Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Tập đề và đáp án thi học sinh giỏi môn ngữ văn năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.27 KB, 89 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO HUYỆN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT II
NĂM HỌC 2014-2015
M«n: NGỮ VĂN 8
Thêi gian lµm bµi: 150 phót
(Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra nét nghệ thuật độc đáo trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng”
của O.Hen-ri. Vì sao chiếc lá cuối cùng trở thành một kiệt tác?
Câu 2: (2 điểm)
Cảm nhận của em về hai dòng thơ sau:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "
(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 3: (5 điểm).
Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời
đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta"
("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
(Đề thi có 01 trang)
Thí sinh không sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :……………………………………….Số báo danh:………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỔI MÔN NGỮ VĂN 8
1
Câu
1
Nét nghệ thuật độc đáo trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng” của
O.Hen-ri. Vì sao chiếc lá cuối cùng trở thành một kiệt tác?
3.0
- Nghệ thuật độc đáo: đảo ngược tình huống hai lần:
+ Cô họa sĩ trẻ Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi nặng, cô rất tuyệt vọng và
nghĩ rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa


đời.
+ Ông họa sĩ già Bơ-men biết được suy nghĩ của Giôn-xi đã vẽ chiếc lá
cuối cùng trong một đêm mưa tuyết, cứu sống được Giôn-xi nhưng ông
đã chết vì bị bệnh viêm phổi.
0.5
0.5
0.5
- Chiếc lá cuối cùng trở thành kiệt tác vì:
+ Vẽ bằng trái tim và lòng nhân hậu của cụ Bơ-men.
+ Bức họa đã cứu sống được Giôn-xi, giúp cô có niềm tin vào sự sống .
+ Khẳng giá trị, sức mạnh của nghệ thuật.

1.0
0.5
Câu
2
Cảm nhận của em về hai dòng thơ sau:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "
(Quê hương - Tế Hanh)
+ So sánh: "cánh buồm" (vật cụ thể, hữu hình) với "mảnh hồn làng"
(cái trừu tượng vô hình). > Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay
bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ
+ Nhân hóa: cánh buồm "rướn thân " > cánh buồm trở nên sống
động, cường tráng, như một sinh thể sống.
+ Cách sử dụng từ độc đáo: các ĐT "giương", "rướn" > thể hiện sức
vươn mạnh mẽ của cánh buồm
+ Màu sắc và tư thế "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh
buồm > làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền.
2.0

0.5
0.25
0.25
2
+ Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen
thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên
lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu
tượng cho linh hồn làng chài miền biển.
+ Câu thơ vừa vẽ ra chính xác "hình thể" vừa gợi ra "linh hồn" của sự
vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của
người dân chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể
nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của
quê hương làng chài.
+ Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với
cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả.
0.25

0.25
0.5

Câu
3
Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua
"Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn)
và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
5.0
MB:
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lich sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu
dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và

"Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
0,5
TB: * Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc
trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là sự
phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.
a. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô
ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô).
+ Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân
dân thanh bình, triều đại thịnh trị:
- Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
0,75
3
- Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước
và nhân dân.
+ Khí phách của một dân tộc tự cường:
- Thống nhất giang sơn về một mối.
- Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương
Bắc.
- Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước
0,75
b. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc
được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại
xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ).
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc:
- ý chí xả thân cứu nước
+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:
- Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ
nghệ.
- Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm
vinh quang của dân tộc.

0,75
0,75
c. Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất
qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu
sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại
Việt ta).
+ Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo
+ Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc:
- Có nền văn hiến lâu đời.
- Có cương vực lãnh thổ riêng.
- Có phong tục tập quán riêng.
- Có lich sử trải qua nhiều triều đại.
- Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.
> Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm
mưu xâm lược, lập nên bao chiến công chói lọi
0.5
0.5
KB:
- Khẳng định vấn đề
- Suy nghĩ của bản thân
0.5
4
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT II
NĂM HỌC 2014-2015
M«n: NGỮ VĂN 8
Thêi gian lµm bµi: 150 phót
(Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1:(2 điểm)

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!’’
( Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2: (2điểm)
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của
bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ. ( trong hồi kí Những ngày thơ ấu của
Nguyên Hồng )
Câu 3: (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “ Các tác phẩm văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn
1930-1945 đã miêu tả cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người nông dân đồng thời
ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ .”
Bằng hiểu biết của em về 2 văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ” hãy chứng
minh nhận xét trên.
(Đề thi có 01 trang)
Thí sinh không sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :……………………………………….Số báo danh:………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỔI MÔN NGỮ VĂN 8
Câu Nªu cảm nhận theo c¸c ý sau:
2.0
5
1 - Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa
quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng
ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có
thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê
hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc.
1.0
- Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản

dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn
nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế
Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ
và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị
như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên
bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống
lao động hàng ngày của người dân.
1.0
Câu
2
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng
cực điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ. ( trong hồi kí
Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng )
2.0
- Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu.
- Nội dung:
+ Có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nêu bật cảm giác sung sướng
đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết rõ
ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc có sáng tạo.
0.5
0.5
+ Có những cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực
điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ . Viết khá rõ
ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc .
+ Nêu được cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp
lại và nằm trong lòng mẹ. Viết đủ ý, có cảm xúc, đôi chỗ còn lan man,
lủng củng trừ 0.5 điểm.
1.0
Câu

3
Mở bài :
-Ngô Tất Tố và Nam Cao đều là những nhà văn hiện thực xuất
sắc.Hầu hết các tác phẩm của hai nhà văn đều hướng tới thể hiện hình
0.5
6
ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8. “Tức nước
vỡ bờ” trích trong tác phẩm “Tắt đèn” và “Lão Hạc” là những tác
phẩm tiêu biểu. Đó là những con người nghèo khổ bất hạnh nhưng
luôn ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp.
-Trích dẫn nguyên nhận xét: “ Các nhà văn …… họ”.
Thân bài:
a) Nghèo khổ bất hạnh :
- Họ đều là những người nông dân nghèo khổ bất hạnh bị dồn
vào bước đường cùng . Đến với “Tức nước vỡ bờ”một trích đoạn
ngắn trong “Tắt đèn” ta hiểu được nỗi cơ hàn cực khổ của người
nông dân qua nạn sưu thuế .
+Gia đình chị Dậu chỉ là một trong những gia đình nghèo vào
hạnh nhất nhì cùng đinh trong làng. Nghèo vậy nhưng không thể
thiếu tiền nộp sưu cho nhà nước bởi sai nha, lính lệ ngày nào chả đến
thúc đòi .
+ Gia đình chị đã phải bán đi những tài sản duy nhất trong nhà,
đó là gánh khoai, ổ chó mới đẻ. Kiệt cùng về tài sản vẫn chưa đủ tiền
nộp sưu chị phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng chưa đầy bảy
tuổi .Người mẹ ấy đau như đứt từng khúc ruột .
+Anh Dậu đang bị ốm nặng nhưng vẫn bị đánh đập hành
hạ… Chị Dậu cũng bị đánh, bị chửi…
- Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao cũng trải dài
những đau khổ bất hạnh, cũng bị đẩy vào bước đường cùng. Đó là
một lão nông nghèo khổ, vợ mất sớm, gia sản chỉ có một mảnh vườn.

Lão ở vậy nuôi con khôn lớn.
+Lão Hạc còn rơi vào cảnh đói kém. Mất mùa ốm đau do tuổi
già nên lão sống trong lay lắt của cái đói nhiều hôm vớ được gì lão ăn
cái nấy như củ chuối, quả sung, con ốc, con trai. Nhưng rồi ốc, trai,
1.0
1.5
7
củ chuối, quả sung cũng hết
+ Lão yêu quí con chó Vàng nhưng vẫn phải bán nó nên rất đau
khổ và ân hận….
+ Lão đã chọn cái chết bởi lão sống sẽ tiêu vào số tiền nhỏ nhoi
để dành cho con
- Số phận của Lão Hạc của chị Dậu cũng là số phận của người
nông dân trước cách mạng tháng Tám. Xã hội thực dân nửa
phong kiến đã xô đẩy họ vào đường cùng không lối thoát.
b) Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân:
Những phẩm chất tốt đẹp đó là sự hi sinh vì người thân, là lòng
tự trọng, yêu chồng thương con.
-Chị Dậu một phụ nữ nông thôn đảm đang thương chồng sức
phản kháng mãnh liệt. Người phụ nữ ấy đã một tay quán xuyến mọi
công việc trong gia đình. Chị chăm sóc anh Dậu chu đáo, thể hiện
tình yêu thương chồng tha thiết
+Để bảo vệ chồng chị hạ mình van xin chúng không chỉ một mà
đến ba lần
+ Thương chồng chị bắt đầu vùng dậy bất đầu là sự phản kháng
bằng lời nói, đấu lí, bằng hành động. Sự phản kháng mãnh liệt của
chị là rất hợp với quy luật “có áp bức, có đấu tranh” nhưng sâu thẳm
là phát khởi, là tình yêu thương chồng sâu sắc .
- Lão Hạc yêu con nên đã dành tất cả những gì mình có cho con.
Người cha ấy đã chắt chiu từng chút hoa lợi nhỏ nhoi từ mảnh vườn

để dành cho con, còn mình thì sống trong cái đói lay lắt. Người cha
ấy sẵn sàng chết để dành sự sống cho con .
+Lão Hạc còn giàu lòng tự trọng, nhân hậu, trung tín. Bởi tự
trọng lão đã không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, tự trọng nên lão đã
gửi món tiền nhỏ dành dụm nhờ ông giáo và bà con lo hậu sự .
+ Lão còn rất mực trung tín, nhân hậu, ta quên sao tình cảm của
1.5
1.0
8
lão dành cho con vàng, một tình cảm chẳng khác nào cha con ông
cháu.
Kết bài:
- Khái quát chị Dậu cũng như lão Hạc là hình ảnh điển hình cho
người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Ở họ hội tụ
những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong xã hội đương thời
làm ta phải trân trọng nể phục.
- Người nông dân cam chịu số phận của họ mà chưa tìm ra con
đường đấu tranh để tự giải phóng mình.
0.5
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT I
Năm học: 2014-2015
Môn thi: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Cho bài ca dao sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tang mùi bùn.
a) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bài ca dao trên?
b) Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 2 (3 điểm)
Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Ông Đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 3: (5 điểm)
9
Có ý kiến cho rằng: Thơ Hồ Chí Minh vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên tha
thiết vừa thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Người qua các bài thơ “ Tức
cảnh Pác Pó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
HẾT
Đề thi gồm có 1 trang
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh…………………………………….Số báo
danh………………………
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn 8
Câu 1: (2 điểm)
Ý/Phần Đáp án Điểm
a Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: Liệt kê (lá xanh, bông
trắng, nhị vàng); điệp ngữ liên hoàn (lá xanh, bông trắng, nhị vàng -
nhị vàng, bông trắng, lá xanh); cách nói ẩn dụ: Gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn

1
b Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy:
- Thể hiện vẻ đẹp của bông hoa sen: sống giữa bùn lầy mà vẫn
tỏa ngát hương thơm
0,5
- Qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người: dù sống
giữa môi trường xấu nhưng nhân cách vẫn trong sạch. Đó chính là sự
bản lĩnh, cứng cỏi của con người trong cuộc sống
0,5
Câu 2: (3 điểm)
Ý/Phần Đáp án Điểm
Nêu cảm nhận về đoạn thơ trên theo các ý sau:
- Hình ảnh ông Đồ được miêu tả trong thế đối lập. Trước đó là
màu sắc rực rỡ, âm thanh tươi vui, tấp nập. Giờ đây ảm đạm vắng vẻ,
thê lương
1
- Điệp từ mỗi kết hợp với câu hỏi tu từ đã diễn tả sự thiếu vắng
những người thuê viết chữ và cũng là sự tàn lụi của nét văn hóa cổ
truyền của dân tộc
1
- Nghệ thuật nhân hóa diễn tả thấm thía nỗi buồn. Nỗi buồn
thấm vào các vật vô tri. Người thuê viết không còn nữa, nghệ thuật
viết chữ Hán của ông Đồ cũng bị mai một, lãng quên
1
Câu 3: (5 điểm)
Ý/Phần Đáp án Điểm
a a. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm
0,5
10

- Giới thiệu vấn đề: Thơ Hồ Chí Minh vừa thể hiện tình yêu
thiên nhiên tha thiết vừa thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng
b b. Thân bài
Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết(1,5
điểm)
- Mặc dù sống trong cảnh ngục tù tối tăm thiếu thốn nhưng
Bác vẫn không khỏi bâng khuâng bối rối trước vẻ đẹp của đêm trăng.
Bác và trăng như giao hòa với nhau, trở thành đôi bạn tri kỉ, (ngắm
trăng)
- Trong hoàn cảnh chuyển lao vất vả mệt nhọc nhưng người
vẫn trải lòng mình ra cùng thiên nhiên, đón nhận vẻ đẹp của thiên
nhiên đất trời (đi đường)
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
- Những ngày tháng sống và hoạt động tại Pác Pó - Cao Bằng,
Người đã sống gắn bó với thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên bằng
một cuộc sống giản dị thanh cao.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
> Như vậy thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu thiên nhiên tha
thiết (0,5 điểm)
*) Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng
(1,5 điểm)
- Vượt lên trên sự khó khăn thiếu thốn, từ một người tù Bác trở
thành một thi nhân, một người nghệ sĩ đón nhận và thưởng thức vẻ
đẹp của đêm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người nắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
- Trên đường chuyển lao đầy vất vả, khi đã vượt qua hết lớp

núi này đến lớp núi khác, cũng là người lên được đỉnh núi cao nhất.
Từ một người tù, Bác trở thành một lữ khách đang say sưa thưởng
ngoạn vẻ đẹp của nước non với một phong thái ung dung tự tại. Đó
cũng chính là tinh thần lạc quan cách mạng: khi đã vượt qua khó
khăn gian khổ thì con đường đời cũng như con đường cách mạng
nhất định sẽ thắng lợi vẻ vang:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
- Tuy sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn,
nhưng với Bác thì cuộc đời hoạt động cách mạng vẫn thật đầy đủ
giàu sang. Đó chính là tinh thần lạc quan cách mạng của người tù
4
11
Cộng sản Hồ Chí Minh.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
> Như vậy thơ Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan cách
mạng (0,5 điểm)
c. Kết bài (0,5 điểm)
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc, ba bài thơ trên
vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết vừa thể hiện tinh thần lạc
quan cách mạng của người
0,5
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT I
Năm học: 2014-2015

Môn thi: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
(Lượm- Tố Hữu)
a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ trên?
b. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng ở đoạn thơ trên?
c. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 2: (3 điểm)
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Khi con tu hú- Tố Hữu)
Câu 3: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho
phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố), và “ Lão Hạc” (Nam Cao) em hãy
làm sáng tỏ nhận định trên?
HẾT
Đề thi gồm có 1 trang

12
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh…………………………………….Số báo
danh………………………
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn 8
Câu 1: (2 điểm)
Ý/Phần Đáp án Điểm
a Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng: điệp từ “ cái”, từ láy
(loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh); so sánh (con
chim chích)
0,25
b Phương thức biểu đạt được sử dụng: Miêu tả (0,25 điểm) 0,25
c c. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật:
Chú bé Lượm hiện lên với dáng vẻ nhanh nhẹn tinh nghịch
nhưng cũng thật hồn nhiên yêu đời và rất hiên ngang của một chú bé
liên lạc
1,5
Câu 2: (3 điểm)
Ý/Phần Đáp án Điểm
Cảm nhận đoạn văn theo những ý sau:
- Trong song sắt nhà tù, người chiến sĩ cách mạng đã lắng nghe thấy
những âm thanh vang vọng của cuộc sống. Sự hấp dẫn của khung
cảnh mùa hè đang trỗi dậy trong lòng khiến nhà thơ muốn đạp tan
cánh cửa phòng giam
1
- Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 (mà chân muốn đạp tan
phòng/ hè ôi), nhịp 3/3 (ngột làm sao/ chết uất thôi), kết hợp với

những từ ngữ mạnh (đạp tan, chết uất) và những từ ngữ cảm thán (ôi,
thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngọt ngạt cao độ, niềm khao khát cháy
bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do
bên ngoài
1
- Tiếng tu hú cứ kêu cứ gọi bầy nghe càng thúc giục, càng làm cho
người tù đau khổ thấm thía hơn và trong lòng người tù, niềm khao khát
tự do cũng lên tiếng gọi, thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm để
trở về với cuộc đời hoạt động sôi nổi, tự do
1
Câu 3: (5 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
Ý/Phần Đáp án Điểm
a Mở bài
- Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và
Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của
người nông dân trước cách mạng tháng tám
0,5
13
b Thân bài
*) Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho
phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng
tháng 8 (1,5 điểm)
- Chị Dậu: là người gần gũi, mẫu mực, mang phẩm chất cao
đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam thời kỳ trước cách mạng,
có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người
phụ nữ hiện đại
+ Là người vợ giầu tình yêu thương: ân cần chăm sóc người
chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế
+ Là người phụ nữ cứng cỏi dũng cảm để bảo vệ chồng

- Lão Hạc tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân ở:
+ Là một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng)
+ Là một nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự
trọng (dẫn chứng)
*) Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi
thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng (1,5 điểm)
- Chị Dậu nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm bị đánh
trói, cùm kẹp tưởng chết nhưng vẫn có thể bị đánh trói, cùm kẹp trở
lên, tính mạng chồng chị luôn bị đe dọa
- Lão Hạc đau khổ, bi thảm, nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai
không đủ tiền cới vợ bỏ lão đi đồn điền cao su, lão đành sống thui
thủi, cô đơn một mình.
+ Tai họa dồn lên đôi vai của lão, ốm yếu, mất mùa, đau khổ vì
phải bán cậu vàng
+ Muốn để tiền dành dụm cho con, lão đã ăn bả chó để tự vẫn
*) Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực
và nhân đạo (1 điểm)
- Bộc lộ cách nhìn về người nông dân của 2 tác giả, cả 2 đều có
sự đồng cảm, xót thương đối với số phận, bi kịch của người nông dân
- Đau đớn, phê phán xã hội bất công tàn nhẫn, chính xã hội ấy
đẩy nông dân vào hoàn cảnh bần cùng
- Đều cảm thương và tin tưởng vào nhân cách tốt đẹp của
những người nông dân
- Tuy vậy, mỗi nhà văn lại có cái nhìn riêng; Ngô Tất Tố có
thiên hướng nhìn về người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp,
còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận
thức về nhân cách con người. Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân cách
nhân vật qua hành động còn Nam Cao đi sâu về miêu tả tâm lý nhân
vật
4

c. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề
0,5
UBND HUYỆN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 2
14
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2014 - 2015
Môn thi:Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 3 điểm): Truyện ngắn “ Lão Hạc”
a) Nêu những sự việc chính của truyện theo thứ tự kể của tác giả.
b) Tác giả kể câu chuyện trên theo thứ tự nào? Tại sao tác giả kể theo thứ tự ấy?
c) Cho luận điểm “ Lão Hạc là một người thương con” . Em hãy nêu ra những luận
cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên?
Câu 2: ( 7 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Bản chất của Thơ mới là “tiêu cực”, “thoát ly”. Song thơ mới
có nhiều yếu tố tích cực và tiến bộ nhất định, đó là tâm sự yêu nước thầm kín, là lòng yêu
thương con người, là mối tình tha thiết với quê hương”.
Qua một số tác phẩn của phong trào Thơ mới đã được học trong chương trình Ngữ
văn lớp 8, em hãy làm sáng tỏ những yếu tố tích cực và tiến bộ trên.

HẾT
( Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……… …. Số báo danh: ………………………

UBND HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Ngữ văn - Lớp 8
Câu 1: ( 3 điểm)
Ý/ phầnĐáp án Điểm
a) Nêu được các sự việc chính ( mỗi ý cho 0,2 điểm)

- Lão Hạc kể chuyện bán chó cho ông giáo nghe.
- Lão nhớ lại việc nuôi con chó khôn lớn trưởng thành,
con lão thất tình bỏ đi đồn điền cao su.
- Lão nhớ lại cảnh ở nhà một mình với con chó Vàng.
- Lão nhớ lại cảnh ốm và mất việc.
- Lão gửi tiền ông giáo và xin bả chó tự tử.

b) Tác giả kể theo trình tự từ giữa đi ra để tạo sự thu hút cho 0,6 đ
15
ngươì đọc.
c) Các luận cứ: ( Mỗi luận cứ cho 0,2 điểm):
- Lão ở vậy nuôi con khôn lớn trưởng thành khi vợ mất.
- Khi con lão thất tình lão đã động viên con.
- Khi con lãophẫn chí bỏ đi lão đã khóc.
- Lão quí con chó như quí một đứa cháu nội.
- Lão tằn tiện chắt bóp để dành tiền cho con.
- Lão hi vọng con lão trở về.
- Lão chết cho con được sống.
1,4 đ
ss
Câu 2:( 7 điểm):
Ý/
phần
Đáp án Điểm
a) Nêu hoàn cảnh ra đời của thơ mới – trích dẫn được nhận định 1 đ
b) Chứng minh những yếu tố tích cực và tiến bộ của thơ mới:
b.1:Yêu nước thầm kín: Muốn thoát ly cuộc sống thực tại, xót
xa khi một nền nền văn hóa bị tàn phai, nhớ về một thời hào
hùng của dân tộc……
b.2: Yêu thương con người: Xót xa khi một lớp người đang

bị xã hội quên lãng, yêu những con người nơi quê hương,….
b.3: Yêu quê hương tha thiết:…



c) Khái quát được vai trò của thơ mới trong hiện tại và bây giờ. 1đ
Lưu ý:Về hình thức đây là một bài văn nghị luận nên bài viết cân đối 3
phần có luận điểm luận cứ rõ ràng.Bài viết sạch cân đối không
sai quá 3 lỗi chính , từ câu diễn đạt trôi chảy cho 1 đ. Nếu sai
quá 3 lỗi chính tả mỗi lỗi trừ0,25đ trừ tối đa 2 đ.
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 2
Năm học 2014 - 2015
Môn thi:Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 2 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… ”
( Trích “ Quê hương” – Tế Hanh)
Câu 2: ( 3 điểm):
Nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới An- đéc – xen từng quan niệm:
“ Người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người có cảm xúc
16
trước cuộc đời nhiều nhất”.
Theo em cảm xúc có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách con
người cũng như trong việc học văn?

Câu 3: ( 5 điểm):
Nhận xét về bài thơ “ Nhớ rừng” Thế Lữ và “ Khi con tu hú” Tố Hữu có ý
kiến cho rằng: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do
cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do
ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
( Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………….: Số báo danh: ………………….

UBND HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Ngữ văn - Lớp 8
Ý/
Phần
Đáp án Điểm
Câu 1 -Yêu cầu chung:HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của đoạn thơ trình bay
dưới dạng một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Quê hương” của Tế Hanh, diễn
tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với sự liên tưởng độc đáo của
tác giả.
+ Biện pháp so sánh con thuyền như con tuấn mã cùng với các động từ
mạnh “ phăng”, “ vượt” gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng băng ra
khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển khơi bao la.Đó cũng chính là sức sống
khí thế của dân trai tráng…….
+ Hình ảnh cánh buồm được so sánh độc đáo gợi nhiều lên tưởng thú
vị.
+ Nghệ thuật ẩn dụ “ mảnh hồn làng” cánh buồm trở thành biểu tượng
của làng chài.

+ Nghệ thuật nhân hóa “ rướn” cho thấy cánh buồm như có sức sống
riêng.
+ Tình yêu quê hương của tác giả đã truyền cảm xúc cho bao người
đọc thơ ông, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khi nhớ về quê
hương.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2 - Về hình thức: Bài viết cần phải trình bày dưới dạng một bài văn
nghị luận hoàn chỉnh. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc
chính tả, từ câu diễn đạt tốt.
- Về nội dung: đủ các ý sau:
17
1. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân
cách con người.
+ Cảm xúc là biểu hiện tình cảm của con người trước cuộc sống,
những vui buồn yêu ghét mừng lo…Nhờ có nó mà cuộc sống của mỗi cá
nhân được liên kết với cộng đồng.
+ Cảm xúc giúp con người tới những hành động giúp con người có
Những trải nghiệm về cuộc sống nhờ đó mà rút ra bài học kinh nghiệm
Trí tuệ cũng sẽ được mở mang,….
+ Tuy nhiên không phải cảm xúc nào cũng có vai trò tích cực với cuộc
sống của con người. sự thù hận, thói ganh ghét , kiêu căng,….có thể đầu
độc cuộc sống của con người. Vì vậy con người cần biết làm chủ cảm
xúc của mình.
2. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc học văn:
- Tác phẩm văn học là sự kết tinh trí tuệ tâm hồn, tình cảm của nhà

văn. Không cá cảm xúc mãnh liệt nhà văn không thể sáng tác được
những tác phẩm có giá trị.
- Đọc tác phẩm văn học nếu người đọc không có sự đồng cảm với
người viết thì sẽ không nghe được tiếng nói của nhà văn.


Câu 3 - Yêu cầu về kĩ năng:
+ Đúng kiểu văn nghị luận
+ Viết lưu loát, diễn đạt tốt.
- Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về bối cảnh của Vnam trước CMT8.
- Bài thơ “ Nhớ rừng” và” Khi con tu hú” đều nói lên điều đó.
2. Thân bài:
- Luận điểm 1: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm
khao khát tự do chảy bỏng.
+ Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ.
+ Không chấp nhận cuộc sống nô lệ luôn hướng tới cuộc sống tự do.
- Luận điểm 2: Thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài khác nhau:
+ Nhớ rừng là tiếng nói của tầng lớp trí thức thanh niên có tâm sự
yêu nước đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được lối
thoát.
+ Khi con tu hú là tiếng nói của tầng lớp trí thức trẻ tuổi biết rõ
con đương cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi tin ở
tương lai chiến thắngcủa cách mạng đất nước sẽ độc lập tự do.
3.Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ.
- Trân trọng niềm yêu nước sâu kín.
0,5đ



0.5đ
18
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỢT 2
Năm học : 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ Văn – Lớp 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian phát
đề)
Câu 1: ( 2 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… ”
( Trích “Quê hương” – Tế
Hanh)
Câu 2: (3 điểm)
Nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới An-đéc-xen từng quan niệm :
"Người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người có
cảm xúc trước cuộc đời nhiều nhất" .
Theo em, cảm xúc đóng vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách
con người cũng như trong việc học Văn?
Câu 3: (5 điểm ) Nhận xét về hai bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và Khi con tú hú (Tố
Hữu), có ý kiến cho rằng :
Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng
của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại
hoàn toàn khác nhau.

Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO
TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(2điểm)
* Yêu cầu chung: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn
thơ, trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc bài văn ngắn
* Yêu cầu về nội dung: HS nêu được các ý cơ bản sau :
- Đoạn thơ trên trích trong văn bản Quê hương của Tế Hanh,
0.5
19
diễn tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với sự liên tưởng độc đáo
của tác giả.
+ Biện pháp so sánh con thuyền như con tuấn mã cùng với
những động từ phăng, vượt gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng
mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển khơi bao la. Đó cũng
chính là sức sống, khí thế của dân trai tráng – những con người hăng
say lao động, tự tin, kiêu hãnh giữa biển cả, đất trời.
+ Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi được so sánh độc
đáo, bất ngờ, gợi nhiều liên tưởng thú vị.
+ Nghệ thuật ẩn dụ (mảnh hồn làng) cánh buồm trở thành biểu
tượng của làng chài.
+ Nghệ thuật nhân hóa (Rướn) cho thấy cánh buồm như có hồn, sức
sống riêng.
+ Hình ảnh biểu cảm mang lại chất thơ cho nỗi nhớ của tác giả.
- Tình yêu quê hương của tác giả đã truyền cảm xúc cho bao

người đọc thơ ông, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khi nhớ về
quê hương.
1.5
0.5
Câu 2
(3điểm)
*Về hình thức:
Yêu cầu bài viết cần được trình bày dưới dạng một bài văn nghị
luận hoàn chỉnh. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi
chính tả, dùng từ, câu, cách diễn đạt .
*Về nội dung: Đảm bảo đầy đủ các ý sau :
1- Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách
của con người .
- Cảm xúc là những biểu hiện tình cảm của con người trước cuộc
sống, những vui buồn, yêu ghét, mừng lo. Nhờ nó mà cuộc sống của
mỗi cá nhân được kết nối với cộng đồng, với xã hội. Lạnh lùng, vô
cảm là tự tách mình ra khỏi cuộc sống của con người.
- Cảm xúc dẫn con người tới những hành động, giúp con người có
những trải nghiệm về đời sống, nhờ đó mà rút ra những bài học,
những kinh nghiệm sống làm trí tuệ ngày càng được mở mang, tâm
hồn ngày càng trở nên phong phú (HS cho dẫn chứng). Chính vì lẽ
đó mà nhà văn An-đéc-xen mới gọi họ là "những người sống lâu
nhất” và cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân
cách con người.
- Tất nhiên không phải cảm xúc nào cũng có tác dụng tích cực đối
với đời sống con người. Sự thù hận, thói ganh ghét, kiêu căng, tự
phụ có thể đầu độc cuộc sống con người. Chính vì thế mà con người
phải biết làm chủ cảm xúc của mình, phải biết trau dồi nuôi dưỡng
những cảm xúc tốt đẹp. Đó cũng là một phần trong quá trình hoàn
thiện nhân cách con người.

2- Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc học văn:
- Tác phẩm văn học là sự kết tinh trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của nhà
văn. Không có cảm xúc thật mãnh liệt, nhà văn không thể sáng tác
0.5
2.5
1.5
1.0
20
được những tác phẩm có giá trị (dẫn chứng).
- Đọc tác phẩm văn học, nếu người đọc không có được sự đồng cảm
với người viết, không hòa mình vào dòng cảm xúc dâng trào của nhà
văn thì sẽ không nghe được cái tiếng nói của nhà văn .
Câu 3
(5điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng
+ Đúng kiểu văn nghị luận, sử dụng hợp lí các thao tác chứng minh,
giải thích.
+ Văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
+ Khuyến khích những bài có sự sáng tạo, giàu cảm xúc
*Yêu cầu về nội dung
1, Mở bài
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám năm 1945: Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của thực dân
Pháp, nhiều thanh niên, trí thức tâm huyết với non sông đất nước
đều khao khát tự do.
- Bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ) Khi con tu hú ( Tố Hữu) đều nói
lên điều đó.
- Trích ý kiến
2, Thân bài:
- HS giải thích được thế nào là lòng yêu nước.

- Trong hai văn bản thì lòng yêu nước là ý thức đấu tranh và
khao khát tự do mãnh liệt.
Lần lượt làm rõ hai luận điểm sau :
* Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và
niềm khao khát tự do cháy bỏng :
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ
( d/c : Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt ), mới uất ức khi bị
giam cầm ( d/c Ngột làm sao, chết uất thôi )
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống
tự do :
+ Trong bài Nhớ rừng: Con hổ nhớ về cuộc sống tự do nơi núi
rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình
minh, những buổi chiều Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại
như bậc đế vương đầy quyền uy.(d/c)
+ Trong bài Khi con tu hú : Người thanh niên yêu nước tuy
thân bị tù đày nhưng vẫn tâm hồn hướng ra ngoài song sắt để cảm
nhận bức tranh mùa hè trong tâm tưởng rực rỡ sắc màu, rực rỡ âm
thanh, đầy hương vị ngọt ngào (d/c)
* Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh tự do khác nhau
- Nhớ rừng là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự
yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con
đường giải thoát
- Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi,
0.5
0.5
2.0
1.5
21
biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo
đuổi, tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập,

dân tộc sẽ tự do,
3, Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ.
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức
nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc
thời oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh
mẽ trong Khi con tu hú có tác dụng tích cực đối với thanh niên
đương thời.
* Lưu ý : Cách cho điểm
- Điểm 9- 10 bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, phân tích đủ các
mặt nội dung và nghệ thuật, có nhiều sáng tạo, không mắc lỗi diễn
đạt, không có lỗi chính tả.
- Điểm 7-8 bài có đủ nội dung, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 5-6 bài đủ nội dung nhưng còn sơ sài, còn lỗi hình thức.
- Điểm 3-4 bài đạt nửa nội dung, còn lỗi về hình thức.
- Điểm 1-2 bài có nội dung mờ nhạt, còn nhiều lỗi về hình
thức.
0.5
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỢT 2
Năm học : 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ Văn – Lớp 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian phát
đề)
Câu 1: ( 2 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… ”
( Trích “Quê hương” – Tế
Hanh)
Câu 2: (3 điểm)
Nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới An-đéc-xen từng quan niệm :
22
"Người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người có
cảm xúc trước cuộc đời nhiều nhất" .
Theo em, cảm xúc đóng vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách
con người cũng như trong việc học Văn?
Câu 3: (5 điểm ) Nhận xét về hai bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và Khi con tú hú (Tố
Hữu), có ý kiến cho rằng :
Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng
của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại
hoàn toàn khác nhau.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO
TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu Nội dung
Câu 1
(2điểm)
* Yêu cầu chung: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, trình bày
dưới dạng một đoạn văn hoặc bài văn ngắn
* Yêu cầu về nội dung: HS nêu được các ý cơ bản sau :
- Đoạn thơ trên trích trong văn bản Quê hương của Tế Hanh, diễn tả cảnh đoàn

thuyền đánh cá ra khơi với sự liên tưởng độc đáo của tác giả.
+ Biện pháp so sánh con thuyền như con tuấn mã cùng với những động từ phăng
vượt gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ
biển khơi bao la. Đó cũng chính là sức sống, khí thế của dân trai tráng – những con
người hăng say lao động, tự tin, kiêu hãnh giữa biển cả, đất trời.
+ Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi được so sánh độc đáo, bất ngờ, gợi
nhiều liên tưởng thú vị.
+ Nghệ thuật ẩn dụ (mảnh hồn làng) cánh buồm trở thành biểu tượng của làng
chài.
+ Nghệ thuật nhân hóa (Rướn) cho thấy cánh buồm như có hồn, sức sống riêng.
+ Hình ảnh biểu cảm mang lại chất thơ cho nỗi nhớ của tác giả.
- Tình yêu quê hương của tác giả đã truyền cảm xúc cho bao người đọc thơ ông,
nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khi nhớ về quê hương.
Câu 2
(3điểm)
*Về hình thức:
Yêu cầu bài viết cần được trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, câu, cách diễn đạt .
*Về nội dung: Đảm bảo đầy đủ các ý sau :
23
1- Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người .
- Cảm xúc là những biểu hiện tình cảm của con người trước cuộc sống, những vui
buồn, yêu ghét, mừng lo. Nhờ nó mà cuộc sống của mỗi cá nhân được kết nối với cộng
đồng, với xã hội. Lạnh lùng, vô cảm là tự tách mình ra khỏi cuộc sống của con người.
- Cảm xúc dẫn con người tới những hành động, giúp con người có những trải nghiệm
về đời sống, nhờ đó mà rút ra những bài học, những kinh nghiệm sống làm trí tuệ ngày
càng được mở mang, tâm hồn ngày càng trở nên phong phú (HS cho dẫn chứng).
Chính vì lẽ đó mà nhà văn An-đéc-xen mới gọi họ là "những người sống lâu nhất” và
cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người.
- Tất nhiên không phải cảm xúc nào cũng có tác dụng tích cực đối với đời sống con

người. Sự thù hận, thói ganh ghét, kiêu căng, tự phụ có thể đầu độc cuộc sống con
người. Chính vì thế mà con người phải biết làm chủ cảm xúc của mình, phải biết trau
dồi nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp. Đó cũng là một phần trong quá trình hoàn
thiện nhân cách con người.
2- Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc học văn:
- Tác phẩm văn học là sự kết tinh trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của nhà văn. Không có
cảm xúc thật mãnh liệt, nhà văn không thể sáng tác được những tác phẩm có giá trị
(dẫn chứng).
- Đọc tác phẩm văn học, nếu người đọc không có được sự đồng cảm với người viết,
không hòa mình vào dòng cảm xúc dâng trào của nhà văn thì sẽ không nghe được cái
tiếng nói của nhà văn .
Câu 3
(5điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng
+ Đúng kiểu văn nghị luận, sử dụng hợp lí các thao tác chứng minh, giải thích.
+ Văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
+ Khuyến khích những bài có sự sáng tạo, giàu cảm xúc
*Yêu cầu về nội dung
1, Mở bài
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945:
Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của thực dân Pháp, nhiều thanh niên, trí thức tâm huyết
với non sông đất nước đều khao khát tự do.
- Bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ) Khi con tu hú ( Tố Hữu) đều nói lên điều đó.
- Trích ý kiến
2, Thân bài:
- HS giải thích được thế nào là lòng yêu nước.
- Trong hai văn bản thì lòng yêu nước là ý thức đấu tranh và khao khát tự do
mãnh liệt.
Lần lượt làm rõ hai luận điểm sau :
* Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự

do cháy bỏng :
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gặm một
khối căm hờn trong cũi sắt ), mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c Ngột làm sao, chết uất
thôi )
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do :
24
+ Trong bài Nhớ rừng: Con hổ nhớ về cuộc sống tự do nơi núi rừng đại ngàn:
Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh, những buổi chiều Con hổ
lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như bậc đế vương đầy quyền uy.(d/c)
+ Trong bài Khi con tu hú : Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng
vẫn tâm hồn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè trong tâm tưởng
rực rỡ sắc màu, rực rỡ âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào (d/c)
* Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh tự do khác nhau
- Nhớ rừng là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước, đau đớn
về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát
- Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, biết rõ con đường
cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi, tin ở tương lai chiến thắng của
cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do,
3, Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ.
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô
lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong Khi con
tu hú có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.
* Lưu ý : Cách cho điểm
- Điểm 9- 10 bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, phân tích đủ các mặt nội dung và
nghệ thuật, có nhiều sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, không có lỗi chính tả.
- Điểm 7-8 bài có đủ nội dung, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 5-6 bài đủ nội dung nhưng còn sơ sài, còn lỗi hình thức.
- Điểm 3-4 bài đạt nửa nội dung, còn lỗi về hình thức.

- Điểm 1-2 bài có nội dung mờ nhạt, còn nhiều lỗi về hình thức.
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 2
Năm học 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 8
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian phát đề
25

×