SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC VÀ
KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÍ
TRÊN BẢN ĐỒ Ở TRUNG TÂM GDTX
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Địa lý là ngành khoa học có phạm trù rộng lớn và mang tính ứng
dụng. Học tập và giảng dạy và nghiên cứu Địa lí đòi hỏi có những kĩ năng
nhất định. Trong số các kĩ năng Địa lí, có những kĩ năng cơ bản được vận
dụng phổ biến trong học tập và nghiên cứu Địa lí. Những kĩ năng này được
trang bị và rèn luyện ngay trong quá trình học tập Địa lí ở nhà Trường phổ
thông nhằm giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức, hiểu biết sâu sắc,
nâng cao trình độ tư duy, khả năng thực hành Địa lí và phục vụ cho các kỳ
thi, đặc biệt là kỳ thi đối với những lớp cuối cấp.
Tuy nhiên việc rèn luyện kĩ năng Địa lí trong quá trình giảng dạy
trong nhà trường không phải là sự tóm tắt nội dung tri thức của khoa học Địa
lí. Ngoài những tri thức Địa lí mà môn học này còn bao gồm nhiều trí thức
khác giúp việc học tập, nâng cao hiểu biết thêm về những kiến thức tự nhiên,
KT - XH và những kĩ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới.
Rèn luyện kĩ năng học và khai thác bản đồ không những giúp cho học
sinh lĩnh hội được kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi
nhớ lâu bền mà còn là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển
năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy Địa lí nói riêng. Trong khi tập
sử dụng bản đồ, học sinh phải luôn luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích,
đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, xác lập các mối liên hệ Địa lí tư
duy của các em luôn luôn hoạt động và phát triển.
Vậy rèn luyện kĩ năng học và khai thác bản đồ cho học sinh không
phải ngày một, ngày hai mà cả một quá trình lâu dài, phức tạp, liên tục từ
lớp này qua lớp khác, đòi hỏi nhiều công sức và sự phố hợp chặt chẽ giữa
các lớp nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là biết sử dụng bản đồ như là một
nguồn cung cấp kiến thức mới ở Trường phổ thông.
Cương vị là một giáo viên giảng dạy ở TT GDTX bản thân tôi cũng
rất băn khoăn về việc rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh đặc biệt phù
hợp với đối tượng học sinh cũng như phù hợp với phát triển về KT - XH thế
giới bùng nổ về công nghệ thông tin. Thực vậy, với khuôn khổ đề tài này tôi
không có tham vọng đề cập tới tất cả các kĩ năng bản đồ của tất cả các loại
bản đồ trong dạy học Địa lí ở TT GDTX.
Bản thân là giáo dạy bộ môn Địa lí tôi đã mạnh dạn nêu một số kinh
nghiệm về kĩ năng bản đồ trong giảng dạy bộ môn Địa lí ở TT GDTX Tỉnh
Vĩnh Phúc để nhằm giúp học sinh khai thác kiến thức Địa lí có hiệu quả với
đề tài:
Rèn luyện kĩ năng học và khai thác kiến thức Địa lí trên bản đồ ở
Trung tâm GDTX.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí trong nhà trường, tôi nhận
thấy rằng việc khai thác kiến thức từ bản đồ, kĩ năng đọc, mô tả các đối
tượng Địa lí trên bản đồ của học sinh còn rất nhiều hạn chế số lượng học
sinh có kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ không nhiều. Đa số học sinh
còn xem nhẹ việc học Địa lí từ bản đồ và việc khai thác kiến thức từ bản đồ
là không cần thiết, các em chỉ cần nhớ máy móc những kiến thức thầy cô
giảng bằng kênh chữ và cứ như thế các em sẽ nhớ kiến thức không sâu, một
thời gian không lâu sẽ quên ngay. Đây là một thực tế không thể phủ nhận
được.
Từ thực tế như hiện nay tôi đã cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy
học sinh phù hợp để học sinh có thể nắm kiến thức ghi nhớ lâu hơn và việc
khai thác kiến thức từ bản đồ trở thành kĩ năng, kĩ xảo trong mỗi học sinh.
2. Kết quả của thực trạng trên.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí tôi đã cố gắng sưu tầm các
tài liệu, các loại bản đồ nhằm mục đích soạn thảo giáo án điện tử, sử dụng
bản đồ treo tường lập át lát Địa lí để bài học thêm sinh động, học sinh có thể
khắc sâu kiến thức hơn. Tuy nhiên tôi đã không ngừng học hỏi từ các đồng
nghiệp và áp dụng một số biện pháp nhằm cải thiện và khắc phục phương
pháp dạy học truyền thống từ trước nhằm nâng cao chất lượng học tập, đồng
thời đó cũng là cách đổi mới phương pháp trong việc dạy và học môn này.
Qua thực tế tôi nhận thấy kết quả thu được tương đối khả quan kể cả
giáo viên và học sinh đều nhận thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng học và khai
thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh là rất cần thiết. Từ đó học sinh có thể
nhận biết, đọc và mô tả khai thác tri thức từ bản đồ một cách dễ dàng. Từ
thực tế như vậy tôi xin được rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ.
Do điều kiện, thời gian, nhiệm vụ chuyên môn và khuôn khổ đề tài tôi
áp dụng, tổng hợp thành kinh nghiệm trên cơ sở giảng dạy bộ môn Địa lí ở
TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc. Để từ đó rèn luyện cho các em những kĩ năng
học và khai thác kiến thức trên bản đồ để học sinh chủ động hơn trong việc
lĩnh hội tri thức.
3. Phương pháp tiến hành.
Quá trình giảng dạy các bước như sau:
Bước 1: Phát hiện những hạn chế của học sinh khi học bộ môn Địa lí.
Bước 2: Áp dụng biện pháp cụ thể và sử dụng những hình ảnh minh
họa để kích thích những học sinh nhằm khắc phục những hạn chế của học
sinh.
Bước 3: Tổng hợp, đúc rút thành kinh nghiệm, biện pháp cụ thể.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Việc rèn luyện kĩ năng học và khai thác kiến thức Địa lí trên bản đồ
giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh
chóng và ghi nhớ lâu bền. Chẳng hạn khi học về vị trí Địa lí của một châu
lục, nếu chỉ nghe một cách thụ động mà giáo viên mô tả thì khó mà lĩnh hội
và ghi nhớ được, nhưng nếu tự mình được xác định trên bản đồ các điểm cực
Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây, tìm xem có những đại dương, những
biển những vịnh nào bao quanh, những châu lục nào tiếp cận…thì học sinh
sẽ hiểu được ngay và nhớ được lâu hơn vì đã qua một quá trình suy nghĩ, tìm
tòi, đối chiếu phân tích, so sánh. Cách học tập tích cực chủ động như vậy,
năm nay qua năm khác ở nhà Trường phổ thông, chẳng những phương pháp
học tập nghiên cứu Địa lí. Những kiến thức về Địa lí đại cương lĩnh hội gắn
với bản đồ dần dần sẽ hình thành nên trong kí ức của các em một cái “nền”
vững chắc trên đó sẽ được bồi bổ thêm những kiến thức mới mà các em tiếp
thu được trong học tập và trong cả đời sống.
Rèn luyện kĩ năng bản đồ phải qua nhiều bước, từ đơn giản đến phức
tạp, từ thấp lên cao. Cụ thể là qua 5 bước sau đay:
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc trên các đối tượng, Địa lí
trên bản đồ.
- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí Địa lí, mô tả từng yếu tố thành
phần của tự nhiện, KT – XH, chính trị được biểu hiện trên bản đồ.
- Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng, đo đạc bản đồ.
- Rèn luyện kĩ năng xác định các mối liên hệ Địa lí trên bản đồ
- Rèn luyện kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực.
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Tuỳ theo đặc thù từng bài học, từng phần trong bài học cụ thể mà giáo
viên có thể chọn bản đồ phù hợp với nội dung bài học để nhằm khai thác sử
dụng đúng mục đích đạt hiệu quả cao. Ngoài ra giáo viên cần phải có kiến
thức về lĩnh vực tin học một cách thành thạo để thao tác soạn giáo án điện tử
một cách dễ dàng hơn và sử dụng tối đa các bản đồ đã có trong nhà trường
nhằm nâng cao kĩ năng bản đồ cho học sinh.
Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kĩ năng bản đồ trong dạy học
địa lí ở trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc:
1. Rèn luyện kĩ năng nhận biết chỉ đọc các đối tượng Địa lí trên
bản đồ.
Các đối tượng Địa lí được biểu hiện trên bàn đồ thuộc nhiều loại: tự
nhiên, KT-XH có những đối tượng biến đổi rất chậm không đáng kể (các đối
tượng Địa lí tự nhiên) bên cạnh đó có các đối tượng Địa lí biến động rõ ràng,
nhanh chóng (đối tượng Địa lí KT - XH) chính vì thế mà rèn luyện cho học
sinh kĩ năng, xác định trên cái “nên tự nhiên đó các đối tượng Địa lí thộc
những loại khác nhau”.
Kĩ năng nhận biết và đọc các đối tượng Địa lí trên bản đồ đơn giản,
nhưng rất cơ bản. Chính trên cơ sở nắm chắc kĩ năng này mà học sinh sẽ rèn
luyện các kĩ năng khác một cách thuận lợi hơn.
Vậy cách thức tiến hành mà trước hết giáo viên cần phải phát âm rõ
ràng, rành mạch địa danh vừa chỉ trên bản đồ, học sinh theo dõi trên bản đồ
treo tường, đối chiếu với lược đồ và SGK hoặc bản đồ trong át lát để tìm ra
đối tượng, sau đó giáo viên tiếp tục viết rõ ràng và bằng chữ to địa danh lên
bảng vào một góc riêng rồi phát âm lại một cách thong thả và chỉ định một
vài nhắc lại, sau đó học sinh ghi vào vở Địa lí. Qua đó học sinh vừa nghe,
vừa nhận, vừa phát âm, vừa viết, các giác quan đều hoạt động nên địa danh
dễ được ghi vào trí nhớ. Như vậy chúng ta mới chỉ đạt yêu cầu là làm cho
hoặc sinh đọc đúng và ghi nhớ địa danh.
Bước tiếp theo và cũng rất khó khăn là học sinh chỉ xem bản đồ và
làm thế nào để nhận biết và tìm ra đối tượng địa lí cần phải chỉ. Để giúp cho
học sinh nhận biết và tìm ra được dễ dàng các đối tượng địa lý trên bản đồ
thì giáo viên cho học sinh nắm được điểm hình thù hoặc kích thước của đối
tượng vằ đặt câu hỏi:
Giống cái ghì? Chẳng hạn, bán đảo Xcăngđinavi có hình thù như một
con hổ, bán đảo Apenin cùng với đảo XiXin giống như một chiếc ủng, bán
đảo Camsatka như chiếc đuôi của con cáo, Grơnlen là đảo lớn nhất thế giới
và có băng quanh năm, Việt Nam có hình chữ S. Liên Bang Nga là lãnh thổ
lớn nhất thế giới…
Tuy nhiên không phải là tất cả các đối tượng địa lí đều có những đặc
điểm dễ nhận thấy như vậy. Vì thế biện pháp trên cũng rất hạn chế.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khi tách riêng một đối tượng địa lí và
vẽ lên bảng hoặc trên giấy, chẳng hạn một con sông, một hòn đảo, một cái
hồ, thì học sinh rất khó nhận ra. Sở dĩ như vậy là vì khi tri giác một đối
tượng địa lí trên bản đồ, người ta luôn luôn gắn nó với các đối tượng khác ở
xung quanh, nó luôn được tri giác trong mối quan hệ với các đối tượng khác,
trong “môi trường riêng” của nó. Tách nó ra và biểu hiện nó một cách riêng
lẻ thì nó sẽ trở nên khó nhận ra.
Ví dụ: Khi quan sát sông Vônga trên bản đồ, hình ảnh của nó luôn
luôn gắn với toàn bộ hệ thống các sông nhánh của nó, với đồng bằng Nga
nơi nó chảy qua, với biển Catxpi nơi của sông v.v. Nếu tách riêng sông
Vônga ra và vẽ lên bảng hoặc trên giấy chắc chắn nhiều người sẽ không
nhận ra.
Từ thực tiễn trên đây, có thể đi đến kết luận là để có thể dễ dàng nhận
biết và tìm ra một đối tượng địa lí trên bản đồ thi học sinh không phải chỉ
biết dựa vào đặc điểm hình thù, kích thước của nó mà còn phải dựa vào toàn
bộ khung cảnh xung quanh, nhận rõ vị trí của nó trong khung cảnh đó.
Chẳng hạn, muốn nhận biết dải Pirênê trên bản đồ Châu Âu. Học sinh phải
gắn nó với lãnh thổ nước Pháp và bán đảo Ibêrich, với Đại Tây Dương (vịnh
Gatxconhơ) và Địa Trung Hải, phải xác định vị trí của nó là nằm ở ranh giới
giữa bán đảo Ibêrich và lãnh thổ nước Pháp, trải qua từ bờ vịnh Gatxcônhơ
tới ven Địa Trung Hải. Hoặc giả, muốn nhận ra bán đảo Xcăngđinavi, học
sinh không chỉ lưu ý đến đặc điểm hình thù (trông tựa một con hổ), mà cả vị
trí của nó ở bắc châu Âu, giữa các biển Na Uy, Bắc Hải, Bantich và Baren.
Nói tóm lại, khi chỉ và đọc một đối tượng địa lý trên bản đồ, nếu học
sinh biết nhận xét đặc điểm hình thù, kích thước cũng khác ở xung quanh thì
không những các em sẽ ghi nhớ nó trên bản đồ, khắc sâu nó vào trí óc, mà
con nhớ được những đối tượng địa lí khác có liên quan, tự làm giàu thêm
vốn hiểu biết bản đồ của mình.
Điều này hết sức quan trọng, vì rằng càng ghi nhớ được nhiều đối
tượng địa lý trên bản đồ thì học sinh càng có nhiều điểm tựa để nhanh chóng
tìm ra được những đối tượng mà các em cần, nhưng chưa biết. Thật vậy, mỗi
khi phải tìm chỉ một đối tượng địa lí trên bản đồ thì bao giờ học sinh cũng
phải dựa vào những đối tượng mà các em đã biết. Chẳng hạn, khi đọc trong
SGK, học sinh được biết eo Gibranta trên bản đồ, các em phải dựa vào
những cái đã biết tức là bản dồ châu Âu đại tây dương, địa trung hải, các em
sẽ tìm xem địa trung hải thông với đại tây dương ở điểm nào, và như vậy là
các em sẽ tìm ra ngay eo Gibranta. Trong trường hợp các em chưa biết đại
tây dương và địa trung hải nằm ở đâu thì cac em chỉ còn một chỗ dựa ít ỏi,
đó là bản đồ châu âu. Trước hết phải xác định xem địa trung hải và đại tay
dương năm ở đâu đã rồi đó mới tiếp tục tìm ra eo Gibranta. Đương nhiên là
trong trường hợp này các em mất nhiều thời gian hơn.
Như vây, có thể nói càng tích luỹ được nhiều điểm tựa thị học sinh
càng dễ tìm ra đối tượng cần tìm trên bản đồ, tức là càng đọc bản đồ thành
thạo hơn. Việc hướng dẫn học sinh cách nhận biết, tìm ra và ghi nhớ các đối
tượng địa lí trên bản đồ như trình bày ở trên giúp các em luuon luôn củng cố
được cái cũ, nắm vững cái mới và không ngừng mở rộng vốn hiểu biết bản
đồ của minh.
Từ những điều đã nói trên đây có thể rút ra quy trình rèn luyện kĩ năng
nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên như sau:
- Giáo viên đọc rõ ràng, rành mạch, chính sác địa danh và chỉ đối
tượng trên bản đồ treo tường.
- Cho học sinh đối chiếu tìm trên bản đồ trông SGK hoặc atlat.
- Giáo viên viết thật rõ ràng địa danh lên bảng đen ở một góc riêng.
- Yêu cầu một số học sinh phát âm lại rõ ràng, to tát địa danh, và khi
cần, cho phát âm tập thể.
- Yêu cầu học sinh ghi chép chính xác địa danh vào sổ tay địa lí.
- Hướng dẫn học sinh ghi chép đặc điểm hình thù hoặc kích thước của
đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét mối quan hệ vị trí của đối tượng với
những vật khác ở xung quanh (dùng làm điểm tựa) để sau này dễ nhận ra và
tìm được đối tượng trên bản đồ.
- Hướng dẫn cách chỉ đối tượng địa lí trên bản đồ
Ví dụ : Xác định một số quốc gia trên bản đồ Châu Âu
2. Rèn luyện kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ
a. Rèn luyện kĩ năng mô tả địa hình trên bản đồ
Như chúng ta đã biết địa hình là một tác nhân phi địa đới nó có thể
hạn chế, cản trở, vô hiệu hoá thậm trí phá huỷ quy luật địa đới, tạo ra một
kiểu khí hậu riêng, khí hậu địa phương. Những sơn nguyên giữa núi như ơ
Tây Nam Á(Sơn nguyên YRan, Sơn nguyên Anatôli…) Trên hệ coocđie
(sơn nguyên cô oôrađô, côlômbia, bồn địa lớn) hoặc trên hệ anđet đều là
những thảo nguyên khô hoặc hoang mạc, nửa hoang mạc dù chúng ở những
vĩ độ khác nhau; dải Himalaya đồ sộ cũng là một bức trường thành tạo ra hai
kiểu khí hậu khác hẳn nhau ở hai bên sườn phía nam (ẩm ướt) và phía bắc
(khô hạn); thậm trí, địa hìng còn tạo ra quy luật địa đới riêng cho mình; tính
địa đới theo chiều cao; chẳng hạn, vùng núi anđet ở địa phận pêru nằm ở
nhiệt đới, nhưng lại có đủ các đới tự nhiên như khi ta đi từ xích đạo đến địa
cực: Từ rừng nhịêt đới đến rừng lá kim, đông cỏ khô, đồng cỏ ôn đới và cuối
cùng là đới băng tuyết vĩnh viễn. Những ví dụ trên đây cho ta thấy rõ ý nghĩ
của kĩ năng mô tả địa hình trên bản đồ, nó giúp cho việc nghiên cứu và cắt
nghĩa các đặc điểm khí hậu, tự nhiên của mỗi địa phương, mỗi vùng.
Dựa trên bản đồ địa lí tự nhiên, học sinh tập phận tích xem có những
dạng địa hình nào phân bố ra sao chiếm ưu thế, chỗ cao nhất và chỗ thấp
nhất là bao nhiêu mét.
Khi mô tả một vùng núi, học sinh phải xem xét vùng núi đó thuộc loại
trẻ hay già, cao hay thấp hoặc trung bình, nằm ở phần nào của lãnh thổ, tiếp
cận với những dạng địa hình nào, với những vịnh, biển, đại dương nào,bao
gồm những mạch nào chính, chạy theo hướng nào, chiều dài và chiều rộng là
bao nhiêu km, độ cao trung bình và đỉnh cao nhất là bao nhiêu mét, dốc về
hướng nào và thoai thoải về hướng nào, bị cắt sẻ nhiều hay ít bởi các thung
lủng sông, gây trở ngại lớn hay nhỏ đối với giao thông vận tải, có ảnh hưởng
gì đến khí hậu của địa phương.
Ví dụ:
Mô tả một bình nguyên hay cao nguyên, học sinh cần phân tích xem
bình nguyên hay cao nguyên đó nằm ở phần nào của lãnh thổ, hình dạng,
kích thước, tiếp cận với nhũng dạng địa hình nào, nằm sâu trong đất liền hay
ở ven biển, ở độ cao trung bình bao nhiêu, chỗ thấp nhất và chỗ cao nhất,
dốc theo hướng nào, độ dốc lớn hay nhỏ, bị sông ngòi cắt xẽ nhiều hay ít, có
nhuãng hệ thống hoặc sông nào lớn chảy qua.
Việc rèn luyện kĩ năng có thể theo các bước như sau:
- Giáo viên mô tả mẫu địa hình của một châu lục, vừa mô tả, vừa
hướng dẫn học sinh cách thức, trình tự mô tả.
- Cho học sinh ghi dàn ý mô tả vào sổ tay địa lý, khuyến khích học
sinh học thuộc dàn ý đó.
- Cho học sinh tập mô tả địa hình châu lục, bắt đầu bằng một châu lục
có địa hình đơn giản.
- Cho học sinh tập mô tả từng dạng địa hình theo dàn ý đã ghi trong sổ
tay địa lý.
- Cho học sinh tập mô tả địa hình của một nước nào đó.
b. Rèn luyện kĩ năng mô tả khí hậu trên bản đồ
Khí hậu là một yếu tố hình thành hết sức quan trọng của tự nhiên, nó
chi phối những nét đặc trưng của tự nhiên ở từng nơi. Chế độ nước của sông
ngòi, đặc điểm thổ nhưỡng, thực vật, động vật đều phụ thuộc vào khí hậu.
Sinh hoạt và các hoạt động sản xuất của con người cũng chịu ảnh hưởng rõ
rệt của khí hậu.
Kĩ năng mô tả khí hậu trên bản đồ cho phép phân tích, phát hiện được
đặc điểm khí hậu của mỗi địa phương và từ đấy tìm ra những nét chung về
tự nhiên của nơi đó.
Để mô tả khí hậu của bất kỳ một lãnh thổ nào (một châu lục, một khu
vực của một nước), đều phải đề cập đến 3 yếu tố: nhiệt độ trung bình tháng 7
(tức là tháng nóng nhất ở bán cầu bắc, và tháng lạnh nhất ở bán cầu Nam),
chữ số màu đen chỉ nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất ở bán cầu
Bắc, tháng nóng nhất ở bán cầu nam). Những nơi có cùng nhiệt độ được nối
với nhau bằng những đường cong gọi là đường thẳng nhiệt. Thường người ta
dùng các đường đẳng nhiệt trung bình tháng 7, màu đỏ và các đường đẳng
nhiệt trung bình tháng 1, màu đen, đôi khi cũng dùng đường đẳng nhiệt
trung bình năm. Để biểu hiện lượng mưa và phân bố mưa trên bản đồ, người
ta dùng màu sắc khác nhau để khoanh vùng, chẳng hạn vùng tô màu vàng
nhạt có lượng mưa trung bình năm dưới 300mm, vùng tô màu vàng thẫm có
lượng mưa trung bình năm từ 300 – 500mm…Các gió thịnh hành trong năm
được biểu hiện trên bản đồ bằng những mũi tên, thường mũi tên màu đỏ chỉ
gió thịnh hành tháng 7 (tức là vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, mùa hạ ở bán cầu
Nam) bản đồ khí hậu thường có bản đồ kèm theo chỉ diễn biến củae nhiệt độ
và lượng mưa qua các tháng trong năm ở một số địa điểm tiêu biểu, dựa vào
đấy có thể phân tích cụ thể hơn đặc điểm và sự phân hoá khí hậu trên lãnh
thổ.
Sau khi cung cấp cho học sinh những hiểu biết trên đây, giáo viên giới
thiệu cho các em một giàn ý dựa vào đấy, hướng dẫn các em tập mô tả khí
hậu trên bản đồ bắt đầu bằng một châu lục, chẳng hạn như bản đồ khí hậu
châu Âu.
Châu Âu nằm giữa những vĩ độ nào (36
0
B và trên 71
0
B).
Thuộc vành đai khí hậu(gần hòn toàn ở ôn đới). đặc điểm của khí hậu
ôn đới là gì?(không nóng quá không lạnh quá).
Mùa hạ, có những đường đẳng nhiệt nào chạy qua lãnh thổ châu âu?
Đường đẳng nhiệt cao nhất chạy qua những đâu(miền cực nam và miền đông
nam). Vì sao?(do ảnh hưởng của vĩ độ và lục địa).
Mùa đông có những đường đẳng nhiệt nào chạy qua lãnh thổ châu
âu?(+10
0
C, +5
0
C, +0
0
C, -5
0
C, -10
0
C, -15
0
C). Các đường đẳng nhiệt thấp
nhất chạy qua những vùng nào? (Đường đẳng nhiệt -15
0
C chạy từ Bắc
xuống Nam ở phía cực Đông, đường đẳng nhiệt -10
0
C chạy trên bán đảo
Xcăngđinavi, vòng thẳng xuống vùng Đông Nam rồi chuyển xuống hướng
Đông).
Sự phân bố như trên của các đường đẳng nhiệt mùa hạ và mùa Đông
trên lãnh thổ châu Âu cho ta thấy khí hậu châu Âu có đặc điểm chung
(Không nóng lắm về mùa hạ và không quá lạnh về mùa Đông). Vùng nào có
mùa Đông ẩm nhất, vì sao (vùng Nam Âu, vì ở vĩ độ thấp nhất) những vùng
nào có mùa Đông lạnh nhất (vùng Đông và Đông Nam, vì chịu ảnh hưởng
nhiều của lục địa).
Căn cứ vào nhiệt độ ghi bằng chữ số ở các địa điểm Luân Đôn,
VácXaVa, Matxcơva, ta có nhận xét gì? (Biên độ nhiệt trong năm tăng dần
từ Tây sang Đông và Đông Nam) Vì sao? Vì các ở phía Đông và Đông Nam,
ảnh hưởng của biển và của dòng biển Bắc Đại Tây Dương càng yếu đi và
ảnh hưởng của lục địa càng mạnh lên).
Gió thịnh hành trong năm là loại gió nào, có ảnh hưởng gì đến khí
hậu? (Gió tây ôn đới thổi hầu như quanh năm, cả mùa hạ và mùa đông, đem
hơi ẩm vào sâu trong đất liền và gây mưa).
Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có lượng mưa là bao nhiêu (500 –
1000mm) do gió tây mang lại, những vùng nào có mưa nhiều, vì sao (Vùng
bờ biển phía tây của bán đảo Xcăngđinavi, mặt phía Tây của quần đảo Anh –
Ailen có lượng mưa lớn do phía Tây mang đầy hơi ẩm chút xuống nhất là
trên sườn tây của dãy núi Xcăngđinavi. Vùng Núi Anpơ cũng có lượng mưa
khá lớn do các sườn phía Tây hứng gió Tây từ biển vào). Những vùng nào
có mưa ít nhất, vì sao? (vùng Đông Nam châu Âu ven biển Cátxbi chỉ có
lượng mưa tới 300mm vì gió Tây mùa hạ khi đến được đây đã chút hết gần
hơi nước ở dọc đường và lại gặp không khí nóng nên không gây mưa được).
Tóm lại, khí hậu nói chung là ôn hoà, càng đi về phía đông và phía
nam, càng xa đại tây dương và dòng biển nóng bắc đại tây dương tính chất
lục địa càng tăng.
Giàn ý mô tả khí hậu trên đây cũng có thể áp dụng để mô tả khí hậu
của một khu vực hay một quốc gia. Chẳng hạn đối với Việt Nam học sinh
dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ nêu được những nét chính như sau:
Ví dụ:
Qua bản đồ khí hậu VN hướng dẫn cho học sinh nhận xét
- Việt Nam nằm giữa các vĩ độ 23
0
22’B và 8
0
30’B, có nghĩa là nằm
hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới.
- Tính chất nhiệt đới cũng thể hiện ở các đường đẳng nhiệt trung bình
năm chạy qua lãnh thổ Việt Nam: +20
0
C, +23
0
C, +26
0
C.
Sự phân bố của các đường đẳng nhiệt cho thấy nhiệt độ tăng theo
hướng từ Bắc vào Nam theo quy luật địa đới. Điều này cũng được thể hiện
qua các chỉ số ghi nhiệt độ chung bình ở các địa điểm Lạng Sơn 21,3
0
C, Hà
Nội 23,4
0
C, Vinh 23,9
0
C, Huế 25,2
0
C, Nha Trang 26,3
0
C, TP HCM 26,9
0
C.
- Nhìn vào biến trình của nhiệt độ trong năm thể hiện ở các biểu đồ,
chúng ta thấy ở Lạng Sơn nhiệt độ tháng lạnh nhất xuống tới dưới 14
0
C, ở
Hà Nội khoảng 14
0
C, ở Vinh khoảng 18
0
C, Huế 19
0
C, Nha Trang 23
0
C, TP
HCM 25
0
C. Như vậy ở miền Bắc, có một mùa Đông lạnh, càng đi về phía
Nam càng đỡ lạnh, ở Miền Nam không có màu đông lạnh.
- Nhìn vào các vùng khí hậu được thể hiện bằng màu sắc trên bản đồ,
átlát, chúng ta cũng thấy rõ sự phân hoá khí hậu trên đây: Từ Bắc vào Nam
từ khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh sang khi hậu nhiệt đới có mùa đông
lạnh vừa, rồi sang khí hậu nhiệt đới có mùa khô ẩm, cuối cùng là khí hậu
nhiệt đới nóng quanh năm.
- Về các loại gió thịnh hành trên lãnh thổ Việt Nam, ta thấy về mùa
đông có gió mùa đông bắc mang không khí lạnh từ phương bắc tới miền bắc,
điều đó cắt nghĩa vì sao ở miền bắc có mùa đông lạnh, ranh giới Frông lạnh
được biểu hiện trên bản đồ cho thấy ranh giới lãnh thổ có gió mùa đông bắc
cùng là ranh giới lãnh thổ của mùa đông lạnh, ngoài ra còn có gió đông bắc
thổi vào lãnh thổ miền nam, nhưng đây là tín phong thổi thường xuyên trong
khu vực nội chí tuyến, một thứ gió nhẹ, không mạnh như gió mùa đông bắc.
Về mùa hạ, có gió mùa tây nam thổi tới miền nam và gió mùa đông nam thổi
vào miền bắc, đem mưa tới. Ngoài ra, còn gió tây nam thổi qua lãnh thổ lào
chút hết hơi nước ở đây rồi vượt qua các đèo của giải Trường Sơn và núi tây
bắc bắc bộ trở thành gió khô, nóng. Đặc biệt là trên bản đồ còn biểu hiện
đường đi chuyển thông thường cuả các bão nhiệt đới qua các tháng trong
năm. Việc phân tích về các loại gió thịnh hành trong năm cho phép chúng ta
bổ sung vào tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam một đặc tính thứ 2 hết
sức quan trọng, đó là gió mùa. Như vậy khí hậu nước ta không phải chỉ là
khí hậu nhiệt đới đơn thuần mà là khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Phân tích các biểu đồ chỉ nhiệt độ trung bình tháng và lượng mưa
trung bình tháng, ta thấy lượng mưa trung bình năm ở lạng sơn là 1400mm,
ở hà nội1683mm, ở Vinh là 1869mm, ở Huế 2990mm, ở Đà Lạt 1820mm,
TP HCM 1917mm, như vậy Việt Nam có lượng mưa khá lớn trên toàn lãnh
thổ, trừ những nơi kín gió. Các cột mưa tháng trong trên các biểu đồ năm
trên các biểu đồ cho thấy mưa tập trung vào mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng
10, do gió mùa Tây nam và đông nam mang đến. Riêng miền bắc trung bộ,
mưa tập trung vào mùa Đông do gió mùa đông bắc qua vịnh bắc bộ lấy hơi
ẩm đem đến. Ngoài ra, bão cùng góp phần làm cho mưa nhiều vào mùa
Đông.
- Tóm lại, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
trên nửa phần phía bắc của đất nước, lượng mưa hàng năm tương đối lớn,
trải ra khắp lãnh thổ.
Qua những ví dụ trên đây, có thể rút ra quy trình rèn luyện kĩ năng mô
tả khí hậu trên bản đồ như sau:
- Làm cho học sinh hiểu rõ mô tả khí hậu có nghĩa là mô tả những yếu
tố thành phần của nó tức là nhiệt độ, mưa, gió và phát hiện mối liên hệ giữa
chúng với nhau cũng như với những yếu tố tự nhiên khác.
- Giới thiệu cho các em các yếu tố trên bản đồ khí hậu.
- Cung cấp cho học sinh dàn ý mô tả khí hậu trên bản đồ.
- Hướng dẫn các em dựa vào dàn ý cho sẵn để mô tả khí hậu trên bản
đồ bắt đầu từ châu lục rồi chuyển sang một khu vực, một quốc gia.
c. Rèn luyện kĩ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ
Nhìn mạng lưới sông ngòi bản đồ một khu vực có thể thấy ngay trên
bản đồ một khu vực có thể thấy ngay trên những nét lớn đặc điểm khí hậu,
địa hình, thực vật, động vật và phân bố dân cư ở khu vực đó. Như vậy việc
mô tả sông ngòi của chúng ta thấy rõ không những đặc điểm về thuỷ văn của
mỗi khu vực mà cả mặt khác về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Tất cả những kĩ năng đã được học như mô tả địa hình, xác định
phương hướng giúp cho học sinh mô tả được dể dàng sông ngòi trên bản đồ.
Chỉ cần cung cấp cho các em một dàn ý và dựa vào đấy cho các em miêu tả.
Dàn ý mô tả có thể như sau:
Nêu lên những nét chung của sông ngòi:
- Sông chảy theo những hướng nào hoặc đỗ vào biển, đại dương nào,
vì sao?
- Nguồn cung cấp nước cho sông(mưa, tuyết, băng hà,hay nước ngầm)
và chế độ nước.
Các hệ thống sông chính:
Ví dụ:
Sông chính lớn hay nhỏ, chảy theo hướng nào, đỗ vào đâu, sông dai
hay ngắn có nhiều hay ít các sông nhánh, các sông chảy từ đâu đến, nguồn
tiếp nước của sông chính và các sông phụ, chế độ nước của các sông, ý
nghĩa kinh tế. Lấy ví dụ về sông ngòi việt nam. Học sinh dễ dàng nhận thấy
mạng lưới sông ngòi nước ta khá dày đặc phân bố khắp trên lãnh thổ. Đại bộ
phận là những sông nhỏ, chỉ có hai sông tương đối lớn là sông hồng và sông
cửu long.
Trên bản đồ khí hậu các em thấy từ bắc tới nam, lượng mưa trung
bình năm đều khá lớn:
Lạng sơn 1400mm, Hà nội1683mm, Vinh1869mm, Huế 2890mm, Đà
lạt 1820mm , TPHCM 1917mm, Cà mau 2241mm, Điều đó cắt nghĩa vì sao
mạng lưới sông dày đặc và phân bố đều trên khắp lãnh thổ. Nhìn trên bản đồ
tự nhiên, học sinh thấy rõ việt nam có hình dạng chữ s. Kéo dài theo hướng
kinh tuýên, hẹp chiều ngang, phía đông giáp biển phía tây phần lớn là núi,
nơi bắt nguồn từ nhiều sông. Riêng bắc bộ và nam bộ có chiều ngang mở
rộng hơn cả nên có một số sông rất lớn.
Nhìn vào biểu đồ chỉ nhiệt độ và lượng mưa trung bình trong năm và
do lượng mưa khá lớn nên tổng lượng nước của các sông cũng lớn. ở bắc bộ
và nam bộ mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8,9 nên các sông có lũ và nước
lên to về mùa hạ, cạn về mùa đông, Riêng ở trung bộ mưa tập trung vào các
tháng 9-12 nên sông ngòi có nước lũ và nước lũ lên to vào mùa đông.
Dựa vào bản đồ địa lý việt nam học sinh rể nhận thấy rằng sông hồng
bắt nguồn từ cao nguyên vân quý, trung quốc, một phần trung lưu và toàn bộ
hạ lưu trải trên lãnh thổ nước ta theo hướng núi tây bắc - đông nam và đổ
vào vịnh bắc bộ. Căn cứ vào màu sắc trên bản đồ, các em có thể thấy đoạn
trung lưu của sông chảy ở miền núi thấp, độ dốc nhỏ, khi chảy vào miền
đồng bằng, sông chỉ còn ở độ cao 50m, độ dốc yếu nên sông uốn khúc nhiều
và cùng với hệ thống sông Thái bình tạo lập một tam giác châu mà đỉnh là
Việt Trì.
Chảy tới Việt trì sông hồng nhận được 2 phụ lưu chính: Sông đà ở bên
phải và sông lô ở bên trái, sông đà là phụ lưu lớn nhất. Bắt nguồn từ trung
quốc, chảy ở vùng núi đá vôi, có nhiều ghềnh như ghềnh Bờ, trước khi đổ
vào sông chính sông đà cũng nhận đựơc một số sông nhánh, lớn nhất là sông
nậm na. Sông lô cũng bắt nguồn trên lãnh thổ trung quốc, chảy về gần đến
thị xã tuyên quang thì nhận được phụ lưu sông gâm, về tới đoan hùng nhận
được phụ lưu sông chảy. Sông chảy cũng là sông có nhiều ghềnh, như ghềnh
bà.
Hệ thống sông Hồng có ý nghĩa lớn về kinh tế, trước hết về mặt thuỷ
lợi. Nó cung cấp nước cho mạng lưới kênh máng, cho phép giữ chủ động
trong canh tác, tăng vụ, nâng cao sản lượng nông nghiệp. Giá trị về mặt thủy
điện cũng rất quan trọng, trữ lượng khá lớn nhưng chưa khai thác được bao
nhiêu, ngoài trung tâm thủy điện hoà bình trên sông đà, trung tâm thủy điện
thác bà trên sông chảy. Hệ thống sông hồng nối liền với hệ thống sông thái
bình tạo thành một mạng lưới giao thông đường thông hết sức quan trọng
trải ra các hướng trên lãnh thổ bắc bộ.
Việc rèn luyện kĩ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ có thể theo quy
trình như sau:
- Hướng dẫn học sinh mô tả một con sông dựa trên dàn ý cho sẵn.
- Khi học sinh đã năm được cách mô tả một con sông, chuyển sang
hướng dẫn các em mô tả một hệ thống sông.
- Cuối cùng hướng dẫn các em tập mô tả sông ngòi của một nước.
II - KẾT QỦA.
Qua một thời gian giảng dạy tại TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc với đối
tượng học sinh đầu vào thấp thì tôi thấy học sinh rất hứng thú với những tiết
học sử dụng bản đồ. Mục tiêu tới đây là giáo viên nên cố gắng đưa tất cả
chương trình đều sử dụng các phương tiện đặc biệt là bản đồ nâng cao chất
lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trên đây là một số ví dụ dẫn chứng cụ thể, trong phạm vi khuôn khổ
đề tài không cho phép nên tôi chỉ dừng lại ở đây trong quá trình giảng dạy
giáo viên có thể linh động hơn.
KẾT LUẬN
I - KẾ HOẠCH CỤ THỂ.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lý đối với việc sử dụng các
phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại đặc biệt là các kĩ năng rèn luyện bản
đồ chưa thêt thực hiện toàn bộ chương trình nhưng giáo viên có thể sử dung
tối đa cá phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại trong toàn bộ chương trình
để nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.
II - ĐỀ XUẤT.
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đựơc đóng góp ý kiến của mình
về kĩ năng bản đồ trong dạy học Địa lí. Để dạy học đạt hiệu quả cao thì giáo
viên cần soạn giáo án điện tử, sử dụng bản đồ treo tường, Atlát địa lý và khai
thác kênh hình trong phần mềm vi tính. Với đề xuất của cá nhân tôi và giáo
viên trong trung tâm đề nghị Bộ GD&ĐT cho nhiều phần mềm có hình ảnh
để bài dạy trở nên sinh động.
Mong các đồng chí đóng góp cho đề tài này được đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Yên, tháng 4 năm 2013
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Hải/TT GDTX Tỉnh