Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.36 KB, 13 trang )

SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ỨNG HÒA
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Tác giả: NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
Đơn vị : Trường mầm non Lưu Hoàng
Hà nội 2010

SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ỨNG HÒA
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Linh
Ngày sinh: 08/11/1980
Chức vụ và dơn vị công tác: Phó hiệu trưởng
trường mầm non Lưu Hoàng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ chính trị: Sơ cấp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, nghành giáo dục mầm non đã
và đang làm tốt sự nghiệp “trồng người” đã không ngừng vận động đổi mới
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ làm quen với văn họclà một trong nhân cách
con người Việt Nam.
Đối với trẻ mầm non văn học như bài học đầu tiên về thế giới xung
quanh về tự nhiên xã hội , văn học phát triển ở trẻ chí tưởng tượng sáng tạo
nghệ thuật, óc phân tích khả năng phê phán , khả năng cảm thụ văn học. Cùng
với thời gian, trẻ lớn lên về thể xác và cung fmở rộng đôi cánh tâm hồn nhận


thức vàtình cảm văn học còn tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ
“ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” tiếp xúc với nghệ thuật là tiếp xúc
với nghệ thuật ngôn từ.
Cho trẻ làm quen với văn học là gắn liền với tổ chức giáo dục và nồng
ghép làm quen với văn học với hoạt động khác, đòi hỏi giáo viên khi truyền
thụ các văn học đến với trẻ phải hết sức linh hoạt, khéo léo lựa chọncác
phương pháp hình thức, tổ chức đa dạng phong phú phù hợp với độ tuổi mầm
non “học mà chơi, chơi mà học”
Năm học 2009-2010 là năm thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và
khi cho trẻ làm quen với văn học theo hướng đổi mới giáo viên còn gặp nhiều
lúng túng trong giảng dạy một số giáo viên còn hạn chế trong việc đọc kể diễn
cảm. Cơ sở vật chất , đồ dùng học tập còn thiếu, môi trường làm quen với văn
học còn chưa được quan tâm đúng mức chính vì vậy tôi cần phải có những
biện pháp chỉ đạo giáo viên việc “ nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với
văn học ở mẫu giáo”.
*Cơ sở lý luận
Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là lực lượng lòng cốt của sự
nghiệp giáo dục mầm non, là yếu tố chính quyết địng chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ trong nhà trường. Vì cô giáo là người trực tiếp nuôi dạy các cháu
ở bên các cháu suốt cả ngày. Cô là người truyền thụ những tri thức khoa học,
sự hiểu biết của môi trường thiên nhiên đến với trẻ.
Trong trường mầm non văn học là một môn nghệ thuật ngôn từ,phản
ánh đầy đủ hiện thực khách quan bao la rộng lớn xung quanh trẻ. Vì vậy cho
trẻ tiếp xúc với văn học ngay từ bé chính là cho trẻ tiếp xúc với thế giới bao la
rộng lớn ấy bằng nghệ thuật ngôn từ. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên càng
phải cố gắng rất nhiều để nắm bắt tích lũy thì mới thực hiện được.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ trên ngay từ đầu năm học, tôi đã bàn với
ban giám hiệu đề ra kế hoạch cần phải làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên
môn. Đi sâu nghiên cứu chương trình, phương pháp , biện pháp , tổ chức lồng
ghép thực hiện bộ môn cho trẻ làm quen với văn học.

*Đề ra kế hoạch thực hiện thơ truyện theo tuần , tháng yêu cầu giáo
viên thực hành thường xuyên
* Tổ chức thi đua thực hiện làm đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho môn dạy
nói chung và môn văn học nói riêng .Trên cơ sở đó mới đáp ứng được nhiệm
vụ năm học và kế hoạch được giao.
*Cơ sở thực tiễn
Từ cuối nhà trẻ sang mẫu giáo mức độ phát triển về nhôn ngữ tư duy
của trẻ đã giúp cho trẻ khả năng tiếp nhận về thơ truyện trẻ bắtchước ngữ điệu
tiếp nhận từ mới nhanh rồi cũng nhanh quên.
Với tư duy trực quan cụ thể trẻ sẽ nhớ và ghi nhớ kỹ ki tự khám phá
bằng các giác quan được nhìn thấy sờ ,cầm ,nắn ,nếm ngửi…, tích hợp lồng
ghép với nội dung giáo dục giúp cho quá trình lĩnh hội của trẻ diễn ra nhanh
chóng hơn.
Ở trường mầm non Lưu Hoàng qua điều tra cho thấy
Trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều
Khả năng chuyên sâu về văn học nhất là đọc kể diễn cảm còn bị coi nhẹ
và hạn chế.
Một số giáo viên còn chưa biết lồng ghép khi dạy trẻ. Do đó nó trực tiếp
ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. Kết quả môn học vẫn bị hạn chế.
Để khắc phục những nhược điểm trên, tạo một bước chuyển biến với
nhiệm vụ năm hoc, sự đổi mới của giáo dục.
Từ nhận thức vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng và thực tế giáo
viên trong nhà trường nên tôi đã chủ động chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ
đạo bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học”.
Với hy vọng phần nào nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
*Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
Đề tài thực hiệ tại các lớp mẫu giáo trường mầm non Lưu Hoàng năm
học 2009-2010
Đề tài được tiếp tục củng cố và phát triển trong những năm học tiếp
theo

II- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1 Khảo sát trước khi thực hiện đề tài
1.1 Về đội ngũ giáo viên
Tổng số cán bộ giáo viên có 15 đồng chí
Trong đó có: 4đồng chí biên chế nhà nước
7 đồng chí là hợp đồng dài hạn
4 đồng chí hợp đồng ngắn hạn
- Đảng viên có 5 đồng chí
- Trình độ chuyên môn 87% đã qua đào tạo sư phạm , 13% chưa qua
đào tạo trong đó Đại học 3 đồng chí
Cao đẳng 2 đồng chí
Trung cấp 7 đồng chí
Ngắn hạn 1 đồng chí
Chưa qua đào tạo 2 đồng chí
Đầu năm học qua dự giờ làm quen với văn học của giáo viên được 10
tiết , kết quả như sau
TT
Phân loại tiết dạy
Kết quả
Số lượng Tỉ lệ %
1 Loại tốt 2 20 %
2 Loại khá 3 30 %
3 Loại trung bình 5 50 %
1.2 về học sinh
Đầu năm toàn trường có 183 học sinh với 8 nhóm lớp
Nhà trẻ 2 nhóm 27 cháu
Mẫu giáo 6 lớp 158 cháu
* Về sức khỏe
Qua khám sức khỏe đầu năm cho thấy
Phân loại sức khỏe Kênh từ -2đến2 Kênh từ -2đến-3 Kênh dưới -3

Số lượng
150 22 11
Tỉ lệ %
82 % 12 % 4 %
Về nhận thức bộ môn văn học của 158 trẻ kết quả như sau
Phân loại khả
năng
Kết quả
Tốt Khá Trung bình Yếu
Khả năng ghi nhớ thơ
truyện
32= 20,5 % 32 = 20,5 % 54 = 34 %
40 = 25
%
Khả năng hiểu cảm thụ
văn học
43 = 27 % 43 = 27 % 38 = 24 %
34 = 21
%
Đọc thơ kể chuyện diễn
cảm
43 = 27 % 43 = 27 % 38 = 24 %
34 = 21
%
Biết kể chuyện sáng tạo
5 = 3,1 % 8 = 5 % 27 = 17 %
118 = 74%
1.3 Về cơ sở vật chất
Trường có 3 khu phần lớn là các lớp học nhờ tại các thôn, phòng học
chật hẹp, sân chơi hẹp gây khó khăn cho cô và trẻ.

Các lớp đều có góc thư viện
Một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trẻ còn thiếu.
Tranh minh họa thơ truyện đã có nhưng chưa đủ.
1.4 Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên phần lớn trẻ khỏe nhiệt tình yêu nghề có khả năng
nuôi dạy trẻ tốt.
Ban giám hiệu phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể tập trung đầu tư cơ
sở vật chất. Tạo điều kiện cho hoạt động dạy học ngày một phát triển.
Phụ huynh học sinh đã có một số biết quan tâm đến sự khôn lớn của con
em mình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để triển khai đề tài.
Mặc dù nhà trường có những thuận lợi trênnhưng cũng không tránh
khỏi một số khó khăn đáng kể.
1.5 Khó khăn
Trình độ giáo viên không đồng đều, khả năng lên lớp còn nhiều hạn
chế.
Giáo viên một số còn soạn bài một cách hình thức chủ yếu phụ thuộc
vào sách giáo khoa.
Giọng đọc , giọng kể đều chưa trẻ hiện hết giọng điệu của tác phẩm,
giọng điệu nhân vật, việc sử dụng đồ dùng còn lúng túng, lời và tranh chưa
khớp, 90% giáo viên đọc ngọng l-n.
Hệ thống câu hỏi của giáo viên chỉ chú trọng đến nội dung chứ chưa đặt
ra câu hỏi có ý miêu tả nhằm khắc sâu biểu tượng , hình tượng trong chuyện
thơ. Có rất nhiều câu hỏi tối nghĩa .
Trường mầm non Lưu Hoàng là một vùng nông thôn nghèo, cha mẹ học
sinh chủ yếu làm ruộng. Trình độ dân trí thấp, sự quan tâm chăm sóc trẻ chưa
đồng đều.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Chất lượng của đội ngũ GV là yếu tố quan trọng mang đủ sự thành công
cho nhà trường. Chính vì vậy tôi luôn coi trọng việc bồi dưỡng GV thông qua
các hình thức sau.

1. Bồi dưỡng trên lý thuyết
Trang bị cho GV những kiến thức về lý luận thực tiễn quan điểm mục
tiêu yêu cầu cũng như nội dung cho trẻ làm quen với văn học theo hướng đổi
mới, lồng ghép tích hợp văn học với các hoạt động khác thông qua các đợt tập
huấn đầu năm học do phòng giáo dục tổ chức qua các buổi sinh hoạt chuyên
môn tại trường.
Bồi dưỡng qua dự giờ, kiểm tra các tiết dạy mẫu, thao giảng giáo viên
các giờ dạy đạt kết quả của giáo viên dạy giỏi. Từ đó giáo viên cập nhật những
phương pháp giảng dạy sáng tạo có đổi mới sau đó áp dụng và phát huy khả
năng của bản thân, học tập thực hiện tôt.
2. Bồi dưỡng qua dự giờ dạy ở các lớp
Tôi sắp xếp lịch dự giờ thường xuyên theo chương trình, thời gian biểu
các lớp. Trên cơ sở chất lượng giờ dạy tiến hành phân loại từ đó có kế hoạch
bồi dưỡng cụ thể phù hớp với khả năng của từng người.
- Đối với giáo viên khá như cô Vũ Thanh Huyền, cô Kiều Thị Tám
Ngọc ,Vũ Thủy Hoàn bồi dưỡng về nghệ thuật sư phạm, phát huy khả năng
sáng tạo của giáo viên.
- Đối với giáo viên trung bình, yếu tôi bồi dưỡng về phương pháp giảng
dạy, cách xác định mục đích yêu cầu cho tiết dạy để giáo viên nắm vững vàng
sau đó hướng tới việc tổ chức hoạt động cho trẻ sao cho đúng phương pháp.
* Qua việc bồi dưỡng trên giáo viên nắm được phương pháp dạy trẻ làm
quen với văn học theo hướng “đổi mới” đã biết linh hoạt sáng tạo lồng ghép
tích hợp với nội dung giáo dục và tổ chức hình thức dạy trẻ làm quen với văn
học một cách nhẹ nhàng và phong phú đa dạng đạt được nội dung giáo dục.
3. Tổ chức tốt phong trào thi đua kiển tra nhóm lớp.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần dẫn tới sự thành công của
phong trào dạy tốt đó là công tác thi đua. Trong năm học tôi đã lên lịch thi đua
thông qua BGH nhà trường để tổ chức phát động thi đua theo tháng có lên
lịch.
Đã có tổ chức thi đua phải có kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên

thường xuyên quan tâm hưởng ứng. Qua những lần kiểm tra đã kịp thời uốn
nắn những nhược điểm tồn tại ở các lớp VD.
Khi phát động làm đồ dùng dạy học năm học đề ra yêu cầu đối với đồ
dùng phải chặt chẽ, phải nêu rõ tác dụng của đồ dùng đối với tiết dạy, có giá
trị sử dụng, giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục, có sự chuyển động để thu hút sự
chú ý của trẻ. Chính vì vậy chất lượng đồ dùng được tăng lên cả về số lượng
và chất lượng.
Trong phong trào thi đua sáng tác thoe truyện về chủ đề văn học đã có
nhiều chị em sáng tác ra các bài thơ hay như bài “Bố em là bộ đôi” của copo
giáo Vũ Thanh Huyền, bài “Hoa ngâu” của cô giáo Kiều Thị Tám Ngọc.
Đối với phong trào sáng tác thơ , văn vần phục vụ chuyển tiếp. Đã có
rất nhiều câu văn vần, thơ hay được sử dụng trong nhiều bài dạy khác nhau.
Và cũng dựa vào các đợt thi đua nhà trường càng có cơ sở để đánh giá, xếp
loại giáo viên,các khu, các lớp về chất lượng một cách thuận lợi bởi có kết quả
rõ ràng, và không có giáo viên thắc mắc. Trên cơ sở đó cũng dấy lên phong
trào thi đau tạo nếp mới trong nhà trường, một nét đẹp trong môi trường giáo
dục giáo viên phấn khởi yêu nghề hơn.
4. Đầu tư cơ sở vật chất , đfồ dùng dạy học cho trẻ làm quen với văn
học
Cũng như các hoạt động khác trong giáo dục mầm non việc cho trẻ làm
quen với văn học không tách dời cho trẻ nhìn thấy hình ảnh tranh minh họa
nhằm thu hút sự chú ý của trẻ tăng thêm sức hấp dẫn của câu truyện bài thơ
giúp trẻ cảm nhân tốt tác phẩm văn học, giờ học đạt kết quả cao.
Với tình hình thực tế của nhà trường tôi thấy việc đầu tư mua sắm đồ
dùng dạy học là rất cần thiết. Nó có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen với văn học. Tôi tham mưu với BGH nhà trường đầu
tư mua sắm đồ dùng giảng dạy như tranh truyện, tranh thơ
- Mỗi lớp một bộ truyện thơ do vụ mầm non phát hành.
- Trẻ mầm non rất thích cái mới lạ, nếu trong một tiết truyện cô chỉ sử
dụng tranh thì hiệu qả không cao nên ngoài bộ tranh do nhà trường trang bị tôi

đã chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng từ nguyên phế liệu như bìa, len vải vụn các
màu để làm đồ dùng, cụ thể: Hàng năm mỗi giáo viên có từ 2-3 đồ dùng sáng
tạo. Đặc biệt cô Kiều Thị Tám Ngọc có đồ dùng đoạt giải nhất trong hội thi
“làm dèô dùng sáng tạo “ cấp trường.
Hàng năm mua sắm băng đài , quần áo đóng kịch.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc sách của bé, của trường tạo điều kiện
thuận lợi để trẻ học tập. Phát động giáo viên làm đồ dùng sáng tạo, xây dựng
môi trường cho trẻ làm quen với văn học phong phú, phản ánh được nội dung
giáo dục trong chủ đề.
5. Hướng dẫn rèn luyện đọc kể tác phẩm cho giáo viên
Kết quả thực hiện cho trẻ làm quen với văn học phụ thuộc vào câu
truyện bài thơ có phù hợp với trẻ hay không song một phần phụ thuộc vào
giọng đọc kể của giáo viên sẽ là nguồn cảm hứng với trẻ. Nó chứa dựng nội
dung , tâm hồn tác phẩm gợi cho trẻ có cảm xúc với nội dung nghệ thuật các
tác phẩm văn học. Giọng kể chuyện của giáo viên giúp trẻ hình dung được
những điều đã được nghe, gợi lên những xúc cảm, tình cảm của trẻ.
Vì vậy trong buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi dự giờ trên lớp tôi
thường xuyên trao đổi với giáo viên, nắm được thủ thuật đọc kể, giọng điệu ,
ngữ điệu âm thanh để có giọng đọc kể phù hợp.
VD truyện “Tích Chu” cô giáo cần kể với giọng êm nhẹ vừa phỉa.
Giọng của bà ấm áp tình cảm , giọng nhỏ yếu. Giọng Tích Chu hốt
hoảng có tính chất hối lỗi, giọng bà tiên trầm ấm, vang thể hiện sự quan tâm
ân cần. Giọng của người dẫn chuyện vừa phải nhẹ nhàng. Ngoài giọng đọc kể
giáo viên cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ hành động cử chỉ , điệu bộ ,nét mặt
vui buồn.
Muốn thu hút được trẻ trước khi dạy trẻ tác phẩm văn học giáo viên
phải tập kể, đọc trước để điều chỉnh cho phù hợp có thể bồi dưỡng tập thể theo
tổ hoặc cho giáo viên xem băng hình, nghe qua băng tiếng. Như vậy với hình
ảnh âm thanh giúp cho giáo viên học được cách đọc, cách kể chuyện diễn
cảm, thể hện tình cản , yếu tố ngoài ngôn ngữ theo cách sử dụng đồ dùng một

cách cụ thể nhất.
6. Cho trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc mọi nơi
Trẻ mầm non cần phải được hoạt động tích cực chủ động giáo viên gợi
mở, hướng dẫn cho trẻ tự tìm tòi khám phá và sử dụng các hoạt động trải
nghiệm của bản thân. Cô giáo luôn đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để đàm
thoại về nội dung câu truyện, bài thơ, khơi dậy tư duy logic, khả năng ghi
nhớ,tưởng tượng. Trẻ bắt chước và đóng vai các nhân vật, biết nhận ra chân lý
thiện ác trong các câu chuyện, trẻ yêu vẻ đẹp quê hương đất nước, tính ngộ
nghĩnh của các con vật.
Ngoài câu chuyện , bài thơ được quy định trong chương trình. Tôi đã
chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép văn học với các môn học khác
sao cho phù hợp. Đây là để phát triển khả năng ghi nhớ linh hoạt.
VD Giờ tao hình đề tài vẽ theo ý thích, cô có thể gợi ý bằng cách đọc
cho trẻ nghe bài thơ “Em vẽ” của Hoàng Thanh Hà…
Với MTXQ khi học bài “Một số loại hoa” cô đọc cho trẻ nghe bài”Hoa
kết trái” để trẻ biết thêm về các loài hoa khác, hay bài “Ảnh Bác”, bài “Bác
Hồ của em” khi nói chuyện về đề tài Bác Hồ….
Hay trong khi tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi với chữ cái cô cho trẻ
vừa chơi vừa đọc đồng dao ca dao để luyện phát âm…
Với cách dẫn dắt và tổ chức như trên tạo cho giờ học sinh động hơn, mở
rộng khả năng tiếp nhận của trẻ hơn.
Ở mọi lúc mọi nơi như góc chơi sân trường, hoạt động ngoài trời, SHC.
Đón trả trẻ….Cô giáo tổ chức các trò chơi luyện phát âm như đọc thơ , đóng
kịch…Nhằm củng cố giúp trẻ nhớ sâu và yêu thích văn học.
Bên cạnh đó để đánh giá kết quả giảng dạy, công tác bồi dưỡng trẻ học
tập bộ môn LQVH, việc tổ chức giao lưu trong nhà trường là một trong những
hình thức đánh giá chất lượng học tập của trẻ và chất lượng của giáo viên.
7. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong
việc cho trẻ làm quen với văn học tại gia đình thông qua các hình thức
sau.

Qua buổi họp đầu năm học trao đổi để phụ huynh hiểu rõ tầm quan
trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học. Việc đọc sách , kể chuyện cho trẻ
nghe là một trong những cách tốt nhất khuyến khích trẻ ham thích đọc sách ,
phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
Những trẻ nhỏ chưa biết chữ nếu thường xuyên tiếp xúc với sách vở,
sau này có kết quả tốt trong việc học chữ, đặc biệt là việc học ở lớp.Vì vậy cha
mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho trẻ nghe.
Vào thời điểm đón trả trẻ trong ngày, phụ huynh tham quan góc văn học
ở lớp, trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện ,bài thơ đang học sao cho
phù hợp với độ tuổi. Hướng dẫn phụ huynh cách phối hớp để dạy trẻ làm quen
với văn học ngay tại nhà.
Tổ chức các ngày hội , ngày lễ trong năm như: Ngày hội đến trường của
bé, ngày tết trung thu, 20/11… trong đó có phần thi đọc thơ, kể chuyện
….theo các tác phẩm văn học và mời phụ huynh các lớp đến tham dự.
Nhắc nhở phụ huynh về nhà nên đọc thơ kể chuyện cho con em mình
Trong phân phối chương trình hàng tháng tôi cũng phân rất rõ tên bài
thơ, câu chuyện , ghi cụ thể tên bài ca dao, đồng dao để giáo viên nắm rõ chủ
động thông báo với phụ huynh và tiện chuẩn bị bài.
Bằng những hình thức, biện pháp như trên đã giúp cho phụ huynh hiểu
và tin tưởng nhà trường , số cháu đến lớp tăng cao.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Sau một năm hoạt động tích cực, bằng những biện pháp cụ thể, biết
cách vận dụng thực tiễn linh hoạt, tham mưu kịp thời với BGH, vận động cổ
vũ giáo viên tích cực tham gia vào công tác bồi dưỡng nên năm học này chúng
tôi đã thu được kết quả sau.
1. Về giáo viên
Phần lớn giáo viên nắm chắc phương pháp, biện pháp cho trẻ làm quên
với tác phẩm văn học
Giáo viên chủ động vững vàng tự tin hơn khi lên lớp hoặc giảng chuyên
đề

Trong trường đã dấy lên phong trào thi đua ,học tập rèn luyện để trở
thành giáo viên giỏi các cấp.
Giáo viên biết cách xây dựng tiết học theo chủ đề, tích hợp các nội dung
giáo dục và lồng ghép LQVH với các hoạt động khác một cách nhẹ nhàng sinh
động, hấp dẫn trẻ.
Đã phối hợp tốt với phụ huynh để dạy trẻ làm quen với văn học tại nhà,
vận động phụ huynh ủng hộ sách báo , tranh truyện…. nguyên liệu để xây
dựng góc văn học đa dạng phong phú.
Củng cố niềm tin trong giáo viên giúp họ yêu nghề hơn và tự nghuyện
gắn bó mình với tập thể.
Đặc biệt chất lượng tiết dạy được nâng lên và cải thiện rõ rệt cụ trẻ.
Kết quả đánh giá trên 24 tiết dạy thơ truyện của giáo viên.
TT Phân loại tiết dạy
Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm Tăng
ST TL% SL TL% SL TL%
1 Loại tốt 2 20 4 40 2 20
2 Loại khá 3 30 4 40 1 10
3 Loại trung bình 5 50 2 20 giảm3 30
2. Về học sinh
Đầu năm toàn trường có 173 cháu , cuối năm có183 cháu tăng 10 cháu,
trong đó mẫu giáo tăng 10 cháu ,nhà trẻ tăng 0
* Về sức khỏe
Các cháu khỏe mạnh nhanh nhẹn tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm
Qua kiểm tra sức khỏe cuối năm học cho kết quả như sau
TT
Phân loại sức
khỏe
Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm Tăng
SL TL% SL TL% SL TL%
1 Kênh -2 đến 2 150 82 170 93 20 11

2 Kênh -2 đến -3 22 14 13 7 giảm 9 0.5
3 Kênh dưới -3 11 4
*Về nhận thức
Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, ứng xử, diễn đạt ngôn ngữ lưu loát
hơn. Biết đọc thơ kể chuyện diễn cám , số trẻ biết kể chuyện sáng tạo tăng lên.
Về bộ môn văn học cuối năm cho kết quả sau
Phân loại
Đầu năm Cuối năm
Khả năng Tốt khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu
Khả năng ghi
nhớ thơ truyện
32=20,5% 32=20,5% 54 = 34 % 40 = 25 % 79 =50 % 46 =29 % 33 =21 % 0
Khả năng hiểu
cảm thụ văn học
43= 27 % 43 = 27 % 38 = 24 % 34 = 21 % 71 =45 % 44 =28 % 43 =27 % 0
Dọc thơ kể
chuyện diễn cảm
47 = 27 % 47 = 27 % 38 = 24 % 34 = 21 % 60 = 38% 60 = 38% 38 =24 % 0
Biết kể chuyện
sáng tạo
5 = 3,4 % 8 = 5,4 % 27 = 18 % 118=72 % 50 =32 % 50 =32 % 40 =25% 18 =11%
3. Về cơ sở vật chất
Có đủ các phương tiện dạy trẻ làm quen với văn học, trang bị thêm thơ
theo chương trình
Có 10 bức tranh có nội dung văn học để tuyên truyền và treo tại góc văn
học
Rối tay tăng thêm 2 bộ
Rối dẹt tăng thêm 3 bộ

4. Về phụ huynh học sinh

Các bậc phụ huynh đã có sự chuyển biến trong cách nhìn là từ nay con
em họ đến lớp không phải là để giữ cho khỏi ngã mà còn được học hành, kể
chuyện đọc thơ, mạnh dạn , lễ phép hơn. Hình ảnh cô giáo được khắc họa rõ
nét hơn trong tâm trí phụ huynh và đặc biệt số trẻ đến trường ngày càng đông
cụ thể
* Năm học 2008-2009 tổng số cháu là 171 cháu
* Năm học 2009-2010 tổng số cháu là 183 cháu
Tăng hơn so với năm học trước là 12 cháu
Các bậc phụ huynh đã nhận thức ró tầm quan trọng của việc cho trẻ
LQVVH . Đã thực sự quan tâm hơn và tạo điều kiện cho trẻ LQVH tại gia
đình.
Tích cức nhiệt tình sưu tầm ủng hộ các nguyên vật liệu, phế liệu, tranh
ảnh, sách báo để góp phần xây dựng góc văn học của lớp của trường một cách
phong phú
Với kết quả trên vị thế của nhà trường ngày một đi lên trong làng người
dân trong xã.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đối với trẻ mầm non, văn học có một vị trí quan trọng trong việc phát
triển toàn diện nhân cách trẻ. Nó phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý
đến nhu cầu nhận thức và sự phát triển của trẻ. Vì vậy trong trường mầm non
phải tổ chức tôt việc dạy kể chuyện, đọc thơ, ca dao…. Cho trẻ
Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể
đối với từng đối tượng, coi trọng bồi dưỡng giáo viên cả về lý thuyết lẫn thực
hành.
Giáo viên phải thường xuyên học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ
năng đọc, kể diễn cảm để đạt được nghệ thuật đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe.
Giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp và đổi
mới hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với văn học. Biết cách xây dựng tiết
học theo chủ đề, và lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục trẻ vào trong
từng tiết học một cách phù hợp.

Biết xây dựng và tổ chức môi trường cho trẻ làm quen với văn học và
tạo điều kiện tốt để trẻ có năng khiếu phát triển, làm tốt công tác tuyên truyền
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
BGH nhà trường đoàn kết, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng
từng quý, thường xuyên tổ chức thi đua đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch đã giao có đánh giá bổ xung kịp thời. Tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất
cho sự hoạt động môi trường sư phạm trong từng nhóm lớp.
Động viên giáo viên nhiệt tình tích cực trong việc dạy trẻ kể truyện, đọc
thơ. Tìm tòi thêm tài liệu về văn học để nghiên cứu ,sáng tạo khi dạy trẻ.
VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHI SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề nghị với các cấp quản lý giáo dục mở thêm các lớp bồi dưỡng nâng
cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với văn học để nâng cao trình độ
giáo viên.
Xây dựng các tiết dạy mẫu, đặc biệt là các tiết dạy cho trẻ làm quen với
văn học có ƯDCNTT để giáo viên học tập.
Đề nghi nhà nước tăng cường hỗ trợ kinh phí để cải tạo, xây dựng mới
trường lớp học, an toàn, sạch đẹp.
*Trên đây là toàn bộ nôị dung “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng
giáo viên nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học”. Qua đề tài tôi
rất mong được sự quan tâm góp ý của các cấp các nghành và các bạn đồng
nghiệp tham gia đóng góp xây dựng cho đề tài và bản thân tôi để đề tài ngày
một hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Lưu Hoàng, ngày 5 tháng 5 năm 2010
NHẬN XÉT CỦA HĐKH NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Ngọc linh

×