Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.51 KB, 12 trang )

Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh
Hà Tĩnh
Đinh Hữu Công

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Chính trị học; Mã số: 60 31 02 01
Người hướng dẫn: TS. Lưu Minh Văn
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Chính trị học; Quản lý nhà nước; Phát triển bền vững; Hà Tĩnh
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã có một thời gian dài tư duy về phát triển trên phạm vi toàn cầu bị chi phối bởi khuynh
hướng duy kinh tế, theo đó sẵn sàng hy sinh các mặt khác của sự phát triển (xã hội, môi
trường…) cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn của hầu hết các nước trên thế giới từ
thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay cho thấy, bên cạnh những bước tiến bộ vượt bậc về kinh tế thì
những hệ quả xấu, ngoài dự tính của chính quá trình phát triển duy kinh tế ấy đã ngày càng lộ rõ
và trở thành yếu tố đe dọa chính sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội và cả nhân loại.
Ở Việt Nam, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục
tiêu: tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Suốt từ đó đến nay, quan điểm
phát triển nhanh và bền vững của Đảng và Nhà nước ta được bổ sung với các nội dung ngày càng
hoàn thiện và đã trở thành chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành đối với tiến
trình phát triển đất nước. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “phát triển
nhanh, hiệu quả, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường” [17, tr.162], Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và XI tiếp tục nhấn mạnh và nâng cao
hơn nữa mục tiêu đó ở mức độ chi tiết và hoàn thiện hơn.
Hà Tĩnh, từ sau khi tái lập tỉnh (1991) đã chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp bên cạnh việc tiếp tục truyền thống về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đến nay đang có
nhiều dự án lớn trọng điểm của quốc gia đầu tư trên địa bàn tỉnh, như: dự án Formusa, Khu kinh
tế Vũng Áng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo; Sắt Thạch Khê (ước tính trữ lượng 544


triệu tấn); công trình thủy điện Ngàn Trươi …
Tuy nhiên, Hà Tĩnh là tỉnh có cơ sở kinh tế thấp hơn so với nhiều vùng, miền trong cả
nước; tình trạng quy hoạch, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã
hội… còn xẩy ra nhiều nơi, đe dọa đến những thành tựu mà tỉnh đã, đang nỗ lực đạt được. Vấn
đề đặt ra là cần phải tăng cường quản lý nhà nước để vừa đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao
và ổn định, vừa đảm bảo được sự tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường
trong sạch, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Đây thực sự là vấn đề khó khăn,
cần phải được giải quyết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Với mong muốn góp phần
làm sáng tỏ hơn trong việc bảo đảm PTBV của tỉnh, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu, khách quan của thời đại, đồng thời cũng là một
trong những chủ đề được đề cập đến nhiều nhất trên các diễn đàn quốc gia và quốc tế từ vài
thập niên gần đây. Quan tâm đến vấn đề này không chỉ có các nhà kinh tế, các chính khách,
các nhà lãnh đạo, quản lý, mà có cả các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó
có khoa học chính trị.
Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các chuyên đề,
bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý được phát hành, đăng tải liên quan đến PTBV, góp
phần đáng kể cho việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận về PTBV ở nước ta.
- PGS.TS Ngô Ngọc Thắng, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, trong bài
“Chính trị và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa” đã phân tích: Thay vì chỉ nhấn
mạnh đến khía cạnh kinh tế và môi trường tự nhiên, giờ đây người ta đã chú ý nhiều hơn đến sự
phát triển đồng bộ, hài hòa của tất cả các lĩnh vực, các yếu tố, các bộ phận cấu thành đời sống xã
hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, từ cơ sở hạ tầng đến
kiến trúc thượng tầng. Vấn đề đặt ra đối với khoa học chính trị là, từ góc độ tiếp cận của
mình cần làm rõ nội dung PTBV trong từng lĩnh vực cụ thể, vai trò của chủ thể chính trị trong
việc đưa ra những mô hình, phương thức, cơ chế, chính sách, giải pháp PTBV. Trong đó, những
lĩnh vực được coi là trụ cột của sự phát triển hiện nay là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền
và xã hội công dân đều chịu sự tác động của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và các thể
chế chính trị, các quan hệ chính trị. Ngoài ra, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội

công dân, mỗi lĩnh vực đều có phương thức hoạt động, quy luật phát triển riêng, đồng thời có
quan hệ biện chứng với nhau, đều vận hành trong một môi trường chính trị, văn hóa, kinh tế,
pháp luật… nhất định, đòi hỏi phải có cách tiếp cận cụ thể. Khoa học chính trị có vai trò quan
trọng không thể thay thế trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề trên, giúp cung cấp cơ
sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển chung của đất nước.
- Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã dịch và giới
thiệu ấn phẩm “Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững”, Nxb. Khoa học và Kỷ
thuật, Hà Nội 1993; năm 1995 Trung tâm này tiếp tục có công trình nghiên cứu “Tiến tới môi
trường bền vững”.
- Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt
Nam thực hiện Công trình “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở
Việt Nam – giai đoạn I”, công trình đã được hoàn thiện năm 2003. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu
chí PTBV của Brundlantd và kinh nghiệm các nước, đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về PTBV đối
với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời, nhóm
tác giả cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí PTBV cho Việt Nam.
- Lưu Đức Hải (2000): “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
- PGS.TS Hà Huy Thành (chủ biên), Viện Nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững
là cơ quan chủ trì thực hiện đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động”.
Đề tài đã nghiên cứu những nội dung cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của khái niệm,
khuôn khổ, chương trình hành động, chỉ tiêu PTBV của Liên Hợp Quốc và các quốc gia, khu vực
trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra những bài học về PTBV phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- GS.TSKH Ngô Quang Thái và PGS.TS Ngô Thắng Lợi (2007), biên soạn cuốn “Phát
triển bền vững của Việt Nam: thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, đã nghiên cứu, phân
tích thực trạng phát triển của kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, phân
tích những yếu tố hay những điều kiện để có thể giúp Việt Nam đạt được những tiến bộ khả quan
thực hiện PTBV.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế (2010): “Chính trị và Phát triển bền vững trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Học viện Báo
chí và Tuyên truyền cùng với Văn phòng Viện Friedrich Ebert (Đức) đồng tổ chức. Cuốn Kỷ yếu

này bao gồm nhiều bài viết phong phú về mối quan hệ giữa chính trị với PTBV, trong đó có
những nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với PTBV như bài: “Vai trò của nhà nước và các
đảng phái chính trị đối với sự phát triển bền vững” của GS.TS Thomas Meyer; bài: “Vai trò của
nhà nước với việc phát triển bền vững ở nước ta hiện nay” của PGS.TS Trần Thành….
- Luận văn Thạc sỹ Chính trị học của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011): “Vai trò của
Nhà nước đối với phát triển bền vững ở Việt Nam”
- Luận án Tiến sỹ Chính trị học (2011): “Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện
công bằng xã hội” của Võ Thị Hoa. Trong luận án này, vai trò nhà nước được đề cập dưới góc
độ đảm bảo công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế và xã hội thông qua các chính sách và pháp
luật. Dưới góc độ PTBV thì công bằng xã hội chính là điều kiện để đảm bảo sự kết hợp hài hòa
phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Do đó, ở mức độ nhất định, các chính sách
nhằm thực hiện công bằng xã hội cũng nhằm đem lại sự PTBV đất nước.
- Luận án Tiến sỹ (2010): “Vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay” của Võ Hải Long, nghiên cứu vấn đề PTBV dưới góc độ luật pháp,
một công cụ quản lý của nhà nước. Trong luận án, tác giả đã phân tích, đánh giá vai trò của pháp
luật về PTBV kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời nêu lên những giải pháp để phát huy vai
trò của pháp luật nói riêng và vai trò của nhà nước nói chung đối với PTBV đất nước.
- Phạm Thị Ngọc Trầm (2006): “Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì
sự phát triển bền vững”, đã phân tích vai trò của nhà nước trong bảo vệ tài nguyên môi trường,
đồng thời tổng quan những luật pháp và chính sách về tài nguyên môi trường, đánh giá ưu điểm và hạn
chế của các chính sách đó đối với PTBV từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi
trường.
Có thể thấy rằng các công trình khoa học, các tác phẩm, bài viết nêu trên đã nghiên cứu
vấn đề PTBV ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau: về quan niệm, tư duy và sự hình thành mô
hình, lựa chọn bộ tiêu chí PTBV; về vai trò của pháp luật, của nhà nước đối với sự PTBV ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn
vấn đề phát triển bền vững ở địa phương trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng được PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn (2008) trong bài “Phát
triển bền vững: một cái nhìn từ góc độ nghiên cứu khoa học ở nước ta” đánh giá: “ở nước ta cho
đến nay số người, số tổ chức nghiên cứu khoa học, số công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát

triển bền vững còn chưa nhiều so với các lĩnh vực Khoa học phát triển khác” .
Dưới góc độ khoa học Chính trị, việc nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước đối với
PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh đến thời điểm này chưa có công trình, đề tài nào. Vì vậy, dựa trên cơ sở kết
quả các công trình khoa học, các tác phẩm, các bài viết trước đây, tác giả có sự tổng hợp, kế thừa
để nghiên cứu về một số vấn đề PTBV ở Việt Nam, thực tiễn quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà
Tĩnh. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất một số giải pháp về lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về PTBV và quản lý nhà nước về
PTBV, luận văn phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng QLNN về PTBV của địa phương Hà
Tĩnh, góp phần luận giải mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với sự cần thiết của
việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; đề xuất một số giải pháp,
khuyến nghị về quản lý nhà nước đối với PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các địa phương, khu
vực có đặc điểm tương đồng với Hà Tĩnh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát một số vấn đề lý luận, nhận thức PTBV, quản lý nhà nước về PTBV trong
quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Liên hệ thực tế vấn đề triển khai thực hiện chủ trương, chính sách PTBV và thực trạng
QLNN về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn hướng vào nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay cả
trên 3 lĩnh vực: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Các số liệu cơ bản để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích được giới hạn
trong khoảng thời gian từ 2005 đến nay.
+ Về không gian: Vấn đề QLNN về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận của đề tài:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển và vai trò
của nhân tố nhà nước đối với phát triển xã hội.
- Đường lối phát triển đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề PTBV, vai
trò của nhân tố nhà nước đối với PTBV.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp như: hệ thống, logic - lịch sử, phân
tích dữ liệu từ các nguồn văn bản pháp luật liên quan, tổng hợp thống kê, kết hợp nghiên cứu lý
thuyết với phân tích thực trạng quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh; phương pháp so sánh;
phương pháp thực địa
6. Đóng góp của luận văn
- Luận giải, bổ sung và nâng cao nhận thức về PTBV nhằm phục vụ cho việc đề ra chủ
trương, hoạch định và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, đẩy mạnh CNH-HĐH,
đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân gắn với
bảo vệ tài nguyên, môi trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết
luận, Luận văn gồm 2 chương và 6 tiết.

REFERENCES
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu học tập các văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng (Dùng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở), Nxb Chính trị quốc gia-sự thật,
Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013), Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện
một số nội dung Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (2011-2020).
3. Chính phủ (2004), Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam - Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam.

4. Chính phủ (2004), Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược
PTBV ở Việt Nam - Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
5. Chính phủ (2005), Quyết định số 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng PTBV quốc
gia.
6. Chính phủ (2001), Chương trình tổng thể Cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn
2001-2010.
7. Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (2001-2010).
8. Chính phủ (2006), Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy
chế hoạt động Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
9. Chính phủ (2007), Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh.
10. Chính phủ (2007), Quyết định số 1693/QĐ-TTg năm 2007 về việc thành lập Ban
Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh.
11. Chính phủ (2009), Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách tài
chính đối với khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Hà tĩnh.
12. Chính phủ (2012), Quyết định số 1786/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
13. Chính phủ (2010), Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo
Việt Nam.
14. Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
15. Chính phủ (2013), Quyết định số 160/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015.
16. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và phát
triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập
(Đại hội VI, VII, VIII, IX, X), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. TS. Nguyễn Sĩ Dũng (2010), Trung tâm Thông tin - thư viện và nghiên cứu khoa học,
Văn phòng Quốc hội.
20. Nguyễn Ngọc Điện, Tại sao chưa có ý thức tôn trọng pháp luật phổ biến?, Thời báo
kinh tế Sài Gòn, số 837, 2007.
21. Lê Minh Đức (2004), Về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam:
Chương trình nghị sự 21, tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 9, tr.55-57,61.
22. Học viện báo chí và tuyên truyền (2009), Chính trị và Phát triển bền vững trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
quốc tế, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội.
23. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2012), Nghị quyết số 32/2012/NQ- HĐND về Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) của tỉnh Hà Tĩnh.
24. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010), Quyết định số 132/ 2010/ NQ-HĐND về việc
thông qua Đề án “Quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định
hướng những năm tiếp theo”.
25. Trần Thanh Hà (2008), Một số vấn đề về thực trạng và xu hướng phát triển bền vững
ở Việt Nam, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu hội
thảo khoa học.
26. GS.TS. Trương Quang Hải (2008), Nghiên cứu phát triển ở Viện Việt Nam học, Viện
Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
27. GS.TSKH. Trương Quang Học (2008), Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Trung
tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Lưu Đức Hải (2005), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. GS.TS Trần Ngọc Hiên (2008), Tư duy lý luận về khoa học phát triển
30. Võ Thị Hoa (2011), Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội,
Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
31. PGS.TS Nguyễn Thị Hồi ( 2010), Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà
nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Huyền (2006), Vai trò của Nhà nước đối với phát triển bền vững, Luận

văn Thạc sỹ Chính trị học, Trường Đại học KHXH & NV.
33. Ths. Nguyễn Thị Thu Hường, Vai trò của cải cách thể chế đối với phát triển bền
vững ở Việt Nam.
34. Nguyễn Đức Khiên (2010), Thực thi luật và chính sách bảo vệ môi trường của Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2010, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
35. Võ Hải Long (2010), Vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
36. Võ Hải Long (2012), Phát huy vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay.
37. Ngô Thắng Lợi (2008), Kinh tế phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội.
38. Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, Sách chuyên khảo. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
39. Ngân hàng thế giới - Nhóm IEG (2008), Xây dựng hệ thống giám sát và Đánh giá
như thế nào để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Quyền lực trong quan hệ quốc tế-Lịch sử và vấn đề, Sách chuyên khảo. Nxb Văn hóa-
Thông tin, 2011.
41. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì
sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội, nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Hà Huy Thành (2009), Phát triển bền vững – từ quan niệm đến hành động, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
43. PGS.TS Trần Đình Thiên (2009), Đột phá phát triển- gợi ý từ kinh nghiệm, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. GS.VS. Đào Thế Tuấn (2008), Các vấn đề khoa học phát triển, Nxb.
45. Đinh Thị Minh Tuyết (2004), “ Vai trò của nhà nước trong mục tiêu giảm đói nghèo
ở Việt Nam”, tạp chí Quản lý nhà nước, số 12, tr.18 - 22.
46. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII
(nhiệm kỳ 2010-2015).
47. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ XI về kinh tế - xã hội tại tỉnh Hà Tĩnh.
48. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, năm: 2009,

2010, 2011, 2012, 2013.
49. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1995),
Tiến tới môi trường bền vững.
50. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Giáo trình kinh tế phát triển, tài liệu
chuyên khảo cho cao học kinh tế, Nxb Lao động-Xã hội.
51. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Giáo trình Quản lý nhà
nước về kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
52. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010), Chỉ thị 16/2010/CT-UBND của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2008), Quyết định số 3531/2008/ QĐ- UBND về việc
phê duyệt Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn cho các đô thị tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
54. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2009), Quyết định số 4318/QĐ-UBND về việc phê
duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2009- 2015) của
thành phố Hà Tĩnh.
55. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010), Quyết định số 2797/2010/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh (2010- 2020).
56. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định 20/2012/QĐ- UBND ban hành quy
định quản lí hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
57. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2013), Quyết định số 2313/QĐ-UBND về việc ban
hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2020.
58. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2011), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội; định hướng,
mục tiêu và giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.
59. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo công tác thanh tra, 2010-2013.
60. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Kỷ yếu
hội thảo khoa học, khoa học phát triển.
61. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững ( 2006), Báo cáo hội thảo khoa
học về môi trường và phát triển bền vững, Hà Nội.
62. Về quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay, Sách chuyên khảo. Nxb Chính trị

quốc gia-sự thật, Hà Nội, 2012.
63. TS. Lưu Minh Văn (2009), Các lý thuyết phát triển xã hội hiện đại, Khoa Chính trị
học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
64. Phạm Thái Việt (2008), Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới
tác động của toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
65. Nguyễn Văn Yểu - Lê Hữu Nghĩa (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia.
66. Roy, K. C, & Tisdell, C. A. (1998), Good governance in sustainable development: the
impact of institutions. [Viewpoint]. International Journal of Social Economics, 25(6/7/8), 1310 –
1325.


×