PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
I. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Bước sang thế kỉ XXI, toàn nhân loại phải đối mặt với hàng loạt thách thức
sống còn. Một trong những thách thức đó là vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
Điều này đã được khẳng định trong Tuyên ngôn thiên niên kỷ được 189 nước
thành viên Liên Hiệp Quốc kí kết tại hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ vào tháng
9 năm 2000 ở New York, Mỹ. Theo đó, vấn đề đảm bảo môi trường bền vững nằm
trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) bao gồm: Loại trừ nghèo đói;
Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; Khuyến khích bình đẳng giới và tăng quyền
cho phụ nữ; Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em; Cải thiện sức khỏe bà mẹ; Chiến đấu chống
HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh tật khác; Đảm bảo môi trường bền vững; khuyến
khích một mối quan hệ đối tác phát triển quốc tế.
Có thể khẳng định rằng, BĐKH là trở ngại rất lớn trên con đường đi tới phát
triển bền vững và đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nói trên của Việt
Nam. Biến đổi khí hậu đang khiến đất nước chúng ta phải gánh chịu hàng loạt hậu
quả như nghèo đói, tử vong, bệnh dịch, vấn đề liên quan tới giáo dục… Là một đất
nước cận xích đạo, có đường bờ biển dài, nằm dọc theo đường di chuyển bão Tây
– Bắc Thái Bình Dương, đất nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các vấn đề của
biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng, mực nước biển dõng, lũ lụt và hạn hán kéo dài
bất thường Những ảnh hưởng đó có thể tóm tắt như sau:
Về nhiệt độ, dữ liệu từ Tổng cục Khí Tượng Thủy văn Trung ương cho thấy
nước ta có khuynh hướng gia tăng nhiệt độ đáng kể. Ở miền Bắc, trong 30 năm
(1961 - 1990), nhiệt độ tối thiểu trung bình mùa đông tăng 3°C ở Điện Biên, Mộc
Châu; 2°C ở Lai Châu, 1.8°C ở Lạng Sơn, 1°C ở Hà Nội và Bắc Giang. Ở miền
Nam, nhiệt độ tối thiểu trung bình tăng ít hơn: 1.2°C ở Rạch Giá và Ban Mê Thuột,
0.8°C tại TP Hồ Chí Minh, 0.5°C ở Nha Trang. Riêng TP Hồ Chí Minh, nhiệt độ
trung bình từ năm 1984 đến 2004 càng ngày càng tăng lên: năm 1984 là 27.1°C và
trong 5 năm 2001 – 2005 đã là 28°C, trong 10 năm 1991 - 2000 tăng 0.4°C, bằng
mức tăng của 40 năm trước đó.
Về mực nước biển, theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dõng” do Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố tháng 6 năm 2009, mực nước biển Việt Nam đã
dâng 5 cm trong 30 năm qua. Với mức độ dâng cao hiện nay (0.19 cm/năm ở Hòn
Dâu), mực nước biển được dự đoán sẽ dâng 64 cm vào năm 2100 (ICCP – Hiệp
hội biến đổi khí hậu toàn cầu). Nếu con số này lên mức 100 cm, sẽ có khoảng
40000 km
2
đất (21,1% diện tích) trên lãnh thổ nước ta chìm trong nước biển
(Schaefer, 2003).Mực nước biển dâng cao cũng là nguyên nhân gây xói lở bờ biển,
hàng ngàn ha đất bị ngập mặn ở ven biển, gây khó khăn cho khai thác nước ngọt
phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt, tác động đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Độ
nhiễm mặn của đất ở Long An đã tăng từ 300mg muối/lớt (tháng 3 năm 2002) đến
1800mg muối/lớt (tháng 3 năm 2004). Tháng 2 năm 2005, con số này ở Sóc Trăng
là 5900mg muối/lớt (Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu lên nông
nghiệp Việt Nam, tác giả Trần Đăng Hồng, Vietsciences, 2007).
Về bão tố và lũ lụt, theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trung ương, số
lượng và cường độ bão tố đang gia tăng rất khốc liệt ở Việt Nam kể từ năm
1950.Nằm dọc theo đường di chuyển bão Tây – Bắc Thái Bình Dương, mỗi năm
chúng ta phải gánh chịu 6, 7 trận bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là miền Bắc và
miền Trung. Bão lũ không chỉ để lại hậu quả nặng nề về người và của mà còn gây
ra xói mòn đất canh tác, đất đồi núi, bờ sông và duyên hải do những khu vực này
không có thảo mộc bảo vệ. Đơn cử, 600 ha đất cửa sông Bồ Đề (Cà Mau) đã sạt lở
do rừng ngập mặn bị phá hủy (Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu lên
nông nghiệp Việt Nam, sđd).
Hạn hán cũng trầm trọng và kéo dài hơn ở nước ta do ảnh hưởng của sự
nóng lên toàn cầu và El Nino làm mưa ít hơn. Vì hạn hán mà từ tháng 3 đến tháng
5 năm 1998, Đắc Lắc và Đồng Nai bị cháy 11370 ha rừng. Toàn bộ 5000 ha rừng
U Minh Thượng cũng cháy rụi trong hạn hán tháng 3 và 4 năm 2002 ở ĐBSCL. Vì
nước lúc này chỉ tập trung cho sinh hoạt nên chúng ta bắt buộc phải cắt giảm diện
tích đất canh tác và nhiều diện tích hoa màu đã mất trắng: hạn hán 1982 tàn phá
180000 ha cây màu ở ĐBSCL, 1983 mất 291000 ha ở Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Năm 1993, 175000 ha miền Trung bị hạn, 35000 ha chết hoàn toàn. Hạn hán 1995
- 1996 ở miền Bắc tàn phá 13380 ha hoa màu ở Trung du và 100000 ha đồng bằng
sông Hồng. Đặc biệt, hạn hán năm 1998 gây thiệt hại tổng cộng 734,284 ha nông
nghiệp cả nước (Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu lên nông nghiệp
Việt Nam, sđd).
Những con số đáng báo động nói trên buộc chúng ta phải quan tâm hơn đến
biến đổi khí hậu. Quan trọng nhất, phải giúp người dân có những nhận thức rõ rệt
và sâu sắc về BĐKH. Những hiểu biết đó sẽ mang lại những thay đổi về hành vi, từ
đó góp phần làm giảm thiểu và khắc phục những ảnh hưởng của BĐKH đến môi
trường sống của chúng ta. Để làm được điều này, không có phương tiện nào tốt
hơn báo chí. Là kênh thông tin tiếp cận dễ dàng, phổ biến, trong những năm qua,
báo chí nước ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt đời sống xã hội. Báo chí còn
có chức năng giáo dục tư tưởng, tuyên truyền, cổ động, quản lý gián tiếp và giám
sát xã hội. Hơn nữa, trong thời buổi bùng nổ thông tin, mạng internet phát triển
mạnh mẽ ở Việt Nam, bên cạnh báo phát thanh, báo truyền hình, báo in thì báo
mạng điện tử (báo mạng điện tử) ngày một khẳng định vai trò quan trọng trong
truyền thông. Đối tượng tiếp xúc với báo chí rất đông đảo, đặc biệt là trí thức,
người dân đô thị, thanh thiếu niên. Đây là những người sử dụng nhiều nguồn năng
lượng như điện, nước, tài nguyên, xăng dầu. tham gia hoạt động công nghiệp, sản
xuất… Bởi vậy, tiếp cận tri thức nhanh chóng và đầy đủ sẽ nâng cao hiểu biết cho
những độc giả này, góp phần không nhỏ trong việc khắc phục hậu quả của BĐKH
và giảm thiểu những tác nhân gây ra BĐKH.
Chính vì những lí do trên, nhĩm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Thực trạng đăng
tải bài viết về biến đổi khí hậu trên báo chí Việt Nam” (qua khảo sát tại 2 báo
mạng điện tử: và www.vfej.vn; 3 tờ báo in: Báo Nhân Dân,
Báo Tuổi Trẻ và Tạp Chí Môi Trường từ tháng 8/2011 đến tháng 7/2012) nhằm
làm rõ thực trạng đăng tải bài viết về BĐKH trên hai loại hình báo mạng bà báo in
của Việt Nam, đồng thời đánh giá về chất lượng của các bài viết có chủ đề BĐKH
trên báo chí. Từ đó, đề tài đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nằm hoàn
thiện, nâng cao chất lượng bài viết về BĐKH trên báo chí ở nước ta.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1. Các nghiên cứu về BĐKH nói chung
1.1. Chiến lược Quốc gia về BĐKH, ban hành kèm theo quyết định số
2139/QĐ-TTg ngày 5.12.2011 của Thủ tướng chính phủ - Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE)
Chiến lược Quốc gia về BĐKH đã nêu ra những mục tiêu, quan điểm, nhiệm
vụ và tổ chức thực hiện với vấn đề biến đổi khí hậu của Chính phủ. Đặc biệt chiến
lược đã đề cập đến cải thiện thực trạng BĐKH thông qua nhiệm vụ đảm bảo an
ninh tài nguyên nước và nhiệm vụ ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp
với các vùng dễ bị tổn thương. Trong 10 chương trình, đề án ưu tiên cho biến đổi
khí hậu của chiến lược giai đoạn 2011 – 2015 có nhiều đề án giúp cải thiện và khắc
phục tình trạng BĐKH: Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan
trắc khí tượng thủy văn; Chương trình Đồng bằng sông Cửu Long và Chương trình
đồng bằng sông Hồng về quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí
hậu; Chương trình nâng cấp và cải tạo hệ thống đê biển, đê sông phù hợp với điều
kiện BĐKH và nước biển dâng; Đề án nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng
đồng phù hợp với điều kiện BĐKH và nước biển dâng…
1.2. “Khí hậu biến đổi”-Thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân
loại” của tác giả S.Rahmstorf, Hans J.Schellnhuber do Trang Quan Sen dịch
(2008).
Nghiên cứu đã chứng minh biến đổi khí hậu trên Trái Đất của chúng ta là
do con người gây ra. Mặt trời ngày càng rộng ra và sáng hơn, vào 1950 Ferd
Hoyle đã tính sức sáng của mặt trời khi Trái Đất vừa mới hình thành yếu hơn hiện
nay khoảng 25%-30%. Năm 2005, nồng độ C02 đã đạt đến con số kỷ lục 380ppm
(0,038%) . Nguyên nhân là do sử dụng năng lượng hóa thạch, phá rừng…Khí hậu
trong thế kỷ XXI nóng nhiều hơn. Nhiệt độ 10 năm qua là cao nhất khi con người
bắt đầu đo đạc vào thế kỷ XIX. Diện tích băng tan khoảng 25% từ 1979-2005,
mực nước biển tăng, nắng nóng cục bộ ở Châu Âu (2005) ước tính đã làm khoảng
20.000-30.000 người bị tử vong. IPCC dự báo đến năm 2100 nhiệt độ trung bình
toàn cầu sẽ tăng từ 1,4-5,8 độ và có thể cao hơn nếu tác dụng phản hồi của hệ
thống khí CO2 tăng lên. Cho đến nay công trình nghiên cứu đầy đủ về hậu quả
của biến đổi khí hậu do tổ chức y tế Thế Giới (WHO) thựchiện(2002), theo kết
quả này hiện nay có ít nhất 150.000 người chết hàng năm vì khí hậu nóng.
1.3. Báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu - IPCC
(2007)
Qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công
nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí
hậu là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra
(Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc –
UNDP (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 một, Việt Nam sẽ mất 5% diện
tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp
(tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội. ĐBSCL sẽ có khoảng 2
triệu ha nằm dưới mực nước biển”.
1.4. Tài liệu “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” - Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam
Là một trong những sản phẩm chính của đề tài KC.08.13/06-10 được thực
hiện trong kế hoạch 2008 – 2010, tài liệu “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt
Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam gồm 4
phần chính: Một số thuật ngữ về biến đổi khí hậu, Một số kiến thức cơ bản về biến
đổi khí hậu, biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phương pháp nghiên cứu biến đổi khí
hậu ở Việt Nam. Không chỉ cung cấp những kiến thức đầy đủ về biến đổi khí hậu
mà đặc biệt, tài liệu còn đề cập đến thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam trên
một số khía cạnh như sự biến đổi của mực nước biển, nhiệt độ, tác động của biến
đổi khí hậu đến các tài nguyên và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.5. Báo cáo “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển
nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” – Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến
đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước
khi đổ ra biển. Là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt
Nam, đồng bắng sông Cửu Long nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, địa hình
thấp, hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa
dạng và nhạy cảm. Vùng đồng bằng này phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn
nước: chịu ảnh hưởng của lũ lụt vào mùa mưa nhưng thiếu nguồn nước nghiêm
trọng vào mùa khô. Thực trạng đăng tải nước bị chi phối bởi sự xâm nhập mặn từ
biển theo thủy triều, bởi phèn và ô nhiễm. Đồng bằng sông Cửu Long chịu những
tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh
thái, cơ cấu canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế -
văn hóa khác nhau. Bản báo cáo lược khảo kết quả các nghiên cứu về biến đổi khí
hậu - nước biên dâng ở đồng bằng sông Cửu Long, phỏng đoán nguy cơ, phân tích
tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây là cơ
sở khoa học cho các nhà hoạch định chiến lược có chính sách hợp lý cần triển khai
áp dụng kịp thời để hạn chế thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng.
2. Các nghiên cứu truyền thông với BĐKH ( Báo chí với BĐKH)
2.1. Trong báo cáo năm 2006 về “ Thái độ của giới truyền thông
trước biến đổi khí hậu” của PANOS- một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi
chính phủ về truyền thông để thúc đẩy phát triển
Báo cáo nhận định: truyền thông đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
thảo luận tại các nước đang phát triển nhưng các nhà báo tại Honduras, Jamaica,
Sri Lanka và Jambia hiểu biết rất ít và không quan tâm nhiều đến vấn đề nóng hổi
mang tính toàn cầu. Trong nghiên cứu Panos tiến hành năm 2005 về việc đưa tin
BĐKH của báo chí Jamaica, các nhà báo nước này đưa tin ở mức độ thấp ở cấp độ
địa phương cũng như quốc gia. Những vấn đề như tội phạm, nghèo đói và bạo lực
mới là chủ đề ưu tiên của báo chí
2.2. Đề tài nghiên cứu về: “Toàn cầu hóa mức độ đưa tin của
phương tiện truyền thông đại chúng thế giới và khía cạnh chính trị của BĐKH”
tại đại học công nghệ Sydney, Australia do giáo sư Wendy Bacon thực hiện
Đề tài được khảo sát ở nước Bangladesh nhằm đưa ra những thong tin xác
thực nhất về những ảnh hưởng của BĐKH đang diễn ra trên phạm vi cả nước.
Bangladesh là một quốc gia đứng đầu danh sách các nước trên thế giới bị đe dọa
bởi thay đổi khí hậu, lượng khí thải CO2 thải ra đứng 13 trên thế giới, đất nước
thường xuyên xảy ra các vụ lốc xoáy và lũ lụt, mực nước thủy triều tăng và gây ra
bão lớn, sự suy thoái môi trường trên diện rộng xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến khí hậu và thời tiết, chuyển môi trường sống ẩm và mát thành một cái chảo
nóng và khó chịu, các nguồn dự trữ nhiên liệu và năng lượng không đủ đáp ứng
được cho nhu cầu của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng to lớn đến khía cạnh kinh
tế và lợi ích của quốc gia này.
Vì vậy, trước tình hình toàn cầu hóa và sư nóng lên toàn cầu, các phương tiện
truyền thông ở Australia đã đưa ra nhiều tranh cãi và các quan điểm khác nhau về
vấn đề BĐKH, chính vì thế báo cáo của Liên Hợp Quốc đã phần nào đưa ra được
những chính sách xác thực nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của BĐKH gây ra.
Vấn đề BĐKH ngày nay đang trở thành quan trọng, và mục tiêu ứng phó với
BĐKH là một trong những mục tiêu trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia
có lien quan trên toàn thế giới. Vì vây, các dự án hay công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học về những ảnh hưởng của BĐKH hay các giải pháp để ứng phó
cũng được các nhà quản lý, khoa học công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, trên các tạp chí hay sách báo về môi trường, các trang báo hay
bài viết trên mạng cũng ngày ngày đưa tin và phản ánh.
2.3. Khảo sát sơ bộ về vấn đề “Báo chí Việt Nam với BĐKH” năm
2007 của Viện nghiên cứu Sức khỏe, Môi trường và Phát triển
Nghiên cứu với 5 tờ báo in hàng ngày gồm Lao động, Tuổi trẻ, Nhân dân,
Hà Nội mới, Báo Đồng Nai và các chương trình phát sóng : Tài nguyên và Môi
trường phát hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Tài
nguyên phát hành hàng tuần trên Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Kết quả
thu được đưa ra sau hai tháng 9 – 10 năm 2007, chỉ có 24 bài báo in và ba tác
phẩm phát thanh về BĐKH. Trong khi đó, tại thời điểm năm 2007, những người
dân miền Trung phải đối mặt với 6 trận lũ liên tiếp và lớn chưa từng thấy trong lịch
sử, những người dân ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh Nam Bộ phải đối mặt
với đợt triều cường lớn nhất trong vòn 48 năm qua, người dân Hà Nội, nơi không
hề có lũ lụt lại phải đối mặt với dịch tiêu chảy cấp băng phát bất thường. Lũ lụt,
triều cường, bệnh dịch băng phát là những dấu hiệu liên quan chặt chẽ với BĐKH.
Nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe, môi trường và phát triển
nhận xét rằng hiện nay, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam chỉ đưa tin về
BĐKH ở bề rộng ở mức độ quốc gia và toàn cầu, không có mối liên quan giữa các
vấn đề và hiện trạng ở địa phương. Có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa
thiên nhiên do BĐKH gây ra như lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa có nhà báo
nào chỉ ra mối liên hệ giữa các hiện tượng trên và biến đổi khí hậu. Hầu hết các
bài báo in về BĐKH chỉ tập trung đưa tin vào các hội nghị, trích dẫn phát biểu của
các quan chức Trung ương và địa phương về BĐKH. Kết luận trên được đặc biệt
nhấn mạnh trong nghiên cứu được thực hiên với sự hỗ trợ của Diễn đàn các nhà
báo môi trường Việt Nam ( VFEJ) và Mạng lưới nhà báo Trái Đất ( EJN)
Nguyên nhân của việc công chúng Việt Nam không được báo chí thông tin
đầy đủ về BĐKH trước hết là do các nhà quản lý, khi tiếp xúc với báo chí, chưa đề
cập đến mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực tại Việt Nam.
Ngoài ra, BĐKH là một đề tài khó và không phải nhà báo nào cũng có thể hiểu biết
hết khi mới tiếp cận. Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay không có nhiều nhà báo
chuyên viết về môi trường. Các nhà báo thường phải viết về nhiều chủ đề khác
nhau, nhất là nhà báo làm việc tại các ấn phẩm xuất bản hàng ngày. Họ thường chỉ
đưa tin về BĐKH khi có các hội nghị hay sự kiện lớn liên quan đến vấn đề này.
Một lý do nữa, những nhà báo phụ trách các chuyên mục hay tờ báo không hiểu
hoặc không quan tâm đến BĐKH. Do đó, họ không dành ưu tiên cho những bài
báo thuộc đề tài trên.
2.4. Tham luận “Truyền thông về môi trường trong thời đại bùng
nổ internet” – Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí Tuyên truyền
Tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang đã tham gia Hội thảo quốc
tế “Thực trạng báo chí truyền thông về môi trường ở châu Á” do khoa Báo chí và
Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội phối hợp với
Quý Konrad – Adenauer - Stiftung (Đức) tổ chức tháng 5.2012. Tham luận đề cập
đến những vấn đề môi trường thường được báo chí đăng tải và chỉ ra rằng, phần
lớn tác phẩm đều sử dụng thể loại tin và bài báo nên mới dừng lại ở mức độ phản
ánh, nêu vấn đề. Các thể loại khác có hàm lượng thông tin sâu như phóng sự,
phỏng vấn, bình luận hoặc ký sự còn rất ít. Đặc biệt, tham luận đã nhấn mạnh vai
trò của internet trong việc đưa tin, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người
dân với các vấn đề môi trường.
2.5. Đề tài “Thực trạng đăng tải các bài viết về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trên
báo mạng điện tử” – luận văn tốt nghiệp Đại học của cử nhân Trần Thị Thu Hà,
lớp Xã hội học K28, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2012.
Nghiên cứu các bài viết liên quan đến biến đổi khí hậu trên 3 trang báo điện
tử vnexpress, dantri và vietnamnet từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012, đề
tài của cử nhân Trần Thị Thu Hà đã đánh giá thực trạng đăng tải các bài viết thuộc
chủ đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam trên báo mạng điện tử, đồng thời nêu ra những
đề xuất và khuyến nghị nhằm thay đổi nội dung, hình thức cũng như nâng cao
Thực trạng đăng tải sản phẩm, thông tin về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử.
2.6. Tọa đàm “Phát triển bền vững với truyền thông về môi trường và biến đổi
khí hậu” – Tiến sĩ Phạm Đức Thi, ban biến đổi khí hậu của VACNE, Hội Bảo vệ
Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Bài tọa đàm của Tiến sĩ Phạm Đức Thi đã đề cập đến vai trò, mục đích, yêu
cầu, nội dung chủ yếu của thông điệp truyền thông về môi trường và biến đổi khí
hậu trên báo chí và các phương tiện truyền thông tại Việt Nam hiện nay. Theo đó,
mục đích và yêu cầu của truyền thông về môi trường và biến đổi khí hậu là phải
làm cho đối tượng truyền thông thấy rõ thực trạng của họ, những hậu quả họ đang
phải gánh chịu và những giải pháp khắc phục, giảm thiểu biểu hiện, hậu quả của
biến đổi khí hậu. Hơn nữa, truyền thông phải thu hút được đông đảo lực lượng
tham gia và từ đó nâng cao nhận thức cho cộng đồng về biến đổi khí hậu. Đồng
thời, bài viết cũng nêu ra những thành tựu, những thách thức, trở ngại và bài học
kinh nghiệm trong truyền thông về môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Những trở ngại đặc biệt nằm ở việc truyền thông đối với đối tượng học vấn thấp, ít
tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng – người dân tộc thiểu số, ngư dân
ven biển…
3. Một số văn bản quy định, quy chế về biến đổi khí hậu
3.1. Công ước khung của Liên Hợp quốc về chống biến đổi khí hậu
Mục tiêu cuối cùng cuả Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu ( UNFCCC) và bất kỳ văn bản pháp lý nào mà hội nghị các bên có thể thông
qua là nhằm đạt được sự ổn định nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển ở
mức độ có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ
thống khí hậu. Mức độ phải đạt được tới một khung đủ để cho phép các hệ sinh
thái thích nghi một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, bảo đảm rằng việc sản xuất
lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một
cách lâu bền.
3.2. Nghị định thư Kyoto
Mục tiêu lâu dài của nghị định thư Kyoto (KP) là đạt được mục tiêu cảu Công
Ước nhằm ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm do con người gây ra đối với hệ thống
khí hậu.
Mục tiêu cụ thể là chấp nhận một văn bản pháp lý, theo đó các nước công
nghiệp hóa sẽ giảm các phát thải tổng hợp những khí nhà kính của mình ít nhất 5%
so với mức năm 1990 vào thời kỳ 2008-2012.
I. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu nội dung, hình thức và phương phức thông tin về
BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH trên báo chí, đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về BĐKH trên báo chí ở Việt
Nam.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm và lý thuyết trong nghiên cứu liên quan đến đề tài
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc tiến hành phân tích thực trạng đăng tải bài
viết về biến đổi khí hậu trên báo chí Việt Nam hiện nay.
- Phân tích nội dung, cách thể hiện của các bài viết đăng tải về vấn đề biến đổi
khí hậu trên báo chí điện tử hiện nay.
- Mô tả và so sánh thực trạng đăng tải thông tin về hậu quả của biến đổi khí
hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp truyền thông hiệu quả về BĐKH trên các
phương tiện TTĐC.
II. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng đăng tải bài viết về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử Việt
Nam.
2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này qua nội dung các tin, bài về BĐKH được đăng tải
trên báo in (Báo Nhân dân; Tuổi trẻ; Tạp chí Môi trường) và báo mạng
(; www.vfej.vn).
3. Phạm vi ngiên cứu
Báo in: Báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Tạp chí Môi trường
Báo mạng điện tử: (vnexpress) ; www.vfej.vn (vfej).
Nghiên cứu được thực hiện trên 5 tờ báo gồm: 3 báo in và 2 báo mạng điện
tử, trong đó 2 tờ là báo chuyên ngành và 3 tờ báo phổ biến. Đối với báo in phổ biến
chúng tôi lựa chọn 2 tờ báo: Nhân dân hàng ngày và Tuổi trẻ. Báo Nhân dân là cơ
quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo được phát hành rộng rãi trên cả
nước (có tính chất miễn phí đến nhiều cơ quan và phường/xã, thôn bản miền núi).
Theo kết quả chúng tôi nghiên cứu năm 2006 tại vùng Tây Bắc trong số những
người trả lời có đọc báo thì 39% thích đọc Nhân dân nhất, đặc biệt đối với người
dân nông thôn tỷ lệ này cao hơn chiếm 51,4%. Tại phía Nam tỷ lệ thích đọc báo
Nhân dân đứng vị trí thứ tư và chỉ chiếm 7,5% (theo số liệu chúng tôi khảo sát năm
2008 tại Đồng Tháp). Tờ báo được công chúng miền Nam yêu thích nhất là từ báo
Tuổi trẻ (29,9%) và tờ báo này người dân muốn đọc thì phải bỏ tiền mua. Do vậy
chúng tôi chọn 2 tờ báo Nhân dân và Tuổi trẻ là 2 tờ báo được nhiều người đọc báo
yêu thích nhất để nghiên cứu. Ngược lại tờ báo tạp chí Môi trường là tờ báo có tính
chất chuyên ngành liên quan nhiều đến BĐKH cũng cần lựa chọn để phân tích.
Đối với báo mạng điện tử chúng tôi lựa chọn báo Vnexpress và VFEJ.
Trong đó, báo Vnexpress là tờ báo mạng điện tử được độc giả Việt Nam biết đến
nhiều nhất. VFEJ được thành lập từ năm 1998 bởi Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi
trường Việt Nam (VACNE) với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế như WWF
Đông Dương, UNDP, UNESCAP, VFEJ cũng là thành viên của Diễn đàn các
Nhà báo Môi trường Châu Á – Thái Bình Dương. VFEJ là tờ báo chuyên ngành
với mục tiêu lấy hoạt động báo chí để bảo vệ thiên nhiên, môi trường, vì sự phát
triển bền vững. Chính vì vậy, 2 tờ báo mạng điện tử này được chúng tôi lựa chọn,
kết hợp với 3 tờ báo in để đưa ra kết quả nghiên cứu mang tính khách quan, có tính
đại diện cao cho báo chí Việt Nam hiện nay. Những số báo được nghiên cứu là tất
cả những số được đăng tải trong khoảng thời gian 01/08/2011 đến hết 31/07/2012.
Các sản phẩm báo chí được sử dụng để thu thập thông tin là toàn bộ các số phát
hành trong thời gian 12 tháng nêu trên. Đây là 1 khoảng thời gian đủ lớn để phân
tích các bài viết về BĐKH vì năm 2011 Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc
gia về BĐKH theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng
Chính phủ vì chúng tôi muốn đánh giá báo chí viết như thế nào giữa trước khi ban
hành Chiến lược và sau khi ban hành. Đồng thời trong 1 năm qua đó có nhiều sự
ảnh hưởng của BĐKH đối với Việt Nam và đây cũng là khoảng thời gian có thể
sưu tầm được các ấn phẩm cần thiết để phân tích.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Phân tích tài liệu( Phân tích nội dung văn bản)
Phương pháp phân tích nội dung văn bản là một biểu hiện để nghiên cứu hồ
sơ dựa trên các văn bản đã có ( văn thư lưu trữ, báo chí…) để tìm ra các nguyên
tắc, quy tắc luận, logic của các hoạt động qua văn bản đó phục vụ cho đề tài cần
nghiên cứu. Nguồn gốc các phương pháp này có ở Anh từ năm 1886.
Phân tích nội dung là phương pháp thu thập thông tin của xã hội học dựa
trên việc mô tả một cách khách quan, hệ thống những thông tin trong tài liệu viết.
Mọi phân tích đều dựa trên phạm trù mà sau đó có thể lượng hóa được, các phạm
trù để xuất ra phải rạch ròi, không lẫ nhau khách quan, nhất thiết phải gắn với mục
đích nghiên cứu.
Cụ thể là trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nội dung văn
bản vào phân tích báo chí, những bài báo đăng tải trên các trang báo mạng điện tử
và báo in được thu thập, dựa trên bảng mã là bộ công cụ nghiên cứu, sử dụng phần
mềm phân tích số liệu SPSS để phân tích.
2. Phương pháp chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các
đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời
gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể
suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất
là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể
chung.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu trong quá trình điều tra được tiến
hành qua 2 lần chọn lọc:
Lần 1: Chọn những tin, bài liên quan đến định nghĩa BĐKH: “Biến đổi
khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, “là những biến đổi
trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể
đến thành phần, khă năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội hoặc đến sứa khỏe
và phúc lợi của con người”. (Công ước chung về biến đổi khí hậu của LHQ).
Lần tiến hành đầu tiên này, chọn ra được 1977 tin, bài trong tổng số 127.725
tin bài cua cả 5 tờ áo trong phạm vi nghiên cứu.
Lần 2: Loại bỏ các tin, bài không có liên quan nhiều, tức là chỉ đơn thuần là bản
tin dự báo thời tiết hay các bài tin đăng tải các yếu tố liên quan trực tiếp đến
BĐKH, và lần 2 chọn ra được 274 trên tổng số 1977 bài. Trong 274 bài chọn ra
được từ lần 2 có: 88 bài báo của báo in, cụ thể : báo Nhân dân có 37 bài , báo Tuổi
trẻ có 13 bài và Tạp chí Môi trường có 38 bài và 186 bài báo của báo mạng điện
tử, cụ thể: 90 bài của trang và 96 bài của trang www.vfej.vn
3. Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS
Phương pháp xử lý số liệu SPSS đối với dữ liệu định lượng được vận dụng
nhằm lượng hóa các nhóm vấn đề có liên quan đến BĐKH.
IV. Mô tả biến
1. Biến đặc điểm mẫu nghiên cứu
- Tên báo mạng đăng tải tin/bài viết (vnexprees, vfej)
- Thời gian đăng tải (ngày/tháng/năm)
- Tên bài viết
- Thể loại bài viết (tin, phóng sự, phỏng vấn…)
- Tác giả bài viết (nhà báo, chuyên gia, người dân…)
- Dung lượng bài viết
- Ảnh bài viết (hình ảnh, đồ thị/bản đồ, số liệu/bảng số liệu)
- Vấn đề biến đổi khí hậu là chủ đề chính hay phụ trong bài viết
2. Biến số về nội dung các tin/bài viết
- Thông tin về các biểu hiện của biến đổi khí hậu (biểu hiện, thời gian và
phạm vi xảy ra biểu hiện, nguồn cung cấp thông tin).
- Thông tin về nguyên nhân của các biểu hiện.
- Thông tin về hậu quả của các biểu hiện (phạm vi, đối tượng, lĩnh vực chịu
ảnh hưởng).
- Thông tin về giải pháp đối với biến đổi khí hậu (cách thức, đối tượng chịu
trách nhiệm, phạm vi và thời gian thực hiện biện pháp).
- Thông tin về dự báo cho vấn đề biến đổi khí hậu (ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, thời gian và phạm vi dự báo).
V. Giả thuyết nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu gồm 5 thành viên, trong đó mỗi thành viên sẽ đi sâu
phân tích 1 khía cạnh của vấn đề biến đổi khí hậu theo giả thuyết nghiên cứu như
sau:
Thứ nhất: Vấn đề “ Thông tin về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử”
với giả thuyết:
- Nguyên nhân về các biểu hiện liên quan đến biến đổi khí hậu chưa được đề
cập một cách đầy đủ và rõ ràng trong các bài viết về biến đổi khí hậu trên báo
mạng điện tử Việt Nam.
- Biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu được đề cập trong các bài viết khá
đầy đủ và rõ ràng.
Thứ hai: Vấn đề “ Thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo chí
Việt Nam” với giả thuyết:
- Tỷ lệ bài có đề cập đến hậu quả của biến đổi khí hâu trên từng loại báo:
báo mạng điện tử, báo in là khác nhau.
- Hậu quả của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực được đề cập với tỷ lệ khác
nhau trên từng loại báo
Thứ ba: Vấn đề “Nguyên nhân và tác động của BĐKH trên báo in và báo
mạng” với giả thuyết:
- Nguyên nhân của BĐKH chủ yếu do con người.
- BĐKH tác động đến con người nhiều hơn tác động đến tự nhiên môi
trường.
- Tác động được đề cập nhiều hơn nguyên nhân.
- Tần suất xuất hiện các tin, bài về nguyên nhân và tác động của BĐKH
ở báo mạng cao hơn báo in.
Thứ tư: Vấn đề “Thông tin về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
trên báo in và báo mạng” với giả thuyết:
- Tỷ lệ tin bài có đề cập đến biểu hiện của biến đổi khí hậu trên các báo:
báo mạng, báo in là khác nhau
- Các bài báo mạng thì thường nêu ra các biểu hiện của biến đổi khí hậu,
có bài thì nhắc rất đến rất nhiều biểu hiện nhưng có nhiều bài lại chỉ nhắc tới 1 biểu
hiện duy nhất.
- Những lời trích dẫn của các chuyên gia, nhà lãnh đạo quản lý về biến đổi
khí hậu trên các bài báo in nhiều hơn về số lượng và có tác động mạnh hơn đối với
các nhóm xã hội so với các bài trên báo mạng.
Thứ năm: “Vấn đề tuyên truyền ứng phó và dự báo về biến đổi khí hậu trên
báo mạng và báo in” với giả thuyết:
- Báo in thường đăng tải đầy đủ nội dung thông tin về các giải pháp, ứng phó,
dự báo các chính sách về biến đổi khí hậu hơn báo điện tử.
- Những lời trích dẫn trong bài báo đặc biệt là báo Nhân dân thường của nhóm
chuyên gia, lãnh đạo trong và ngoài nước…, tạo sự ảnh hưởng của các nhóm này
tới các nhóm còn lại trong xã hội.
- Tỷ lệ tin bài đề cập tới các ứng phó, giải pháp, dự báo đối với biến đổi khí
hậu ở mỗi loại báo có sự khác nhau.
- Các bài báo điện tử thì thường dài dòng, chủ yếu nêu ra các biểu hiện của
biến đổi khí hậu, ít đưa ra các ứng phó, giải pháp hơn báo in.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ, Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
I. Thao tác hóa khái niệm
1. Khí hậu
Quan niệm của Alixop về khí hậu: khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời
tiêt đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ Mặt trời. Các
nhân tố hình thành nên khí hậu: nhân tố bức xạ, cân bằng bức xạ mặt đất, cân
bằng bức xạ khí quyển, cân bằng bức xạ hệ mặt đất – khí quyển, cân bằng nhiệt
Trái Đất.
2. Biến đổi
Là một khái niệm dựa trên lý thuyết về biến đổi xã hội của ngành xã hội học
được hiểu: “ Biến đổi xã hội là sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc
một nộp sống có trước”. Vì vậy, nói đến khái niệm biến đổi là nói đến quá trình và
thời gian, sự biến đổi trong nghĩa cụm từ BĐKH được xem là quá trình thay đổi về
môi trường và khí hậu, khoảng thời gian có thể xác định theo các khoảng khác
nhau và cũng có thể hiểu theo các mốc như: quá khứ, hiện tại, quá khứ, đó là cách
xác định ương đối về sự BĐKH mà báo chí đang đề cập.
3. Biến đổi khí hậu
Theo công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, biến đổi khí
hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản
lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc
lợi của con người”. Theo đó, các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái đất;
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển;
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của
hệ thống khí hậu (sinh quyển, thạch quyển, khí quyển, thủy quyển) bởi các nguyên
nhân tự nhiên hay nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỉ hoặc
nhiều hơn. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân
bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình, trên phạm vi thế giới hoặc chỉ
một khu vực nào đó. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu được gọi với cái tên
khác là hiện tượng nóng lên toàn cầu do nguyên nhân của biến đổi khí hậu trong
thời gian gần đây chủ yếu do sự gia tăng các hoạt động tạo ra chất thải khí nhà
kính, hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh
khối, rừng, các hệ sinh thái ven biển và đất liền khác.
4. Báo chí
Báo chí, hay gọi là báo (xuất phát từ hai từ: “báo”-thông báo và “chí”-
giấy), là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền
thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Khái niệm này cũng áp dụng cho
tạp chí xuất bản liên tục trên web.
5. Báo mạng điện tử
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, báo mạng điện tử là loại báo có thể
đọc trên máy tính (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng) hoặc điện
thoại thông minh khi kết nối với đường truyền internet. báo mạng điện tử khác với
các hình thức báo chí khác là được cập nhật thường xuyên hơn, nhanh hơn và mới
hơn. Nó khác với các trang tin điện tử về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy
của thông tin, số người thường xuyên truy cập.
6. Báo in
Báo in là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in ấn (báo, tạp
chí, bản tin thời sự, bant tin thông tấn). Báo in là sản phẩm định kỳ về thời gian,
định kỳ về nội dung.
II. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý thuyết hành vi
Cơ sở của lý thuyết này dựa trên lý luận về quá trình hình thành phản xạ có
điều kiện, không bị ảnh hưởng của cơ chế nhận thức lý trí. Lý thuyết này cho rằng
hoạt động của con người chỉ là phản xạ đối với các tác nhân từ bên ngoài trong đó
thông tin từ truyền thông đại chúng là một trong những yếu tố tác động mạnh. Hiệu
quả của truyền thông đại chúng lên công chúng mang tính chất trực tiếp và phổ
biến đối với công chúng.
Theo học thuyết này, con người sống trong xã hội hiện đại không có khả
năng một mình thâu tóm tất cả những đa dạng của cuộc sống nên đã sử dụng thông
tin mà truyền thông đại chúng mang lại (không phải là sự kiện thực tế). Những
thông tin đi qua hệ thống truyền thông đại chúng đến với công chúng được coi là
những viên đạn bắn đến các mục tiêu cố định, thụ động. Công chúng trong lý
thuyết này, là những cá nhân thụ động và chịu sự điều khiển dắt dây của truyền
thông đại chúng và sau chúng là các lực lượng chính trị lớn trong xã hội.
Áp dụng lý thuyết hành vi trong đề tài này, có thể thấy những thông điệp
đăng tải về biến đổi khí hậu được đưa tin liên tục sẽ khiến cho công chúng dần dần
có thể hiểu được vai trò của biến đổi khí hậu và qua đó hành vi của công chúng
được điều chỉnh.
1.2. Mô hình truyền thông một chiều của Horald Lasswell
Trong đó: S (Source Sender) : Nguồn phát, chủ thể truyền thông
M (Message) : Thông điệp, nội dung truyền thông
C (Channel) : Kênh truyền thông
R (Receiver) : Người nhận thông điệp (đối tượng)
E (Effect) : Hiệu quả truyền thông
Qua đó, ta có thể áp dụng để phân tích các khía cạnh của truyền thông:
Phân tích nguồn: ai là người cung cấp?
Phân tích nội dung: thông điệp chứa đựng gì?
Phân tích phương tiện: kênh nào được sử dụng và sử dụng như thế nào?
Phân tích đối tượng : ai là người nhận?
Phân tích hành vi: hiệu quả gì hoặc phản hồi?
Mô hình này được tiến hành bắt đầu từ nguồn tiếp nhận qua một quá trình
đến người nhận, nó tác động vào đối tượng tiếp nhận thông tin và tạo hiệu quả của
truyền thông (E). Trong mô hình này không thể thiếu đi một yếu tố hay một giai
đoạn nào. Vì nếu thiếu thì sẽ không thể thực hiện được quá trình truyền thông. Tuy
nhiên mô hình này không coi trọng những ý kiến phản hồi từ phía đối tượng tiếp
nhận. Mô hình truyền thông một chiều là mô hình đang tồn tại ở Việt Nam khi
công chúng Việt Nam hiện nay gần như vẫn tiếp nhận thông tin một cách thụ động,
nghĩa là mới chỉ có chiều tác động từ truyền thông đến công chúng. Trên cơ sở
phân tích nội dung truyền thông ta có thể biết được thông điệp về biến đổi khí hậu
được thể hiện như thế nào trên báo mạng điện tử.
2. Cơ sở thực tiễn
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh
hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ
lụt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến
ERCMS
tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12. Hạn hán xảy ra
trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau. Miền Bắc, cao nguyên
Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ, và Trung Bộ
từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8.
Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với mức tăng từ
0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Đi cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa trung
bình hằng năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng mưa hằng
tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn
tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Trong 50 năm qua, nhiệt
độ trung bình tại VN đã tăng 0,7 độ C, mực nước biển dõng 20cm. Việt Nam đã và
đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra khốc liệt
hơn trước.
Theo các mô hình dự báo biến đổi khí hậu, với các kịch bản khác nhau dựa
trên các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu ở 3 mức: mức thấp (B1), trung
bình (B2) và cao (A2, A1FI), trong đó Việt Nam ưu tiên và lấy kịch bản trung bình
làm định hướng. Kết quả dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ
tăng cao từ 1,2 đến 2,5°C, mực nước biển dâng tương ứng từ 38 đến 55cm.
Nhiệt độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và cao nguyên
Trung Bộ. Trong mùa mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung
Bộ và Nam Trung Bộ. Vào nửa sau thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu
ảnh hưởng trực tiếp và khốc liệt do nước biển dâng.
Biến đổi khí hậu làm biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá
lớn.BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu
vực miền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà
thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở
Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây
Nguyên.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề về biến đổi khí hậu nói chung cũng
như truyền thông về biến đỏi khí hậu nói riên là rất cần thiết ở Việt Nam. Hiện
nay, các nhà báo và các cơ quan chức năng cũng đang phản ánh rõ những thông
tin về BĐKH ở nhiều khia cạnh như bieur hiện, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp
ứng phó…để công chúng có cái nhìn sâu và rõ hơn về BĐKH, để cho mọi người
có thể trang bị cho mình cách ứng phó với thiên tai và ảnh hưởng của BĐKH.
III. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những nghiên cứu về
vấn đề biến đổi khí hậu trên báo chí nói chung, đồng thời cung cấp những số liệu
cần thiết về thực trạng đăng tải bài viết về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử
nói riêng, làm tài liệu cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả khảo sát về thực trạng đăng tải bài viết về biến đổi khí hậu
trên báo mạng điện tử ở Việt Nam, từ những đánh giá về Thực trạng đăng tải bài
viết về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở Việt Nam, đề tài xin đề xuất một
số giải pháp và một số khuyến nghị góp phần nâng cao Thực trạng đăng tải bài viết
về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử Việt Nam.