âu đã cho
thấy: loại trừ các yếu tố dân tộc, cấu trúc gia đình
và tình trạng nghèo đói, thanh thiếu niên nào gắn
bó với gia đình, với trường học và với cộng đồng sẽ
khỏe mạnh hơn những thanh thiếu niên khác
2

.
Một giả thuyết cho kết quả tương đối khả quan từ
SAVY đó là sự gắn bó chặt chẽ trong các gia đình
Việt Nam như một nét lòch sử văn hóa đã có tác
dụng như một yếu tố bảo vệ chống lại một số hành
vi nguy cơ ở thanh thiếu niên.
11.2. Có suy nghó tích cực và sự lạc
quan là một yếu tố bảo vệ
Để xác đònh suy nghó tích cực của thanh thiếu niên,
cuộc điều tra đặt ra các câu hỏi về sự lạc quan hoặc
bi quan về tương lai, bao gồm cả tâm trạng trầm
cảm và suy nghó của thanh thiếu niên về khả năng
có thể ứng phó với những hoàn cảnh khó khăn
(nghò lực và sự vững vàng). Thanh thiếu niên có số
điểm thấp nhất (20%) (đã từng cảm thấy không còn
chút lạc quan nào, khả năng ứng phó giảm sút và tự
đánh giá thấp về bản thân) được xếp vào nhóm
nguy cơ tăng. Những người có suy nghó lạc quan
nhất và có số điểm cao nhất (khoảng 30%) được
xếp vào nhóm bảo vệ tăng. Có nhiều sự khác biệt
giữa hai nhóm có yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ.
Có tới 10,9% thanh thiếu niên trong nhóm có yếu tố
nguy cơ tăng, bằng 3,4% tổng số người trả lời, cho
biết đã từng có ý đònh tự tử, so với chỉ 0,4% ở nhóm
có yếu tố bảo vệ tăng. Tương tự như vậy, có 6,7%
thanh thiếu niên trong nhóm có yếu tố nguy cơ tăng
đã từng tự gây thương tích cho bản thân so với
nhóm có yếu tố bảo vệ tăng là 1,3%. Nhóm có yếu
tố nguy cơ tăng còn có xu hướng mang theo hung
khí, bò thương do người trong gia đình và/hoặc

người ngoài đánh. Hơn thế nữa, nhóm này có xu
hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn
nhóm có yếu tố bảo vệ tăng. Mặc dù mức độ lạc
quan có thể được xem là đặc tính không thể thay
đổi của từng cá nhân, nhưng cũng có nhiều chương
trình nhằm củng cố niềm lạc quan của con người,
cách thể hiện tích cực về bản thân, giáo dục kỹ
năng tự chủ, tạo lập các môi trường giúp thanh thiếu
niên lạc quan và vững vàng hơn
3
.
11.3. Sự gắn bó với nhà trường là
một yếu tố bảo vệ
Một loạt 8 câu hỏi được đặt ra cho thanh thiếu niên
để xác đònh mức độ đánh giá của họ, bao gồm thái
độ đối với học tập, đến trường, sự khích lệ và tác
phong sư phạm của giáo viên, việc đóng góp ý kiến
về các vấn đề liên quan đến học tập. Thang điểm từ
0-8 được dùng để xác đònh mức độ cảm thấy gắn bó
với nhà trường và việc học.
Sử dụng biện pháp tương tự, so sánh nhóm có chỉ
số điểm thấp nhất (30% tổng) với nhóm có chỉ số
điểm cao nhất (33% tổng) về sự gắn bó với trường
học và mối liên hệ với các hành vi nguy cơ. Kết
quả là: 6,2% nhóm thanh thiếu niên có yếu tố nguy
cơ tăng thường bò kỷ luật nhiều hơn so với 3,8% ở
nhóm thanh thiếu niên có yếu tố bảo vệ tăng.
Tương tự, có 4,3% trong nhóm có yếu tố nguy cơ
tăng đã từng tự gây thương tích cho bản thân trong
khi đó tỷ lệ này ở nhóm có yếu tố bảo vệ tăng là

1,7%. Hút thuốc cũng được quan sát với tỷ lệ
14,8% ở nhóm có yếu tố nguy cơ tăng so với 10,9%
ở nhóm có yếu tố bảo vệ tăng.
87
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
88
11.4. Tình trạng mâu thuẫn trong gia
đình
Tình trạng mâu thuẫn xung đột trong gia đình được
xác đònh qua việc thanh thiếu niên cho biết gia
đình họ thường xuyên có các cuộc cãi vã, tỷ lệ là
8,9% trên toàn mẫu. Trong nhóm các thanh thiếu
niên sống trong gia đình thường xuyên có xung đột
thì 26% cho biết có cha nghiện rượu. Tỷ lệ này cao
hơn so với nhóm thanh thiếu niên trong gia đình
không có mâu thuẫn, chỉ có 14,6% cho biết có cha
uống rượu. Bản thân xung đột trong gia đình
không phải là yếu tố nguy cơ, nhưng việc này có
thể là yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó
giữa các thành viên trong gia đình, hoặc tới mức
độ lạc quan của cá nhân trong gia đình. Số liệu
SAVY gợi mở rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu và xem xét trong lónh vực tương đối
mới này ở Việt Nam.
Đây chỉ là ví dụ về tác động qua lại giữa các yếu
tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ, những yếu tố này
sẽ được phân tích trong các báo cáo sau. Tuy
nhiên, những ví dụ nêu ở đây cũng có ý nghóa
tích cực.
1. Tác động qua lại giữa các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ

chưa được đánh giá trong các kết quả ở đây. Phần trình
bày này chỉ là cách thể hiện rất đơn giản của một vấn đề
phức tạp hơn. Tuy nhiên, những xu hướng đang nổi lên
này cần được tìm hiểu sâu hơn và có thể rút ra được từ
việc ứng dụng những mô hình này.
2. Blum R và Mann - Giảm nguy cơ: Những mối liên hệ có
thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của thanh thiếu
niên - Đại học Minnesota, Khoa Bệnh học về sức khỏe
thanh thiếu niên, 1998 - Tài liệu chưa công bố.
3. Michael Resnich, Bearman P và Blum B và cộng sự 1997.
Bảo vệ vò thành niên khỏi nguy hại: Kết quả từ Nghiên cứu
dọc về sức khỏe vò thành niên, tạp chí JAMA, Số tháng 9,
1997.
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam

×