Giải pháp giúp học sinh lớp 6 nhận dạng và giải bài
toán tìm x đạt hiệu quả.
Tác giả: Lê Hoàng Hân, Cao Kim Chung
Đơn vị: Trường Trung học cơ sở Cầu Khởi.
1. Vấn đề đặt ra:
Trong thực tế giảng dạy hiện nay chúng ta gặp khó khăn
nhiều với những em học sinh yếu kể cả các em học sinh
trung bình, khá. Phải nói rằng các em bị hỏng kiến thức
cơ bản rất nhiều, trình độ tiếp thu thì h ạn chế, ý thức
học tập chưa cao, nhiều gia đình còn khó khăn nên các
em chưa thể toàn tâm toàn ý cho việc học hành được,
Có rất nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan làm ảnh
hưởng đến việc học tập của học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy môn toán lớp 6, chúng tôi nhận
thấy đa số khi giải bài toán tìm x thì học sinh thường
lúng túng. Nguyên nhân là do các em không quan sát kĩ
đề b ài để phân tích nhận dạng, không biết vận dụng kiến
thức giải bài toán tìm x cơ bản vào bài tập thậm chí có
em không nắm được kiến thức đó.Hơn nữa, dạng toán
tìm x được vận dụng rất nhiều trong phân môn Số học
lớp 6, 7 kể cả các lớp 8, 9 (ở lớp 8, lớp 9 gọi là giải
phương trình). Đó là một trong số dạng toán có
yêu cầu cao về kĩ năng tính toán, suy luận, tư duy logic
của học sinh. Vì vậy dạng toán này thường gặp nhiều
trong các bài kiểm tra, thi học kì, cho nên giáo viên phải
cố gắng hướng dẫn, rèn cho học sinh cách phân tích nhận
dạng, tìm tòi lời giảicũng như nắm vững hơn về cách giải
các bài toán tìm x cơ bản để từ đó các em cókiến thức
giải được các bài toán nâng cao.Chính những lí do nêu
trên nên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp giúp
học sinh lớp 6 nhận dạng và giải bài toán tìm x đạt hiệu
quả”. Đó là những kinh nghiệm của chúng tôi đã tích lũy
trong quá trình giảng dạy bộ môn toán và quản lí chuy ên
môn, với mong muốn giúp các em giải quyết tốt và nắm
chắc phương pháp giải các dạng toán tìm x thường gặp ở
lớp 6 nâng cao chất lượng bộ môn. Hơn nữa còn trang bị
cho các em kiến thức gốc để giải phương trình và giải
bấtphương trình ở các lớp trên.Trong chương I –Số học
6, các bài toán tìm x có rất nhiều dạng từ cơ bản đến
nâng cao. Trong các dạng tìm x cơ bản, ở mỗi dạng đều
có phương pháp rất cụ thể, rõ ràng.Tuy nhiên khi gặp
dạng toán này thì học sinh thường lúng túng, thực hiện
chưa đúng, học sinh khá giỏi đã thực hiện thành thạo
dạng tìm x cơ bản nhưng lại lúng túng, không biết làm
khi giải một bài toán “tìm x” ở dạng mở rộng. Vì vậy,
trong quá trình giảng dạy và học tập, người dạy học cần
phải làm thế nào để học sinh biết phân loại từng dạng bài
toán tìm x từ cơ bản đến nâng cao, có kĩ năng phân
tích bài toán đ ể tìm lời giải cho thích hợp là việc làm
không thể thiếu được, nhất là những
bài toán được phát triển từ bài toán cơ bản.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chếnên chúng tôi chỉnghiên cứu đềtài
trong phạm vi lớp 61rồi đem so sánh với lớp 62 trường
THCS Cầu Khởi trong chương trình Toán 6 chúng tôi chỉ
áp dụng nghiên cứu “Giải pháp giúp học sinh lớp 6 nhận
dạng và giải bài toán tìm x” từ đầu học kì I đến trước
khi học sinh học bài “Quy tắc chuyển vế” vì sau khi học
xong quy tắc này thì các em sẽ giải bài toán “tìm x”bằng
quy tắc chuyển vế, lúc này “x” không còn là số tự nhiên
mà “x” là một số nguy ên.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp giúp học sinh nhận dạng và giải bài toán tìm x
đạt hiệu quả.
Giáo viên dạy toán 6 trường Trung học cơ sở Cầu Khởi.
Học sinh lớp 61trường Trung học cơ sở Cầu Khởi năm
học 2011 - 2012.
3. Giải pháp hoặc tính sáng tạo của đề tài:
Đề tài đưa ra sáu giải pháp giúp giáo viên hướng dẫn học
sinh nhận dạng và giải bài
toán tìm x: dạng cơ bản, dạng ghép, dạng luỹ thừa, dạng
tích, dạng tổng và dạng nhiều dấu
ngoặc. Nắm vững phương pháp giải từng dạng nhằm
nâng cao chất lượng dạy -học toán
trong nhà trường đồng thời cũng giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức được đầy đủ nhất, tối ưu
nhất trong các tiết học mới và khó để vận dụng vào thực
hành đạt hiệu quả cao nhất.
Ngay từđầu năm, lãnh đạo chuyên môn nhà trường xây
dựng kếhoạch nâng cao chất
lượng bộmôn. Ngay sau đó tổchức triển khai cho toàn
thểhội đồng sư phạm nhà trường.
Tổtrưởng các tổchuyên môn kết hợp với nhóm bộmôn
đưa ra nội dung hay vấn đềkhó
khăn đểthực hiện chuyên đềcho tổ. Trong đó có nội dung
chuyên đ ềvềviệc giúp học sinh
lớp6 nhận dạng và giải bài toán tìm x.
Tổchức chuyên đềvềviệc giúp học sinh lớp 6 nhận dạng
và giải bài toán tìm x đã
mang lại hứng thú cho học sinh trong giảng dạy. Triển
khai toàn thểgiáo viên tiếp tục vận
dụng các chuyên đềđã thực hiện vào các tiết dạy trong
môn học nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất cho bộmôn.
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên dựgiờgiáo viên dạy
Toán 6. Trên cơ sởđó rút
kinh nghiệm những hạn chếtrong trong việc vận dụng
chuyên đề. Khuy ến khích giáo viên
sửdụng Bản đồtư duy nh ằm hệ thống lại kiến thức giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách chủđộng.
Phát huy tính tích cực, tựhọc, tựtìm tòi thông qua m ạng
trong đội ng ũ giáo viên.
4. Hiệu quả đem lại:
Qua quá trình giảng dạy và kiểm tra học sinh lớp 6
1
so với lớp 6
2
, tôi dùng phương
pháp thống kê và so sánh đối chiếu các kết quả đạt được
của lớp 6
1
thực nghiệm và lớp 6
2
làm đối chứng trong học kỳ I thu được kết quả sau:
* Kết quả kiểm tra HKI:
Lớp TSHS Giỏi Khá TB Trên TB % Yếu %
6
1
(TN) 36 9 10 14 33 91,7 3 8,3
6
2
(ĐC) 35 4 8 16 28 80,0 7 20,0
Khi áp dụng “Giáp pháp giúp học sinh nhận dạng và giải
bài toán tìm x” thì chất
lượng dạy -học của môn Toán ở lớp 6
1
trường Trung học cơ sở Cấu Khởi được nâng cao
rõ rệt, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên nhiều, sốlư ợng
học sinh y ếu cósựgiảm đi đáng kể
qua từng thời điểm. Sốlượng học sinh y ếu của lớp 6
1
chỉcòn 3 HS chiếm tỉlệ8,3%so với
lớp 6
2
.
* Đối với giáo viên:
Giúp học sinh chủ động phân biệt, nhận dạng được bài
toán tìm x và đưa ra cách giải
bài toán hợp lí, nhanh, chuẩn xác không máy móc, áp
đặt.
Rút ngắn thời gian giảng giải dài dòng cho một bài tìm x
vì giải pháp trên có thể xem
như là một phương pháp chung của các dạng toán tìm x
mở rộng, nhờ thế giáo viên có
nhiều thời gian để đưa ra nhiều bài tập khác nhau trong
tiết học, giúp học sinh rèn luy ện và
nâng cao kĩ năng giải một bài toán tìm x.
Giáo viên mạnh dạn khai thác việc cho đề bài dưới dạng
toán tìm x nhằm giúp học
sinh làm quen với một đề bài tập hoặc kiểm tra đa dạng
về thể loại.
Quan trọng và đáng mừng hơn là giáo viên đã thực hiện
được đúng theo tinh thần,
mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay đề ra là đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao
chất lượng dạy và học.
* Đối với học sinh:
Các em biết phân tích đề toán để xác định dạng từ đó đưa
ra cách giải phù hợp.
Nắm vững cách giải các dạng toán tìm x và rèn được kĩ
năng, thao tác giải bài toán
nhanh, chính xác.
Học sinh có thái độ y êu thích, hứng thú hơn với việc giải
một bài toán tìm x.
Tích cực phát biểu xây dựng, thực hành, làm bài tập.
Học tập thoải mái, không còn lo sợ khi học môn toán,
mạnh dạn khi trình bày cách
giải bài toán trước lớp, chủ động tiếp thu kiến thức.Từ đó
các em có hứng thú học tập và
thêm yêu thích b ộ môn, đây là yếu tố để kết quả bộ môn
ngày càng được nâng cao,
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
5.1 Vê tính mới và tính sáng tạo:
-Có sựphối hợp giữa nhà trường và giáo viên bộmôn.
- Sử dụng và phối hợp các phương pháp, đúng theo tinh
thần đổi mới của chương
trình. Đó là dạy học theo hướng tích cực và tích hợp.
-Tiên hành nghiên cứu ởlớp thực nghiệm (lớp 6
1
) và lớp đối chứng (lớp 6
2
)
-Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp
các em biêt cách vận dụng
phương pháp giải bài toán tìm x vào các môn học khác.
5.2 Hiệu quảxã hội:
Khi áp dụng “Giáp pháp giúp học sinhnhận dạng và giải
bài toán tìm x” ởmôn Số
học 6 thì ch ất lượng dạy -học của môn Toán ở trường
Trung học cơ sở Cầu Khởi được
nâng cao rõ rệt, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên nhiều
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai:
Với “Giải pháp giúp học sinhnhận dạng vàgiải bài toán
tìm x”, chúng tôi nhận thấy
trong tiết học và qua bài làm của các em phát huy được
tính tích cực học tập, góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn. Cho nên đề tài này sẽ tiếp
tục áp dụng đối với bộ môn Toán
trong trường THCS Cầu Khởinói riêng, các trường Trung
học cơ sở trong huyện và ngoài
huyện nói chung.