Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Vai trò của Phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ gia đình tại xã Tân Đoàn- Văn Lang- Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.86 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LIỄU THỊ GIANG
Tên đề tài:
''VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
GIA ĐÌNH TẠI XÃ TÂN ĐOÀN - VĂN QUAN - LẠNG SƠN''
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chinh quy
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng
Thái Nguyên - 2014
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, giúp sinh viên bước đầu làm quen với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng những kiến thức mình đã học ở trường để trở thành những cán bộ khoa
học kỹ thuật được trang bị đầy đủ cả kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn,
đáp ứng nhu cầu của công việc.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
KT&PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu
Hồng em đã thực hiện đề tài ''Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế
hộ gia đình tại xã Tân Đoàn- Văn Quan-Lạng Sơn''
Qua thời gian thực tập tại địa bàn xã Tân Đoàn- Văn Quan - Lạng Sơn
đến nay đề tài đã được hoàn thành.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Hữu Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình, chu
đáo trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa KT&PTNT, các thầy
cô trường Đại Học Nông Lâm đã giúp đỡ em trong những năm tháng học tại
trường.


Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ UBND xã Tân
Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt
tình và cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin để em hoàn thành đề tài một
cách tốt nhất.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè những
người đã quan tâm, động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt bốn năm học
vừa qua.
Do thời gian thực tập ngắn, khối lượng công việc nhiều và năng lực còn
hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cô giáo và tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sinh Viên
Liễu Thị Giang
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐVT : Đơn vị tính
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
KHKT : Khoa học kỹ thuật
UBND : Ủy ban nhân dân
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TC-CĐ-ĐH : Trung cấp- Cao đẳng- Đại học
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học 5
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình 5
2.1.2 Chức năng của hộ 5
2.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân 6
2.1.4 Một số lý luận chung về giới và giới tính 6
Khái niệm giới tính và giới 6
Nguồn gốc và sự khác biệt về giới 7
. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới 8
2.1.5.Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát tiển kinh tế nông thôn 9
Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội 9
Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực phát triển 12
Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng 13
2.1.6. Các chỉ tiêu đánh gía vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 14
2.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình 14
Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn 14
Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ 15
Yếu tố vốn đầu tư 15
Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 16
Yếu tố chủ quan 16
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 17
2.2.1 Những thay đổi của phụ nữ trên Thế giới 17
2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và trong hoạt động xã
hội 18
PHẦN 3 20

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Nội dung nghiên cứu 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 20
3.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 20
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 22
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 23
PHẦN 4 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
Vị trí địa lý 24
Đặc điểm địa hình, khí hậu 24
Các nguồn tài nguyên 24
Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai của xã Tân Đoàn năm 2013 25
4.1.2 Một số đặc điểm chung về kinh tế xã hội và nhân văn của xã Tân Đoàn 27
Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Tân Đoàn 27
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động giai đoạn năm 2011-2013 27
Tình hình phát triển kinh tế của xã 28
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã năm 2011-2013 28
Tình hình phát triển các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng 29
Bảng 4.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Tân Đoàn giai đoạn 30
2011-2013 30
Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 31
Bảng 4.5: Số trường, lớp, học sinh đến trường năm 2013 31
4.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã 33

Nữ trong các nhóm tuổi 33
Bảng 4.6. Nhân khẩu nữ trong các nhóm tuổi năm 2011-2013 33
Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể 33
Bảng 4.7 Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 33
Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội 35
Bảng 4.8 Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tại xã Tân Đoàn
năm 2013 35
Lao động nữ nông thôn 35
Phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của xã Tân Đoàn 36
4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã Tân Đoàn 36
Thông tin chung về hộ điều tra ở xã 36
Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phân công lao động ở các nhóm hộ điều tra 38
4.2.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triẻn kinh tế hộ gia
đình tại xã Tân Đoàn- Văn Quan -Lạng Sơn 51
Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại 51
Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ còn thấp 52
Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 53
Hệ thống luật và chính sách còn chưa thiết thực đối với phụ nữ 53
Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân
Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn 55
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn 56
4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 56
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ở xã tân đoàn- văn quan- lạng sơn 57
Nâng cao kiến thức về mọi mặt cho phụ nữ 57
Hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình 58
Tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội 59
Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho phụ nữ 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 62
5.2.1 Đối với Nhà nước 62
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương 62
5.2.3 Đối với người nông dân 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học 5
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình 5
2.1.2 Chức năng của hộ 5
2.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân 6
2.1.4 Một số lý luận chung về giới và giới tính 6
Khái niệm giới tính và giới 6
Nguồn gốc và sự khác biệt về giới 7
. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới 8
2.1.5.Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát tiển kinh tế nông thôn 9

Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội 9
Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực phát triển 12
Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng 13
2.1.6. Các chỉ tiêu đánh gía vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 14
2.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình 14
Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn 14
Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ 15
Yếu tố vốn đầu tư 15
Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 16
Yếu tố chủ quan 16
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 17
2.2.1 Những thay đổi của phụ nữ trên Thế giới 17
2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và trong hoạt động xã
hội 18
PHẦN 3 20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Nội dung nghiên cứu 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 20
3.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 20
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 22
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 23
PHẦN 4 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
Vị trí địa lý 24
Đặc điểm địa hình, khí hậu 24
Các nguồn tài nguyên 24
Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai của xã Tân Đoàn năm 2013 25
4.1.2 Một số đặc điểm chung về kinh tế xã hội và nhân văn của xã Tân Đoàn 27
Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Tân Đoàn 27
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động giai đoạn năm 2011-2013 27
Tình hình phát triển kinh tế của xã 28
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã năm 2011-2013 28
Tình hình phát triển các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng 29
Bảng 4.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Tân Đoàn giai đoạn 30
2011-2013 30
Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 31
Bảng 4.5: Số trường, lớp, học sinh đến trường năm 2013 31
4.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã 33
Nữ trong các nhóm tuổi 33
Bảng 4.6. Nhân khẩu nữ trong các nhóm tuổi năm 2011-2013 33
Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể 33
Bảng 4.7 Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 33
Hình 4.1.Biểu đồ cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 34
Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội 35
Bảng 4.8 Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tại xã Tân Đoàn
năm 2013 35
Lao động nữ nông thôn 35
Phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của xã Tân Đoàn 36
Hình 4.2: Biểu đồ phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của xã Tân Đoàn năm
2013 36
4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã Tân Đoàn 36
Thông tin chung về hộ điều tra ở xã 36

Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phân công lao động ở các nhóm hộ điều tra 38
Hình 4.4 Biểu đồ tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình 51
4.2.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triẻn kinh tế hộ gia
đình tại xã Tân Đoàn- Văn Quan -Lạng Sơn 51
Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại 51
Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ còn thấp 52
Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 53
Hệ thống luật và chính sách còn chưa thiết thực đối với phụ nữ 53
Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân
Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn 55
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn 56
4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 56
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ở xã tân đoàn- văn quan- lạng sơn 57
Nâng cao kiến thức về mọi mặt cho phụ nữ 57
Hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình 58
Tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội 59
Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho phụ nữ 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 62
5.2.1 Đối với Nhà nước 62
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương 62
5.2.3 Đối với người nông dân 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học 5
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình 5
2.1.2 Chức năng của hộ 5
2.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân 6
2.1.4 Một số lý luận chung về giới và giới tính 6
Khái niệm giới tính và giới 6
Nguồn gốc và sự khác biệt về giới 7
. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới 8
2.1.5.Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát tiển kinh tế nông thôn 9
Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội 9
Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực phát triển 12
Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng 13
2.1.6. Các chỉ tiêu đánh gía vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 14
2.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình 14
Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn 14
Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ 15
Yếu tố vốn đầu tư 15
Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 16

Yếu tố chủ quan 16
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 17
2.2.1 Những thay đổi của phụ nữ trên Thế giới 17
2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và trong hoạt động xã
hội 18
PHẦN 3 20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Nội dung nghiên cứu 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 20
3.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 20
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 22
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 23
PHẦN 4 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
Vị trí địa lý 24
Đặc điểm địa hình, khí hậu 24
Các nguồn tài nguyên 24
4.1.2 Một số đặc điểm chung về kinh tế xã hội và nhân văn của xã Tân Đoàn 27
Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Tân Đoàn 27
Tình hình phát triển kinh tế của xã 28
Tình hình phát triển các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng 29
Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 31
4.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã 33

Nữ trong các nhóm tuổi 33
Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể 33
Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội 35
Lao động nữ nông thôn 35
Phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của xã Tân Đoàn 36
4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã Tân Đoàn 36
Thông tin chung về hộ điều tra ở xã 36
Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phân công lao động ở các nhóm hộ điều tra 38
4.2.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triẻn kinh tế hộ gia
đình tại xã Tân Đoàn- Văn Quan -Lạng Sơn 51
Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại 51
Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ còn thấp 52
Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 53
Hệ thống luật và chính sách còn chưa thiết thực đối với phụ nữ 53
Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân
Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn 55
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn 56
4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 56
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ở xã tân đoàn- văn quan- lạng sơn 57
Nâng cao kiến thức về mọi mặt cho phụ nữ 57
Hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình 58
Tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội 59
Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho phụ nữ 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 62
5.2.1 Đối với Nhà nước 62
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương 62

5.2.3 Đối với người nông dân 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ lao động đông đảo trong xã
hội. Bằng những lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã
hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của
mình trong đời sống xã hội, cụ thể trong lĩnh vực hoạt động vật chất phụ nữ là
một lực lượng trực triếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không
chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy
trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần phụ nữ có vai trò
sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian bất cứ nước nào, dân
tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ.
Ở Việt Nam phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước, họ tham gia vào
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và
càng ngày càng thể hiện vị trí vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng
đường đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng đất nước, lịch sử Việt
Nam đã nghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi
mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ và phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết
và lao động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao
động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia
đình, mỗi phụ nữ vừa là con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các
con, người thầy thuốc của gia đình.
Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ
trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Ở khu vực nông thôn cùng
với việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ tham
gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo nông thôn
Việt Nam.

Tân Đoàn là một xã thuộc địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn với
hơn 50% dân số là phụ nữ. Lực lượng này đã và đang đóng góp to lớn vào
việc phát triển kinh tế xã hội của toàn xã. Tuy nhiên sự đóng góp của phụ nữ
1
lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí , vai
trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia
đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, người phụ nữ phải ''nặng gánh hai
vai'', vừa làm tốt vai trò xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong
khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ như mọi người, sức khỏe lại hạn chế. Để cố
gắng làm tốt họ phải nỗ lực và hi sinh những quyền lợi về mọi mặt của họ
chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và chúng
ta: vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào?
giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực
cho phụ nữ?. Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn xã Tân
Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn trong việc phát triển kinh tế được đặt ra như một
yêu cầu cấp bách để từ đó đề ra giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn
nữa vai trò của lực lượng này, qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông
thôn theo xu hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như mục tiêu
của Đảng và Nhà nước đề ra.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong việc phát triển
kinh tế hộ gia đình, được sự phân công của nhà trường và sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ''Vai trò
của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn- Văn
Quan-Lạng Sơn'', với mong muốn có cái nhìn tổng thể về tầm quan trọng
của phụ nữ nông thôn ở xã Tân Đoàn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình,
từ đó có các giải pháp để phụ nữ ngày càng có cơ hội hội nhập vào cộng đồng
và có tiếng nói trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nâng cao trình độ hiểu
biết và khả năng tiếp cận của phụ nữ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng về vai trò của người phụ nữ nông thôn Tân Đoàn
trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương trong thời gian qua, từ đó đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã trong thời gian tới.
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề giới và vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế- xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng.
-Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ nông thôn tại địa bàn xã.
- Nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình ở địa phương và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ
và khả năng đóng góp của phụ nữ tại xã trong phát triển kinh tế hộ gia đình
thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn xã Tân
Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông thôn.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại một số cơ quan, tổ
chức kinh tế chính trị - xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông, lâm nghiệp,
dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Đoàn- Văn Quan- Lạng Sơn.
- Thời gian nghiên cứu: Tổng quan về vai trò của phụ nữ được phân tích
thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế xã hội trong
thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2011- 2013

1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa
học cho bản thân sinh viên.
+ Là tài liệu tham khảo những người quan tâm và các sinh viên khóa tiếp
theo.
3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Những nghiên cứu và kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho các tổ
chức của nhà nước, các tổ chức xã hội và người dân tham khảo trong việc
phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội nói
chung.
+ Thấy được tầm quan trọng của phụ nữ và những mặt hạn chế của phụ
nữ khi tham gia vào xã hội để có giải pháp khắc phục.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau thế nào là hộ:
- '' Hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, gồm những
người cùng chung huyết tộc và những người làm công'' (Nguyễn văn Hải
2005)
- '' Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung
và có chung một ngân quỹ'' (Nguyễn văn Hải 2005)
- ''Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội , có liên quan tới sản xuất, tái sản xuất,
đến tiêu dùng và các hoạt động khác'' (Nguyễn văn Hải 2005)
Tuy nhiên, theo Nguyễn Văn Hải (2005) thì:
- ''Hộ là một nhóm người chung một huyết tộc, hay không cùng chung
huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một

ngân quỹ' (Nguyễn văn Hải 2005)
Như vậy có thể nêu một số điểm cần quan tâm khi nhận định về hộ:
- Một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc
- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung
- Cùng tiến hành sản xuất chung
2.1.2 Chức năng của hộ
+ Chức năng kinh tế: Đây là chức năng nổi bật của hộ và bản thân hộ càn
sản xuất kinh doanh để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết, trước hết là cho hộ,
sau đó là cho xã hội. Thực hiện chức năng kinh tế, hộ phải hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
+ Chức năng tiêu dùng: Chức năng này liên quan chặt chẽ với chức năng
kinh tế, làm tiền đề cơ sở cho nhau.
+ Chức năng tái sinh nguồn nhân lực.
+ Chức năng giáo dục đào tạo.
5
2.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân
Khái niệm: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn. Sự phân định hoạt động liên quan và không liên
quan đến nông nghiệp trong các hoạt động phi nông nghiệp là khó.
Theo Ellis-1988 thì kinh tế hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản
xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường lao động với
một trình độ không hoàn chỉnh.
Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong
nền kinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau:
- Đất đai: Nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất có
tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.

- Lao động: lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự
đảm nhận. sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao
động dưới hình thái hàng hóa, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương.
- Tiền vốn: Chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ.
Mục đích chủ yếu của sản xuất trong hộ nông dân là đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó phần dư thừa bán ra thị trường.
* Đặc điểm của hộ nông dân
- Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phất triển của hộ
từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định
quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau làm cho khó giới hạn thế nào là
một hộ nông dân (Nguyễn văn Hải 2005)
2.1.4 Một số lý luận chung về giới và giới tính
 Khái niệm giới tính và giới
* Giới tính: Chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam giới và nữ giới mang
tính toàn cầu và không thay đổi.
6
Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền. ví dụ: người nào có cặp nhiễm sắc thể XX thì thuộc nữ giới,
còn người nào có cặp nhiễm sắc thể XY thì thuộc nam giới.
* Giới: Chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (quyền lực) giữa trẻ em trai và
trẻ em gái, giữa nữ giới và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay
trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian.
- ''Giới'' là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến
vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. ''Giới''
đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích
giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
-'' Giới'' là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội

của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay
đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. ''Giới'' là sản
phẩm của xã hội, có tính chất xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong
quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm
bảo công bằng trong xã hội.
 Nguồn gốc và sự khác biệt về giới
* Nguồn gốc giới
- Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ được đối xử tùy theo nó là
trai hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà, bố
mẹ, anh chị, đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới
tính của mình
- Trong nhà trường, các thầy cô cũng định hướng theo sự khác biệt về
giới cho học sinh. Học sinh nam được định hướng theo các ngành kỹ thuật,
điện tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành
như may, thêu, trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ.
* Sự khác biệt về giới:
Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là
thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ
nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và
cũng từ đấy mối quan hệ của họ cũng có phần khác nam giới.
7
Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình, họ cứng rắn hơn về
tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho
phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng
buộc bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách
khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội.
Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau để
tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ
khác nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm
bắt các thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và

cơ hội được học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình,
ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng,
phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau.
 . Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới
* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): Là những nhu cầu xuất phát từ
công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới, nếu những nhu cầu
này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình. Nhu cầu
thực tế là những nhu cầu được hình thành từ điều kiện cụ thể mà phụ nữ trải
qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao động theo
giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người. Khác với
nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ
không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thường là
sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định
trong hoàn cảnh cụ thể.
* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): Là những nhu cầu của phụ nữ
và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích
này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng
bình đẳng.
* Bình đẳng giới: Nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng được
công nhận và có vị thế bình đẳng.
Nam giới và nữ giới được bình đẳng về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển.
8

×