Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CÔNG TÁC BIÊN TẬP TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.51 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
TIỂU LUẬN
MÔN BIÊN TẬP SÁCH TRA CỨU CHỈ DẪN
Đề tài:
CÔNG TÁC BIÊN TẬP TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH HIỆN NAY
Họ và tên: Nguyễn Thùy Linh
Lớp: Cao học Xuất bản K16
Hà Nội, 2012
CÔNG TÁC BIÊN TẬP TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH HIỆN NAY
1. Cơ sở lý luận chung về biên tập từ điển giải thích (chủ yếu nói
đến tiếng Việt)
Từ điển giải thích được biên soạn theo tinh thần chuẩn hoá và giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt, nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập, trau dồi và
tìm hiểu tiếng Việt của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ giáo
viên các cấp, học sinh, sinh viên, những người làm công tác văn hoá, nghệ
thuật, báo chí, kể cả người nước ngoài.
Trong việc biên tập loại từ điển này có hai vấn đề cơ bản nhất cần được
lưu ý, đó là vấn đề biên tập mục từ và vấn đề biên tập bản thảo.
1.1. Mục từ và biên tập mục từ
Mục từ là đơn vị cơ bản của từ điển. Nói khác đi, mỗi mục từ được coi
là một đơn vị từ ngữ được giải thích. Tập hợp các mục từ lại ta sẽ có bảng
mục từ. Việc xây dựng, thiết lập bảng mục từ cho mỗi cuốn từ điển là việc
đầu tiên, một công việc mở màn và là một công việc đầy khó khăn, thuộc loại
nan giải bậc nhất và cũng thường gây nhiều tranh cãi trong các soạn giả.
Tiếp đến là vấn đề định nghĩa hay xác định từ là gì. Về phương diện
ngôn ngữ học, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa từ, nhất là
một định nghĩa chúng có tính chất phổ quát cho mọi loại hình ngôn ngữ. Tuy
vậy, việc biên soạn từ điển vẫn đặt ra yêu cầu phải xác định cho được đơn vị
từ vựng quan trọng, cơ bản, ít ra là để làm việc. Thực tế là từ điển giải thích
ngôn ngữ đã sử dụng đơn vị cơ sở khá rộng rãi, không chỉ có những từ rời


trong tổ hợp tự do mà còn có cả những đơn vị, những kết cấu lớn hơn từ: các
tổ hợp cố định như thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ,… Song, cũng phải thấy
rằng, chúng chỉ nằm trong (hay thuộc về) một đơn vị mục từ nhất định. Việc
đưa một tổ hợp từ nào đó vào vị trí đầu mục từ để giải thích là hạn hữu và chỉ
liên quan ít nhiều đến một hoặc một số yếu tố nào đó mà thôi. Và khi đã được
2
đưa vào vị trí mục từ thì tổ hợp đó vẫn được giải thích, nghĩa là nó vẫn có tư
cách của một đơn vị mục từ.
Nếu so sánh đơn vị mục từ trong từ điển giải thích với mục từ trong từ
điển chính tả thì tình hình dường như trái ngược. Từ điển chính tả lấy âm tiết
làm đơn vị mục từ và các khả năng kết hợp của âm tiết mục từ đó với các âm
tiết khác để giải thích. Hay nói cách khác đi, lấy khả năng xuất hiện của âm
tiết trong các từ, các ngữ làm dẫn liệu để giải thích. Nhưng đến lượt mình,
phần lớn các dẫn liệu đó – từ, ngữ (trừ ngữ tự do) lại là đơn vị mục từ của từ
điển giải thích.
Bảng mục từ được xây dựng trên kết quả thống kê qua các phiếu ngữ cảnh
do các thành viên của hội đồng biên soạn thu thập. Mỗi mục từ có rất nhiều
phiếu ngữ cảnh được lấy ra từ các ấn phẩm, các văn bản khác nhau như tác phẩm
văn học, báo chí, khoa học, công văn, và các tài liệu khác,…, và đây sẽ là cơ sở
để thiết lập tần số xuất hiện của từ. Điều khác nữa là từ điển giải thích còn thu
nạp cả những yếu tố nhỏ hơn từ như các tắt tố và các con chữ kí hiệu.
Bước tiếp theo là căn cứ vào những cứ liệu đa dạng và phong phú về
các tình huống sử dụng đó mà rút ra những nghĩa giống nhau và khác nhau
của từ: một từ nếu trong tất cả mọi ngữ cảnh các nghĩa đều giống nhau thì từ
đó chỉ có một nghĩa, và nó được coi là từ đơn nghĩa. Trái lại, khi từ có hai
nghĩa trở lên (nhiều nghĩa) thì đó là từ đa nghĩa. Và các nghĩa này được gọi là
nét nghĩa và đều được đưa vào từ điển.
Như vậy, bản thảo từ điển gồm danh sách hay bảng mục từ và phần
định nghĩa chúng. Đây là phần cơ bản nhất, quan trọng nhất làm nên kết cấu
chính của một cuốn từ điển.

1.1.1. Giải thích (định nghĩa) nghĩa từ
Quan trọng nhất trong công tác biên soạn và biên tập từ điển giải thích
là việc giải nghĩa hoặc định nghĩa. Thực tế trong từ điển giải thích, vốn từ cơ
bản thì cần phải giải thích, cắt nghĩa từ, nhưng cũng có không ít từ lại phải
định nghĩa. Đó là những thuật ngữ, khái niệm khoa học.
3
Mỗi mục từ đều có nội dung ngữ nghĩa, đó có thể là nghĩa biểu vật,
nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái hay nghĩa ngữ dụng. Đối với các đơn vị là
thực từ thì việc giải thích từ chủ yếu là tìm và nêu ra các đơn vị tương đương
về nghĩa với đơn vị cần giải thích (trong từ điển là mục từ in đậm).
Giải thích nghĩa từ là một việc phức tạp, nhất là những từ nhiều nghĩa.
Đối với trường hợp những nghĩa có thể do đồng âm, do chuyển nghĩa, do lây
nghĩa, do nghĩa bóng, nghĩa phái sinh, nghĩa tu từ,…, nhiệm vụ của người
biên soạn từ điển là phải thống kê hết, nêu đủ và giải thích cặn kẽ tất cả
những ý nghĩa có trong mục từ đó. Người biên tập phải kiểm tra cho hết, cho
đủ; phát hiện cho được những nét nghĩa còn sót và những nghĩa bị giải thích
sai, giải thích không rõ, giải thích gián tiếp, đường vòng, giải thích trùng lắp,
… Muốn làm được việc đó, đòi hỏi phải có những hiểu biết thấu đáo về các
hiện tượng nghĩa nói riêng và ngôn ngữ nói chung.
Trong việc định nghĩa cần cố gắng giữ ổn định cách định nghĩa, tức là
định nghĩa theo cùng một kiểu như nhau, những trường hợp nghĩa của từ ngữ
có một cấu trúc giống nhau thì bảo đảm sự nhất quán ở một mức độ nhất định.
Người biên tập phải theo dõi và kiểm soát được sự ổn định này của từ điển mà
mình biên tập. Có thể nói đến hai cách định nghĩa:
Thứ nhất: Định nghĩa phân tích.
Đây là kiểu giải thích bằng cách vạch rõ nội dung nghĩa (hoặc trong
một số trường hợp, đặc biệt là với hư từ, vạch rõ chức năng) của từ ngữ, và
nếu cần, nêu phạm vi sử dụng, khả năng tổ hợp của từ ngữ, có chú ý sự khác
nhau với những từ đồng nghĩa (nếu có). Kiểu định nghĩa này là chủ yếu, áp
dụng cho phần lớn các từ ngữ, đặc biệt là cho những từ ngữ thuộc lớp từ vựng

cơ bản. Với thuật ngữ khoa học, định nghĩa có dựa vào kiến thức khoa học về
khái niệm, nhưng không cung cấp đầy đủ kiến thức như trong một cuốn từ
điển bách khoa.
4
Thứ hai: Định nghĩa đối chiếu.
Kiểu định nghĩa này đơn giản chỉ bằng cách so sánh, đối chiếu mục từ
đang xem xét với từ đồng nghĩa hoặc dựa vào từ trái nghĩa. Kiểu định nghĩa
này chỉ áp dụng trong trường hợp bản thân từ đồng nghĩa hay trái nghĩa ấy đã
được định nghĩa phân tích, và cũng chỉ áp dụng một cách hạn chế, thường là
cho những từ ngữ cũ và từ thuộc phương ngữ có từ tương đương trong tiếng
Việt văn hoá ngày nay.
Tóm lại, giải nghĩa từ là nhiệm vụ trung tâm của công tác biên soạn và
biên tập từ điển ngôn ngữ, vì thế biên tập viên phải nắm được các nguyên tắc
giải thích, các định nghĩa để có thể căn cứ vào đó mà biên tập.
1.1.2. Chú thích
* Chú thích từ loại:
- Từ loại là một phạm trù quan trọng trong ngôn ngữ. Mỗi từ loại đều
có những thuộc tính chung và riêng, phản ánh bức tranh của ngôn ngữ, và
điều này quan trọng hơn, gắn với những khả năng kết hợp và chức năng ngữ
pháp nhất định, giống nhau.
Trong tiếng Việt có một số lượng rất lớn những đơn vị từ vựng và khi
trở thành đơn vị mục từ của từ điển, tuyệt đại đa số về nguyên tắc đều được
xác định từ loại của chúng. Bên cạnh những đơn vị rõ ràng là từ thì vẫn có
những trường hợp có người cho là từ, có người lại cho là ngữ (cụm từ). Thực
ra, vấn đề định nghĩa và xác định ranh giới của từ vẫn còn là một vấn đề phức
tạp, nhất là đối với tiếng Việt. Trong nhiều trường hợp, các ý kiến vẫn chưa
thống nhất. Trong các từ điển ngôn ngữ hiện nay, người ta thường ghi chú các
loại sau đây: d. = danh từ, hay danh ngữ hoặc tổ hợp tương đương; đg. = động
từ, hay động ngữ hoặc tổ hợp tương đương; t. = tính từ, hay tính ngữ hoặc
tương đương; đ, = đại từ, hay tổ hợp đại từ; p. = phụ từ, hay tổ hợp phụ từ; k.

= kết từ, hay tổ hợp kết từ; trợ từ, hay tổ hợp trợ từ; c. = cảm từ, hay tổ hợp
cảm từ.
5
Việc phân định từ loại nhìn chung là khá đơn giản với phần lớn các
mục từ, chỉ cần nắm chắc các tiêu chí phân định kết hợp với ngữ cảm của
người bản ngữ. Song với những trường hợp khó xác định hay có nghi vấn thì
người biên tập cần hết sức thận trọng, không nên vội khẳng định hoặc can
thiệp một cách chủ quan, yêu cầu tác giả sửa chữa hay tuỳ tiện thay đổi khi
chưa có sự phân tích hợp lý và khi chưa có lí lẽ cũng như ngữ liệu thực tế xác
đáng, đủ sức thuyết phục.
Khi có hiện tượng tạo từ theo lối chuyển từ loại, nghĩa từ vựng về cơ
bản không khác thì không tách thêm một đơn vị đồng âm, mà coi là các nét
nghĩa khác nhau và nếu có tách thì tuỳ thuộc vào quan niệm của người biên
soạn. Ví dụ: hoài nghi, thành tựu… (đg. hoặc d.). Nhưng với những trường
hợp đồng âm thực sự thì cần có chú thích phân biệt loại từ, ví dụ như: đấm,
đá, thụi, bịch, tôi, cày, cưa, cuốc, vv… Việc ghi chú từ loại được tiến hành
trước tiên ngay sau việc viết mục từ và là ghi chú thứ nhất trong số các ghi
chú (phong cách, khả năng kết hợp, những dấu hiệu khác).
* Ghi chú phong cách:
Mỗi đơn vị mục từ đều có những đặc điểm riêng nào đó về phạm vi,
giới hạn sử dụng mà ta quy gọn lại thành phong cách. Ghi chú phong cách sẽ
có tác dụng thông báo về khả năng xuất hiện hay sử dụng của từ đó trong
những văn bản, ngữ cảnh nhất định. Thông thường việc ghi chú phong cách,
sắc thái tu từ, phạm vi sử dụng được viết tắt và đặt trong ngoặc đơn, ngay
trước mỗi định nghĩa. Nếu là chú thích chung cho tất cả các nghĩa của một từ
đa nghĩa thì được ghi ngay ở đầu, trước tất cả các định nghĩa và liền sau chú
thích về từ loại. Ta thường gặp các chú thích sau đây: ph. (phương ngữ); vch.
(văn chương); trtr. (trang trọng); kng. (khẩu ngữ); thgt. (thông tục); kc. (kiểu
cách); chm. (chuyên môn); id. (ít dùng).
Những quy ước này, người cán bộ biên tập phải nhớ và coi như là quy

tắc khi thực hiện việc biên tập. Nói quy ước tức là nói tính tuỳ thuộc vào mỗi
cơ quan biên tập – xuất bản, và mỗi loại sách riêng biệt.
6
1.1.3. Ví dụ
- Sau mỗi định nghĩa là ví dụ (hay thí dụ). Việc đưa ra ví dụ là rất cần
thiết vì nó có tác dụng làm cho việc giải thích nghĩa từ thêm rõ ràng, cụ thể,
giúp cho người tra cứu dễ hiểu nội dung giải thích, nắm được ý nghĩa của từ.
- Mỗi ví dụ như là một mẫu về ngữ cảnh khả năng tổ hợp của từ, tình
huống giao tiếp, điều kiện sử dụng với sự xuất hiện của từ ngữ vừa định
nghĩa. Ví dụ nhằm bổ sung và minh hoạ cho định nghĩa hay làm sáng tỏ
những khía cạnh, sắc thái nào đó của nghĩa mà giải thích chưa tường tân,
chưa nêu ra hết, nhất là thuật ngữ, khái niệm khoa học trừu tượng. Việc nêu ví
dụ thường áp dụng cho mỗi nét nghĩa, cho tất cả mọi nét nghĩa. Nhất là các
nghĩa phái sinh, nghĩa xa dần với nguồn gốc, nghĩa cơ bản.
Thường thì mỗi mục từ, mỗi nét nghĩa, mỗi sự giải thích cần một hoặc
vài ba ví dụ. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, với những mục từ mà
sự giải thích đã đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu thì không cần phải có một dẫn dụ
nào; việc đưa hay không đưa, đưa nhiều hay đưa ít là tuỳ thuộc vào tính chất
của mục từ và nội dung ý nghĩa của nó.
- Người biên tập phải thấy được tình trạng và “nhu cầu” minh hoạ của
từng nét nghĩa để có thái độ đúng đối với việc nêu ví dụ của soạn giả. Tránh
tình trạng do chủ quan mà người biên tập dập khuôn máy móc một số lượng
ví dụ nào đó, hoặc do lợi thế dồi dào về nguồn tư liệu của bản thân mà đưa
nhiều ví dụ, còn mảng khác lại phải chịu cảnh ít ví dụ do sự nghèo nàn về tư
liệu nguồn của các soạn giả. Việc đưa ví dụ một cách thích đáng về số lượng
sẽ làm cho chất lượng giải thích của từ điển tăng cao và giảm bớt được độ dài
của mỗi mục từ, giảm được độ dày của sách nói chung.
- Ví dụ trong từ điển thường là những tổ hợp từ ngữ, những câu ngắn
gọn, hay vừa phải, điển hình, đủ minh hoạ rõ nội dung giải thích, được rút từ
các trước tác, tác phẩm của các lãnh tụ, các nhà văn hoá, nghệ sĩ; trong tác

phẩm văn chương, thơ ca dân gian… hoặc được các soạn giả bằng kiến thức
của mình tạo ra, nhưng phải đúng, chuẩn mực, phù hợp và phổ dụng. Trường
7
hợp có dẫn chứng bằng ca dao, tục ngữ thì khi dẫn, người ta có thể lược bỏ
bớt một phần, một vế, một nửa… mà chỉ sử dụng phần có từ ngữ đang được
giải thích; tránh dựng loại có dị bản.
Hiện nay, xu hướng và quan điểm mới đòi hỏi tư liệu cho từ điển ngôn
ngữ là cần khai thác và sử dụng nguồn khẩu ngữ, ngôn ngữ hội thoại,… của
ngôn ngữ tự nhiên, để bảo đảm tính đa dạng, tính toàn diện của nguồn và tính
hiện thực của ngôn ngữ sinh hoạt.
- Nội dung ví dụ, ngoài yêu cầu về tính khoa học, sự phù hợp, sát, đúng
cần đặc biệt chú ý đảm bảo tính chuẩn mực của phong cách, tính tư tưởng
lành mạnh, trong sáng của nội dung ví dụ. Như trên đã đề cập, việc lấy ví dụ
không bị hạn chế hay gò bó về phạm vi sử dụng ngữ liệu nguồn nhưng phải
tránh được tính chất khuôn sáo về phong cách, lệch lạc về nhận thức.
1.2. Chuyển chú
Khi các định nghĩa của các đơn vị mục từ giống nhau thì người ta
chuyển chú. Dấu hiệu hình thức của chuyển chú là A x. B (xem B). Việc
chuyển chú thường được sử dụng trong hai trường hợp:
* Chuyển chú chính tả:
- Trong hệ thống từ vựng có một số trường hợp luôn luôn tồn tại hai
hình thức chính tả. Nếu cả hai hình thức chính tả đều là chuẩn và đều phổ
biến như nhau, người ta dựng một cách gọi là chuyển chú. Đó có thể là chuẩn
và các biến thể ngữ âm cũng như chính tả mà ta quen gọi là hiện tượng nói
trại, hay đọc chệch, hoặc do chịu ảnh hưởng của tiếng địa phương, cách viết
phiên âm các từ ngữ nước ngoài. Dạng này được ghi trong từ điển là: B cv. A
(cũng viết A).
- Hơn nữa, để chuyển từ hình thức chính tả này (A) sang một hình
thức chính tả khác (B) mà ta coi là chuẩn hơn, phổ biến hơn người ta cũng
chuyển chú.

8
* Chuyển chú từ vựng:
Để chuyển chú một đơn vị từ vựng này (A) sang một đơn vị từ vựng
khác (B), đồng nghĩa hoàn toàn, nhưng dựng phổ biến hơn; nếu hai đơn vị
đồng nghĩa hoàn toàn được dựng phổ biến như nhau, thì chuyển chú A sang
B, đồng thời ở B có chú thêm: B cn. A (cũng nói A).
Ngoài ra, còn dựng: A như B để chuyển chú một đơn vị từ vựng này
(A) sang một đơn vị từ vựng khác (B), đồng nghĩa nhưng không hoàn toàn, có
thể ít nhiều có sắc thái nghĩa hoặc khả năng tổ hợp khác nhau.
Việc chuyển chú từ vựng tuỳ thuộc nhiều vào mục tiêu biên soạn, quan
niệm chủ quan của người soạn. Đây là chỗ biên tập viên có thể can thiệp vào
được, nhất là với những đơn vị từ vựng có sự khác nhau về sắc thái hoặc khả
năng kết hợp.
1.3. Biên tập bản thảo
- Từ điển giải thích thường do một nhóm, một ban hay một hội đồng
biên soạn tuỳ thuộc vào mục đích biên soạn, quy mô cũng như tầm quan trọng
của loại từ điển. Tuy là một tập thể nhưng lại do một người chủ biên; người
này thường là trưởng ban, chủ tích hội đồng biên soạn. Do đó, trong thực tế
chúng ta hay nghe nói từ điển của ai đó, chẳng hạn như Từ điển Đào Văn
Tập, Từ điển Văn Tân, Từ điển Hồng Phê,… thì đó là cách gọi tắt đồng nhất
tên sách với tên người chủ biên.
Nếu công tác biên soạn mang tính tập thể thì công tác biên tập cũng
thường do một nhóm gồm các cán bộ biên tập của nhà xuất bản thuộc lĩnh vực
chuyên ngành ngôn ngữ học thực hiện. Tuy nhiên, tính độc lập của các biên
tập viên ngôn ngữ khá cao do những quy ước, quy định về thể thức và nguyên
tắc biên tập ngôn ngữ là có tính chất chung, được quán triệt trong mỗi thành
viên. Cho nên có thể hiểu tính tập thể của công tác biên tập được cụ thể hoá,
biểu hiện qua các quy tắc thành văn về biên tập, và những tri thức về ngôn
ngữ học, về khả năng chuẩn ngôn ngữ ở mỗi người.
9

- Do tính độc lập tương đối của loại hình văn bản nên việc biên tập từ
điển nói chung có thể tiến hành không theo trình tự như với việc biên tập các
loại sách thông thường khác. Từ điển ngôn ngữ văn xuôi chỉ có một trật tự
duy nhất là theo thứ tự các chữ cái, các âm tiết. Việc lấy mục từ hay vần làm
đơn vị biên tập cho phép không cần tuân thủ trật tự tuyến tính của từ điển.
Nghĩa là việc biên tập có thể triển khai từ bất kỳ đâu, ở bất kỳ mục từ nào. Cụ
thể, mỗi cán bộ biên tập có thể đảm trách một số lượng mục từ bất kì không
liên tục, từ giữa đến cuối; thậm chí có thể biên tập ngược từ dưới lên, chỉ cần
coi mục từ là tiểu văn bản hoàn chỉnh.
- Một đặc điểm nữa cũng cần được nhắc đến là do tính chất rời của các
vần và tính độc lập của mục từ mà việc biên tập có thể tiến hành không theo
trình tự thời gian hay hệ thống. Điều này cho phép tiến hành biên tập ngay sau
khi có một phần bản thảo, thậm chí một số mục từ nào đó nếu thấy cần thiết;
chẳng hạn cần biên tập ngay để rút kinh nghiệm, hay do yêu cầu về thời hạn
và kế hoạch đề tài. Nghĩa là có thể biên soạn đến đâu thì biên tập đến đấy mà
không ảnh hưởng tới chất lượng của bản thảo. Việc hoàn chỉnh hay yêu cầu
về tính trình tự, hệ thống chỉ đặt ra khi đã hoàn tất bản thảo gắn với việc chắp
nối, sắp xếp thứ tự các mục từ theo vần cho toàn bộ bản thảo, và – điều quan
trọng hơn là – khi tiến hành biên tập tổng thể.
Khi nhận xét biên tập toàn bộ bảng mục từ, cần chú ý tới sự liên kết
trong bản thảo – mà tính liên kết này mang tính đơn nhất – chỉ bao gồm thứ tự
các yếu tố trong vần và các vần trong bảng theo một sự chỉ đạo chung về một
kết cấu mặc định, tự nhiên và được định trước.
Tính thống nhất trong việc biên tập được thể hiện ở sự điều chỉnh nhất
quán các phương pháp và dung hồ hoá các phong cách cá nhân trong tập thể
những người biên soạn thuộc các chuyên môn khác nhau ở các mục từ khác
nhau, thậm chí các nét nghĩa trong cùng một mục từ.
- Việc biên tập từ điển giải thích đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và
sự tỉ mỉ, cẩn trọng, chu đáo. Cũng như đối với người biên soạn, việc biên tập từ
10

điển ngôn ngữ phải luôn luôn quán triệt, thấm nhuần và bám sát mục tiêu vì sự
trong sáng của ngôn ngữ. Có như vậy thì từ điển giải thích ngôn ngữ mới hoàn
thành chức năng làm chỗ dựa chuẩn mực, khuôn thức cho sự giao tiếp xã hội,
cho việc biên soạn sách giáo khoa, cho việc trau dồi vào giáo dục ngôn ngữ;
làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp, cái phong phú, dồi dào sức sống của tiếng Việt.
Đối với một từ điển giải thích, việc đảm bảo những yêu cầu về chất
lượng của hình thức ngôn ngữ, morát, in ấn cũng rất cao. Chữ mờ, chữ mất
nét, dấu câu ở đầu dòng, chẻ đôi âm tiết, lỗi chính tả, dấu thanh điệu (vị trí
thanh điệu ở các nguyên âm đôi)… là những hiện tượng do chế bản, do kỹ
thuật, cần phải được khắc phục, không nên có.
2. Thực trạng đáng buồn của từ điển giải thích hiện nay
Từ điển là một kho tàng từ ngữ để cho mọi người khám phá. Nhưng
đáng tiếc hiện nay, một số quyển sách trong kho tàng đó đã có nhiều lỗi.
Những nhà ngôn ngữ đã phải dành hai từ “báo động” khi nói đến tình trạng
làm từ điển quá ẩu hiện nay.
Cuốn Từ điển tiếng Việt của ba tác giả Hùng Thắng – Thanh Hương –
Bàng Cẩm (NXB Thống kê 2005) có những định nghĩa “giật mình” như: chợ
phiên là trò vui và bán hàng ngoài trời nhằm mục đích từ thiện, phá án là huỷ
một bản án ở toà. Đó còn chưa kể tới những chú thích “vòng vo tam quốc”
kiểu sấm ngữ là sấm ngôn sét chữ, hay kiểu giải thích thiếu đầu thiếu đuôi
mà chẳng ai hiểu gì như: “Bắc thuộc: có 2 lần, lần I từ năm 111 tr.CN đến
năm 939, lần 2 từ năm 1414 đến 1427”…
Hoặc trên thị trường hiện nay, nổi bật nhất chính là cuốn Từ điển tiếng
Việt dành cho học sinh loại bỏ túi của tác giả Vũ Chất (Nhà xuất bản Trẻ ấn
hành) cũng bị coi là “điển hình” cho lối làm từ điển ẩu với những lỗi sai
nghiêm trọng về chữ nghĩa của từ. Ví dụ: Từ khai quật được tác giả định
nghĩa là đào mồ lên; Còn từ bụi đời được tác giả định nghĩa là người lăn lóc
cực khổ nhiều trong xã hội. Ai chịu nhiều gian truân, vất và đều thành bụi đời
11
bất kể họ có nghê nghiệp, nhà cửa nghiêm chỉnh, sống đàng hoàng, tử tế. Còn

buồn cười được giải thích là buồn mà cười…
Trước cách giải thích của loại từ điển bỏ túi này, khi đem so sánh với
loại từ điển cỡ lớn của Viện Ngôn ngữ học thì nhận thấy hầu hết những từ sai
đều là những mục từ lược lại từ từ điển cỡ lớn. Điển hình như mục từ cát địa
được Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam giải thích với hai
nghĩa: vùng đất tốt và nhượng địa thì cuốn Từ điển tiếng Việt của ba tác giả
Hùng Thắng – Thanh Hương – Bàng Cầm chỉ giữ lại nghĩa nhượng địa khi
trên thực tế, nghĩa vùng đất tốt mới là nghĩa chính được sử dụng thường
xuyên. Ngoài ra, với từ đế quốc, cuốn từ điển nêu trên của NXB Trẻ chỉ giữ
lại mỗi nghĩa đế quốc là nước có vua mà quân hẳn nghĩa đế quốc chủ nghĩa
(chủ nghĩa xâm lược)…
Đấy là những lỗi sai khiến cho tiếng mẹ đẻ trở nên xa lạ ngay cả với
người Việt, vô tình dần phá vỡ đi sự trong sáng của tiếng Việt và là một thực
trạng đáng báo động cho các nhà chức trách trước tình trạng làm từ điển xáo
xào, “mượn danh” trong thực tế hiện nay.
Khi tìm hiểu nguyên nhân cũng như những sai phạm về mặt nội dung
trong các loại từ điển giải thích trên, đơn vị chức năng ảnh hưởng trực tiếp là
Viện Ngôn ngữ học đã có những đánh giá thẳng thắn và chân thực.
Những từ điển làm ẩu xuất hiện tràn lan trên thị trường với nội dung sai
lệch hoặc đã quá cũ, không phù hợp với thực tế đa phần vẫn được người mua
đón nhận bởi lẽ nó “mượn danh” là của Viện Ngôn ngữ học, trong khi có một
số độc giả tìm hỏi về tác giả Vũ Chất thì các cán bộ ở Viện Ngôn ngữ học,
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cũng chưa từng biết tới người này. Bên cạnh đó
còn có cuốn từ điển cỡ trung và cỡ lớn của GS Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị
Tuyết Thanh (NXB VHTT, giấy phép XB 321/CXB cấp ngày 5/4/2000) đang
bán đầy trên thị trường cũng chạy dòng chữ “Ngôn ngữ học Việt Nam” to
đăng trên bìa sách nhưng cả Viện Ngôn ngữ và Hội Ngôn ngữ đều không phải
là cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản từ điển này.
12
Làm từ điển được xếp vào loại công việc khổ công nhất trong lĩnh vực

ngôn ngữ học. Để có thể phản ánh tiếng Việt một cách đúng đắn, cơ bản nhất,
đôi khi chỉ một từ người làm cũng phải tìm hiểu hàng trăm hoàn cảnh trích
dẫn. Có những cuốn từ điển Viện Ngôn ngữ học đã “mất đứt”… 15 năm thực
hiện, kể từ khi nhận “đơn đặt hàng” đến khi kết thúc. Thông thường, một
công trình làm sách từ điển tiếng Việt ra đời chính là công sức của một tập thể
các nhà khoa học trong nhiều năm, thế nhưng, bây giờ người ta vẫn ngang
nhiên in lậu, xáo xào nội dung. Ví dụ như cuốn từ điển Trung Việt khổ nhỏ
(bìa đề NXB Thanh niên và cơ quan biên soạn – Ngôn ngữ học Việt Nam), thì
ra đó chính là một bản nhái cuốn từ điển nhiều sai sót nói trên của tác giả Vũ
Chất. Số đăng ký XB 15/67 do Cục XB cấp ngày 4 - 1 - 2001 và giấy trích
ngang KHXB số 106/2001. In xong và nộp lưu chiểu tháng 31 – 2001.
Nhưng điều khôi hài là đằng sau cái bìa của NXB Thanh niên, ruột bên trong
là copy 100% bản in của NXB Trẻ (kể cả lời giới thiệu và tên những người
biên tập, chịu trách nhiệm bản thảo).
Được biết, với những dạng từ điển như thế này, từ khi chuẩn bị đến khi
đưa ra thị trường chỉ mất có… 3 ngày. Công đoạn phải mày mò nghiên cứu và
tìm hiểu nghĩa của các từ được thay thế bằng cách ngồi “bê” nguyên xi từ
cuốn từ điển nào đó sang (dự chẳng biết cuốn đó đúng sai thế nào).
Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực xuất bản sách hiện nay, từ điển được
xem là mặt hàng “ăn khách” bởi số lượng từ điển các cỡ ngày càng tăng đến
chóng mặt. Số từ điển là sản phẩm của quá trình “xào xáo”, cắt gọt vô tội vạ
cũng không ngừng tăng. Bởi lẽ, từ điển là một công trình khó bảo hộ về bản
quyền và khó kiểm tra nên số từ ẩu, sai ấy vẫn mặc nhiên lưu hành trên thị
trường mà không có cơ quan chức năng nào phát hiện, thu hồi. “Lỗ hổng”
trong xuất bản dễ dàng thấy là: ai muốn đều có thể làm từ điển vì một lẽ đơn
giản chẳng có luật nào cấm.
13
3. Kết luận
Như vậy, thực trạng trên đó và đang gióng lên những hồi chuông báo
động cho một bức tranh xuất bản với gam màu trầm cần phải nhanh chóng bắt

tay vào giải quyết. Bởi lẽ, từ điển giải thích (chủ yếu nói tới từ điển Tiếng
Việt) chính là tấm gương phản ánh sinh động sự phong phú, đa dạng và hấp
dẫn của tiếng Việt, là công cụ hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ đắc lực cho mọi thế
hệ trên toàn đất nước, đồng thời thúc đẩy sự quảng bá văn hoá ngôn ngữ của
Việt Nam tới đông đảo bạn bè trên toàn thế giới. Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt và phát huy nét đẹp của nó chính là nhiệm vụ chung của tất cả
những nhà ngôn ngữ, biên tập viên làm sách từ điển và các cơ quan chức năng
nói riêng và toàn thể cộng đồng xã hội nói chung.
Qua đây, người viết xin đề xuất một số ý kiến của mình góp phần giải
quyết thực trạng trên như sau:
- Tăng cường hơn nữa hành lang pháp lý và chế tài xử phạt đối với
những hành vi in lậu, xáo xào nội dung, in nối bản từ điển (xử phạt hành
chính, thu hồi, tịch thu xuất bản phẩm, đưa ra phán quyết với tội danh hình
sự…).
- Cục xuất bản phối hợp với Viện Ngôn ngữ học liên tục thanh kiểm tra
thị trường từ điển để nhanh chóng thu hồi những xuất bản phẩm có sai phạm
về nội dung, tránh hiện tượng xuất hiện tràn lan trên thị trường.
- Tại các cơ quan trường học, có thể phối hợp đặt hàng, hướng dẫn học
sinh mua từ điển theo đơn đặt hàng với các nhà xuất bản chính thống chuyên
làm sách từ điển như Nhà xuất bản Từ điển, Nhà xuất bản Giáo dục…
- Biên tập viên làm sách từ điển cần thường xuyên nâng cao trình độ
chuyên môn, kiểm soát, theo dõi thị trường xuất bản phẩm để phát hiện sai
phạm, đồng thời nâng cao chất lượng biên tập sách từ điển trong giai đoạn lớp
từ mới có xu hướng xuất hiện khá thông dụng hiện nay.
14

×