Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận Thực trạng hoạt động của Điện ảnh Bộ đội và những căn cứ để xây dựng đề án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.52 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
ĐẶC ĐIỂM của điện ảnh bộ đội biên phòng 3
Chương 2 5
THựC TRạNG hoạt động của Điện ảnh 5
Bộ đội biên Phòng và những căn cứ để xây dựng đề án 5
2.1 Về chức năng, nhiệm vụ 5
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Lời mở đầu
Truyền hình là phương thức thông tin đại chúng truyền đi hình ảnh và
âm thanh trên những băng tần số nhất định đến máy thu của người xem, với các
phương thức truyền dẫn chương trình truyền hình hiện nay bao gồm: truyền
hình mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp và truyền hình trên mạng
Internet.
Trong hệ thống truyền thông, truyền hình giữ một vị trí rất quan trọng
và có sức lay động lớn, độ phổ cập cao bởi những ưu thế mà các loại hình
truyền thông khác không có được là chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh
động với đầy đủ màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng
động. là món ăn thần không thể nào thiếu được trong cuộc.
ĐẶT VÂn ĐÌ
Trên 53 năm phấn đấu liên tục không ngưng, Điện ảnh Bộ đội biên
phòng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm chính trị, nhân thức đầy đủ vai trò
là đội quân xung kích trên mặt trận văn hóa của Đảng, của lực lượng vũ trang,
thường xuyên hoạt động ở địa bàn đầy khó khăn gian khổ nơi biên cương hải
đảo, dù trong chiến tranh hay hòa bình vẫn bền bỉ, tận tụy nêu cao tinh thần
phục vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Có thể nói, trên toàn bộ
vành đai biên giới cột mốc, không có chỗ nào mà bàn chân của cán bộ chiến
sĩ Điện ảnh Bộ đội biên phòng chưa đặt chân tới. Do vậy em đã chọn đề tài:
“xây dựng đề án và củng cố Điện ảnh Bộ đội Biên phòng thành Điện ảnh -
Truyền hình Bộ đội Biên phòng”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
chương trình truyền hình của Điện ảnh Bộ độ biên phòng, nhằm phục vụ tốt


hơn về món ăn tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân từ biên giới, tới biển
đảo và cũng như kiều bào ta ở nước ngoài.
2
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM của điện ảnh bộ đội biên phòng
1.1. Sơ lược về sự ra đời, phát triển
Trên cơ sở các đội chiếu bóng (có từ năm 1959) và bộ phận quay phim trực
thuộc Cục Chính trị (có từ năm 1960), ngày 15/06/1968, Bộ T lệnh CANDVT ra
Quyết định số 40/Q§- BTL thành lập Đoàn Điện ảnh CANDVT. Năm 1980 đổi
tên thành Đoàn Điện ảnh Bộ đội Biên phòng và đổi thành Điện ảnh Bộ đội Biên
phòng theo Quyết định số 186/2005/Q§- BQP ngày 01/12/2005 của Bộ Quốc
phòng. Trải qua các thời kỳ, đơn vị luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chiếu
phim phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân biên
giới, đồng thời làm phim tuyên truyền, lưu trữ tư liệu phim phục vụ nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Theo xu thế phát triển của các loại hình truyền thông đa phương tiện,
công tác tuyên truyền thông qua hoạt động điện ảnh đã bộc lộ những bất cập,
hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền phù hợp với tình hình mới,
nhiều năm qua Bộ T lệnh B§BP đã chỉ đạo Điện ảnh B§BP tích cực tham gia
cộng tác với Đài Truyền hình, các chương trình truyền hình Trung ương và địa
phương. Đặc biệt, từ năm 2005, đơn vị tham gia sản xuất chương trình phát
sóng trên Truyền hình tiếng Dân tộc VTV5, Đài Truyền hình Việt Nam. Từ
tháng 12/2008, được phép của Tổng cục Chính trị, Điện ảnh Bộ đội Biên
phòng sản xuất “Tạp chí Biên giới- Biển đảo” phát sóng trên kênh VTC1, Đài
Truyền hình Kỹ thuật số VTC, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao
chất lượng chuyên mục “Vì chủ quyền an ninh biên giới” của Bộ đội Biên
phòng các tỉnh thành trên cả nước; cộng tác phối hợp với Ban Truyền hình đối
ngoại VTV4 (Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện chuyên mục “Núi sông-
Bờ cõi”, mở chuyên đề “Biên phòng toàn dân” trên hệ phát thanh có hình

(VOVTV).
Hoạt động truyền hình của Điện ảnh B§BP đã đem lại hiệu quả to lớn và
rộng khắp, động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp
bảo vệ chủ quyền ANBG quốc gia, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã
hội về nhiệm vụ bảo vệ biên giới, vùng biển đảo trong tình hình mới. Năm
3
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
2011, chi bộ cũng tập trung lãnh đạo đơn vị tích cực tham gia các Liên hoan
truyền hình và các cuộc thi báo chí quốc gia đạt nhiều giải thưởng như: 01
giải Báo chí Quốc gia, 01 Huy chương Bạc và 01 giải Ba Liên hoan Truyền
hình Toàn quốc 2011, 01 Huy chương vàng, 02 Huy chương bạc Liên hoan
Truyền hình Toàn quân, 02 giải B Liên hoan Truyền hình Thanh niên, 01 giải
B tác phẩm Đại đoàn kết dân tộc….Các hoạt động nêu trên đã góp phần củng
cố, nâng cao thương hiệu của Điện ảnh B§BP trong hoạt động truyền hình,
được TCCT biểu dương trong Hội nghị Tổng kết công tác báo chí Toàn quân
năm 2011.
4
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Chương 2
THựC TRạNG hoạt động của Điện ảnh
Bộ đội biên Phòng và những căn cứ để xây dựng đề án
2.1 Về chức năng, nhiệm vụ.
Thực hiện theo Quyết định số 40/Q§- BTL ngày 15/6/1968 của Bộ T
lệnh B§BP, Điện ảnh CANDVT trước đây ( B§BP ngày nay) có nhiệm vụ chủ
yếu là làm nhiệm vụ chiếu phim phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho cán
bộ, chiến sü và nhân dân biên giới, đồng thời tổ chức quay và làm phim nhựa
để tuyên truyền.
Trong những năm gần đây, Điện ảnh Bộ đội Biên phòng đang thực hiện
các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức sản xuất phim tài liệu, phim truyện bằng chất liệu phim nhựa,

phim video về sự nghiệp biên phòng toàn dân.
- Quay phim, ghi hình, bảo quản, lưu trữ tư liệu điện ảnh, truyền hình
phục vụ nhiệm vụ quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
- Thực hiện các chương trình truyền hình về công tác Biên phòng trên
sóng truyền hình Trung ương, phối hợp, cộng tác với các chương trình Truyền
hình Q§ND, CAND, Đài tiếng nói VN, Đài phát thanh, truyền hình các địa
phương tuyên truyền về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBG quốc gia,
xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.
- Sản xuất các phim tài liệu, phóng sự phục vụ yêu cầu tuyên truyền đột
xuất của Bộ T lệnh và các đơn vị.
2.2. Tổ chức, biên chế.
* Quân số biên chế theo quyết định 2239/ Q§- BTL:
Tổng số: 20 (SQ 02, QNCN 14, CNV 03, HSQBS 01)
* Quân số hiện có: 24 ®/c ( SQ 04, QNCN 14, CNV 04, HSQBS 02)
So sánh quân số biên chế và quân số hiện có:
- Thiếu: 01đạo diễn.
- Thừa: 05 (gồm: 01 biên dịch tiếng Mông, 01 quản lý, 01 lái xe).
2.3 Trang bị phương tiện, kinh phí bảo đảm.
a) Trang bị kỹ thuật:
- Máy quay phim:
5
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
+ Quay phim nhựa ARI 2 : 01 bộ (hỏng)
- Máy quay phim Video : 06 bộ DVCAM 250
+ Máy quay DVC- PRO D215 : 01 (không cơ động được)
- Thiết bị dựng phim:
+ Bộ phi tuyến AVIT cố định: 02 bộ
+ Bộ dựng xách tay: 01 bộ
- Máy chiếu phim nhựa để khai thác tư liệu: Không có
- Phòng thu (trường quay mini): Đang hoàn thiện lắp đặt thiết bị

b) Trang bị phương tiện:
- Xe UAZ chỉ huy phục vụ cơ động quay phim: 03 xe gồm:
+ 01 xe mới (do Đài Truyền hình Việt Nam cấp tháng 02/2009).
+ 02 xe cũ (dùng hơn 20 năm, đã hư hỏng, đại tu, sửa chữa nhiều lần).
c) Kinh phí bảo đảm:
Tổng số kinh phí năm 2012:1.470.000.000®.
Gồm: - Kinh phí đảm bảo sản xuất và phát sóng Tạp chí “Biên giới-
Biển đảo” đang thực hiện theo “Đề án phát triển, nâng cao hiệu quả tuyên
truyền về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên sóng Truyền hình Trung
ương và các địa phương”đã được Thường vụ Đảng ủy Bộ T lệnh phê duyệt:
1.040.000.000®.
Trên thực tế, Điện ảnh Bộ đội Biên phòng hiện nay đã chuyển từ làm
nhiệm vụ điện ảnh thuần túy sang làm nhiệm vụ truyền hình là chủ yếu,
nhưng chưa được xác định lại chức năng, nhiệm vụ để phù hợp với nhiệm vụ
mới; Tổ chức, biên chế của Điện ảnh Bộ đội Biên phòng không còn phù hợp;
Trang bị kỹ thuật, phương tiện không đủ, chưa có nguồn kinh phí dành riêng
cho các hoạt động làm phim và chương trình Truyền hình….
2.4 Những căn cứ để xây dựng đề án
2.4.1 Căn cứ pháp lý.
Lực lượng B§BP hiện nay đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ là lực
lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền ANBG Tổ quốc; đồng
thời có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành làm tốt công tác
tuyên truyền về nhiệm vụ công tác biên phòng và xây dựng nền biên phòng
toàn dân vững mạnh, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị với các nước láng
6
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
giềng. Để tạo điều kiện cho Điện ảnh Biên phòng kiện toàn tổ chức, biên chế;
quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên;
nâng cao hiệu quả các nội dung chương trình truyền hình, điện ảnh và bảo
đảm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao,

Bộ T lệnh Bộ đội Biên phòng xây dựng đề án xây dựng và củng cố Điện ảnh
Bộ đội Biên phòng thành Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng.
- Căn cứ NQ11 - 2005/NQ - TW của BCT ngày 5/8/1995 của BCT về
“Xây dựng B§BP trong tình hình mới”, Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh
B§BP, Nghị định số 34/ 2000/N§ - CP của Chính phủ ngày 18/8/2000 về
“Quy chế khu vực biên giới đất liền”, Nghị định số 161/2003/N§ - CP ngày
18/12/2003 của Chính phủ về “Quy chế khu vực biên giới biển”.
- Nghị quyết TW5 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác tư tưởng báo chí trong tình hình mới” và Nghị quyết 06 -
NQ/ĐU của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về “Nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác văn hóa - thông tin, đáp ứng yêu cầu công tác Biên phòng trong tình
hình mới”.
- Thông báo số 1407/TH ngày 11/12/2008 của Văn phòng Tổng cục
Chính trị về kỊt luận của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đồng ý cho Bộ đội
Biên phòng phối hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC xây dựng “Tạp
chí Biên giới - Biển đảo”.
2.4.2 Căn cứ thực tiễn.
- Kết luận số 598- KL/ĐU ngày 27/5/2008 của Thường vụ Đảng ủy Bộ
đội Biên phòng về “Đề án phát triển, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về bảo
vÔ chủ quyền, an ninh biên giới trên sóng truyền hình Trung ương và các địa
phương”.
- Yêu cầu nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện
trong tình hình mới trên sóng truyền hình và năng lực thực tế của Điện ảnh
Bộ đội Biên phòng.
2.5. Đánh giá
a) Thuận lợi:
7
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục Chính trị, Đảng ủy,

Bộ T lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Chính trị và các ngành chức năng trong và
ngoài quân đội. Những năm qua, Điện ảnh Bộ đội Biên phòng luôn khắc phục
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ chủ yếu là chiếu phim, sản
xuất, phát hành phim, băng hình phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của cán
bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới , hiện nay Điện ảnh Bộ đội Biên
phòng chuyển sang thực hiện nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên là sản xuất
nội dung chương trình phát sóng truyền hình (làm báo hình) kết hợp với
nhiệm vụ làm phim, điện ảnh (chủ yếu là phim phóng sự, tài liệu). Đây là
bước chuyển đổi căn bản cả về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động
với mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác tuyên truyền về nhiệm vụ
biên phòng; và tham gia xây dựng, phát triển kinh tế- văn hóa - xã hội của lực
lượng Bộ đội Biên phòng và đồng bào các dân tộc trên biên giới.
b) Khó khăn:
- Thực tế Điện ảnh Bộ đội Biên phòng hiện nay đã chuyển nhiệm vụ từ làm
điện ảnh sang làm nhiệm vụ báo chí (báo hình) là chủ yếu, song chưa được xác
định lại chức năng, nhiệm vụ để phù hợp với nhiệm vụ mới. Do đó, chưa được
cấp có thẩm quyền chính thức công nhận là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
truyền hình và phóng viên chưa được cấp thẻ nhà báo theo quy định của pháp
luật.
- Tổ chức biên chế của Điện ảnh Bộ đội Biên phòng hiện nay theo Quyết
định 2239/Q§ - BTL không còn phù hợp, như: chưa có bộ máy hoạt động của
cơ quan báo hình (Ban thư ký biên tập, Ban kỹ thuật, Ban hành chính, Trị sự
đảm bảo…), biên chế lực lượng chuyên môn còn máng, đội ngũ cán bộ chỉ
huy chưa được củng cố, kiện toàn.
- Trang bị kỹ thuật máy quay, thiết bị dựng phim trước mắt tạm đủ cho
yêu cầu thường xuyên. Song chưa có nguồn kinh phí dành riêng cho các hoạt
động làm phim và chương trình truyền hình. Phương tiện xe máy phần lớn đã
cũ nát, không đảm bảo cho việc cơ động quay phim trên các địa bàn biên giới.

8

Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động của
điện ảnh B§BP thành điện ảnh - truyền hình điện ảnh Biên phòng
3.1. Mục tiêu, yêu cầu.
- Xây dựng củng cố Điện ảnh Bộ đội Biên phòng thành cơ quan báo
hình kết hợp với hoạt động Điện ảnh của lực lượng Bộ đội Biên phòng vững
mạnh về chính trị tư tưởng; tổ chức biên chế phù hợp, trang bị hiện đại đủ sức
hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; phản ánh,
tuyên truyền kịp thời, sâu sắc trên sóng truyền hình các hoạt động, công tác
chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của lực lượng Bộ đội
Biên phòng và các cấp, các ngành, nhân dân vùng biên giới, biển đảo và các
hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, củng cố hệ thống chính trị cơ
sở, xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện và hợp tác hữu nghị với các nước
láng giềng.
- Có tổ chức biên chÕ phù hợp, sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Là cơ
quan vừa làm điện ảnh vừa làm báo hình, có số lượng hợp lý, có bộ máy hoạt
động theo từng chuyên môn,
- Đảm bảo trang bị, phương tiện kỹ thuật tương thích với mặt bằng chung
của ngành truyền hình và điện ảnh, phương tiện đảm bảo cơ động đáp ứng
yêu cầu công tác đối ngoại, chỉ huy và hoạt động thường xuyên trên những
địa hình phức tạp, khó khăn ở địa bàn biên giới.
Về tổ chức.
a) Tên gọi:
- Từ nhiệm vụ chủ yếu là chiếu phim, sản xuất, phát hành phim, băng đĩa
hình phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sü Bộ đội Biên
phòng; nay Điện ảnh Bộ đội Biên phòng chuyển sang nhiệm vụ trung tâm và
thường xuyên là nội dung chương trình phát sóng truyền hình (báo hình) kết
hợp với nhiệm vụ làm phim (điện ảnh). Là bước bổ sung chuyển đổi căn bản
về chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Điện ảnh Bộ đội Biên

phòng.
9
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
- Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động được
giao hiện nay và trong những năm tới, đề nghị đổi tên Điện ảnh Bộ đội Biên
phòng thành Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng.
b) Vị trí và chức năng:
- Vị trí: Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng là đơn vị trực thuộc
Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của
Thường vụ Đảng ủy, Bộ T lệnh Bộ đội Biên phòng mà trực tiếp, thường
xuyên là Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Cục Chính trị.
- Chức năng: Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng là đơn vị sự
nghiệp chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền trên truyền hình (báo
hình); sản xuất phim, lưu trữ tư liệu phim điện ảnh, truyền hình về các đề tài
trong công tác, chiến đấu của các lực lượng vũ trang, Bộ đội Biên phòng và
đồng bào các dân tộc tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia,
phát triển KT- VH- XH, xây dựng biên giới vững mạnh, đoàn kết hữu nghị
với các nước láng giềng.
c) Nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất phim tài liệu, phim truyện bằng chất liệu phim nhựa,
phim video về sự nghiệp biên phòng toàn dân.
- Quay phim, ghi hình, bảo quản, lưu trữ tư liệu điện ảnh, truyền hình
phục vụ nhiệm vụ quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
- Thực hiện các chương trình truyền hình về công tác biên phòng trên
sóng truyền hình Trung ương (VTV, VTC); phối hợp và cộng tác với các
chương trình Truyền hình Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Hệ phát
thanh có hình Đài tiếng nói Việt Nam VOVTV, Đài phát thanh - truyền hình
các địa phương. Tuyên truyền về công tác biên phòng và sự nghiệp xây dựng,
quản lý, bảo vệ chủ quyền ANBG của Tổ quốc.
- Sản xuất các phim tài liệu, phóng sự phục vụ yêu cầu tuyên truyền đột

xuất của Bộ Quốc phòng, Bộ T lệnh Bộ đội Biên phòng và các đơn vị; phối hợp
xây dựng các chương trình khoa giáo phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện chiến
đấu.
10
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
- Hướng dẫn bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lượng các
Chuyên mục “Vì chủ quyền an ninh biên giới” trên sóng phát thanh - truyền
hình các địa phương cho Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành.
d) Mối quan hệ công tác:
- Đối với Đảng uỷ và Chỉ huy Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng là quan
hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy và phục tùng.
- Đối với các đơn vị trong Cục Chính trị, cơ quan Bộ T lệnh, Bộ chỉ huy
Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành, đơn vị trực thuộc Bộ T lệnh là quan hệ
phối hợp thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch tuyên truyền và sản xuất phim,
chương trình truyền hình.
- Đối với các cơ quan, đơn vị Điện ảnh và Truyền hình trong và ngoài
quân đội là quan hệ phối hợp thực hiện các chương trình điện ảnh, truyền hình
đã được ký kết và các nội dung tuyên truyền theo yêu cầu, chỉ đạo của trên.
e) Cơ cấu tổ chức: Trên cơ sở tổ chức, biên chế hiện có, bố trí sắp xếp lại
cơ cấu tổ chức đơn vị nh sau:
- Chỉ huy gồm:
+ Giám đốc (kiêm Trưởng Ban biên tập)
+ Phó giám đốc (kiêm Phó Ban biên tập)
- Ban Thư ký biên tập:
+ Chức năng, nhiệm vụ: Là bộ phận đảm nhiệm xây dựng kế hoạch và
thực hiện nội dung trong quá trình sản xuất phim, tin, bài, quan hệ phát sóng; thư
ký biên tập néi dung từng lĩnh vực chuyên sâu; xây dựng và hướng dẫn chuyên
môn cho mạng lưới cộng tác viên toàn quốc.
+ Tổ chức gồm:
Trưởng ban Thư ký biên tập

Biên kịch, đạo diễn phim (điện ảnh)
Biên tập phim phóng sự, tài liệu (truyền hình).
Biên tập thời sự chính trị
Biên tập văn hóa thể thao, khoa học
Biên tập, biên dịch chương trình Truyền hình tiếng Dân tộc
Phát thanh viên.
- Ban Kỹ thuật:
11
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
+ Chức năng, nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý, sử dụng các trang thiết bị kỹ
thuật, đảm nhiệm các hoạt động kỹ thuật trong quá trình sản xuất chương
trình truyền hình, phim, tin, bài (tiền kỳ, hậu kỳ).
+ Tổ chức gồm:
Trưởng ban kỹ thuật
Tổ phóng viên quay phim
Tổ kỹ thuật sản xuất hậu kỳ
Nhân viên lưu trữ tư liệu và khai thác tư liệu phim
- Ban Hµnh chính đảm bảo:
+ Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện công tác hành chính, phục vụ bảo
đảm hậu cần.
+ Tổ chức gồm:
Trưởng ban kiêm nhân viên hành chính, trị sự.
Các nhân viên chuyên môn phục vụ (tài chính, lái xe, liên lạc…) thực
hiện công tác chuyên môn dưới sự chỉ đạo của chỉ huy đơn vị theo quy chế.
- Ban Đại diện phía Nam:
+ Chức năng, nhiệm vụ:Thực hiện nhiệm vụ sản xuất phim, tin, bài tuyên
truyền trên truyền hình vÌ các hoạt động công tác chiến đấu của Bộ đội Biên
phòng, các lực lượng vũ trang và nhân dân trong bảo vệ và xây dựng biên giới
tại địa bàn các tỉnh phía Nam, đồng thời tổ chức mạng lưới cộng tác viên, cung
cấp phim, tin bài cho các chương trình truyền hình của đơn vị phát sóng trên

Truyền hình Trung ương và địa phương.
+ Tổ chức gồm:
Biên tập viên (tổ trưởng)
Phóng viên quay phim
* Biên chế:
- Biên chế số lượng cán bộ, chiến sü, công nhân viên hợp lý để thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn khác nhau (biên tập, đạo diễn, quay phim, dựng
phim…) gắn với xây dựng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn cho các chức danh
tương đương với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của ngành truyền hình nói
chung.
* Biên chế cụ thể
12
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Tổng số: 24
- Chỉ huy: 02
- Ban thư ký biên tập: 06
- Ban kỹ thuật: 07
- Ban hành chính đảm bảo: 07
- Ban đại diện phía Nam: 02
Trên đây là xác định biên chế phần cứng để Bộ T lệnh ra quyết định
trong quân số quy hoạch hàng năm của Bộ đội Biên phòng.
- Hợp đồng lao động: 03 ( Dựng phim 01, Quay phim 01, Biên tập 01)
* Phương án bảo đảm về lực lượng:
- Trước mắt Cục Chính trị được lựa chọn những đồng chí có trình độ
chuyên môn về điện ảnh, truyền hình, có phẩm chất đạo đức tốt thuộc các cơ
quan, đơn vị trong B§BP đề xuất Bộ T lệnh điều tăng cường cho Điện ảnh Bộ
đội Biên phòng.
- Hàng năm quan hệ với các nhà trường của Nhà nước và Quân đội cô
người đi học bảo đảm cho xây dựng đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ lâu dài.
- Đồng thời giải quyết chính sách đối với những đồng chí có đủ điều kiện

và thuyên chuyển công tác đối với các đồng chí hạn chế về năng lực chuyên
môn.
* Phương án bảo đảm trang bị kỹ thuật, phương tiện hoạt động.
a) Trang bị kỹ thuật.
Trang bị phải đủ về số lượng, chất lượng tương thích với mặt bằng kỹ
thuật chung của ngành truyền hình và điện ảnh. Mặt khác, phải tính đến xu
thế phát triển công nghệ truyền hình nói chung.
- Bổ sung trang bị trong năm 2012:
+ Máy quay phim DVCAM 450: 01 bộ
+ ắc quy mới cho máy quay phim nhựa: 01 chiếc
+ Máy vi tính: 06 bộ ( dùng cho biên tập và công tác chỉ huy)
+ Máy chiếu phim nhựa để khai thác tư liệu: 01 bộ
- Từ năm 2013 trở đi, cần thay thế dần các trang thiết bị hiện nay bằng
các trang thiết bị kỹ thuật số HD độ nét cao để phù hợp với đề án “Hiện đại
hóa công nghệ truyền hình đến năm 2020” của Chính phủ.
b) Phương tiện hoạt động:
13
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Phương tiện cơ động cần được đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp
ứng yêu cầu hoạt động thường xuyên trên diện rộng và những nơi có địa hình
phức tạp, khó khăn.
- Bổ sung trang bị phương tiện trong năm 2013:
+Thay 02 xe UAZ cũ bằng xe có chất lượng tốt hơn
+Trang bị 01 xe con bốn chỗ phục vụ công tác đối ngoại và chỉ huy
* Phương án bảo đảm về tài chính.
a) Kinh phí thường xuyên (Theo kế hoạch hàng năm)
Tổng số: Kinh phí thực hiện đề án: 7.150.000.000®
Gồm: - Kinh phí đảm bảo sản xuất và phát sóng Tạp chí “Biên giới -
Biển đảo” đang thực hiện theo “Đề án phát triển, nâng cao hiệu quả tuyên
truyền về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên sóng Truyền hình Trung

ương và các địa phương” đã được Thường vụ Đảng ủy Bộ T lệnh phê duyệt.
- Kinh phí khai thác, biên tập, chuyển ngữ, dựng chương trình tiếng Dân
tộc trên VTV5. Năm 2013: 250.000.000®
- Kinh phí đảm bảo sản xuất phim phóng sự, tài liệu và tin tức phát sóng
trên các chương trình của Truyền hình Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ
đột xuất do cấp trên giao. Năm 2013: 450.000.000®
- Kinh phí đảm bảo sửa chữa, mua sắm bổ sung vật tư trang bị kỹ thuật,
mua băng hình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Năm 2012: 90.000.000®
- Kinh phí phục vụ công tác bảo quản, lưu trữ tư liệu phim.Năm 2012:
50.000.000®
- Kinh phí mua phương tiện vËn chuyển phục vụ hoạt động của đơn vị.
Năm 2013: 240.000.000®
Nguồn kinh phí trên được chi từ nguồn ngân sách thường xuyên, kinh
phí quản lý bảo vệ biên giới hàng năm đã được trên phân cấp cho Bộ T lệnh
Biên phòng.
b) Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị khi có nhu cầu làm các phim phóng sự,
tư liệu tuyên truyền theo chuyên ngành phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách
của Bộ T lệnh đã phân cấp cho từng cơ quan, đơn vị hàng năm hoặc kinh phí
đảm bảo từng nội dung công tác của đơn vị mình.
* Tiến độ thực hiện đề án.
14
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Đề án này hoàn thành trong 1 năm, từ 2012- 2013. Thời gian bắt đầu từ
khi có Quyết định của Bộ Quốc phòng.
Từ 2012 đến hết năm 2013: Tập trung củng cố, triển khai hoàn thiện tổ
chức, biên chế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Từng bước bổ sung quân số, cán bộ, nhân viên có đủ năng lực trình độ để
thực hiện nhiệm vụ.
Từ 2012 - 2013: Triển khai toàn diện đề án.
* Tổ chức thực hiện.

1. Thay đổi tên gọi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, xác định mối quan hệ
công tác của Điện ảnh Bộ đội Biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị ra
quyết định đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, ban hành biểu tổ chức, biên
chế mới của Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng.
- Sau khi có Quyết định của Bộ, Bộ T lệnh báo cáo các cấp có thẩm
quyền ra quyết định cấp thẻ nhà báo cho các đồng chí hoạt động báo hình của
Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo của Cấp ủy, chỉ huy đối
với Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng.
- Định kỳ hàng năm, 6 tháng, quý và khi đột xuất, Bộ T lệnh mà thường
xuyên trực tiếp là Cục Chính trị nghe Điện ảnh-Truyền hình Bộ đội Biên
phòng báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo.
- Không ngừng đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo của Chi bộ, Cấp ủy,
Chỉ huy Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng trong xây dựng đơn vị
VMTD và hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
3. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan Truyền hình, Điện ảnh
của Trung ương, quân đội, các cấp, các ngành nhằm tranh thủ sự hỗ trợ giúp
đỡ về chuyên môn, trang bị kỹ thuật và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ
tuyên truyền thường xuyên cũng như đột xuất trên sóng Truyền hình Trung
ương, quân đội…
Kiến nghị, đề xuất.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước càng đi vào chiều sâu, điều đó đòi hỏi
Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội Biên phòng, càng phải đổi mới không ngừng.
15
Bài tập môn: Lao động nhà báo - Lớp cao học K17 - Hệ không tập trung
Đổi mới tên đơn vị là đổi mới cả bộ máy hoạt động của Điện ảnh - Truyền
hình Bộ đội Biên phòng.
1. Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Tham mưu, Tổng cục Chính trị ra quyết
định bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế cho Điện ảnh - Truyền

hình Bộ đội Biên phòng.
2.Trước mắt Bộ giao cho Bộ T lệnh B§BP bổ nhiệm tạm thời một số
chức danh trong bộ máy tổ chức của Điện ảnh Bộ đội Biên phòng để tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động công tác.
Từ thực trạng hoạt động và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây
dựng, củng cố Điện ảnh Biên phòng thành Điện ảnh - Truyền hình Bộ đội
Biên phòng là rất cần thiết, là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Điện ảnh Biên phòng. Có nh vậy Điện ảnh Bộ đội
Biên phòng ngày mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, sự
nghiệp đổi của đất nước. Đồng thời sẽ tạo sức chiến đấu cho phóng viên, để
tiếng nói của truyền hình Điện ảnh Bộ đội Biên phòng là sức mạnh của công
luận.
Để cùng với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân luôn giữ vững và xây
dựng một biên giới hòa bình hữu nghị hợp tác và phát triển, của đất nước
trong tình hình mới ./.
16

×