Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.97 MB, 99 trang )

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH
CHƯƠNG I: TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT
I. Một số khái niệm và thuật ngữ
1.1. Nghệ thuật, khái niệm về nghệ thuật
Nghệ thuật theo nghĩa rộng là để chỉ những hoạt động của con người đã
đạt đến trình độ điêu luyện, khéo léo, tinh xảo.
Ví dụ: Người ta có thể nói: “Một cú sút bóng rất nghệ thuật”, “Một
cách bày biện rất nghệ thuật” Như vậy, trong nghĩa này nghệ thuật đồng
nghĩa với một tài nghệ nào đó của con người.
Nghệ thuật với nghĩa thứ hai, hẹp hơn - dùng để chỉ một loại hoạt động
của con người nhằm sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực dụng,
vừa có khả năng làm đẹp cho đời, nó đem lại những xúc cảm thẩm mỹ nhất
định. Đó là công việc sáng tạo của những người làm đồ thủ công mỹ nghệ,
công việc của người thiết kế thời trang Họ được coi là những “nghệ sỹ”
sáng tác theo nguyên tắc của cái đẹp.
Trong thẩm mỹ học và lý luận văn học, cụm từ nghệ thuật được dùng
để chỉ một hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù. Đây là một lĩnh vực rất đa
dạng, được biểu hiện qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như Hội hoạ,
Đồ hoạ, Điêu khắc, Nghệ thuật sân khấu, Nghệ thuật múa, Điện ảnh, Âm nhạc
v.v Đó cũng là nghĩa hẹp nhất của cụm từ nghệ thuật.
1.2. Mỹ thuật
Mỹ thuật là cụm từ dùng để chỉ những loại hình nghệ thuật có quan hệ
đến sự thụ cảm bằng mắt, và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật
chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng gỗ, giấy, vải, trên tường hoặc trong
một môi trường không gian nào đấy như trong nhà, ngoài trời.
1
Bàn đến ngôn ngữ mỹ thuật, người ta thường quan tâm đến các yếu tố:
Đường nét, màu sắc, hình khối, sự sắp xếp bố cục, nhịp điệu Mỗi loại hình
đó đều có cách biểu hiện khác nhau - tuỳ thuộc vào đặc trưng ngôn ngữ của
mỗi loại hình đó.
Ví dụ: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc


1.2.1. Hội hoạ
Hội hoạ là loại hình nghệ thuật đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian
trên bề mặt. Đó là một không gian ảo, chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác.
Nói đến hội hoạ là phải nói đến tính không gian. Mặt khác, mỗi vật thể tồn tại
trong không gian đều có một hình dạng, màu sắc nhất định. Ánh sáng giúp ta
nhận ra hình dáng, kích thước và màu sắc của chúng. Như vậy, một đặc trưng
nữa của hội hoạ đó là tính tạo hình trực tiếp bằng các yếu tố ngôn ngữ hình
khối, màu sắc, đường nét Hình và màu là hai yếu tố cơ bản trong hội hoạ.
Hội hoạ là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến nhất.
1.2.2. Đồ họa
Cũng như hội hoạ, đồ hoạ sử dụng đường nét, chấm, vạch làm ngôn
ngữ chính ngôn ngữ chủ yếu và cơ bản để thể hiện ý tưởng.
“Nét” trong đồ hoạ không hoàn toàn là nét vẽ mà có khi là những nhát
khắc, những nét vạch chấm to nhỏ, nông sâu, mau thưa, để dựng lên hình
tượng. Đặc trưng ngôn ngữ của đồ hoạ còn là những mảng màu mang sắc thái
riêng. Mảng trong đồ hoạ có khi do đường nét bao quanh tạo thành, có khi do
tập hợp nhiều chấm vạch, nhiều nét tạo nên. Mảng tạo cho hình tượng vững
chãi, tạo độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nông sâu, khả năng tạo khối trên tác
phẩm. Và trong nhiều hình tượng, mảng kết hợp với đường nét tạo ra “tiếng
nói” hình thức cho tác phẩm. Màu sắc có tác dụng làm tiếng nói mạnh mẽ ở
một số thể loại: đồ hoạ giá vẽ, đồ hoạ sách báo. Trong tranh áp phích hay
tranh cổ động, yếu tố hình hoạ, màu sắc và chữ viết là những yếu tố hết sức
2
quan trọng. Nếu yêu cầu về hình hoạ là điển hình, dứt khoát, khoẻ khoắn, thì
màu sắc phải rõ ràng, mạnh mẽ, trong sáng và gợi cảm.
1.2.3. Điêu khắc
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá,
đồng, đất, thạch cao để tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Nó tồn tại và chiếm
chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, gò, nặn.
Cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình, điêu khắc có chung kênh

ngôn ngữ như nhiều bộ môn nghệ thuật tạo hình khác. Đó là hình khối, đường
nét, màu sắc nhưng do đặc trưng riêng biệt của điêu khắc nên các yếu tố này
chỉ được khái thác ở những góc độ khác với hội hoạ và đồ hoạ (khối lồi, khối
lõm, khối cứng, khối mềm, khối đóng, khối mở, khối tĩnh, khối động ). Mỗi
cách sáng tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: Khối lõm, khối mềm, khối mở
gây cảm giác động và ngược lại, khối lồi, khối cứng và khối đóng gây cảm
giác tĩnh.
Trong điêu khắc, khối hình là có thực, nó tồn tại trong không gian ba
chiều: ta hoàn toàn có thể cảm nhận nó bằng súc giác, có thể đi xung quanh và
nhận ra sự biến động phong phú của nó qua mỗi hướng nhìn. Đây cũng là đặc
trưng cơ bản nhất của điêu khắc.
1.3. Khái niệm về tạo hình
1.3.1. Tạo hình nghệ thuật (nói chung)
Ngay từ thế kỷ XVIII, con người đã tìm ra các phương pháp dùng màu
sắc đậm nhạt, sáng tối hoặc bằng đường nét kết hợp với màu sắc để diễn tả
không gian ba chiều, không gian hình khối của đối tượng vật thể. Ngay trong
các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, muốn biểu hiện một vật thể trên
mặt phẳng, người ta cũng thường dùng các phép chiếu, tức tìm cách in vật thể
đó lên mặt phẳng bằng những hình chiếu của nó.
3
Như vậy, về thực chất, đó cũng là phương pháp tạo dựng lại hình ảnh
khi được xác định trước các thông số kỹ thuật làm điều kiện.
Trên góc độ nghệ thuật, phối cảnh ước lệ không phải là một ứng dụng
hình học đơn thuần, cũng không phải là một hình thức diễn đạt một cách thô
sơ không gian của nghệ thuật cổ, mà là, sự thể hiện cách nhìn, cách nghĩ riêng
của tác giả trước sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội. Nếu trong
cách nhìn thông thường, các hình ảnh trước mắt biểu hiện mối quan hệ giữa
chủ thể và khách thể ở một điểm và một thời gian nhất định thì mối quan hệ
đó trong bối cảnh ước lệ được đặt trong những điều kiện không gian và thời
gian rộng rãi hơn.

Do tính chất ước lệ, khung cảnh trong tác phẩm không hiện ra như thực
tế. Muốn có sự đồng nhất trong hình thức thể hiện khi các hình tượng nghệ
thuật mang tính ước lệ, thì đối tượng thể hiện phải mang tính “cách điệu hoá”.
Trong các loại hình nghệ thuật nói chung, mỗi loại hình đều có ngôn
ngữ riêng và phương pháp xây dựng hình tượng riêng. Tuy vậy, nhìn một
cách bao quát, việc xây dựng hình tượng trong các ngành hội hoạ, đồ hoạ,
điêu khắc cũng như trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác đều có một
điểm chung, đó là tính “cách điệu” và tính “ước lệ”.
Hình tượng trong tác phẩm, ý tưởng thể hiện của tác giả khi muốn mô
phỏng về hiện thực được thể hiện bằng phương pháp phân tích, tổng hợp từ
các hình mẫu trong cuộc sống để xây dựng nên một điển hình hoàn chỉnh. Ở
đây, người nghệ sỹ không nhất thiết phải trực tiếp với đối tượng, sự kiện mà
thông qua con đường tư duy gián tiếp để tạo dựng tác phẩm. Bằng tư duy
sáng tạo, các tác giả tự khái quát hoá hiện thực theo một cách nhìn, một quan
điểm nhất định.
Như vậy, tạo hình nghệ thuật về thực chất là xây dựng các hình tượng
nghệ thuật mang tính điển hình cao. Những hình tượng nghệ thuật ấy là bức
tranh vừa cụ thể, vừa khái quát về hiện thực, được xây dựng bằng phương
4
pháp hư cấu và có ý nghĩa mỹ học. Nói cách khác hình tượng nghệ thuật là
đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là kết quả nhận thức
thực tiễn của người nghệ sỹ, người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
1.3.2. Tạo hình nhiếp ảnh
Chúng ta đã biết, các ngành nghệ thuật đều dùng hình tượng để phản
ánh hiện thực. Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật chính là những “hình
ảnh”, những “bức tranh” được chọn lọc từ
hiện thực cuộc sống có tính khái quát điển
hình, gợi cảm xúc thẩm mỹ cho người xem.
Ở đó, các nhà sáng tạo nghệ thuật đều thông
qua những tác phẩm của mình để khắc hoạ

lại hiện thực cuộc sống, sinh hoạt của một
tầng lớp người, một chế độ xã hội nhất định.
Dù mỗi loại hình nghệ thuật đều có tiếng
nói riêng, nhưng giữa chúng vẫn có điểm
giống nhau là các tác giả đều có thể hư cấu,
mô phỏng hoặc thêm bớt chi tiết. Nhưng tạo
hình nhiếp ảnh thì hoàn toàn khác, người
phóng viên, nghệ sỹ nhiếp ảnh không thể có được tác phẩm nếu không trực
tiếp quan sát, chứng kiến sự kiện hiện tượng. Nói cách khác nhiếp ảnh không
thể tạo hình bằng cách góp nhặt, tập hợp lại các tính cách, những thuộc tính
riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng để xây dựng thành một chỉnh thể “bức
tranh” mang tính khái quát, mà nhiếp ảnh phải tạo hình từ chính cuộc sống
thực, vạn vật thực đang diễn ra trước mắt tác giả, và những con người cụ thể,
sự việc cụ thể, xảy ra trong những hoàn cảnh không gian, thời gian xác định,
bằng phương pháp chọn lựa từ những khía cạnh bản chất, những đặc trưng
điển hình, những hoạt động tiêu biểu trong khoảnh khắc chân thực nhất của
đối tượng sự kiện.
5
Ví dụ: Để ca ngợi thành tích một đơn vị, một cá nhân nào đó, sau khi đã
xác định rõ chủ đề cần phản ánh, người phóng viên cần lựa chọn hình ảnh đưa
lên báo là hình ảnh gì, ai là người cần giới thiệu, chụp vào “pha” hoạt động
nào của sự kiện, thời điểm bấm máy ra sao “để lột tả” đúng bản chất, đúng
đặc trưng của công việc? Vì thế, người phóng viên phải thường xuyên theo
dõi, bám sát đối tượng để ghi hình.
Tuy nhiên, để có
được những hình ảnh sinh
động, người làm báo cần
tránh cả hai khuynh hướng
“chủ nghĩa tự nhiên” và
“chủ nghĩa hình thức”.

Chủ nghĩa tự nhiên là thấy
gì chụp nấy, không phân
biệt đâu là hiện tượng, đâu
là bản chất, đâu là những đặc điểm thứ yếu, đâu là đặc trưng cơ bản, đồng
thời không tôn trọng các quy luật tạo hình, không chọn lựa trong khi bấm
máy. Còn chủ nghĩa hình thức nghĩa là xây dựng “hình tượng” chỉ chú ý đến
vẻ đẹp bề ngoài mà không quan tâm đến các yêu cầu về nội dung, hoặc đi tìm
những khía cạnh kỳ lạ qua hiện tượng. Để hình ảnh được chau chuốt, nuột nà,
người chụp sẵn sàng áp đặt ý tưởng riêng, can thiệp quá sâu vào đối tượng
cần thể hiện Cả hai cách làm trên hình ảnh đều kém sinh động, thiếu sức
thuyết phục.
Từ những phân tích trên có thể kết luận:
Tạo hình nhiếp ảnh là sự vận dụng tổng hợp các yếu tố hình hoạ trong
tự nhiên như ánh sáng, màu sắc đường nét, nhịp điệu, góc độ, bố cục, độ
nét nhằm ghi hình đối tượng một cách nhanh nhạy nhất, bản chất nhất,
chân thực nhất thông qua sự cảm thụ trực tiếp của tác giả.
6
1.4. Mối liên hệ giữa hội hoạ đồ hoạ, điêu khắc và nhiếp ảnh
Cùng là người bạn đồng hành trong làng nghệ thuật tạo hình, nhưng xét
trên phương diện nào đó thì nhiếp ảnh có nhiều ưu thế so với hội hoạ, đồ hoạ
điêu khắc, đặc biệt ở tính chân thật về tài liệu. Đây chính là điều khiến người
xem tin tưởng vào những gì mà bức ảnh mang lại. Trong một số trường hợp
có những bức ảnh người nghệ sĩ có thể bố trí, sắp đặt không đúng với thực tế
nhưng vẫn có thể làm cho người xem tin là có thật. Chẳng hạn “Nối sáng”,
“Biển kết hoa” Có nghĩa là vì lý do nào đó, người nghệ sỹ không thoả mãn
với những cái mà anh ta nhìn
thấy, anh ta sẵn sàng tổ chức,
sắp xếp lại theo trí tưởng tượng
của mình, mặc dù sự tưởng
tượng đó xa thực tế, nhưng bức

ảnh vẫn gây ấn tượng chứ không
có dấu hiệu nào chứng tỏ là phi
lý, phi nghệ thuật.
Việc “khắc phục” tính hiện thực tài liệu trong nhiếp ảnh để trở thành
nghệ thuật là một điều hết sức khó khăn. Nghệ sỹ nào vượt qua được tính tài
liệu hiện thực thuần tuý của ảnh để trở thành tác phẩm nghệ thuật, đó mới
chính là giá trị đích thực của nghệ thuật nhiếp ảnh.
Xét về bản chất thì cái mạnh nhất và là điều cơ bản nhất làm cho nghệ
thuật nhiếp ảnh khác với hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc là sự phản ánh hiện
thực mang tính tài liệu nghệ thuật. Đây cũng chính là điều đầu tiên và cơ bản
làm cho nghệ thuật nhiếp ảnh có vị trí xứng đáng trong đội ngũ của ngành
nghệ thuật tạo hình. Trong đội ngũ này, nhiếp ảnh chiếm lấy khoảng trống
trong giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử văn học nghệ thuật. Bởi lẽ, ý định
tạo hình cộng với sự tái hiện thế giới khách quan vừa chính xác về tài liệu vừa
mang tính nghệ thuật, mà điều này không thể thực hiện đối với các ngành tạo
7
hình hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc Vì vậy, nếu hội hoạ, điêu khắc đi theo
trường phái tả thực một cách trung thành tuyệt đối sẽ rơi vào chủ nghĩa tự
nhiên hay “chủ nghĩa nhiếp ảnh” trong hội hoạ.
Thẩm mỹ học khẳng định rằng, nghệ thuật tạo hình hội hoạ, điêu khắc
không đặt ra cho mình nhiệm vụ tái hiện thực tế khách quan vừa đạt tính tài
liệu, vừa đạt tính nghệ thuật. Bởi hội hoạ, điêu khắc không thể cùng một lúc
giải quyết được hai nhiệm vụ vừa nghệ thuật vừa hiện thực, kết cục nó sẽ làm
hỏng tác phẩm. Sự bay bổng của trí tượng tượng và sự mong muốn khái quát
hoá hình tượng hoàn toàn không thể dung hoà với việc ghi chép trung thành
cái cụ thể, cái ngẫu nhiên. Nghệ thuật nhiếp ảnh phát triển mở ra cho các
ngành nghệ thuật tạo hình phương hướng giải quyết nhiệm vụ này: Nhiệm vụ
phản ánh thực tế khách quan vừa có tính nghệ thuật vừa mang tính tài liệu, mà
điều đối với hội hoạ, điêu khắc là không thể thực hiện được.
Nghệ thuật nhiếp ảnh tồn tại được và có vị trí xứng đáng trong đại gia

đình nghệ thuật tạo hình chính là vì nó hoàn toàn xuất sắc “trong sự nghiệp”
kết hợp giữa tính nghệ thuật và tính tài liệu hiện thực.
Trong sáng tác ảnh nghệ thuật, một số nghệ sĩ đã dùng những biện pháp
kỹ thuật, kỹ xảo để tạo ra những bức ảnh giống tranh khắc gỗ như ảnh phân
sắc độ, ảnh nổi hoặc ảnh bán âm làm mất đi cơ sở hiện thực tài liệu của bức
ảnh. Những bức ảnh như vậy dù sao cũng không thể loại ra khỏi nghệ thuật
nhiếp ảnh hoặc đối lập với nghệ thuật nhiếp ảnh. Bởi dưới một phương diện
nào đó nhiếp ảnh nghệ thuật chấp nhận các thủ pháp, kỹ xảo, miễn là nó
không làm mất đi bản chất vốn có của nghệ thuật nhiếp ảnh là tạo hình nhanh,
tạo hình trực tiếp.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định: nhiếp ảnh tham
gia đội ngũ nghệ thuật tạo hình đã làm cho đội ngũ này trở nên phong phú đầy
đủ, chặt chẽ và bổ sung thế mạnh cho nhau.
8
Cũng giống như hội hoạ, nghệ thuật nhiếp ảnh có thể được hiểu là
“nghệ thuật nhìn”, là cách nhìn thế giới xung quanh ta một cách sáng tạo và
độc đáo. Đó là cách hướng con người tới cái nhìn thẩm mỹ của tâm hồn.
Nghệ thuật nhiếp ảnh là nghệ thuật của sự xúc cảm trong khoảnh khắc. Chúng
ta không thể tìm cách giữ lại một sự kiện, sự việc, hiện tượng đang chuyển
động mãnh liệt nhưng nhiếp ảnh thì có thể, nó giúp ta giữ lại những cảm xúc
tràn đầy của sự sống - những khoảnh khắc bất tử.
II. Đặc trưng của tạo hình nhiếp ảnh
Đặc trưng là những nét tương đối khác biệt giữa nhiếp ảnh với các
ngành nghệ thuật tạo hình khác. Về cơ bản, chúng ta sẽ xem xét mấy điểm
dưới đây:
2.1. Nhiếp ảnh tạo hình xác thực, trực tiếp
Xác thực là đối tượng đang tồn tại “bằng xương, bằng thịt mà mắt ta có
thể nhìn thấy, nó tác động trực tiếp vào trí não con người. Trong các lĩnh vực
sáng tạo nghệ thuật, về cơ bản, người nghệ sỹ không nhất thiết phải có mặt để
chứng kiến đối tượng, sự kiện, mà họ hoàn toàn có thể tư duy tưởng tượng để

tái tạo lại hiện thực và xây dựng
nên “bức tranh” khái quát về
hiện thực đó. Hay cho dù, người
nghệ sỹ có đứng trước đối tượng
thì khi tác nghiệp, họ vẫn chó
thể “biến đổi” màu sắc, sắp xếp
vị trí, thêm bớt chi tiết theo ý
thích, miễn sao tác phẩm của họ
tạo được cảm xúc và đạt hiệu quả nhất Với nhiếp ảnh thì khác, sự thật mà
người cầm máy ghi lại là sự thật “một trăm phần trăm”, không thêm bớt. Vì
ảnh chính là sự “sao chép”, nên khi tái hiện lại sự vật, nhà nhiếp ảnh phải có
mặt tại hiện trường, trong khoảng thời gian, không gian được xác định.
9
Ở đây, họ tập trung quan sát cặn kẽ từng chi tiết, từng diễn biến của
cuộc sống, đặc biệt là những biểu hiện về tư tưởng, tình cảm qua từng nhân
vật, từ đó đánh giá phân tích, lựa chọn thời khắc đặc trưng nhất, nổi bật nhất
để bấm máy. Hơn nữa nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh cũng không thể di chuyển
các thành phần của đối tượng, bắt chúng tập trung lại trong thị trường của ống
kính máy ảnh. Trường hợp nếu muốn thay đổi, nhà nhiếp ảnh chỉ có thể bằng
cách tự xê dịch vị trí đứng, góc chụp cho đến khi đối tượng “lọt vào” điểm
nhìn thích hợp trong khuôn hình. Và, khi nhà nhiếp ảnh ghi lại cái đang hiện
hữu trước mắt họ, thì họ cũng không thể loại bỏ ngay những chi tiết có cản trở
đến bố cục của bức ảnh. Ngược lại, với hội hoạ - ngành có nhiều nét tương
đồng với nhiếp ảnh - thì chức năng ghi nhớ, tưởng tượng lại là một ưu thế. Do
vậy, người hoạ sỹ không bị lệ thuộc vào đối tượng có đang tồn tại trước mắt
họ hay không? Ví dụ như vẽ cảnh hoàng hôn, bình minh, một chậu hoa hay
một góc cắt nào đó chẳng hạn. Thậm trí xa hơn nữa, họ có thể tái hiện lại sự
kiện đã xảy ra trong qúa khứ, hay mô phỏng những tình huống sẽ diễn tiến
trong tương lai, một cách rất dễ dàng.
Nếu đem so sánh nhiếp ảnh với văn học và các ngành nghệ thuật khác

chúng ta sẽ thấy rất rõ: Bằng ngôn ngữ, hệ thống âm thanh được kết hợp một
cách có quy luật, thì văn học và âm nhạc gián tiếp gợi lên trong người đọc,
người nghe những liên tưởng có hình tượng. Nhà văn, nhà soạn nhạc dùng trí
tưởng tượng để hình thành một loại “hình tượng” nghệ thuật cho tác phẩm.
Người đọc, người nghe đến lượt mình lại dùng trí tưởng tượng để tiếp thu
những hình tượng nghệ thuật đó.
Như vậy, trong khi văn học dùng ngôn ngữ viết, âm nhạc dùng âm
thanh, điêu khắc dùng hình khối, hội hoạ dùng màu sắc thì nhiếp ảnh lại dùng
ánh sáng làm phương tiện và chất liệu tạo hình cơ bản. Không có ánh sáng thì
không có nhiếp ảnh là vậy.
10
Tóm lại, các nhà văn, nhà thơ, hoạ sỹ muốn sáng tác về một đề tài,
chủ đề nào đó, họ có thể nghe qua người khác kể lại, tường thuật lại, từ đó gợi
cảm xúc để người nghệ sỹ hình thành tác phẩm của mình. Thế nhưng, cũng
vấn đề ấy, sự việc ấy, người làm báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh không thể hình thành
được tác phẩm - dù là tồi nhất - nếu không có mặt tại hiện trường, tiếp xúc với
đội tượng sự kiện.
2.2. Nhiếp ảnh tạo hình trong một thời điểm
Như trên đã đề cập, các ngành hội hoạ, điêu khắc quá trình sáng tạo
tác phẩm không phụ thuộc vào thời gian, không gian nhất định, đó là đặc
trưng riêng của mỗi loại hình thì chất lượng nghệ thuật cũng như hồn cốt của
một tác phẩm ảnh lại hoàn toàn ngược lại. Chính cái giây phút bấm máy - dù
rất ngắn ngủi ấy quyết định thời khắc
hội tụ tất cả những gì mà tác giả
muốn gửi gắm qua ống kính. Nói như
vậy cũng có nghĩa là, trong các lĩnh
vực hoạt động nghệ thuật - trực tiếp là
nghệ thuật tạo hình, người nghệ sỹ
muốn cho ra đời một tác phẩm, chí ít
họ cũng phải cần khoảng thời gian vật

chất khá dài mới đáp ứng yêu cầu
nhất định, thậm trí có những tác phẩm
phải làm đi làm lại nhiều lần và mất
hàng tháng, hằng năm mới hoàn thành
(Nụ cười mê hồn của Neonadvanci chẳng hạn). Thế nhưng, đối với nhiếp ảnh,
khả năng tạo hình nhanh, tạo hình trong một thời điểm, thực sự là một thế
mạnh tuyệt đối. Đặc biệt, trong thời đại khoa học kỹ thuật, khoa học công
nghệ phát triển, khi mà các nhà khoa học đã sáng chế ra những loại máy ảnh
có tốc độ cửa chập nhanh tới một phần một vài nghìn giây; phim ảnh, bộ thẻ
11
nhớ của máy ảnh KTS có độ nhạy rất cao; thì chỉ cần một khoảnh khắc cực
ngắn nhiếp ảnh có thể ghi lại một sự kiện trọng đại, một minh chứng sống của
lịch sử.
Vì, nhiếp ảnh có thế mạnh là tạo hình nhanh, tạo hình trong một thời
điểm, nên các nhà lý luận, các nghệ sỹ sáng tác cũng như những ai quý trọng
bộ môn nghệ thuật này đã gọi nó bằng cái tên rất hình ảnh và khái quát - nghệ
thuật “ngưng đọng thời gian”.
(Nội dung này sẽ được trình bày kỹ ở phần giây phút bấm máy).
2.3. Nhiếp ảnh tạo hình mang tính biên bản, tính tài liệu
Ngày nay, khi truyền hình đã phát triển mạnh mẽ bằng việc thông tin
những hình ảnh chuyển động, truyền hình có sức hấp dẫn lớn đối với người
xem. Song dù truyền hình có phát triển đến đâu, nhiếp ảnh vẫn là loại hình có
thế mạnh nhất định trong việc truyền tải thông tin với những hình ảnh chân
thực, sinh động, có sức hấp dẫn bạn đọc. Chính cái giây phút làm “ngưng
đọng cuộc sống” là đặc điểm và thế mạnh không gì so sánh được của nhiếp
ảnh. Với khả năng đó, nhiếp ảnh có thể thực hiện tốt chức năng thông tin và
tư liệu của báo chí.
12
Tính tư liệu của ảnh được xem xét trên hai khía cạnh: Về mặt kỹ thuật,
cơ sở của tính tư liệu chính là tính chất phản ánh hình ảnh cụ thể, trực tiếp và

tạo hình trong một thời điểm. Về mặt nội dung thông tin thì tài liệu chính là
hình ảnh lịch sử, chân thực và sống động. Ở khía cạnh này, tài liệu được hiểu
là khả năng lưu giữ thông tin có ý nghĩa xã hội rộng rãi, có giá trị truyền
thống, giá trị xã hội cao. Sự chính xác về tạo hình tới từng chi tiết của ảnh mà
các ngành nghệ thuật khác khó đạt tới, được coi là cơ sở để độc giả tin vào
tính chân thật và xác thực của ảnh.
Thường thì, một tài liệu ghi chép chính xác chân thực một hoạt động
của thực tiễn tốt đã mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Nhưng để có một bức
ảnh có giá trị tài liệu, nhà nhiếp ảnh không chỉ đi vào khai thác những vấn đề
có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn phải thể hiện nó sao cho có sức cảm hoá
người xem. Lịch sử đã qua đi thì không bao giờ lập lại. Sự ghi nhận trung
thực lịch sử ấy, bản thân nó đã là một tài liệu quý. Nhưng, nhà nhiếp ảnh biết
lựa chọn khoảnh khắc có ý nghĩa sâu sắc nhất thì giá trị của bức ảnh sẽ tăng
lên rất nhiều. Giá trị tài liệu của ảnh đạt được chính là nhờ ở vấn đề xã hội
được đặt ra từ sự ghi chép hình ảnh.
Ý nghĩa to lớn của tài liệu nhiếp ảnh còn ở chỗ nhiếp ảnh không phản
ánh được hiện thực quá khứ. Nó chỉ có thể phản ánh được hiện thực đang xảy
ra, đang tiếp diễn. Nhà nhiếp ảnh chỉ có sống trong cuộc sống thực, sống
trong lòng các sự kiện đang xảy ra, đang tiếp diễn thì mới có những bức ảnh
có giá trị tài liệu cao. Bộ ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, hay
nạn đói năm Ất Dậu (1945) chỉ có được khi các nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng
Định, Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh sống ở thời đại ấy, chứng kiến các sự
kiện ấy.
Nhờ tính chất nguyên bản, tính xác thực mà mỗi tác phẩm ảnh ra đời
được xã hội thừa nhận, đều có sức thuyết phục lớn, độ tin cậy cao, mãi mãi là
kho tư liệu vô giá của nhân loại.
13
Như vậy, nhà nhiếp ảnh là chứng nhân của lịch sử - những người chép
sử bằng hình ảnh.
2.4. Nhiếp ảnh thể hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng

Mọi vật thể trong vũ trụ, dù lớn hay nhỏ đến đâu cũng đều tồn tại dưới
dạng hình khối nhất định. Bởi thế, nếu như trong các ngành kiến trúc, điêu
khắc người ta có thể dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để đo lường và
tính toán khá chính xác thể tích của hính tượng vật thể trong tác phẩm, thì đó
là bởi các hình tượng nghệ thuật ấy cũng được tạo dựng thành những hình
khối có đủ ba chiều của nó - chiều cao, chiều ngang, chiều dày hay còn gọi là
chiều sâu.
Khác với các ngành nghệ thuật tạo hình nói trên, “hình tượng” trong tác
phẩm ảnh không thể cân, đo đối tượng với đủ ba chiều như bản thân sự vật
cần phản ánh, mà do những đặc trưng của nó, nhiếp ảnh hoàn toàn thể hiện rõ
không gian ba chiều - hình thù lập thể của đối tượng, sự vật trên một mặt
phẳng của phim và giấy ảnh. Nói cách khác, nghệ thuật ảnh có khả năng tạo
cảm giác chiều sâu của cảnh trường trong tác phẩm.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, không phải tất cả các bức ảnh đều có
khả năng biểu hiện không gian hình khối, chiều sâu của cảnh vật như nhau,
mà nó còn tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng các yếu tố kỹ thuật tạo hình của
14
mỗi tác giả. Nắm vững đặc trưng này sẽ giúp các nhà nhiếp ảnh sáng tạo được
những tác phẩm ảnh sinh động, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
2.5. Nhiếp ảnh mang đặc trưng “ngôn ngữ đại chúng”
Trong văn học nghệ thuật không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu được,
nắm bắt được nội dung mà tác phẩm cần chuyển tải ngay từ lần tiếp xúc đầu
tiên. Hay nói cách khác là, nó không thể đáp ứng được ngay nhu cầu của mọi
độc giả, mọi dân tộc, quốc gia trên hành tinh; đó là vì sự bất đồng về ngôn
ngữ nói và viết
Song, nhiếp ảnh ra đời, ngành nghệ
thuật non trẻ này đã mở ra cho con người
những chân trời mới. Tạo hình nhiếp ảnh,
với ngôn ngữ trực tiếp và trực giác là hình
ảnh - thông tin bằng thị giác, sau nữa mới

đến chú thích. Bởi vậy, nó đã trở thành một
thứ ngôn ngữ chung “ngôn ngữ quốc tế”
đúng như Giáo sư Bozoban Todorow
(Bungari) đã khẳng định: “Nhiếp ảnh sử
dụng một thứ ngôn ngữ mà mọi người đều
hiểu. Không như sự thông tin bằng lời nói,
ảnh có thể vượt qua mọi hàng rào về chủng
tộc và ngôn ngữ, qua đó mở ra một cánh
cửa mới để đi đến trí thức”.
15
CHƯƠNG II:
ÁNH SÁNG TRONG TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH
Đặc trưng bao trùm và nổi bật của nghệ thuật nhiếp ảnh là ghi thực -
trực tiếp và tạo hình trong một thời điểm. Đó cũng là ưu thế tuyệt đối của
nhiếp ảnh mà các ngành nghệ thuật tạo hình khác không thể có được. Thông
qua bức ảnh, người xem không chỉ thấy được thực tế đã xảy ra như thế nào
một cách trực quan, sinh động nhất mà còn thấy cả cảm xúc nghệ thuật của
tác giả; thấy được ý đồ, tư tưởng của người chụp trong việc phản ánh thực tế
đó.
Sau khi đã xác định đề tài, xây dựng được chủ đề và lựa chọn đối tượng
cần phản ánh, việc tiếp theo vô cùng quan trọng, thậm trí góp phần quyết
định, tạo nên giá trị của tác phẩm là việc vận dụng tổng hợp các yếu tố sẵn có
trong tự nhiên để tạo hình tác phẩm đạt hiệu quả. Yếu tố “hồn cốt” đó là ánh
sáng.
I. Bản chất sóng của ánh sáng
Ánh sáng là một dạng năng lượng, giống như nhiệt, âm thanh hay điện
- là dòng các hạt proton (quang tử) lan truyền theo sóng điện từ với vận tốc
300.000 km/giây.
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng như những gợn sóng, chỉ khác là nó toả
ra cả ba chiều trong không gian chứ không chỉ chuyển động trên một mặt

phẳng duy nhất. Ánh sáng chuyển động theo hình sin, khoảng cách từ đỉnh nọ
đến đỉnh kia được gọi là một bước sóng. Đơn vị bước sóng tính bằng nanomet
(viết tắt là n m). Một Nanomét bằng một phần triệu milimét.
Bước sóng của ánh sáng chênh lệch từ 400 - 700 nanomét. Nhỏ hơn
400 nanomét là tia tử ngoại (untraviolet) và lớn hơn 700 nanomét là tia hồng
ngoại (infrared).
16
Khoa học đã chứng minh mắt thường của chúng ta không nhìn thấy tia
hồng ngoại và tử ngoại, nhưng nó lại có thể tác động đến hoá chất của phim
ảnh. Những bước sóng khác nhau trong ánh sáng tạo ra những màu sắc khác
nhau dưới con mắt của chúng ta. Bước sóng ngắn nhất của ánh sáng tạo thành
màu tím (Violét); còn bước sóng dài nhất của ánh sáng tạo thành màu đỏ sẫm.
Các màu sắc còn lại nằm giữa hai màu này và tất cả màu sắc tập hợp thành
một dải quang phổ.
Khi mọi bước sóng của ánh sáng được hoà trộn với nhau theo một
cường độ đủ mạnh sẽ xuất hiện ánh sáng trắng. Khi những bước sóng hoà trộn
với cường độ yếu hơn sẽ có màu xám. Khi cường độ của các bước sóng quá
yếu đến mức mắt ta không thấy được, hoặc khi ánh sáng chiếu vào một bề
mặt và bị bề mặt ấy hấp thụ hoàn toàn sẽ thấy màu đen. Như vậy, trong quang
học đen và trắng không phải là màu mà chỉ là biểu thị của một ánh sáng mạnh
hoặc hoàn toàn không có ánh sáng mà thôi.
II. Nguồn sáng, các loại ánh sáng, tính chất chiếu sáng của ánh
sáng
2.1. Nguồn sáng
Trong nhiếp ảnh, người ta thường sử dụng hai nguồn và ba loại ánh
sáng cơ bản: Ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo, ánh sáng trực tiếp, ánh
sáng tản và ánh sáng phản chiếu (ánh sáng hắt lại).
2.1.1. Nguồn sáng tự nhiên
Nguồn sáng tự nhiên là nguồn sáng được phát ra từ mặt trời, mặt trăng
và các tia sáng phản xạ từ bầu trời, bầu khí quyển đến các đối tượng vật thể.

2.1.2. Nguồn sáng nhân tạo
Nguồn sáng nhân tạo là tất cả các dạng ánh sáng khác ngoài ánh sáng
tự nhiên. Đó là ánh sáng phát ra từ các loại đèn (đèn điện, đèn dầu), từ ngọn
nến, bếp lửa Ánh sáng nhân tạo là nguồn sáng do con người tạo ra.
17
Ánh sáng nhân tạo phụ thuộc vào loại công cụ chiếu sáng và cách
“đánh” đèn của người chụp. Chẳng hạn, sắc nóng của đèn dây tóc công suất
vừa tạo ra cảm giác ấm áp, chặt hẹp hơn so với ánh sáng trắng của các loại
đèn đốt bằng hơi thuỷ ngân, công suất mạnh.
Những bức ảnh chụp bằng đèn dây tóc thường nhuốm màu vàng nhạt,
có thể khử màu này bằng hai cách: Sử dụng kính lọc màu sắc lạnh hoặc sử
dụng hệ thống cân bằng trắng tự động của máy ảnh kỹ thuật số. Đối với các
máy ảnh chụp phim, có thể dùng loại phim chuyên dụng - gọi là phim
tungsten để bão hoà bớt thành phần đơn sắc vàng và đỏ trong ảnh. Loại phim
này cũng được dùng để loại bớt tông màu vàng đối với những trường hợp
chụp trong nhà hay tại các Studio.
Đèn huỳnh quang hay còn gọi là đèn cao áp dùng hơi thuỷ ngân dọc
đường tạo ra ánh sáng khuyếch tán có màu hơi xanh nhợt trên ảnh. Sử dụng
kính lọc màu huỳnh quang hay kính lọc sắc ấm sẽ loại bỏ được thành phần
màu này.
Nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo đều có thể được xem xét
dưới ba dạng: Ánh sáng trực tiếp, ánh sáng tản và ánh sáng phản chiếu.
Ánh sáng trực tiếp:
18
Ánh sáng trực tiếp được phát ra từ những nguồn sáng tập trung, nó có
hướng chiếu sáng nhất định. Ví dụ: Ánh sáng mặt trời có cường độ chiếu sáng
mạnh. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng thay đổi tuỳ theo thời tiết trong ngày và
các mùa trong năm. Thường thì vào khoảng từ 11 giờ đến 15 giờ, cường độ
ánh sáng mạnh hơn các giờ khác trong ngày. Ánh sáng trực tiếp còn có thể là
ánh sáng đèn không có vật tản xạ, không sử dụng kính mờ.

Ánh sáng trực tiếp tạo hiệu quả ảnh tương phản cao, gây cảm giác
mạnh mẽ, lạc quan, có khi dữ dội tuỳ vào hướng ánh sáng chiếu tới đối tượng
cần chụp.
Ánh sáng tản:
Ánh sáng tản là ánh sáng không có định hướng. Chẳng hạn bầu trời đầy
mây, trời râm mát, hoặc ánh đèn chiếu qua kính mờ, kính tản sáng
Nhìn chung, ánh sáng tản có cường độ yếu, độ sáng tối trên đối tượng,
vật thể ít chênh lệch, sự tương phản thấp. Chụp ảnh dưới ánh sáng tản màu
sắc của đối tượng và cảnh vật trong ảnh chủ yếu phụ thuộc vào màu sắc vốn
có đối tượng vật thể đó, hoặc của cảnh quan ngoài hiện trường; Tuy nhiên, nó
không thật chính xác.
Ánh sảng tản cho hình ảnh không có bóng; cảm giác lập thế và cảm
giác chiều sâu ảnh trường kém.
Ánh sáng phản chiếu:
Ánh sáng phản chiếu thực chất là ánh sáng từ một nguồn sáng nào đó
(mặt trời, đèn cao áp ) chiếu tới các vật thể có khả năng phát sáng mạnh (tấm
gương, cửa kính, mặt nước ) và từ đó phản xạ vào đối tượng chụp. Nhờ
nguồn sáng này mà người cầm máy ghi lại được đầy đủ và chính xác hình ảnh
của các vật thể. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, do người cầm máy mất
cảnh giác hoặc thiếu hiểu biết, mà chính ánh sáng phản chiếu lại làm hỏng
bức ảnh.
19
Ánh sáng phản chiếu còn được gọi là ánh sáng hắt lại. Ánh sáng phản
chiếu thường là ánh sáng phân kỳ; vì đa số trường hợp sau khi bị phản chiếu,
ánh sáng dội lại, toả ra theo nhiều phương hướng.
Về nguyên tắc, ánh sáng phản xạ từ các vật trước - vật đón nhận trực
tiếp nguồn sáng từ mặt trời - bao giờ cũng có hướng đi nhất định (có định
hướng), còn ánh sáng phản chiếu ở những vật sau - vật đón nhận các tia phản
xạ của phản xạ - thường không có hướng đi nhất định.
Ví dụ: Ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt hồ, hay một bức tường kính

và từ đó nó phản xạ vào vật A, ta gọi là sự phản xạ ở vật trước. Đây là nguồn
sáng có định hướng. Còn ánh sáng từ vật A tiếp tục phản xạ tới vật B, vật C,
ta gọi là sự phản xạ ở vật sau. Nguồn sáng này không có hướng đi nhất định.
Ánh sáng phản chiếu nói chung thường phá bóng đổ hoặc làm nhẹ đi
bóng đổ; nó thích hợp với chụp ảnh chân dung, tĩnh vật, chụp tranh ảnh, chụp
cận đối tượng.
Ánh sáng phản chiếu luôn mang theo ít nhiều màu sắc của bề mặt phản
chiếu. Ví dụ phản chiếu từ thảm cỏ xanh, đối tượng chụp sẽ mang ít nhiều
màu xanh, từ bức tường gạch có màu đỏ, ảnh sẽ mang ít nhiều màu đỏ v.v
Do đó, nếu ta chụp hắt đèn flash lên trần nhà có màu sơn gì, thì ảnh cũng sẽ bị
nhuốm ít nhiều màu đó. Cho dù, chúng ta không cố tình chụp hắt đèn flash đi
20
Mặt trời
1 - Tia tới
2 - Phản xạ 1
3 - Phản xạ 2
Mặt nước
3
2
1
nữa, thì khi bấm máy trong phòng nhỏ, màu sắc của những vật dụng xung
quanh cũng tạo áp sắc trên ảnh
Trên thực tế, chúng ta nhìn được vật thể trong bóng râm chủ yếu cũng
là do nguồn sáng phản chiếu từ các vật phát sáng xung quanh tác động tới, chỉ
có một phần nhỏ do ánh sáng từ bầu trời chiếu xuống mà thôi.
Bằng mắt thường, đôi khi chúng ta khó nhận biết một cách rành rọt
nguồn sáng này. Song, đối với ống kính máy ảnh thì nó khá lợi hại trong việc
tạo hình đối tượng. Bởi vậy, để tránh hiện tượng “nhiễu sáng” hay “loạn
sáng” trong khi chụp, đặc biệt là ở những nơi có nhiều vật thể phát xạ, người
cầm máy cần phải chú ý đến việc lựa chọn góc độ, khoảng cách chụp và

những điểm sáng rọi ngược vào ống kính.
2.2. Các loại tia sáng và đặc tính của nó
Xuất phát từ nguồn sáng, ánh sáng toả ra bằng các tia sáng, mỗi tia
sáng lại có đặc tính và một ứng dụng đặc biệt trong nhiếp ảnh.
2.2.1. Tia sáng song song
Tia sáng mặt trời là một ví dụ điển hình về tia sáng song song.
Ở nguồn sánh nhân tạo, người ta tạo tia sáng song song bằng cái choá
đèn hoặc bằng kính Fresnel. Choá đèn được chế tạo lõm như lòng chảo, ánh
sáng lọt vào vùng “lòng chảo” đó rồi hắt ra phía trước tuỳ theo độ trũng nông
hay sâu để tạo ra tia sáng song song, hội tụ hay phân kỳ.
Có thể làm một cách khác, dùng miếng kính Fresnel - kính nổi gờ tạo
thành những vòng tròn đồng tâm - đặt phía trước nguồn sáng (ví dụ như đèn
chụp trong Studio), dời chuyển miếng kính này xa gần nguồn sáng ta cũng sẽ
tạo được tia sáng song song, hội tụ hay phân kỳ.
Tia sáng song song có đặc tính tạo bóng đổ sắc cạnh, ảnh tương phản
cao, hiện rõ các chi tiết, vân của vật thể rõ nét (nếu biết sử dụng hướng chiếu).
21
Do đó, muốn làm tăng chi tiết trên da mặt, khi chụp ảnh chân dung các cụ già
ta hướng mặt đối tượng (mặt chủ đề) ra phía các tia sáng song song.
Muốn thể hiện những chi tiết trên thân cây, vách núi, ta cũng dùng tia
sáng song song. Trái lại nếu muốn che dấu bớt các chi tiết, không muốn thấy
bóng đổ, ảnh quá tương phản ta nên tránh loại tia sáng này.
2.2.2. Tia sáng hội tụ
Tia sáng hội tụ là tia sáng phát ra từ nguồn sáng rồi quy tụ lại một vùng
nào đó tương đối nhỏ. Tia sáng hội tụ về cơ bản không có trong trạng thái tự
nhiên. Muốn có tia sáng hội tụ, ta phải dùng nguồn sáng nhân tạo phối hợp
với choá đèn hay kính Fresnel. Tia sáng hội tụ có đầy đủ các đặc tính của tia
sáng song song, nhưng bóng đổ mạnh hơn, ảnh tương phản cao hơn và làm
tăng chi tiết nhiều hơn.
2.2.3. Tia sáng phân kỳ

Tia sáng phân kỳ là tia sáng được toả ra từ nguồn sáng phân tán theo
nhiều phương hướng. Cũng có những trường hợp tia sáng song song hay hội
tụ gặp vật thể gì có màu sắc nhẹ phản chiếu lại, toả ra từ tán lá mà tạo thành.
Ánh sáng khuyếch tán được lọt qua tấm vải trắng hay tấm Plastic đục toả
nhiều hướng, cũng tạo thành ánh sáng phân kỳ.
Trong trạng thái thiên nhiên, ánh sáng âm u của những ngày nhiều mây
hay trời dày sương mù là ví dụ điển hình về tia sáng phân kỳ.
Tia sáng phân kỳ cũng có thể được tạo thành bằng cách dùng choá đèn
hay kính Fresnel, tấm hắt sáng. Gần đây người ta còn dùng một cái hộp bằng
vải trắng nhiều mặt (Soptbox) trùm lên ngoài chiếc đèn Flash nhà nghề để tạo
ánh sáng phân kỳ trong phòng chụp.
Tia sáng phân kỳ có đặc tính làm dịu bóng đổ, làm giảm bớt chi tiết,
giảm thiểu những nếp nhăn trên da mặt, thích hợp cho việc chụp chân dung
các thiếu nữ hay những chủ đề mang ý tưởng dịu dàng, nhẹ nhàng, thơ mộng.
22
Ánh sáng rất ít khi chiều theo ý người cầm máy. Khi ta cần ánh sáng
phân kỳ thì lại bắt gặp tia sáng song song và ngược lại. Trong phòng chụp thì
thuận tiện hơn, chúng ta có thể tự tạo bất cứ loại tia sáng nào, dù đó là bóng
đèn pho to lood hay đèn Flash điện tử.
Ngoài trời, việc chuyển đổi tia sáng từ loại này sang loại khác bị giới
hạn và trong một số trường hợp không chuyển đổi được. Ví dụ, ta không thể
chuyển đổi từ ánh sáng phân kỳ của những ngày thời tiết âm u thành tia sáng
song song hay hội tụ. Trường hợp muốn đổi tia sáng song song của những
ngày trời nắng thành tia sáng phân kỳ (để chụp chân dung chẳng hạn) ta có
hai cách:
Một là, dùng cái hắt sáng để tạo ánh sáng phản chiếu. Hắt sáng có thể
là cái dù trắng, miếng bìa trắng hay áo trắng Dịch chuyển tấm hắt sáng xa
hay gần đối tượng để giảm hay tăng cường độ của ánh sáng.
Hai là, đưa đối tượng chụp vào nơi râm mát - trong hiên nhà hay dưới
tán cây chẳng hạn.

2.3. Cường độ của ánh sáng
Ánh sáng có thể mạnh, có thể yếu. Ánh sáng mạnh tạo tương phản lớn,
bóng đổ đậm và sắc cạnh. Ánh sáng dịu làm giảm sự tương phản, thể hiện chi
tiết nhẹ nhàng; trong nhiều trường hợp có thể phản ánh nhiều chi tiết thú vị
hơn ánh sáng mạnh.
Với ánh sáng nhân tạo, cường độ của ánh sáng thay đổi theo khoảng
cách. Từ nguồn sáng đến chủ đề đối tượng càng xa thì cường độ ánh sáng
càng yếu và ngược lại, khoảng cách chụp càng gần, cường độ phát sáng càng
mạnh.
Ví dụ: Ánh sáng phát ra từ một chiếc đèn Flash hướng tới một mặt
phẳng cách một mét, cường độ tia sáng sẽ rất lớn. Nhưng khi ta thay đổi
khoảng cách đó lên hai mét, thì cường độ tia sáng chỉ còn một phần tư, và
23
cách xa ba mét, cường độ tia sáng chỉ còn là một phần chín. Trong nhiếp ảnh
ta gọi hiện tượng này là luật nghịch đảo bình phương.
Trường hợp chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời, vì nguồn sáng ở quá xa
và cường độ của nó cũng quá mạnh, nên khi ta tăng, giảm khoảng cách từ
máy ảnh đến đối tượng chụp dù có đến trăm, ngàn mét trong cùng điều kiện,
thì cường độ ánh sáng vẫn không hề thay đổi.
Như vậy, cường độ ánh sáng càng cao thì sự tương phản càng lớn. Sự
khác biệt giữa bên được chiếu sáng và bên tối trên đối tượng vật thể sẽ càng
tăng.
Sự khác biệt được tính ra bằng cách đo khẩu độ bên sáng và bên tối để
tìm sự chênh lệch là bao nhiêu. Ví dụ, cùng một tốc độ chập, phía bên sáng có
chỉ số f/16 và phía bên tối có chỉ số là f/8, ta bảo sự khác biệt là hai nấc chế
quang; tỷ số tương phản sẽ là 4/1 (hai nấc chế quang hơn kém nhau bốn lần
lượng sáng).
Trên thực tế, phim và giấy ảnh chỉ có thể ghi nhận một chỉ số tương
phản nhất định. Đối với những loại phim thông dụng, phim đen trắng, tỷ số
tương phản khoảng 16/1; trong khi đó phim màu chỉ ghi nhận được tỷ số

tương phản khoảng 8/1/ Nếu giữ tỷ số này, chúng ta sẽ nhận thấy hình ảnh
không thuận mắt.
Xét về độ dịu ta có thể nhận thấy, nếu cường độ ánh sáng càng giảm,
thì ánh sáng càng dịu. Ánh sáng dịu không có bóng đổ hoặc bóng đổ rất nhẹ.
24
Sự khác biệt về độ tương phản chỉ vào khoảng 1/2 nấc chế quang, nhiều khi
gần như nhau. Vì vậy, khiến cho việc chụp và in phóng ảnh dễ dàng hơn và
thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, không phải ánh sáng dịu nào cũng được người cầm máy ưa
chuộng. Ánh sáng dịu chỉ thích hợp với một số đề tài có hàm nghĩa nhẹ
nhàng, thơ mộng, yên tĩnh Trong một số đề tài khác, nếu gặp ánh sáng dịu,
ta phải tìm cách làm tăng cường độ của ánh sáng sao cho thích hợp với ý
nghĩa của chủ đề.
2.4. Hướng chiếu sáng tới đối tượng và hiệu quả của ảnh
Nếu ta cố định nguồn sáng và thay đổi vị trí đặt máy ảnh hoặc di
chuyển nguồn sáng (trường hợp có thể) và giữ nguyên góc độ chụp thì ta sẽ
có các phương hướng chiếu sáng chính như sau: Ánh sáng chiếu xuôi, ánh
sáng chiếu ngược, ánh sáng chếch xuôi, ánh sáng chếch ngược và ánh sáng
bên. Ngoài ra còn ánh sáng tổng hợp, ánh sáng chiếu từ trên xuống (ánh sáng
đỉnh đầu), ánh sáng từ dưới lên và ánh sáng ven
Dưới đây là đặc điểm, tính chất và hiệu quả của mỗi hướng chiếu sáng.
2.4.1. Ánh sáng chiếu xuôi (ánh sáng thuận)
Ánh sáng chiếu xuôi là loại ánh sáng có hướng đi cùng chiều với hướng
ống kính máy ảnh (hướng chụp). Nói cách khác, ánh sáng chiếu xuôi là nguồn
sáng - máy ảnh và đối tượng chụp cùng nằm trên một trục quang học của ống
kính máy ảnh.
25
Nguồn sáng Máy ảnh Đối tượng chụp

×