Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

luận văn Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.01 KB, 51 trang )

Mở đầu
Báo chí, xuất bản cách mạng Việt Nam ra đời và phát triển trong
hơn 60 năm qua nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Báo chí, xuất bản ở Việt Nam là báo chí, xuất bản của Đảng cộng
sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
tổ chức quần chúng nhân dân, được tổ chức và hoạt động vì lợi Ých
của nhân dân. Đảng, Nhà nước ta bảo đảm cho nhân dân quyền tự do
báo chí, tự do ngôn luận.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn
ra một cách hết sức mạnh mẽ nh hiện nay, hoạt động báo chí, xuất bản
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt từ
khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới (1986) đến
nay, hoạt động báo chí, xuất bản thực sự phát triển cả về bề rộng lẫn
bề sâu. Báo chí, xuất bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà
nước, phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng;
những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực, quan liệu và suy thoái đạo đức, lối
sống… Báo chí, xuất bản cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú, và đa dạng về đời sống
tinh thần của nhân dân.
Trong phạm vi đề cập của tiểu luận, tác giả trình bày tổng quan
về vai trò của báo chí, xuất bản nước ta hiện nay, đề xuất những giải
1
pháp nâng cao chất lượng của báo chí, xuất bản nói chung, báo chí,
xuất bản quân đội nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
2
Chương I


Hoạt động báo chí, xuất bản, những vấn đề lý luận và
thực tiễn
1. Vai trò của báo chí, xuất bản trong đời sống xã hội hiện đại
Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí, xuất bản giữ một vai
trò hết sức quan trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các
quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo chí, xuất bản nh một công cụ
để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng theo hướng có lợi
cho giai cấp cầm quyền. Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của
Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của
nhân dân.
a. Quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hoá kiệt xuất, một nhà báo lỗi lạc, người sáng lập, rèn luyện và
lãnh đạo Đảng ta, đồng thời là người khai sáng, người thầy của nền
báo chí cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sử dụng báo chí, xuất bản như
một thứ vũ khí sắc bén để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đường
lối, quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước, để xây dựng chế
độ mới và đấu tranh không nhượng với mọi kẻ thù của dân tộc, của
giai cấp, của nhân dân, nhằm mục đích đưa đất nước hoàn toàn độc
lập, tự do và tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lóc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công việc
viết báo, làm báo và công tác xuất bản, coi đó là nhiệm vụ quan trọng
3
của toàn bộ công tác cách mạng thực tiễn. Người đã để lại cho toàn
Đảng, toàn dân ta những di sản về hoạt động báo chí, xuất bản vô
cùng quý báu, là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, nét đặc trưng nổi bật
nhất ở Người là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cách mạng.
Những tư tưởng, quan điểm của Người về công việc làm báo, viết báo

và công tác xuất bản đã trở thành định hướng cơ bản cho sự phát triển
nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Kinh
nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi:
Viết cho ai xem ?
Viết để làm gì ?
Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc ?
Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm".
Như vậy, trước khi tiến hành viết một bài báo, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã căn dặn những người cầm bút phải xác định mục đích rõ ràng
của bài báo, đối tượng, nội dung và phong cách viết báo đó. Đối với
Chủ tịch Hồ C hí Minh, công việc làm báo, viết báo, xuất bản các Ên
phẩm nhằm mục đích để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Từ
kinh nghiệm làm báo, viết báo và phát hành báo chí của mình, Người
căn dặn báo chí, xuất bản phải có tính chiến đấu cao, có ý nghĩa giáo
dục sâu sắc.
Đề cập đến vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác báo
chí, xuất bản, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Cán bộ báo chí
cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của
họ". Trong bức điện gửi Hội Nhà báo Á - Phi ngày 24 tháng 4 năm
1965, Người nêu rõ: "Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút
4
là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng". Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ
vang", và Người đòi hỏi đội ngũ những người viết báo, người biên tập,
người in, người phát hành phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách
mạng, trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập
chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
luôn đi sâu vào thực tế cuộc sống, gần gũi với quần chúng lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý các nhà xuất bản, toà soạn báo khi
dùng trang, mục, bên cạnh việc đảm bảo tốt về nội dung, cần phải coi

trọng về mặt hình thức. Người nhắc nhở về công tác xuất bản phải
khắc phục khuyết điểm "Hoặc là in nhem nhuốc, luộm thuộm, hoặc là
vì "mỹ thuật" mà cắt một bài ra hai, ba đoạn, khó đọc ". Người chỉ
rõ: "Hình thức - tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ,
sáng sủa". Từ những kinh nghiệm thực tiễn hoạt động cách mạng và
viết báo, làm báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ huấn báo chí, xuất bản
cách mạng phải luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; phải
coi trọng ý thức bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc; phải
luôn trân trọng và giữ gìn, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.
b. Vai trò báo chí, xuất bản với đời sống xã hội
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự ổn định
chính trị - xã hội và tính tích cực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân
lao động có tầm quan trọng đặc biệt. Sau khi đã có một định hướng
phát triển cơ bản đúng đắn, sự ổn định chính trị - xã hội là tiền đề,
điều kiện thiết yếu bảo đảm cho khả năng phát huy mọi tiềm lực của
đất nước, mọi thời cơ thuận lợi của thời đại nhằm tăng cường chất
lượng và đẩy nhanh tốc độ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng
cũng như cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, lực
5
lượng thực hiện các nhiệm vụ lịch sử đặt ra không ai khác ngoài nhân
dân. Chất lượng và nhịp điệu phát triển đất nước phần quyết định phụ
thuộc vào tính tích cực sáng tạo, ý thức trách nhiệm công dân của
quần chúng đông đảo. "Dân giàu, nước mạnh" - đó là quan niệm
truyền thống, bài học lịch sử to lớn của dân tộc. "Lấy dân làm gốc" -
đó là quan niệm cơ bản nhất quán của Đảng ta trong tổ chức nội bộ
cũng như lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng,
giành độc lập tự do cho Tổ quốc, xây dựng đất nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa.
Phù hợp với quan điểm cơ bản Êy là chính sách bồi dưỡng sức
dân, giáo dục, động viên nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách

nhiệm, nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt của nhân dân lao động.
Các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thực hiện nhiệm vụ phức tạp Êy. Chúng bảo đảm thông tin
cho nhân dân tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội và thế giới
xung quanh với một phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành
dư luận xã hội đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học và thái độ
sống tích cực, có trách nhiệm của con người Việt Nam hiện đại.
Ở mét bình diện khác, với tính chất là những phương tiện thông
tin hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí tham gia vào quá trình
tìm tòi, phát hiện những con đường, phương pháp hợp lý nhằm giải
quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ, vai trò thực tiễn của báo chí ngày
càng nâng cao. Các phương tiện thông tin đại chúng trở thành một yếu
tố trong việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí ảnh hưởng đến chất lượng
6
hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất
nước trên các lĩnh vực khác nhau.
Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng cộng sản
và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của báo
chí. Đảng ta đã khẳng định: "Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của
Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân. Trong
chiến tranh cách mạng cũng như trong xây dựng hoà bình, Đảng ta
đều coi trọng thông tin báo chí và nhấn mạnh sự cần thiết phát triển hệ
thống thông tin báo chí tiên tiến, tự do, phục vụ rộng rãi nhân dân lao
động. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương khoá VII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng yêu cầu: "Phát triển đi đôi với
quản lý tốt mạng lưới thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền
hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác. Sớm hoạch định một
chiến lược quốc gia về thông tin; coi trọng việc nâng cao chất lượng

thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng
của thông tin; coi trọng việc phát hiện và đề cao các nhân tố mới
đồng thời với việc phát hiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực;
tăng cường công tác thông tin đối ngoại".
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khi mà
quy mô phát triển của báo chí ngày càng lớn, khả năng tác động của
báo chí ngày càng mạnh, báo chí có vai trò và ý nghĩa xã hội ngày
càng to lớn hơn. Vai trò đó của báo chí bị quy định không chỉ bởi quy
mô, phạm vi, tính chất hoạt động mà còn bởi khuynh hướng nội dung
của nó, đặc biệt, khi mà quá trình toàn cầu hoá thông tin báo chí đã trở
thành hiện thực sinh động, các phương tiện thông tin đại chúng phá vỡ
những biên giới quốc gia truyền thống, khắc phục được những khoảng
không gian địa lý trên quy mô trái đất. Trong điều kiện đó, nhiệm vụ
7
đặt ra cho báo chí ngày càng nặng nề, phức tạp hơn. Các phương tiện
thông tin đại chúng, một mặt cần tận dụng, xử lý tốt lượng thông tin
quốc tế nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin phong phú của xã hội, một
mặt cần bảo đảm cơ cấu nội dung và chất lượng thông tin để hình
thành dư luận xã hội tích cực, nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng
và phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại, vạch mặt, chống lại có
hiệu quả những tư tưởng phản động, những âm mưu thù địch, phá hoại
nhằm bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được hiệu quả
thực tiễn, hoạt động báo chí phải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi
Êy.
2. Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta
a. Bước phát biển của báo chí, xuất bản trong thời kỳ đôi mới đất nước.
Trải qua gần 25 năm báo chí Việt nam đồng hành cùng công
cuộc đổi mới đất nước, hệ thống báo chí, xuất bản cả nước đã có
những phát triển vượt bậc. Nếu như trước năm 1986, trong toàn quốc
mới có hơn 200 tờ báo, tạp chí và mấy trăm bản thông tin khoa học kỹ

thuật; năm 1990, cả nước ta có 258 báo và tạp chí; tổng số nhà báo đã
được cấp thẻ nhà báo gần 15.000 người và hàng vạn người viết nghiệp
dư; hơn 750 cơ quan báo và tạp chí (tăng lên 2,36 lần); bao gồm: báo
viết, báo hình, báo nói, báo điện tử, với trên 800 Ên phẩm các loại
(tăng khoảng 3 lần) và hơn 1.000 bản tin. Số lượng báo chí phát hành
hằng năm trên 600 triệu bản; bình quân theo đầu người 7,5 bản; phát
hành trong ngày tới hầu hết các trung tâm tỉnh, huyện (quận), thị xã,
thị trấn. Nội dung, hình thức báo chí của chúng ta hiện nay ngày càng
phong phú, đa dạng, hay và đẹp ngang tầm khu vực cũng như quốc tế,
đáp ứng được nhu cầu thông tin về mọi lĩnh vự của mọi tầng lớp nhân
dân, mọi dân tộc và mọi vùng, miền trên đất nước Việt Nam. Nước ta
8
hiện có 55 nhà xuất bản, in khoảng 20 nghìn đầu sách một năm, với
khoảng trên 240 triệu bản; bình quân theo đầu người trên 3 cuốn sách.
Hệ thống phát thanh, truyền hình ở nước ta đã và đang phát triển
nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống đài phát thanh của Việt
Nam bao gồm hàng trăm đài phát sóng; tín hiệu Đài Tiếng nói Việt
Nam đã được truyền dẫn qua vệ tinh, phủ sóng trên 98% địa bàn dân
cư, với 6 hệ chương trình (4 đối nội và 2 đối ngoại). Hệ thống phát
thanh địa phương gồm 64 đài ở các tỉnh, thành phố, 606 đài cấp
huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM. Các đài phát thanh trung
ương và địa phương đều không ngừng cải tiến phương thức thể hiện
và truyền tải thông tin, tăng thời lượng, mở rộng phạm vi phủ sóng và
đối tượng phục vụ, nâng cao chất lượng nội dung, hiệu quả thông tin,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân
dân.
Hệ thống truyền hình cũng phát triển mạnh mẽ, với cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại và liên tục đổi mới. Từ chỗ chỉ có 1 đài truyền hình
trung ương, với 1 kênh (trong những năm 70) hiện nay đã tăng lên 6
kênh VTV; cả 64 tỉnh, thành phhố đều có đài truyền hình để tiếp sóng

đài trung ương và phát sóng truyền hình của địa phương. Hệ thống
truyền hình cáp và kỹ thuật số đang được triển khai và từng bước đi
vào hoạt động.
Quy mô chương trình truyền hình ngày càng mở rộng, nội dung,
hình thức thể hiện không ngừng được đổi mới, ngày càng đa dạng,
phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng công chúng cả trong
và ngoài nước. Đài truyền hình Việt Nam đã phủ sóng hầu hết các
làng xã Việt Nam và vươn tới tất cả các châu lục trên thế giới. Hiện
nay, với hơn 10 triệu máy thu hình, hơn 85% hé gia đình Việt Nam đã
9
được xem truyền hình với thời lượng đủ đáp ứng các nhu cầu thông
tin của người dân. Tại tất cả các thành phố, thị xã, thông qua hệ thống
truyền hình cáp, kỹ thuật số, vệ tinh, nhiều chương trình truyÒn hình
của nước ngoài như CNN, BBC, TV5, RAL, OPT, DW, được phát
rộng rãi phục vụ khách nước ngoài và một bộ phận công chúng. Với vệ
tinh viễn thông VINASAT-1 đi vào hoạt động, toàn bộ hệ thống phát
thanh, truyền hình, thông tin viễn thông sẽ có cơ sở và điều kiện phát
triển mạnh mẽ hơn.
Thông tin trên mạng Internet ở nước ta đã có bước phát triển
nhảy vọt. Cuối năm 1997, Việt Nam mới chính thức kết nối mạng
Internet, với khoảng 1.000 thuê bao. Trong 10 năm qua, Việt Nam là
nước có tốc độ tăng trưởng Internet cao nhất khu vực ASEAN. Hiện
tại, có 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối Inter net (IXP), 20 nhà cung cấp
dịch vụ (ISP), hơn 50 nhà cung cấp thông tin (ICP) và báo điện tử trên
Internet, khoảng 2.500 trang tin điện tử (Website) đang hoạt động.
Mọi người đều có thể truy cập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại
cố định tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, với các hình thức
dịch vụ đa dạng; số lượng thuê bao và người sử dụng tăng với tốc độ
lớn (năm 2000 có 100 nghìn thuê bao và 1 triệu người sử dụng; năm
2007 đạt tới 5,2 triệu thuê bao và 18,5 triệu người sử dụng, đạt trên

20% dân số). Gần 100% trường trung học và 100% trường đại học đã
nối mạng Internet. Thông tin trên mạng ngày càng phong phú, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân; đồng thời, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế, tăng
cường hiểu biết lẫn nhau và phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
với bạn bè thế giới.
10
Có thể nói, báo chí, xuất bản đã đóng góp rất lớn vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao dân trí cho mọi
tầng lớp nhân dân Việt Nam. Vì hệ thống báo chí, xuất bản cách mạng
Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị, tổ
chức xã hội nghề nghiệp ; đồng thời, là diễn đàn tin cậy của các tầng
lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của
nhân dân. Báo chí, xuất bản đã tích cực động viên mọi tầng lớp nhân
dân hăng say lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng - an ninh của đất nước; đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai
trái, thù địch chống phá sự nghiệp đổi mới của các thế lực thù địch;
đấu tranh chống tham nhòng, quan liệu, lãng phí; phát hiện, phê phán
những hành vi vi phạm pháp luật, làm phương hại đến lợi Ých của
nhân dân; tham gia xây dựng đời sống mới, phê phán các hủ tục, tệ
nạn xã hội. Hệ thống báo chí, xuất bản tích cực tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền các cấp vững mạnh; cổ vũ mạnh mẽ những nhân tố
mới, gương "người tốt, việc tốt". Hiện nay, hoạt động báo chí, xuất
bản đang góp phần tuyên truyền, làm cho Cuộc vận động "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Đảng ta phát động,
phát triển ngày càng sâu rộng trong xã hội. Hoạt động báo chí, xuất
bản Việt Nam đang có được những điều kiện thuận lợi nhất để phát
triển.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, nhưng trong những năm
đổi mới vừa qua, báo chí, xuất bản Việt Nam đã thực sự trở thành lực

lượng nòng cốt giữ vững dòng thông tin chủ lưu lành mạnh trong xã
hội, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Những đóng góp của báo chí, xuất bản đối với sự phát triển
11
của đất nước được biểu hiện rất sinh động, phong phú, cụ thể ở tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, xin khái quát mấy vấn đề sau:
Một là, trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, báo chí, xuất bản đã tham
gia tích cực như một binh chủng tinh nhuệ của Đảng, kiên quyết bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, báo chí, xuất bản đã tích
cực làm tốt công tác tuyên truyền cổ vũ động viên toàn dân đoàn kết,
đấu tranh làm thất bịa âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" kết hợp
với bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Với vai trò là công cụ chính trị sắc bén của Đảng, báo chí, xuất
bản đã phục vụ rất hữu hiệu công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, hình thành và từng bước phát triển lý luận của sự nghiệp đổi mới,
góp phần quan trọng làm sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta trong điều kiện mới của đất nước.
Hai là, trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các
tệ nạn xã hội khác của toàn Đảng, toàn dân ta, báo chí, xuất bản ở mọi
cấp, mọi ngành trong cả nước đã dũng cảm và nhanh chóng "nhập
cuộc". Bằng những thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, báo chí,
xuất bản đã tập trung phản ánh chân thực tâm tư, nguyện vọng chính
đáng của nhân dân; phát hiện các vấn đề bức xúc trong xã hội và
phanh phui được không Ýt vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn.
Báo chí, xuất bản đã thực hiện tốt lời di huấn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân" góp phần xây dựng môi trường dân chủ và lành mạnh trong xã
hội, tạo nên điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát triển và
thu được nhiều thành tựu quan trọng.

12
Ba là, báo chí, xuất bản đã thực hiện tốt chức năng tuyên truyền,
cổ động và nhân điển hình "người tốt, việc tốt".
Với vinh dự và trách nhiệm là "người tuyên truyền tập thể, người
cổ vũ tập thể", trong gần 25 năm đổi mới vừa qua, báo chí, xuất bản
đã có nhiều bài viết rất sâu sắc, sinh động và chân thực, phản ánh
được những nét đẹp mọi mặt của đời sống xã hội, mà tiêu biểu là hàng
vạn bông hoa "người tốt, việc tốt" được các nhà báo viết bài ca ngợi.
Đặc biệt, với sự nhạy cảm và tích cực của hoạt động báo chí và xuất
bản, nhiều việc làm tốt của cá nhân, tập thể được phát hiện, đã và đang
trở thành những điểm sáng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta.
Cùng với việc phát triển, nhân điển hình "người tốt, việc tốt", nhiều
nhà báo và nhiều cơ quan báo chí, xuất bản đã can đảm bảo vệ những
người trung thực trong cuộc đấu tranh vì lẽ phải, vì lợi Ých của tập thể và
cộng đồng. Qua đó báo chí đã góp tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ sự công
bằng, góp phần tăng cường củng cố niềm tin của nhân dân vào thắng lợi
công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Các nghị quyết của Đảng đã đánh giá sâu sắc các thành tựu công
cuộc đất đất nước mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đề ra
phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; phương hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội đất nước, nhằm đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển. Sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta đòi hỏi những
người làm công tác trên lĩnh vực báo chí, xuất bản phải luôn có bản
lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ; phải tích cực học
tập, rèn luyệ để có trí sáng, bút sắc, tâm trong. Muốn vậy, những
người làm báo, làm nghề in, biên tập, xuất bản, phát hành phải luôn
13
tắm mình trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, bám sát thực tiễn để

làm nên những trang viết, những tác phẩm được xuất bản ngày càng
hấp dẫn bạn đọc, mang hiệu quả xã hội cao, thực hiện tốt lời dạy của
Bác Hồ kính yêu: "Văn hoá là một mặt trận. Cán bộ báo chí cũng là
người chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của
họ".
Hiện nay, trong chiến lược "diễn biến hoà bình", các thế lực thù
địch đặc biệt coi trọng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để
thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng nước ta trên lĩnh vực tư tưởng
- văn hoá. Cùng với những thông tin bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ, tìm mọi
cách hậ bệ uy tín lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí
Minh, chúng rất coi trọng truyền bá văn hoá và lối sống phương Tây
hòng làm xói mòn niềm tin, lý tưởng trong cán bộ, đảng viên và trong
nhân dân. Những mục đích nham hiểm của chúng có thực hiện được
hay không, điều đó còn tuỳ thuộc vào chúng ta. Vì vậy, vai trò của báo
chí, xuất bản trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng tăng lên.
Nhiệm vụ của báo chí, xuất bản trong giai đoạn cách mạng mới
của đất nước phải phấn đấu hơn nữa để thật sự là tiếng nói của Đảng,
Nhà nước đồng thời là diễn đàn của nhân dân, để nhân dân thông qua
hoạt động báo chí, xuất bản thực hiện quyền làm chủ của mình. Chỉ
thị số 22 - CT/TW của Bộ Chính trị về công tác báo chí, xuất bản đã
nêu rõ: "Báo chí phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân
dân, tính chiến đấu kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm
sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại hoá, xa rời tôn
chỉ mục đích và các biểu hiện lệch lạc khác".
b. Báo chí, xuất bản quân đội đồng hành cùng dân tộc
14
Hệ thống báo chí, xuất bản trong Quân đội nhân dân Việt Nam là
một bộ phận không tách rời của hệ thống báo chí, xuất bản cách mạng
Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các binh chủng báo chí, xuất

bản của quân đội đã góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến những kiến thức, tri thức trên nhiều lĩnh vực, đồng
thời, luôn cổ vũ động viên tinh thần và nêu cao ý chí "quyết chiến,
quyết thắng" của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. Những
tờ báo đầu tiên của quân đội ta đã ra đời như báo "Tiếng súng reo",
"Quân giải phóng", đến các tờ báo "Sao vàng", "Vui sống", "Quân
Bạch Đàng", "Quân sự tập san" Cùng với sự trưởng thành và phát
triển của hệ thống báo chí, xuất bản cả nước, hệ thống báo chí, xuất
bản quân đội đã góp phần không nhỏ và sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới hiện nay.
Thực hiện Chỉ thị số 22 - CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số
47/ĐUQSTW của Thường vụ Đảng uỷ Quân sự Trung ương, theo quy
hoạch, hiện nay trong quân đội ta có 7 cơ quan báo chí lưu hành rộng rãi
và hơn 40 tờ báo, tạp chí, tờ in, thông tin, bản tin lưu hành nội bộ trong
lực lượng vũ trang nhân dân. Báo chí, xuất bản trong quân đội mặc dù
chiếm một tỷ lệ khiêm tốn về số lượng, nhưng chiếm một vị trí quan
trọng và không thể thiếu được trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng,
của lực lượng vò trang. Nhiều tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản của quân đội
có số lượng phát hành lớn, đã trở thành người bạn thân thiết không chỉ
của quân đội, mà còn của đông đảo độc giả trong cả nước.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống báo chí, xuất bản
Quân đội nhân dân Việt Nam không những đã làm tốt chức năng
chuyển tải thông tin, mà còn là công cụ giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng
15
cách mạng, nâng cao trí thức, phẩm chất năng lực, nhân cách cho quân
nhân. Nhiều tờ báo, tạp chí của quân đội và các chuyên mục phát
thanh Quân đội nhân dân (Đài tiếng nói Việt Nam) đã đóng góp những
bài viết thể hiện sâu sắc chủ trương, đường lối quân sự, quốc phòng -
an ninh của Đảng, của Đảng uỷ quân sự Trung ương và Bộ Quốc
phòng, làm cơ sở định hướng các hoạt động nghiên cứu, học tập, công

tác và huấn luyện của quân đội ta. Báo chí, xuất bản Quân đội thực sự
trở thành người bạn thân thiết của cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng
vũ trang nhân dân và của đông đảo bạn đọc trong cả nước. Đến nay,
đã có nhiều cơ quan báo chí, xuất bản của quân đội vinh dự được trao
tăng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.
Trong tình hình mới, hệ thống báo chí, xuất bản quân đội tích cực
tham gia vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng và
luôn sẵn sàng "nhập cuộc" vào các hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã
hội khác, góp phần vì cả nước, cùng cả nước tạo lập môi trường xã hội
lành mạnh, giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh toàn diện công cuộc
đổi mới đất nước; đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hoà bình"
kết hợp với bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch, xây dựng quân đội nhân
dân "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại".
c. Những yếu kém của hoạt động báo chí - xuất bản nước ta hiện nay
Thời đại thông tin bùng nổ, bất cứ ở đâu ai cũng có thể đọc sách
báo, nghe phát thanh, xem truyền hình và theo dõi tin tức trên mạng,
internet để biết và nắm bắt được thông tin trên trái đất đang diễn ra
hàng phút, hàng giờ quanh chóng ta. Không thể phủ nhận thông tin đa
dạng, phong phú, nhiều chiều đã mang lại nhiều lợi Ých cho độc giả.
Tuy nhiên chất lượng thông tin, đặc biệt là độ chính xác và tính định
hướng của thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng luôn
16
luôn là mối quan tâm của xã hội, vì không Ýt trường hợp người đọc,
người xem đã rơi vào tình trạng bối rối không biết tin ai, đâu là hư,
đâu là thực, đâu là đúng, đâu là sai
Có một thực tế hiện nay là thông tin nhiều chiều, thông tin không
được lựa chọn chặt chẽ, thẩm định kỹ lưỡng, thậm chí thông tin không
có định hướng tư tưởng và thiếu tính giáo dục, thẩm mỹ xuất hiện
không Ýt trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay. Từ đó
dẫn đến một hệ quả là cái thật - cái giả, cái tốt - cái xấu, cái hay - cái

dở, cái đúng - cái sai, cái cao thượng - cái đê hèn, cái tích cực - cái
tiêu cực, cái văn minh - cái lạc hậu vô tình đạn xen vào nhau trong các
thông tin nên công chúng khó phân định rạch ròi và vô hình trung đẩy
người ta vào một "Đại dương thông tin mênh mông" không biết đâu
mà lần. Nay tốt, mai xấu, nay là anh hùng, mai là kẻ tội đồ, báo này
bảo đúng, đài kia bảo sia, công chúng bị "ngợp" trong các luồng thông
tin nhiều chiều Êy thì biết đặt niềm tin vào đâu ? và chính những
thông tin như vậy cũng là một thứ áp lực đối với con người trong xã
hội hiện đại !
Một bộ phận những người làm báo thể hiện tư tưởng cho rằng
báo chí phải trở thành quyền lực trong xã hội (quyền lực thứ tư) để
phản biện xã hội và cao hơn là trở thành "Diễn đàn" định hướng dư
luận, kích động chống đối thoát khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của nhà nước.
Lợi dụng chống tiêu cực, tham nhũng để đưa thông tin quá mức
về tiêu cực, mặt trái xã hội. Người ta ước tính thời gian qua lượng
thông tin tiêu cực gấp tới hơn 10 lần những bài tin về người tốt, việc
tốt. Đã có một số bài chỉ trích sự điều hành của chính phủ, phê phán
thái quá những yếu kém của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội như
17
về giải pháp kích cầu, tăng giá điện, khai thác bôxits tại Tây Nguyên
ảnh hưởng xấu tới uy tín và sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, như: Báo
thanh niên có bài viết đòi "thay máu" bộ máy lãnh đạo; báo Đại đoàn
kết (14/2/2008) đăng bài "đợt sinh hoạt chính trị lớn năm 2008" của
Thái Duy cho rằng Việt Nam đã lựa chọn con đường CNXH xa lạ dẫn
đến nhiều sai lầm , báo Sài Gòn còn đăng bài bôi nhọ, hạ thấp uy tín
của lãnh đạo nhà nước và chính phủ.
Hoạt động phức tạp trên mạng Internet là đáng báo động, nhiều
website, Blog xuất hiện với những nội dung phản động, có sự cấu kết
giữa các phần tử biến chất trong nước với bọn phản động nước ngoài.

Các Blog đưa thông itn đối lập với quan điểm của Đảng, nhà nước,
đòi tự do sáng tác, tư nhân hoá báo chí. Phó đại sứ Mỹ tại Việt Nam
phát biểu tại phiên điều trần của Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày
13/2/2008 cho rằng "việc bùng nổ thông tin trên internet và sự xuất
hiện Blog tại Việt Nam đang là cơ hội để những người bất đồng chính
kiến kêu gọi người dân thay đổi chế độ, coi đây là yếu tố thúc đẩy quá
trình thay đổi tại Việt Nam".
Công tác quản lý Nhà nước về xuất bản còn nhiều sơ hở, lỏng
lẻo. Nhiều nhà xuất bản cho xuất bản các Ên phẩm có nội dung nhạy
cảm, muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam như cuốn "Việt Nam
thay đổi và hạnh phúc" của Minh Đường NXB Tri thức. Nhiều tác
phẩm công khai chỉ trích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, phê phán sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đòi mở rộng dân
chủ, như cuốn "Giã biệt bóng tối" (NXB Hội nhà văn), "thời của thánh
thần", (NXB Hội nhà văn). Một số văn nghệ sỹ, trong đó có những
nhà văn từng có đóng góp với nền văn hoá nước nhà tỏ ra mất phương
hướng, "Xám hối" phủ nhận thành tựu của cách mạng, nhiều tác phẩm
18
đòng sàng dị mộng như "Không có vua", "thời loạn", "mẹ ngẩn ngơ
đi", đang làm vỡ nát đời sống tinh thần của xã hội và của chính bản
thân họ. Một bộ phận những người làm sách non kém về chính trị cho
ra đời Ên phẩm có nội dung xấu, ca ngợi phía bên kia chiến tuyến như
cuốn "Ma chiến hữu", NXB văn học, gây phẫn nộ trong độc giả.
Những biểu hiện trên mỗi ngày một tăng tạo ra sự "phân tâm"
trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời làm cho diện mạo quốc gia,
dân tộc bị giảm sút đáng kể trong quá trình giao lưu hội nhập với thế
giới. Đất nước dần dần đang vơi đi một nhuệ khí.
19
Chương II
Mét số định hướng giải pháp nâng cao chất lượng hoạt

động báo chí, xuất bản trong giai đoạn hiện nay
1. Các yếu tố khách quan tác động mạnh đến báo chí - xuất bản
Báo chí ra đời và phát triển dưới sự tác động của nhiều yếu tố
thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là nhu cầu khách quan của
xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tính dân tộc và mức
độ phát triển văn hoá của xã hội cùng với quan hệ giao lưu quốc tế.
Sau đây ta sẽ xem xét một số yếu tố mới ảnh hưởng rất lớn đến báo c
hí, xuất bản nước ta trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
a. Sự phát triển và phân hoá mạnh mẽ các nhóm lợi Ých xã hội
Tất cả các giai cấp, giai tầng xã hội các bộ dân cư trên đất
nước ta hiện nay đều có các lợi Ých chung, đó là xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, ổn định, kinh tế phát triển mạnh, an sinh xã hội
được bảo đảm, đời sống tinh thần ngày càng nâng cao. Những lợi Ých
chung to lớn đó là nền tảng cho sự đồng thuận xã hội, tạo nên sự vững
chắc của thể chế.
Mặt khác, hạ tầng cơ sở của xã hội đã thay đổi rất nhiều, nền
kinh tế nhiều thành phần đã triển khai sâu rộng. Trên cơ sở đó, cơ cấu
xã hội biến đổi rất mạnh: từ một cơ cấu khá thuần nhất, chuyển sang
một cơ cấu đa dạng, phức tạp. Nhiều tầng lớp xã hội mới đã hình
thành. Theo đúng quy luật, các nhóm lợi Ých cũng phát triển rất
nhanh.
20
Nhóm lợi Ých có thể phân biệt theo chiều ngang theo các nhóm
lợi Ých của các giai cấp, giai tầng khác nhau, hoặc có thể phân biệt
theo chiều dọc theo địa bàn cư trú khác nhau, ngành nghề và giới,
trình độ học vấn, mức sống. nhưng nếu chỉ có thể thì còn đơn giản.
Thực tế đời sống kinh tế - xã hội là những mỗi tương tác qua lại đan
xen giữa muôn vàn các cá thể và nhóm người, vì thế nhóm lợi Ých
còn theo chiều đan chéo. Ví dụ: Các nhà văn, nhạc sỹ và các nhà
nghiên cứu khoa học hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng

có thể đồng nhất về quyền lợi khi đấu tranh để có một cơ chế bảo vệ
bản quyền nghiêm ngặt trong xã hội. Quan chức nhà nước và doanh
nhân là hai giai tầng xã hội khác nhau, nhưng số quan chức biến chất
và số doanh nhân bất chính lại có những lợi Ých chung.
Đây là một lợi Ých tiêu cực. Tuy nhiên trong kinh doanh có cạnh
tranh gay gắt, vì thế nhóm quan chức - doanh nhân bất chính này có
thể mâu thuẫn về lợi Ých với nhóm quan chức - doanh nhân bất chính
khác v.v
Phức tạp hơn nữa, các nhóm lợi Ých có thể vững bền (như lợi
Ých giai cấp, lợi Ých giới, lợi Ých địa phương ), cũng có thể rất tạm
thời, tuỳ theo tình huống kinh tế - xã hội cụ thể.
Việc hình thành các nhóm lợi Ých khác nhau không phải là điều
mới, nó là một khách quan. Vấn đề là khả năng phát huy, điều chỉnh
và kiềm chế các nhóm lợi Ých.
Nền báo chí truyền thông Việt Nam có nghĩa vụ phấn đấu phục
vụ cho các lợi Ých chung của toàn xã hội, bảo vệ lợi Ých chính đáng
của các bộ phận xã hội riêng lẻ không mâu thuẫn trái ngược với lợi
Ých toàn cộng đồng; đồng thời chống lại các nhóm lợi Ých đối lập với
lợi Ých chung. Khách quan mà nói, nhiệm vụ này dễ dàng hơn trong
21
giai đoạn cơ cấu xã hội còn thuần khiết. Khi các nhóm lợi Ých xã hội
phát triển và phân hoá mạnh - như giai đoạn hiện nay và sắp tới -
nhiệm vụ này ngày càng phức tạp gấp bội lần.
Xã hội càng dân chủ, các quyền lợi chính đáng của các bộ phận
dân cư khác nhau càng được báo chí, xuất bản phản ánh một cách sâu
sát và cởi mở. Nhưng cũng trong bối cảnh đó, rất dễ xảy ra việc quá
nghiêng về lợi Ých của nhóm này, mà thiếu nhìn nhận .
Mối tương quan với các nhóm lợi Ých khác, nhất là tương quan
với các lợi Ých chung, lợi Ých bao trùm của toàn xã hội. Trong các
trường hợp như vậy, vấn đề không phải là đúng hay sai (vì nhóm lợi

Ých được quan tâm trên cùng thuộc loại lợi Ých chính đáng). Vấn đề
ở chỗ thiếu cái nhìn toàn diện và có tính lịch sử - cụ thể.
Mọi chuyện phức tạp hơn với báo chí - tuyền thông khi phải hoạt
động trong môi trường xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm lợi Ých
không chính đáng, các nhóm lợi Ých này mâu thuẫn hoặc có khả năng
trở nên mâu thuẫn gay gắt với lợi Ých chung, ta gọi chúng là những
nhóm lời Ých tiêu cực. Nếu nói cho thật đầy đủ, thì cũng có nhóm lợi
Ých tiêu cực bền vững (bao giờ cũng tiêu cực), nhưng cũng có dạng
nhóm lợi Ých tình huống, tức là về cơ bản đấylà nhóm lợi tích bình
thường điểm sự hoạt động thoái quá sẽ làm cho nó trở thành tiêu cực
với nhóm lợi Ých chính đáng chung. Khi bị kiềm chế, có thể nó lại trở
về khuôn khổ lợi Ých bình thường, chính đáng.
Trong hoạt động báo chí, xuất bản của ta đã xuất hiện và thường
xuyên diễn ra các hiện tượng bị các nhóm lợi Ých tiêu cực lợi dụng.
Thuật ngữ "thương mại hoá báo chí" theo nghĩa tiêu cực chỉ hiện
tượng một cơ quan báo chí muốn có lợi nhuận đưa các nội dung chỉ
có tác dụng câu khách. Còn việc phục vụ cho nhóm lợi Ých tiêu cực
22
bên ngoài là hiện tượng nguy hiểm hơn nhiều, nếu xảy ra thường
xuyên, nó dẫn đến sự biến chất của cơ quan báo chí, xuất bản. Hiện
nay, nguy cơ này chưa cao do nền báo chí Việt Nam có sức đề kháng
mạnh với các ảnh hưởng tiêu cực, do sự lãnh đạo với báo chí là rất
chặt chẽ tuy nhiên có thể dự báo rằng nền kinh tế đa thành phần càng
phát triển, quá trình toàn cầu hoá diễn ra càng mạnh mẽ, thì các nỗ
lực tác động và giành giật đối với các cơ quan truyền thông từ phía
các nhóm lợi Ých tiêu cực càng mạnh. Khi chưa đủ các thiết chế điều
chỉnh chặt chẽ kinh tế thị trường thì có nhiều "khoảng đất" để các
nhóm lợi Ých tiêu cực hoạt động. Một ví dụ đơn giản, nhưng có thể
minh chứng khoán mới vừa phát triển mạnh ở nước ta. Những nỗ lực
của các nhóm lợi Ých khác nhau đến thông tin về thị trường chứng

khoán vừa phát triển mạnh ở nước ta. Những nỗ lực của các nhóm lợi
Ých khác nhau đến thông tin về thị trường chứng khoán sẽ rất mãnh
liệt, bởi thông tin thiên lệch dù chỉ một chút cũng có thể khiến cho
nhóm này hưởng lợi lớn, nhóm kia thiệt hại nặng. Không phải lúc nào
cũng dễ phân biệt được thông tin khách quan và thông tin thiên lệch
có chú ý về thị trường tài chính - chứng khoáng. Ví dụ: Tổng công ty
A có cổ phần niêm yết. Bình thường thì tổng công ty này cũng có
những khuyết điểm, sai sót thẩm chí sai phạm nào đó trong kinh
doanh. Những về cơ bản, tổng công ty đó có tình hình kinh doanh tốt,
vì thế giá cổ phiếu cao. Dưới danh nghĩa vạch ra và cố ý nhấn mạnh,
thậm chí thổi phồng các khiếm khuyết, sai phạm của công ty A một
bài điều tra trên báo chí có thể gây hoảng loạn của các nhà đầu tư có
cổ phiếu của nó và trong bối cảnh nhất định, nấp vỏ bọc thông tin
chống tiêu cực, người ta có thể đánh gục một doanh nghiệp về bản
chất là có tình trạng tài chính lành mạnh. Các hiện tượng phao tin đồn
23
để tiến công cổ phiếu đang xuất hiện, và từ cơ chế phao tin đồn có thể
chuyển sang phương cách thông qua báo chí để làm hại đối thủ.
Ngay ở các nước tư bản, nơi có nền báo chí, xuất bản khác với
chúng ta, người ta vẫn phải có những nỗ lực để ngăn chặn sự tác động
của các nhóm lợi Ých tiêu cực đến hoạt động của báo chí, xuất bản.
b. Tiềm lực thực hiện các hoạt động báo chí - xuất bản trong xã hội
(ngoài khu vực các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và nhà nước)
ngày càng lớn.
Luật pháp Việt Nam hiện nay không cho phép có báo chí tư
nhân. Nếu nhìn vào danh mục các tờ báo , các đài phát thanh, đài
truyền hình thì thấy rằng không có hệ thống báo chí ngoài khu vực
nhà nước. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, xẽ thấy rằng tiềm lực thực hiện
hoạt động truyền thông - báo chí ngoài khu vực Nhà nước hiện rất lớn:
- Số lượng rất lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh

doanh quảng cáo - truyền thông, có nhân lực được đào tạo tốt về
truyền thông. Nhiều công ty trong số đó có xu hướng xây dựng bộ
phận sản xuất sản phẩm truyền thông, Kỹ năng kinh doanh quảng cáo
- truyền thông không hoàn toàn giống kỹ năng báo chí, xuất bản,
những điểm chung cũng rất nhiều. Thực tế khi có cơ quan báo chí,
xuất bản "uỷ nhiệm" cho công ty bên ngoài thực hiện "hộ" mình việc
biên tập, phát hành sản phẩm báo chí, thì chỉ trong thời gian ngắn
công ty bên ngoài đã thực hiện việc đó với trình độ nghiệp vụ cao,
hiểu quả kinh doanh lớn (Vụ việc Ên phẩm "Nguồn Việt" vừa qua là
ví dụ). Nhiều Ên phẩm của các đơn vị kinh doanh ngoài nước được
thực hiện có chất lượng cao. Kể cả khi không trực tiếp làm sản phẩm
truyền thông, mà chỉ làm dịch vụ quảng cáo, cũng có nhiều đòn bẩy để
điều khiển được nội dụng của báo chí, xuất bản.
24
- Trong lĩnh vực truyền hình nhiều đơn vi kinh doanh đã và đang
xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thật sản xuất chương trình truyền hình,
đang cạnh tranh với nhau để cung cấp sản phẩm theo đặt hàng của các
đài truyền hình. Các công ty cổ phần, công ty tư nhân đang xây dựng
nhiều trường quay, mua sắm thiết bị ghi hình.
- Thực tế cho thấy, khi một số doanh nghiệp được làm các hoạt
động dạng báo chí, xuất bản (có thể lúc đầu theo giấy phép thì không
làm các nội dung tuyên truyền chính trị - xã hội, nhưng với thời gia
thực tế là làm các nội dung này), thì chỉ trong thời gian rất ngắn, các
doanh nghiệp này đã phát triển được hệ thống truyền hình, báo điện tử
mạnh, về tốc độ phát triển vượt xa các đơn vị báo chí, xuất bản do các
tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và cơ quan nhà nước chủ quản.
- Khi có yếu tố hợp tác nước ngoài, tiềm lực sản phẩm các sản
phẩm báo chí, xuất bản ở khu vực ngoài nhà nước sẽ càng rất mạnh.
Trong khuôn khổ pháp luật hiện nay đối với báo chí, xuất bản,
năng lực này của các doanh nghiệp hiện hướng về việc hợp tác hoặc

tranh thủ các đơn vị báo chí, xuất bản đang hoạt động. Nếu nền báo
chí, xuất bản nhà nước mạnh, cầm trịnh tốt, thì có thể tận dụng tiềm
lực mạnh này của khu vực bên ngoài phục vụ cho sự lớn mạnh của
báo chí, xuất bản nhà nước, và bản thân các doanh nghiệp cũng thu
được lợi Ých kinh doanh. Nhưng nếu ngược lại sẽ có độ chênh giữa
đầu ra và đầu vào đầu vào của tiềm năng này. Trong một bối cảnh nào
đó, khi tiềm năng này không bị ngăn cản pháp lý, sẽ hình thành một
hệ thống báo chí truyền thông khác với hệ thống đang có, và có khả
năng là nhanh chóng vượt trội hơn về quy mô, trình độ tổ chức hoạt
động, nghiệp vụ, hiểu quả kinh tế so với hệ thống của khu vực công.
Các hệ luỵ của tình huống này rất khó đoán định.
25

×