Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Báo cáo thực tập KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DNTN SX DV TM TÂN THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.38 KB, 60 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
đang giảng dạy tại Trường Trung học Thủy Sản đã truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập, đây cũng chính là khoảng thời gian rất
quan trọng nhằm củng cố và nâng cao phần lý thuyết mà em đã được trang bị,
chính vì vạy em xin gửi lời cảm ơn thầy Phan Lâm Vĩ Cơ đã trực tiếp giảng dạy
và hướng dẫn em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin gửi đến ban giám đốc DNTN SXDVTM Tân Thành, cùng toàn thể các cô
chú, anh chị phòng kế toán lời biết ơn chân thành đã bỏ không ít thời gian nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực tập tốt.
Sau cùng em xin chuyển lời cảm ơn đến gia đình và tất cả bạn bè đã động viên
giúp đỡ em trong học tập và thực hành nghiệp vụ.
Để tỏ lòng biết ơn của mình, em kính chúc quý thầy cô Trường Trung học Thủy
Sản luôn mạnh khỏe và hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người của mình. Em kính
chúc lời chúc sức khỏe đến tất cả các cô chú, anh chị trong DN và chúc DN
không ngừng phát triển, luôn thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra như kế hoạch,
góp phần xây dựng kinh tế Nhà nước ngày càng vững mạnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

























SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

























SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao
và phát triển tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh
tế quốc tế có những bước tiến mới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 11/2006. Sự kiện trọng đại
này đã mang đến cho Việt Nam cơ hội mở rộng giao thương, nhưng đồng thờ
cũng tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình
hội nhập.
Để tăng sức mạnh cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp
phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí bởi vì lợi nhuận thu
được nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Giá
thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa
rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể
nói rằng giá thành là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ
chức quản lý và kỹ thuật của doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm rất quan trọng vì đó là một trong những chỉ tiêu hàng đầu để
đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước hiện nay, sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nên vấn đề giá bán
ngày càng giữ vai trò quan trọng vì nó chính là công cụ cạnh tranh sắc bén của
doanh nghiệp. Để có được giá bán hợp lý, doanh nghiệp phải hạch toán và tính
giá thành sản phẩm vừa đúng, vừa chính xác. Điều này sẽ tạo nên một cái nền
vững chắc, giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm một cách hiệu quả hơn, nhờ loại
bỏ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ giúp cho sản
phẩm làm ra đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường và được người
tiêu dùng tin cậy. Có nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng không ít doanh
nghiệp thất bại trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay. Vậy chìa khóa nào để
mở được cánh cửa thành công? Câu hỏi được đặt ra như một lời thách thức đối
với các doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất cấn có sự kiểm soát
tốt chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm như: Chi phí NVLTT, chi
phí NCTT, chi phí SXC. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát tốt các khoản
chi phí, từ đó hạ giá thành mà vẫn đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
tiêu thụ và tăng doanh thu, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp, em
đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI DNTN SX DV TM TÂN THÀNH” làm chuyên đề cho bài
báo cáo của mình.
Trong suốt thời gian học tập, được tiếp thu những kiến thức về kế toán doanh
nghiệp dưới nhiều góc độ: quản trị, chi phí, Sau khi học, em hiểu rõ hơn về
cách tính giá thành ở những trường hợp khác nhau. Với nền kiến thức ấy, em

muốn được tiếp cận với thực tế để học hỏi thêm, và muốn tìm hiểu nguyên nhân
của tình hình biến động chi phí sản xuất để phát huy những điểm tích cực đồng
thời có biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế còn tồn tại.
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SẢN XUẤT, KINH DOANH
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
DNTN SX DV TM TÂN THÀNH
I/. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DNTN SX DV TM TÂN THÀNH
1/. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1/. Tên, địa chỉ doanh nghiệp
DNTN SX DV TM Tân Thành là một DN tư nhân chuyên sản xuất, xuất khẩu sắt
thép các loại.
Tên giao dịch: Tân Thành Footwear Co.Ltd.
Địa chỉ: Huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.
MST: 410000325.
Số điện thoại: 072. 886 886 Fax: 0613997511
1.2/. Thời điểm thành lập – các cột mốc trong quá trình phát triển
DN được thành lập và đi vào hoạt động tháng 9/1999 với 110 cán bộ công nhân
viên và số vốn ban đầu 1 tỷ 250 triệu đồng.
Khách hàng FT International (UK) đặt đơn hàng đầu tiên cho DN vào tháng 10
năm 1999.
Năm 2001, DN có thêm khách hàng mới William Lamb (UK), tăng năng lực sản
xuất lên 400.000 sản phẩm/năm với 160 cán bộ nhân viên.
Tháng 6/2004, DN tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ 250 triệu đồng.
Tháng 11/2005, khách hàng lamberth Howarth thay thế cho FT International, DN
bổ sung thêm 1 dây chuyền sản xuất, tổng số cán bộ công nhân viên là 273
người, năng lực sản xuất hiện tại là 800.000 sản phẩm/năm.

1.3/. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Với số vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng và số lượng cán bộ công nhân viên 273 người,
DN được xếp vào loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
2/. Chức năng nhiệm vụ của DNTN SX DV TM Tân Thành
Theo giấy phép kinh doanh, DNTN SX DV TM Tân Thành sản xuất, xuất khẩu,
kinh doanh nội địa các sản phẩm sắt thép.
Hiện tại, DN chủ yếu tham gia vào việc sản xuất, xuất khẩu sắt sang thị trường
châu Âu.
3/. Tổ chức bộ máy quản lý
3.1/. Mô hình cơ cầu tổ chức quản lý
3.2/. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
3.2.1/. Ban giám đốc
Ban giám đốc đảm bảo các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ các vị trí
được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức để mọi nhân viên thếu hiểu và thực hiện.
3.2.2/. Phòng kế toán tài vụ
SVTT: Trang
Giám đốc
P.Giám đốc
Sản xuất
P.Giám đốc
Kinh doanh
P. Vật tư P. Kinh
doanh
P. Kế toán P. Tổ chức
P. Kỹ thuật P. XNK
Ban quản
đốc
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ

Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch định chính sách, vận
hành nền tài chính của DN trong từng thời kỳ phát triển, xây dựng phương án
phân phối, lợi dụng, sử dụng các quỹ.
Tổng hợp, phân tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các báo cáo
quyết toán tài chính.
Yêu cầu các phòng, ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các báo cáo phục vụ cho
công tác kế toán thống kê
Đại diện DN trong mối quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng
trong và ngoài nước.
3.2.3/. Phòng kỹ thuật và xuất nhập khẩu
Tham mưu cho giám đốc về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông tin
về giá cả thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, về mặt kỹ thuật chất lượng nguyên
vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của DN.
Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập hợp đồng kinh tế nội thương, ngoại
thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, thanh lý hợp đồng nội thương
và thanh toán quốc tế.
3.2.4/. Phòng vật tư
Chịu trách nhiệm mua vật tư theo mẫu đã được xác nhận, tìm nguồn vật tư, phụ
trách kho vật tư.
Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, chất
lượng đầu ra, hàng tồn kho xuất, nhập hàng đúng theo quy định.
3.2.5/. Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền về công tác tổ chức
nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính sách lao động, tiền lương của toàn
bộ CB-CNV trong DN.
Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động CB-CNV toàn DN, quản lý
cấp phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn DN.
Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại, tố cáo,… và tham mưu cho Ban Giám đốc
giải quyết.
Yêu cầu các đơn vị trực thuộc DN cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân sự phục

vụ cho công tác tổ chức, hành chính.
Đại diện DN trong các vụ kiện dân sự trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc.
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
3.2.6/. Ban Quản đốc phân xưởng sản xuất
Thực hiện việc tổ chức sản xuất các sản phẩm của DN theo quy trình, kế hoạch
đã được Ban Giám đốc phê duyệt.
Phối hợp với phòng kỹ thuật – xuất nhập khẩu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải
tiến công nghệ sản xuất hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nghiên cứu sản xuất mặt
hàng mới theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng hoặc có dung
lượng thị trường lớn.
Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của DN.
Quản lý lượng lao động hiện có, riêng lao động thời vụ (công nhật) thì phân
xưởng sử dụng linh hoạt theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Có quyền điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất trong phạm
vi phân xường sản xuất.
Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp ứng kịp
thời theo kế hoạch sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Theo thống kê của DN, trình độ của nhân viên quản lý như sau:
+Trình độ đại học: 10 người
+Trình độ cao đẳng: 3 người
+Trình độ trung cấp: 15 người
+Trình độ phổ thông: 19 người
Trình độ của bộ phận quản lý là tương đối thấp, phản ánh việc quản lý và tuyển
dụng của DN chưa tốt.
Ngoải ra, trong cách bố trí nhân sự của DN, công việc vẫn còn trập trung nhiều
vào Ban Giám đốc, chưa có bộ phận chuyên sâu về thị trường. Trong quá trình
phát triển ở mức độ cao hơn, DN cần phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chuyên
trách, có trình độ để đảm bảo hoạt động của DN chuyên nghiệp hơn.
4/. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

4.1/. Sơ đồ quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
Sơ đồ 4.1: Quy trình sản xuất sản phẩm
So với các doanh nghiệp trong ngành, công nghệ của DN ở mức trung bình. Phần
lớn các máy chính của dây chuyền sản xuất có xuất xứ Korea đều không phải là
máy mới. Hệ thống sắt được sản xuất tại Việt Nam cũng không phải là thiế bị
hiện đại trong ngành. Nhìn chung, sắt, thép công nghệ của DN cần được đánh giá
lại và có chiến lược thay thế bổ sung kịp thời vì với hệ thống hiện nay, DN sẽ
gặp nhiều khó khăn trong việc tăng thời gian phí sản xuất do máy hỏng, bảo trì.
4.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc
Vật tư đầu vào: Là các vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu để tạo nên sản phẩm.
Các vật tư, nguyên vật liệu này được mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước
ngoài sau đó được phân loại, kiểm tra, đối chiếu với các mẫu hàng đã được
khách hàng xác nhận.
Bộ phần cắt: Sử dụng máy cắt thủy lực, khuôn dao để tạo ra các chi tiết ban đầu
của sản phẩm.
Bộ phận gấp: Đây là bộ phận sử dụng nhiều lao động gấp, dùng tay và một số
máy chuyên dụng như máy cắt, máy ép, máy xén, keo để tạo ra bản thảnh phẩm
cho sắt.
Bộ phận cắt sắt: Sử dụng hệ thống máy xén và băng tải để tạo ra sắt bán thành
phẩm.
SVTT: Trang
Vật tư đầu vào
(Đã được kiểm tra) Bộ phận cắt
Bộ phận lắp
thành phẩm
Thành phẩm,
xuất hàng

Bộ phận đưa vào
chuẩn bị kiểm tra
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
Bộ phần sắt: Sắt ráp nối các chi tiết của sản phẩm bằng máy sắt công nghiệp.
Bộ phận lắp ráp thành phẩm: Sử dụng các máy chuyên dụng, máy ép thủy lực
bốn chiều, băng tải, để lắp ráp thành phẩm của bộ phận sắt và bộ phận chuẩn bị
thành phẩm cuối cùng.
Bộ phận kiểm tra: Của khách hàng và được chuyển đến kho thành phẩm và xuất
hàng.
5/. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN SX DV TM Tân Thành.
Mẫu số 02-DN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008
PHẦN I: LÃI-LỖ Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU MÃ
KỲ
TRƯỚC
KỲ NÀY LŨY KẾ
Tổng doanh thu 1 35.836.680.000 35.836.680.000
Trong đó: Doanh thu hàng
xuất khẩu
2 35.836.680.000 35.836.680.000
Các khoản giảm trừ (04 +
05 + 06 + 07)
3 473.647.200 473.647.200
Chiết khấu 4 268.179.200 268.179.200
Giảm giá 5
Hàng bán bị trả lại 6 105.468.000 105.468.000
Thuế TT đặc biệt, xuất
khầu

7
1/. Doanh thu thuần 10 35.363.032.80
0
35.363.032.800
2/. Giá vốn hàng bán 11 28.997.686.89
6
28.997.686.896
3/. Lợi tức gộp 20 6.365.345.904 6.365.345.904
4/. Chi phí bán hàng 21 345.623.740 345.623.740
5/. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
22 1.372.638.000 1.372.638.000
6/. LN thuần từ HĐKD 30 4.647.084.164 4.647.084.164
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
(20 – 21 – 22)
Thu nhập hoạt động tài
chính
31
Chi phí hoạt động tài
chính
32
7/. LN thuần từ HĐTC
(31-32)
40
Các khoản thu nhập bất
thường
41
Chi phí bất thường 42
8/. Lợi nhuận bất thường 50

9/. Tổng LN trước thuế
(30 + 40 + 50)
60 4.647.084.164 4.647.084.164
10/. Thuế thu nhập DN
phải nộp
70 1.301.183.566 1.301.183.566
11. Lợi nhuận sau thuế
(60 – 61)
80 3.345.900.590 3.345.900.590
Từ bảng KQHĐKD của DN có:
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế: 4.647.084.164
Vậy:
Tỷ lệ lãi thuần từ
=
4.647.084.164
X 100% = 12,97%
HĐKD trước thuế 36.836.680.000
Tỷ lệ lãi thuần từ HĐKD trước thuế chiếm 12,97% doanh thu là 1 tỷ lệ trung
bình. Có thể kết luận DN hoạt động hiệu quả chưa cao.
6/. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của DN
6.1/. Thuận lợi
DNTN SX DV TM Tân Thành nằm trên vị trí thuận lợi về giao thông, dễ đi lại,
gần trung tâm thành phố nên có nhiều ưu thế về mặt giao dịch với các đối tác,
khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, đội ngũ lãnh đạo có trình đồ chuyên môn, có
trình độ học vấn và nhiều kinh nghiệp trong công tác quản lý, dám nghĩ dám làm,
không chịu lùi bước trước những khó khăn, thử thách. Chú trọng đến công tác
đảo tạo, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý tạo đà cho sự
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ

ổn định, và phát triển của DN, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ
công nhân viên.
Đa số các mặt hoạt động của DN đều đạt ở mức khá tốt mặc dù công nghệ sản
xuất không tiên tiến.
Tận dụng được nguồn lao động dồi dào của tỉnh.
Có thể thấy rằng DN đang có một số thế mạnh trong lĩnh vực của mình. Bộ phận
quản lý chủ yếu được đào tạo từ môi trường ngảnh, uy tín và mối quan hệ của
doanh nghiệp với khách hàng là rất tốt. Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản và
có năng lực. Bên cạnh những thuận lợi đó, DN cũng phải đối mặt với không ít
những khó khăn.
6.2. Khó khăn
Một trong những khó khăn lớn nhất là DN vẫn chưa có đủ nguồn vốn CSH để
đáp ứng được nhu cầu vốn ngày một tăng cao, DN thường xuyên vay vốn lưu
động để duy trì hoạt động nên phải trả 1 khoản trả lãi vay lớn cho ngân hàng, mặt
khác một khách hàng lớn là của DN có điều khoản thanh toán trả chậm cũng gây
ra khó khăn trong vòng quay vốn lưu động của DN, những nguyên nhân trên
được thể hiện rõ qua phân tích các chỉ tiêu tài chính.
Một khó khăn nữa là giá vật tư, nguyên vật liệu trên thế giới và trong nước biến
động rất lớn, đối với ngành nghề như của DN với giá trị vật tư chiếm hơn 70%
tổng giá trị sản phẩm. việc tăng giá vật tư gây ảnh hưỡng rất lớn đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Tuy những chỉ tiêu tài chính của Dn đều đạt mức khá nhưng
những dự báo về tình hình giá vật tư và giá nhân công cao sẽ tác động không tốt
đến kế hoạch của DN trong những năm tới.
Một hạn chế nữa của DN chính là cơ chế quản lý, hiện tại một số nhân viên làm
việc chuyên sâu chưa nhiều dẫn đến việc kiêm nhiệm của các vị trí lãnh đạo. Do
đó việc xây dựng một chiến lược nhân sự có hệ thống và được đào tạo bài bản là
điều DN cần tính đến trong chiến lược dài hạn.
Để có được kết quả này cần phải nhìn nhận sự cố gắng của tấp thể CN-CNV DN
đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt công tác hoạt động SX-KD.
6.3/. Phương hướng phát triển của DN

Năm 2008 – 2009 là năm có nhiều kỳ vọng cho tập thể CB-CNV của toàn DN.
Với đội ngũ công nhân ổn định, dây chuyền mới đã hoạt động đúng theo kế
hoạch ban đầu, các khách hàng truyền thống đã có những kế hoạch đặt hàng tổng
thể cho DN, DN sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch của
mình. Tuy nhiên, các khó khăn và thách thức là rất lớn: Giá vật tư, nguyên vật
liệu có những biến động rất phức tạp, chi phí lao động tăng cao. Khách hàng
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng và môi trường sản xuất đòi hỏi DN
phải có đầu tư đáng kể cho dây chuyền thiết bị và môi trường sản xuất. Việc áp
thuế chống bán phá giá trong ngành sắt tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến các
mặt hàng của DN nhưng cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường ngành.
Tiết kiệm, chống lãng phí, cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý, giảm giá thành,
nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho người
lao động.
II/. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
DNTN SX DV TM TÂN THÀNH
1/. Tổ chức bộ máy kế toán
1.1/. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
DN theo dạng tổ chức kế toán tập trung là mô hình tổ chức có đại điểm toàn bộ
công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở
phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc thực hiện việc thu thập,
phân loại và chuyển chứng từ báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng
hợp thông tin.
1.2/. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tồ chức bộ máy kế toán
SVTT: Trang
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toánThủ quỹ Kế toán công nợ
Kế toán giá thànhKế toán vật tư

Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
1.3/. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
*Kế toán trưởng
Tham mưu cho Giám đốc trên lĩnh vực tài chình kế toán. Giúp Giám đốc tiếp
nhận, quản lý sử dụng vốn đúng chế độ tài chính của Nhà nước và theo yêu cầu
của Giám đốc công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức công tác thống kê bộ máy kế toán cho phù hợp với tổ chức sản xuất của
công ty. Theo dõi, ghi chép và hạch toán theo đúng pháp lệnh hiện hành.
*Kế toán thanh toán
Kết hợp với thủ quỹ để lập phiếu thu và phiếu chi cho khách hàng.
Chịu trách nhiệm về các số liệu thực hiện.
Báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm với kế toán trưởng về
kết quả thực hiện so với toàn bộ các mục tiêu đề ra.
*Thủ quỹ
Có trách nhiệm về hoạt động thu, chi tài chính của công ty.
Cuối tháng lập biên bản kiểm kê quỹ.
Căn cứ vào biên bản họp thi đua hàng tháng tính lương cho CB-CNV công ty.
Chịu trách nhiệm về số liệu thực hiện.
Cung cấp cho Giám đốc công ty, kế toán trưởng tình hình tồn quỹ tiền mặt tại
từng thời điểm.
Thủ quỹ báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về kết quả thực
hiện với toàn bộ các mục tiêu đề ra.
*Kế toán công nợ
Phụ trách nhập xuất kho nguyên liệu vật tư bán hàng thành phẩm, hàng hóa theo
yêu cầu.
Kết hợp với bộ phận cung ứng vật tư và kế toán vật tư theo số lượng vật tư, hàng
hóa, công cụ và thành phẩm nhập kho để lập thẻ kho cho từng loại hàng hóa, vật
tư thành phẩm và công cụ.
Chịu trách nhiệm về các số liệu thực hiện.
Kế toán công nợ báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về kết

quả thực hiện so với các mục tiêu đề ra.
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
*Kế toán vật tư
Ghi chép, phản ánh tổng hợp chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật liệu.
Vận dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp để xác định giá trị vật liệu
trong quá trình sản xuất.
*Kế toán giá thành
Là người có trách nhiệm theo dõi các khoản chi phí sản xuất, tập hợp và phân bổ
một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm
cho từng đơn đặt hàng.
2/. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách DN áp dụng
DN sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, các loại chủ yếu:
+Chứng từ ghi sổ.
+Sổ chi tiết các tài khoàn
+Sổ cái.
Sơ đồ hạch toán
SVTT: Trang
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài
sản
Báo cáo tài
chính
Sổ chi tiết các
tài khoàn
Sổ, thẻ chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Sổ quỹ
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày (định kỳ):
Đối chiếu kiểm tra:
Ghi vào cuối tháng:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và lập
định khoản ngay trên đó để làm căn cứ chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi
lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển qua bộ phận kế
toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ kèm theo để ghi vào sổ cái. Riêng các
nghiệp vụ có liên quan đến tài khoản tiền mặt (TK 111) thì căn cứ vào chứng từ
để ghi vào sổ chi tiết có liên quan. Từ sơ đồ thấy được, bảng cân đối các tài
khoản được lập từ sổ cái vào cuối tháng, được đối chiếu, kiểm tra với sổ quỹ, sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết các tài khoản. Cuối cùng, các báo cáo kế toán
sẽ được tổng hợp từ bảng cân đối tài khoản và sổ chi tiết các tài khoản.
Chứng từ và luân chuyển chứng từ
DN sử dụng các loại chứng từ sau: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, hóa đơn
mua hàng, phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu xin mua
hàng, phiếu đề nghị tạm ứng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
Sơ đổ luân chuyển chứng từ:
Các loại báo cáo kế toán tại DN
+Báo cáo doanh thu.
+Báo cáo thu nhập.
+Báo cáo luân chuyển tiền tệ.
+Báo cáo chi phí.
+Báo cáo tài sản các nhóm.
+Bảng cân đối kế toán.
+Báo cáo thuế.
SVTT: Trang
Nơi đề

nghị
Xét
duyệt
của các
phòng
ban
Kiểm tra
bởi
phòng
kế toán
Xét
duyệt
của
Giám
đốc
Kế toán
lưu trữ
hồ sơ,
chứng từ
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
I/. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
1/. Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình
sản xuất trong một thời kỳ nhất định mà biểu hiện bằng tiền, chi phí sản xuất
gồm nhiều khoản chi phí có nội dung công dụng và mục đích sử dụng khác nhau
do đó trong công tác quản lý và hoạch toán cần phải phân loại chi phí theo đúng
tiêu thức phù hợp, thông thường chi phí sản xuất được chia thành nhiều loại.

1.1/. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chi phí sản xuất bao gồm:
-Chi phí nguyên vật liệu toàn bộ các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,
nhiên liệu, mà doanh nghiệp đã sử dụng cho sản xuất trong kỳ.
-Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ tiền lương phụ trách các khoản trích theo
lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
-Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao
TSCĐ của doanh nghiệp.
-Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp đã chi trả về
các dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, sửa chữa TSCĐ…
-Chi phí khác bằng tiền chi cho lượng sản xuất của doanh nghiệp ngoài các loại
chi phí kể trên.
1.2/. Phân loại mục đích và công dụng của chi phí
*Các khoản mục giá thành gồm có:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) đó là các chi phí về NVL chính,
NVL phụ, nhiên liệu, sử dụng vào các mục đích, trực tiếp sản xuất sản phẩm.
-Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền
công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
-Chi phí sản xuất chung (CPSXC) là những chi phí dùng cho những hoạt động
chung của phân xưởng bao gồm các khoản chi phí sau đây:
+Chi phí nhân viên phân xưởng như tiền lương, các khoản phụ cấp BHXH,
BHYT, KPCĐ… phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng gồm Quản
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
đốc, phó Quản đốc, nhân viên kế toán, thủ kho, thủ phân xưởng, nhân viên tiết
liệu công nhân sửa chữa tại các phân xường.
+Chi phí vật liệu: Gồm chi phí vật liệu dùng cho các phân xưởng như vật liệu
sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ nhà cửa, vật liệu kiến trúc kho tàng trang thiết bị do
phân xưởng tự làm.
+Chi phí dụng cụ sản xuất như chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất, dùng cho
phân xưởng như khung, mẫu dụng cụ cầm tay.

*Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ tại bộ phận sản xuất như máy móc thiết bị phương tiện
vận tải, nhà xưởng, kho tàng…
Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho
phân xưởng như điện, nước, điện thoại, chi phí sử dụng tài sản mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
1.3/. Phân loại theo mục đích sử dụng
*Theo phân loại này chi phí bao gồm:
Chi phí cơ bản và chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất, chi phí
NVL trực tiếp dùng vào sản xuất, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí chung là những chi phí liên quan tới công tác tổ chức phục vụ sản xuất.
*Phân loại chi phí sản xuất theo phân loại chi phí
Theo cách phân:
Chi phí trực tiếp là những chi phí có thể tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan tới nhiều loại sản phẩm và được
tính vào giá thành của từng loại theo phương pháp phân phối.
2/. Giá thành sản phẩm
2.1/. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất và tính cho một khối lượng hoặc một đơn
vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một
chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật tư tài sản tiền vốn và lao động
trong quá trình sản xuất.
Giá thành là căn cứ đánh giá chất lượng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
2.2/. Các loại giá thành
Theo thời điểm và cơ sở tính giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
-Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế
hoạch.
-Giá thành thực tế: là giá thành xác định sau khi hoàn thành quá trình sản phẩm.

-Giá thành định mức: lá giá thành được tính sau khi bắt đầu sản xuất, nó được
tính trên cơ sở định mức hiện hành tại thời điểm nhất định.
Theo phạm vi chi phí cấu thành nên sản phẩm:
-Giá thành sản phẩm.
-Giá thành toàn bộ.
II/. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
1/. Kiểm kê
Để tính được giá thành sản phẩm cần phải kiểm kê và đánh gái các sản phẩm dở
dang cuối kì. Nội dung công việc này là xác định số lượng và mức độ hoàn thành
của các sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang: Là sản phẩm chưa qua các giai đoạn cần thiết hoặc chưa qua
KCS kiểm biên.
2/. Đánh giá sản phẩm dở dang
2.1/. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Trong trường hợp giá trị NVL chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm có thể
chỉ cần lấy giá trị NVL dùng chế biến làm chi phí cho sản phẩm dở dang không
cần tính đến các chi phí khác. Theo phương pháp này, giá trị (GT) dở dang được
tính theo công thức:
Giá trị dở dang CK =
GT dở dang ĐK + Chi phí
NVLTT
* Số lượng dở dang
Số lượng thành phẩm + Số
lượng SP dở dang
2.2/. Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm dở dang được xác định theo:
Trị giá NVL + Chi phí chế biến khác
Được tính theo mức độ hoàn thành, trình tự tính như sau:
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ

Quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm (SP) hoàn thành tương đương
Số lượng SP hoàn thành quy đồi từ SP
dở dang
= Số lượng SPDD * Tỉ lệ hoàn thành
CP NVL trực tiếp =
GT CP NVL trực tiếp DD ĐK + CP NVL
trực tiếp trong kỳ
* SLDD
Sản lượng thành phẩm + Sản lượng dở dang
Chi phí khác =
GT DD ĐK + Chi phí khác phát sinh
trong kỳ
*
Sản lượng sau
quy đổi
Sản lượng hoàn thành + Sản lượng dở
dang sau quy đổi
Các phương pháp tính giá thành
Trên cơ sở tính giá thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm được tính theo 3 khoản mục:
-Chi phí NVL trực tiếp.
-Chi phí NCTT trực tiếp.
-Chi phí sản xuất chung.
Sau đây giới thiệu các phương pháp tính giá thành đang được vận dụng trong các
doanh nghiệp sản xuất.
*Phương pháp tính giá thành đơn giản
Theo phương pháp này giá thành được xác định trực tiếp căn cứ vào chi phí sản
xuất đã tập hợp được và tính theo công thức:
∑ giá thành SPSX = SPDD ĐK + CP phát sinh trong kỳ - SPDD cuối kỳ - Thu hồi
Giá thành đơn vị =

Tổng giá thành sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Phương pháp này thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản
xuất giản đơn, ít mặt hàng sản xuất, khối lượng lớn, chu trình sản xuất nhanh.
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
*Phương pháp hệ số
Đối với các loại hình doanh nghiệp do đặc điểm kinh sản xuất không thể tách
riêng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp này, chi phí
sản xuất sẽ được tập hợp chung cho tất cả các loại sản phẩm, sau đó để tính giá
thành chung kho tất cả các loại sản phẩm sau đó tính giá thành từng loại có thể
áp dụng phương pháp phân bổ theo hệ số đã được quy định.
*Phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này thích hợp cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn
đặt hàng, đối tượng hoạch toán chi phí và tính giá thành là từng đơn đặt hàng.
III/. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1/. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
1.1/. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ chi phí nguyên vật liêu chính, nguyên vật liệu
phụ, nhiên liệu, năng lượng,… được sử dụng trực tiếp cho việc tạo ra sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm thì được tập hợp trực
tiếp vào sản phẩm đó. Nếu xuất dùng cho một nhóm sản phẩm thì kế toàn phải
phân bổ cho từng loại sản phẩm.
1.2/. Tài khoàn sử dụng: TK 621 chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 621 Có
Giá thành thực tế NVL sản xuất dùng
trực tiếp cho hoạt động sản xuất trong
kỳ
Kết chuyển chi phí NVLTT trong kỳ
vào tài khoàn 154.

K/c chi phí NVLTT vượt lên mức bình
thường vào tài khoản 632.
Trị giá NVL sử dụng không hết nhập
lại kho.
Tài khoản này không có số dư
1.3/. Phương pháp kế toán
Khi xuất dùng vật liệu sử dụng cho hoạt động trực tiếp sản xuất
Nợ TK 621
Có TK 152
Giá thành thực tế xuất kho
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
Trường hợp mua vật liệu sử dụng ngay không qua kho tính thuế giá trị gia tăng
(GTGT) theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 331, 111, 112
Giá mua
Thuế giá trị gia tăng
Giá thanh toán
Trường hợp mua NVL sử dụng ngay không qua nhập kho tính thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp
Nợ TK 621
Có TK 111, 112, 331
Theo giá thanh toán không có thuế
Trường hợp NVL xuất ra sử dụng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152
Có TK 621
Giá thực tế vật liệu sử dụng không hết
nhập lại ko

Trường hợp vật liệu không sử dụng hết sẽ được tiếp tục sử dụng ở kỳ sau, kế
toán căn cứ vào Bảng vật tư còn lại và dùng bút toán để điều chỉnh số vật tư này
sang kỳ sau. Dùng bút toán bổ sung ghi lại giá trị vật liệu còn lại cuối kỳ trước.
Nợ TK 621
Có TK 152
Cuối kỳ vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho hoặc có phế liệu thu hồi, kế toán
ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
Chi tiết theo từng loại vật liệu
Chi tiết theo từng đối tượng
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng vào sản xuất
cho từng đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 631
Có TK 621
Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kiểm kê định kỳ
SVTT: Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
Nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra được đưa ngay vào quá trình sản
xuất sản phẩm
Nợ TK 621
Có TK 154 Sản xuất phụ
Sơ đồ hoạch toán chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp_621
TK 152 TK 621 TK 152
2/. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1/. Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho
công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương, phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ

mà doanh nghiệp phải chịu theo tỉ lệ quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính cho từng đối tượng chịu chi phí có
liên quan, trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng mà không thể hoạch toán
riêng được thì tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức hợp lý.
SVTT: Trang
NVLTT sản xuất
Sản phẩm
GT thực tế VL sử dụng
không hết nhập lại kho
KC CP NVLTT để tính giá
thành sản phẩm
Vật liệu mua về đưa thẳng
vào
sản xuất sản phẩm
Vật liệu tự sản xuất đưa
thẳng
vào sản xuất
TK 154
TK 111, 112, 331 TK 154
TK 133
Thuế GTGT
Được khấu trừ
Báo cáo thực tập GVHD: Phan Lâm Vĩ Cơ
Chứng từ sử dụng:
-Bảng chấm công.
-Bảng thanh toán tiền lương.
-Bảng phân bố tiền lương.
2.2/. Tài khoản sử dụng: TK 622 chi phí NCTT
TK 622
Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ gồm

tiền lương, tiền công và các khoản trích
tiền lương theo quy định 19%.
K/c chi phí NVLTT vào TK 154 (631)
K/c chi phí NCTT trên mức bình
thường vào TK 632.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
2.3/. Phương pháp kế toán
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương ghi nhận số tiền lương, tiền công và các
khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 622
Có TK 334
Tiền lương phải trả của công nhân trực
tiếp sản xuất.
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 19%.
Trích tiền lương nghỉ phép.
Nợ TK 622
Có TK 335
Trích tiền lương nghỉ phép theo kế
hoạch.
Khi công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền
lương nghỉ phép.
Nợ TK 335
Có TK 334
Tiền lương nghỉ phép thực tề phải trả.
Tiền lương thanh toán lao động thuê ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 111, 112, 141

Tiền ăn trưa phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, kế toán ghi:
SVTT: Trang

×