PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 6
TRƯỜNG MẦM NON RẠNG ĐÔNG 10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ
ĐẠO TRONG VIỆC NÂNG CHẤT
LƯNG TỔ CHỨC CHO TRẺ HOẠT
ĐỘNGKHÁM PHÁ THỬ NGHIỆM
Người viết : Võ Minh Dũng
Chức vụ : Phó Hiệu Trưởng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1/ Xuất phát điểm :
• Năm học 2007 – 2008 là năm thứ tư bậc học mầm non tiếp tục cho trẻ
thực hiện thử nghiệm và khám phá . Như chúng ta đã biết trẻ nhỏ có bản
năng tò mò , ham tìm hiểu thế giới xung quanh . Người lớn chúng ta đã
có những lúc lúng túng đối với những câu hỏi của trẻ “ Vì sao ? tại
sao?”trước những sự vật xung quanh . Nhưng nếu chúng ta biết cách dẫn
dắt trẻ tìm hiểu để thoả mãn những ham muốn hiểu biết của bản thân thì
đó là một phương pháp hiệu quả rất có ích cho trẻ
2/ Lý do :
• Qua thử nghiệm trẻ khám phá được sự biến đổi của thiên nhiên và mối
quan hệ phụ thuộc của nó . Đối với trẻ thử nghiệm khám phá đó là một
cái gì đó hết sức thần bí lôi cuốn trẻ vào trò chơi với sự hứng thú mà trẻ
luôn khao khát khám phá . Nó giải đáp phần nào0 sự thắc mắc tó mò
của trẻ và giúp trẻ trải nghiệm trong cuộc sống , cách học trải nghiệm
trực tiếp này rất thích hợp với trẻ lứa tuổi mầm non và nó cũûng là một
nhiệm vụ trong phương pháp giảng dạy theo chương trình mới của giáo
dục mầm non .
3/ Tầm quan trọng :
• Việc tổ chức làm thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy học
có khả năng phát huy tính tích cực chủ động nhận thức của trẻ mẫu
giáo . Giúp trẻ nâng cao ham muốn hiểu biết , tự tìm tòi khám phá và
thông qua đó phát triển các kỹ năng tìm hiểu , thu nhận thông tin , giải
quyết vấn đề “ Do đó Làm thế nào để chỉ đạo các cô dẫn dắt trẻ đạt
hiệu quả trong hoạt động thử nghiệm khám phá” là điều tôi quan tâm .
4/ Phạm vi áp dụng :
• Các cháu mẫu giáo học các lớp trong Trường Mầm Non Rạng Đông 10
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1/ Diễn biến :
*/ Thuận lợi : Được sự quan tâm và chỉ đạo của tổ Mầm Non , sự quan tâm
hộ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất , vềá
trang thiết bò dụng cụ thử nghiệm, được sự hưởng ứng của tất cả giáo viên các
khối lớp , được sự ủng hộ nhiệt tình của quý phụ huynh .
• Được học tập tại chi hội tâm lý giáo dục mầm non
• Được học tập các chuyên đề tại trường bạn và thực hiện tại đơn vò
• Có tài liệu tham khảo hướng dẫn rút kinh nghiệm về chuyên đề
*/ Khó khăn : Đa số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong thực hiện . Cô
chưa hiểu rõ và nắm chắc trong tổ chức hoạt động như : Thí nghiệm cái gì ?
Làm như thế nào ? Cần có những dụng cụ gì ? Tổ chức như thế nào ?
• Giáo viên còn quen về hướng dẫn theo trình tự , chưa thành thạo trong
tạo tình huống có vấn đề
Với những thuận lợi và khó khăn trên của đội ngũ giáo viên làm tôi luôn trăn
trở . Làm sao để chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng cho trẻ trong
hoạt động khám phá giúp trẻ thoả mãn sự tò mò ham hiểu biết .Tôi đã vận
dụng nghiên cứu một số biện pháp sau .
2/ Biện pháp :
*/ Biện pháp 1 : Học hỏi nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn .
• Tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi nâng cao sự hiểu biết về thế giơí
xung quanh , hiện tượng tự nhiên bằng cách nghiên cứu tìm hiểu qua
sách báo , trò chơi khoa học thú vò về không khí , ánh sáng , nước , sự
chuyển động . . .
• Qua các thông tin khoa học giáo dục mầm non về một số bài viết như :
“ Một số phương án tham khảo cách tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm thí nghiệm
đơn giản” của Nguyễn Thò Phương Nga hoặc “ Một số thí nghiệm với nước”
của Nguyễn Thò Thanh Thuỷ . . .
• Học hỏi qua dự giờ trường bạn và nghe rút kinh nghiệm trong tổ chức
hoạt động cho trẻ
• Chọn thí nghiệm đơn giản vừa sức để giúp trẻ thấy được sự kỳ diệu của
thiên nhiên . Tìm tòi và mở rộng khám phá với nhiều phương án phát
triển .
*/ Biện pháp 2 : Lên kế hoạch tổ chức thực hiện .
• Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức cho cháu khám phá thường xuyên , chọn
những thí nghiệm phù hợp độ tuổi , đơn giản đi từ dễ đến khó . từ đơn
giản đến phức tạp
• Chọn đề tài phù hợp với trẻ: Đây cũng là một vấn đề tưởng là đơn giản
nhưng là điều tôi rất quan tâm vì qua sách gợi ý hướng dẫn về các đề tài
thử nghiệm trên sách ta thấy vô số các đề tài rất phong phú đa dạng
nhưng phù hợp với nhận thức của trẻ để trẻ có thể tham gia giải quyết
và trải nghiệm vần đề qua hoạt động thí nghiệm thì rất ít
• Vốn kiến thức của trẻ còn rất ít nếu ta không chọn lựa khi đưa vào
hướng dẫn trẻ thì trẻ khó hiểu không giải quyết vấn đề .
• Khi đưa ra trò chơi cô phải lựa chọn nội dung chơi sao cho phù hợp phải
đi từ dễ đến khó , từ đơn giản đến phức tạp và song song đó cô phải lên
nhiều phương án phát triển , đồng thời không cần đưa quá nhiều vào một
lúc mà nên cho trẻ khám phá từ từ . Không cần thiết nhiều kiến thức .
Muốn làm được điều này chúng ta phải xác đònh mục đích nghiên cứu
của hôm nay hướng dẫn trẻ là gì
Thí dụ : Thí nghiệm về chìm – nổi
Mục đích của cô là cho trẻ quan sát phát hiện các vật chìm nổi , lý giải
nguyên nhân . Cô chỉ nên dừng lại ở mức cho trẻ tìm các vật liệu đa dạng
chung quanh và thử nghiệm. Trẻ sẽ trải nghiệm trực tiếp và giải quyết vấn
đề theo nhận thức của trẻ đưa ra ý kiến ( vật nhẹ nổi , vật nặng chìm, vật
chứa nước chìm xuống . . . ) . Không tham lam kiến thức đưa ra một thí
nghiệm khác . Ví dụ như “ Trứng chìm nổi” vì với đề tài này mục đích cũng
là chìm nổi nhưng hướng phát triển là do sự khác biệt về nước trong 2 cái ly
làm cho trứng chìm , trứng nổi .
• Tuỳ theo đề tài ta có thể tổ chức trong lớp , ngoài trời nhóm nhỏ nhưng
làm thế nào để trẻ đều được tham gia thử nghiệm . Tổ chức trong lớp
thường được tổ chức ở góc khoa học của lớp nên số trẻ chơi có thể từ 4
đến 5 trẻ . Khi cô tổ chức tạo tình huống dẫn dắt trẻ thì những cháu này
sẽ là “ hạt nhân” cho những ngày chơi sau để gợi ý c ac bạn khác cùng
thử nghiệm .
Ví dụ : Hôm qua cô làm cho cái trứng nổi lên được đó các bạn có biết tại
sao không ? mình thử đi và các bạn sẽ cùng thực hiện
*/ Biện pháp 3 : Hướng dẫn giáo viên cách thử nghiệm và phán
đoán tình huống.
• Khi đã lựa chọn một thí nghiệm để tổ chức cho trẻ cô phải thực hiện
thao tác “ Làm thử” trước thí nghiệm vì giữa sách vở và thực tế có phần
nào khác biệt . Việc làm thử trước thí nghiệm rất có lợi cho giáo viên
khi hướng dẫn trẻ nó sẽ giúp chúng ta chủ động trong hướng dẫn trẻ tạo
tình huống . Nếu chúng ta cứ chủ quan chỉ theo sách vở thì ngay chúng ta
cũng sẽ là những người ngạc nhiên không kém dẫn đến bò động không lý
giải được sự việc qua thí nghiệm ảnh hưởng đến tổ chức cho trẻ .
Ví dụ : Thí nghiệm Vỏ trứng làm thuyền
Sách hướng dẫn làm thuyền bằng vỏ trứng chì cần bôi xà bông dưới đáy vỏ
trứng quan sát thuyền sẽ chạy một vòng quanh thau nước . Thế nhưng nước
thì cũng có nhiều loại với những nồng độ Ph khác nhau . Xà bông thì có xà
bông nhiều dầu , xà bông có nhiều chất bagiờ . . . khi xà bông gặp nước
tạo ra phản ứng không đủ sức để đẩy được thuyền và mục đích cô cần đạt là
cho trẻ lý giải phát hiện thuyền chạy được do tác dụng của chất phụ liệu sẽ
không được thực hiện .
*/ Biện pháp 4 : Chuẩn bò nguyên liệu – Sắp xếp đồ chơi .
• Sắp xếp đồ chơi rất quan trọng tạo cho trẻ hứng thú ngay từ phút đầu .
Đa số giáo viên chúng ta thương cho rằng trên kệ phải chưng bày nhiều
đồ dùng , nhiều nguyên vật liệu thì góc chơi mới có thể đạt tốt , trẻ mới
tích cực hoạt động . Đó là một quan niệm sai lầm .
• Góc chơi trẻ chỉ cần đủ các đồ dùng chuẩn bò cho thí nghiệm cô và trẻ
hoạt động . Những đồ dùng này phải mang tính gợi ý và phải thường
xuyên thay đổi . Trẻ sẽ phát hiện sự khác lạ trên góc chơi khoa học với
những dụng cụ cô chuẩn bò trước cho đề tài khám phá và cô sẽ gợi hỏi
với những đồ dùng đó mình sẽ làm gì với nó theo ý trẻ tạo cho trẻ sự
hứng thú .
• Đa dạng nguyên vật liệu rất cần thiết và làm phong phú hoạt động của
trẻ
Ví dụ : Vật chìm nổi
Chuẩn bò : giấy , lá , rơm , vỏ hột đậu phộng , nút khoén , chìa khoá , vải . .
.Khi đó trẻ sẽ phát hiện như vải mới đầu thì nổi nhưng khi thấn nước vải có
thể chìm , hoặc cũng là vải nhưng cứ nổi , không thấm nước . . .
*/ Biện pháp 5 : Tạo tình huống .
• Trong phương pháp giáo dục mới lấy trẻ làm trung tâm hiện nay . Tạo
tình huống và giải quyết tình huống là nghệ thuật của giáo viên và nó
tạo cho tiết học đầy sự hứng thú thu hút trẻ vào bài dạy của cô mà chúng
ta đã biết tiết học thu hút được trẻ tích cực hoạt động là tiết học đã đạt
hiệu quả trên 70%
• Chúng ta chỉ giới hạn vai trò của mình là nêu vấn đề đặt trẻ vào tình
huống trẻ không giải quyết được mà trẻ phải thử . Nhiệm vụ của cô là
quan sát và gợi hỏi không hướng dẫn từng bước mà là người tham gia
cùng trẻ hay nói cách khác cô là người đặt vấn đề cho cháu giải quyết .
• Tình huống ở đây có thể là tình huống dự kiến trước của cô trong quá
trình làm thử trước thí nghiệm hoặc phát sinh trong tiết dạy nhưng nếu
giáo viên vận dụng linh hoạt không bỏ qua những tình huống trên thực tế
và khéo léo dẫn dắt trẻ thì tiết học đạt hiệu quả . Trẻ sẽ được tư duy
sáng tạo thể hiện qua năng lực giải quyết vấn đề
• Thông thường hoạt động thí nghiệm thường gắn liền với đời thường . Khi
thí nghiệm cô phải là người gợi mở tạo tình huống để trẻ lý giải giúp trẻ
tích cực hoạt động tư duy của trẻ đồng thời giao nhiệm vụ để trẻ suy
nghó giải quyết vấn đề khuyến khích trẻ cùng tham gia nghiên cứu
Ví dụ : Thí nghiệm “ Không khí và sự cháy “
Hoặc đề tài “ Cuộc chạy đua của các cây đèn cầy “
Mục đích : Cô muốn trẻ dùng vật che đèn cầy cô phài làm tình huống đèn
cầy tắt , cô mở quạt trước khi đốt đèn và bật lửa gợi hỏi trẻ để trẻ lý giải
Đây là tình huống cô dự kiến trước
Tình huống phát sinh : khi đèn cầy cháy lâu trong hủ sẽ có hơi nước làm mờ
hũ cô phải phát hiện và nêu tình huống này để trẻ lý gải thì trẻ sẽ không
những chỉ biết không có không khí đèn sẽ tắt mà trẻ còn biết thêm một khía
cạnh đèn cháy lâu hơi nóng sẽ làm ngung tụ hơi nước .
*/ Biện pháp 6 : Đánh giá kết quả kỹ năng trẻ .
• Hiện nay còn nhiều giáo viên khi đánh giá trên trẻ còn quá thiên về cái
đúng . Làm đúng kết quả giống cô mới đạt và thường phủ nhận kết quả
của trẻ . Điều này làm cho trẻ thụ động không ham thích học vì tâm lý
bao giờ trẻ cũng muốn đưôc cô khen ,
• Theo tôi mỗi trẻ nhìn thế giới xung quanh một cách khác nhau dưới con
mắt của trẻ thơ do đó không nên chú trọng nhiều vào đúng và sai mà
hãy nhìn và đánh giá kết quả trên trẻ dưới mắt nhìn của trẻ từ đó có biện
pháp gợiï mở dẫn dắt trẻ . Nên tìm ra nguyên nhân và khuyến khích trẻ
thử lại tránh uốn kết quả theo đònh kiến vì một thử nghiệm có thể cho ra
những kết quả khác nhau không như mong muốn .
*/ Biện pháp 7 : Nghệ thuật thu hút trẻ .
• Tôi trao đổi cùng giáo viên là khi lên tiết phải hoà đồng cùng trẻ để tạo
sự hứng thú giữa cô và trẻ . Cô luôn tạo cảm xúc ngạc nhiên hoặc thắc
mắc để thu hút sự chú ý của trẻ khi có một hiện tượng trong khi thử
nghiệm để truyền thêm hứng thú cho trẻ
Thí dụ : Ô! Cái gì xảy ra ? Khi nói thể hiện ngữ điệu , thể hiện sự ngạc
nhiên qua nét mặt , ánh mắt mở to . .
3/ Hiệu quả :
• Khi tôi dự giờ các cô tổ chức” hoạt động thử nghiệm khám phá cho trẻ
mầm non” đã mang lại hiệu quả sau :
• Trẻ hứng thú yêu thích hoạt động khám phá
• Trẻ mạnh dạn tự tin , có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ qua trao đổi
thắc mắc cùng cô và bạn giải quyết vấn đề , trải nghiệm trực tiếp việc
khảo sát đối tượng xung quanh .
• Phát triển tư duy logic qua các thao tác logic toán ( đo , phân loại , xếp
thứ tự . . . )
III. KẾT LUẬN
• Tóm lại muốn cho trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động thử nghiệm
khám phá thì giáo viên phải có nhiều nguyên vật liệu phong phú đa
dạng . Phải tạo cho trẻ ham thích tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau ,
tình huống đưa vào phải phù hợp , thì mục đích đề ra đạt được kết quả
• Sử dụng các phương pháp biện pháp thích hợp sẽ giúp trẻ luôn thích thú
và muốn khám phá thế giới xung quanh Và điều quan trọng phải xác
đònh” Hoạt động thử nghiệm khám phá mục đích không phải là dạy kiến
thức cho trẻ mà là dạy kỹ năng tư duy suy luận qua các bước đường thí
nghiệm mày mò bằng nhiều cách khác nhau”
• Với những biện pháp nêu trên tôi thấy giáo viên ở trường tôi tổ chức cho
trẻ thử nghiệm khám phá đạt được hiệu quả tốt hơn , trẻ rất say mê
khám phá , góc khoa học là nơi luôn thu hút trẻ ham thích nhất trong
những năm qua .