Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Phương pháp rèn luyện cho lớp 6 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ Địa lí trên bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.88 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
"PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CHO LỚP 6 KỸ NĂNG PHÁT
HIỆN CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sự vật hiện tượng trên bề mặt trái đất rất đa dạng, phức tạp, luôn biến đổi không
ngừng theo một qui luật khách quan, song lại có mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Với học sinh lớp 6, các em mới chỉ hiểu được các sự vật hiện tượng một cách rất sơ
lược, nhưng tại sao lại xảy ra hiện tượng đó, các sự vật hiện tượng trên trái đất có mối
quan hệ với nhau như thế nào thì hầu như học sinh còn mơ hồ. Vậy nếu chúng ta chỉ
dạy cho học sinh nắm kiến thức không thôi mà không rèn luyện cho học sinh kỹ năng,
đặc biệt là “kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ” như thế nào cho hiệu
quả; vì địa lí lớp 6 là địa lí đại cương, nó là cơ sở quan trọng cho kiến thức địa lí lớp 7,
8, và 9, nó rất là khó, nếu chúng ta không giúp các em hiểu rõ ngọn nguồn thì sau này
lên các lớp trên học sinh sẽ giải thích sự vật hiện tượng địa lí liên quan một cách sơ
sài, có khi lại không có cơ sở khoa học nữa. Vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh học
môn Địa lí lớp 6 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ là hết sức cần
thiết –sau đây tôi đưa ra một số việc làm cụ thể như sau:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giúp cho hoc sinh hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện cho học sinh học môn Địa lí lớp
6 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ:
Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng, vì bản chất của khoa học địa lí là gắn
với không gian, với bản đồ và gắn với mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Kỹ năng
này không chỉ dựa vào sự hiểu biết về địa đồ học mà còn phải dựa vào kiến thức địa lí,
càng nắm vững, hiểu sâu, càng tích lũy được nhiều kiến thức địa lí thì kỹ năng càng
thành thạo. Vì thế, hơn bất kỳ kỹ năng nào khác, việc rèn luyện cho học sinh học môn
Địa lí lớp 6 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cần phải được làm dần
dần, qua những ví dụ cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, từ đầu năm đến cuối năm, làm
cho học sinh lớp 6 có cơ sở ban đầu của môn địa lí trung học cơ sở;làm cơ sở cho việc
học địa lí các khối lớp 7, 8, 9 . Thực ra, kỹ năng này được thực hiện không tách rời các
kỹ năng khác, chẳng hạn trong khi rèn luyện kỹ năng nhận biết các đối tượng địa lí


trên bản đồ thì đồng thời các em cũng được rèn luyện kỹ năng xác lập các mối liên hệ
không gian giữa các đối tượng địa lí mang tính chất thuần túy địa đồ học hoặc trong
khi rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lí đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh kỹ
năng xác lập các mối liên hệ nhân quả giữa vị trí địa lí và khí hậu của một địa phương,
giữa địa hình với khí hậu, giữa tài nguyên với hoạt động kinh tế …
2.Cách tiến hành:
Với học sinh lớp 6, nhận thức của các em còn thấp, vì vậy giáo viên giúp học
sinh phân biệt rõ các mối liên hệ:
a. Phân biệt những mối liên hệ địa lí đơn giản nhất: là những mối liên hệ địa lí về vị trí
trong không gian giữa các đối tượng địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp rõ
ràng trên bản đồ, học sinh dễ nhận ra trong khi mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Ví dụ: Khi tìm hiểu lượng mưa trên trái đất, Gv cho học sinh quan sát bản đồ hoặc
lược đồ lượng mưa trên thế giới, qua bản đồ học sinh sẽ nhận biết trên trái đất, lượng
mưa phân bố không đều, có nơi mưa nhiều có nơi mưa ít như lược đồ hình 54 sgk sau
đây:
Nếu học sinh học thuộc bài tốt học sinh sẽ nhớ được sự phân bố lượng mưa trên trái
đất ở đới nhiệt đới hoặc ven bờ các lục địa lượng mưa nhiều, ở chí tuyến hoặc khu vực
gần cực, hoặc sâu trong lục địa lượng mưa ít. Song để hiểu ngọn nguồn vì sao lượng
mưa trên trái đất lại phân bố như vậy thì học sinh cần phải kết hợp với các mối liên hệ
phức tạp hơn, có tính qui luật hơn.
b. Phân biệt những mối liên hệ địa lí mang tính qui luật: Ngoài những mối liên
hệ đơn giản trên đây, còn có những mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp rõ ràng
trên bản đồ và để phát hiện ra chúng, học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải
dựa vào vốn kiến thức địa lí của mình, nhất là sự hiểu biết về các qui luật địa lí. Những
mối liên hệ địa lí này có thể phân thành 3 loại :
* Những mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, đây là mối liên hệ nhân
quả được sử dụng ở lớp 6 nhiều nhất vì ở lớp 6 các em sẽ được nghiên cứu nhiều về
các qui luật của tự nhiên.
Ví dụ: qui luật ngày, đêm: Ngày đêm dài ngắn khác nhau; qui luật các mùa; qui luật
giữa khí hậu một nơi với vĩ độ của nơi đó, với địa hình, với biển và dòng biển bao

quanh, giữa sông ngòi với địa hình, khí hậu Đấy là những mối liên hệ nhân quả.
* Những mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí, kinh tế với nhau:
Ví dụ: các dân tộc miền núi chặt phá rừng đốt nương làm rẫy - đất đai xói mòn bạc
màu, rửa trôi - kinh tế phát triển kém phụ thuộc vào tự nhiên…
- Những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế:
Ví dụ: sử dụng thảo nguyên khô và bán hoang mạc để chăn thả gia súc, sử dụng
thác nước để làm thủy điện, phát triển công nghiệp gỗ, giấy dựa vào nguồn lợi của
rừng… Những mối liên hệ thuộc hai loại sau không phải là những mối liên hệ nhân
quả, có tính qui luật mà chỉ là những mối liên hệ thông thường. Không nhất thiết phải
có rừng công nghiệp gỗ mới phát triển. Không nhất thiết phải có biển ngành hàng hải
đánh cá mới phát triển. Không phải cứ có ngành công nghiệp khai thác dầu là có
ngành sản xuất thiết bị và vận chuyển dầu khí… Thật vậy, việc khai thác sử dụng tự
nhiên xây dựng và phát triển kinh tế còn tùy thuộc một phần lớn vào trí tuệ của con
người, vào trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển kinh tế, vào đặc điểm của
mỗi.
Một điều hết sức quan trọng là tập cho học sinh phân biệt được những mối liên hệ địa
lí thông thường với những mối liên hệ địa lí nhân - quả bằng cách luôn đặt câu hỏi để
các em suy nghĩ, phân tích và trả lời; phải chăng cứ có các này thì phải có cái kia.
Ví dụ như:
- Phải chăn cứ có rừng thì có ngành công nghiệp gỗ, giấy, xen luy lô…phát
triển?
- Cứ có biển thì có ngành hàng hải và đánh cá phát triển?
- Phải chăn cứ có độ cao thì bao giờ khí hậu nơi đó cũng lạnh?
- Có phải cứ ở vị trí gần biển thì bao giờ khí hậu cũng ôn hòa hơn không?
Chỉ khi nào câu trả lời khẳng định được thì lúc đó mới phát biểu theo kiểu:
vì…nên. Trong trường hợp câu trả lời khẳng định thì đấy là mối liên hệ thông thường.
Chẳng hạn có thể nói các nước nằm ở vĩ độ cao nên có khí hậu lạnh, vì đấy là
mối liên hệ có tính qui luật, nhưng không thể nói các nước nằm cạnh biển nên có
ngành đánh cá và hàng hải phát triển vì đây không phải là mối liên hệ nhân - quả mang
tính qui luật cứ có cái này thì tất yếu phải có cái kia, trong thực tế có nước nằm ven

biển nhưng hai ngành đó không phát triển hay chưa phát triển.
Đối với mối liên hệ nhân - quả, nên dùng kí hiệu mũi tên:
Các nước nằm ở vĩ độ cao à khí hậu lạnh
- Dùng kí hiệu gạch ngang (-) để chỉ mối liên hệ thông thường:
nhiều rừng - công nghiệp gỗ phát triển
quốc gia hải đảo - đánh cá phát triển
Để rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, trước hết
cần củng cố và phát triển những hiểu biết của học sinh về bản đồ. Ngay từ lớp 6, trong
sách giáo khoa “Những khái niệm mở đầu về địa lí”, các em đã được cung cấp một số
kiến thức về bản đồ, nhưng còn rất sơ lược. Lên các lớp trên, những kiến thức ban đầu
của các em về trái đất, về bản đồ mới được củng cố, bổ sung và hoàn thiện dần. Tuy
nhiên, trong thực tiễn, giảng dạy ở địa lí lớp 6 khi tập cho học sinh tìm hiểu các mối
liên hệ địa lí trên bản đồ, điều lúng túng của các em không phải là về mặt hiểu biết bản
đồ mà là về mặt kiến thức địa lí, nhất là các kiến thức về qui luật địa lí, vì ở lớp này,
các em bắt đầu làm quen với bộ môn địa lí đại cương, vốn kiến thức tích lũy chưa
được bao nhiêu. Vì vậy lên lớp trên các em ngoài tiếp tục củng cố, bổ sung phát hiện
các mối liên hệ địa lí thì việc nắm chắc các kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí ở
khối lớp 6 này là một việc làm cực kỳ quan trọng - mà ở khối lớp 6 này chủ yếu là mối
liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên (mối liên hệ nhân - quả).
Ví dụ: Mối liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên: Khí hậu, các cảnh quan tự nhiên ở một
nơi nào đó phụ thuộc vào:
Vĩ độ địa lí:
Ở vị trí càng xa xích đạo (càng ở vĩ độ cao) nhiệt độ càng giảm, khí hậu càng
lạnh dần, càng đi gần về xích đạo (vĩ độ càng thấp) nhiệt độ càng tăng khí hậu càng
nóng.
Hs trực quan hình 49 sgk và học sinh sẽ nắm chắc kiến thức trên. Nhưng vì sao nhiệt
độ thay đổi như vậy thì học sinh phải nắm chắc mối liên hệ nhân quả của chuyển động
trái đất quanh mặt trời theo quỹ đạo hình e líp, do trục trái đất trong lúc chuyển động
vẫn giữ y độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi sinh ra, rồi góc chiếu sáng….
Hoặc qui luật phân chia ra các đới nhiệt cũng như các đới khí hậu ở trên trái đất do vĩ

độ địa lí ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự phân chia này, ví dụ học sinh quan sát
hình 58 các đới khí hậu trên trái đất Hs sẽ nhận biết ngay sự phân chia các đới nhiệt là
do vĩ độ, đó là sự phân chia ánh sáng mặt trời với trái đất không đều nhau từ xích đạo
về cực - Hs sẽ nhận biết 2 bên xích đạo là đới nóng, 2 chí tuyến đến 2 vòng cực là đới
ôn hòa phần còn lại là đới lạnh như hình sau:
Địa hình:
Độ cao của địa hình luôn ảnh hưởng đến, khí hậu, càng lên cao nhiệt độ càng
giảm, cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm đi -0,60C, khí áp cũng càng giảm, nên thường
những vùng núi cao khí hậu mát mẻ, thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng như
Đà Lạt, Bà Nà.v.v….
Địa hình các sườn núi cũng ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu, đặc biệt là sự phân bố
lượng mưa những sườn núi đón gió từ biển thổi vào càng nhận được nhiều mưa, những
sườn núi và thung lũng khuất gió nhận được ít mưa.
Hướng chạy của các dãy núi cũng ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào sâu trong
đất liền như sườn núi khuất gió, hướng chạy của các dãy núi có thể cũng có thể tạo
điều kiện cho ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền như sườn núi đón gió.
Biển:
Biển cũng ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu, sinh vật của vùng lãnh thổ nằm ven
biển. Những vùng lãnh thổ nằm ven biển có khí hậu mùa hạ bớt nóng hơn so với
những vùng nằm xa biển khi ở cùng một vĩ độ như nhau - sinh vật phát triển mạnh, dồi
dào hơn. Ngược lại về mùa đông, khí hậu lại bớt lạnh hơn và độ ẩm cũng tăng hoặc
giảm hơn, sinh vật cũng thay đổi theo.

Các dòng biển:
Dòng biển nóng sưởi ấm các biển và các lãnh thổ ở vĩ độ cao, làm cho biển bốc
hơi nhiều hơn và không đóng băng về mùa đông - khí hậu ấm hơn. Dòng biển lạnh làm
cho xứ lạnh lạnh thêm, ngăn chặn hơi ẩm từ biển thổi vào đất liền và làm phát sinh
hoang mạc ở ngay ven biển những xứ nóng, như hoang mạc Namip, hoang mạc
Atacama.
Đặc biệt, những nơi có cùng vĩ độ như nhau, nhưng nơi nào có dòng biển lạnh

chảy qua thì nhiệt độ giảm (thấp hơn), nơi có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu
nóng hơn (cao hơn) biểu hiện như ở hình 65 sách giáo khoa địa lí lớp 6 sau đây:
Lục địa:
Vì lục địa nóng lên rất nhanh và nguội đi cũng rất nhanh nên làm cho khí hậu mang
tính cực đoan, những vùng lãnh thổ ở sâu trong lục địa khí hậu rất nóng về mùa hạ,
nhưng ngược lại khí hậu thì rất lạnh về mùa đông (khí hậu mang tính chất lục địa,
khắc nghiệt).
3.Qui trình tiến hành:
Từ những điều đã nói trên, có thể rút ra qui trình tiến hành rèn luyện kỹ năng phát hiện
các mối liên hệ địa lí trên bản đồ như sau:
a. Giúp học sinh nắm chắc các vốn hiểu biết về bản đồ học: kiến thức quan trọng
đầu tiên là nắm chắc phương hướng trên bản đồ. Vậy, muốn nắm chắc phương hướng
trên bản đồ phải nắm chắc hệ thống kinh vĩ tuyến và từ hệ thống kinh vĩ tuyến ta dễ
dàng xác định phương hướng trên bản đồ.
Phải nắm chắc hệ thống kinh tuyến: Đường nối cực B - N
Nắm chắc hệ thống vĩ tuyến: những đường tròn song song xích đạo như hình
3 tr.7 sách giáo khoa địa lí lớp 6:
Nhưng nếu xác định kinh, vĩ tuyến là những đường cong như trên H.3 thì rất khó với
học sinh, với hình này học sinh yếu cũng khá mơ hồ nên ta hướng dẫn học sinh, với
bản đồ giáo khoa các em đang học hiện nay đang sử dụng hệ thống kinh vĩ tuyến là
những đường thẳng như bản đồ hình 13 chẳng hạn:
Với bản đồ giáo khoa các em đang học hiện nay đang sử dụng hệ thống kinh vĩ tuyến
là những đường thẳng như bản đồ hình 12 chẳng hạn.
Từ chỗ học sinh nắm chắc kiến thức hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ thì học sinh
rất dễ dàng trong việc xác định phương hướng - kỹ năng xác định phương hướng rất
quan trọng cho việc học địa lí lớp ở các lớp trên như địa lí lớp 7, 8, 9; đặc biệt là địa lí
tự nhiên các châu lục lớp 7 và 8, địa lí các vùng kinh tế lớp 9. Theo qui ước của bản đồ
giáo khoa dành cho học sinh trong nhà trường thì đầu phía trên kinh tuyến là hướng
Bắc, đầu phía dưới kinh tuyến là hướng Nam, đầu bên phải vĩ tuyến là hướng Đông,
đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây. Các hướng trên bản đồ được qui ước như hình

10; kỹ năng này phải rèn cho học sinh thật kỹ vì lên lớp trên sẽ dùng nhiều. Ta đưa
hình 10 minh họa cho học sinh:
Đặc biệt giúp học sinh nắm chắc kí hiệu độ trên bản đồ và hình thành kỹ năng; đặc
biệt là kỹ năng nhận biết màu sắc trên bản đồ từ đó đi đến các kỹ năng về nhận biết độ
cao của địa hình kỹ năng này thường xuyên dùng ở các lớp trên nhưng ở môn địa lí lớp
6 hầu như đề cập rất ít và sơ sài. Đặc biệt, dạy theo chuẩn kiến thức thì nhiều kiến thức
bị bỏ qua, Ví dụ như bài 5 SGK địa 6 các loại kí hiệu bản đồ chỉ có các loại sau:
Còn màu sắc biểu thị độ cao hoàn toàn không đề cập tới… Nên GV nên cho học
sinh trực quan một thang màu chỉ độ cao để cung cấp cho học sinh kiến thức về độ cao
cũng như kỹ năng nhận biết các dạng địa hình dựa vào màu sắc ở các lớp trên như địa
lí lớp 7, 8 và 9.
b. Cung cấp dần các mối liên hệ địa lí mang tính nhân quả làm cơ sở cho việc rèn
luyện kỹ năng:
Khi dạy bài 27 sgk địa lí 6: lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố
thực động vật trên trái đất; Gv phải giúp Hs nắm chắc mối liên hệ giữa khí hậu với
thực vật rất mật thiết. Khí hậu là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực
vật.Tùy theo khí hậu mỗi nơi, mà có loài thực vật khác nhau. Mức độ phong phú hay
nghèo nàn của thực vật ở một nơi, cũng chủ yếu do khí hậu nơi đó quyết định, ngoài ra
cũng có nhân tố con người, các động vật nhưng cơ bản thực vật chịu sự chi phối chặt
chẽ của khí hậu.
Ví dụ: Khí hậu xích đạo nóng ẩm à thực vật là rừng rậm với nhiều loài chen chúc
nhau, mọc thành nhiều tầng như hình sau:
Khí hậu miền cực giá lạnh quanh năm à thực vật nghèo nàn là rêu, địa y.
Khí hậu ở vùng hoang mạc rất nóng và khô, khí hậu rất khắc nghiệt, cảnh quan tự
nhiên rất nghèo nàn, thực vật rất hiếm, động vật cũng chỉ có một số loài thích nghi.
Khi HS nắm chắc kiến thức kể trên từ trực quan sinh động và Hs sẽ khái quát lên
thành tư duy trừu tượng từ đó thành kỹ năng. Lên lớp cao hơn, học sinh học bài óc
phán đoán suy luận rất tốt, khả năng tư duy phát triển linh hoạt: chỉ cần đọc kênh chữ
khí hậu một vùng nào đó nhiệt đới nóng ẩm, HS tưởng tượng ngay đến cảnh quan
rừng rậm với cây cối rậm rạp, dây leo chằng chịt…

c. Trên cơ sở vốn hiểu biết tích lũy của học sinh, giúp các em phân biệt được các mối
liên hệ thông thường và các mối liên hệ địa lí mang tính nhân quả, mang tính qui luật.
Mối liên hệ thông thường như đầu trên kinh tuyến (bản đồ) là hướng Bắc, thì tất
nhiên đầu phía dưới kinh tuyến (bản đồ) là hướng Nam, đầu bên phải vĩ tuyến (bản đồ)
là hướng Đông, thì tất nhiên đầu bên trái vĩ tuyến (bản đồ) phải là hướng Tây như hình
sau:
Các mối liên hệ mang tính nhân quả, tính qui luật như vận động tự quay quanh trục
của trái đất đã sinh ra hiện tượng ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên trái đất.
và sự lệch hướng các vật chuyển động trên cả hai nửa cầu, như vận động của trái đất
quanh Mặt Trời đã sinh ra hiện tượng các mùa và hiện tượng độ dài của ngày đêm
chênh lệch trong năm.
d. Kích thích cho học sinh tính tò mò, ham mê khám phá, tìm hiểu sự kỳ lạ của trái
đất, từ đó tạo hứng thú tìm hiểu:
Vì sao trái đất không có cây để treo mà không rơi, bóng bay khi rơi dây thì bay không
phương hướng, trái đất thì quay quanh một trục nghiêng và hướng nghiêng không đổi
- tất cả những sự kỳ lạ gây hứng thú cho HS, tránh làm cho HS nhàm chán tạo ra sự tò
mò, khám phá óc say mê, thu hút HS.
e. Rèn cho học sinh cách nhìn nhận sự vật luôn biến đổi, có mối liên hệ, kỹ năng
thu thập thông tin, kỹ năng phán đoán sự vật, óc tư duy, tìm hiểu mối liên hệ nhân quả
vào thực tế:
Cách nhìn thế giới quan, nhân sinh quan: ví dụ trái đất tồn tại quay quanh mặt trời là
do sức hút của mặt trăng và mặt trời với trái đất cũng như các hành tinh khác trong hệ
mặt trời.
Cho học sinh trực quan nhiều tranh ảnh, hình vẽ sinh động hoặc sơ lược trên bảng
cũng làm cho học sinh dễ hiểu; bởi với học sinh lớp 6, khả năng tư duy chưa cao vì
vậy muốn hình thành biểu tượng, khái niệm cho học sinh cần phải giúp học sinh đi từ
trực quan sinh động
Đó là thành công trong giảng dạy địa lí vì dạy địa lí là dạy mối liên hệ nhân quả, đặc
biệt khi địa lí lớp 6 liên quan đến qui luật địa đới, địa mạo.


III. BÀI HỌC RÚT RA:
Học sinh có kiến thức, nắm chắc kiến thức nhưng chưa chắc học sinh đã có kĩ năng,
nhưng học sinh đã có kỹ năng phải dựa trên cơ sở kiến thức và chắc chắn kiến thức
học sinh nắm sẽ vững vàng - vì vậy kiến thức, kỹ năng liên quan chặt chẽ với nhau;
đặc biệt khi kiến thức đã đạt tới kỹ năng thì việc tiếp nhận kiến thức địa lí mới dựa
trên kiến thức cũ (mối liên hệ nhân quả, mối liên hệ có tính qui luật) thì sẽ rất dễ dàng
với học sinh học địa lí, vì dạy địa lí là dạy mối liên hệ nhân quả và học địa lí tốt phải
nắm chắc mối liên hệ nhân quả. Dạy địa lí lớp 6, kiến thức mới đọc lướt qua thì rất
ngắn gọn, dễ hiểu, song để dạy thế nào cho học sinh hiểu thì đó mới là vấn đề khó và
nan giải vì đây là địa lí đại cương, đặc biệt là giúp học sinh hình thành kỹ năng lại
càng khó hơn. Để dạy cho các em hiểu, yêu thích, có kiến thức, kỹ năng tốt để các em
lên lớp trên tiếp thu dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới thì đòi hỏi người thầy giáo phải
có tâm huyết phải có sự đầu tư thời gian, tìm tòi sáng tạo từ đó mới tìm hiểu một cách
sâu sắc những kiến thức mà người giáo viên cần hướng dẫn dẫn dắt cho học sinh nắm
và hiểu từ đó rèn kỹ năng ban đầu cho học sinh khoa học, chính xác.
Kết quả bước đầu so sánh:
Kết quả bước đầu so sánh:
Lớp – năm học
2012 - 2013
Trước thực
nghiệm
Kết quả Sau thực nghiệm
Kết quả HS
có kĩ năng
Lớp 6/5
Lớp 6/6
X
X
50%
55%

X
X
85%
90%



IV. KẾT LUẬN:
“Rèn luyện cho học sinh lớp 6 các kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ
như thế nào cho hiệu quả?” đấy chưa phải là tất cả, nhưng các kỹ năng phát hiện các
mối liên hệ địa lí trên bản đồ là hết sức quan trọng. Quá trình rèn luyện tiếp tục từ bài
này sang bài khác là quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới, hết phần này sang phần khác
trong suốt chương trình giảng dạy của môn học, đồng thời phát triển các thao tác tư
duy, năng lực nhận thức, tính tích cực chủ động. Nhằm cải tiến phương pháp dạy học
thì Gv cần tăng cường rèn luyện cho học sinh học môn Địa lí lớp 6 kỹ năng phát hiện
các mối liên hệ địa lí trên bản đồ như thế nào cho hiệu quả. Trong thực tiễn dạy học
địa lí 6 hiện nay, việc “Rèn luyện cho học sinh học môn Địa lí lớp 6 kỹ năng phát hiện
các mối liên hệ địa lí trên bản đồ?” là hết sức quan trọng vì dạy bằng phương pháp nào
thì kiến thức các em tiếp thu, lĩnh hội trong một giờ học đều nằm trong cuốn sách giáo
khoa. Các em tự quan sát kênh hình, kênh chữ, bảng số liệu, bản đồ, giúp các em chủ
động nghiên cứu tìm tòi, tự tìm ra kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài là hết sức quan
trọng, từ đó rèn luyện cho các em kỹ năng. Đó cũng là một trong những phương pháp
mới của quá trình dạy học; dạy học lấy học sinh làm trung tâm, GV chỉ là người hướng
dẫn, dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức một cách đúng hướng, chính xác mà thôi.
Từ thực tế của việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng “dạy học lấy học sinh
làm trung tâm”,các em phải chủ động khai thác kiến thức, lĩnh hội kiến thức mới trên
cơ sở rèn luyện kỹ năng dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của GV; kiến thức mới đến với
các em chủ yếu thông qua hoạt động nhận thức của bản thân các em, chứ không phải
thông qua lời nói của GV. Tổ chức hướng dẫn các em đọc một đoạn nào đó trong
SGK, tìm hiểu phân tích nội dung một kênh hình, kênh chữ, bảng số liệu hay một lược

đồ, bản đồ SGK, bảng thống kê, giúp các em từ đó tự khai thác kiến thức mới (bởi vì
nếu từ học sinh lớp 6 mà ta không rèn luyện được kỹ năng địa lí, vì địa lí đại cương là
kiến thức cơ bản xuyên suốt cả quá trình học địa lí trung học cơ sở và cả lên cấp trên
nữa ) Rèn luyện cho học sinh lớp 6 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản
địa lí?…đó là một phương pháp dạy học có hiệu quả cao.
“Rèn luyện cho học sinh học môn Địa lí lớp 6 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí
trên bản đồ?” là một ví dụ, đây là một việc làm không phải một sớm một chiều mà đạt
được mà phải tiến hành từng bước, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phải
rèn ngay từ lớp 6 vì đây là lớp có nhiều kỹ năng địa lí đại cương mà nếu nắm chắc các
kỹ năng này thì lên các lớp trên các em sẽ rất dễ học môn địa lí các khối lớp 7, 8, 9 -
Bởi vì khi học sinh được hiểu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, Gv sẽ tăng dần
tính chủ động của trò, giảm dần phần giảng giãi và tăng dần phần hướng dẫn, gợi ý,
chỉ đạo của thầy, tiến dần đến chỗ trò hoạt động nhận thức là chính, thầy chỉ làm
nhiệm vụ hướng dẫn và bổ sung, hoàn chỉnh, lúc đầu thầy trò không tránh khỏi những
khó khăn, lúng túng nhưng rồi sẽ quen dần với phương pháp mới, công việc đỡ vất vả,
nhẹ nhàng hơn – Do trình độ nhận thức của học sinh từng địa phương, từng khối lớp
không đều về hứng thú, nhu cầu, vốn kiến thức khoa học, tự nhiên, xã hội, về kinh
nghiệm sống…khác nhau vì vậy muốn cho kỹ năng địa lí ở lớp 6 đạt hiệu quả cao Gv
phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và có kế hoạch đặt ra cho từng khối lớp và phối hợp
chặt chẽ, trao đổi ý kiến, bàn bạc với GV các khối, từng khối trong một năm học thì
đạt được bao nhiêu kỹ năng, kỹ năng nào bắt buộc phải đạt được và kỹ năng nào phải
đạt được trong suốt quá trình rèn luyện kỹ năng địa lí cho học sinh, đây là một việc
làm rất có lợi và không thể thiếu được vì đây là một vấn đề phức tạp muốn làm thì
phải tập trung trí tuệ cả tổ chuyên môn vì nó cần đảm bảo tính kế thừa và tính phát
triển giữa các lớp, lớp dưới chuẩn bị cho lớp trên và lớp trên tiếp tục phát triển những
kết quả của lớp dưới và hiệu quả sẽ cao hơn.
Trên đây là một vài dẫn chứng của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn địa lí
lớp 6. Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp những suy nghĩ của
tôi về một số phương pháp để dạy tốt môn địa lí lớp 6 đạt hiệu quả. Tôi kính mong
được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để bản thân tôi rút thêm kinh

nghiệm trong giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hoà Liên, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Giáo viên thực hiện


Huỳnh Thị Diệu Minh

×