Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Qui trình lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 103 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ khả năng tác động mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng đối với công
chúng, báo chí có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và định hướng dư luận
xã hội. Thêm vào đó, ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và
công nghệ, còn thúc đẩy báo chí tham gia vào việc quản lý quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chất lượng và hiệu quả hoạt động báo
chí góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm
vụ xây dựng và phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với tư cách là chủ thể của hoạt động báo chí, mỗi nhà báo đều phải luôn
xác định vai trò của mình là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. Để
thực hiện được những công việc đó, đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức
sâu rộng, giỏi nghiệp vụ mà còn phải có cái tâm trong sáng. Bởi việc nhà báo
đưa một thông tin đúng hay sai sự thật không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân
mà lien quan tới hàng triệu triệu người.
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xu thế phát
triển kinh tế thị trường đã có những tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt của
báo chí nước ta. Trong 10 năm qua, báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lớn
trong đời sống tinh thần. Báo chí đã phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và
loại hình. Đời sống báo chí ngày càng trở nên sống động, phong phú. Điều đó góp
phần làm cho mọi hoạt động của xã hội, của đất nước ngày càng cởi mở hơn.
Tuy nhiên, dù có sự định hướng của Nhà nước, song nền kinh tế thị trường
vẫn bộc lộ những khiếm khuyết, mặt trái của nó như: coi trọng sức mạnh của đồng
tiền; nảy sinh nhiều tiêu cực trong xã hội Những vấn nạn này đã gây tác hại
không nhỏ tới phẩm cách của con người, khiến đạo đức xã hội có chiều hướng
xuống cấp. Sự sa ngã của một số cán bộ cốt cán đã làm giảm uy tín của Đảng và
Nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân . Đặc biệt, sự tha hóa của một bộ phận
cán bộ báo chí - những người có nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng dư luận xã
1
hội - có ảnh hưởng xấu và tác hại đến toàn xã hội. Đã có một số ít nhà báo
“đức không trong, tâm không sáng” lợi dụng nghề nghiệp của mình để


“đánh” người này, “cứu” người kia, đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của nghề
báo và phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của lao động báo chí là tôn trọng sự
thật, nói rõ sự thật và bảo vệ sự thật. Một số nhà báo đưa thông tin thiếu cẩn
trọng nên gây ra những khó khăn và cản trở cho những chính sách pháp luật,
làm phá vỡ sự đồng thuận trong công chúng. Không ít những thông tin sai lệch
báo chí đưa ra đã gây khó khăn, tác động xấu tới xã hội, đơn cử như thông tin:
cá xuất khẩu thừa dư lượng kháng sinh; ăn bưởi bị ung thư; rau trồng bị phun
thuốc tăng trưởng, những thông tin đồn nhảm, những thông tin mang tính đầu
cơ trục lợi của giới đầu cơ về thị trường chứng khoán, ngân hàng, tài chính, địa
ốc… đã ảnh hưởng không chỉ đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng đến
hoạt động xuất nhập khẩu, sự phát triển lành mạnh của thị trường, thậm chí đến
cả nền kinh tế đất nước…
Số lượng các trường hợp vi phạm bị xử lý về báo chí, số nhà báo bị thu
thẻ, số đơn thư khiếu kiện báo chí, vi phạm pháp luật của báo chí có xu hướng
gia tăng trong những năm gần đây. Từ năm 1998 đến 2008, Bộ Văn hoá
-Thông tin (nay là Bộ TT&TT) đã tiến hành xử lý vi phạm về báo chí (cảnh
cáo, khiển trách, phê bình, thu hồi thẻ, thu hồi giấy phép, xử phạt vi phạm hành
chính ) gần 1.250 trường hợp với tổng số tiền lên đến gần 6 tỷ đồng. Trong
đó, riêng giai đoạn 2006-2008 đã có 721 trường hợp bị xử lý về báo chí với
tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là gần một tỷ đồng.
Đơn thư khiếu nại báo chí ngày càng tăng. Theo báo cáo, bình quân hàng
năm có trên 250 đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức gửi về Bộ
TT&TT phản ánh những thông tin và hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan
báo chí và nhà báo. Trong 7 năm (2002-2008), Bộ TT&TT đã giải quyết gần
1.650 đơn thư khiếu nại.
Trong Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 162-
TB/TW ngày 01-12-2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về công tác lãnh đạo,
2
quản lý báo chí, Đồng chí Trương Tấn Sang Ủy viên Bộ Chính trị, thường
trực Ban Bí thư đã nhận định về những yếu kém của báo chí thời gian qua:

Một số cơ quan báo chí chưa tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước, có biểu hiện coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng
của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị
khuynh hướng "thương mại hoá" chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường,
nặng thông tin về những hiện tượng tiêu cực, yếu kém, mặt trái của xã hội,
thổi phồng, khoét sâu vào các thiếu sót, khuyết điểm, làm "nóng" lên một số
vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của các ngành, địa phương một
cách thiếu ý thức và không đáng có; đăng cả những thông tin mật của Nhà
nước, những bí mật kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, khai thác đời tư cá nhân, vi phạm Luật Báo chí; ít chú ý tới việc phát
hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố
mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự thật, suy diễn chủ quan, khi biết sai
không cải chính hoặc cải chính không nghiêm túc; khai thác và sử dụng thông
tin của báo chí bên ngoài thiếu chọn lọc, trái với quan điểm, đường lối của
Đảng và Nhà nước, truyền thống văn hoá của dân tộc
Trong Báo cáo tổng kết tám năm thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Báo chí (tháng 12/2007), Bộ TT&TT cũng chỉ ra
những hạn chế của báo chí:
Thông tin sai sự thật vẫn tiếp tục diễn ra nhưng chậm được khắc phục…;
thông tin xâm phạm bí mật đời tư công dân, thậm chí xúc phạm nghiêm trọng uy
tín, danh dự nhân phẩm của công dân, vi phạm các quy định của Luật Báo chí;
thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước,
gây bất lợi cho hoạt động kinh tế, đối ngoại; thông tin dung tục, không phù hợp
với thuần phong, mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục
và tính thẩm mỹ của báo chí. Một số cơ quan báo chí vi phạm điều 10 Luật Báo
3
chí về việc đưa lên mặt báo nhiều nội dung sai sự thật gây hậu quả xấu, nội
dung cấm thông tin như tiết lộ bí mật Nhà nước, kích dâm, kích động bạo lực…
Đặc biệt, đối với loại hình báo mạng điện tử - phương tiện truyền thông

đại chúng ra đời muộn hơn truyền hình, báo in, phát thanh nhưng đã nhanh
chóng trở thành kênh truyên thông vô cùng hiệu quả, đặt các PTTTĐC truyền
thống vào một cuộc đua quyết liệt. Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt
trội so với các PTTTĐC khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa
báo chí-công chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận,
tạo điều kiện thuận lợi nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương
tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh,mới, nóng và nằm ở
tâm điểm - tính thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài
ra báo mạng điện tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin
nhanh nhất.
Tuy nhiên, cùng với sự ưu việt trên của báo mạng điện tử, thì vấn dề bảo
đảm an toàn thông tin và chính xác thông tin trên báo mạng điện tử là mối lo
hàng đầu. Là bộ phận quan trọng của Interrnet, lại phát hành một bản cho
triệu người đọc, do đó vấn đề thông tin trên báo mạng điện tử là hết sức quan
trọng.
Mặt khác báo mạng điện tử đang phải chạy đua thông tin với nhau nhất là
về khả năng nhanh nhất, nóng nhất do vậy, có hiện tượng nhiều thông tin
đưa không chính xác (xét dưới góc độ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải là
cố ý) hoặc cùng một sự kiện nhưng các báo đưa theo nhều kiểu khác nhau,
các báo cùng đưa về sự kiện nhưng đa số các báo đều đưa tin sai do đều copy
từ báo này sang báo nọ làm thành hiệu ứng dây truyền, có thể là thông tin
chưa được kiểm định chính xác nhưng các báo vẫn qui chụp và vội đưa ra kết
luận làm công chúng hoang mang trong việc tiếp nhận. Bên cạnh đó, thông tin
trên báo chí trực tuyến còn phải đương đầu với sự thâm nhập của các nguồn
4
thông tin xấu, thông tin không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng
interrnet - kênh thông tin vốn được coi là vùng trời tự do tuyệt đối, nhất là báo
mạng điện tử - một trong những ngành đi đầu về công nghệ và cập nhật.
Thêm nữa, trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các PTTTĐC khác và trước
nguy cơ bị chia sẻ công chúng, báo mạng điện tử mặc dù có nhiều ưu thế vượt

trội song vẫn phải không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, đảm bảo uy
tín trước hàng triệu triệu công chúng.
Những năm gần đây, về cơ bản các phóng viên báo mạng của ta đã thể
hiện những nỗ lực đáng kể trong quá trình lao động tác nghiệp. Tuy nhiên, xét
từ những tiêu chí hiện đại hoá nền báo chí nước nhà, năng lực, phẩm chất của
người phóng viên báo mạng cần được nâng cao hơn về mọi mặt. Vì vậy, việc
đi sâu tìm hiểu cụ thể, toàn diện qui trình lao động của phóng viên báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay, bước đầu nhằm góp phần xác định bản chất các
dạng lao động của phóng viên tác nghiệp loại hình báo chí này cùng những
yêu cầu đặt ra đối với mỗi phóng viên. Trên cơ sở những vấn đề của thực
trạng, việc đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng cho lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam là hết sức cần
thiết, nhất là đối với các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề lao động nhà báo đã được đề cập trong một số công trình
nghiên cứu về lý luận báo chí như: Cơ sở lý luận báo chí, Tạ Ngọc Tấn (Chủ
biên), NXb Lý luận Chính trị, H. 2005. Đây là cuốn sách nhằm mục đích hệ
thống hóa những vấn đề mang tính đại cương về báo chí nên lao động nhà báo
chỉ được giới thiệu từ góc độ khái quát.
Trong cuốn Lao động nhà báo, lý thuyết và những kỹ năng cơ bản ( Nguyễn
Thị Nhã, NXB Chính trị - Hành chính, 2010), tác giả đã đi sâu tìm hiểu tương
đối toàn diện những khía cạnh cơ bản liên quan tới qui trình tác nghiệp của
5
phóng viên. Tuy nhiên, theo hướng tìm hiểu mang tính tổng quan về lao động
nhà báo, những đặc thù trong lao động của phóng viên báo mạng chưa được
đặt ra trong mục đích nghiên cứu của cuốn sách này.
Riêng đối với bBáo mạng điện tử , ở Việt Nam, mặc dù loại hình báo
này đã có chặng đường phát triển hơn 10 năm nhưng so với các loại hình báo
chí truyền thống, báo mạng vẫn còn hết sức non trẻ. Vì vậy, các công trình
nghiên cứu về loại hình báo chí này cũng chưa nhiều. Những năm gần đây, có

một số công trình về báo mạng được dịch sang tiếng Việt như: “Writing for
web”(Viết cho web)- Granford Kiliau, NXB Self – Cousnel Press, 1999, Vũ
Thị Nguyệt Minh dịch: Bài giảng “Báo mạng điện tử” – Chritine Colon, Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền (Khoa Phát thanh - Truyền hình dịch). Đây là
những tài liệu chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản báo mạng điện tử,
chưa đi sâu vào khía cạnh lao động của phóng viên.
Một số công trình nghiên cứu bước đầu nhằm phục vụ giảng dạy và tác
nghiệp báo mạng điện tử tại học viện Báo chí -– Tuyên truyền như: Nhập
môn báo mạng điện tử ((Nguyễn Thị Thoa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H. 2006); Tập bài giảng “Nhập
môn báo mạng điện tử”, Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và
tuyên truyền, H. 2008); Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam
((Nguyễn Thị Thoa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trọng điểm, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, H. 2007)… Đây là những tài liệu chủ yếu mới dừng
lại ở phương diện lý thuyết nền tảng.
Cũng từ góc độ lý thuyết chung, mới đây (2010), công trình “Báo mạng
điện tử - những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Thi Trường Giang được
nhà xuất bản Chính trị - Hành chính ấn hành. Cuốn sách này vừa được tái bản
và bổ sung năm 2011.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về báo mạng ở những khía cạnh
riêng lẻ và chủ yếu dưới dạng các bài viết. Chẳng hạn: “Các đặc điểm của
6
ngôn ngữ báo mạng điện tử” (Hoàng Anh: Những kỹ năng về sử dụng ngôn
ngữ trong truyền thông đại chúng, NXb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2008);
“Báo chí internet ở nước ta: kết quả bước đầu và hai yêu cầu bức thiết nhất”
(Nguyễn Anh Tuấn: “Tạp chí người làm báo, Tháng 10/2002); Báo chí
internet (Nguyễn Chí Tình,Tạp chí người làm báo, tháng 5-2001)…
Một số luận văn Thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa
học của sinh viên có đề cập tới những khía cạnh chuyên biệt về báo mạng
điện tử như: Công chúng báo chí internet (Hà Thu Hương,Luận văn Thạc sĩ

Truyền thông đại chúng, Phân viện báo chí và Tuyên truyền, H.2003); Quản
lý báo mạng điện tử ở Việt nam thực trạng và giải pháp (Vũ Thị Huệ: Luận
văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện báo chí và Tuyên truyền,
H.2004); Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (Trần Quang Huy, Luận
văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện báo chí và Tuyên truyền,
H.2006); Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Vũ
Anh Tú, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H. 2007;
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện
nay ((Đỗ Thị Thanh Hương: Khóa luận tốt nghiệp, Học viện báo chí và Tuyên
truyền, H.2008); Box thông tin và link trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện
nay, Vương Thanh Tâm, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện báo chí và Tuyên
truyền, H.2011)… Với những phạm vi nhỏ, các bài viết cũng như các công
trình nghiên cứu ở cấp thạc sỹ này chưa thể đem lại một bức tranh toàn cảnh
về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt nam.
Có thể thấy cho đến nay, hướng nghiên cứu chuyên biệt về lao động
của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam, hầu như chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập tới một cách hệ thống. Tuy nhiên, nhu cầu bức thiết
của thực tiễn cùng những gợi mở từ các tài liệu trên đã thôi thúc tôi thực hiện
và hoàn thiện luận văn này
7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn đích tìm hiểu thực tiễn lao động của phóng viên
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay để từ đó tìm ra những giải pháp nâng
cao chất lượng lao động của phóng viên tác nghiệp ở loại hình báo chí này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động của phóng viên
báo mạng điện tử Việt Nam: khái niệm, vị trí, vai trò của lao động phóng viên
báo mạng điện tử Việt Nam; những nội dung và yêu cầu của lao động phóng

viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
+ Khảo sát thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam.
+ Từ việc phân tích thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử
Việt Nam trên một số tờ báo mạng điện tử, luận văn tìm và đưa ra đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao cao chát lượng lao động của phóng viên báo mạng điện
tử Việt Nam trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động của phóng viên báo mạng
điện tử Việt Nam. Điều này được thể hiện thông qua các tác phẩm báo chí
được đăng tải trên một số báo mạng điện tử và quan niệm, hành vi, cách ứng
xử của phóng viên trong hoạt động tác nghiệp.
Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên, luận văn của tôi tập chung chủ
yếu vào nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra một số lý luận chung về báo mạng
điện tử. Để nghiên cứu đề tài được sâu và tập trung, tôi đã tiến hành khảo
sát các tác phẩm báo mạng điện tử của 3 tờ báo mạng điện tử dó là:
Vietnamnet, VnExpress, Dân trí từ ngày 01/5/2011 đến 31/7/2011.

Đây là
những tờ báo mạng có quá trình hình thành, phát triển tương đối bền vững,
qui mô hoạt động lớn, thông tin đa dạng, phong phú, lượng công chúng tiếp
nhận đông đảo.
8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác tư tưởng và báo chí. Cụ thể đó là
những lý thuyết về nhiệm vụ, vai trò, chức năng và các nguyên tắc hoạt động
của báo chí; Lý thuyết về lao động phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:

5.2.1. Các phương pháp chính:
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi áp dụng các
phương pháp cụ thể như sau:
+ Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng để xem xét, phân tích các thông tin
có sẵn trong các tài liệu, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, tác giả kế
thừa những kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng nó để so sánh, minh hoạ cho các
kết quả khảo sát của mình, từ đó khẳng định những đóng góp mới của mình.
+ Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu có được trong quá trình khảo sát.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá
và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm
khái quát…
+ Phương pháp điều tra xã hội học (Phỏng vấn sâu, Bảng hỏi): Được sử
dụng dùng nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về thực trạng của lao
động phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam cũng như nhận thức của họ về
vấn đề này.
5.2.2. Công cụ khảo sát
Để tiến hành thu thập số liệu, tác giả đã tiến hành xây dựng bộ phiếu
khảo sát để thu thập ý kiến phản hồi của phóng viên và tiến hành phỏng vấn
sâu phóng viên báo mạng điện tử và cán bộ lãnh đạo quản lý.
Phiếu khảo sát ý kiến và phỏng vấn sâu được thiết kế gồm các câu hỏi
dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở ( Phụ lục).
9
5.2.3. Chọn mẫu
Mẫu được chọn để phân tích là 250 phóng viên được lựa chọn ngẫu
nhiên từ danh sách phóng viên làm việc cho các trang báo mạng điện tử. Tác
giả đã lựa chọn 07 phóng viên và 02 lãnh đạo quản lý để phỏng vấn sâu.
Ngoài ra, tác giả còn lựa chọn 03 trang báo mạng gồm Dân trí, Vnexpress,
VietNamnet để theo dõi thông tin về số lượng bài đăng tải theo từng chuyên

mục, số lượng ảnh, số lượng box ( hộp) và số đường link ( liên kết).
5.2.4. Xử lý và phân tích số liệu
Phiếu khảo sát được gửi cho 250 phóng viên trong mẫu được chọn, có
237 người tham gia trả lời phiếu, có 19 phiếu bị loại do thông tin đưa ra trong
phiếu không đầy đủ, không có độ tin cậy. Còn lại 218 phiếu được tiến hành
nhập số liệu.
Tác giả sử dụng các phần mềm Excel, SPSS để nhập dữ liệu, làm sạch
và phân tích số liệu thống kê.
Các thông tin phản hồi từ phỏng vấn sâu 07 phóng viên báo mạng điện
tử và 02 cán bộ lãnh đạo quản lý được tác giả tổng hợp trong các biên bản
phỏng vấn sâu (phụ lục biên bản phỏng vấn sâu).
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Thứ nhất, luận văn góp phần hệ thống và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản
về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam: Xác định khái niệm lao động
của phóng viên báo mạng điện tử và một số khái niệm khác có liên quan; so sánh lao
động của phóng viên báo mạng điện tử với lao động của các loại hình báo chí khác,
những điểm tương đồng và một số nét đặc thù; khẳng định tầm quan trọng của lao
động phóng viên báo mạng điện tử.
Thứ hai, luận văn khái quát và phân tích toàn diện các biểu hiện tích cực và
tiêu cực trong lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay,
đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện đó. Trên cơ sở
những cứ liệu thực tế, bước đầu luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay.
10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, quy
mô, toàn diện về thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay. Vì vậy, luận văn có đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống

lý luận báo chí Việt Nam nói chung, vấn đề lao động của phóng viên báo
mạng nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để
những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là những
phóng viên báo mạng điện tử tham khảo để có hướng tác nghiệp trong quá trình
sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử của mình; làm cơ sở khoa học phục vụ cho
việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử và
những ai quan tâm đến đề tài; gợi mở hướng nghiên cứu để những người tâm
huyết tiếp tục đi sâu tìm hiểu. Đồng thời, nó giúp cho các nhà báo, phóng viên
có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về ý nghĩa và vai trò của công việc mình
đang làm để ngày càng có ý thức học tập, tu dưỡng nhằm nâng cao chất lượng
trrong tác phẩm của mình.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả, Danh
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được phân bố
trí thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động của phóng
viên báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng lao
động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam
11
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG CỦA
PHÓNG VIÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Lao động nhà báo
Lao động là hoạt động của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và

tinh thần cho xã hội. Bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải tiến hành quá
trình lao động để hình thành nên sản phẩm của mình. Các quá trình lao động
đó không giống nhau mà bị chi phối bởi đặc điểm khác biệt của các sản phẩm
tạo ra.
Khác với văn học, hội họa, âm nhạc sản phẩm báo chí không phải là
mỗi tác phẩm riêng lẻ của từng cá nhân mà là trọn vẹn cả tờ báo, tạp chí, hay
chương trình phát thanh, truyền hình.
Trong quá trình làm ra sản phẩm báo chí, mỗi cá nhân là một mắt xích trong
dây chuyền sản xuất. Theo BalJasc, trong tòa soạn báo chí: “có những tờ báo
viết và nhà báo không viết. Những nhà báo này, những người biên tập là
những con ngựa kéo xe, những người kia, những người chủ là những người
kinh doanh, họ kiếm lúa mạch cho súc vật kéo xe ăn và giữ gìn vốn”
1
Erik
Neveu cũng phân tích rằng: cách gọi nhà báo thường làm người ta liên tưởng
tới những nhà báo nổi tiếng, thành danh. Những thực tế những con số này chỉ
chiếm 50% trong tổng số những người làm báo. Còn lại là biết bao nhiêu
những người làm báo bình thường khác, đảm trách những công việc và chức
trách nhiều khi âm thầm, kiên trì ngày này qua ngày khác trong các tòa soạn
và nhà in mà không ai biết dến tên tuổi
2.
.
Như vậy có thể hiểu “, lao động nhà báo nói chung là toàn bộ quá trình
hoạt động nghiệp vụ của các nhà báo trong quy trình sản xuất ra sản phẩm báo
12
chí (tờ báo, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình, website ”).[30; từ

tr.12-13]
Trước kia, ở nước ta lao động báo chí mang tính chất tổng hợp chưa có sự
phân chia rõ ràng. Tổ chức của một tờ soạn báo rât đơn giản. Trong một số tài

liệu, khi nói đến lao động báo chí người ta thường chú trọng đến hoạt động của
cá nhân nhà báo trong sáng tạo tác phẩm mà ít đề cập đến các hoạt động khác.
Lao động báo chí ngày nay là quá trình hoạt động có tổ chức chặt chẽ
và tính tập thể cao. Để sản xuất ra một tờ báo có nhiều công đoạn, do vậy lao
động của nhà báo cũng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi cá nhân
trong dây chuyền sản xuất ra sản phẩm báo chí hoàn chỉnh được phân công,
chuyên trách các nhiệm vụ riêng. Báo chí càng phát triển mạnh mẽ thì sự
phân công và chuyên môn hóa đó càng sâu sắc hơn. Mặc dù, có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau nhưng việc phân cấp rõ ràng các loại hình lao động trong
mỗi tòa soạn báo chí là việc quan trọng, cần thiết để đảm bảo cho mỗi công
việc có chất lượng, hiệu quả cao chống sự chồng chéo, thiếu chuyên nghiệp.
Theo Grabennhicoops, lao động của những người làm báo chí nổi lên
hai mắt xích cơ bản: “Mắt xích thứ nhất quản lý việc ra tờ báo, mắt xích thứ
hai thực hiện việc thu thập, xử lý thông tin, sản xuất ra văn bản tờ báo”
1
. Tùy
theo vai trò, nhiệm vụ, tần số, dung lượng, số bản phát hành của tờ báo và
những yêu cầu thực tiễn khác mà các mắt xích đó có thể phát triển hơn và
ngược lại. [30; tr.14]
1.1.2 Phóng viên
Phóng viên là “người chuyên đi lấy tin để viết bài công bố trên đài, báo”
1
Xét theo chức năng, nhiệm vụ lao động nghề nghiệp, phóng viên là “bộ
phận tri thức chuyên nghiệp làm nhiệm vụ phản ánh đời sống thực tiễn một
cách đa dạng, sinh động, kịp thời và thường xuyên đổi mới; từ đó thu nhận,
lựa chọn và đại chúng hóa một cách thích hợp những thông tin về đời sốn
13
thực tiễn; nhằm phục vụ các yêu cầu, mục tiêu tuyên truyền dã định trước;
bảo đảm thực hiện kế hoạch chung, thống nhất của toàn bộ hệ thống công tác
tư tưởng – văn hóa của Đảng, Nhà nước ta”

2
[30; tr 58]
Theo chức danh được nhà nước quy định, “phóng viên là công chức
theo chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh,
quay phim các loại hình báo chí
.

1.
Như vậy, có thể hiểu phóng viên là một lực lượng hoạt động chuyên
môn quan trọng trong tòa soạn, có nhiệm vụ thu thập thông tin để sáng tạo ra
các sản phẩm báo chí. Tùy theo những nhiệm vụ đặc thù mà phóng viên được
gọi theo những tên gọi riêng. Chẳng hạn: Phóng viên đặc biệt hay đặc phái
viên là những nhà báo đang làm việc tại tòa soạn, được cơ quan báo điều đi
một địa phương nào đó để giải quyết một vấn đề khẩn cấp, quan trọng trong
một thời gian nhất định; Phóng viên thường trú là phóng viên được cơ quan
báo chí phái xuống cơ sở công tác trong một thời gian dài nhất định (thường
là 2 đến 4 năm):
1.1.3. Lao động phóng viên:
Sáng tạo tác phẩm là lao động trung tâm, nòng cốt trong hoạt động báo
chí. Lực lượng quan trọng đảm nhận công việc này là đội ngũ phóng viên, lao
động của họ là tìm kiếm đề tài, chủ đề, thu thập và xử lý thông tin, tư liệu để
hình thành nên tác phẩm báo chí.
1.1.4. Lao động phóng viên Báo mạng điện tử
Cũng giống như lao động phóng viên ở những loại hình báo chí khác,
phóng viên báo mạng điện tử là người trực tiếp thực hiện việc lấy tin, sáng tạo
ra các tác phẩm báo chí từ chất liệu của cuộc sống. Họ được phân công tùy
theo năng lực chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ của tòa soạn. Trong
những trường hợp cần thiết, cùng với việc khai thác tư liệu, phóng viên tự
chụp ảnh, quay phim, ghi âm để làm tăng chất liệu cho bài viết của mình.
14

Đương nhiên, những đề tài, tin, bài được lựa chọn phải đáp ứng được những
yêu cầu của tờ báo đưa ra. Mỗi tờ báo căn cứ vào tôn chỉ, mục đích của mình
đều đề ra các tiêu chí riêng.
1.2. Vai trò của phóng viên trong tòa soạn báo mạng điện tử
Phóng viên là lực lượng trung tâm của tòa soạn báo chí. Họ thường
chiếm số đông trong tòa soạn.
Phóng viên là chủ thể sáng tạo tích cực, chuyên sản xuất ra những sản
phẩm dầu tiên trong guồng máy báo chí. Hoạt động nghiệp vụ của họ là cơ sở
đầu tiên thúc đẩy mọi hoạt động của tòa soạn. Những tin, bài bắt đầu từ sự
sáng tạo của phóng viên, chính là “nguyên liệu” cho một số bộ phận khác hoạt
động. Có tin, bài thì bộ phận biên tập, thư ký, in ấn mới hoạt động theo.
“Trong toàn bộ hoạt động báo chí, mọi cái đều bắt đầu từ công việc của
phóng viên. Một biên tập viên giỏi đến mấy mà không có tin bài của phóng
viên gửi về thì cũng chỉ còn nước ngồi uống nước trà mà đợi”
1
.
Phóng viên là mũi nhọn, là chủ công của tờ báo. Họ là người đi đến
ngọn nguồn tin tức. Họ làm cho tờ báo xứng đáng với danh hiệu “nhà quan
sát” hay “người đưa tin ban đầu”.
Phóng viên là những người chủ yếu làm lên sức mạnh, đem lại sinh khí,
sức sống cho tờ báo. Người ta thường ví phóng viên trong tòa soạn giống như
như những con ong nhanh nhẹn, cần mẫn bay đi mọi nơi hút mật ngọt về làm
tổ. Hoặc họ được ví như đội quân tiếp phẩm khéo léo, đảm đang lùng mua
được thật nhiều những nguyên vật liệu tươi ngon, sốt dẻo từ khắp mọi nẻo
đường, ngã phố .Đội quân chuyên dụng này sẽ làm cho tờ báo luôn đầy ắp
thông tin nóng hổi, đem đén cho độc giả những món ăn tinh thần không thể
thiếu trong cuộc sống thường nhật. Do vậy, tờ báo sẽ phát triển mạnh với một
đội ngũ phóng viên giỏi giang, năng động, ngược lại, nếu đội ngũ náy yếu
kém thì tờ báo sẽ có nguy cơ “phá sản”. Trên thực tế, tên tuổi của một tờ báo
thường được gắn liền với một số cây bút chủ lực. Chính những cây bút này đã

15
góp phần đắc lực xây dựng nên thương hiệu, định vị được chỗ đứng vững
vàng của tờ báo trong lòng độc giả.
Hầu hết các tờ báo thường sử dụng bài của cộng tác viên nhưng đó chỉ
là nguồn thông tin, bài và thời gian gửi đăng báo của cộng tác viên thường
không ổn định. Thực chất, lực lượng phóng viên mới là những người thường
xuyên, liên tục cung cấp tin, bài cho một tờ báo một cách chuyên nghiệp,
đúng kế hoạch, đúng thời gian và chất lượng đảm bảo.
Phóng viên là đầu mối thông tin của tòa soạn. Họ tạo lập mối quan hệ
với các đơn vị cơ sở, các thông tin viên, cộng tác viên. Đây là hoạt động quan
trọng thu hút được nhiều nguồn tin, khám phá được nhiều cửa ngõ, luồn lạch
thông tin làm cho tờ báo thêm mới mẻ, hấp dẫn và đặc biệt hơn nữa là luôn có
được tin tức riêng cho tờ báo. Trong hoàn cảnh các phương tiện thông tin nở
rộ như hiện nay, làm được những điều đó tức là tờ báo đã phát huy được năng
lực cạnh tranh tích cực, khẳng định được uy tín và thế mạnh của mình.
“Phóng viên là cây cầu nối giữa quần chúng nhân dân thuộc mọi thành
phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh ở khắp mọi nơi với tờ báo, với tòa
soạn. Từ cây cầu này tờ báo sẽ là nơi quần chúng cung cấp thông tin; là diễn
đàn để họ bày tỏ những ý kiến, quan điểm; là địa điểm tâm giao để họ gửi
gắm, sẻ chia những niền vui, nỗi buồn về nhân tình, thế sự diễn ra trong cộng
đồng xã hội Và cũng chính vì thế, tờ báo trở thành người bạn gần gũi, thân
mật, đáng tin cậy và là người đồng hành không thể thiếu đối với đông đảo đọc
giả trong cuộc sống hàng ngày”. [30; từ tr.60-62]
1.3. Quy trình của lao động phóng viên báo mạng điện tử
1.3.1. Đặc thù của lao động phóng viên báo mạng điện tử
Công việc sáng tạo tác phẩm do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên,
thông tin viên thực hiện. Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất
thông tin. Để có thể viết ra một tác phẩm báo chí, người phóng viên phải thực
hiện những thao tác cơ bản như: Lựa chọn đề tài, quan sát, thu thập và nghiên
16

cứu tại liệu, phỏng vấn, lựa chọn thể loại, ngôn ngữ Tác phẩm báo chí phải
được sáng tạo dựa trên sự kiện, tình huống, hoàn cảnh, con người có thật để
luôn đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của thông tin.
Đối với những người làm báo mạng điện tử thì áp lực về “thời gian
mạng” và nhu cầu tin tức của “cư dân mạng trên khắp thế giới ” thật sự là một
thách thức . Bởi người đọc lúc nào cũng có mặt trên internet, nơi này là đêm
thì nơi khác lại là ngày. Hơn nữa bạn đọc còn đòi hỏi thông tin ngày càng
phải nhanh, mới và nóng bỏng. Vì vậy, tính thời sự là một trong những tiêu
chí mà bất kỳ một tờ báo nào cũng đều mong đạt tới. Để đáp ứng được những
điều đó, thì những phóng viên báo điện tử phải luôn nhanh nhạy, chủ động
và phải có khả năng đối mặt với nhiều áp lực, sức ép về thời gian cập nhật tin
bài. Gần như không có khái niệm về thời gian, chỉ khi nào làm hết việc mới
kết thúc. “Thông thường, phóng viên phải có bài viết tường thuật ngay hoặc
sau khi xảy ra sự kiện trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Ví dụ như vụ
bắt cóc con tin tại trường trung học ở thành phố Beslan (Nga) ngày 01.9.2004.
Gần như ngay lập tức, đài truyền hình CNN đã cắt toàn bộ các chương trình
được chuẩn bị từ trước và cho truyền hình trực tiếp diễn biến sự việc. Để làm
được như vậy, CNN phải có một mạng lưới phóng viên trên khắp thế giới và
họ được trang bị tất cả những điều kiện cần thiết để có thể đưa tin nhanh nhất,
thậm chí là được trang bị cả máy bay trực thăng”. [10; tr. 71]
Phóng viên báo điện tử hầu như phải thực hiện hầu hết các công đoạn:
viết bài, chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh… Nói chung, phóng viên phải hoàn tất một
bài viết rồi mới chuyển lên biên tập, tòa soạn. Những bài viết do nhu cầu
“nóng”, phóng viên có thể từ lúc hoàn tất bài viết đến lúc xuất hiện lên mạng
chỉ trong vòng 15 phút.
Theo nhà báo Bình Minh - Trưởng ban CNTT, báo điện tử TS – một tờ
báo điện tử thuộc tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC ( truyền
17
hình cáp việt Nam) : "Rất ít, nếu không muốn nói là không có phóng viên nào
dám nhận mình có đầy đủ các kỹ năng của một nhà báo điện tử. Nó đòi hỏi rất

nhiều yếu tố cần có, rất nhiều kỹ năng cần thành thạo, trong đó khả năng làm
chủ công nghệ là một yếu tố rất quan trọng".
Không chỉ viết bài dưới dạng văn bản text, mà việc xử lý ảnh thông qua
phần mềm Photoshop để có những tác phẩm với chất lượng và bố cục tốt nhất
cho bài viết của mình; hay tự quay và chỉnh sửa nội dung các video Tất cả
những công việc này các phóng viên đều phải học và thao tác thành thạo.
Không chỉ những tờ báo điện tử như TS, Vnexpress, mà những phiên
bản điện tử như Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online cũng đã khai thác rất tốt
yếu tố đa phương tiện của báo điện tử, kết hợp cả báo in, phát thanh và truyền
hình Và báo điện tử đa phương tiện, đồng nghĩa với việc các phóng viên
phải đa năng để đáp ứng nhu cầu công việc.
Theo ông Hàng Phước Long - Phó Tổng thư ký Toà soạn, báo Tuổi
Trẻ: "Hướng mà báo Tuổi Trẻ đang hướng tới là đào tạo 1 lớp phóng viên 3
trong 1, có nghĩa họ có thể viết, họ có thể chụp hình và họ có thể quay video.
Với một mô hình như vậy, khi đi tác nghiệp phóng viên có thể mang về một
sản phẩm đầy đủ".
Còn theo phóng viên Phan Phú Khương - Trưởng ban CNTT, Vnexpress:
"Báo điện tử là một loại hình trẻ và những con người làm báo điện tử phần lớn là
những con người rất trẻ. Họ luôn luôn tiếp cận nhanh nhất với những công nghệ
mới. Và để làm việc với mô hình báo chí đòi hỏi nhiều thứ tương tác, nhiều thứ
nhanh nhạy như vậy, mỗi người làm báo điện tử cần thiết phải có nhiều kỹ năng,
kỹ năng viết chắc chắn là cần và kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện
nay để ra tác phẩm cuối cùng là các bài báo hoàn chỉnh".[6059]
Ưu thế của báo mạng điện tử là trong một tác phẩm có thể kết hợp các
yếu tố, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, đồ họa, hình khối nhằm tăng sự chính
18
xác, hiệu quả và hấp dẫn. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra những thách thức,
yêu cầu đối với đội ngũ sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử là phải luôn nâng
cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật để có thể trở thành nhà báo đa năng thực sự.
1.3.2. Quy trình lao động của phóng viên báo mạng điện tử

Tờ báo mạng điện tử là một sản phẩm báo chí mang tính tập thể. Để
một tờ báo mạng hoàn thiện đến với công chúng phải trải qua nhiều công
đoạn trong công trình sản xuất. Mỗi công đoạn có sự tham gia của từng thành
viên trong tòa soạn với những phần việc cụ thể:
1.3.2.1. Phát hiện đề tài:
Trong lĩnh vực báo chí, đề tài là phạm vi cuộc sống thực hiện được
phản ánh vào các tác phẩm báo chí. Đề tài có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp.
Với nghĩa rộng: đề tài tương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống
hiện thực như: đề tài quốc tế, kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh, quốc phòng,
khoa học, kỹ thuật
Với nghĩa hẹp, có thể hiểu “về cơ bản, đề tài cũng chính là sự kiện hay
vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức và phản ảnh vào tác phẩm”
1
.
Chủ đề tác phẩm báo chí là nội dung chủ yếu người viết dặt ra trong tác
phẩm. Nói cách khác, chủ đề là điều tác giả muốn nói lên trên cơ sở đề tài đã
được xác định. Chủ đề bài viết thường thể hiện rõ góc độ xử lý thông tin của
người viết. Chủ đề là linh hồn xuyên suốt tác phẩm báo chí.
Xác định đề tài tác phẩm báo chí có thể xảy ra ở thời điểm trước hoặc
sau khi phóng viên đi thực tế tìm tư liệu. Thông thường phóng viên xác định
trước. Nhưng cũng có khi chủ đề đã xác định sẵn nhưng khi đi thực tế thu
thập tư liệu thì lại không phù hợp nữa. Lúc đó phóng viên nên điều chỉnh cho
phù hợp. Nếu không linh hoạt, phóng viên dễ bị gò bó vào thời hạnh vạch sẵn.
Sự tập chung thái quá vào chủ đề có thể làm giảm khả năng phát hiện những
sự việc, vấn đề mới khác nảy sinh trong thực tế. [30; từ tr.135-136]
19
1.3.2.2. Thu thập, xử lý thông tin tư liệu:
Hoạt động thu thập thông tin của phóng viên là công việc tìm kiếm,
khai thác, lựa chọn thông tin, chi tiết để phục vụ cho hoạt động sáng tạo tác
phẩm báo chí.

Làm nên một tác phẩm hay, tốt phải có sự hợp lực của nhiều yếu tố nội
dung, hình thức. Tuy nhiên do đặc trưng của báo chí là thông tin bằng sự kiện
cho nên chất lượng thông tin, tư liệu trong mỗi tác phẩm báo chí giữ vai trò
quyết định. Và vì vậy, hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên cũng có tầm
quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của tác phẩm.
Nội dung thu thập: Trước một sự kiện diễn ra, phóng viên phải biết
mình cần thu thập những thông tin, tư liệu gì? ở đâu? từ ai? Muốn làm được
việc đó, trước hết phải hiểu được cấu trúc nội dung nói chung của một thông
tin báo chí. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện cụ thể (thời gian, hoàn cảnh cho
phép, quy mô và mức độ quan trọng của sự kiện, hình thức thông tin ) nội
dung tư liệu sẽ thu thập khác nhau. [30; từ tr.147-148]
* Tư liệu văn bản:
Khái niệm văn bản có hai nghĩa. Thứ nhất, văn bản là bản chép tay hoặc in ấn
với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; Thứ hai, văn bản là
những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chính thể
với ý nghĩa trọn vẹn
1
. [30; tr.92]
Như vậy với nghĩa rộng ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông
tin được chứa đựng trong các dạng văn bản như: sách (sách văn học, lịch sử,
văn hóa, pháp luật, kinh tế ); báo (báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử );
interrnet; các loại Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh); các văn bản, giấy tờ (văn
bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường ); văn bản quản lý
hành chính nhà nước Trong đó, văn bản quản lý hành chính nhà nước là
loại tư liệu quan trọng, phổ biến mà phóng viên hằng ngày thường khai thác
20
và xử lý. Văn bản quản lý nhà nước gồm các loại chủ yếu như: văn bản quy
phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật), nghị quyết, quyết định, nghị định,
thông tư, chỉ thị, công văn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra văn bản còn bao gồm: các loại văn bản hành chính: Báo cáo,

tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giáy mời của các đơn vị, cơ quan
nhà nước: các loại văn bản đời thường - loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng
tư. Chẳng hạn: Nhật ký, thư từ, gGiấy viết tay, sổ sách, ghi chép các nhân
Đối với phóng viên, phương pháp nghiên cứu văn bản là việc thu thập,
phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư
liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm. Phương pháp nghiên cứu văn
bản không đơn thuần là việc sao chép, trích dẫn mà là một thao tác trí tuệ đòi
hỏi những kỹ năng nghiệp vụ báo chí.
* Những chú ý khi khai thác tư liệu văn bản
Trước hết, phóng viên cần xác định giá trị pháp lý của văn bản (văn bản
thuộc loại nào: luật, báo cáo, tổng kết, thư cá nhân ); Xác định nguồn gốc,
tác giả văn bản (của ai, tổ chức nào, ở đâu ); Xác định xem văn bản đó có
phải là bản gốc (bản chính) hay bản sao. Phóng viên cần phải xem xét văn
bản với thói quen của nhà điều tra. Nếu văn bản dùng làm căn cứ, chứng cứ
trong những sự việc quan trọng thì nhất thiết phải có hoặc cần phải đối chiếu
với văn bản gốc để đảm bảo tính chính xác cao.
Ngoài ra, phóng viên cũng cần chú ý thời gian ra đời của văn bản;
Kiểm tra tính xác thực của một số tư liệu văn bản; Đặc biệt cần lưu ý: Phân
biệt sự kiện và ý kiến; tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản; xem xét bối
cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản
Khi nghiên cứu một số vấn đề của văn bản, cần phát hiện ra các con số,
các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tin tức. Đó là những con số, chi tiết
“biết nói”. Nếu có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản. Phóng viên
21
không nên coi các bản thông cáo như là thứ thông tin vô hại có sẵn để sử dụng
viết tin, bài. Chuyện một số cơ quan, đơn vị “làm thì láo, báo cáo thì hay” cũng
không phải là hiếm. Thực tế đã có nhà báo bị “lừa” vì không chịu thẩm định
thông tin trong thực tế mà chỉ dựa vào báo cáo của cơ sở. Nên xem các văn bản
báo cáo, tổng kết là một phần tư liệu làm căn cứ, tham khảo, còn phóng viên
phải kết hợp kiểm chứng, so sánh tư liệu văn bản với các nguồn tin khác.

Trong quá trình khai thác, phóng viên cần hết sức cẩn trọng với các loại
tư liệu bí mật của Nhà nước. (Tài liệu bí mật Nhà nước là những tài liệu,
thông tin, có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước
không công bố hoặc chưa công bố. Tùy vào tính quan trọng của nội dung tin ,
mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được
chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, tối mật, mật). Phóng viên không được phép
tiết lộ, công bố những thông tin bí mật đó bởi nếu tài liệu này bị tiết lộ sẽ gây
nguy hại cho Nhà nước. Nếu vi phạm, phóng viên sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
Đối với các văn bản đời thường - loại văn bản thuộc lại sở hữu riêng của
cá nhân. Người cung cấp muốn cung cấp cho phóng viên hay không là quyền
của họ, Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây
nguy hiểm cho xã hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, còn lại
phóng viên phải khích lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản.
Đối với các nguồn thông tin từ báo chí giúp phóng viên nắm tình hình
thời sự một cách nhanh chóng và chính xác, phóng viên có thể thường xuyên
cập nhật được những tin tức nóng hổi, đáng tin cậy.
Riêng đối với việc tìm kiếm tư liệu văn bản trên Internet, đây là kho
thông tin, tư liệu khổng lồ, nó cho phép phóng viên khai thác thông tin, tư liệu
thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Với những tiện ích lớn lao, nó
22
đã trở thành công cụ phổ biến, lý tưởng, hỗ trợ đắc lực phóng viên trong hoạt
động thu thập tư liệu. Tuy nhiên, khai thác thông tin trên internet cũng có bất
lợi: Quá nhiều các nguồn dẫn đến việc phân tán thông tin; nhiều thông tin
không rõ nguồn gốc. Phóng viên có thể tìm thấy trên internet những thông tin
có giá trị nhưng cũng có thể chỉ thu được những thông tin rác. Vì vậy việc
kiểm tra các nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian.
* Những chú ý khi khai thác tư liệu hình ảnh, âm thanh
Đối với việc khai thác các tư liệu bằng hình ảnh, bao gồm hình ảnh

tĩnh, hình ảnh động (sliteshow, video và video clip); Tư liệu bằng âm thanh
(Audio), ngoài sự am tường về kỹ thuật, người phóng viên báo mạng điên tử
cần có những bí quyết nghề nghiệp và đặc biệt nhạy cảm về trực giác. Có như
vậy tác phẩm báo chí mới tạo được ấn tượng riêng đối với công chúng.
Hình ảnh (cắt cúp) là thành phần quan trọng đóng góp rất lớn vào thành
công của tác phẩm cũng như sản phẩm báo chí. Một bức ảnh có giá trị đôi khi
bằng nghìn lời nói. Đối với độc giả, việc tiếp nhận thông tin qua ảnh sẽ nhanh
chóng, dễ dàng và hấp dẫn hơn qua chữ viết. Chỉ cần nhìn thoáng qua bức ảnh
kèm theo tin hoặc bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra nội dung bài
viết cũng như việc quyết định có nên đọc bài báo đó hay không.
Hình ảnh trên báo mạng điện tử không chỉ là yếu tố làm tăng tính
xác thực của các thông tin trong tác phẩm báo chí mà còn là một “công
cụ” giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, thoải mái hơn khi đọc những bài
viết dài. Việc bố chí những bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối
chữ, các đoạn văn sẽ làm người đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu
khi tiếp nhận thông tin.
Số lương, kích cỡ và sắp xếp vị trí của ảnh cần tùy thuộc vào từng bài
báo, từng tờ báo. Thường thì một bức ảnh lớn kèm theo một bài viết quan
trọng là tâm điểm của số báo sẽ được bố trí tren trang chủ của tờ báo mạng
23
điện tử. Ngoài ra, các ảnh còn lại sẽ có kích cỡ nhỏ hơn. Ở các trang nội dung,
số lượng ảnh và vị trí ảnh được sắp xếp tùy theo nội dung, bài viết và quy
định của tờ báo.
Số lượng và kích cỡ ảnh sẽ ảnh hưởng đến độ nặng của trang báo. Nó
sẽ làm tốn thời gian truy cập và giảm tốc độ tải về máy tính cá nhân. Ảnh
càng lớn thì thời gian chờ đợi càng nhiều, vì vậy không nên sử dụng quá
nhiều ảnh, đặc biệt là hình ảnh cỡ lớn trong một bài báo, trang báo, tờ báo.
Nếu không có bức ảnh đó mà bài báo vẫn đẹp và đầy đủ ý nghĩa thì bức ảnh
thì bức ảnh đó không cần thiết. Người biên tập cần loại bỏ những bức ảnh
không mang giá trị thông tin. Ngoài ra, trước khi phát hành bức ảnh, biên tạp

viên cần giảm dung lượng đến mức thấp nhất có thể mà vẫn không ảnh hưởng
đến chất lượng bức ảnh. Sẽ là “tiết kiệm” nếu dưới mỗi bức ảnh có lời chú
thích hoặc những thông tin liên quan bởi khi mở trang báo ra, chữ viết bao giờ
cũng xuất hiện trước.
Audio: Phát thanh là loại hình báo chí đã có từ lâu đời, nhưng chỉ đến
năm 1993, khi interrnet Talk Radio, đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt
thế giới, khả năng đưa âm thanh (Audio) đến với công chúng qua chính
những tờ báo mạng điện tử mới chính thức được công nhận. Nhưng những
sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp âm thanh không đơn thuần
giống như phát thanh thông thường. Âm thanh ở đấy, chỉ là một trong số
những “phương tiện” để chuyển tải thông tin đến cho công chúng bên cạnh
những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản
Việc vừa được “đọc” báo điện tử như thông thường, lại được “nghe”
những thông tin liên quan ấy, đã khiến việc khai thác âm thanh trên báo mạng
điện tử có một thời được coi như cơn sốt. Bằng chứng là có gần 10.000 đài
phát thanh trên thế giới đã có website riêng để chuyển tải chương trình của
mình không chỉ trên sóng phát thanh mà cả mạng interrnet. Bên cạnh những
24
việc cung cấp thông tin, nhiều website và các tờ báo mạng lớn còn cung cấp
các chương trình giải trí, các trò chơi, âm nhạc để công chúng có thể nghe
hoặc tải về (download).
Video: Hình ảnh động là một bước tiến lớn trong việc phát triển các
trang web nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Hẳn ai cũng thấy sự phát
triển thần kỳ của vô tuyến truyền hình trong thế kỷ XX kể từ khi nó ra mắt và
vị trí lớn mạnh của vô tuyến truyền hình với nề báo chí hiện nay. Việc tích
hợp video (bao gồm hình ảnh động và âm thanh) là một yêu cầu quan trọng
giúp báo mạng điện tử vượt qua được loại hình báo chí tiền nhiệm. Bản thân
những đoạn video đã mang tính đa phương tiện.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến Truyền hình Internet (hay còn gọi là
Internet TV hoặc là TV online) là dịch vụ truyền hình được cung cấp thông

qua mạng Internet, là loại hình truyền thông đa phương tiện trong đó hình ảnh
động và âm thanh là hai phương tiện được sử dụng nhiều nhất. Truyền hình
trên mạng Internet có các chương trình, chuyên mục tương tự như truyền hình
truyền thống.
Một trong những ưu thế nổi bật nhất của truyền thông trên mạng nói
chung và truyền hình trên mạng nói riêng đó là nó tồn tại thường trực, lâu
bền, ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào.
Truyền hình truyền thống sắp xếp các chương trình theo thứ tự nhất
định và phát sóng lần lượt hết chương trình này tới chương trình khác. Nếu
khán giả không xem vào đúng thời điểm phát sóng của chương trình thì họ ít
có khả năng được xem lại. Tín hiệu hình ảnh động và âm thanh theo tuyến
tính của truyền hình làm cho công chúng bị động hoàn toàn về tốc độ, trình tự
tiếp nhận thông tin. Cái gì đã qua sẽ không lặp lại. Trong nhiều trường hợp
các chi tiết mất đi tính liên tục, phi logic, làm thông tin không đầy đủ và bị
hiểu sai lệch. Mạng Internet làm thay đổi điều này. Người truy cập có thể “gọi
25

×