Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Cách viết tin thông qua việc nghiên cứu các tờ báo mạng điện tử lớn, điển hình hiện nay ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.71 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 5
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 7
1.4. Đối tượng nghiên cứu 7
1.5. Phạm vi nghiên cứu 7
1.6. Phương pháp nghiên cứu 8
1.7. Kết cấu của tiểu luận 9
2. NỘI DUNG 10
2.1. Cơ sở lý luận chung 10
2.1.1. Khái niệm “ tớt” 10
2.1.2. Một số loại tít thường gặp 11
2.1.3. Phân loại tít 11
2.1.4. Chức năng của tít nói chung trên BMĐT 12
2.1.5. Đặc trưng của tít tin trên BMĐT 13
2.2. Khảo sát thực tế 14
2.2.2. Những ưu điểm của các trang BMĐT 28
2.2.3. Kết luận 31
2.2.4. Kiến nghị, giải pháp 32
3. KẾT LUẬN 35
4. TÀI KIỆU THAM KHẢO 39
1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo mạng điện tử( BMĐT) là một loại hình truyền thông đại chúng có
xu hướng phát triển nhanh ở Việt Nam. Dự chỉ mới xuất hiện ở nước ta
hơn mười năm nhưng BMĐT có tốc độ phát triển vượt xa báo in và báo
phát thanh.
Với đặc thù riêng của BMĐT, công chúng của loại hình truyền thông
này không chăm chú đọc từng câu chữ trong bài viết mà chủ yếu là đọc


lướt. một trong những nhân tố chính để người đọc BMĐT quyết định
đọc bài viết hay không chính là ở tiêu đề( tớt) của bài viết.
Điều này cho thấy vai trò của tít một bài viết là rất quan trọng. Nó
không chỉ quan trọng với BMĐT mà còn quan trọng với các loại hình
báo chí khác. Vì vậy, để thu hút được người đọc, tác giả phải biết lựa
chọn, đặt cho bài viết của mình một cái tít thật phù hợp.
Thực tế hiện nay, vấn đề đặt tít cho BMĐT đang rất được nhiều người
quan tâm. Bởi có rất nhiều tít báo không những không ăn nhập với bài
viết mà thậm chí còn làm cho đọc giả khó hình dung, phân biệt và dễ
hiểu lầm…
Cuộc sống hiện đại khiến con người không có thời gian để ngồi chăm
chăm trước một chiếc máy vi tính để đọc thông tin. Và tin là một thể
loại hỗ trợ cho người đọc vẫn nắm bắt được thông tin mà lại không tốn
nhiều thời gian.
2
Tin thông báo những sự kiện mới, có ý nghĩa xã hội. Nó truyền tải
thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu giúp cho công chúng báo chí nắm
bắt nhanh nhất, sinh động nhất về diện mạo của một sự việc, sự kiện.
Chính những ưu điểm này của tin mà nó luôn phù hợp với nhiều loại
hình báo chí và đặc biệt là BMĐT. Một đặc thù và cũng là thế mạnh
của BMĐT chính là tính phi định kì. Bất cứ lúc nào có thông tin mới,
hấp dẫn, người viết đều có thể đăng tải. hầu hết các bài viết được đăng
ở dưới dạng tin. BMĐT chọn cho mình lối đưa thông tin chủ yếu dưới
dạng tin là sự lựa chọn thông minh và sáng suốt.
Mặc dù các thông tin được đăng trên BMĐT chủ yếu là dạng tin( từ
kinh tế- chính trị cho tới các lĩnh vực văn hóa- giải trí). Song vẫn có rất
nhiều điều đáng bàn xoay quanh thể loại này trên báo mạng điện tử. Đó
chính là cách đặt tít cho tin.
Một điều dễ nhận thấy là cách đặt tít tin trên BMĐT của các tác giả gặp
không ít vấn đề. Ví dụ như cách dùng từ ngữ chưa hợp lý, tớt quá dài…

Điều này gây cho người đọc nhiều ức chế, khó chịu.
Với những bất cập về tít tin cho BMĐT như hiện nay, việc nghiên cứu
cách viết tít tin là một việc làm cấp thiết. Thông qua nghiên cứu này,
chúng ta sẽ làm sáng tỏ thực trạng cách viết tít tin trên BMĐT hiện nay.
Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế
của cách viết tin nói chung và đặc biệt là cách viết tin cho BMĐT.
Thông qua việc nghiên cứu cách viết tin trên BMĐT sẽ giúp cho những
người viết báo, đặc biệt là BMĐT thấy rõ vai trò của tít tin. Từ đó sẽ có
cách làm thật đúng đắn để nâng cao chất lượng bài viết và luôn được
công chúng báo chí tin tưởng, ủng hộ.
3
Bài nghiên cứu này chỉ nghiên cứu tít tin trên BMĐT không phải vì
cách viết tít tin quan trọng hơn các thể loại khác mà vì như đã nói ở
trên, hầu hết các bài viết trên báo mạng điện tử đều là tin. Hơn nữa,
một khi người sáng tác tác phẩm báo chí thấy được những vấn đề cho
cách viết tít tin rồi thì họ cũng sẽ có những điều chỉnh phù hợp với các
thể loại khác. Bởi có lẽ, mấy ai làm báo mà không viết tin!
4
1.2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Đề tài xoay quanh vấn đề đặt tít trên BMĐT không phải là một đề tài
mới. Đó có nhiều người cũng đã nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt là
sinh viên Học viện Báo chí- Tuyên truyền.
VD: Tiểu luận “ Nghiên cứu, khảo sát cách giật tít trên báo mạng điện
tử, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế” của La Thị Hoàn, lớp Báo mạng
điện tử K27.
Bài viết này đi sâu vào việc phân tích về mặt sử dụng ngôn ngữ trên
các tít bài của BMĐT Vietnamnet từ T2/2008- T5/2009. Trong suốt
một thời gian dài như vậy nhưng người viết chỉ nghiên cứu, đánh giá
qua 25 bài viết của tờ báo này.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu của các tác giả khác được đưa lên

mạng như:
- “Giật tít cho báo mạng điện tử” của tác giả Minhlq đưa lên trang
baochivietnam.com.vn ngày 29/10/2004.
( />- “Sử dụng tít trên báo mạng điện tử” của tác giả galaticos1102 trên
trang wordpress.com ngày 2/4/2011.
( />%E1%BB%A5ng-tit-tren-bao-m%E1%BA%A1ng-di%E1%BB%87n-t
%E1%BB%AD/)
…….
Có thể thấy là trước khi bài nghiên cứu này ra đời thì cũng đã có rất
nhiều bài nghiên cứu trước làm cơ sở tiền đề. Mặc dù những bài viết
5
trước đề cập tới vấn đề chung cho cách viết tít trên BMĐT và những
bài viết này còn khá sơ sài. Song, nó cũng phần nào sẽ giúp ích cho bài
nghiên cứu.
Bài nghiên cứu lần này sẽ đi sâu hơn về cách viết tin thông qua việc
nghiên cứu các tờ báo mạng điện tử lớn, điển hình hiện nay ở Việt
Nam.
6
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
*Mục đích:
• Khảo sát cách viết tít tin hiện nay trên BMĐT
• Làm nổi bật vai trò quan trọng của tít tin trên BMĐT
• Thấy rõ thực trạng đặt tít tin của các phóng viên, nhà báo BMĐT
• Giúp cho người viết biết cách viết tít sao cho hay, cho đúng
*Nhiệm vụ
• Phát hiện những bất cập trong cách viết tít cho tin trên BMĐT
• Đưa ra gợi ý về cách viết tít ý nghĩa và phù hợp với nội dung bài
viết
• Đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng
• Đặt ra các tiêu chí cho một tít tin hay

1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là tít của tin trên BMĐT
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nghiên cứu các tin được đăng trên 3 trang BMĐT
có uy tín và khá nổi tiếng ở Việt Nam là:
• Vietnamnet
• Tuổi trẻ
• Quân đội nhân dân
Thời gian khảo sát là từ ngày 15/11/2011 tới ngày 30/11/2011( 2 tuần)
7
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề được nêu ra ở đề tài là cách viết tít tin trên BMĐT,
cần nắm vững một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu như sau:
• Sau khi đã giới hạn, khoanh vùng phạm vi nghiên cứu( tin trên 3 tờ
BMĐT từ 15/11/2011-30/11/2011), cần bám sát vào những tít tin trên
các tờ báo này để khảo sát, đánh giá.
• Nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan các tít tin trên các
trang này không phân biệt là của báo nào. Từ đó làm nổi bật thực trạng
cách sử dụng tít tin của mỗi tò báo nói riêng và của BMĐT nói chung.
• Phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp khảo
sát, tổng hợp, liệt kê, phân tích, nhận xét, đánh giá…
• Từ việc rút ra được những đánh giá, nhận xét về cách viết tít tin
trên 3 tờ BMĐT này cần phải khái quát lên thực trạng chung của
BMĐT Việt Nam hiện nay.
8
1.7. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận được chia làm 4 phần cơ bản.
Phần 1:
• Tính cấp thiết của đề tài
• Lịch sử nghiên cứu của đề tài

• Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
• Đối tượng nghiên cứu đề tài
• Phạm vi nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Kết cấu
Phần 2: Nội dung
• Cơ sở lý luận chung
• Khảo sát thực tế
1. Khảo sát
2. Phân tích
3. Kết luận
4. Kiến nghị và giải pháp
Phần 3: Kết luận
Phần 4: Tài liệu tham khảo
9
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận chung
2.1.1. Khái niệm “ tớt”
Thông tin trong cuộc sống hiện đại là một thứ không thể thiếu trong
thời buổi hội nhập toàn cầu. Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng
với sự ra đời của máy vi tính và mạng internet đã tạo ra một cuộc cách
mạng về thông tin trên toàn thế giới. Tin tức giờ đây đến với mọi người
nhanh hơn, dễ dàng hơn nhờ mạng internet. Và loại hình báo chí mới ra
đời- Báo mạng điện tử.
Vì có quá nhiều thông tin nên người người đọc sẽ gặp chút rắc rối khi
lựa chọn thông tin đẻ đọc. Vì thế tít tin có vai trò vô cùng quan trọng
đối với mỗi bài viết. Nó phần nào là lí do chính khiến người ta lựa chọn
đọc tin này mà không đọc tin kia. Với mỗi loại hình báo chí khác nhau
thì vai trò của tít cũng khác nhau. Có lẽ, vai trò của tít quan trọng nhất
đối với loại hình báo in và báo mạng điện tử. Nó quyết định tới 90%

việc người đọc có lựa chọn bài viết đó hay không.
Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về tít tin. Dưới đây là một số khái
niệm mà theo quan điểm của tôi nó có phần nào chính xác.
Tít tin là kết cấu ngôn ngữ ngắn gọn được công chúng tiếp xúc đầu
tiên khi đọc, xem, nghe một tin báo chí. Nó có nhiệm vụ giới thiệu
chủ đề tác phẩm, thu hút sự chú ý và định hướng thông tin cho
công chúng.
Tít tin là tên gọi của một tác phẩm thể loại báo chí, là cơ sở để
phân biệt các tin với nhau.
10
2.1.2. Một số loại tít thường gặp
Theo quan điểm của giáo án điện tử môn “ngôn ngữ báo chí” của cơ
giảng viên Học viện Báo chí- Tuyên truyền, có 3 loại tít thường gặp:
-Tít thông báo
-Tít kích thích
-Tít hỗn hợp
2.1.3. Phân loại tít
Tít cũng có rất nhiều loại. Ngoài ra, với mỗi tiêu chí đánh giá, chúng ta
lại có cách phân loại tít khác nhau.
-Nếu phân loại theo vai trò, ta sẽ có:
• Tít chính: Tít chính chính là tên gọi của bài báo. Tít thường
được viết với cỡ chữ to.
• Tít phụ: : Nó thường nằm ngay dưới tít chính, thường đóng vai
trị định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông
tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.
• Tớt xen: Nằm xen trong bài viết. Nó giúp cho người đọc có thể
nghỉ lấy hơi khi đọc bài báo. Nó tạo không gian thông thoáng cho mắt,
giãn mắt, là một lối vào bài báo, trợ giúp bài báo. Với một người đọc
đang mất dần hứng thú, nó có thể tạo ra hứng thú mới, giúp tổ chức bài
báo.( Tin có thể có hoặc không có tít xen)

11
-Nếu phân loại theo cấu trúc, ta có:
• Tớt 1 từ
• Tớt 1 ngữ
• Tớt 1 câu
-Nếu phân theo chức năng, ta có các cách phân loại sau:
• Tít xác nhận
• Tít câu hỏi
• Tít kêu gọi
• Tớt bình luận
• Tớt trích dẫn
• Tớt giật gân
• Tớt biểu cảm
2.1.4. Chức năng của tít nói chung trên BMĐT
Dù là bất kì loại hình nào, tít cũng có vai trò quan trọng. Vai trò của nó
quan trọng nhiều hay ít ở mỗi loại hình báo chí là phụ thuộc vào chức
năng của nó đối với loại hình báo chí ấy. Đối với BMĐT, tít cũng có
những chức năng chung và riêng với các loại hình khác. Tôi xin nói qua
một vài chức năng của tít trên BMĐT:
• Tít có chức năng giới thiệu chủ đề tác phẩm
• Thu hút sự chú ý của công chúng
• Phân định rạch ròi tác phẩm này với tác phẩm khác
12
• Cung cấp thông tin chính của bài viết
• Tổ chức một trang báo
Đây chưa phải là tất cả chức năng của tít. Ngoài các chức năng nêu trên
đây, chúng ta còn có thể kể ra rất nhiều chức năng khác nữa.
2.1.5. Đặc trưng của tít tin trên BMĐT
Báo mạng có điểm khác biệt với báo in ở chỗ:
Với báo in, hầu hết các bài viết được gắn liền với tít, không có bài viết

nào mà tít một nơi bài một nơi.
Với BMĐT lại khác, nội dung các bài viết được liên kết với tít nhờ sự
liên kết đặc biệt. mỗi một tít trên BMĐT, nếu không có bài viết ngay
phía dưới thì sẽ có một “link” liên kết để kết nối tít với bài. Khi người
đọc muốn đọc nội dung bài viết nào chỉ cần tích vào tiêu đề của bài đó
là được.
Có lẽ đây cũng chính là đặc trưng riêng biệt mà chỉ tít của BMĐT mới
có. Với cách hiển thị tin bài như vậy sẽ giúp cho người đọc không phải
mất nhiều thời gian khi lựa chọn bài viết. Vì các bài đó chỉ hiển thị tít
thôi nên người đọc có thể lướt qua thông tin nhanh hơn và có thể loại
bỏ những thông tin không quan tâm một cách dễ dàng. Trái lại, với báo
in, bạn sẽ phải lật từng trang báo để tìm nội dung muốn đọc. Nó lấy
nhiều thời gian của bạn hơn là một cái liếc qua và “click” của BMĐT.
13
2.2. Khảo sát thực tế
2.2.1. Khảo sát
Trong 16 ngày khảo sát 3 tờ BMĐT là Vietnamnet, Quân đội nhân dân và
Tuổi trẻ, tôi nhận thấy mỗi ngày, trung bình Vietnamnet đăng tải 50
tin và Quân đội nhân dân đưa lên trang của mình con số cũng xấp xỉ
50 tin.
Ví dụ: Ở trang Vietnamnet:
Ngày 15/11/2011: có 50 tin được đăng
Ngày 16/11/2011: có 51 tin
Ngày 17/11/2011: có 49 tin
Trên trang báo Quân đội nhân dân:
Ngày 15/11/2011: đăng 60 tin/70 bài
Ngày 16/11/2011: đăng 39 tin/63 bài
Ngày 17/11/2011: đăng 50 tin/78 bài
14
Riêng với trang Tuổi trẻ, trang web này có những điểm rất khác biệt

với các trang báo khác. Nếu nói tới tính đa phương tiện trên BMĐT thì
có thể nói Tuổi trẻ là một trong những trang báo đi đầu. Các bài viết
được đăng trên trang này phong phú với nhiều thể loại. Nó có hẳn một
chuyên trang “Media”. Các tin đưa lên trang không chỉ ở dạng văn bản
mà còn ở nhiều hình thức khác. Vì thế, nếu xét những tin dưới dạng
văn bản thì mỗi ngày báo này có trung bình là 30 tin.
Như vậy trong thời gian khảo sát từ ngày 15/11- 30/11/2011, trên báo
Vietnamnet và Quân đội nhân dân đã đăng khoảng 800 tin, trên Tuổi
trẻ có khoảng gần 500 tin văn bản.
Những con số này mang tính tương đối và chính xác khoảng 90%. Tuy
nó chưa phải là con số chính xác tuyệt đối nhưng chúng ta có thể chấp
nhận với con số này vì số tin thực tế cũng chỉ dao động xung quanh con
số đó thôi.
Về mặt nhận xét chung là như vậy, còn nhận xét về từng báo thì báo
Vietnamnet là báo có số lượng tin được đăng nhiều nhất và đều nhất
trong các trang. Tiếp đó là tới trang Quân đội nhân dân. Sau cùng chính
là Tuổi trẻ.
Các tin được đăng trên các trang rất đa dạng. nó bao gồm tin tức từ lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, giáo dục… Có thể nói các báo
đã biết khai thác rất nhiều đề tài trong cuộc sống để đưa tin cho công
chúng.
Nói tít tin cũng có nhiều điều để nói. Các báo đã sử dụng rất nhiều loại
tít khác nhau để làm cho bài viết của mình hấp dẫn. Ngay trong cùng
15
một tin, tác giả cũng đã biết sử dụng những tít xen để làm giãn bài viết
của mình, giúp người đọc có thể thư giãn một lúc trước khi đọc tiếp.
Không chỉ vậy, ngôn ngữ tít cũng khá đa dạng. Sau đây, chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu thực tế và đi vào phân tích cách viết tít tin trên 3
trang báo mạng điện tử này.
Thông qua sự phân tích về cách viết tít tin, chúng ta sẽ thấy những ưu

điểm và hạn chế trong việc đặt tít tin trên 3 trang báo nói riêng và trên
BMĐT nói chung.
Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra những tiêu chí, một số lưu ý cũng như cách viết
một tít tin hay và hợp lý
16
2.2.2. Phân tích
Qua khảo sát hơn 2000 tin trông khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng
11/2011. Tôi thấy rằng cách đặt tít cho tin trên các trang báo này còn
nhiều điều để xem xét, đánh giá.
2.2.2.1. Mặt hạn chế
2.2.2 1.1. Thứ nhất, ngôn ngữ đặt tít chưa chuẩn, chưa sát, dễ gây hiểu lầm.
*Vietnamnet
Trong tít tin “Liên tiếp cứu 3 em bé bị xoắn ruột”, “Trường In muốn
99% sinh viên có hạnh kiểm tốt”, đăng này 15/11, “ Vi Thùy Linh “ tự
tình” trước khi kết hôn”ra ngày 22/11… có những yếu tố chưa thực sự
rõ ràng và làm cho người đọc hiểu lầm.
Chẳng hạn, với tít “Liên tiếp cứu 3 em bé bị xoắn ruột”, với từ “liên
tiếp” người ta sẽ nghĩ ngay tới những sự việc, hành động nối tiếp nhau
không ngừng. Nhưng đọc bài báo thì lại thấy là trong ngày hôm đó
Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã phẫu thuật thành công ba ca trẻ em
bị xoắn ruột, không hề có thời gian cụ thể để chứng minh là nó liên tiếp
xảy ra. Hơn nữa, nếu cho như vậy là liên tiếp thì có lẽ bệnh viện nào
mà chẳng liên tiếp cứu người không bệnh này thì bệnh kia! Có thể nói
dựng từ “liên tiếp” trong tít la chưa sát.
- “Trường In muốn 99% sinh viên có hạnh kiểm tốt”.
Với tít này, bạn đọc có hiểu “trường In” là trường đo không? Câu trả
lời là 99% người đọc tít này lần đầu chưa thể hiểu được và chắc phải
đọc vài lần mới hiểu ra. “Trường In” ở đây là trường Cao đẳng In. Thật
không hiểu người viết nghĩ rằng ai cũng hiểu những gì mình viết hay
17

sao mà lại đặt tít như vậy. Với những tít mập mờ như vậy,rất có thể
người đọc sẽ bỏ qua.
Tớt “ Vi Thùy Linh “ tự tình” trước khi kết hôn” đăng ngày 22/11
Bạn đọc sẽ có thể hiểu nội dung của bài viết sẽ là những tâm sự của nhà
văn này trước khi cô lập gia đình. Nhưng khi đọc nội dung bài viết lại
chẳng có gì liên quan tới việc “kết hôn” cả. Vì thế, tác giả cần sử dụng
từ cho sát nội dung và dễ hiểu để tránh sự hiểu lầm của người đọc.
*Quân đội nhân dân
Tớt “Nhiều ông nghị ở Pa-ki-xtan bị dọa giết” đăng ngày 20/11 trên
Quân đội nhân dân cũng khiến người đọc có thể hiểu lầm. Nếu không
phải là người có một trình độ hiểu biết nhất định, bạn sẽ không hiểu
“ông nghị” là ai, người như thế nào. Thực ra, từ “ông nghị” ở đây là chỉ
những người quan chức cấp cao của cơ quan lập pháp của Pa-ki-xtan.
Tớt “Gắn kết hộ để đoàn kết và phát triển” đăng ngày 23/11 của tác giả
Lê Quang Hồi cũng dễ làm người đọc hiểu lầm. Không biết “gắn kết
hộ” là gì? Có phải là làm giúp ai đó việc gì! “Hộ” ở đây có phải được
hiểu theo là làm hộ, làm giúp không? Hoàn toàn không phải hiểu theo
cách này, “hộ” ở đây là các hộ gia đình. Để hiểu là hộ gia đình thì phải
đọc nội dung bài viết mới hiểu
*Tuổi trẻ
Trang báo này cũng gặp phải lỗi về mặt đặt tít giống như hai trang báo
trước.
Ngày 26/11, có bài viết “ Khách MICE quốc tế tăng mạnh dịp cuối
năm” của tác giả L.Sơn có điều khiến người ta phải bàn. Xin hỏi có bao
nhiêu người hiểu ý nghĩa của từ viết tắt “MICE”, thậm chí với các nhà
18
báo không chuyên mảng kinh tế, du lịch cũng chưa chắc đã biết tới
thuật ngữ này chứ không nói gì tới người dân bình thường đọc lướt qua
cái tít này. Việc sử dụng từ “MICE” là chưa thực sự hợp lý bởi nó vẫn
còn khó hiểu và làm cho người đọc không hiểu gì khi đọc tít.

Ngày 30/11, bài “Châu Âu có thể ngăn “ngày tận thế”?”. Với cái tít này
bạn đọc sẽ nghĩ gì? Trước đây, người ta vẫn đồn rằng năm 2012 là năm
tận thế. Vậy chẳng phải năm nay là năm “cận ngày tận thế” hay sao!
Cách viết của tác giả khiến cho những ai mới đọc qua tít cũng sẽ hiểu
ngày tận thế theo nghĩa rộng của cả thế giới- ngày mà trái đát lại quay
về điểm xuất phát. Nếu quả có điều này xảy ra thì Châu Âu thật “tuyệt
vời” khi có thể ngăn thảm họa xảy ra với nhân loại. Nhưng thực tế,
‘ngày tận thế” theo cách viết của tác giả thì nó lại là vấn đề khủng
hoảng kinh tế. Dự biết sức mạnh của khủng hoảng kinh tế là vô cùng
nguy hại cho thế giới nhưng có lẽ nó cũng chẳng quá ghê gớm như là
“ngày tận thế” theo truyền thuyết và lịch cổ của người cổ đại
2.2.2.1.2. Sử dụng tít dài
Việc viết tít tin tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất nếu tít có độ dài từ 7-8
chữ. Tối đa tít cũng không vượt quá 15 chữ. Có như vậy mới có thể thu
hút được người đọc. Nếu một tít quá dài, khi nhìn vào tít tin đó, người
đọ sẽ có cảm giác phức tạp, rườm rà và “ngại” không muốn đọc.
Với việc đặt tít dài thì Quân đội nhân dân đứng thứ nhất. Tiếp đó là
Tuổi trẻ. Có thể nói về độ dài của tít thì Vietnemnet lagm khá tốt khi
không có tít nào quá 13,14 từ.
19
*Quân đội nhân dân
Tớt “Tổng kết thực hiện Nghị quyết 42 và Nghị quyết 11 của Bộ Chính
trị (khóa IX)” cũng ra ngày 15/11
Tớt “Đoàn cán bộ Cục nhân sự Bộ Quốc phòng Đức thăm và làm việc
với Bộ Quốc phòng Việt Nam”( 15/11)
Tớt “Triển khai nhiều nội dung đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Bác Hồ trong Đảng bộ Quân đội”, ngày 16/11
Tớt “Đối thoại lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ
Xã hội Đức” đăng ngày 17/11
Tớt “Chi trả ngay bảo hiểm y tế cho người bị tai nạn giao thông khi

nhập viện” được đăng ngày 18/11
Có thể nói không khó đẻ bắt gặp những tít này trên báo điện tử Quân
đôi nhân dân. Gần như ngày nào cũng có những tít dài như vậy. Tít là
thứ đầu tiên thu hút người đọc đến với bài viết. Vậy thử nghĩ xem với
những tít dài như vậy thì có ai muốn đọc?
*Tuổi trẻ
Tớt “Khoa Kế toán kiểm Toán Trường ĐHKT TP.HCM thông báo
chiêu sinh K.09/11” ngày 24/11 của Tuổi trẻ cũng là một tít dài
không kém. Dự vậy nhưng tần suất xuất hiện những tít dài trên
Tuổi trẻ là khá hiếm.
2.2.2.1.3. Tít chưa rõ nghĩa.
20
Dự tít có thể chỉ là một từ, một ngữ thì điều cốt lõi là tít phải chứa nội
dung nhất định và người ta phải hiểu được tít muốn nói muốn nói thông
tin gì. Đặc biệt là với tít tin.
Tít chưa rõ nghĩa tức là nội dung mà tít tin mang lại vẫn chưa làm
người đọc hiểu trọn vẹn thông tin muốn cung cấp.
*Vietnamnet
Tớt “Cơ chế này, các đại học công sẽ lụi” ra ngày 30/11. Một cái tít khá
là chung chung, khó hiểu. “Cơ chế này” là cơ chế nào? Tác giả không
nên dựng từ “này” bởi đó ai biết cái gì là “này” đâu mà có thể viết như
vậy. Nếu viết theo cách viết của tác giả thì ai cũng biết đó là cơ chế gì
rồi!
Tớt “Người đẹp Hoa hậu dân tộc bát phố” ra ngày 29/11. từ “bát phố”
không phải là từ dễ hiểu. Nó được xem như một từ cổ đã có từ lâu. Giờ
thì mấy người hiểu “bát phố” là gì. Bạn có thể tham khảo cách hiểu về
từ “bát phố” như sau: “Bát phố nghĩa nguyên gốc là đi ra phố để mua
sắm. ( Go shopping). Ngày nay lại có nghĩa là đi dạo phố mà có thể là
sẽ không mua sắm gì cả.” Đối với những người có khả năng hiểu biết
về từ cổ, Hán Việt thì họ mới có thể hiểu. Giờ đây những người đọc

báo thường là các bạn trẻ vì thế cách dùng từ của tác giả không sai chỉ
có điều là không dễ hiểu vì từ đó không được dựng phổ biến trong đời
sống.
*Quân đội nhân dân
Ngày 15/11 có bài “Phục vụ trên 3.000 lượt cán bộ, chiến sỹ và đồng
bào”. Khi đọc tít tin này không khỏi có nhiều bạn đọc sẽ hỏi là: ai, tổ
chức nào hay cái gì phục vụ trên 3000 lượt cán bộ, chiến sỹ và đồng
21
bào. Cách viết thiếu chủ ngữ làm cho câu bị khuất đi một thông tin rất
quan trọng.
Bài “Đón nhận Huân chương Quân công” đăng ngày 25/11 cũng mắc
phải một lỗi tương tự. Ai, cơ quan, tổ chức nào nhận được huân
chương. Nếu viết chung chung như vậy thì chưa cụ thể.
Tít tin thường đảm nhận luôn phần trả lời câu hỏi: “Ai/việc gì/cái gì?”.
Đây là một thông tin quan trọng của tít tin. Vì vậy trong tít mà không
đảm bảo được thông tin cơ bản thì tít đó sẽ trở thành một bức tường
ngăn độc giả với bài viết. Đó là một thất bại của người làm báo.
2.2.2.1.4. Sử dụng câu hỏi khi đặt tít
Với tít tin, chúng ta nên hạn chế việc đặt tít là câu hỏi. Khi có dấu chấm
hỏi ( ?) tức là tác giả đang đặt ra sự nghi vấn và yêu cầu người đọc sẽ là
người trả lời cho nghi vấn mà tác giả đặt ra. Điều này lại trái với chức
năng của tin. Tin có chức năng là cung cấp thông tin sự kiện sự việc
mới xảy ra và có tính thời sự. Người đọc lựa chọn tin vì họ không có
quá nhiều thời gian để ngồi đọc một bài phóng sự. Bởi nó chiếm nhiều
thời gian. Trong khi tin ngắn gọn và cung cấp những thông tin người
đọc cần biết. Đó là trả lời “5W+1H”: ai( who), cái gì/việc gì( what), ở
đâu( where), khi nào( when), tại sao( why) và như thế nào( how).
Chính vì những điều này mà nếu như tin lại đặt ra câu hỏi, tức là bắt
người đọc phải ngẫm nghĩ. Điều này sẽ làm cho người đọc không còn
muốn đọ tin nữa vì cảm giác ngại đọc. Lúc trước đọc tin là để lấy tin

tức, giờ đọc tin lại phải tự mình suy nghĩ, tìm ra thông tin thì thật chẳng
phải là tin nữa.
*Vietnamnet
22
Tớt “Liveshow Chế Linh tại TP. HCM sẽ bị hủy? ” ra ngày 18/11.
Đáng lẽ thay vì đặt câu hỏi, tác giả Hồng Hiếu nên cho người đọc một
thông tin chính xác hơn là đặt câu hỏi. Ngay phần sapo của bài viết, tác
giả cũng nói: “Dự chỉ còn một đêm nữa chương trình sẽ diễn ra, nam ca
sĩ hải ngoại vẫn liên tục vướng phải những rắc rối và có nhiều khả năng
sẽ không được diễn tiếp.” tác giả cũng đã có ý nói chương trình sẽ khó
diễn ra vậy tại sao còn đặt câu hỏi để bắt khán giả trả lời làm gì! Liệu
nếu khán giả đọc xong bài báo này rồi nói: “chắc chắn sẽ tiếp tục” thì
liveshow đó sẽ được diễn ra hay không. Quyền quyết định chương trình
không nằm trong tay khán giả của ca sĩ Chế Linh hay của bạn đọc. Hơn
nữa, những thông tin như vậy thì một người dân bình thường sao có thể
biết chính xác được. Nhà báo là người có nhiều mối quan hệ, khả năng
phán đoán mà còn đi hỏi người dân về thong tin này!
Tít tin “Thế giới 24h: Mỹ sẽ “trị” Iran kiểu nào?”, số ra ngày 20/11. Bài
viết này nói tới việc Mỹ đang tìm cách để trừng phạt Iran về hành động
chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này. Thực ra trong bài viết cũng đã
nói tới việc Mỹ sẽ áp dụng hình thức trừng phạt nào với nhà nước Iran.
Trong bài cũng nói khá rõ những lí do Mỹ không lựa chọn những hình
thức khác. Mặc dù đây chỉ là dự định thôi nhưng nó cũng đã được
những người có chức trách của Mỹ tuyrn bố. Như vậy, xét ở mức độ
nào đó, nó cũng có độ tin cậy về thông tin. Do đó, thay vì hỏi “Mỹ sẽ
trị Iran kiểu nào?” thì tác giả có thể viết thành: “Những biện pháp “trị”
Iran của Mỹ”. Cũng giống như tin trước, cách đặt câu hỏi của tít tin này
cũng gặp chung một vấn đề là đọc giả có đọc xong cũng chẳng thể biết
Mỹ sẽ sử dụng biện pháp nào để trừng trị Iran cả!
23

Tớt “Bộ trai 2 tháng tuổi bị búp lún sọ não?” đăng ngày 30/11, không
hiểu người viết nghĩ gì và có ý đồ gì khi đưa dấu hỏi vào tít này! Đọc
nội dung bài viết thì thấy bố cháu bộ nói là cháu bị người hàng xóm tên
Châu gây ra chuyện này. Việc tác giả đặt dâu hỏi phải chăng là đang
nghĩ: đầu cháu bộ tự lún chứ không có tác nhân bên ngoài tác động
vào!
*Quân đội nhân dân
Tớt “Nga có thể triển khai Iskander-M mang đầu đạn hạt nhân ở châu
Âu?”, số đăng ngày 23/11. Lại bắt gặp một kiểu đặt tít câu hỏi trên báo
Quân đội nhân dân. Tác giả đã quá lạm dụng việc đặt tít dưới dạng câu
hỏi. Ở bài viết này không nhất thiết phải dựng câu hỏi. Một nhà chức
trách của Nga nói sẽ dựng biện pháp này khi không còn cách nào khác.
Điều đó chững tỏ nó sẽ xảy ra hay không là phụ thuộc vào tình hình
thực tế của hai bên. Như vậy cần gì phải đặt câu hỏi vô ích! Bởi đặt câu
hỏi xong rồi thì ai là người trả lời?
Một cái tít của tin khác đăng ngày 15/11 như sau: “Đưa cho “người lạ”
tiền, vàng vì bị …thôi miên?”. Có thể hiểu ý đồ của tác giả ở đây là
cũng chưa biết chính xác có phải bà Mai thị Hường bị thôi miên hay
không nên mới để dấu hỏi. Nhưng thay vì cách dùng dấu hỏi ở cuối
câu, tác giả có thể đặt tít của mình là: “Đưa tiền, vàng cho người là một
cách…vô tư”.
Cũng cũng thông tin này nhưng trên báo Tuổi trẻ ngày 16/11 lại có một
tin với tít “Bị “thôi miên” lừa lấy 4 lượng vàng”. Tác giả đã đưa từ thôi
miên vào trong ngoặc kép. Như vậy cũng đã gây được sự chú ý. Hơn
nữa dựng câu văn trần thuật cho tít sẽ tạo độ nặng của thông tin.
24
*Tuổi trẻ
Tớt “Sắc lệnh ân xá chuẩn bị cho Thaksin về nước?” đăng ngày 17/11
của tác giả Trần Phương. Đọc tít báo này bạn hiểu như thế nào? Có
phải là có sắc lệnh ân xá cho Thaksin trở về nước. Nếu là như vậy thì

cần gì phải hỏi. Bởi ngay đoạn đầu tác giả đã viết: “Chính phủ Thái
Lan đã soạn thảo một sắc lệnh sẽ mở đường cho sự trở về của cựu thủ
tướng Thaksin - hiện sống lưu vong sau khi bị quân đội lật đổ vào năm
2006 và là anh ruột của đương kim Thủ tướng Yingluck, báo chí Thái
Lan ngày 16-11 cho biết.” Ở phần sau của bài viết là những giả định tác
giả đưa ra nếu như sắc lệnh được thi hành. Vậy sao không đổi tít thành:
“Thaksin được về nước khi có sắc lệnh ân xá”.
Cũng với nội dung tương tự, ngày 16/11, Vietnamnet có đưa tin “Thái
Lan thông qua kế hoạch ân xá Thaksin”. Cách viết này đã khẳng định
thông tin ân xá. Hơn nữa bài viết này còn được đăng trước bài báo trên
của tuổi trẻ.
Tớt “Lập “vùng cấm bay” ở Syria?” trên Tuổi trẻ ngày 24/11 của Sơn
Hà cũng lại là một tít dựng câu hỏi. Có nhất thiết phải đặt dấu hỏi
không khi mà ngay phần sapo tác giả lại nói luôn: “Trang tin Ả Rập Al
Bawaba cho biết máy bay chiến đấu các nước thuộc Liên đoàn Ả Rập
(AL) và Thổ Nhĩ Kỳ, với sự hỗ trợ hậu cần của Mỹ, sẽ thiết lập “vùng
cấm bay” trên bầu trời Syria.” Trong trường hợp này, tác giả chỉ cần bỏ
dấu chấm hỏi ở cuối câu.
2.2.2.1.5. Tít còn mang nặng tính giật gân, câu khách.
25

×