Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.33 KB, 96 trang )

Phần mở đầu
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đề tài Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng
Hội Nhà văn 1990 chủ yếu thuộc phạm vi của môn học Phê bình tác phẩm
Văn học nghệ thuật trên báo chí - mới được đưa vào giảng dạy tại khoa
Báo chí trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội trong vài năm trở lại
đây. Đây là môn học thú vị và đặc biệt là rất thiết thực. Thiết thực cho sinh
viên trong việc luyện tập kỹ năng tạo lập một văn bản truyền thông nói
chung, tạo lập một loại văn bản truyền thông đặc biệt (chữ dùng của TS
Nguyễn Thị Minh Thái), nói riêng. Thiết thực còn vì, đối với nền báo chí
Việt Nam, lĩnh vực văn học nghệ thuật luôn là mảng đề tài rộng lớn và quan
trọng mà không một cơ quan báo chí nào có thể bỏ qua.
Đề tài này, như tên gọi của nó, không nhằm vào tính thời sự của vấn
đề. 15 năm có thể là thời gian rất ngắn đối với đời sống của một cuốn sách,
mà cụ thể ở đây là ba cuốn tiểu thuyết xuất bản từ năm 1990. Nhưng với báo
chí, khi mà hầu hết các tin bài chỉ có thể tồn tại trong trí nhớ độc giả giữa hai
kỳ ra báo, thì đó là một thời gian quá dài. Những bài báo xung quanh ba tiểu
thuyết trên, hầu hết, đã quá “xưa cũ” đúng theo nghĩa của từ. Vậy thì cơ sở
hợp lý để chúng tôi chọn đề tài này là gì?
Trong giới hạn hiểu biết của chúng tôi, có thể nói ba tiểu thuyết trên
cho đến nay vẫn thuộc trong số những cuốn sách hay nhất của thời kỳ văn
học đổi mới, Ýt ra là về văn xuôi. Tái bản với số lần Ýt nhất trong ba cuốn
sách là tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, thì đến nay nó
cũng đã 6 lần được in. Hai cuốn còn lại xấp xỉ 10 lần, và đều được dịch ra
1
tiếng nước ngoài, được độc giả ngoại quốc rất khen… Nhưng đó không phải
là nguyên nhân quan trọng nhất.
Cái chính chúng tôi muốn hướng đến, qua khoá luận này, là dựng lại
một bức tranh tương đối đầy đủ về diện mạo của đời sống báo chí, xung
quanh một sự kiện văn học cụ thể. Trước chúng tôi đã từng có người làm
công việc tương tự, đó là đánh giá vài trò của những bài phê bình văn học về


hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp (xin xem [9]). Trong quá trình này, chúng tôi
thực hành mét thao tác cơ bản là phân loại và phân tích các tin bài, một thao
tác không thể thiếu trong quá trình học môn học nói trên. Qua đó, những
kinh nghiệm tạo lập văn bản sẽ được rót ra, góp phần phục vụ cho những
vấn đề lý thuyết mà sinh viên đã, đang và sẽ được giảng dạy trên giảng
đường.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU
Mục đích và cũng là nhiệm vụ chúng tôi đặt ra cho mình là tìm hiểu
và dựng lại được tương đối toàn diện bức tranh đời sống báo chí trước một
sự kiện văn học cụ thể. Với sự kiện đó báo chí đã nói đến những điều gì, nói
như thế nào, cái gì là “hạt nhân” quan trọng nhất trong việc thông tin cho
độc giả biết… Theo đó, chúng tôi cần phân loại và phân tích tài liệu về ba
tác phẩm sao cho rõ ràng, không trùng lặp, mà vẫn tạo cảm giác đây là một
sự kiện duy nhất, một khối dư luận thống nhất. Từ đó mới có thể rót ra được
những nội dung kinh nghiệm bổ Ých.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT
Phải nói ngay đối tượng của khoá luận là các tin bài trên báo chí về ba
tiểu thuyết, chứ không phải bản thân ba tiểu thuyết đó. Chúng tôi luôn tâm
niệm đây là một khoá luận ngành báo chí, không phải ngành văn học. Do đó
2
trong quá trình khảo sát, chúng tôi chú ý bảo đảm các thông tin đưa ra là từ
các bài báo, chứ không phải thông tin từ các tác phẩm được nói lại bằng lời
của cá nhân chúng tôi.
Phạm vi khảo sát sẽ là tất cả những tin bài (chủ yếu là trên báo in, ở
Việt Nam) đề cập đến ba cuốn tiểu thuyết từ khi chóng ra đời cho đến nay.
Khái niệm “đề cập” chúng tôi dùng ở đây có hai cấp độ: coi tác phÈm là đối
tượng chính để phản ánh, và, lấy tác phẩm làm dữ liệu cho một vấn đề liên
quan. Do đó có thể rất nhiều tin bài chỉ nhắc đến tên tác giả, hay tác phẩm,
chúng tôi sẽ không đề cập đến. Chúng tôi cũng không quan tâm đến tính
định kỳ của các tờ báo. Vì rằng đối với những sự kiện luôn cần độ lùi thời

gian để bình giá kiểu như sự kiện văn học, không thể bỏ qua vai trò của các
tuần báo, tạp chí… mà chỉ nói về báo ra hàng ngày.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận của khoá luận tốt nghiệp này là chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta, đặc biệt là về lĩnh vực văn học nghệ thuật. Cơ sở thực tiễn của
chúng tôi là tổng hợp, phân tích, so sánh những tin bài về ba tiểu thuyết
được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990.
Chúng tôi sử dụng các thao tác:
- Thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh các tư liệu
- Thao tác thống kê xã hội học
- Thao tác phân tích tác phẩm báo chí (tít, kết cấu, ngôn ngữ…)
- Thao tác phân tích tác phẩm phê bình văn học…
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3
Đóng góp chủ yếu của đề tài, như trên đã nói, là một tập hợp những
phân tích và tổng kết về kỹ năng của các tin bài đã xuất hiện trên báo, đã gây
xôn xao dư luận, để rót ra được những kinh nghiệm cho quá trình luyện tập
thành nghề báo.
Ngoài ra, thùc hiện đề tài này chúng tôi cũng mong làm một sưu tập
tư liệu báo chí về ba cuốn tiểu thuyết này, mà theo hiểu biết của chúng tôi
đây là một tập hợp đầu tiên. Những bài báo hay về ba cuốn sách hay, hẳn đó
cũng là một điều đáng làm.
6. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN
Néi dung của khoá luận chia làm ba chương.
Chương đầu chúng tôi nói về cái bối cảnh xuất hiện ba cuốn tiểu
thuyết này, và dĩ nhiên kéo theo đó, là dư luận báo chí xung quanh chúng.
Bối cảnh bao trùm là chủ trương và quá trình đổi mới văn học tính từ năm
1986 cho đến khi trao giải thưởng Hội Nhà văn 1990.
Chương tiếp theo chúng tôi cố gắng trình bày lại một cách mạch lạc

những điều gì báo chí đã nói về ba tiểu thuyết. Chúng tôi dựa vào lý luận
văn học về tiểu thuyết để sắp xếp, phân loại các ý kiến từ các bài báo khác
nhau.
Chương cuối cùng đề cập đến hiệu quả báo chí mang lại từ các bài
báo, xét từ phương diện hình thức thể hiện của chúng. Phê bình văn học là
dạng bài hạt nhân của dư luận xung quanh ba tiểu thuyết, vì vậy sẽ được
chúng tôi chọn làm đối tượng tiêu biểu để phân tích
4
Chương I
Bối cảnh xuất hiện dư luận báo chí
VỀ BA TIỂU THUYẾT
1. ĐỔI MỚI VĂN HỌC: BỐI CẢNH CHUNG CỦA TIỂU
THUYẾT VÀ DƯ LUẬN VỀ TIỂU THUYẾT
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VĂN HỌC ĐỔI MỚI
Giai đoạn văn học đổi mới (tính từ năm 1986) là giai đoạn đương đại
của văn học Việt Nam, nằm trong thời kỳ văn học Việt Nam hiện đại bắt đầu
từ thế kỷ XX. Nó là sự kế thừa và phát triển một cách liền mạch hai giai
đoạn văn học trước đó: giai đoạn văn học dưới chế độ thực dân nửa phong
kiến (1900-1945) và giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
xây dựng chủ nghĩa xã hội (1945-1975)
Với sự xâm nhập của nền văn hoá phương Tây vào bản gốc văn hoá
phương Đông, ý thức cá nhân bị kìm hãm suốt cả ngàn năm thời kỳ trung
đại được dịp phát triển mạnh mẽ trong mọi mặt của đời sống văn học Việt
Nam đầu thế kỷ XX cho đến 1945. Khi cả nước bước vào hai cuộc kháng
chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cái tôi bế tắc ngày
nào đã hoà vào cái ta chung của toàn dân tộc, làm nên khuynh hướng sử thi
hào hùng trong văn học 1945-1975. Và, thống nhất đất nước, hoà bình lập
5
lại từ bắc chí nam, bối cảnh lịch sử - xã hội và văn hoá Êy tất yếu đặt ra yêu
cầu về một tư duy văn học mới.

Bao bộn bề của cuộc sống thường nhật gắn với số phận của từng con
người (thay cho những ngày hy sinh vĩ đại của cả dân tộc) hẳn là cái cơ sở
hiện thực tạo cho văn học giai đoạn này, theo cách gọi của giáo sư Trần
Đình Sử, phát triển theo hướng phi sử thi hoá (Dẫn theo [9,33]). Không phải
là một sự “giải thiêng” nền văn học trước đó, mà là nhìn nhận lại, sáng tác
lại cho thật và đời hơn, gần với nhân dân để có thể “phụng sự” nhân dân tốt
hơn, như lời Bác Hồ từng nói.
Giai đoạn văn học phi sử thi hoá đó chính là văn học đổi mới. Giai
đoạn văn học này sở dĩ được coi là bắt đầu từ năm 1986 vì mốc thời gian đó
gắn chặt với một loạt sự kiện quan trọng của dân tộc nói chung, của văn hoá
văn nghệ (trong đó có văn học) nói riêng…
Đó là, trong 4 ngày từ 15 đến 18/12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu ra đường lối quan trọng là
Đường lối đổi mới. Đường lối đổi mới xác định đổi mới trước hết là trong
chính trị và kinh tế - xã hội. Nhân thức về vai trò to lớn của văn hoá văn
nghệ trong công cuộc này, Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội đã để hẳn một
mục riêng về văn hoá văn nghệ, với tinh thần đổi mới là: Công khai - Dân
chủ - Nhìn thẳng vào sự thật - Nói rõ sự thật (Khái quát của TS. Nguyễn Thị
Minh Thái trong bài giảng môn Văn học Việt Nam hiện đại tại lớp K46 Báo
chí).
Đó là, trong hai ngày 6 và 7/10/1987 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã đối thoại với hơn 100 nhà văn hoá
và văn nghệ, lắng nghe và tổng kết cuộc trao đổi Êy. Lần đầu tiên xuất hiện
các thuật ngữ cởi trãi, hãy tự cứu mình trước khi trời cứu… Những người
6
dự cuộc đối thoại năm Êy hẳn còn nhớ những lời nói vừa mang tính chỉ đạo
lại vừa thông cảm, sẻ chia với nghề nghiệp của họ: “Các đồng chí sợ nó hơn
sợ sự kiểm duyệt. Đó là nỗi sợ những thứ dư luận nào đó kết tội các đồng
chí viết không đúng lập trường, chống lại đường lối, chủ trương của
Đảng… Các đồng chí còn sợ những “bóng ma”. Với sự đổi mới từ Đại hội

VI, Nghị quyết của Đại hội đã mở cửa (chúng tôi nhấn mạnh - N.Đ.G) cho
các đồng chí. Tuy cửa mở rồi, nhưng không phải từ nay mọi sự đều dễ dàng.
Không phải chúng ta đang đi trên con đường nhựa bằng phẳng, mà là con
đường khúc khuỷu, gập ghềnh” [5].
Và ngày 26/11/1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 Đổi mới và nâng
cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá; phát huy
khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một
bước mới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam đưa ra một nghị quyết riêng về văn hoá văn nghệ. Với 2 quan
điểm tiêu biểu nhất: “tự do sáng tác là điều kiện sống còn” của văn học, “tự
do sáng tác đi đôi với tự do phê bình”, Nghị quyết 05 thể hiện đầy đủ, tập
trung nhất tinh thần đổi mới trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Ngay lập tức,
nó biến thành sức mạnh thúc đẩy cao trào đổi mới văn học.
1.2. THỰC TIỄN ĐỔI MỚI VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ TRƯỚC 1990
Cao trào văn học Êy đã bắt đầu bằng hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Nguyễn Huy Thiệp là người mở đầu cho văn
học đổi mới. Tổng biên tập mới của báo Văn nghệ, khi Êy là nhà văn
Nguyên Ngọc, đã “phủi bụi” cho Tướng vÒ hưu sau nửa năm trời bản thảo
truyện ngắn này bị tổng biên tập cũ xếp xó. Tướng về hưu ra đời, Nguyễn
Huy Thiệp đi bước đi đầu tiên khiến nhiều người liên tưởng đến hiện tượng
7
tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ của Thơ Mới gần 60 năm về trước. Thêm 3
truyện ngắn lịch sử giả Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp
lập tức trở thành một hiện tượng. Phê bình văn học được phen bừng dậy sôi
nổi và thẳng thắn chưa từng có. Số lương các bài báo viết về hiện tượng
Nguyễn Huy Thiệp nhiều chưa từng thấy. “Phạm Xuân Nguyên khi tập hợp
những bài viết tiêu biểu nhất trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp với 55
bài viết, đã khẳng định con sè 55 bài Êy ước tính chỉ bằng 1/3 số bài viết đã
đăng trên báo chí khắp nơi về “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” trong vòng
15 năm qua. Tranh luận không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu, phê bình,

nàh văn (tức là những người trong giới văn nghệ), mà cả bạn đọc bình
thường” [9,57]. Như vậy, văn học với hai lĩnh vực chính của nó là sáng tác
và phê bình, cùng với đời sống báo chí, đã thực sự đổi mới bắt đầu từ hiện
tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp cũng là bằng chứng cụ thể, sinh động
khẳng định văn học đổi mới bắt đầu bằng thể loại truyện ngắn, mặc dù bên
cạnh nó, kịch, thơ, tiểu thuyết… cũng không chịu “ngồi yên”. Truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp không phải là một sự “độc sáng”, mà đã được chuẩn bị
từ trước, với người “khám phá, mở đường cho mét giai đoạn văn học mới”
[8] là Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu đã đặt dấu Ên của mình với -
không phải tiểu thuyết - mà là những tập truyện ngắn: Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa
(1987), Cá lau (1989). Sau Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn không chỉ có
Nguyễn Huy Thiệp mà còn có Dương Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ
Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh… Rõ ràng, nếu phải gọi tên thể loại tiên
phong của văn học đổi mới, thì đó là truyện ngắn.
8
Riêng ở địa hạt của tiểu thuyết, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại quãng
thời gian của thập kỷ tám mươi là: “xuất hiện một thời kỳ tiểu thuyết sôi nổi.
Hàng chục, hàng trăm tiểu thuyết ra đời trong một vài tháng. Rất nhiều nhà
văn trước không chuyên về thể loại này, nay cũng chuyên sang viết tiểu
thuyết. Và tiểu thuyết rất có độc giả” (Nguyên Ngọc, Mét giai đoạn sôi
động của văn xuôi trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Xưa và nay, 1/2005). Tình
hình đó tất ra đời những tiểu thuyết phần nào gây xôn xao dư luận, như Cù
Lao Tràm (1982) của Nguyến Mạnh Tuấn rồi Đất trắng (1984) của Nguyễn
Trọng Oánh, Mùa lá rụng trong vườn (1985) của Ma Văn Kháng, Thời xa
vắng (1986) của Lê Lựu, Chim Ðn bay (1989) của Nguyễn Trí Huân…
Hoặc nhìn nhận lại chiến tranh dưới góc độ mới của nó trong đó khuynh
hướng sử thi không còn là chủ đạo, hoặc trăn trở với những vấn đề của cuộc
sống hiện tại, tự thân tiểu thuyết cũng đã đến lúc không thể viết như cũ!

Nguyên Ngọc coi năm 1990 là một cái mốc quan trọng, Ýt ra là với tiểu
thuyết, vì cùng một lúc xuất hiện ba cuốn tiểu thuyết không thể không chú ý:
Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh hay Thân phận của tình yêu
(Bảo Ninh). Và điều đặc biệt là cả ba tác phẩm Êy cùng lúc đoạt giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam 1990. Với giải thưởng đó, có lẽ đây là trường hợp
duy nhất kể từ sau cao trào Nguyến Huy Thiệp, dư luận báo chí nói chung và
phê bình văn học nói riêng mới lại có một cuộc tranh luận tương đối sôi nổi.
Ba cuốn tiểu thuyết cùng dư luận xung quanh nó thực sự là con đẻ sinh ra từ
văn học đổi mới, trực tiếp nhất là từ văn đàn Việt Nam cuối những năm
1980.

9
2. GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 1990: SỰ
KIỆN TRỰC TIẾP GÂY RA DƯ LUẬN BÁO CHÍ
2.1. SÙ RA ĐỜI CỦA GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ
VAI TRÒ CỦA NÓ
Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Hội nhà văn lần thứ IV (1989),
ngày 12/2/1990, Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam đã ra Thông báo về
Giải thưởng văn học Hội nhà văn Việt Nam (đăng trên Văn nghệ
24/2/1990):
- Để khuyến khích và nâng cao chất lượng sáng tác văn học, Hội nhà
văn Việt Nam quyết định bắt đầu từ năm 1990 trao giải thưởng văn học hàng
năm cho những tác phẩm văn học xuất sắc nhÊt trong cả nước thuộc tất cả
các thể loại và các đề tài.
- Giải thưởng lấy tên là Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam.
- Xét hàng năm, năm này lấy tác phẩm Ên hành năm trước, tính theo
ngày nộp lưu chiểu ghi ở cuối sách.
- Việc chấm chia hai bước: sơ khảo và chung khảo…
- Giải thưởng chỉ có một loại (không chia A,B,C). Giải thưởng Hội

nhà văn Việt Nam được công bố trọng thể hàng năm vào dịp lễ Quốc khánh
2-9.
Như vậy, năm 1990 chính là năm đầu tiên trao giải, xét cho các tác
phẩm của hai năm 1988-1989, gọi là Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam hai
năm 1988-1989. Nhà văn Vũ Tú Nam, khi đó là Tổng Thư ký Hội nhà văn
Việt Nam đã phát biểu trên Văn nghệ ngày 6/10/1990, sau khi giải thưởng
này được công bố: “Ghi nhận thành tựu văn học mấy năm vừa qua, chóng
10
ta càng thấy rằng: Việc phê phán, uốn nắn một số lệch lạc trong sáng tác
là cần thiết, nhưng việc khẳng định những giá trị văn học có thật cũng là
rất cần thiết trong lúc này
Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, đo đó, là một nhân tố quan trọng
nhất trong đời sống văn học có tác dụng gây ra dư luận báo chí về các tác
phẩm văn chương. Bởi rằng, khi một tác phẩm đã được coi là “xuất sắc
nhất”, “khẳng định những giá trị văn học”, thì sẽ là đề tài rất “nóng”, một
“mảnh đất màu mỡ” cho báo chí khai thác, phản ánh, không chỉ các báo
chuyên ngành văn học mà cả các báo chung về kinh tế – xã hội, các báo địa
phương. Ba cuốn tiểu thuyết trên là tác phẩm đạt giải thưởng, đo đó không
nằm ngoài quy luật này.
2.2. VỀ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM NĂM 1990
Ban chung khảo của giải thưởng năm 1990 gồm 9 thành viên: Vũ Tú
Nam, Hữu Mai, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Bùi Hiển, Nguyễn Kiên, Vũ
Cao, Vũ Quần Phương, Lê Ngọc Trà. Nhà văn Nguyễn Trọng Tân là thư ký
Ban chung khảo. Ngày 29/9/1991 là ngày chính thức công bố danh sách Giải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1990, gồm:
Văn xuôi:
- Mảnh đất lắm người nhiều ma - Tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường.
- Bến không chồng – Tiểu thuyết của Dương Hướng.
- Thân phận của tình yêu – Tiểu thuyết của Bảo Ninh.
Thơ:

- Khúc hát người xa xứ – Tập thơ của Trương Nam Hương.
- Tặng riêng một người – Tập thơ của Lê Thị Mây.
11
Lý luận phê bình:
- Lý luận và văn học – Lê Ngọc Trà.
Chương 2
NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ
VỀ BA TIỂU THUYẾT
1. GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI
1.1. Không phải đợi đến tháng 9/1991 khi Giải thưởng Hội Nhà văn
Việt Nam 1990 chính thức được công bố, báo chí xung quanh ba cuốn tiểu
thuyết này mới bắt đầu sôi động. Không khí tranh luận đã được nhen nhóm
từ hơn một năm trước đó, khi hai trong sè ba tiểu thuyết xuất hiện với tư
cách là “tác phẩm mới” trích đăng hai chương đầu tiên trên tạp chí cùng tên.
Tạp chí Tác phẩm mới sè ra tháng 3/1991 trích đăng tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma từ đầu đến tình huống cao trào (thắt nút) đầu
tiên của câu chuyện: Vũ Đình Phúc bắt quả tang Trịnh Bá Hàm đang đào mả
bố mình vì mối thâm thù 2 dòng họ Trịnh Bá - Vũ Đình. Lời toà soạn đã
giới thiệu: “Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Thao Trường
viết về một vùng nông thôn thuộc trung du Bắc Bộ hiện nay. Phần trích dưới
12
đây vì khuôn khổ tạp chí, nên tuyến nhân vật phụ có lược bớt, như chuyện
lấy vợ của lão Quyềnh đã trở thành trò cười cho cả làng; chuyện trong đêm
lão gặp người đàn bà hành khất; rồi khi lão chết người ta đã chôn đi chôn
lại không phải vì lão mà vì ý đồ riêng…”. Bảy tháng sau khi cuốn tiểu
thuyết rất có giá trị này xuất bản lần đầu tiên, nó đã trở thành một sự kiện
được báo chí chú ý. Có báo đã đăng bài viết về tiểu thuyết này dưới dòng đề
dẫn: Cuốn sách gây dư luận (Hànộimới sè ra ngày 4/5/1991), hoặc viết
trong tít bài: Một cuốn sách đang được chú ý (Giáo dục và thời đại sè ra
ngày 27/5/1991).

Muộn hơn, vào tháng 6/1991, tạp chí Tác phẩm mới trích đăng tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh với lời giới thiệu thể hiện sự trân trọng của ban
biên tập: “Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh,
là tác phẩm tốt nghiệp của anh sau những năm học tập ở trường viết văn
Nguyễn Du, khoá 3 (1986-1989). Anh đã từng là người lính ở chiến trường
Tây Nguyên những năm trước 1975. Sau những truyện ngắn và truyện vừa,
anh bắt tay viết cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Anh coi đây là thử
thách cao nhất đối với văn nghiệp của mình và anh viết nó như thể để chiến
đấu lại với những năm tháng đã trải qua trong chiến tranh. Tác phẩm mới
xin giới thiệu bạn đọc hai chương đầu của cuốn tiểu thuyết”. Và sáu tháng
sau, cuốn tiểu thuyết lần đầu tiên được xuất bản, trở thành cuốn sách gây
nhiều tranh cãi nhất trong sè ba cuốn đạt Giải thưởng Hội nhà văn 1990.
Xuất bản sớm hơn cả (6/1990), tiểu thuyết Bến không chồng có vẻ
“hiền” nhất trong ba tiểu thuyết vì Ýt gây ra những ý kiến trái ngược. Tuy
nhiên, với sức cuốn hút của riêng mình, cuốn tiểu thuyết cũng góp tên vào
đời sống sôi động của báo chí, và sau này khi báo chí nhắc về văn học 1990
không thể quên Bến không chồng…
13
Như một tất yếu, các tác phẩm trên khi ra đời phần nào bị “chìm”
trước sự kiện báo chí tức thời hơn là Giải thưởng Hội Nhà văn trao cho các
tác phẩm của hai năm trước đó, diễn ra vào tháng 10/1990. Phải từ 3/1991
các bài báo mới bắt đầu xuất hiện để nói lên tiếng nói bình giá đối với ba tác
phẩm văn học này. Tên tác phẩm cùng với tác giả của nó chỉ còn là cái vỏ sự
kiện để người ta nói về những phẩm chất văn học của tác phẩm Êy. Cho nên,
việc giới thiệu đầy đủ hơn về những vấn đề “ngoài tác phẩm” nhưng có liên
quan mật thiết với tác phẩm (tác giả, quá trình ra đời tác phẩm…) cần phải
đợi một hoàn cảnh đặc biệt, mà ở đó người ta còn muốn nói thêm về người
đã sáng tạo ra nó, về quá trình hình thành nó ra sao… Đó là nội dung của
những bài có tính chất giới thiệu về tác giả, tác phẩm tính trong quá trình
chuẩn bị đến khi công bố giải thưởng Hội nhà văn 1990.

1.2. Trên Tuổi trẻ chủ nhật sè 26 ra ngày 7/7/1991, tác giả Ngô Thị
Kim Cúc thực hiện bài phỏng vấn đầu tiên với Bảo Ninh dưới dòng tít Trò
chuyện với một người buồn. Cái “cớ” cho bài báo này là sự kiện: từ khi
xuất hiện với hai chương trên tạp chí Tác phẩm mới và in thành sách tháng
12/1990 nhưng bị đổi tên thành Thân phận của tình yêu, tác phẩm đã gây ra
các cuộc bàn luận văn học sôi nổi. Trả lời câu hỏi “Vậy anh đã đi vào cuộc
chiến tranh và sau đó ra khỏi nó như thế nào?”, Bảo Ninh đã kể lại quá
trình chiến đấu của anh cho đến ngày học viết văn trường Nguyễn Du. Tác
giả Ngô Thị Kim Cúc đã có câu hỏi rất hay rằng: “Trong tiểu thuyết của anh
tình yêu xuyên suốt từ đầu đÕn cuối sách. Có đúng tình yêu là chỗ dựa chắc
nhất và duy nhất để người ta có thể kháng với chiến tranh?”. Bảo Ninh:
“Cũng tựa như cái đẹp sẽ cứu nhân loại là một tiêu đề cơ bản của con
người… Mãi mãi những người lính của tôi là những người tỉnh ngộ trước tù
do, trước chân - thiện - mỹ, những người sẽ không bao giờ, không đời nào
14
tán thành việc say mê bắn giết. Dù dấn thân cho bất cứ lý tưởng nào, thâm
tâm họ đều chối từ việc tàn phá con người”. Sau đó, Bảo Ninh tâm sự về
những điều đã thôi thúc anh viết, về những dự định nghề nghiệp của mình
trong tương lai, và bộc bạch: “Chiến tranh và người lính, Êy là quá khứ
chung, là người ruột thịt chung đã khuất của tất cả những người dân đất
Việt. Quá khứ trở nên minh bạch thì đất nước mới có tương lai”. Nhờ vậy,
độc giả phần nào biết được chân dung tư tưởng của nhà văn mà đang làm họ
quan tâm là Bảo Ninh.
Không dừng ở đó, trong số báo ra ngày 1/9, lại chính Tuổi trẻ chủ
nhật đã công bố tin Những tác giả được giải. Mỗi tác giả được giải được
dành khoảng trăm chữ, giới thiệu tên tuổi, xuất thân và sơ qua về tác phẩm
của họ. Đây là chùm tin có tính chất hiện đại kiểu cột tin có kèm ảnh.
Mặc dù kết quả đã có từ giữa tháng trước, nhưng ngày 21/9/1991 mới
xuất hiện thông báo chính thức trên báo Văn nghệ. Tin này nói về quá trình
họp bàn cuối cùng trong tháng 8 của Hội đồng chung khảo, về cơ cấu các

tiểu ban và các thành viên Hội đồng chung khảo. Sau đó, là bản danh sách 6
tác phẩm được trao Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991, mà về văn xuôi, có
lẽ là lần duy nhất trong lịch sử giải thưởng của Hội, lại có một bộ đến 3 tác
phẩm, mà cả ba lại là tiểu thuyết.
Tiếp theo, Hànộimới sè ra ngày 24/9/1991 đưa tin về giải thưởng
dưới tiêu đề: Bạn có biết? Giải thưởng Hội Nhà văn 1991. Sau đó là các
thông tin về: thành viên chung khảo, các tác giả được qua sơ khảo, các tác
phẩm được giải, thông tin về ba tiểu thuyết.
Lại là Tuổi trẻ chủ nhật sè ra ngày 13/10/1991 phỏng vấn Dương
Hướng dướt dòng tít: Nói sao cho hết làng tôi. Sau một đoạn mở đầu giới
thiệu Dương Hướng là một “nhà văn tay trái”, quê Thái Bình, từng chiến đấu
15
ở đâu, tác giả bài báo hỏi Dương Hướng đã thai nghén tiểu thuyết như thế
nào. Với Dương Hướng, quá khứ chiến tranh có tác động lớn nhưng nguyên
nhân khiến anh viết một cách hết mình, không tự kiểm duyệt, là chính cuộc
sống thực tại ở làng quê anh với những con người, những số phận… Qua bài
báo thấy Dương Hướng là một người nặng nghĩa tình với quê hương.
Bảo Ninh còn một lần trả lời Thanh niên, sè ra ngày 27/10-
3/11/1991. Tôi rất muốn được sống và viết ở TP Hồ Chí Minh, mét ước
muốn nói ra thành lời của Bảo Ninh đã được đặt làm tít báo. Bảo Ninh đã
nói giải thưởng năm nay là giải thưởng của tinh thần tự do sáng tác. Bài
phỏng vấn đã “bắt” được một thông tin mới chưa báo nào nói là: cuốn sách
lần đầu in bị đổi tên nhưng lần thứ hai in ở TP Hồ Chí Minh đã được để
đúng tên là Nỗi buồn chiến tranh.
Tuổi trẻ chủ nhật số ngày 10/11/1991 phỏng vấn tác giả cuối cùng
trong sè ba tác giả văn xuôi được giải: Nguyễn Khắc Trường. Vén màn
sương mù, tự tìm lấy lối ra là ý câu nói Nguyễn Khắc Trường thổ lộ khi nói
về quá trình viết của mình, đã được đưa làm tít bài. Nói chung bài phỏng vấn
không có gì đặc sắc, nhưng cũng thể hiện được quan điểm của Nguyễn Khắc
Trường về nghề văn, kể lại được quá trình viết cuốn sách này như thế nào.

Dẫu hơi muộn nhưng bài phỏng vấn Gặp ba “tân khoa” giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam 1991 cũng góp phần giúp độc giả hiểu thêm về các
tác giả của các tiểu thuyết. Gần như một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với
ba nhà văn trong một dịp họ về lại Trường viết văn Nguyễn Du, bài phỏng
vấn có cái tiết tấu sôi nổi không phù hợp với một tạp chí ra hàng tháng là
Văn nghệ quân đội. Nếu như nó xuất hiện hai tháng trước, khi giải thưởng
mới công bố thì sẽ hay hơn.
16
1.3. Từ sau khi giải thưởng được công bố với những tin bài nói trên,
việc giới thiệu về tác giả - tác phẩm đạt giải thưởng không còn là đề tài của
báo chí nữa. Song, như một cái “mốc” trong đời sống văn học, giải thưởng
trở thành thông tin đáng nhớ nhất mỗi khi người ta nhắc lại 3 tác phẩm này.
Điều đó lý giải vì sao quãng năm 1999-2003, khi hai tiểu thuyết Bến không
chồng và Mảnh đất lắm người nhiều ma được chuyển thể thành phim,
người ta vẫn nhắc đôi lời về nguồn gốc văn học của những bộ phim Êy. Ví
dụ như bài phê bình phim của tác giả Ngô Minh Nguyệt trên tạp chí Điện
ảnh ngày nay sè 72/2001 với tên Bến không chồng và chủ nghĩa khắc kỷ.
Ngay mở đầu tác giả viết: “Trong số những bộ phim được chờ đợi nhất của
năm 2000, Bến không chồng được nhiều người quan tâm hơn cả. Người
xem quan tâm bởi tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng
đã từng đoạt giải A của Hội Nhà văn 1992 và nó cũng đã có được chỗ đứng
trong lòng độc giả”. Hay như trường hợp phim Đất và người, ngay từ thông
tin đầu tiên trên tạp chí Điện ảnh kịch trường sè 154 (năm 2001) là Mảnh
đất lắm người nhiÒu ma lên phim, báo cũng dành gần trọn phần sa-pô để
nói về tiểu thuyết: “Là một cuốn tiểu thuyết được trao giải thưởng văn học
của Hội Nhà văn năm 1991, Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn
quân đội Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn vô cùng sâu sắc và hấp
dẫn. Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tốt và cái xấu, giữa
cánh này với cánh kia mượn danh nghĩa đoàn thể, Đảng để “đấu” nhau
thực chất là cuộc xung đột giữa các dòng họ trong một làng quê còn mang

nặng tư tưởng phong kiến…”.
Đó thực ra cũng là một cách thông tin về tác giả - tác phẩm mà với bất
kỳ một độc giả nào, cũng là thông tin còn đáng lưu tâm. Bởi vậy, cũng
không có gì lạ khi ra đời những tin nhắc “thoáng” qua các tiểu thuyết kiểu
17
như Tập đại thành tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Tuổi trẻ online,
13/2/2004), trong đó 2 trong sè 3 tác phẩm này được chọn in vào tuyển tập.
2. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG ĐƯỢC PHẢN
ÁNH TRONG CÁC TIỂU THUYẾT
2.1. ĐỒNG CẢM VỚI BẾN KHÔNG CHỒNG
Nói vậy, bởi tiểu thuyết này hầu như không gây tranh cãi trong cách
hiểu. Nhưng không phải không có gì để nói, vì rằng chính cảm giác “hiền”
mà tiểu thuyết tạo ra lại là điểm mạnh của nó: toàn bộ tiểu thuyết toát lên rất
rõ tấm lòng yêu thương trìu mến của nhà văn. Đến lượt mình, những cây bút
viết về tiểu thuyết Êy cũng có cùng một tình cảm, nhưng không chỉ đối với
cuộc sống hiện lên trong tiểu thuyết, mà còn là đối với nhà văn.
Ngay sau cuộc thảo luận ngày 16/3/1991 về tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Văn nghệ 23/3/1991 đã dành hai bài viết dày dặn và tâm
huyết về tiểu thuyết Bến không chồng. Không như tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma và Nỗi buồn chiến tranh khi vừa ra đời đã có nhiều ý
kiến tranh cãi (và đó là cơ sở để mở các cuộc thảo luận của báo Văn nghệ),
Bến không chồng được báo Văn nghệ quan tâm bằng một động thái khác.
Dưới đề dẫn đầu trang Về tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
là hai bài viết: Bức tranh làng quê và những số phận… (Nguyễn Văn
Long), Ngọn nguồn những ràng buộc (Bùi Việt Thắng). Báo Văn nghệ
làm như vậy không phải là cuốn sách của Dương Hướng không “lớn”, mà
vấn đề là dư luận báo chí tương đối “thuần nhất” trước cuốn tiểu thuyết này.
Bài của Nguyễn Văn Long mở đầu với nhận xét rằng “nhiều nét sinh
hoạt của một làng quê mô tả với cái nhìn gần gũi, quen thuộc”. Theo đó,
18

Nguyễn Văn Long chỉ cần liệt kê tên bến nước, dòng sông, quãng đồng…
cũng đủ gợi lên một không gian, một không khí làng quê Việt. Tuy vậy
Nguyễn Văn Long cũng nói ngay: “Cảm hứng chính của tác giả là hướng
vào số phận những con người trong một làng quê bình thường”, những “số
phận mang tính bi kịch của các nhân vật thuộc mấy thế hệ”. Tác giả chỉ ra
cái hiện thực đã chi phối số phận con người trong tiểu thuyết là ý thức dòng
họ. ý thức dòng họ, theo Nguyễn Văn Long, “vừa là một yếu tố góp phần
củng cố cộng đồng làng xã đồng thời lại cản trở nông thôn trên con đường
phát triển”. Và ông khẳng định, “các nhân vật chính trong Bến không
chồng đều chịu sự chi phối của các quan hệ và ý thức về tộc họ”. Đó là
nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh “không chồng” của mẹ Hạnh (bà Nhân) và
Hạnh, và bên kia là bất hạnh của những người đàn ông như Nguyễn Vạn,
Nghĩa… Cuối cùng tác giả đánh giá tiểu thuyết của Dương Hướng trong
tương quan với các tiểu thuyết khác: “Trong văn học những năm gần đây,
người đọc đã gặp không Ýt những số phận bi kịch. Thậm chí, có cảm tưởng
rằng nói cái bi bây giờ đã trở nên nhàm chán, chẳng mấy gây được chú ý
nữa (…) Trong Bến không chồng, Dương Hướng cho thấy là trong nhiều
trường hợp, con người vừa là nạn nhân mà cũng là thủ phạm của những tấn
bi kịch đời mình, họ phải chịu trách nhiệm một phần về số phận của mình.
Cách nhìn của anh theo tôi là đúng mức, bình tĩnh và khách quan mà vẫn
toát lên niềm tin và nỗi xót xa về con người”.
Bùi Việt Thắng thì muốn chỉ ra Ngọn nguồn những ràng buộc gây
nên những bi kịch đời người. Tác giả mở đầu bài viết bằng những câu hỏi
như: “Số phận là cái gì? Con người có trốn chạy số phận được không? Và
phải làm gì để sống (chứ không phải là tồn tại)? Bến không chồng nhằm
trả lời câu hỏi bức thiết và muôn thuở Êy”. Và tác giả nói ngay: “Cái được
19
trước hết của Bến không chồng là ở chỗ tác giả biết nói tới mọi chuyện
(chiến tranh, hoà bình, sự thăng trầm xã hội…) thông qua số phân con
người”, “tất cả khúc xạ qua số phận hai nhân vật: Nguyễn Vạn và Hạnh”.

Bi kịch của Nguyễn Vạn là do đâu? Là do “cái quyền được yêu thương tối
thiểu ở mỗi con người mà Vạn không dám nhìn nhận lại còn mặc cảm tội
lỗi”. Nhưng Bùi Việt Thắng không dừng ở Vạn, tác giả khái quát đó là vấn
đề của cả một lớp người: “Sự khủng hoảng tinh thần dẫn tới bế tắc của Vạn
không phải là một cái gì đơn lẻ, cá biệt. Mỗi người đã sống qua thời Vạn
sống đều có thể chia sẻ với nhân vật này những đồng cảm nhất định… Số
phận Vạn vì thế thấm đượm ý nghĩa cảnh tỉnh con người về nhân tình thế
thái”. Còn Hạnh, Hạnh khổ vì đâu? Tác giả kể lại cuộc đời của Hạnh như
thể chính mình đã thân thuộc vô cùng, rồi kết luận: “Những trang viết về
cuộc đời Hạnh mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc - chính chiến tranh đã làm
lỡ một thì con gái của Hạnh”. Và “không riêng gì Hạnh mà Dâu, Thuỷ -
những nhân vật nữ đáng yêu - cũng chịu chung số phận”.
Nhưng phải chăng chỉ có chiến tranh là “ngọn nguồn” những ràng
buộc gây nên bi kịch đời Hạnh và trước đó, Nguyễn Vạn? Tác giả nghĩ đến
điều khác: “Những số phận bất hạnh như Vạn, Hạnh, Nghĩa được đặt trên
cái nền làng Đông rất điển hình”. Một cái làng bé nhỏ, mang nhiều nét
truyền thống và cũng là nơi tích tụ những xung đột dữ dội, những tập quán
xấu làm quằn quại lòng người (mâu thuẫn dòng họ), sự “cai trị” của một chủ
tịch xã Đột không biết chữ, những cuộc đấu tố khủng khiếp làm cho cái làng
Đông trở nên xơ xác… Hẳn vậy: “Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói
về nỗi đau của con người”.
Tạp chí Tác phẩm mới số tháng 5/1991 có bài Hai bức tranh hiện
thực nông thôn (Nhân đọc Bến không chồng và Mảnh đất lắm người
20
nhiều ma). Hẳn tác giả đã lấy đề tài của các tiểu thuyết làm điểm xuất phát
cho bài viết của mình. Đề tài Êy là cái không gian làng quê vốn vẫn được
cày xới trong văn học nhưng không bao giờ cạn nguồn cảm hứng vô tận cho
các nhà văn. “Hai cây bút, mỗi người một phong cách, giọng điệu, hoàn
toàn khác nhau, nhưng cùng vẽ nên một bức tranh khá hiện thực về làng quê
Việt Nam hôm nay - khuôn hình thu nhỏ của đất nước”. Mạch viết của tác

giả là “trải” lại một bức tranh hiện thực mà tác giả từng đắm mình trong đó:
“từ hoà bình 1954 cải cách ruộng đất, qua sang thời chống Mỹ cứu nước
rồi hoà bình thống nhất 1975. Do sự súc tích và điển hình của câu chuyện,
có thể coi nó như “biên niên sử” làng quê”. Tác giả thuật lại các số phận, và
qua các số phận mà dựng lại bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn trước
mắt người đọc. Hai người yêu nhau không dám đến với nhau (Vạn – Nhân),
thế hệ sau của họ vượt trên hủ tục về dòng họ mà cưới nhau thì cũng vì
không có con (do thôi thúc của vấn đề dòng họ) mà tan vì gia đình. Hạnh
“nổi loạn” ăn nằm với Vạn (người yêu mẹ mình), và Vạn tự tử khi Hạnh
quyết định sống với ông!
Trả lời Tuổi trẻ chủ nhật sè ra ngày 1/9/1991, nhà văn Nguyễn Khải
đã coi giải thưởng năm nay là Một phủ định đáng mừng, vì “đã có một lớp
người đi sau đầy tài năng đang vượt qua lớp người đi trước”. Trong đó, ông
có nhắc tới Bến không chồng, và chính cũng lại vấn đề số phận con người
của tiểu thuyết làm cho Nguyễn Khải quan tâm nhất: “càng về sau, tôi càng
bị hấp dẫn vì câu chuyện, và nhất là nhân vật. Nhân vật của anh gây Ên
tượng mạnh, nhất là người thương binh trở về, với những quan hệ làng xóm,
công việc, và tình cảm riêng cùng những người phụ nữ ở đó. Số phận hết
sức tiêu biểu của những phụ nữ Êy đã cuốn hút người xem, chứ không phải
văn phong”.
21
Trong sè ba cuốn tiểu thuyết, cứ có cảm giác Bến không chồng mang
một vẻ “âm thầm” nào đó. Số lượng bài báo dành cho Bến không chồng
trong thư mục tìm được của chúng tôi là Ýt nhất. Nhưng nhất định cuốn tiểu
thuyết không “âm thầm” về mặt “chất lượng”. Chúng tôi nhận ra ở đây một
thái độ trân trọng và thân thiện vô cùng của các cây bút khi viết về tiểu
thuyết này. Nghĩ lại tấm lòng của nhà văn trong những trang những dòng
của tiểu thuyết, thấy hai mối cảm tình này có gì gần gụi nhau lắm. Một bên
là nhà văn dành cho nhân vật, một bên là nhà báo dành cho nhà văn. Nói vậy
không phải để nói hai quyển kia không gây sức hút và đam mê, chân thành

của người viết. Đều chân thành cả. Nhưng hình như những điều gì Ýt gai
góc, lại gần gụi với phần thân thương như mẹ ta, như chị ta, như cây đa bến
nước sân đình, Ýt phải dùng lý trí, thì dễ nói lời yêu thương hơn thì phải?
Thì đây, ở những dòng đầu tiên của mình khi viết về Bến không
chồng, Trung Trung Đỉnh nói ngay: “khi gập sách, lẩn mẩn đọc lại, những
con chữ li ti dày đặc, còn đang gây cảm giác bàng hoàng, hẳn Ýt người
quên Dương Hướng. Anh chiếm lĩnh tâm hồn người đọc bằng sức hút của
tấm lòng yêu thương nhân hậu, tự nhiên, không ồn ào văn vẻ với một bút lực
dồi dào đầy trách nhiệm. Dương Hướng là người có bản lĩnh, dám chịu
trách nhiệm trước các số phận bi ai…” (Trung Trung Đỉnh, Dương Hướng
và Bến không chồng, Tạp chí Văn nghệ quân đội số tháng 12/1991)
Một lần nữa, bức tranh làng quê trong tiểu thuyết Dương Hướng được
dựng lại, với những tên người, tên đất được Trung Trung Đỉnh kể lại không
sắp xếp, không trình tự, rất tự nhiên, tựa như nhớ gì viết nấy, chân thật vô
cùng. Tuy vậy, cái điều chính tác giả muốn nói lại là: “theo tôi, Dương
Hướng không nhằm vào đề tài. Anh khai thác đến tận cùng thân phận những
nhân vật chính như Nguyễn Vạn, như Nghĩa, Hạnh”. Nhưng phải nói, nhà
22
văn đặc biệt chú ý quan tâm đến người phu nữ: “Đọc Bến không chồng
không thể không nhắc tới thân phận người phụ nữ, từ bà Nhân mẹ Hạnh,
đến bà Khiên mẹ Nghĩa. Từ mụ Hơn đến cô Thắm, cô Thuỷ, cô Hạnh, cô Tí
Hin… Tác giả đặc biệt cảm thông và ưu ái, đặc biệt bao dung khi mô tả
hoàn cảnh và tính cách của họ”. Bởi vậy, Trung Trung Đỉnh mới có cảm
giác “người phụ nữ hiện lên qua Bến không chồng gần gũi với ta, tựa hồ
như đó là mẹ ta, em ta, chị ta, bạn ta, không phải mất công tìm hiểu lâu mới
cảm thông được”. Phát hiện ra mối cảm tình đặc biệt của Dương Hướng với
những kiếp người phụ nữ ở làng Đông, âu đó cũng là một điều đáng nhớ
trong bài phê bình của Trung Trung Đỉnh.
Gần đây, trên tạp chí điện tử Evan (www.evan.com.vn), tác giả Đoàn
Cầm Thi đã góp vào bài viết Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học

Việt Nam đương đại. Tác giả soi chiếu vào Bến không chồng ở góc độ mới:
“Sau Nguyễn Minh Châu, Dương Hướng là nhà văn phân tích thành công
những tình cảm tế nhị do chiến tranh nảy sinh (…) Trong Bến không
chồng, thứ tâm lý đặc biệt đó được Dương Hướng đẩy đến tận cùng: ở đây,
loạn luân không chỉ là ý nghĩ mà biến thành hành động”. Nguyễn Vạn trở
về từ Điện Biên, từng yêu mẹ Hạnh nhưng không dám đến với nhau. Khi
chồng Hạnh trở về từ chiến tranh chống Mỹ, vinh quang nhưng bất lực, gia
đình tan vỡ, Hạnh đã đến với Vạn trong một đêm “thác loạn”. Hạnh bỏ làng
rồi nhiều năm sau trở về với đứa con đã có với Vạn, và chứng kiến một bi
kịch mới: thấy xấu hổ, nhục nhã, Vạn đã tìm cho mình cái chết…
2.2. NHỮNG CẤP ĐỘ PHÁT HIỆN VỀ MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI
NHIỀU MA
23
Có thể gọi như thế cho những bài viết về hiện thực được phản ánh
trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Bởi rằng, bản thân tiểu
thuyết đã thể hiện rất rõ cái nó định nói, rất dễ nhận ra. Nhưng chính vì điều
đó mà có những ý kiến đánh giá lại chỉ đi được ở “vùng ven” của nó. Bên
cạnh đó lại có những ý kiến rất sâu sắc, mà như ở dưới đây, chúng ta sẽ thấy
ý kiến Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc
là đáng chú ý.
2.2.1. BÊN DƯỚI CỦA XUNG ĐỘT DÒNG HỌ LÀ GÌ?
Cuộc thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều

ma mở đầu
sinh hoạt văn học năm 1991 của báo Văn nghệ. Việc tiến hành cuộc thảo
luận xung quanh một tác phẩm văn học trên báo Văn nghệ là hoạt động
truyền thống, đặc trưng của tờ báo Văn nghệ, thể hiện tính dân chủ trong đời
sống văn học và báo chí. Nó cũng thể hiện tác phẩm phải có một giá trị nào
đó, và nhất là đang gây ra dư luận rộng rãi với những ý kiến có nông có sâu,
tất cả đều góp phần vào cái nhìn toàn diện về tác phẩm.

Hà Minh Đức nhận xét: “Anh Nguyễn Khắc Trường đã viết về nông
thôn với cách nhìn chân thực, chủ động làm bộc lộ được qua những trang
viết một nông thôn có nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt
và xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực… Nếp suy nghĩ và đạo lý phong
kiến lại mang bộ áo mới của tư tưởng và đạo đức cách mạng”.
Hồng Diệu cũng thấy: “Qua số phận cay đắng và bất hạnh của những
con người hiền lành, lương thiện, nhà văn vạch trần những thủ đoạn xấu,
những việc làm dã man người đời có thể nghĩ ra và thực hiện – mà ở đây
một phần quan trọng là bắt nguồn từ một nguyên cớ có ở nhiều vùng nông
thôn chúng ta lâu nay: sự tồn tại và mâu thuẫn giữa các dòng họ”.
24
Xuất phát từ cái nhìn tổng thể văn học viết về nông thôn từ trước đó,
Phong Lê nhìn thấy sự chuyển biến của một quá trình văn học: “Nông thôn
và người nông dân (…) có được đặt ra trong một số sáng tác vào những
năm chiến tranh, nhưng chưa được khơi sâu hoặc đi đến cùng, đã trở thành
đối tượng mô tả, quan sát trong văn học những năm 80”. Và “cuốn sách
mới của anh Nguyễn Khắc Trường đặt ra và gây được Ên tượng ở các vấn
đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen…”, rồi “Tóm lại đó là
nông thôn trong một tổng chân dung những con người vừa là tội nhân vừa
là nạn nhân…”. Cuốn sách của Nguyễn Khắc Trường, do đó mà “hấp dẫn ở
một số vỉa mới mà nó khai thác, gắn bó với những vấn đề chung, vừa thời sự
vừa lưu cữu của nông thôn chúng ta”.
Nhận xét của Bùi Đình Thi thực ra chỉ là một cách diễn đạt khác về
vấn đề dòng họ trong tiểu thuyết: “ở nông thôn bấy lâu nay lại không hẳn
chỉ là vấn đề ruộng đất, mà còn trên tất cả là một đời sống văn hoá. Và
trong đó, vấn đề dòng họ, huyết thống, đi cùng với nó là những nền nếp,
những tập quán phong tục, là vô cùng quan trọng”.
Ngô Thảo thì chú ý đến không khí trong tác phẩm gợi ra: “Có cái gì
cứ quấn quẫn thế giới tình cảm, tinh thần của con người không dứt ra được.
ở đây con người bị cuốn chặt vào guồng quay của sự thù hận, bỏ quên mất

lạc thú của cuộc sống lao động xây dựng và yêu thương. Những người
lương thiện với tình cảm trong sáng thành vật hi sinh. Thế giới nông thôn
hiện ra thật đau lòng. Nhưng mà thật quá, trung thực quá”.
Có vẻ là một suy nghĩ không mới mẻ gì, Trần Đình Sử viết: “Nhà văn
đã đề xuất một hiện tượng xã hội nghiêm trọng đáng quan tâm trong cuộc
sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang trở ngại cho sự nghiệp xây
dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn”. Nhưng hoá ra chỉ có ông
25

×