Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

luận văn Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.98 KB, 78 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và quý báu. Đó là
những giá trị tư tưởng, đạo đức, các công trình kiến trúc, các tác phẩm văn
học nghệ thuật, những phong tục tập quán, lễ hội đã được hình thành trong
suốt mấy nghìn năm lịch sử. Trong đó, các phong tục cổ truyền mang đậm nét
bản sắc của từng vùng, miền cũng như của toàn dân tộc Việt Nam. Mét trong
những phong tục thiêng liêng nhất, gần gũi nhất đối với mỗi người Việt Nam
vẫn tồn tại đến ngày nay, là Tết Nguyên đán cổ truyền.
Việt Nam là nước phương Đông có nền văn minh lúa nước lâu đời.
Công việc đồng áng vất vả suốt năm, chỉ khi mùa xuân về, cũng là lúc công
việc đã xong xuôi. Tết Nguyên đán là dịp để nghỉ ngơi, gia đình sum họp, con
cháu tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên. Người ta quên đi những lo lắng thường
ngày để hưởng trọn niềm vui trong những ngày Tết và mong một năm mới tốt
đẹp. Tết Nguyên đán là cái Tết mở đầu cho năm mới, có ý nghĩa thiêng liêng
trong tâm thức mỗi người Việt Nam.
Là mét Ên phẩm xuất bản định kỳ, nhằm chuyển tải tất cả các thông
tin từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội đến người đọc, báo chí đã và đang
phát huy vai trò của mình trong đời sống tinh thần của xã hội. Đã thành thông
lệ, cứ vào dịp Tết hằng năm, các báo, tạp chí đều cho ra những số chuyên san,
đặc san về Tết Nguyên đán. Số báo này được chuẩn bị rất công phu, lựa chọn
bài vở kỹ càng từ hàng tháng trước nên chất lượng cao. Báo Tết, về nội dung
và hình thức đều có những nét khác biệt đáng kể so với những số báo thường
ngày. Báo Tết còn được trưng bày, triển lãm tại Hội Báo Xuân, một sinh hoạt
văn hoá đã trở thành thường niên mỗi dịp Tết đến. Báo Tết dần dần đã trở
thành món quà Tết, quà xuân đầy ý nghĩa cho mọi nhà.
Báo Tết có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần, song
từ trước đến nay hầu như chưa có một công trình khoa học đi sâu nghiên cứu,
về nã. Một số bài viết về báo Tết đăng trên tạp chí Người làm báo, báo Nhà
báo và công luận chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa đi sâu tìm
hiểu cả về nội dung lẫn hình thức của báo Tết, rót ra đặc trưng,


bản sắc riêng của báo Tết so với các số báo thường ngày. Trong Phòng Tư
liệu của Khoa Báo chí hiện nay chúng tôi chỉ tìm thấy duy nhất một khoá luận
tốt nghiệp tìm hiểu về báo Tết, song mới chỉ dừng lại ở mảng đề tài “Phong
tục cổ truyền trên báo Tết”.
Sở dĩ người viết chọn đề tài: “Nội dung và hình thức chuyển tải
thông tin trên báo Tết” vì báo Tết là số báo khá độc đáo của báo chí Việt
Nam mà báo chí các nước trên thế giới hầu như không có. Mặt khác, chọn đề
tài này, tác giả có điều kiện đi sâu khảo sát, tìm ra những đặc trưng, bản sắc
riêng của báo Tết mà các số báo thường không có được, thấy được ưu điểm
và hạn chế của báo Tết. Hơn nữa đây là dịp để người viết vận dụng những
kiến thức lý luận báo chí đã học để khảo sát nội dung và hình thức của báo
Tết, nhằm có những so sánh, đánh giá, từ đó rót ra kết luận. Tất cả những điều
Êy là bài học thực tiễn quý giá, giúp Ých cho việc rèn nghề, chuẩn bị cho
tương lai.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố nội dung và hình
thức thể hiện trên báo Tết là một công việc lý thú nhưng rất khó khăn. Do
trình độ còn hạn chế, lại tiến hành trong thời gian ngắn, trong khuôn khổ có
hạn của một khoá luận tốt nghiệp, người viÕt xin đi vào nghiên cứu một số
yếu tố nội dung và hình thức tiêu biểu trên các tờ báo Tết: Nhân dân, Lao
động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn
ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh các năm 1999, 2000, 2001.
Giới hạn đề tài như vậy, may ra người viết cũng mới chỉ bước đầu
tiếp cận những đặc điểm sơ lược về nội dung và hình thức chuyển tải thông
1
tin trên báo Tết. Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu về các nội dung thông tin:
chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao cùng với một số thể loại chủ yếu
và các yếu tố ma-két tiêu biểu để chuyển tải nội dung thông tin trong các số
báo Tết nói trên.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

3.1 Mục đích:
Đi sâu nghiên cứu đặc điểm về nội dung và hình thức của báo Tết, cố
gắng đưa ra một cái nhìn tổng quát về báo Tết, qua đó rót ra được những nét
đặc trưng, kể cả những ưu nhược điểm và bản sắc riêng của từng tờ báo. Mặt
khác, qua đề tài nghiên cứu tác giả cố gắng rót ra một số kinh nghiệm nhằm
áp dụng vào thực tiễn làm và trình bày báo Tết.
3.2 Nhiệm vô:
- Sưu tầm, phân loại, khảo sát, phân tích nội dung của các bài viết trên
8 tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và
Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000,
2001.
- Tìm hiểu những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo khảo sát.
- Tìm hiểu hình thức chuyển tải thông tin của các bài báo đó, chỉ ra
phong cách, bản sắc riêng của từng tờ báo trong hình thức chuyển tải thông
tin.
- Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các tờ báo Tết khảo sát,
dựa trên những kiến thức báo chí đã học, đề xuất một số ý kiến trong việc thể
hiện nội dung và hình thức các bài viết trên số báo Tết.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp chọn lọc, thống kê;
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp quy nạp, diễn dịch v.v…
5. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của khoá luận chia làm 3
chương:
Chương 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói
riêng trong đời sống văn hoá tinh thần.
Chương này chủ yếu là phần dẫn luận về Tết Nguyên đán, và các
phong tục, lễ hội trong ngày Tết, về vai trò của báo chí nói chung, ý nghĩa của
báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân téc ta.

Chương 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết.
Qua việc sưu tầm, thống kê, phân loại bài viết trên các báo: Nhân
dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông
thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001, người viết
cố gắng đưa ra bức tranh tổng quát về những nội dung thông tin chủ yếu trên
báo Tết, đồng thời thấy được những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ
báo Tết được khảo sát.
Chương 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết.
Chương này đi sâu phân tích các thể loại chủ yếu được sử dụng trong
các bài viết, các yếu tố ma-két tiêu biểu của 8 tờ báo Tết. Từ đó, cố gắng đưa
ra phong cách, bản sắc riêng của mỗi tờ báo trong hình thức chuyển tải thông
tin.
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA BÁO CHÍ NÓI
CHUNG VÀ BÁO TẾT NÓI RIÊNG TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN
1.1 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ.
Báo chí là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được hình thành và phát triển
qua một quá trình lâu dài, phức tạp cùng với sự vận động và phát triển của xã
hội loài người. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các hình thái ý thức xã hội
khác nhưng báo chí đã trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả
năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng
động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát
triển. Tuy giống như các hình thái ý thức xã hội khác, lấy hiện thực khách
quan làm đối tượng để phản ánh nhưng báo chí có những cách thức riêng của
mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội,
với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Chính điều
này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi
nhất, năng động nhất mà hiếm một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Hiện thực được tái hiện trên báo chí phải là một hiện thực sôi động, tiêu

biểu và luôn luôn đổi mới, những điều vừa xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn
sẽ xảy ra. Tuy nhiên không vì thế mà hiện thực được phản ánh trên báo chí
chỉ có ý nghĩa và giá trị thông tin tức thời. “Khi cuộc đời không lặp lại, sự
kiện không tự nảy sinh hai lần thì tác phẩm nào miêu tả được chân thực nhất,
sinh động nhất cái thời điểm thiên tải nhất thì và hiện tượng có một không hai
sẽ trở thành bất tử” [4; 80]. Nhiều bài báo do đề cập tới những vấn đề thực sự
tiêu biểu, điển hình của đời sống, lại được thể hiện dưới ngòi bút của các nhà
báo tài năng, nên có sức sống lâu bền. Tác phẩm của các nhà báo nổi tiếng
trong lịch sử báo chí Việt Nam như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam
Lang, Trường Chinh, Hồng Hà, Thép Mới và những nhà báo nước ngoài có
tên tuổi như Giôn-rit, Bớc-sét, B. Pô-lê-vôi, I. Ê-ren-bua vẫn còn nguyên
giá trị cho tới ngày nay.
Có thể nói báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng và thiết
yếu đối với đời sống xã hội “nó từng ngày, từng giờ đi vào mỗi gia đình, thôn
xóm, phố phường như là một người bạn, người đồng chí, người cố vấn, người
đưa đường chỉ lối cho mỗi người bất kể già trẻ, lớn bé trong cuộc sống
thường nhật cũng như giữa những biến cố lớn lao của đất nước và thế giới”
[12; 7]. Báo chí là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị, xã hội.
Báo chí bao giờ cũng là công cụ, phương tiện, vũ khí sắc bén của một giai
cấp, để truyền bá tư tưởng, bảo vệ lợi Ých và duy trì địa vị thống trị của chế
độ trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các lãnh tụ cách mạng, các nhà
kinh điển như Các Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh đồng thời là những
nhà báo lỗi lạc. Họ đã sử dụng báo chí như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Báo
chí là phương tiện thông tin phản ánh, bình luận, giải thích một cách nhanh
chóng, rộng rãi, hiệu quả nhất cho công chúng về tất cả các sự kiện, hiện
tượng, quá trình, con người xảy ra hàng ngày trong nước và trên thế giới. Báo
chí cũng là công cụ tạo dựng và định hướng dư luận xã hội một cách mạnh
mẽ và hiệu quả nhất. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của báo chí suốt hơn
bốn thế kỷ qua đã khẳng định báo chí có một vai trò, vị trí hết sức to lớn trong
đời sống xã hội.

Báo chí Việt Nam mặc dù ra đời muộn hơn so với thế giới nhưng có
những bước phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh cùng với sự
nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nước ta có gần 500 cơ quan
báo chí, xuất bản với khoảng 600 triệu Ên phẩm, bao gồm nhật báo, báo thưa
kỳ, tạp chí, bản tin Mặt khác, việc phát hành báo chí đã không ngừng mở
rộng phạm vi và quy mô. Các tờ báo có tính chất toàn quốc như Nhân dân,
Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam ngày càng có mặt đều khắp các
địa phương trong cả nước một cách nhanh chóng hơn nhờ sự phát triển của kỹ
thuật truyền báo, điều kiện giao thông vận tải. Cùng với những thành tựu
bước đầu rất quan trọng của nước ta trong sự nghiệp đổi mới, báo chí cũng tự
đổi mới và phát triển cả về số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức,
góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển
toàn diện.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá
cao vai trò to lớn của báo chí. Trong bài phát biểu tại Hội nghị báo chí - xuất
bản toàn quốc tại Hà Nội (22 - 24/8/1997), Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định:
“Báo chí - xuất bản đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí,
bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc , thực hiện
ngày càng tốt hơn vai trò diễn đàn của nhân dân, góp phần tăng cường ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm phong phú thêm đời sống văn
hoá tinh thần của toàn xã hội” [9; 1-3].
Trước hết, báo chí có vai trò rất to lớn trong việc đảm bảo định hướng tư
tưởng, góp phần giữ gìn ổn định chính trị xã hội. Có thể nói đây là trách
nhiệm quan trọng, sống còn của nền báo chí chúng ta. Ngày nay, để xây dựng,
phát triển đất nước, thì ngoài vốn, công nghệ và lao động ra, sự ổn định chính
trị - xã hội là một điều kiện tất yếu.
Báo chí là một nhân tố, một phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn
trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực. Dư luận
xã hội tích cực là tiền đề quan trọng cho trạng thái chính trị - xã hội ổn định.

Khi báo chí tự đánh mất niềm tin, đánh mất định hướng chính trị, trở thành
lực lượng tiêu cực, nó sẽ là lực cản phá hoại ghê gớm đối với sự ổn định của
chế độ. Hàng ngày, hàng giờ, từng tờ báo, tạp chí tác động vào tâm thức con
người. Những thông tin lặp đi lặp lại liên tục sẽ ngấm ngầm điều chỉnh hoặc
hình thành những hành vi của các thành viên xã hội. Đẩy những hành vi Êy đi
theo hướng nào, tích cực hay tiêu cực là tuỳ thuộc vào liều lượng, quy mô,
tính chất của dòng thông tin mà báo chí cung cấp cho xã hội.
Ngày nay, tuy xu hướng của thế giới đã chuyển từ thời kỳ đối đầu sang
thời kỳ hợp tác phát triển, nhưng sẽ rất sai lầm nếu quên rằng một khi còn có
sự đối nghịch về lợi Ých giai cấp, quốc gia, dân tộc thì kẻ thù còn tìm mọi
cách để phá hại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta, để áp đặt những
quan điểm có lợi cho chúng. Mặt khác, sự quốc tế hoá thông tin báo chí làm
cho nguồn tin của từng quốc gia trở thành đối tượng của báo chí mọi quốc
gia. Trong điều kiện Êy, vấn đề bảo đảm định hướng tư tưởng, phát hiện và
đấu tranh làm thất bại những âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội càng trở thành một vấn đề phức tạp, một trách
nhiệm nặng nề của báo chí.
Thứ hai, báo chí có vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội, quản lý
đất nước. Nói cách khác, nó thực hiện “vai trò báo chí như cầu nối giữa
Đảng và Nhà nước với nhân dân; như phương tiện bảo đảm dòng thông tin
hai chiều để tạo ra sự hài hoà giữa ý Đảng với lòng dân; như cơ quan tham
mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc sửa chữa những chính sách
không phù hợp, hình thành những chính sách mới đúng đắn, kịp thời” [16;
11]. Khả năng của báo chí trong lĩnh vực quản lý xã hội được triển khai theo
các hướng: “cung cấp kịp thời thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội; tuyên
truyền, giải thích, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xã
hội; kiểm tra, dánh giá tính chất hợp lý của các chính sách đang thực hiện.
Trên thực tế báo chí đã và đang tham gia vào quá trình hoạch định và hoàn
thiện các chính sách kinh tế - xã hội” [16; 12]. Đây là yêu cầu đặt ra cho báo
chí trong thời kỳ đổi mới, đòi hỏi báo chí phải đi sâu vào thực tiễn đất nước,

góp phần tổng kết và phổ biến kịp thời những bài học kinh nghiệm, tham gia
năng động vào quá trình hoạch định, hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa
của văn hoá nhân loại, góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại, văn
minh, hoà nhập với cộng đồng thế giới mà vẫn giàu “chất Việt Nam” là một
vai trò quan trọng của báo chí. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
hiện nay diễn ra trong hoàn cảnh sức Ðp của cuộc sống vật chất dễ xô đẩy con
người về phía những quan điểm, thái độ thực dụng. Quá trình quốc tế hoá
kinh tế đang từng bước biến cả địa cầu thành một môi trường văn hoá duy
nhất, giúp các dân tộc xích lại gần nhau, tự hoàn thiện, làm giàu mình lên nhờ
tiếp thu, học hỏi các dân tộc khác. Nhưng các thói hư tật xấu cũng dễ xâm
nhập, tác động xấu đến nền văn hoá của từng quốc gia, phá vỡ những giá trị
truyền thống. Hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch quốc tế
chống lại dân tộc ta, chế độ ta đã và đang diễn ra trong lĩnh vực văn hoá.
Chúng tìm mọi cách đưa vào nước ta những sản phẩm văn hoá phản động, đồi
truỵ, nhằm đầu độc thanh niên, lôi cuốn họ vào lối sống hưởng lạc, thực dụng,
quên dần trách nhiệm, mờ dần niềm tin đối với với đất nước, với nhân dân.
Thực trạng Êy đặt ra cho báo chí một vai trò, trách nhiệm hết sức nặng nề -
vừa là người bảo vệ đồng thời là người xây dựng văn hoá.
Thứ tư, báo chí có vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí. Nó có thể
chuyển tải tới người đọc không chỉ những tri thức cụ thể, trực tiếp mà còn
thông qua nhiều hình thức tác động để nâng cao trình độ nhận thức, giúp con
người hoàn thiện về văn hoá, lối sống. Là nước nông nghiệp lạc hậu với đa số
cư dân nông thôn, việc nâng cao dân trí không chỉ đơn thuần là trang bị những
tri thức phổ thông, mà làm sao nhanh chóng nâng cao tri thức của nhân dân,
bắt kịp trình độ các nước phát triển. Có thể nói báo chí đã và đang đóng vai
trò to lớn trong việc nâng cao dân trí cho mọi người, là “trường đại học của
nhân dân”.
Cuối cùng, mét vai trò quan trọng khác của báo chí không thể không

nhắc tới là giải trí. Trước đây, vai trò này Ýt được chú ý trong báo chí cũng
như trong văn học, nghệ thuật. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, xuất hiện
nhu cầu giải trí, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Báo chí là sản phẩm văn hoá
tinh thần mang tính giải trí cao do chất lượng thông tin cao, được chuyển tải
sinh động, hấp dẫn. Không chỉ thực hiện vai trò giải trí đơn thuần mà trên
thực tế, vai trò giải trí gắn liền với vai trò thông tin, nâng cao dân trí, phát
triển văn hoá của báo chí. Báo chí còn thông qua giải trí để giáo dục chính trị
tư tưởng, giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng. Ngày nay, báo chí được
coi là loại hình giải trí mang tính “tri thức”, là “món ăn” không thể thiếu trong
đời sống tinh thần.
1.2 Ý NGHĨA CỦA BÁO TẾT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN.
1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh
người Việt.
Tết Nguyên đán cổ truyền là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
Bản sắc văn hoá Việt Nam biểu hiện rõ nhất qua những ngày Tết. Tết là mốc
khởi đầu sinh hoạt văn hoá dân tộc trong một năm, phản ánh sâu đậm những
triết lý nhân văn, đời sống tinh thần phong phú của người Việt. Ngày Tết,
người ta quên đi những lo toan thường nhật để sống vui vẻ hơn. “Bao nhiêu
những điều không tốt đẹp đã lui trở lại với năm cũ để cho năm mới được tinh
hảo, đem lại cho con người toàn những điều hy vọng” [1; 48]. Với tinh thần
“chín bỏ làm mười”, ngày Tết xoá đi mọi điều xích mích, mọi người khoan
dung, hiểu biết , gắn bó với nhau hơn. Ngày Tết trở thành dịp để tình cảm tốt
đẹp của con người được củng cố và nâng cao.
Người dân Việt Nam rất thiết tha với Tết, nhất là ở nông thôn. Quanh
năm vất vả, bận rộn, Tết mới là dịp để con người nghỉ ngơi, vì vậy nhu cầu
giải trí cũng tăng lên. Bao nhiêu lo nghĩ được gác sang một bên để hưởng thú
xuân trọn vẹn. “Người ta đón Tết một cách nồng nàn, người ta đợi Tết một
cách trịnh trọng, người ta vui Tết một cách náo nhiệt hân hoan” [1; 21].
Những sinh hoạt văn hoá ngày Tết rất đa dạng và độc đáo (phong tục, lễ hội,

trò chơi ) từ lâu đã đi vào tâm khảm mỗi người, góp phần làm nên bản sắc
văn hoá Việt Nam. Vượt qua thời gian, cái tinh tuý của mỹ tục cổ truyền ngày
Tết vẫn luôn dồi dào sức sống, vẫn làm cho Tết thêm ý nghĩa. “Trên thế giới
này, chẳng mấy nước lại có cái Tết linh đình, trọng thể, vui tươi, đậm đà tính
truyền thống văn hoá như Tết ở Việt Nam ta” [21; 60].
1.2.2 Ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần.
Báo Tết là số báo đặc biệt của một cơ quan báo chí, phát hành để chào
mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Báo Tết có thể là một số báo
độc lập so với hệ thống các số báo thường ngày (không đánh số báo), hoặc là
số báo gộp nhiều số lại với nhau tuỳ theo từng cơ quan báo chí. Đây là số báo
được chuẩn bị kỹ càng, công phu, có chất lượng cao cả về nội dung và hình
thức. Để phù hợp với tâm lý công chúng trong dịp Tết, báo Tết về nội dung và
hình thức đều có những khác biệt đáng kể so với các số báo thường ngày.
Cách gọi tên báo Tết có chỗ chưa thống nhất, nên nhiều người dễ đồng
nhất giữa báo Tết với báo Xuân hay số báo tân niên. Qua tìm hiểu, chúng tôi
nhận thấy cách gọi chính xác nhất là: dùng từ “báo Tết” để chỉ số báo chào
mừng Tết Nguyên đán cổ truyền, “báo Xuân” để chỉ số báo ra sau số Tết (nếu
cơ quan báo chí có khả năng ra được) chào xuân mới. Còn số báo ra vào dịp
Tết dương lịch gọi là số báo “tân niên” để chào mừng năm mới.
Các nước khác trên thế giới thường không có số báo Tết. Nếu có thì chỉ
là số báo “tân niên” (Tết dương lịch) và nhìn chung không khác so với số báo
thường, không thể có hẳn một Ên phẩm báo Tết riêng, mang tính phong tục và
gắn với văn hoá truyền thống như Việt Nam. Điều này không phải là họ xem
nhẹ văn hoá truyền thống, mà xuất phát từ quan niệm: báo thuần tuý là báo, là
thông tin chứ không “lấn” sang sân của các Ên phẩm văn hoá khác. Hơn nữa
báo Tết Việt Nam gắn liền với Tết Nguyên đán cổ truyền, tục lệ chỉ có ở vài
nước châu Á, trong đó có Việt Nam. “Báo Tết có lẽ là một đặc trưng duy nhất
của báo chí Việt Nam, giàu bản sắc riêng, một bản sắc rất Việt Nam” [21;
60].
Ở Việt Nam, báo Tết phát triển mạnh từ khi báo giới thực hiện “đổi mới

báo chí vì sự nghiệp đổi mới của đất nước”. Những năm 80, báo Tết phải in
trên giấy chất lượng xấu, màu sắc đơn điệu, Ýt tranh ảnh, nội dung, hình thức
không được đa dạng, phong phú và hấp dẫn như hiện nay. Sau đổi mới, nhất
là từ những năm 90 trở lại đây, báo chí Việt Nam ngày càng khởi sắc. Nằm
trong sự khởi sắc chung của toàn bộ nền báo chí, báo Tết cũng có những tiến
bộ đáng kể, phát triển vượt bậc, nội dung phong phú hơn, hình thức thể hiện
đa dạng, hấp dẫn hơn. Có thể nói, báo Tết ngày càng có ý nghĩa quan trọng
trong đời sống tinh thần của mỗi người dân khi Tết đến, xuân về.
Trước hết, báo Tết đã trở thành một “món ăn” tinh thần lành mạnh, bổ
Ých không thể thiếu bên cạnh những lịch, tranh, câu đối v.v… trong dịp Tết
Nguyên đán cổ truyền. “Mỗi năm khi mùa xuân về, ngoài “Thịt mỡ dưa hành
câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, người Việt Nam đã quen
không thể thiếu một tờ báo Tết, coi đó là món ăn tinh thần độc đáo trong dịp
đón năm mới” [15; 15]. Việc xuất bản và thưởng thức báo Tết đã thành một
yếu tố của phong tục ngày Tết, được “phong tục hoá”. Có thể nói giờ đây báo
Tết đã biến thành một “tục lệ” mà nếu thiếu đi, người dân Việt Nam, đặc biệt
là ở các vùng đô thị sẽ cảm thấy niềm vui năm mới chưa trọn vẹn.
Mức sống của nhân dân ngày càng cao. Đời sống vật chất đầy đủ tạo
điều kiện cho đời sống tinh thần phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hoá ngày
càng lớn. Trong những ngày Tết, con người no đủ không chỉ vật chất mà cả
tinh thần: “Đói ba tháng hè, no ba ngày Tết”. Ngay cả khi còn khó khăn,
thiếu thốn thì trong ngày Tết, người ta cũng cố gắng khắc phục để lo cho đầy
đủ: “Ta còn nghèo phố chợ nhà gianh, Nhưng cũng đủ vài tranh treo Tết” (Tố
Hữu). Mặt khác, ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, nhu cầu giải trí đòi hỏi rất cao.
Báo Tết đã đáp ứng được các nhu cầu đó.
Những thông tin phong phó, sinh động trên báo Tết còn cung cấp cho
bạn đọc kiến thức quý giá về mọi mặt trong đời sống xã hội của năm qua,
những dự báo, nhìn nhận bước phát triển của năm tới. Đọc báo Tết, nhân dân
thấy được những thành tựu phát triển kinh tế xã hội to lớn mà đất nước đã
dành được trong năm qua. Đặc biệt trong chủ đề văn hoá với mảng bài viết về

các phong tục, lễ hội Tết cổ truyền, báo Tết được ví như cuốn “bách khoa
thư” về phong tục.
Báo Tết những năm gần đây thường ra rất sớm. Khoảng hơn một tháng
trước Tết, hầu hết các báo đều ra “lò” rực rỡ như những bông hoa trên các sạp
báo chào xuân. Lẫn trong hành trang của những người đi xa về nhà đón Tết,
thể nào cũng có một vài tờ báo xuân mua ở quầy báo lúc đợi tàu, xe. Trên bàn
làm việc của mọi người chắc chắn sẽ có những tờ báo Tết còn thơm mùi giấy
mới. Báo Tết đến với mọi gia đình và với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác
nhau. Những người đứng tuổi, cán bộ công nhân viên có tờ Nhân dân, Lao
động, Hà Nội mới, các mẹ, các chị có tờ Phụ nữ Việt Nam, thanh niên có tờ
Tiền phong, các nhà giáo thì đọc Giáo dục và Thời đại, còn những người
nông dân trong cả nước được nghiền ngẫm Nông thôn ngày nay Thậm chí,
báo Tết còn trở thành một món quà, một thứ quà tặng có ý nghĩa đầu xuân.
“Chàng sinh viên học ở Hà Nội, đến chơi nhà cô bạn học hồi phổ thông, nay
đang học cao đẳng sư phạm, quà tặng đầu xuân ý nghĩa nhất là một tờ báo
Tết Sinh viên Việt Nam. Năm ngoái, đến thăm thầy giáo trước khi về quê ăn
Tết, tôi đã tặng thầy món quà xuân bằng một tờ báo Tết Thuốc và sức khoẻ.
Thầy nhận mà vui mừng và cảm động vì món quà ý nghĩa của học trò” [19;
53]. Nhiều gia đình có thói quen mua nhiều báo Tết, coi như tổ chức một hội
báo “mini” trong nhà. Đọc báo Tết không phải đọc ngay lập tức hết tờ báo mà
đọc dần dần, “nghiền ngẫm” từ từ, vì dung lượng báo lớn, tính thời sự không
cao như các số bình thường nên không cần phải đọc ngay để biết tin tức.
Sự phát triển của báo Tết Việt Nam những năm gần đây được đánh dấu
bằng các Hội Báo Xuân. Tất nhiên, ở đây nên hiểu “Hội Báo Xuân” không
phải chỉ có “báo Xuân” mà còn bao hàm cả “báo Tết”, thậm chí còn có nghĩa
là “hội báo Tết”. Hội Báo Xuân cần hiểu là hội báo tổ chức vào ngày xuân,
mùa xuân. Hội Báo Xuân, ngày hội trưng bày các tờ báo Tết được xem là
món quà quý giá nhất của giới báo chí Việt Nam mừng Đảng, mừng đất nước
vào xuân. Những gì báo Tết thể hiện chính là thực tế phát triển đất nước về
kinh tế, văn hoá, xã hội như lời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Báo Xuân, Báo

Tết đã phản ánh rất đủ, rất trung thực đời sống vật chất và tinh thần của dân
tộc ta” [11; 12]. Qua Hội Báo Xuân, nhân dân thấy đất nước mình đang khát
khao, nỗ lực vươn lên; chứng kiến những nét độc đáo của quê hương cũng
như những thành tựu chúng ta đạt được. Hội Báo Xuân cũng thể hiện rõ sự
khởi sắc của báo chí, giúp người xem hình dung được sự phát triển mới của
các loại hình báo chí Việt Nam. Hội Báo Xuân là vườn hoa báo Tết đầy
hương sắc, là “bữa tiệc lớn” mà suốt một năm những người làm báo đã nỗ lực
để đến ngày “treo đèn kết hoa” trưng bày “món ăn tinh thần” mời mọi người
cùng thưởng thức.
Hơn mười năm nay, năm nào chúng ta cũng tổ chức Hội Báo Xuân, và
năm sau quy mô lại lớn hơn, nội dung phong phú hơn nhiều so với năm trước.
Số cơ quan báo chí tham dự cũng như số người đến xem đông đảo hơn, từ 2
vạn, lên đến 7 vạn, 10 vạn người Việc tổ chức Hội Báo Xuân toàn quốc ở
Trung tâm hội chợ triển lãm; hình thành một khu liên hoàn giữa Hội chợ xuân
và Hội Báo Xuân, gắn thành tựu kinh tế - kỹ thuật với thành tựu phát triển
báo chí, tạo thuận lợi cho nhân dân chuẩn bị những sản phẩm vật chất và tinh
thần cho gia đình đón Tết. Nhiều cuộc thi được tổ chức trong Hội Báo Xuân
như thi bìa, thi ảnh, câu đối Tết trên báo Tết, báo xuân, thi trình bày, lựa chọn
những tờ báo hay và đẹp nhất. Toàn bộ số báo tham gia trưng bày, theo truyền
thống từ nhiều năm nay, lại được gửi tặng các chiến sĩ trên biên giới, đảo xa -
một việc làm vô cùng ý nghĩa với những người đang ngày đêm canh giữ cho
mùa xuân bình yên của Tổ quốc.
Đồng thời với Hội Báo Xuân toàn quốc, nhiều tỉnh thành trong cả nước
đã tổ chức trưng bày, triển lãm báo Tết, báo xuân tại địa phương để phục vụ
đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước. Nhiều địa phương đã tổ chức
thành công, thu hút hàng vạn lượt nhân dân đến thăm như: Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Ngãi
Có thể nói, Hội Báo Xuân đã thực sự trở thành một lễ hội đẹp mà giới
báo chí đã tạo dựng và cống hiến cho đời sống xã hội. Như vậy, chỉ nhìn vào
các Hội Báo Xuân được tổ chức và được sự quan tâm của đông đảo nhân dân

trong cả nước cũng thấy được vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo
Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta. Báo Tết là
món quà Tết đầy ý nghĩa mà các toà soạn đem đến cho các gia đình.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG THÔNG TIN CHỦ YẾU
TRÊN BÁO TẾT
Báo Tết mặc dù được coi là Ên phẩm văn hoá, một số báo đặc biệt nhưng
vẫn là “báo” theo đúng nghĩa của nó. Vì vậy, nội dung thông tin trên báo Tết
vẫn bao gồm đầy đủ các chủ đề khác nhau như số báo thường ngày: chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao v.v Cái khác của báo Tết so với các số báo
thường là tỷ lệ phần trăm các bài viết theo từng chủ đề. Khảo sát trên 8 tờ báo
Tết trong 3 năm 1999, 2000, 2001, người viết nhận thấy các bài viết về chủ đề
văn hoá - thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất (tờ có tỷ lệ thấp nhất là Tiền phong
cũng chiếm 34,9%, tờ có tỷ lệ cao nhất là Bắc Ninh 76,27%). Đặc biệt là chủ
đề về văn hoá với các đề tài về phong tục Tết cổ truyền, lễ hội, một số loại
hình nghệ thuật
Nhân
dân
Lao
đ

n
g
Tiền
phong
Phụ nữ
Việt
Nam
Giáo dục
và Thời

đại
Nông
thôn
ngày nay
Hà Nội
mới
Bắc Ninh
Tổng số (bài)
255 447 318 162 234 216 237 177
Chính trị
57
(22,35%)
24
(5,36%)
18
(5,66%)
9
(5,55%)
9
(3,8%)
9
(4,16%)
24
(10,12%)
12
(6,7%)
Kinh tế - xã hội
72
(28,23%)
177

(39,59%)
150
(47,16%)
24
(14,81%)
48
(20,51%)
87
(40,27%)
33
(13,92%)
30
(16,94%)
Văn hoá - thể thao
144
(44,7%)
210
(46,97%)
111
(34,9%)
114
(70,37%)
162
(69,23%)
108
(50%)
159
(67,08%)
129
(76,27%)

Tất nhiên, việc chia thành 3 chủ đề lớn : chính trị, kinh tế - xã hội, văn
hoá - thể thao chỉ mang tính tương đối để tiện thống kê, phân tích. Thực tế,
trong từng bài viết có sự đan xen, giao thoa giữa các chủ đề khác nhau, nhiều
khi khó phân biệt rạch ròi.
2.1 CHỦ ĐỀ CHÍNH TRỊ.
Chủ đề chính trị xuất hiện trên báo Tết không nhiều. Khảo sát số lượng
các bài viết theo chủ đề này trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi thu được
kết quả như sau:
Nhân
dân
Lao
động
Tiền
phong
Phụ nữ
Việt
Nam
Giáo dục
và Thời
đại
Nông
thôn
ngày nay
Hà Nội
mới
Bắc
Ninh
Tổng
số
(bài)

255 447 318 162
234 216
237 177
Chính
trị
57
(22,35%)
24
(5,36%)
18
(5,66%)
9
(5,55%)
9
(3,8%)
9
(4,16%)
24
(10,12%)
12
(6,7%)
Như vậy, có thể thấy, chỉ Nhân dân là tờ có tỷ lệ bài viết về chủ đề
chính trị tương đối cao (22,35%) vì đây là tờ báo ngôn luận của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, nên các thông tin chính trị vẫn là chủ đạo, mang tính
định hướng chính trị, tư tưởng.
Mùa xuân, ngày Tết, cũng là thời gian chóng ta kỷ niệm ngày thành lập
Đảng. Các số báo Tết đều dành những bài viết trang trọng ở trang nhất với ý
nghĩa “Mừng Đảng, mừng xuân”, khẳng định và đề cao vai trò lãnh đạo của
Đảng trong mỗi chặng đường mà dân tộc đã qua. Trong bài “Đảng 70 xuân”
(Nhân dân Tết Canh thìn 2000), tác giả Hải Đường đã ôn lại những chặng

đường vinh quang và thử thách của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
“Suốt 70 năm qua, mỗi bước đi của Đảng luôn nhịp cùng bước đi của dân
tộc. Có sự thử thách nào không có sự chia lửa, nhường cơm sẻ áo của người
dân với Đảng. Có chiến công nào không kết tinh trí tuệ, mồ hôi và máu Đảng
ta, dân ta”. Bước vào mùa xuân này là mùa xuân thứ 70 của Đảng, năm đổi
mới thứ 15, năm giao thừa thế kỷ, giao thừa thiên niên kỷ. Đất nước đã
chuyển mình vào xuân, qua một năm mới nhiều hoa thơm trái ngọt, nhưng
cũng không Ýt chông gai. Khó khăn, thử thách lớn nhất, và cũng là sứ mạng
mà lịch sử giao phó cho Đảng ta là “mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế trên
cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, vươn tới mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước tiến lên chủ
nghĩa xã hội”.
“70 năm một quá trình sáng tạo” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn
2000) là sự khẳng định của T.S Ngô Đăng Tri: “cách mạng Việt Nam giành
được những thắng lợi như ngày nay là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố,
mà trước hết là sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn mang tầm chiến lược của
Đảng ta”. Để chứng minh, tác giả đã đưa ra năm luận điểm về sự sáng tạo của
Đảng, tương ứng với năm thời kỳ lịch sử từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách
mạng Việt Nam.
Cùng vấn đề trên, còn có bài: “70 năm sáng tạo” của nhà nghiên cứu
Trần Bạch Đằng (Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000). Qua việc phân tích
chặng đường 70 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả cho rằng: “Sự
phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam trong một chặng đường 70 năm Êy
nổi bật tính cách một đội tiên phong ngày càng gắn bó với quần chúng, ngày
càng đại diện được cho nguyện vọng dân tộc”. Từ đó ông đi đến đánh giá,
tổng kết “sáng tạo lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là hoà mình
vào lịch sử dân tộc, là dân tộc, số phận của Đảng hoà vào số phận của đất
nước, của nhân dân”.
Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng cũng là sự kiện có ý nghĩa
quan trọng được các số báo Tết đề cập tới. Tác giả Hải Đường trong “Đảng

70 xuân” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) khẳng định cuộc vận động xây
dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua “là cuộc giải phẫu, người bệnh là
ta, bác sĩ cũng là ta, để giữ lấy sự sống, giữ bền tinh chất vàng mười” của
Đảng. Đây cũng chính là một biện pháp để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng ta.
Bài viết “Khát vọng mùa xuân” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) chỉ rõ công
cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Đảng ta đang tiến hành đã củng cố thêm
niềm tin của dân vào Đảng, để cùng chung lo xây dựng, phát triển Tổ quốc.
Vấn đề dân vận cũng được các quan tâm phản ánh. Nhà báo Hoàng Tùng
trong “Sức mạnh lấp biển, dời non” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) đã đánh giá
sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của quần chúng nhân dân
là sức mạnh dời non lấp biển. “Nguồn gốc cơ bản sâu xa sức mạnh Êy là nền
văn hoá mà cốt lõi là tinh thần cộng đồng sinh ra từ nhu cầu của sự tồn tại
của từng bộ tộc, công xã, hình thành từ từ quan hệ huyết thống, dân tộc gắn
bó với nhau trong cuộc sống lâu đời”. Khi có hoạ xâm lăng, chúng ta tiến
hành cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược, nhân dân ta là lực lượng
quyết định thắng lợi. Nhờ đó mà ba lần làm thất bại âm mưu đồng hoá dân tộc
của giặc ngoại xâm. Sức mạnh truyền thống của dân tộc không phải là vốn
quý trời cho, lúc nào cũng được phát huy. “Khi lòng người được quy tụ, thì có
thể lấp biển dời non, trái lại khi bị ly tán, thì suy yếu, thậm chí mất nước.
Thăng trầm không phải là một quy luật tạo hoá mà do con người tạo nên”. Ba
lần mất nước đều bắt nguồn từ một nguyên nhân trực tiếp: để mất lòng người,
dẫn đến ly tán. Từ đó tác giả khẳng định bài học lịch sử của ta, nói cho cùng
là “việc đại nghĩa cốt ở yên dân, giữ được đạo lý Êy thì thành công. Làm trái
lại ắt phải thất bại”. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp lúc đầu thất bại vì
chưa ai tập hợp được toàn dân tộc vào cuộc chiến đấu. Chỉ từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, thì chúng ta
mới đánh đổ được chế độ thực dân, chế độ phong kiến. Để bảo vệ nền độc
lập, tự do đã giành được, Đảng lại lãnh đạo toàn dân tiến hành hai cuộc kháng
chiến trường kỳ đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Một lần nữa chóng ta lại chứng
minh chân lý “yếu có thể chuyển thành mạnh, nhỏ có thể đánh thắng lớn nếu

mọi người đoàn kết thành một khối”.
Nhà báo Hữu Thọ trong bài viết “Lịch sử và huyền thoại” (Nhân dân
Tết Tân Tỵ 2001) đã bày tỏ cảm nhận đất nước ta “có những huyÒn thoại trở
thành lịch sử, có những sự kiện lịch sử như huyền thoại”. Đó là những huyền
thoại đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam về tinh thần cố kết cộng đồng, là
nghĩa đồng bào, ý chí bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm chống thiên tai của người
Việt vì sự trường tồn của đất nước. Có những sự kiện lịch sử trở thành huyền
thoại là: dân tộc vốn đất không rộng, dân không đông, nhưng đã kiên cường
đánh bại những tên đế quốc sừng sỏ, hùng mạnh nhất trên thế giới, từ đế quốc
Nguyên Mông thời phong kiến cho tới thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thế kỷ 20;
đứng vững và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thoái trào của
chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Tác giả khẳng định, có được những thành công
lịch sử mang tính huyền thoại Êy là do sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân, là Đảng đã biết huy động sức mạnh vô địch của nhân dân. Ngày nay,
muốn công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công cũng
không thể thiếu sức mạnh Êy. Điều này cũng được khẳng định trong bài “Bác
nhắc lại tám lần” (Hữu Thọ - Nhân dân Tết Canh thìn 2000): bí quyết mầu
nhiệm của mọi thành công của Đảng ta, đất nước ta là “đoàn kết làm ra sức
mạnh”, “sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí của toàn dân”, “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công như Bác
hồ đã dạy”.
Chủ đề viết về Đảng ta, ngoài các báo Tết trung ương thì các báo Tết địa
phương cũng xuất hiện nhiều. Ngoài việc đánh giá, tổng kết các thành tựu
kinh tế, văn hoá, xã hội trên phạm vi cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, các
báo Tết còn đề cập đến vấn đề các Đảng bộ địa phương với những thành tựu ở
địa phương mình. Hai tờ báo địa phương được khảo sát là Hà Nội mới và
Bắc Ninh Tết 1999, 2000, 2001 đều đăng tải những bài viết theo chủ đề này
như: “70 mùa xuân có Đảng”, “Mừng Đảng - mừng xuân thêm sức mạnh bứt
phá” (Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000); “Đảng và mùa xuân thế kỷ”, “Cội
nguồn sức xuân của Đảng” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001); “Trước thềm

thiên niên kỷ - nghĩ về nghĩa Đảng tình dân” (Bắc Ninh Tết Tân Tỵ 2001)
Các bài viết trên vừa có tính chất tổng kết, đánh giá những thành tựu của
Đảng ta nói chung trên phạm vi cả nước, lại giới hạn thành tựu cụ thể ở địa
phương mình, Đảng bộ mình.
Trên báo Tết cũng xuất hiện nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày xuân, ngày Tết là những ngày chúng ta tưởng nhớ về công lao cũng như
tình thương cao cả của Người. Khi còn sống, mỗi khi Tết đến xuân về, mỗi
người dân Việt Nam lại chờ mong giọng nói trầm Êm của Người đọc thư và
thơ chúc Tết trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày nay, khi Bác đã đi
xa, mỗi mùa xuân về, chúng ta lại bồi hồi về Người qua những bài báo Tết.
Các bài viết về Bác thường là những câu chuyện, những hồi ức cảm động của
những người đã có may mắn được thân cận, được sống và làm việc với Bác
hay chỉ là được thoáng gặp Bác một lần Mỗi một mẩu chuyện, dù lớn hay
nhỏ liên quan đến Người cũng đều làm cho chóng ta xúc động, đều là những
lời dạy bảo ân cần của Người. Các bài viết xuất hiện trên báo Tết cũng là dịp
để nhân dân cả nước báo công với Bác về những thành tựu của đất nước đạt
được trong năm qua.
Trong bài viết “50 xuân trước Bác Hồ nói về Đảng” (Nhân dân Tết Tân
tỵ 2000), đồng chí Vũ Kỳ ôn lại lời dặn của Bác cách đây đúng nửa thế kỷ về
xây dựng Đảng, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bài viết vừa nêu cảm
nghĩ: “Nhí lại những sự kiện lịch sử đã qua, trong tôi vẫn còn bồi hồi xúc
động”; vừa đánh giá: những lời dạy của Bác Hồ cách đây đúng 50 năm,
nhưng vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa thực tiễn, “vẫn là tư tưởng chỉ đạo
thiết thực, bảo đảm cho Đại hội IX thành công, dÉn dắt toàn dân ta đi vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn”.
Bài viết “Bác nhắc lại tám lần” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) của nhà
báo Hữu Thọ là một phát hiện bất ngờ, lý thú của tác giả khi dọc lại bản Di
chóc của Bác Hồ. “Đêm khuya đọc lại Di chúc của Bác Hồ giật mình thấy
trong hơn một nghìn từ để lại “muôn vàn tình thân yêu” cho con cháu muôn

đời sau, tám lần Bác nhắc tới từ “đoàn kết”. Tác giả đã chỉ ra cụ thể tám
trường hợp Bác Hồ nhắc đến từ “đoàn kết” trong Di chúc và ôn lại những lời
dặn ân cần - cũng là những bài học quý báu của Bác về đoàn kết: đoàn kết
trong Đảng và đoàn kết dân tộc, “muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải
thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê
bình”. Phải đoàn kết thì mới thực hiện được mong muốn của toàn Đảng, toàn
dân ta.
Các số báo Tết cũng xuất hiện nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu
phân tích, đánh giá quan điểm, tư tưởng của Bác về Đảng, về cách mạng, về
dân tộc, dân vận như: “Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây
dựng và phát triển văn hoá Việt Nam” (Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999) và
“Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới” (Hà Nội
mới Tết Canh thìn 2000) Đây là những bài chuyên luận có ý nghĩa thực tiễn
quý báu cho ngày nay.
Các số báo Tết còn đăng tải ý kiến của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước
về Đảng (công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đoàn kết trong Đảng), về
Nhà nước (xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; cải cách
bộ máy và thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật), về
vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (thể hiện sự quan tâm của các
Đảng và Nhà nước với dân, với tình hình ăn Tết của nhân dân, đặc biệt là
nhân dân miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long qua trận lũ lụt thế kỷ) Các
bài viết đều thể hiện sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo cấp cao đối với
sự phát triển đất nước, sự no Êm của nhân dân.
Mảng thông tin quan trọng khác về chủ đề chính trị là ngoại giao, các
vấn đề quốc tế cũng xuất hiện, nhưng không nhiều như: “Việt Nam năm 1998
- Những viên ngọc trân châu trên vương miện ngoại giao” (Tiền phong Tết
Kỷ Mão 1999), “Ngoại giao Việt Nam năm 2000: Sự kiện đáng nhớ thành tựu
đáng tự hào” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001), “Thế cờ lớn trên ngưỡng cửa của
thế kỷ 21”, “Bức tranh toàn cầu trong năm cuối thế kỷ” (Hà Nội mới Tết Tân
Tỵ)

2.2 CHỦ ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI.
Đây là chủ đề chiếm số lượng trung bình khoảng từ 25 - 30% bài viết
trên 8 tờ báo Tết được khảo sát trong 3 năm 1999, 2000, 2001, chỉ đứng sau
chủ đề văn hoá - thể thao về số lượng. Nhiều tờ chiếm tỷ lệ cao như: Tiền
phong (47,16%), Nông thôn ngày nay (40,27%), Lao động (39,59). Chóng ta
ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nên vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
được quan tâm hàng đầu.
Nhân
dân
Lao
động
Tiền
phong
Phụ nữ
Việt
Nam
Giáo dục
và Thời
đại
Nông
thôn
ngày nay
Hà Nội
mới
Bắc
Ninh
Tổng
số (bài)
255 447 318 162 234 216 237 177

Kinh tế
- xã hội
72
(28,23%)
177
(39,59%)
150
(47,16%)
24
(14,81%)
48
(20,51%)
87
(40,27%)
33
(13,92%)
30
(16,94%)
1.2.1 Chủ đề kinh tế:
Về chủ đề kinh tế, đa số bài viết đều tập trung vào việc đánh giá, tổng
kết khái quát nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua, nhìn nhận bước phát
triển trong năm tới.
Bài viết “Kinh tế Việt Nam năm 2000: Thách thức và niềm tin” (Ngọc
Thanh - Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999), đã tổng kết lại nền kinh tế Việt Nam
trong năm 1998 với những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, tuy vẫn còn một số
khó khăn. Bằng những con số thống kê cụ thể, tác giả cung cấp cho bạn đọc
bức tranh toàn diện về sự tăng trưởng của các ngành kinh tế: từ công nghiệp,
nông nghiệp đến thương mại, dịch vụ Kết thúc bài viết, tác giả thể hiện
niềm tin và cũng là khẳng định quyết tâm: “với lòng yêu nước, tài năng, trí
tuệ và bản lĩnh con người Việt Nam sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp của

toàn dân …nhân dân ta nhất định sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã
hội năm 1999, tạo thế và lực để đất nước vững tin bước vào thế kỷ XXI”.
T.S Lê Đăng Doanh trong “Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam năm 1999 và
những thách thức năm 2000” (Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000), cung
cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 1999, qua sự
phân tích bài bản của một chuyên gia kinh tế. Thắng lợi kinh tế năm 1999 là:
“ổn định nền kinh tế vĩ mô, nông nghiệp đạt thắng lợi lớn và xuất khẩu vượt
dự kiến”. Đồng thời tác giả cũng nhìn nhận: “năm 2000 đối với kinh tế Việt
Nam đúng là một thách thức, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua và
hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội”.
“Năm mới tính sổ làm ăn” (Vũ Khoan - Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) là
bài viết khá độc đáo, lý thú. Là quan chức cao cấp của Nhà nước, Bộ trưởng
Bộ Thương mại, nhưng bài viết của tác giả không hề mang tính chất khuôn
mẫu, khô cứng mà rất tự nhiên, sinh động. Dường như tác giả đang nói
chuyện, tâm tình thân mật với người đọc về chuyện làm ăn, hơn là đang bàn
đến vấn đề kinh tế của một đất nước. Mở đầu bài viết là lời tâm sự: “Mỗi khi
năm hết Tết đến, các nhà kinh doanh đều tính sổ xem trong năm làm ăn lỗ lãi
ra sao. Ngoảnh nhìn lại một năm hoặc cả thập kỷ, theo chiều hướng nào
chúng ta cũng đều có thể hài lòng: hầu hết những dự kiến đề ra đều đạt được,
thậm chÝ trên một số mặt còn vượt trội”. Tiếp đó tác giả đã nêu những thuận
lợi và khó khăn của năm mới, phân tích, dự đoán nền kinh tế Việt Nam trong
năm 2001 kèm theo những tình cảm, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên:
“Hài lòng với những gì đã làm được, chúng ta vẫn chưa thể yên lòng. So với
bản thân mình thì nhiều tiến bộ nhưng so với thiên hạ thì chưa là bao”. Bằng
một giọng điệu thân mật tâm tình, cộng với việc dùng nhiều thành ngữ, khẩu
ngữ tự nhiên như: “cỡ xèng xèng bậc trung”, “tháng giêng là tháng ăn chơi”,
“năng nhặt chặt bị”, “trái gió trở trời” tác giả đã góp cho trang báo Tết một
bài viết sinh động và thấm thía.
Bên cạnh những bài viết đánh giá, tổng kết kinh tế Việt Nam trong một
năm hay trong mét giai đoạn dài hơn, các tờ báo Tết nói trên còn có nhiều bài

viết đánh giá, tổng kết từng lĩnh vực kinh tế cụ thể như: công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, đầu tư nước ngoài v.v
Việt Nam là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. Đến nay, về cơ bản
chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp và nông nghiệp cũng đóng góp khoản
thu lớn vào ngân sách quốc gia. Trong thời gian qua, trên mặt trận nông
nghiệp, chúng ta đã thu được thắng lợi vang dội. Dưới tiêu đề “Sự tăng trưởng
ngoạn mục” (Lao động Tết Kỷ Mão 1999), GS Bùi Huy Đáp đã tổng kết,
đánh giá thành công của nông nghiệp nước ta là đưa nước ta từ thiều hụt, phải
nhập khẩu lương thực đến đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, rồi xuất khẩu đứng
thứ hai thế giới. “Sản lượng thóc tăng bình quân năm 8% là cao nhất trong
khu vực và trên thế giới trồng lúa”. Tác giả nhận định: “Sự tăng trưởng
ngoạn mục của sản xuất lương thực và của sản xuất lúa trong thập kỷ qua là
một trong những hành trang quý giá để nông nghiệp nước ta bước vào thế kỷ
XXI”. Thành công của nông nghiệp Việt Nam còn được đề cập đến trong
nhiều bài khác như: “Cây lúa Việt Nam 15 năm liền được mùa” (Lao động
Tết Tân Tỵ 2001), đặc biệt là trên tờ báo Nông thôn ngày nay.
Chóng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta sớm
trở thành nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, sự phát triển của
ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước.
Là số báo cuối cùng của năm cũ và đầu tiên của năm mới, báo Tết không thể

×