Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN Lồng ghép nỗi đau da cam vào các bài sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.87 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
"LỒNG GHÉP NỖI ĐAU DA CAM VÀO CÁC BÀI SINH HỌC
LỚP 9"
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Cơ sở khoa học của việc lồng ghép “ nỗi đau da cam”:
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm . Các kiến thức về sinh học cần được
hình thành theo phương pháp quan sát và thí nghiệm. Sinh học 9 là một môn như vậy.
Như chúng ta cũng đã biết ngày 26/07/ 1969 chiếc máy bay số hiêu UH- 1D từ đại đội
không quân 336 của Mỹ đã rải 45 triệu lít dioxin xuống vùng đất miền Nam khiến
cho vùng đất phì nhiêu này trở nên một vùng đất chết.Nay chiến tranh đã đi qua nhưng
hậu quả của nó để lại vẫn còn nguyên vẹn,là hàng triệu đứa con bé bỏng được sinh ra
từ những người lính mang di chứng dioxin đã bị dị dạng ,dị tật một nỗi đau không thể
nói hết bằng lời, liệu nó có bù đắp nỗi.Tác hại của nó làm rụng lá cây, làm tăng tỉ lệ
đột biến gen ở vùng bị rải độc và nguy cơ dẫn đến ung thư rất cao.
Đồng cảm với nỗi đau đó năm 2008 sứ giả Việt Nam là Nguyễn Thị Bình đã sang Mỹ
tham gia vụ kiện bà đại diện người dân Việt Nam mong muốn đem lại cho những con
người bất hạnh ấy sự công bằng .
Những hình ảnh của những nạn nhân da cam do chiến tranh để lại nhìn mà xót xa là
nỗi đau rất lớn mong được chia sẽ. Nỗi đau này hằng ngày hằng giờ đã đè nặng lên
thân xác và tinh thần của những con người bất hạnh ấy.Chính vì vậy sự đồng cảm ,chia
sẽ,yêu thương của nhân loại là hết sức cần thiết . Đây không phải là vấn đề của một
người, không phải của một gia đình,một địa phương ,một đất nước mà nó còn mang
tầm quốc tế. Do vậy để nâng cao sự hiểu biết, nhận thức , lòng đồng cảm đối với nạn
nhân da cam thì phải có một kế hoạch , một chương trình về nội dung chất độc da cam.
2.Cơ sở lí luận và thực tiễn về lồng ghép “ nỗi đau da cam”
Bởi việc giáo dục lồng ghép “ nỗi đau da cam” cũng là một trong những nội dung làm
hạn chế các bệnh và tật di truyền trong tương lai. Đó cũng chính là một bộ phận để
giáo dục nhân cách ,phẩm chất đạo đức của học sinh .Thông qua những kiến thức
,những nguyên nhân ,những hình ảnh về chất độc da cam do dioxin giúp học sinh nhận
thấy được mối quan hệ giữa con người và môi trường là rất khắn khít .Bên cạnh đó


học sinh có thể hình thành những quan điểm ,niềm tin để thay đổi hành vi thái độ của
chính mỗi cá nhân học sinh và mọi người xung quanh .
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối với lứa tuổi học sinh THCS nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 9 nói riêng ,là
lứa tuổi đang bước vào giai đoạn nhận thức sự đúng đắn ,sự công bằng trong xã hội .
Nhưng hiện nay xu thế của lứa tuổi này hầu như rất ít quan tâm đến các vấn đề xã hội
mà cố chạy theo phong cách tuổi mới lớn. Hơn thế ngành giáo dục hiện nay đang thực
hiện mục tiêu trường học thân thiện và học sinh tích cực . Như vậy đây chính là điều
kiện thuận lợi tạo cơ hội cho những người quản lí, những giáo viên đang thực hiện
công tác giảng dạy, giáo dục .
Riêng đối với địa bàn học sinh miền núi như Hòa Liên thì đây chính là yếu tố
để các cấp quản lí có thể chú ý đến và theo tôi ngành giáo dục đóng vai trò quan
trọng trong việc tuyên truyền .
Chương trình sinh học 9 đặc biệt là các chương về biến dị và di truyền ,về ô
nhiễm môi trường chúng ta dễ dàng lồng ghép nội dung nỗi đau da cam cho học sinh.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở của việc lựa chọn hình thức và phương pháp lồng ghép “nỗi đau da
cam” thông qua môn sinh học ở trường THCS
Để lựa chọn những hình thức và phương pháp lồng ghép nội dung nỗi đau da cam một
cách thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao , thì người giáo viên cần dựa trên những cơ sở
sau:
Dựa vào đặc điểm chương trình SGK sinh học THCS, đặc biệt là phải dựa vào tính đặc
thù của môn sinh học 9.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh ở từng lớp, từng cấp học.
Dựa vào tình hình của thực tế xã hội
Dựa vào hoàn cảnh sống của học sinh và hoàn cảnh sống của chính những gia đình
đang phải chịu đựng nỗi đau da cam ( nếu có thể ta nên dựa vào những gia đình có tại
địa phương)
Dựa vào những tổ chức , chương trình quyên góp gây quỹ được thực hiện trên TV.
Dựa vào đặc điểm đặc trưng của ngôi trường mình đang học tập và làm việc.

Từ những cơ sở trên , người giáo viên sẽ lựa chọn những hình thức và phương
pháp giáo dục phù hợp , không nên đi quá xa với đặc thù của môn học , bài học không
chọn những hình thức quá khó khăn ,quá tốn kém về thời gian , công sức và tiền
của… để tránh có những áp lực lớn đối với học sinh và chính bản thân người giáo
viên.
2. Thực trạng :
Hình thức và phương pháp càng đơn giản càng tạo điều kiện cho học đẽ tiếp thu và
dễ hiểu hơn. Chắc chắn kết quả sẽ đạt đến mức tối ưu.
Nội dung lồng ghép có thể có những thuận lợi và khó khăn sau:
a.Thuận lợi:
- Học sinh ở nông thôn đa số các em giàu tình cảm ,thân thiện.
- Biết chia sẽ với những hoàn cảnh khó khăn của mọi người,của bạn bè trong lớp trong
trường
- Kiến thức dễ hiểu tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu .
b.Khó khăn:
- Học sinh chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề xã hội.
- Học sinh chưa thấy được tác hại to lớn của chiến tranh đặc biệt của chất độc da cam.
- Thông tin tuyên truyền về chất độc da cam trong trường học chưa được phổ biến
rộng rãi.
3. Những nội dung lồng ghép có thể khai thác trong chương trình sinh học 9 ở
THCS
Môn sinh học có rất nhiều cơ hội để chúng ta có thể khai thác và lồng ghép nội dung
nỗi đau da cam cho học sinh.Các cơ hội đó chủ yếu tập trung vào việc khai thác một
phần nội dung bài học.
Ví dụ như các bài học sau:
Bài 21: Đột biến gen
Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 23 và 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
Bài 30: Di truyền học với con người

Trên cơ sở những nội dung của những tiết học chúng ta có thể xây dựng một kế hoạch
phát động phong trào gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam tương tự những hoạt
động khác của đoàn , đội như : ngày vàng vì tình bạn, ủng hộ bão lụt,ủng hộ học sinh
nghèo,kế hoạch nhỏ, nuôi con heo đất…nhằm nâng cao tính cộng đồng trong học sinh.
4.Nội dung cụ thể cho từng tiết dạy:
Bài 21: ĐỘT BIẾN GEN
Sau khi học sinh trả lời các nguyên nhân dẫn đến đột biến gen .GV có thể hỏi? loại
chất hóa học do chiến tranh để lại và người ta đặt tên cho nó là gì?GV chốt kiến thức
và chuyển sang nội dung hoạt động 3.
Vậy mặc dầu chiến tranh đã đi qua nhưng chất độc dioxin vẫn còn đó ,vẫn còn trong
lòng đất, vẫn còn trong cơ thể của những người chiến binh năm xưa. Và bây giờ đã
chuyển sang những em thơ bé bỏng sinh ra trong thời bình.
Qua thông tin SGK học sinh cũng biết được đa số các đột biến gen là có hại cho bản
thân sinh vật .Sau khi GV cho các em quan sát tranh ảnh SKG hình 21.1/63→21.3/64
thì tiếp tục cho học sinh quan sát các tranh minh họa về chất độc da cam

Vậy thông qua những hình ảnh thấy được ,GV có thể hỏi : Các em cảm thấy thế nào
khi nhìn những bức ảnh thương tâm đó ? Chắc chắn một điều sẽ có nhiều em trả lời
rằng thấy xót thương và mong muốn được chia sẽ .
Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Sau khi khi học sinh xác định được nguyên nhân dẫn đến phát sinh đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể .GV có thể lồng ghép nguy cơ của những nạn nhân nhiễm chất độc da
cam và bản thân của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình đó bị ung thư là rất cao.
Mất một đoạn nhỏ ở nhiễm sắc thể thứ 21 gây ung thư máu.
Hay chúng ta có thể nghe nói đến làng ung thư ở xã Triệu Phong, huyện Phong Điền
,tỉnh Thừa Thiên Huế.Có rất nhiều người dân nơi này bị bệnh ung thư như: ung thư
xương, ung thư máu, ung thư gan, ung thư não…nguyên nhân ban đầu là do nhiễm
chất độc trong đó có dioxin.
Thông qua những thông tin đó hình thành cho học sinh ý thức biết tham gia bảo vệ
môi trường, biết lên án tội ác của chiến tranh , biết yêu thương bản thân và biết chia sẽ

với những bị bệnh nan y không thể chữa được trong đó có những nạn nhân da cam.
Bài 23 và 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Sau khi học sinh trả lời được cơ chế và nguyên nhân phát sinh thể dị bội GV lồng
ghếp những hình ảnh nạn nhân bị bệnh Đao cho học sinh quan sát .
Ta thấy những người bị bệnh Đao thường có những hình thái bên ngoài họ rất giống
nhau dù là nam hay nữ như: mắt một mí, ngón nhân và ngón tay ngắn, miệng há, lưỡi
thè, suy đần, cổ ngắn,người bé….Trong những nguyên nhân gây nên bệnh Đao thì
nguyên nhân chủ yếu vẫn là chất độc hóa học dioxin Thông qua những hình ảnh đó
học sinh cũng biết thương họ và cũng biết chia sẽ với nỗi đau của họ bằng cách giúp
đỡ về mặt vật chất và tinh thần nếu có thể.
Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Đối với bài học này chủ yếu là cho học sinh quan sát tranh ảnh về các bệnh tật di
truyền.Tất cả những trường hợp trên đều do chất độc hóa học và sự có mặt của dioxin
gây nên đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
Vậy thông qua đó học sinh biết đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế phát sinh bệnh
và tật di truyền .Biết lên án chiến tranh, biết lên án những hành vi gây ô nhiễm môi
trường ,việc sử dụng vũ khí hạt nhân, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách…

Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
Qua khái niệm về di truyền y học tư vấn học sinh có thể hiểu được về khả năng
di truyền của một số bệnh và tật.Từ đó học sinh biết bảo vệ cho chính tương lai của
mình và khuyên răng mọi người đặc biệt là những con người là nạn nhân của chất độc
da cam không nên kết hôn và sinh con.
III.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Tóm lại, lồng ghép nội dung “ nỗi đau da cam” trong trường học theo tôi là rất
cần thiết và đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 sẽ có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu
quả cao.
Những tiết dạy đã thực hiện nội dung lồng ghép .Tất cả học sinh mong muốn
nhà trường nên tổ chức một hoạt động nhằm quyên góp gây quỹ ủng hộ nạn nhân da
cam. Dù chỉ vài nghìn đồng, dù nhịn một bữa ăn sáng nhưng các em rất vui vì đã làm

được một việc tốt .
Các lớp cũng đã sưu tầm được những hình ảnh, những bức tranh về nạn nhân
da cam đóng thành bộ tập tranh nhằm bổ sung cho phòng thiết bị Hóa Sinh.
Việc lồng ghép “nỗi đau da cam” vào các bài dạy sinh học 9 không những giúp
học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức có được trong SGK mà còn giúp học sinh hình
thành được nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam.Đồng thời học
sinh có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường,bảo vệ chính tương lai di truyền
mai sau.

×