Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

luận văn thạc sĩ THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 127 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả công bố trong khóa luận là hoàn toàn chính xác, chưa từng công bố
trong bất cứ tài liệu nào, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
TRẦN THỊ ANH TRÂM
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên
Báo Tuổi Trẻ Báo Tuổi Trẻ TP.HCM
2
MỤC LỤC
Mục lục
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………….6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ………………………………………… 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ……………………………10
6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của khóa luận ……………………………11
7. Kết cấu khóa luận ………………………………………………………13
Chương I: BÁO TUỔI TRẺ TP. HCM VÀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
1.1 Báo Tuổi Trẻ TP HCM …………………………………………… 16
1.1.1. Giới thiệu chung ………………………………………………………16
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ……………………………………….20
1.1.3. Quy trình sản xuất tin bài …………………………………………… 23
1.1.4. Giới thiệu về ban Chính trị - Xã hội - Phóng sự, Ký sự …………….24
1.2 Thể loại phóng sự ………………………………………………… 26
1.2.1. Khái niệm ………………………………………………………… 26
1.2.2. Đặc điểm cơ bản …………………………………………………….28
1.2.3. Thể hiện tác phẩm ………………………………………………… 31


3
Tiểu kết chương I ……………………………………………………….34
Chương II: THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ
TP.HCM ( T1/2011 – T3/2012)
2.1. Kế hoạch pháp lệnh ………………………………………………….36
2.1.1. Chỉ tiêu phóng sự ……………………………………………………36
2.1.2. Định hướng – Tiêu chí ……………………………………………….37
2.1.3. Chế độ thưởng phạt ………………………………………………… 38
2.2. Quy trình sáng tạo tác phẩm ………………………………………….38
2.2.1. Phát hiện đề tài …………………………………………………………38
2.2.2. Duyệt đề tài …………………………………………………………….39
2.2.3. Hỗ trợ của tòa soạn …………………………………………………… 40
2.2.4 Kỹ năng làm việc nhóm …………………………………………………41
2.2.5. Thu thập thông tin – Hoàn thành tác phẩm …………………………….41
2.3. Đặc điểm Nội dung …………………………………………………….43
2.3.1. Đề tài – Chủ đề ……………………………………………………… 43
2.3.2. Thông tin – Chi tiết – Số liệu ………………………………………….50
2.4. Đặc điểm hình thức ………………………………………………… 63
2.4.1. Kết cấu: Tớt, tớt xen, sapo, kết bài, tin khung, bài khung…………… 63
2.4.2. Ảnh ………………………………………………………………… 75
4
2.4.3. Ngôn ngữ - Văn phong ………………………………………………… 84
2.4.4. Thiết kế - Trình bày ……………………………………………………86
2.5. Gương mặt phóng viên …………………………………………………90
2.5.1. Phóng viên Viễn Sự ……………………………………………………90
2.5.2. Phóng viên My Lăng ………………………………………………… 93
2.5.3. Phóng viên Ngọc Khải …………………………………………………105
Tiểu kết chương II ………………………………………………………… 110
Chương III: ĐỀ XUẤT GÓP Ý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ
BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM

3.1. Nhận xét, đánh giá từ độc giả báo Tuổi Trẻ TP.HCM …………… .111
3.1.1. Về đối tượng khảo sát …………………………………………………111
3.1.2. Nhận xét – Đánh giá chung ………………………………………… 113
3.2. Góp ý nâng cao chất lượng phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM …114
3.2.1. Về đề tài ………………………………………………………………114
3.2.2. Về nội dung …………………………………………………………….118
3.3.3. Về hình thức ……………………………………………………………119
3.3.4. Về kế hoạch pháp lệnh …………………………………………………121
Tiểu kết chương III …………………………………………………………121
Kết luận……………………………………………………………………123
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phóng sự từ khi ra đời đến nay đã luôn thể hiện được sức hút đặc biệt của
mình đối với công chúng và nhanh chóng trở thành một trong những thể loại báo
chí được yêu thích nhất. Chất lượng phóng sự cũng dần trở thành một trong
những chuẩn mực để đánh giá đẳng cấp của một tờ báo.
Tuổi Trẻ TP HCM là một tờ báo có phong cách hiện đại. Phóng sự trên
báo Tuổi Trẻ TP HCM có những nét đặc trưng riêng như thường có dung lượng
ngắn, bám sát những sự kiện thời sự hàng ngày, phản ánh được hơi thở của cuộc
sống. So sánh với những đặc trưng của phóng sự nói chung thì phóng sự báo
Tuổi Trẻ TP HCM có những nét riêng, mới mẻ. Việc khảo sát phóng sự trên báo
Tuổi Trẻ TP HCM sẽ giúp sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm về
thể loại đồng thời nâng cao khả năng thực hành của sinh viên trong môi trường
làm báo sau này.
Việc chọn báo Tuổi Trẻ TP.HCM là đối tượng nghiên cứu còn có lý do tôi
đã có một thời gian thực tập tại tòa soạn báo nên tôi dễ dàng có được những
thông tin cần thiết để phục vụ cho công việc làm luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới

Phóng sự lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và nhanh
chóng trở thành một thể loại báo chí “xung kích”, thu hút được sự quan tâm đặc
biệt của công chúng. Trải qua quá trình hơn 100 năm phát triển, đã có rất nhiều
6
các công trình nghiên cứu của các học giả dành cho thể loại đặc biệt này. Một số
sách nghiên cứu đã được dịch sang tiếng Việt, có thể kể đến như:
- “Viết phóng sự”, tác giả: Prank Barton,Thông tấn xã Việt Nam xuất bản,
1997.
- “Phóng sự viết tại chỗ”,tác giả: Ivan Ganeps, bài viết đăng trên tạp chí
Người làm báo (T2/1987).
- “Phóng sự tính chuyên nghiệp và đạo đức” của M.I.Sostak do Lê tâm
Hằng và Ngữ Phan dịch (NXB Thông Tấn, 2004).
Những tài liệu nước ngoài này đã cung cấp cho tôi cái nhìn khách quan và
bao quát hơn về thể loại phóng sự trên báo in.
2.2. Ở Việt Nam
Về thể loại phóng sự nói chung, ở Việt Nam đã có không ít công trình
nghiên cứu ví dụ như các giáo trình giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên
Truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội….
Các sách nghiên cứu về thể loại phóng sự có thể kể đến như: Phóng sự
báo chí hiện đại của T.S Đức Dũng (NXB.Thông Tấn, 2004), Phóng sự báo chí
của TS Nguyễn Thị Thoa và TS Đức Dũng chủ biên (NXB. Chính trị, 2005),
Phóng sự từ giảng đường đến trang viết của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (NXB
Thông tấn, 2007).
Ngoài ra, nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ ở Học viện Báo chí
và Tuyên truyền cũng đã chọn thể loại phóng sự là đề tài bảo vệ.
Về khóa luận tốt nghiệp gần đây có “Phóng sự trên báo Lao động” của
Nguyễn Thùy Vân Anh (2003), “Tính nhân văn trong tác phẩm phóng sự” của
7
Lê Thị Ánh Tuyết (năm 2006); “Thể loại phóng sự trong quan niệm của các nhà
báo trẻ” của Nguyễn Thị Thanh Vân (năm 2006), Phóng sự trên báo Tiền Phong

Online của Tạ Thị Bích Liên (2007), Phóng sự trên báo mạng điện tử Việt Nam
của Nguyễn Thị Nhung (2007) hay gần đây nhất là Phóng sự trên báo điện tử
Vietnamnet của Trần Thị Quỳnh Anh (2008).
Về luận văn thạc sĩ có thể kể đến như “Phóng sự báo chí và xu hướng
phát triển hiện nay” của Phạm Văn Hoành (năm 2003), “Phóng sự ảnh và ảnh
phóng sự trên báo in” của Vũ Huyền Nga (năm 2003), “Phóng sự trong chương
trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam” của Thái Kim Chung (2004),
Phóng sự với đề tài chống tham nhũng – khảo sát báo Sài Gòn Giải Phóng và
Tuổi Trẻ TP.HCM của Nguyễn Thị Huế (2008).
Nhìn chung các công trình nghiên cứu mới chỉ đưa ra cái nhìn toàn cảnh
về thể loại phóng sự trong báo chí Việt Nam, còn chưa đi sâu vào đánh giá chất
lượng phóng sự trên một tờ báo riêng biệt. Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Huế tuy có chọn Tuổi Trẻ TP.HCM làm đối tượng khảo sát, nhưng mới chỉ
khu biệt ở những phóng sự với đề tài chống tham nhũng. Công trình nghiên cứu
mới nhất về thể loại phóng sự cũng từ năm 2008, nghĩa là thông tin đã bị lạc hậu
và bớt tính chính xác rất nhiều.
Tuy nhiên, ở khóa luận này, tôi đã may mắn được kế thừa những công
trình nghiên cứu nói trên những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại phóng sự và
có thể ứng dụng những kiến thức nền tảng đó trong khóa luận của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nhận diện phân tích các bài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ
TPHCM; qua các ý kiến của một số nhà lãnh đạo quản lý báo chí, các độc giả,
8
phóng viên của báo, nhằm rõ những vấn đề liên quan đến thể loại phóng sự trên
phương diện lý luận và thực tiễn, tiềm năng và ứng dụng. Mục đích chỉ ra những
ưu, nhược điểm của phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM, để từ đó rút ra một số
kinh nghiệm, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cũng như phát
huy thế mạnh của thể loại này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

-Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về thể loại phóng sự nói chung.
- Khảo sát phóng sự trong chuyên mục Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi trẻ
TP HCM từ ngày 1/1/2011 – 31/3/2012, nhằm chỉ ra những thành tựu và hạn chế
của phóng sự trong tờ báo. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm nghề
nghiệp, đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa thiết thực để nâng cao chất lượng
phóng sự nói chung và trên tờ báo Tuổi Trẻ TP.HCM nói riêng.
- Tìm hiểu quy chế pháp lệnh, chế độ thưởng phạt của tờ báo.
- Phỏng vấn sâu một số cây bút viết phóng sự tiêu biểu của báo Tuổi trẻ
TP HCM trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2011 đến hết tháng 3 năm 2012.
- Nghiên cứu so sánh phóng sự của một số báo khác như Tiền Phong,
Thanh Niên và Lao Động, từ đó làm nổi bật đặc trưng của phóng sự trên báo
Tuổi Trẻ TP HCM.
- Điều tra xã hội học ý kiến phản hồi của độc giả bằng bảng hỏi anket.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tác phẩm phóng sự, chuyên
trang Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM.
9
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm phóng sự chuyên trang
Phóng sự - Ký sự trên các số ra hàng ngày của nhật báo Tuổi Trẻ TP.HCM từ
ngày 1/1/2011 – 31/3/2012.
Khóa luận chỉ giới hạn phạm vi khảo sát trên nhật báo Tuổi Trẻ TP.HCM;
các phiên bản Tuổi Trẻ online, Tuổi Trẻ cuối tuần không nằm trong phạm vi
khảo sát. Các phóng sự ảnh, phóng sự truyền hình cũng không được đề cập đến
trong khóa luận này. Khóa luận cũng chỉ tập trung vào chuyên trang Phóng sự -
Ký sự (trang 18) của báo Tuổi Trẻ Hồ Chí Minh, các chuyên mục Ký sự nhân
vật ( trên Tuổi trẻ Chủ nhật) và chuyên trang Hồ sơ (trang 10 -11) cũng không
nằm trong đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
Phạm vi khảo sát từ 1/1/2011 đến 31/3/2012.

Ngoài ra khóa luận có so sánh với một số phóng sự cùng nhóm đề tài được
đăng tải trên Lao Động, Tiền Phong và Thanh Niên để làm cứ liệu so sánh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Lý thuyết về báo chí (sơ lược)
- Lý thuyết thể loại, đặc biệt là thể loại phóng sự (Tài liệu trong nước và
trên thế giới)
- Các kiến thức liên ngành: Xã hội học, ngôn ngữ học…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
10
- Phương pháp nghiên cứu văn bản: đánh giá nội dung, hình thức, ưu
điểm, nhược điểm của từng tác phẩm (xem Phụ lục 1). Từ đó đưa ra nhận xét
khái quát.
- Phương pháp khảo sát những tác phẩm để tìm ra những đặc điểm về nội
dung và hình thức từ đó rút ra ưu nhược điểm phóng sự trên báo Tuổi Trẻ
TP.HCM.
- Phương pháp thống kê số lượng và tỷ lệ phóng sự trên chuyên trang
Phóng sự - Ký sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM.
- Phương pháp phân tích tác phẩm, đánh giá nhận xét ưu điểm và hạn chế
trong nội dung và hình thức của phóng sự trên chuyên trang Phóng sự - Ký sự
báo Tuổi Trẻ TP.HCM.
- Phương pháp điều tra Xã hội học:
+ Phỏng vấn anket độc giả: phát hơn 400 phiếu hỏi bao gồm 50 phiếu hỏi
dành cho các nhà báo, phóng viên, những người đang công tác trong các cơ quan
báo chí; 200 phiếu hỏi dành cho sinh viên báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Khoa học Huế…), 150
độc giả theo dõi thường xuyên chuyên mục Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ
TP.HCM nhằm nhận được những phản hồi đánh giá và góp ý cho chất lượng
phóng sự của báo.
+ Phỏng vấn sâu các nhà báo viết phóng sự thời sự của báo Tuổi trẻ TP

HCM bao gồm anh Vũ Thanh Bình, trưởng ban Chính trị- Xã hội, Phóng sự, ký
sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM cùng 3 phóng viên có bài viết ấn tượng trong thời gian
khảo sát là các phóng viên: Viễn Sự, Ngọc Khải, My Lăng.
11
+ Phân tích tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc
nhận xét, đánh giá.
6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý thuyết, trên cơ sở phân tích các tác phẩm phóng sự trên báo
Tuổi Trẻ TP.HCM, cũng những ý kiến của độc giả, phóng viên, nhà lãnh đạo
quản lý báo chí, khóa luận góp phần tổng kết lý luận về thể loại phóng sự. Hy
vọng kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm tư liệu về lý luận báo chí Việt
Nam đối với thể loại đặc sắc này.
Khóa luận cũng mong muốn qua những khảo sát, nhận xét đánh giá của
mình xác lập một số tiêu chí khoa học về kinh nghiệm nghề nghiệp có thể áp
dụng vào thực tiễn sáng tạo của nhà báo khi viết phóng sự trên báo Tuổi Trẻ
TP.HCM nói riêng và trên báo chí nói chung.
Khóa luận cũng hy vọng sẽ mang lại cho những người quan tâm đến thể
loại phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM một cái nhìn toàn diện về chuyên mục
Phóng sự - Ký sự. Những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này cũng có thể
trở thành những tài liệu bổ ích cho sinh viên báo chí quan tâm hoặc có nhu cầu
nghiên cứu về thể loại phóng sự hoặc báo Tuổi Trẻ TP.HCM.
Riêng với bản thân tôi, việc hoàn thành khóa luận này cũng là một dịp để
vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời cũng là dịp
tự trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng về thể loại phóng sự để chuẩn bị làm
báo sau khi ra trường.
6.2. Giá trị thực tiễn
12
Qua những nhận xét, đánh giá về ưu nhược điểm của phóng sự trên báo
Tuổi Trẻ TP.HCM, khóa luận có thể giúp những nhà báo chuyên viết thể loại

phóng sự có thêm những bài học kinh nghiệm, nhằm phát huy hiệu quả và giảm
tối đa những hạn chế trong quá trình tác nghiệp.
Ngoài ra khóa luận còn giúp các bạn sinh viên báo chí có thêm tài liệu
tham khảo về thể loại phóng sự trên báo chí hiện này.
Bản thân tôi, tác giả của khóa luận, cũng học hỏi được thêm nhiều bài học
kinh nghiệm về quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận
gồm 3 chương, 9 tiết. Tổng cộng 127 trang.
Kết cấu cụ thể của 3 chương nội dung chính như sau:
Chương I: BÁO TUỔI TRẺ TP. HCM VÀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
1.1. Báo Tuổi Trẻ TP HCM
1.1.1. Giới thiệu chung
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.3. Quy trình sản xuất tin bài
1.1.4. Giới thiệu về ban Chính trị - Xã hội - Phóng sự, Ký sự
1.2. Thể loại phóng sự
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Đặc điểm cơ bản
13
1.2.3. Thể hiện tác phẩm
Tiểu kết chương I
Chương II: THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ
TP.HCM ( T1/2011 – T3/2012)
2.1. Kế hoạch pháp lệnh
2.1.1. Chỉ tiêu phóng sự
2.1.2. Định hướng – Tiêu chí
2.1.3. Chế độ thưởng phạt
2.2. Quy trình sáng tạo tác phẩm
2.2.1. Phát hiện đề tài

2.2.2. Duyệt đề tài
2.2.3. Hỗ trợ của tòa soạn
2.2.4 Kỹ năng làm việc nhóm
2.2.5. Thu thập thông tin – Hoàn thành tác phẩm
2.3. Đặc điểm Nội dung
2.3.1. Đề tài – Chủ đề
2.3.2. Thông tin – Chi tiết – Số liệu
2.4. Đặc điểm hình thức
2.4.1. Kết cấu: Tớt, tớt xen, sapo, kết bài, tin khung, bài khung…
14
2.4.2. Ảnh
2.4.3. Ngôn ngữ - Văn phong
2.4.4. Thiết kế - Trình bày
2.5. Gương mặt phóng viên
2.5.1. Phóng viên Viễn Sự
2.5.2. Phóng viên My Lăng
2.5.3. Phóng viên Ngọc Khải
Tiểu kết chương II
Chương III: ĐỀ XUẤT GÓP Ý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ
BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM
3.1. Nhận xét, đánh giá từ độc giả báo Tuổi Trẻ TP.HCM
3.1.1. Về đối tượng khảo sát
3.1.2. Nhận xét – Đánh giá chung
3.2. Góp ý nâng cao chất lượng phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM
3.2.1. Về đề tài
3.2.2. Về nội dung
3.3.3. Về hình thức
3.3.4. Về kế hoạch pháp lệnh
Tiểu kết chương III.
15

Chương I
BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM VÀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
1.1. Báo Tuổi Trẻ TP HCM
1.1.1. Giới thiệu chung
Báo Tuổi Trẻ TP.HCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh TP.HCM.
Báo có những ấn phẩm chính sau đây:
- Tuổi Trẻ nhật báo: Ra báo tất cả các ngày trong tuần.
Tuổi Trẻ nhật báo ra đời chính thức ngày 2/9/1975.
- Tuổi Trẻ online: tờ báo mạng của Tuổi Trẻ. TTO ra đời ngày 1/12/2003. Đến
nay đã có 3 lần thay đổi giao diện vào các năm: 2004, 2007, 2010.
- Tuổi Trẻ News: Trang web tiếng Anh của báo Tuổi Trẻ
- Tuổi Trẻ Cuối Tuần: có tính chuyên đề, giải trí hấp dẫn
- Tuổi trẻ cười: tờ báo trào phúng hàng đầu việt nam: 2 kỳ/ tháng
- Áo trắng: Tuyển tập thơ văn dành cho giới trẻ 2 kỳ/ tháng
- Tuổi Trẻ Mobile: Thông tin cập nhật nhanh nhất từ tuổi trẻ trên các thiết bị di
động.
- Tuổi trẻ TV: nhiều chuyên mục có bản sắc riêng.
16
Sau gần 40 năm phát triển, Tuổi Trẻ TP.HCM đã trở thành một trong
những tờ báo có số lượng bạn đọc đông đảo nhất cả nước. Vào thời điểm cao
nhất, năm 2008, số lượng phát hành của nhật báo Tuổi Trẻ đạt đến 500.000
tờ/ngày.
Đến nay Tuổi Trẻ vẫn là tờ báo dẫn đầu về số lượng phát hành hàng ngày.
Tuổi trẻ Chủ Nhật phát hành hơn 60.000 bản/ kỳ; Tuổi Trẻ cười hơn 120.000
bản/kỳ. Tuổi Trẻ online hơn 4 triệu lượt truy cập/ngày (số liệu 2010).
Chủ trương của báo:
- kiên trì đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng.
- dành vị trí xứng đáng cho những công trình, sáng kiến của công dân, nhà
khoa học, doanh nhân, những người hoạt động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống khoa học xã hội.
- luôn hướng về những câu chuyện tình người, gieo mầm nhân ái…
Bên cạnh việc phát huy trách nhiệm trên mặt báo, Tuổi Trẻ còn rất tích
cực trong các công tác xã hội và đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội thành công:
- Chương trình Vì ngày mai phát triển : Ra đời ngày 20/11/1988: hỗ trợ
học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để họ tiếp tục đến trường.
- Chương trình Ước mơ của Thúy: Chương trình được thành lập vào tháng
9/2007: chăm sóc tinh thần và ủng hộ vật chất cho các bệnh nhi ung thư Việt
Nam.
- Xây dựng công trình:
+ Cầu Nông Sơn: xã Quế Trung, huyện mới Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
17
+ Bệnh xá Đặng Thùy Trâm xã Phổ Cường, Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi
+ Thắp sáng Dk1: vận động bạn đọc, doanh nghiệp tham gia lắp đặt 15
giàn pin mặt trời cho các nhà giàn giữa biển khơi, giúp đỡ cán bộ chiến sĩ nhà
giàn và gia đình các chiến sĩ gặp khó khăn…
- Tổ chức các chiến dịch: Ký tên vì công lý; Góp tay xoa dịu nỗi đau da
cam, Công lý không biên giới…
….
Đội ngũ Ban biên tập
Tổng biên tập: Phạm Đức Hải
Phó Tổng biên tập: Vũ Văn Bình
Tăng Hữu Phong
Đỗ Văn Dũng
Lê Thế Chữ
Tổng Thư ký tòa soạn: Lê Xuân Trung
Phó Tổng Thư ký tòa soạn: Hà Thạch Hãn
Lê Văn Nghĩa
Cao Huy Thọ

Phan Xuân Loan
Hàng Phước Long
18
Đỗ Đình Tấn
CƠ CẤU BỘ MÁY
Các ban nội dung:
Ban Chính trị - Xã hội- Phóng sự, Ký sự
Ban Thanh niên
Ban Kinh tế
Ban Quốc tế
Ban Giáo dục - Khoa học
Ban Văn hóa- Văn nghệ
Ban Thể dục - Thể thao
Ban Công tác Xã hội
Ban Công tác bạn đọc
Các tổ hỗ trợ:
Tổ ảnh
Tổ Họa sĩ
Tổ Tỉnh táo viên
Tổ Vi tính
Tổ Morasse
Hành chính- văn phòng
19
Phòng tư liệu thư viện
Văn phòng
Cao ốc tuổi trẻ
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức
Phòng nghiên cứu phát triển
Phòng quảng cáo

Phòng phát hành
Trụ sở chính: 60A, Hồng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM.
Văn phòng đại diện: Báo Tuổi Trẻ có 13 văn phòng đại diệnvà thường
+ Văn phòng vùng Bắc bộ: 72A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
+ Văn phòng Hải Phòng: 47 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Văn phòng Nghệ An: 158 Đinh Công Tráng, TP. Vinh, Nghệ An
+ Văn phòng Đà Nẵng: 9 Trần Phú, TP. Đà Nẵng
+ Văn phòng Huế: 61 Tố Hữu, phường Xuân Phú, TP Huế
+ Văn phòng Quảng Ngãi: 193 Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi.
+ Văn phòng Nam Trung bộ: 64, Lê Đại Hành, TP Nha Trang, Khánh Hòa
+ Văn phòng Bình Định: 187, Phan Bội Châu, TP.Quy Nhơn
+ Văn phòng Lâm Đồng: 8 Hồng Văn Thụ, TP. Đà Lạt
20
+ Văn phòng Tây Nguyên: 47 Nguyễn Thị Minh Khai, P.4A TP. Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk
+ Văn phòng Đông Nam bộ: E3 đường Phan Đình Phùng, P. Quang Vinh,
TP.Biên Hồ, Đồng Nai
+ Văn phòng Cần Thơ: 95 Ngô Quyền, TP. Cần Thơ
+ Văn phòng Tiền Giang: 744C Lý Thường Kiệt, P5, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
- 2/9/1975: Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5000
bản/tuần. Trụ sở đầu tiên tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc thạch, Q.3,
TP.HCM).
- Tháng 7 -1981: Tuổi trẻ phát hành 2 kỳ/ tuần (thứ 4 và thứ 7) với số
lượng 30.000 bản/kỳ.
- 10/8/1982: Tuổi Trẻ phát hành ba số thứ 3,5,7. Số ra thứ 7 mang tên Tuổi
Trẻ chủ nhật.
- 16/1/1983: Tuổi Trẻ chủ nhật ra đời, phát hành không nhất thiết qua hệ
thống Đoàn. Hình thành mô hình báo ba kỳ/tuần và một tuần báo. Số phát hành
20.000 bản/kỳ.

- 1983 Thành lập xí nghiệp giấy của Tuổi Trẻ
- 1/1/1984: Tuổi Trẻ cười ra đời là tờ báo trào phúng duy nhất cả nước lúc
đó. Số lượng phát hành ban đầu là 54.750 tờ/ kỳ và tăng dần đến cuối năm 1984
là 243.000 tờ/kỳ.
21
- 1985: Tuổi Trẻ xây dựng nhà in và xưởng hóa chất, là tờ báo đầu tiên ở
TP.HCM xây dựng nhà in riêng.
- 24/12/1987: Tuổi Trẻ bắt đầu rao mở mục quảng cáo. Ngày 3/1/1988,
Tuổi Trẻ bắt đầu đăng những thông tin quảng cáo đầu tiên.
- 1992: Xây dựng cao ốc Tuổi Trẻ tại 41 Nguyễn Thị Minh Khai (Q1,
TP.HCM)
- Tháng 4/1992: Trang quảng cáo của báo Tuổi Trẻ được hình thành với 2
hoặc 4 trang mỗi kỳ (trước đó, quảng cáo được in trong trang nội dung). Năm
đầu tiên doanh thu quảng cáo đạt 1,8 tỷ đồng.
- 1/9/2000: Tuổi Trẻ phát hành 4 kỳ/ tuần, trên 250.000 bản/kỳ.
- 23/1/2002: Tuổi Trẻ phát hành 5 kỳ/tuần (thứ 3,4,5,6,7)
- 6/8/2002: Ra đời đường dây điện thoại nóng 9351010 (bạn đọc cung cấp
tin)
- 7/10/2002: Tuổi Trẻ được phép tăng sáu số/tuần (thứ 2,3,4,5,6,7)
- 1/12/2003: Ra mắt Tuổi Trẻ Online (TTO). Chỉ chưa đầy 2 năm say,
TTO đã vươn lên vị trí thứ 3 về số lượng người truy cập trong bảng xếp hạng tất
cả các website tiếng Việt trên toàn thế giới. So với các báo trên mạng cùng loại
(báo điện tử xuất bản từ báo in), TTO luôn đứng ở vị trí cao.
- 30/4/2005: Khánh thành trụ sở Tuổi Trẻ mới tại 60A – Hồng Văn Thụ,
quận Phú Nhuận.
- 10/3/2006: Ra mắt Tủ sách Tuổi Trẻ.
22
2/4/2006: Tuổi Trẻ ra ngày Chủ Nhật, trở thành nhật báo, đạt trên 400.000
bản/ kỳ. Tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần.
- 3/8/2008: Truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) thành lập, sản xuất những

chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online cũng như hợp tác phát sóng
với các kênh truyền hình trong nước.
- 30/12/2008: Khánh thành Nhà in Tuổi Trẻ tại số 10 Nguyễn Văn Dung,
phường 17, quận Gì Vấp, TP.HCM trên khuôn viên đất 7.553 m
2
.
- 1/11/2009: Tuổi Trẻ Chủ Nhật ra bốn màu, trở thành nhật báo đầu tiên in
4 màu toàn bộ 20 trang.
- 21/6/2010: Ra mắt Tuổi Trẻ News (Tuoitrenews.vn)
- 9/2010: Ra mắt Tuổi Trẻ Mobile nhân kỷ niệm 35 năm thành lập báo.
Lãnh đạo báo Tuổi Trẻ qua các thời kỳ:
- Các cán bộ lãnh đạo Thành đoàn kiêm nhiệm phụ trách trực tiếp báo từ năm
1975- 1977:
+ Phạm Chánh Trực
+ Vị Ngọc An
+ Nguyễn Chơn Trung
- Các Tổng Biên Tập
+ 1977- 1983: Vị Như Lanh
+ 1983 – 1992: Vũ Kim Hạnh
+ 1992 – 2003: Lê Văn Nuôi
23
+ 2003 – 2008: Lê Hồng
+ 2009 – đến nay: Phạm Đức Hải
1.1.3. Quy trình sản xuất tin bài
Báo Tuổi Trẻ TP.HCM tổ chức nội dung theo mô hình trưởng trang, nghĩa
là mỗi trang báo sẽ do một người phụ trách cao nhất và chịu trách nhiệm phân
công phóng viên, cộng tác viên triển khai thực hiện. Nội dung đó được quyết
định trong các buổi giao ban định kỳ đầu giờ làm việc buổi sáng, buổi chiều. Căn
cứ vào tình hình thực tế, chỉ đạo của Bộ thông tin – truyền thông, Ban tuyên
giáo, Ban biên tập đề ra những vấn đề lớn cần tập trung giải quyết. Các trưởng

trang tiếp thu những chỉ đạo đó, kết hợp với các đề tài được phóng viên, cộng tác
viên đề xuất để tổ chức ra nội dung trang báo của mình trong ngày.
Các văn phòng đại diện giống như một tòa soạn thu nhỏ. Họ phải chịu
trách nhiệm thông tin về tất cả các lĩnh vực trong địa bàn được quy định. Các
văn phòng phải luôn đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ với Ban biên tập và các ban nội
dung khác để liên tục cập nhật tình hình bài vở.
Các Văn phòng đại diện sẽ đóng vai trị “biên tập cấp 1”.Các BTV, trưởng
trang ở tòa soạn đóng vai trị “biên tập cấp 2”. Sau khi vượt qua hai bước biên tập
này, những tin bài quan trọng sẽ được lãnh đạo tòa soạn trao đổi thống nhất ý
kiến. Tin bài được duyệt sẽ được chuyển qua một bộ phận đặc biệt gọi là Tổ tỉnh
táo viên, gồm 3 người. Họ là những người đọc sau cùng để nhặt những “hạt sạn”
về chính trị, về số liệu, về kiến thức chuyên môn…Nhờ vậy mà các sai sót được
hạn chế đến mức tối đa.
1.1.4. Giới thiệu về Ban Chính trị - Xã hội- Phóng sự, Ký sự
24
Ban Phóng sự - Ký sự được thành lập vào năm 2005 và vừa được sáp nhập
vào với ban Chính trị - Xã hội thành ban Chính trị - Xã hội – Phóng sự, Ký sự
hiện nay. Đây là ban có số lượng biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên lớn
nhất của báo Tuổi Trẻ TP.HCM. Số lượng phóng viên của ban cho tới thời điểm
này, lúc cao điểm nhất cũng chỉ có 7 người kể cả trưởng ban.
Tuy nhiên, lượng CTV có lương và không có lương của ban rất đông đảo,
lên đến 20 người. Ngoài ra còn có một nhóm khác sinh hoạt thường xuyên ở Câu
lạc bộ phóng sự .Đây chính là nguồn bổ sung bài viết cho chuyên trang Phóng sự
- Ký sự, đặc biệt là những số báo ra ngày thứ 2 chuyên về đời sống xã hội và dân
sinh. Một số phóng sự có chất lượng tốt do CTV thực hiện như: Gian lận xăng
dầu, kiểm dịch động thực vật …. Những CTV này chính là nguồn bổ xung rất
nhiều không chỉ cho trang phóng sự mà còn cả những ban khác nữa.
Trưởng ban hiện nay là ông Vũ Thanh Bình. Một số cây bút quen thuộc
của Ban Phóng sự - Ký sự có thể kể đến như: Vũ Bình, Quốc Việt, My Lăng,
Viễn Sự, Phạm Vũ, Ngọc Khải, Sơn Lâm, Đức Thanh, Tâm Lụa, Tấn Đức, Mễ

Thuận, Thái Bỏ Dũng, Tấn Vũ, Tấn Đức, Khương Văn…
Phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM tập trung ở những trang sau:
- Trang hồ sơ (trang 10-11): những phóng sự dài kỳ xoay quanh một chủ
đề: phận caddy, trường bắn, gỏi matxa…
- Trang Phóng sự - Ký sự (trang 18) ra vào các ngày thứ 4, thứ 5 thứ 7 và
thứ 2 hàng tuần.
- Ngoài ra trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật sẽ có mục Ký sự nhân vật.
- Tuổi Trẻ Cuối tuần cũng có trang phóng sự riêng.
25

×