Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng tại ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 102 trang )

Sinh viên:

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Phạm Thị Giang

KHOA DU LỊCH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài :
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI NINH BÌNH

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH

:

52340101

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

K20: 2012 - 2016

Giáo viên hướng dẫn



: Th.S Trần Nữ Ngọc Anh

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Giang

HÀ NỘI, 5 – 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

Họ và tên SV : Phạm Thị Giang– A3K20

KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài :
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI NINH BÌNH

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH

:

52340101


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Trần Nữ Ngọc Anh

Hà Nội, 5 – 2016


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài khóa luận, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới Cô Trần Nữ Ngọc Anh – người đã luôn bên cạnh, dìu dắt, chỉ bảo
em tận tình trong suốt thời gian vừa qua, để em có thể hoàn thành bài khóa luận
đúng định hướng.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Du Lịch - Viện Đại Học Mở
Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng em trong những năm qua. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để chúng em bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2016
Sinh viên tốt nghiệp
Họ và Tên SV

Phạm Thị Giang


VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬNTỐT NGHIỆP
Họ và tên : PHẠM THỊ GIANG
Lớp - Khoá : A3-K20

ĐT : 01674295229
Ngành học : Quản trị du lịch khách sạn

1. Tên đề tài :
Quản lý nhà nƣớc về du lịch cộng đồng tại Ninh Bình
2. Các số liệu ban đầu: Lý thuyết đã học và tư liệu thu thập tại cơ sở nơi thực hiện Khóa luận, giáo trình, sách, tạp
chí, báo, website có liên quan.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nhà nước với du lịch cộng đồng
Chương 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng tại Ninh Bình
thời gian qua.
Chương 3: Các quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với loại hình du lịch cộng đồng
tại Ninh Bình
4. Các slides máy chiếu, PC :
5. Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần):
6. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp :
7. Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối)

Trưởng Khoa


Toàn phần
30/11/2015
:
09/05/2016

Hà Nội, ngày 08 / 05/ năm 2016
Giáo viên Hƣớng dẫn

Th.S Trần Nữ Ngọc Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACAP

Dự án bảo tồn thiên nhiên tại vùng Annapurna
(Nepal)

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

EU-ESRT

Dự án chương trình phát triển năng lực du lịch có
trách nhiệm với môi trường và xã hội

JICA


Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

VITM

Hội chợ du lịch quốc tế tại Việt Nam

VNTA

Tổng cục du lịch Việt Nam


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

MỤC LỤC
Mục lục ...................................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 4
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan ................................................................. 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 7
6. Những đóng góp mới của đề tài........................................................................................... 7
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỚI DU

LỊCH CỘNG ĐỒNG ................................................................................................................ 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ......................... 9
1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................................................ 9
1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng ........................................................................................ 10
1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ............................................................... 11
1.2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc về du lịch ........................................................ 12
1.2.1. Tổng quan một số lý thuyết quản lý nhà nước về kinh tế ............................................ 12
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch........................................................................ 14
1.2.3. Công cụ, phương pháp và nội dung quản lý nhà nước về du lịch .............................. 16
1.2.4. Quản lý nhà nước với phát triển du lịch cộng đồng .................................................... 18
1.2.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước với phát
triển du lịch cộng đồng ............................................................................................................ 20
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch .......................................... 22
1.3. Một số kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về quản lý nhà nƣớc về DLCĐ và bài học
vận dụng cho Ninh Bình......................................................................................................... 23
1.3.1. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ một số nước và vùng lãnh thổ nước ngoài............ 23
1.3.2. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ một số địa phương trong nước .............................. 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI NINH BÌNH THỜI GIAN QUA.................................................................................... 31
2.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Ninh Bình ....................... 31
2.1.1. Tổng quan Ninh Bình và tiềm năng phát triển DLCĐ tại Ninh Bình ........................ 31
SV: Phạm Thị Giang – A3K20


1


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

2.1.1.1. Tổng quan Ninh Bình................................................................................................... 31
2.1.1.2. Tiềm năng phát triển DLCĐ tại Ninh Bình ................................................................. 35
2.1.2. Thực trạng phát triển DLCĐ tại Ninh Bình ................................................................... 40
2.1.3. Đánh giá tác động DLCĐ tới Ninh Bình về kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường . 45
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc với phát triển DLCĐ tại Ninh Bình ............................ 47
2.2.1. Về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển du lịch...................................................................................................................... 48
2.2.2. Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch .................................................. 50
2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch ........................... 53
2.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ. ................................................................................................. 55
2.2.5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du
lịch, xác định các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch ........................... 58
2.2.6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và
ngoài nước ............................................................................................................................... 59
2.2.7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan
nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch ................................................................. 63
2.2.8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch
.................................................................................................................................................. 69
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nƣớc với DLCĐ tại Ninh Bình ................ 70
2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động quản lý nhà nước về DLCĐ tại Ninh Bình và
nguyên nhân ............................................................................................................................ 70

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về DLCĐ tại Ninh Bình và nguyên
nhân ......................................................................................................................................... 73
2.3.3 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng đối với quản lý nhà nước về phát triển du lịch
cộng đồng tại Ninh Bình ......................................................................................................... 74
CHƢƠNG 3: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI NINH BÌNH ................... 76
3.1. Định hƣớng chiến lƣợc, quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nƣớc với loại hình DLCĐ
tại Ninh Bình trong thời gian tới ........................................................................................... 76
3.1.1. Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý phát triển du lịch đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................................................. 76
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

2


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

3.1.2. Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn
2030 .......................................................................................................................................... 77
3.1.3 Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước với loại hình DLCĐ Ninh Bình trong thời
gian tới ..................................................................................................................................... 78
3.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch cộng đồng ở Ninh
Bình .......................................................................................................................................... 81
3.3. Kiến nghị .......................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 92
A. Kết luận .............................................................................................................................. 92
B. Ƣu điểm của khóa luận...................................................................................................... 93
C. Hạn chế của khóa luận ...................................................................................................... 93

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 94
CÁC PHỤ LỤC....................................................................................................................... 94

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

3


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực trong nền kinh tế, du lịch cũng đang phát
triển mạnh mẽ để có thể đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại ngày
nay. Du lịch xuất hiện không chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá
hay thư giãn của con người mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế
nhiều ngành của một quốc gia. Du lịch đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng
trong nền kinh tế, tạo ra việc làm, nguồn thu cho nhiều nước đang phát triển trên thế
giới, trong đó có Việt Nam …
Việt Nam là một nước đang phát triển, ổn định về chính trị, người dân thật thà,
chất phác và đặc biệt, Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, là yếu tố thiết yếu để
phát triển du lịch. Chính vì thế, du lịch đang được Chính phủ và Nhà nước đầu tư
mạnh để phát triển. Hiện nay, có rất nhiều loại hình du lịch đã và đang phát triển tại
Việt Nam như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, …
Trong vài năm trở lại đây, loại hình du lịch cộng đồng cũng đã được nhen nhóm và
phát triển tại một số địa phương ở Việt Nam, và đặc biệt là tại một số bản làng vùng
cao như tại Sa Pa - Lào Cai, Mai Châu - Hòa Bình - nơi các dân tộc thiểu số sinh sống.
Tuy nhiên, do nhân dân chưa thực sự hiểu rõ về cách làm du lịch, các cấp quản lý chưa

quan tâm sát sao, loại hình du lịch này vẫn còn khá mới, lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn hầu như chưa có nên du lịch cộng đồng vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Du lịch cộng đồng (Community Based Tourism), được viết tắt trong khoá luận
này là DLCĐ, là loại hình du lịch khuyến khích sử dụng tối đa các nguồn lực tại địa
phương. Loại hình DLCĐ thường được triển khai tại những khu vực có nguồn tài
nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, thu hút khách du lịch, đặc biệt là một số điểm
du lịch xa xôi, hẻo lánh - nơi có ít dân cư sinh sống, bởi nơi đây hầu như còn lưu giữ
những giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán đặc biệt.
Mục đích của việc phát triển DLCĐ trước hết là giúp dân cư địa phương xóa đói
giảm nghèo, thứ hai là hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường
sinh thái và văn hóa - xã hội. Ngoài ra, DLCĐ là loại hình du lịch đặc biệt giúp du

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

4


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

khách có cơ hội thâm nhập sâu hơn với cộng đồng dân cư, từ đó am hiểu nhiều hơn về
cuộc sống cũng như văn hóa của người dân địa phương.
DLCĐ đã có một quá trình hình thành và phát triển ở các nước phát triển như
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… Sau đó, DLCĐ được phát triển ở các nước Châu Phi,
Châu Mỹ Latinh vào những năm 80. Những năm 90 của thế kỷ trước, nhờ các tổ chức
phi chính phủ trong đó có các chuyên gia của Hội thiên nhiên thế giới nên DLCĐ bắt
đầu phát triển mạnh ở các nước Châu Á, trong đó có các nước khu vực ASEAN như
Indonesia, Philippin, Thailan… và các nước Đông Bắc Á như Nêpan. Do sự phát triển
tương đối nhanh và rộng của DLCĐ, một số lượng tương đối các công trình nghiên

cứu về DLCĐ đã ra đời, tuy nhiên các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với loại
hình du lịch này còn rất sơ sài, chưa có nghiên cứu hệ thống, thiếu nhiều công trình
mang tính lý luận và thực tiễn. Trong khi đó, vai trò quản lý nhà nước để đạt được
thành công với loại hình DLCĐ này là rất quan trọng.
Cùng với sự phát triển DLCĐ trên thế giới cũng như tại một số làng bản vùng
cao của Việt Nam, Ninh Bình cũng đang từng bước thực hiện DLCĐ, cụ thể là tại một
số điểm du lịch như khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, làng nghề thêu
ren truyền thống Văn Lâm gần khu du lịch Tam Cốc - Bích Động hay huyện Nho
Quan, nơi có người dân tộc Mường sinh sống... Mục đích của việc phát triển DLCĐ tại
Ninh Bình là để đáp ứng nhu cầu chung và thu hút thêm khách du lịch trong nước và
quốc tế, tối đa hóa những lợi ích từ du lịch đem lại cho người dân địa phương, xây
dựng năng lực DLCĐ nói riêng và du lịch nói chung tại tỉnh. Đặc biệt, vừa qua, năm
2015, quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới - là một bước ngoặt của du lịch Ninh Bình, là cơ hội để du lịch nói
chung và DLCĐ nói riêng phát triển tại tỉnh này.
Mặc dù DLCĐ đã xuất hiện tại Ninh Bình nhưng loại hình này còn mới và chưa
thực sự phát triển tại đây. Nhân dân địa phương có tham gia vào DLCĐ nhưng chưa
nhiều và chưa đạt được hiệu quả cao, còn nhiều tồn tại. Quản lý nhà nước về DLCĐ
còn chưa hoàn chỉnh, người dân chưa hiểu đúng về cách làm du lịch một cách hiệu
quả, trình độ văn hóa cũng như năng lực kinh doanh thấp, ngoại ngữ kém là những lý
do chính khiến cho sự phát triển DLCĐ tại Ninh Bình chưa đạt được hiệu quả. Đặc
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

5


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội


biệt, quản lý nhà nước là yếu tố quan trọng nhưng lại chưa đạt hiệu quả cao, chưa đưa
ra được định hướng phát triển cụ thể, chưa có các chính sách và cơ chế hoạt động hiệu
quả cao. Để DLCĐ thực sự phát triển tại tỉnh, vai trò của quản lý nhà nước trong việc
giám sát và quản lý loại hình du lịch này là rất quan trọng. Chính vì thế, việc nghiên
cứu một cách có hệ thống để tìm ra các giải pháp quản lý nhà nước nhằm quản lý hiệu
quả loại hình DLCĐ tại Ninh Bình là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Từ những vấn đề trên, em quyết định lựa chọn đề tài «Quản lý nhà nước về phát
triển du lịch cộng đồng tại Ninh Bình» làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan
Qua thu thập các thông tin, số liệu và nghiên cứu các công trình của các tác giả
trước, hầu hết các công trình nhằm vào mục đích thúc đẩy du lịch phát triển hay tăng
doanh thu hoặc là phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên
cứu về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là quản lý nhà nước về phát triển
DLCĐ tại một địa phương hay một tỉnh nào đó.
Một số công trình nghiên cứu về DLCĐ:
«Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa
Hương tỉnh Hà Tây» của Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch năm 2004 chủ yếu tập trung vào việc đưa ra các minh chứng cụ thể về các địa điểm đã
tổ chức thành công DLCĐ trên thế giới và trong nước, từ đó rút ra những bài học để
phát triển DLCĐ tại chùa Hương.
«Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế cộng đồng vùng An Sinh, Đông
Triều, Quảng Ninh» của tác giả Lê Thị Thanh Trúc trường Đại Học Bách Khoa Hà
Nội - năm 2006 nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xây dựng mô hình DLCĐ gắn liền
với xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế cộng đồng tại đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu nhằm vào mục đích tăng cường quản lý nhà nước về
DLCĐ tại tỉnh Ninh Bình để từ đó loại hình du lịch này phát triển mạnh, tạo công ăn
việc làm và xóa đói giảm nghèo cho người dân tỉnh Ninh Bình.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài xác định một số nhiệm vụ như sau :

SV: Phạm Thị Giang – A3K20


6


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

- Làm rõ một số khái niệm về du lịch cộng đồng và quản lý nhà nước về du lịch,
trong đó có DLCĐ.
- Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tại Ninh Bình.
- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển DLCĐ
tại Ninh Bình.
- Đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về phát triển DLCĐ tại Ninh
Bình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về DLCĐ tại tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi nghiên cứu :
- Về không gian:các hoạt động quản lý nhà nước về DLCĐ tại tỉnh Ninh Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với ngành du lịch của tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2010 - 2015, phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và định hướng đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, những phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng :
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thống kê
Khảo sát điều tra.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Phát triển lý luận quản lý nhà nước về DLCĐ
- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tại Ninh Bình

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về loại hình DLCĐ tại Ninh Bình
- Xây dựng mô hình quản lý nhà nước thích hợp để phát triển DLCĐ tại Ninh Bình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về DLCĐ tại
Ninh Bình, góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nữa loại hình du lịch này tại tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của khóa luận gồm 3 phần chính tương ứng với 3 chương :

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

7


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nhà nước với du
lịch cộng đồng.
Chương 2 : Thực trạng và những vấn đề đặt ra với quản lý nhà nước về du lịch
cộng đồng tại Ninh Bình thời gian qua.
Chương 3 : Các quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với loại
hình du lịch cộng đồng tại Ninh Bình thời gian tới.

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

8


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm du lịch [1],[5]
Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước
phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thế
nào là du lịch xét từ góc độ của người đi du lịch và bản thân người làm du lịch, thì đến
nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và hoạt
động trong lĩnh vực này.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organnization : IUOTO) : du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Rome, Italia (21/8 -5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch : du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích
hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ.
Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization) : Du lịch bao gồm
tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi giải trí, thư giãn cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không
quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có
mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: «Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất

định».

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

9


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng [2],[6],[7]
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, lý thuyết về DLCĐ đã được đưa ra
thảo luận trên các diễn đàn hội nghị, hội thảo quốc tế và khu vực bàn nhiều về khái
niệm, mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí và các điều kiện để phát triển DLCĐ.
Khi khái niệm DLCĐ xuất hiện từ thế kỷ 20, có các cách nhìn nhận và hiểu biết
khác nhau về khái niệm này, các khái niệm và định nghĩa khác nhau thường tùy thuộc
vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên cứu/ dự án cụ thể.
Theo Rest - Thailand (1997), DLCĐ được định nghĩa như sau : «DLCĐ là loại
hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu
bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ, du khách có cơ hội
tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương. »
Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF : «DLCĐ là loại hình du lịch mà ở
đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và
quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được
hoạt động du lịch giữ cho cộng đồng».
Viện miền núi (Mountain Institute) đưa ra khái niệm về DLCĐ như sau: «DLCĐ
là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý
nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi
trường địa phương».

Khái niệm DLCĐ tại Đài Loan của giáo sư Hsien Hue Lee - Hiệu trưởng Trường
Đại học Cộng Đồng Hsin-Hsing - Đài Loan nêu như sau : «DLCĐ là nhằm bảo tồn tài
nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triên du lịch bền vững dài
hạn. Đồng thời khuyến khích và tạo ra các cơ hội về tham gia của người dân địa
phương tại các điểm đến du lịch».
Ở trong nước, khái niệm DLCĐ lần đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ bài
học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam - 2003, được tổ chức tại Hà Nội. Các
chuyên gia trong và ngoài nước đã khái quát DLCĐ là : «Phát triển du lịch có sự tham
gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức
và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch.
Nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế».
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

10


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Tóm lại, DLCĐ được định nghĩa như sau: «DLCĐ mang lại cho du khách những
trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia
trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế xã hội từ các hoạt
động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn
hóa địa phương».
Tuy mỗi học giả hoặc mỗi nước có những khái niệm về DLCĐ khác nhau, nhưng
một số đặc điểm cơ bản giống và tương đồng của du lịch cộng đồng là địa điểm, vị trí
tổ chức phát triển DLCĐ và cộng đồng địa phương tham gia du lịch đều có điểm
chung cơ bản như sau :
- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ thường là các khu du lịch, điểm du lịch có

nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân văn phong phú, có sức hấp dẫn với du khách.
Vì mục đích quan trọng và to lớn của du lịch cộng đồng là mang lại lợi ích cho người
dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo nên du lịch cộng đồng cũng thường
được phát triển tại các điểm vùng sâu vùng xa nơi có ít dân cư sinh sống và giàu giá trị
văn hóa đặc trưng.
- Cộng đồng dân cư tham gia du lịch thường là các cư dân đang sinh sống trong
vùng hoặc liền kề vùng du lịch cộng đồng phát triển. Cộng đồng không chỉ là chủ nhân
trực tiếp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách mà còn là người có vai trò quyết
định ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tại các điểm du lịch.
1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng [2]
Các nguyên tắc cơ bản của DLCĐ bao gồm bình đẳng xã hội, tôn trọng văn hóa
địa phương và các di sản văn hóa, quyền làm chủ và sự tham gia của người dân địa
phương.
Nguyên tắc thứ nhất về sự bình đẳng xã hội : Các thành viên của cộng đồng
tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của
mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực
hiện các hoạt động du lịch được chú trọng. Các lợi ích kinh tế được chia đều ; không
chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng.
Nguyên tắc thứ hai về tôn trọng văn hóa địa phƣơng và các di sản thiên
nhiên: Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động cả tích cực và tiêu
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

11


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn

hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua các
hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành du lịch địa phương, điều này rất
quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội địa phương. Do đó, các cộng đồng không chỉ phải
nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trả nghiệm du
lịch thành công, mà còn phải hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch mà có
thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của họ do thiếu quy hoạch và quản lý.
Nguyên tắc thứ ba về chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng
đồng đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích gióng như các đối tác liên quan
khác. Trong việc chia sẻ lợi ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia
cho tất cả những người tham gia, và một phần để riêng đóng góp cho toàn bộ cộng
đồng địa phương thông qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục
đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích
cộng đồng khác như y tế và giáo dục.
Nguyên tắc thứ tư sở hữu và tham gia của địa phƣơng : Du lịch cộng đồng
thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của cộng đồng
địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa
phương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rất quan trọng để đảm bảo
đạt được một cách tốt nhất quyền sở hữu của địa phương và phát huy được tối đã sự
tham gia của địa phương. Các cơ quan của chính phủ hoạt động trong lĩnh vực du lịch
cộng đồng, các tổ chức ở khu vực tư nhân muốn phối hợp với các cộng đồng để phát
triển các sản phẩm du lịch, hay tự các cộng đồng muốn thúc đẩy phát triển du lịch tại
địa phương mình.
1.2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.2.1. Tổng quan một số lý thuyết quản lý nhà nước về kinh tế [3]
* Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác
động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các
công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất
nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài
nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
SV: Phạm Thị Giang – A3K20


12


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý
như công cụ định hướng: kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế,…
Công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ : chính sách đầu tư, thuế khóa, chi tiêu ngân
sách, hệ thống ngân hàng, lãi suất, điều kiện tín dụng,…
Công cụ pháp lý : hệ thống pháp luật, các văn bản pháp quy…
Công cụ tổ chức, giáo dục.
Nhà nước sử dụng một số phương pháp quản lý như cưỡng chế, kích thích, thuyết
phục và giáo dục…để thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh tế.
* Những nội dung quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước ta bao gồm :
Quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Toàn bộ sự phát triển của nền
kinh tế trước hết phụ thuộc vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế. Để xây
dựng chiến lực đúng, có căn cứ khoa học cần phân tích đúng thực trạng kinh tế xã hội,
xác định rõ mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu. Muốn vậy, cần thực hiện
dân chủ hóa, khoa học hóa, thể chế hóa quyết sách.
Kế hoạch: kế hoạch thực hiện mục tiêu của quyết định chiến lược, nó là sự triển
khai và cụ thể hóa quyết định chiến lược. Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiên các mục tiêu đó.
Tổ chức: là một nội dung của quản lý nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch đã định.
Nó bao gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu, xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm
của các tổ chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn và bố trí cán bộ
thích hợp.
Chỉ huy và phối hợp: nền kinh tế là một hệ thống phưc tạp, bao gồm nhiều chủ

thể khác nhau, vì thế để cho nền kinh tế hoạt động bình thường, có hiệu quả, cần có sự
chỉ huy thống nhất. Để có thể chỉ huy nền kinh tế, phải có cơ quan quản lý thống nhất,
cơ quan đó có quyền lực, có đầy đủ thông tin về các mặt để điều hòa, phối hợp các mặt
hoạt động của nền sản xuất xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh để đảm bảo
cân bằng tổng thể của nền kinh tế.
Khuyến khích và trừng phạt : bằng các đòn bẩy về kinh tế và động viên về tinh
thần, khuyến khích mọi tổ chức kinh tế hoạt động theo định hướng của kế hoạch, cố
gắng thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch. Muốn vậy, phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng,
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

13


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

hoạt động theo định hướng kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được khuyến khích ;
ngược lại không làm theo định hướng của kế hoạch, làm hại thì phải ngăn chặn và
trừng phạt.
* Các chức năng chính của quản lý nhà nước về kinh tế :
1. Định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế
2. Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế
3. Điều tiết hoạt động kinh tế
4. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế
* 5 nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế
1. Tập trung dân chủ
2. Kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế theo ngành và lãnh thổ
3. Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh
4. Bảo vê quyền lợi và quyền làm chủ cho người lao động

5. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước về kinh tế.
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Là ngành kinh tế tổng hợp để phát triển, du lịch cần sự tham gia của rất nhiều
ngành cung cấp dịch vụ cũng như các bộ, ngành. Tuy nhiên, nếu nói điều gì sẽ mang ý
nghĩa quyết định năng lực cạnh tranh cũng như sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch thì
phải nói đến quản lý nhà nước về du lịch.
Quản lý nhà nước về du lịch đòi hỏi sự liên kết của các lợi ích khác nhau cùng
làm việc vì một mục tiêu chung nhằm đảm bảo sức sống và sự toàn vẹn cho điểm đến
hiện tại và trong tương lai. Đó là lợi ích của chính quyền, người dân, của các nhà đầu
tư, nhà cung cấp dịch vụ và du khách. Bãi biển có đẹp tới đâu, nhà hàng ăn có ngon tới
mức nào, khách sạn có sang trọng bao nhiêu nhưng khách du lịch phải đi trên những
bãi biển đầy rác, rồi hiện tượng ăn xin, cướp giật, nâng giá vô tội vạ, thức ăn thiếu vệ
sinh …thì điểm đến đó không thể là một điểm đến hấp dẫn, an toàn.
Ở ngành du lịch nước ta, khái niệm quản lý nhà nước về du lịch chưa được định
hình rõ ràng. Trong lĩnh vực này, sự hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch và cơ quan
quản lý cũng như giữa các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau tại các địa phương
còn hạn chế. Du lịch dường như vẫn « mạnh ai nấy làm ». Vì chức năng và vai trò của
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

14


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

quản lý nhà nước trong du lịch chưa thực sự được phát huy, thắng cảnh du lịch không
được quảng bá rộng rãi, không được tổ chức các dịch vụ theo chuẩn, bảo đảm chất
lượng. Điểm đến không an toàn và kém hấp dẫn vì chính quyền địa phương không
kiểm soát được hoạt động và chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp cung ứng cũng không

kết nối được các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ (công ty lữ hành, nhà hàng,
khách sạn, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan mua sắm…). Đó còn là việc xây dựng
khu du lịch, khách sạn không theo quy hoạch, không có sự kiểm soát về chất lượng,
bảo đảm môi trường khiến cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ; sự kết nối khu nghỉ dưỡng,
khách sạn, nhà hàng với giao thông (đường hàng không, đường bộ) chưa đồng bộ…
Du lịch càng phát triển càng cần thiết có công tác quản lý nhà nước để đảm bảo
cho sự phát triển du lịch của khu vực đó. Và chính quyền địa phương, lãnh đạo cao
nhất phải là người đứng ra đảm nhiệm vai trò này. Chính quyền phải là đơn vị đứng ra
tổ chức kết nối tất cả các đơn vị, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ du lịch, điều
chỉnh hài hòa nhất giữa cung, cầu, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa khu vực tư
nhân và nhà nước, giữa người dân với chính quyền, doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm
du lịch, điểm đến thực sự hấp dẫn mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.
Vậy quản lý nhà nước về du lịch là gì ?
Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch: Quản lý nhà nước về du lịch là quá trình
tác động của nhà nước đến du lịch thông qua hệ thống chính sách pháp luật với mục
tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của nhà nước, tạo nên trật tự trong hoạt động
du lịch, làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đối tượng của quản lý
nhà nước là hoạt động du lịch, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và các du khách.
Quản lý nhà nước về du lịch là chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm
chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch.
Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh
vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo định
hướng chung của tiến trình phát triển đất nước.
Quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn là vấn đề được quan tâm của du lịch Việt
Nam. Thời gian qua, dự án EU-ESRT (Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

15



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

có trách nhiệm với môi trường và xã hội) đã có rất nhiều hoạt động đào tạo, hỗ trợ
năng lực quản lý nhà nước về du lịch cụ thể là quản lý điểm đến cho 18 tỉnh tại khu
vực Tây Bắc, Duyên hải miền Trung, Bắc miền Trung, Đồng Bằng sông Cửu Long.
Ngoài việc nâng cao nhận thức, các hoạt động đào tạo này cũng nhằm hỗ trợ kỹ thuật
về cách thức triển khai quản lý điểm đến ở những khu du lịch này. Với sự hỗ trợ của
dự án EU-ESRT, nhiều địa phương đã có những biến chuyển rất mạnh từ nhận thức
đến hành động về vấn đề này, nhưng để nhân rộng thì không đơn giản.
1.2.3. Công cụ, phương pháp và nội dung quản lý nhà nước về du lịch
* Công cụ quản lý nhà nước về du lịch: bởi vì du lịch cũng là một ngành kinh tế,
cho nên để quản lý du lịch nhà nước cũng sử dụng một số công cụ quản lý tương đối
giống với các ngành kinh tế khác.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát
triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính tín dụng đối
với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh
vực sau đây :
- Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch ;
- Tuyên truyền, quảng bá du lịch ;
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch ;
- Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới ;
- Hiện đại hóa hoạt động du lịch ;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, nhập khẩu
phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên
dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia ;
- Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa,vùng có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ,
góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo.
3. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch ; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch ; hỗ trợ công tác tuyên truyền,

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

16


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch ; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt
Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
khách du lịch.
5. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa
du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.
6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự
nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Công cụ pháp lý: hệ thống pháp luật, các văn bản pháp quy… Công cụ pháp lý rõ
ràng và cụ thể nhất là Luật Du lịch Việt Nam năm 2005.
Công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ: chính sách đầu tư, thuế khóa, chi tiêu ngân
sách, hệ thống ngân hàng, lãi suất, điều kiện tín dụng,…

Công cụ tổ chức, giáo dục
* Phương pháp quản lý nhà nước về du lịch : Nhà nước sử dụng một số phương
pháp quản lý như cưỡng chế, kích thích, thuyết phục và giáo dục…để thực hiện việc
quản lý nhà nước về Du lịch
* Nội dung quản lý nhà nước về du lịch được quy định tại Điều 10 – Luật Du lịch
năm 2005 như sau :
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển du lịch.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ; nghiên cứu
ứng dụng khoa học và công nghệ.

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

17


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch ; hoạt động xúc tiến du lịch ở
trong nước và nước ngoài.
7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

9. Kiểm tra, thanh tra gải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
du lịch.
1.2.4. Quản lý nhà nước với phát triển du lịch cộng đồng [4],[10]
Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động
du lịch ở mỗi điểm du lịch nhất định. Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được
quản lý và điều hành ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Các ban lãnh đạo địa phương tham
gia vào du lịch ở 4 mức độ, được chia làm 2 chiều: chiều dọc ở cấp quản lý trung
ương, chiều ngang ở cấp tỉnh, huyện và làng bản.
Trục dọc quản lý du lịch là Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT). Cơ quan này
chịu trách nhiệm về các chương trình hoạt động, quy hoạch, quảng bá và các chính
sách phát triển du lịch ở tầm vĩ mô. Ở cấp nhà nước, du lịch được quản lý với tư cách
là một ngành công nghiệp độc lập, trong khi đó ở cấp tỉnh, chính quyền tại địa phương
điều hành du lịch phối hợp với các ngành công nghiệp khác để thực thi chính sách và
quy hoạch du lịch do VNAT đề ra. Do du lịch là một lĩnh vực đa chiều nên chắc chắn
có liên quan đến các ngành công nghiệp khác. Tại Việt Nam, VNAT có vị trí, chức
năng và quyền lực tương đương với một bộ. Do đó, ngành du lịch không chỉ có sự
tham gia trực tiếp của VNAT mà cả sự hỗ trợ của các cơ quan khác có liên quan như
Bộ Văn hóa và Thông tin, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ công an và Bộ ngoại giao. Chính vì thế, trong quá trình quy hoạch, cần
phải quan tâm tới mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau trong sản phẩm du lịch
vì nó có thể liên quan tới những trách nhiệm khác nhau của các bộ.
Trong khi đó, ở cấp độ thấp hơn có sự tham gia của Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch, phối hợp với các sở khác nhau như Sở Kinh tế, Sở Nông nghiệp …, chịu trách
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

18


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

nhiệm những vấn đề riêng biệt nhưng có liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau. Các sở
này thường có cùng trụ sở tại Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc huyện. Ở quy mô nhỏ hơn,
các cơ quan này có mối quan hệ khăng khít hơn. Sở Thương mại và Du lịch chịu trách
nhiệm điều hành hoạt động du lịch tại điểm du lịch nằm trong khu vực hành chính của
địa phương. Có 3 cấp độ quản lý hành chính là chính quyền tỉnh, huyện và làng bản.
Tại điểm DLCĐ, chính quyền làng bản trực tiếp quản lý hoạt động DLCĐ hàng
ngày của điểm đó. Các cấp lãnh đạo tỉnh và huyện tham gia giám sát và chỉ đạo. Trong
quá trình quy hoạch và thực hiện DLCĐ, sự có mặt của các cơ quan lãnh đạo tại tỉnh,
huyện và làng bản không thể thiếu được. Sự phối hợp và hiểu ý nhau giữa các cấp các
ngành quản lý du lịch càng cao thì dự án DLCĐ càng có nhiều cơ hội thành công.
Từ những năm 1990, DLCĐ đã bắt đầu nhen nhóm phát triển tại một số bản làng
các tỉnh phía Bắc nước ta như Mai Châu (Hòa Bình), Sapa (Lào Cai). Và sau một thời
gian phát triển, đến nay DLCĐ cũng đạt được những thành công nhất định. Điển hình
là tại Lào Cai, năm 2013, các điểm DLCĐ tại huyện Sapa đón được 247.327 lượt
khách; năm 2014 đón trên 300.000 lượt khách. Năm 2014 thu nhập bình quân từ
DLCĐ ở Tả Van của mỗi hộ gia đình là 25-60 triệu đồng, có một số hộ đạt 70-90 triệu
đồng/năm. Ở Lào Cai, các điểm DLCĐ đã giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc phát triển DLCĐ ở một số địa phương vẫn còn
nhiều hạn chế. Quản lý nhà nước về DLCĐ vẫn còn lỏng lẻo, chưa có các chính sách
hay chiến lược phát triển cụ thể.
Thứ nhất, vấn đề nhận thức của cơ quan nhà nước về du lịch cộng đồng còn thấp,
chưa được cân nhắc trong quá trình xây dựng chính sách phát triển.
Thứ hai, tại nhiều địa phương DLCĐ còn hạn chế vì cơ quan quản lý nhà nước
chưa đưa ra được cơ chế chính sách phát triển rõ ràng, cụ thể. Một số hộ nghèo tại các
địa phương có sản phẩm du lịch cộng đồng phát triển, không đủ vốn để đầu tư xây
dựng phòng đạt chuẩn cho khách thuê, tuy nhiên chính quyền địa phương chưa đưa ra
được các chính sách hỗ trợ giúp người dân vay vốn với lãi suất thấp hoặc khuyến
khích người dân làm du lịch cộng đồng, nghĩa là chưa có chính sách đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật phục vụ cho DLCĐ.

SV: Phạm Thị Giang – A3K20

19


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Thứ ba, chưa xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia, phân
chia nguồn lợi cho cộng đồng chưa công bằng, chưa bình đẳng. Một thực tế đáng
buồn, hầu hết các hộ dân làm DLCĐ được hưởng lợi rất ít, chủ yếu phụ thuộc vào
hướng dẫn viên của doanh nghiệp lữ hành. Cùng một mô hình như nhau nhưng ở mô
hình DLCĐ tại Kenia (Châu Phi) và Neepan (Châu Á), người dân được hưởng đến
70% nguồn thu từ du lịch ; còn ở Việt Nam, người dân chỉ được hưởng khoảng từ 20%
- 30% nguồn thu từ DLCĐ.
Thứ tư, cơ quan quản lý nhà nước chưa giúp người dân định hướng xây dựng sản
phẩm du lịch độc đáo, không có định hướng sản phẩm rõ ràng, không quan tâm đầu tư
đúng mức. Ví dụ cụ thể : các tỉnh Tây Bắc phát triển rất nhiều mô hình DLCĐ, nhưng
các sản phẩm, dịch vụ mang tính đại trà, tương đối giống nhau như : ngủ nhà sàn Thái,
thưởng thức ẩm thực, văn nghệ Thái… Sản phẩm giống nhau dẫn đến tình trạng văn
hóa bản sắc của địa phương bị lai tạp, những nét hay, nét riêng biệt đặc sắc của văn
hóa, ẩm thực địa phương bị mai một, không có điểm nhấn để thu hút khách.
Thứ năm, cơ quan quản lý nhà nước chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, do đó
tình trạng phát triển tự phát, ồ ạt vẫn đang diễn ra.
1.2.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước
với phát triển du lịch cộng đồng
Không thể phủ nhận, DLCĐ đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế

địa phương, tạo công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã
hội, không chỉ có thế loại hình du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa, bảo vệ môi trường. Chính vì những lợi ích to lớn của DLCĐ, nhà nước cần
phải nâng cao năng lực quản lý để DLCĐ ngày càng phát triển và khẳng định được vai
trò của mình.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước với
phát triển DLCĐ:
Chỉ tiêu quan trọng nhất và thể hiện rõ nhất chất lượng và hiệu quả quản lý nhà
nước với sự phát triển của DLCĐ tại một điểm du lịch cụ thể chính là lượng khách du
lịch sử dụng dịch vụ DLCĐ. Lượng khách tăng chứng tỏ địa điểm nơi mà DLCĐ diễn
ra phải có sản phẩm đặc sắc mới có thể thu hút được khách, cơ sở vật chất - cơ sở hạ
SV: Phạm Thị Giang – A3K20

20


×