Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích và chứng minh Sự thật trong Phóng sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.53 KB, 11 trang )

Đề tài: Phân tích và chứng minh “Sự thật trong Phóng sự”
Phóng sự là một thể loại báo chí hay, hấp dẫn cả người viết lẫn
người đọc. Nó dễ hút hồn người viết bởi khi phóng viên lao vào thể loại
này, độ máu mr nghề nghiệp dường như được phát huy tối đa, quên ăn
quên ngủ. Nó lôi cuốn người đọc bởi nó thoả mãn tính tò mò, hiếu kỳ, sự
khao khát tìm hiể của công chúng trước những sự kiện mới mẻ và bổ ích.
Trước sự bùng nổ của thông tin đại chúng (báo viết, báo nói, báo
hình, báo điện tử) phóng sự là một thể loại báo chí được người đọc,
người nghe, người xem ( gọi chung là công chúng) yêu thích nhất và
cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết. Mỗi một
phóng sự của báo nói, báo viết, báo hình có những đặc thù riêng, yêu cầu
riêng nhưng ở đây chúng ta chỉ bàn tới cái chung nhất, những yêu cầu và
tiêu chuẩn của một phóng sự phải có là gi?
Ngay từ khi ra đời phóng sự chỉ có tính chất hoàn toàn giống tin.
Dần dần phóng sự ngày càng hoàn thiện mình hơn. Phóng sự không chỉ
dừng lại phản ánh sự việc nhỏ mà còn đề cập đến những sự kiện, hiện
tượng mang tính toàn cầu. Đối với mỗi loại thể báo chí thì việc lấy chất
1
liêu để viết nên hoàn toàn từ đời sống. Nhưng xét riêng về phóng sự đây
là loại hình lấy hiện thực làm chất liệu phản anh, mang tính thời sự cao
độ. Người phóng viên không chỉ phải đảm bảo về nội dung thông tin mà
còn góp phần đặt ra hướng giải quyết cho những câu hỏi mang tính hiện
thực. Vì vậy phóng sự có tính phát hiện vấn đề, nêu ra những sự kiện
được cả xã hội quan tâm, đang được dư luận chú ý. Việc viết nên một
tác phẩm phóng sự thì không khó nhưng để viết nên được một tác phẩm
hay thì không hề đơn giản. Bởi không chỉ phóng sự yêu cầu yếu tố hiện
thực trong đó mà còn phải kết hợp bút pháp giàu chất văn học và cái tôi
trần thuật với cảm xúc vừa trí tụê vừa có khả năng khái quát cao. Hiện
nay có nhiều ý kiến vẫn phân vân trong việc phân biệt phóng sự và
phóng sự điều tra. Hai loại hình này có tách rời nhau hay vẫn chỉ là
một? Cũng như các loại hình báo chí khác, phóng sự cung cấp cho độc


giả những tri thức phong phú, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh
giá đúng người, đúng việc mà họ quan tâm theo dõi. Phóng sự ngoài
việc thông tin về sự thật, người thật trong cuộc sống còn phải đưa ra
hướng giải quyết cho công chúng nhằm định hướng và nêu lên câu trả lời
đúng nhất. Vậy, yêu cầu đối với mỗi loại thể báo chí về sự thật đã là rất
2
quan trọng nhưng trong phóng sự nó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn
nhằm giúp cho nhà báo thấy được tầm quan trọng của vấn đề trong việc
tác động dư luận. Thông qua không chỉ là một sự kiện riêng lẻ mà
phóng sự là sự sâu chuỗi các sự kiện với nhau. Các sự kiện đó được đặt
trong tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh phát triển khiến người đọc đễ
dàng theo dõi và nắm bắt được vấn đề. Vậy, sự thật trong phóng sự
được thể hiện dưới những hình thức nào và việc vận dụng nó như thế nào
cho hiệu quả là việc mà chúng ta đang làm. Tìm hiểu về vấn đề này
chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về một thể loại đang rất được ưa chuộng
hiện nay.
3
Có người nói rằng sự thật là cái trần trụi. Điều này hoàn toàn đúng.
Báo chí là cái phản ánh hiện thực thông qua một phương tiện là ngôn từ,
hình ảnh. Mỗi công cụ khác nhau đề có những đặc thù riêng của nó
chính vì vậy nó làm nên sự đặc sắc cho mỗi loại hình. Trong các loại thể
báo chí thì phóng sự vừa là sự kết hợp giữa các bút pháp văn học và hiện
thực. Bởi như chúng ta đã biết thì báo chí không cho phép việc sử dụng
các biện pháp tu từ thậm xưng, những yếu tố như hư cấu hay lối khoa
chương là hoàn toàn loại bỏ. Bởi thế cho nên thể loại phóng sự nằm giữa
hai yếu tố là hiện thực và văn học. Chỉ có điều văn học lấy hiện thực
làm chất liệu để xây nên cái khái quát, sử dụng hư cấu để hướng tới cái
đẹp còn phóng sự lấy hiện thực làm chất liệu nhằm phục vụ cho chính
hiện thực ấy, xuất phát từ cụ thể để đi tới cái cụ thể.
Sự thật trong phóng sự thể hiện trước tiên đó là việc phóng sự đề

cập và giải quyết những hiện thực mang tính thời sự, thẩm định hiện thực
và cố gắng trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Bởi vì sao vậy?
Chính vì nó phản ánh hiện thực nên trong bản thân bài phóng sự đã đưa
ra được sự thuyết phục nơi người đọc. Ví dụ như trong phóng sự của Vũ
Trọng Phụng: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây,. . .
4
Vũ Trọng Phụng đã mô tả được sự sinh động trong xã hôị thực dân nửa
phong kiến những. Đó là những người đi làm thuê làm mướn bị bóc lột
đến cùng cực, đó là thân phận của con ở phải chiụ bao cảnh ngang trái.
Cũng có Khi Vũ Trọng Phụng mỉa mai tệ nạn xã hội, cờ bạc, bắt bớ, con
người đối xử với nhau thông qua lừa lọc, đầy mánh khóe,. . . Đó là một
xã hội đầy cạm bẫy, đó là cuộc đời của những cô gái mơ lấy chồng Tây,.
. . Phóng sự phản ánh đúng bản chất rối ren của xã hội nô lệ kìm kẹp,
dẫn chứng được những hoàn cảnh con người điển hình cho xã hội lúc
bấy giờ. Chính vì vậy mà Vũ Trọng Phụng sử dụng lọai hình phóng sự
lúc bấy giờ là rất phù hợp tạo nên sự khác biệt mới lạ và đầy đặc sắc.
Cho nên khả năng khái quát những vấn đề xã hội rất lớn và nó nói được
đúng cái cần nói trong xã hội. Hay như phóng sự cảu nhà báo Phan
Quang, Hữu Thọ, Trần Bạch Đằng,. . . đã đề cập đến những vấn đề
mang tính xã hội hiện thời như tệ tham nhũng, buôn lậu, ma túy,. . .
Sự thật trong phóng sự còn thể hiện ở việc nó đòi hỏi người viết
phải thật sự hiểu biết về vấn đề mình quan tâm. Việc có những hiểu biết
sâu về lĩnh vực mình định viết tạo nên khả năng thuyết phục cho người
đọc tin tưởng ở bài viết của mình. Người viết phóng sự không thể ngồi
5
nhà nghe kể lại sự việc mà tạo nên dựoc một bài viết hay và thuyết phục
công chúng. Nhà báo phải tự mình lăn lộn vào hiên thực, phát hiện ra
những vấn đề, chứng kiến sự việc diễn ra hoặc thông qua những dẫn
chứng đáng tin cậy. Ví dự như trong phóng sự cử nhà báo Nguyễn
Hoàng Sang trên báo Lao Động về bài viết những lò gạch hun người ở

xã Yên Tập - Cẩm Khê – Phú Thọ vào tháng12/2006. Nhà báo đã mô tả
chi tiết các công việc cũng như quang cảnh nơi có những lò gạch đang
ngày ngày rực lửa. Nhưng mặt trái của nó là biết bao người dân quanh
đấy phải gánh chịu hậu quả của khói, của tai nạn lao động, của việc mất
cha, mẹ, anh chị. Những tai nạn sập lò, những vụ việc gây nên cái chết
của những người nông dân làm nhiệm vụ đốt lò để cho những lò than
luôn cháy. Họ phải chịu hậu quả của bệnh tật, thương tích, cuộc sống
luôn bị đe doa bởi miếng cơm manh áo. Đó là sự thật đang diễn ra hàng
ngày hàng giờ mà chính quyền thì vẫn chưa có một hướng giải quyết
thích hợp cho người dân nơi đấy. Tác giả đã đưa ra một loạt dẫn chứng
về con số người chết, số người bị thương tật, hậu quả để lại cho môi
trường,. . . Đấy là tất cả số liệu chi tiết mà nêu không chứng kiến sự
việc thì nhà báo không thể viết nên được những trang báo đầy những trăn
6
trở thời sự như vậy. Hay có khi để viết được một bài phóng sự điều tra
tội phạm nhà báo phải hóa thân nhập cảnh, phải chịu sự thách thức của
hoàn cảnh từ đó mới có được những trang tin đầy tính kịch tính và giàu
giá trị thuyết phục công chúng.
Sự thật là qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng ,
báo chí của nước ta đã đóng góp một phần không nhỏ nêu bật những
thành tựu về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đồng thời đưa lên
công luận những cái phô chương , hình thức, trái với đạo đức lối sống,
cái tiêu cực đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Nhiều bài
phóng sự đã gây xúc động lòng người, có tác dụng rất lớn về mặt xã hội.
Nhiều phóng sự đã phanh phui ra những sự thật đau lòng nhằm hướng
tới cái Thiện, chỉ ra hướng giải quyết cho các nhà chức trách. Bên cạnh
những phóng sự đã thành công , đã tìm được bản chất và gốc gác của sự
việc, vẫn còn những phóng sự “đặt hàng”. Những loại phóng sự này ,
phóng viên chỉ thâu tóm thông tin từ các nhà lãnh đạo, qua các bản báo
cáo hay thu lượm thông tin từ các trang báo điện tử. Đó là nhưnghx bài

phóng sự vỗ tay – hoan nghênh – đón nhận Huân chương và sau đó một
thời gian chính chúng ta lại viết phóng sự để phanh phui cái tiêu cực và
7
góp phần đưa các nhà lãnh đạo được hoan nghênh vào nhà đá. Vậy sự
thật nằm ở đâu? Nhiều bài phóng sự như vậy đã làm cho khán giả, độc
giả rất phân tâm , lòng tin với các nhà báo bị giảm sút.
Hiện nay nhiều bạn đọc , bạn xem truyền hình, bạn nghe đài rất băn
khoăn và nghi ngờ nhiều bài phóng sự của nhà báo về tính chân thực của
nó. Nhà báo viết nhiều bài phóng sự biểu dương ầm ĩ cho các ngân hàng
thương mại trong hoạt động tín dụng, cho chương trình xoá đói giảm
nghèo. Nhưng rồi cũng chính nhà báo lại viết những bài phóng sự lật tẩy
nhiều hoạt động vi phạm pháp luận của do chính các ngân hàng đó rút
tiền của nhà nước hàng trăm tỉ đồng để đánh đề. Nhiều Giám đốc, kế
toán trưởng, thủ quĩ tham ô hàng trăm tỉ đồng và “bùng” luôn. Thế thì
đâu là sự thực? Có phải chăng một số nhà báo đã quá say mê làm kinh tế,
làm việc theo kiểu “quan báo”, không thấy hết được tác hại của các bài
phóng sự đầy tính mâu thuẫn chỉ trong một thời gian quá ngắn mà chúng
ta đưa lên mặt báo những thông tin quá trái ngược lên công luận.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các nhà báo đều làm việc rất
hời hợt. Có nhiều nhà báo đã lăn xả vào cuộc sống, tìm cho rõ nguồn
cơn, gốc gác của sự thực , do đó bài viết có tác dụng sâu sắc về xã hội .
8
Thí dụ trên báo Sinh Viên ngày 22/8/2007 có bài viết NHỮNG NGƯỜI
NHẶT RÁC. Tính chân thực của phóng sự rất cao, đặt ra nhiều vấn đề
cho cộng đồng, tính trách nhiệm của mỗi người trước cuộc sống của
đồng loại. Phóng sự không cần những lời bình to tát mà chủ yếu là hình
ảnh và tiếng nói của các nhân vật cũng ddã nêu lên một sự thật đau lòng
là xung quanh ta còn quá nhiều những con người bất hạnh cần trợ giúp.
Chúng ta sẽ phải sống như thế nào, phải làm gì để cho xã hội ngày càng
tốt đẹp hơn?

Một điều có tính nguyên tắc khi viết phóng sự là PHẢI NHÌN
NHẬN SỰ THẬT. Không thể lấy cái phiến diện làm cái toàn diện, lấy
hình thức làm bản chất , lấy cái thứ yếu làm chủ yếu, càng không lấy
ngẫu nhiên làm tất nhiên để phản ánh trong các bài phóng sự. Từ các
nhân vật và từ hiện thực đời sống, từ hàng loạt những cái tồn tại khách
quan và những sự kiện cụ thể đều là đề tài để nhà báo phản ánh. Ông cha
ta thường có câu : “Sự thật bằng muôn lời hùng biện” nhưng muốn tìm
cho được sự thực đó thì quả là không dễ dàng. Mỗi nhà báo phải rèn
luyện cách thức làm việc ít đi khai thác tài liệu qua các báo cáo, qua
mồm các nhà lãnh đạo hám danh. Mà hãy lăn xả vào cuộc sống người
9
lao động để tìm rõ nguồn cơn . Như vậy bài phóng sự mới có sức thuyết
phục cao.
Điều mà có nhà báo thường vi phạm vào tính chân thực đó là cố ý
tô vẽ điều gì đó không chắc chắn từ những suy đoán chủ quan và có thể
vì vậy mà đưa ra một sự việc không thật. Chính lương tâm và sự cẩn
trọng trong quá trình thu thập thông tin của nhà báo có tác động tới tính
chân thực của thông tin. Những tin tức thiếu chính xác của nhà báo phải
được coi là một lỗi lầm. Có điều không thể nhìn nhận lỗi lầm ấy như việc
gây tai nạn, cho nên những tin bịa vô hại (như lời tâng bốc các doanh
nghiệp hay cá nhân) hay tin bịa không có nạn nhân cụ thể thì nhà báo
thường vô can. Có điều là tác hại của tin bịa đối với tâm lý , tinh thần và
lòng tin của người dân đối với báo chí là không nhỏ.
Người viết phóng sự trung thực là người chỉ có thể viết những gì
mà anh ta đã kiểm tra và những gì mà theo nhận thức của anh ta là sự
thật. Người làm báo nên áp dụng một số qui tắc sau :
- Tìm kiếm chứ không nên phát minh thông tin.
- Cô đọng chứ không cắt xén.
- Miêu tả chứ không phán đoán.
10

- Viết về sự kiện có thật chứ không viết cái mình mong muốn.
11

×