Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất
lượngtrong dạy học Văn 9.
Tác giả:Lê Thị Mỹ Dung
Đơn vị: Trường THCS Lộc Ninh.
1. Vấn đề đặt ra:
Trong nhà trường phổ thông hiện nay, để phát huy tính tích cực
của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thì ngoài việc vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực, người giáo viên cần
biết kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cựcmộtcách nhuần
nhuyễn, có hiệu quả. Trong giờ học, giáo viên không còn là
người chuyên cung cấp kiến thức, mà là người tổ chức những
hoạt động để kích thích tư duy độc lập, phát triển năng lực giải
quyết vấn đề, giúp học sinh chủ động khám phá những nghệ
thuật văn chương, đồng thời giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm
nhận cá nhân, có kỹ năng làm việc hợp tác để cùng nhau giải
quyết những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Có như vậy mới đáp
ứng theo quan điểm đổi mới kĩ thuật dạy học hiện nay: “Lấy
hoạt động của người học làm trung tâm. Người học giữ
vai trò tích cực, chủ động trong quá trình h ọc tập”. Kĩ thuật này
trong khoa học giáo dục gọi là kĩ thuật giáo dục tích cực. Tuy
nhiên, kĩ thuật dạy học tích cực có nhiều kĩ thuật cụ thể khác
nhau, nhưng ở đây tôi chỉ nói đến một số kĩ thuật có thể vận
dụng để dạy phần Văn trong chương trình môn Ngữ văn THCS,
đó là:
Kĩ thuật Sơ đồ KWL.
Kĩ thuật mảnh ghép.
Kĩ thuật khăn phủ bàn.
Kĩ thuật bản đồ tư duy.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
-Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 91, 93trường THCS Lộc Ninh.
Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Văn.
Thời gian: Từ tháng 9/2011 đến giữa HKII năm 2012
-Đối tượng nghiên cứu: Cách thức vận dụng một số kỹ thuật dạy
học tích cực trong
dạy học Văn 91, 93 trường Trung học Cơ sở LộcNinh.
3. Giải pháp chứng minh vấn đề đặt ra:
a. Sơ đồ KWL: Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho
người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề,
những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều
học được sau khi học.Ví dụ: khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” của Phạm Tiến Duật, giáo viên cần chuẩn bị sơ đồ
KWL ở bảng phụ hoặc giấy AO. Trước khi giảng bài mới, giáo
viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh: Em cảm nhận được gì khi
tự học ở nhà “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?
Học sinh ghi nội dung mình cảm nhận được vào cột K (điều đã
biết). Giáo viên lần lượt đặt câu hỏi để học sinh trả lời, giáo viên
yêu cầu học sinh ghi điều mình muốn biết vào
cột thứ 2 - W (Điều muốn biết) và điều học được vào cột thứ 3 -
L (Điều học được)
K (Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được)
Người học điền những
điều đã biết về chủ đề bài
học trước khi học.
Người học điền những
điều muốn biết về chủ đề
bài học.
Sau khi học xong chủ đề/bài
học, người học điền những điều
đã học được.
Bài thơ ca ngợi về những
người lính lái xe Trường
Sơn.
Những người lính lái xe
Trường Sơn có phẩm chất
nào đáng quý? Tác giả
thành công với nghệ thuật
gì?
-Những người lính lái xe
Trường Sơn trong thời chống
Mĩ nổi bật với tư thế hiên
ngang, tinh thầnlạc quan, dũng
cảm, bất chấp khó khăn nguy
hiểm và ý chí chiến đấu giải
phóng miền Nam.
-Tác giả đưa vào bài thơ chất
liệu hiện thực sinh động của
cuộc sống ở chiến trường, ngôn
ngữ và giọng điệu giàu tính
khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe
khoắn.
Dựa vào sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của
mình trong học tập,
đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học, từ
đó điều chỉnh việc dạy học
cho hiệu quả.
b. Kĩ thuật mảnh ghép: Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức
các hoạt động học
tậphợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các
nhóm nhằm giải quyết một
nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học
sinh: nâng cao vai trò của cá
nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành
nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn
phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2), tăng
cường tính độc lập, trách
nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
Kĩ thuật mảnh ghép được tiến hành như sau:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Lớp học sẽ được chia thành các
nhóm (khoảng từ 3 -6
người), mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (ví dụ: nhóm 1:
nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ
B; nhóm 3: nhiệm vụ C…). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong
khoảng vài phút, suy nghĩ
về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình (đảm bảo
mỗi thành viên trong nhóm
đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao,
trình bày được kết quả câu trả
lời của nhóm và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu
và có khả năng trình bày lại
câu trả lời của nhóm ở vòng 2).
Lưu ý:Khi học sinh đại diện các nhóm trình bày, nếuđáp án
chưa đảm bảo, giáo
viên tiếp tục phát vấn học sinh để hoàn chỉnh đáp án.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép.
Hình thành nhóm mới khoảng từ 6-8 người (bao gồm 1-2 người
từ nhóm 1; 1-2 từ
nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3,…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong
nhóm mới chia sẻ đầy
đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được
tất cả nội dung ở vòng 1
thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu
ý nhiệm vụ mới này phải
gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1). Các nhóm mới thực
hiện nhiệm vụ, trình bày kết
quả vòng 2.
Lưu ý:Khi học sinh trình bày, giáo viên yêu cầu các em đưa ra
dẫn chứng, phân tích,
chứng minh để làm rõ vấn đề.
Tuy nhiên để đảm bảo cho kĩ thuật mảnh ghép thực hiện theo
quan điểm đổi mới
hiện nay thì khi vận dụng cần lưu ý:
Nhóm mảnh ghép cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm
chuy ên gia.
Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức
tranh” tổng thể.
Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm mảnh ghép phải mang tính
khái quát, tổng hợp
các nội dung kiến thức đã nắm được từ các nhóm chuyêngia.
Trong khi các nhóm chuyên gia, nhóm m ảnh ghép làm việc
giáo viên cần quan sát,
hỗ trợ kịp thời để đảm bảo thời gian quy định.
c. Kĩ thuật khăn phủ bàn: Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ
chức hoạt động mang
tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
nhằm kích thích, thúc đẩy
sự tham gia tích cực học tập, tăng cường tính độc lập, trách
nhiệm của cá nhân học sinh,
phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
Quy trình thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn cụ thể như sau:
Giai đoạn học sinh hoạt động độc lập:Chia học sinh thành các
nhóm (6 hoặc 8
người/nhóm, tuỳ vào số lượng học sinh trong lớp mà giáo viên
chia nhóm cho phù hợp),
giao nhiệmvụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0,
chia giấy A0 thành các
phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanhmỗi người
ngồi vào vị trí như hình vẽ
minh họa, tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề), viết câu trả lời
hoặc ý kiến (về chủ đề) vào
ô mang số của mình, mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng
vài phút.
Giai đoạn học sinh hoạt động tương tác:Kết thúc thời gian làm
việc cá nhân, các
thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời, viết
những ý kiến chung của cả
nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn:
Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mở, chính xác, rõ ràng, hợp lí,
câu hỏi phải dựa trên
thông tin mình muốn biết về một vấn đề cụ thể. Đặt câu hỏi phải
mang tính thách thức
nhằm kích thích tư duy cho học sinh.
Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ
chỗ trên “khăn phủ
bàn”, giáo viên phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học
sinh ghi ý kiến cá nhân,
sau đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ bàn”(những ý
kiến trùng nhau có thể đính
chồng lên nhau).
Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống
nhất vào giữa “khăn
phủ bàn”. Những ý kiến không thống nhất cá nhân có quyền
bảo lưu và được giữ lại ở
phần xung quanh “khăn phủ bàn”.
Quy trình thực hiện:
Học sinh đọc lại câu hỏi xác định vấn đề cần thảo luận. Giáo
viên hướng dẫn cho học
sinh quan sát tranh. Sau đó, mỗi cá nhân hoạt động độc lập, suy
nghĩ và viết câu trả lời vào
ô mang số của mình.
Học sinh hoạt động tương tác: Các thành viên trao đổi ý kiến,
thảo luận, thống nhất
các câu trả lời, viết câu trả lời chung của cả nhóm vào ô giữa
tấm khăn trải bàn.
Giáo viên cử đại diện nhóm 1, 4 trình bày kết quả, nhóm 2, 3
nhận xét bổ sung. Giáo
viên tổng kết, hình thành nội dung bài học, nhận xét việcthực
hiện của các nhóm, tuyên
dương nhóm hoạt động tốt nhất.
Như vậy, kĩ thuật khăn phủ bàn không chỉ tạo điều kiện phát
triển kĩ năng cảm thụ
văn chương mà còn kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực,
tăng cường tính độc lập, trách
nhiệm của cá nhân họcsinh, phát triển sự tương tác giữa học sinh
với học sinh. Học sinh
học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau, rèn kĩ
năng suy nghĩ, quyết định và
giải quyết vấn đề, phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc
theo nhóm tạo cơ hội nhiều
hơn cho học tập có sự phân hoá, tăng cường sự tương tác giao
tiếp, học sinh học được cách
chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Cho nên kĩ thuật n ày
phần nào đã thể hiện được
tinh thần dạy học tích cực, góp phần đắc lực thực hiện quan
điểm “Dạy học thông qua giao
tiếp” –một y êu cầu mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
d. Kĩ thuật bản đồ tư duy: Bản đồ tư duy (còn gọi là bản đồ khái
niệm, sơ đồ tư duy,
lược đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở
rộng một ý tưởng, hệ
thống hoá một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết
hợp sử dụng đồng thời hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Lược
đồ tư duy có thể được viết
trên giấy, trên bản trong hay thực hiện trên máy tính.
Qui trình thực hiện:
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ
đề. Từ chủ đề trung
tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái
niệm phản ánh một nội dung
lớn của chủ đề (viết bằng chữ in hoa). Nhánh và chữ viết trên đó
được vẽ và viết cùng một
màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử
dụng các thuật ngữ quan trọng
để viết trên các nhánh. Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh
phụ để viết tiếp những nội
dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết
bằng chữ in thường. Tiếp
tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ưu điểm của bản đồ tư duy:
Lôgic, mạch lạc, các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu, nội
dung luôn có thể
được bổ sung, phát triển, sắp xếp lại. Trực quan, dễ nhìn, dễ
hiểu, dễ nhớ do nó được thể
hiện bởi màu sắc, liên kết, liên hệ giữa các ýcủa một vấn đề.
Nhìn th ấy “bức tranh”tổng
thể mà lại chi tiết. Dễ dạy, dễ học, kích thích hứng thú học tập,
sáng tạo của học sinh. Giúp
mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức, hệ thống hoá kiến thức,
giúp ôn tập kiến thức, ghi nhớ
nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy kĩ thuật bản đồ tư duy
là một công cụ hữu ích
trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông hiện nay. Đồng
thời việc áp dụng bản đồ tư
duy không đòi hỏi quá nhiều thời gian, không phải đầu tư kinh
phí, dễ dạy, dễ học, thích
hợp với điều kiện của mọi vùng miền, có tính khả thi cao.
4. Hiệu quả đem lại:
Trong công tác soạn giảng, khi giáo viên biết lựa chọn và kết
hợp các phương pháp và
kỹ thuật dạy học một cách nhuần nhuyễn sẽ tạo cho các em có
những biểu hiện rất tích cực
như: Hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra, nhận xét, bổ
sung ý kiến của các bạn để
các câu trả lời của bạn hoàn chỉnh h ơn; thích phát biểu ý kiến
của mình trước vấn đề nêu ra,
muốn ý kiến của mình được mọi người lắng nghe và đồng
ý;đưa ra thắc mắc, đòi hỏi giải
thích cặn kẻ những vấn đề chưa hiểu rõ; chủ động vận dụng,
kiến thức kĩ năng để học, để
nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; đặc
biệt là tích cực kiên trì
hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.
Tóm lại, qua vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nêu trên vào
trong quá trình dạy
học Văn thì h ầu hết học sinh trong lớp chủ động hoạt động tích
cực, tham gia xây dựng bài,
lớp học sôi nổi, các em tự chiếm lĩnh nội dung bài giảng sâu sắc
hơn, kĩ năng làm việc
trong nhóm và giao tiếp khi hoạt động nhóm cũng như kĩ năng
giải quyết vấn đề m à giáo
viên đặt ra tiến bộ rất nhiều. Các em biết chủ động lĩnh hội tri
thức, hiệu quả các giờ học
Văn cao hơn, đặc biệt các em tìm th ấy sự thoải mái, niềm hứng
thú trong học tập.
5. Khả năng áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
5.1 Về tính mới và tính sáng tạo:
Qua thực tế áp dụng, tôi nhận thấy nếu thực hiện theo đúng đặc
trưng và mục đích của
kĩ thuật n ày, học sinh sẽ có những khám phá thú vị, đầy sáng
tạo, kích thích sự tham gia
tích c ực của học sinh trong hoạt động nhóm, tăng cường tính
độc lập, phát triển kĩ năng
trình bày, giao tiếp hợp tác, nâng cao hiệu quả học tập. Tuy
nhiên, trong quá trình dạy -học cả giáo viên và học sinh cần lưu
ý:
-Về phía giáo viên, khi vận dụng cầnnghiên cứu đặc điểm của kĩ
thuật dạy học tích
cực phân môn Văn để lựa chọn và kết hợp một cách linh hoạt
nhuần nhuyễn. Căn cứ vào
mục tiêu tiết học và đối tượng học sinh để vận dụng các kĩ thuật
phù hợp, hệ thống câu hỏi
rõ ràng, có chọn lọc; phải biết dẫn dắt, gợi ý tốt, trợ giúp học
sinh tháo gỡ khó khăn khi cần
thiết, tạo cho học sinh tâm lí vui vẻ hứng thú. Cần hướng dẫn
các em phương pháp tự học
phù hợp với từng đối tượng học sinh, hướng dẫn cụ thể cách học
và soạn bài ở nhà.
-Về phía học sinh, các em cần có phương pháp tự học ở nhà, vì
chỉ có như vậy mới
giải quyết nhanh được các vấn đề mà giáo viên đặt ra trong một
thời gian nhất định, đồng
thời không thụ động trước các loại câu hỏi mà giáo viên đặt ra.
5.2 Hiệu quả xã hội:
Nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn chính là đáp ứng theo
mục tiêu giáo dục trong
nhà trường phổ thông hiện nay. Cho nên việc vận dụng các kỹ
thuật dạy học nêu trên là
điều cần thiết vì nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu
quả giáo dục.
Tóm lại, nếu giáo viên biết vận dụngcó hiệu quả các kỹ thuật
dạy học nói riêng và
phương pháp dạy học tích cực nói chung thì trong tương lai, sẽ
giúp học sinh trở thành
những con người đầy tài năng, đó là những con người biết hành
động một cách sáng tạo,
thích ứng nhanh với những thay đổi và có khả năng tiếp cận vấn
đề một cách mềm dẻo và
linh hoạt.
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai:
Các kĩ thuật trên không chỉ áp dụng cho việc dạy học phần Văn
lớp 9, m à còn có thể
vận dụng cho cả quá trình dạy Văn ở các khối 6, 7, 8 trong
trường THCS.