Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận Tự tìm một chủ đề, xây dựng kế hoạch tiến hành 1 bài điều tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.08 KB, 19 trang )

Nhận xét của giảng viên:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………
1
ĐỀ BÀI
1. Sưu tầm một 1 bài điều tra trên báo viết (đính kèm)
Dựa vào những kiến thức đã học, phân tích chủ đề bài điều tra là gì, có
ý nghĩa xã hội như thế nào (tính bức xúc của đề tài)
Vai trò của tác giả thông qua quá trình thông tin sự kiện (nhận định
thông qua ngôn ngữ, hành động)
Phân tích cách thức trình bày, lập luận, chứng cứ của tác giả
Nhận xét về cấu trúc ngôn ngữ của bài điều tra
2. Tự tìm một chủ đề, xây dựng kế hoạch tiến hành 1 bài điều tra (Vấn
đề chính để phân biệt sự khác nhau cơ bản của một bài điều tra với các
thể loại khác)
+Trong bài này, phương pháp tiến hành nên như thế nào
+ Lập kế hoạch sơ bộ, bước 1, bước 2
2
3. Theo anh chị, vấn đề gì là quan trọng nhất trong 1 bài điều tra.
PHẦN MỞ ĐẦU
Điều tra là một công việc tất yếu của người làm báo. Ngay cả
viết cái tốt cũng phải điều tra. Điều tra không phải chỉ để phanh phui
cái xấu mà còn trả lời cho câu hỏi vì sa người ta làm được việc tốt,
điều lạ(vì sao có làng truyền thống giỏi, có nhiều tiến sĩ vinh quy? Vì


sao có những vùng đất sản sinh ra nhiều người đẹp? vì sao có vùng đất
nhiều gia đình đẻ con sinh đôi?).
3
Viết báo là phải hỏi. Người làm báo mở miệng ra là hỏi. Người
làm báo không chỉ viết bằng chi thông minh và ý nghĩ mình có, mà
viết bằng cái mình hỏi để biết, sau đó sâu chuỗi hệ thống và nêu thành
vấn đề mình muốn đưa ra. Nghề báo là nghề là nghề đi hỏi. Đố ai
không hỏi mà làm được báo. Nhưng hỏi cũng phải có phương pháp để
hỏi đúng, hỏi trúng, hỏi hay.
Chính vì thế các bài báo điều tra rất được quan tâm, hầu hết các
cây bút thành danh đều ở lĩnh vực điều tra. Các tác phẩm điều tra cũng
hay đạt giải thưởng cao vì những vấn đèe đặt ra rất nóng hổi, thiết
thực, đúng trọng tâm chủ trương chống tham nhũng hay chống tiêu
cực của đất nước.
4
PHẦN NỘI DUNG
Khái niệm điều tra: điều tra là một thể loại báo chí cung cấp cho
người đọc những thông tin cơ bản về một vấn đề đồng thời đi sâu phân
tích, chứng minh, làm sáng tỏ những gì còn là tiềm ẩn, lẩn khuất bên
trong bằng hệ thống những dữ liệu, số liệu, chi tiết đã qua quá trình
tìm kiếm, sàng lọc, sắp xếp tỉ mỉ, tất cả được bố trí trong một kết cấu
chặt chẽ, thể hiện bằng văn phong linh hoạt nhằm tạo ra độ tin tuyệt
đối cho thông tin.
Về mặt thể loại thì sách Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam có
đưa ra định nghĩa: “Điều tra là thể loại phản ánh từ việc nêu sự kiện,
phân tích sự kiện mà nêu lên vấn đề và cách giải quyết vấn đề”
Điều tra là một thể loại báo chí nằm trong nhóm các thể loại báo
chí chính luận. Theo từ điển Tiếng Việt, in năm 1992 của Trung tâm từ
điển ngôn ngữ viết: “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật”.
Trước hết, cần hiểu rõ thế nào là điều tra thì mới có thể tìm hiểu sâu

hơn về những đặc điểm cũng như đặc trưng của thể loại này.
5
1. Sưu tầm một 1 bài điều tra trên báo viết (đính kèm)
Có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại điều tra nhưng nhin
chung cũng xoay quanh vấn đề nhận định, xem xét, tìm hiểu, phân tích
sự kiện để đưa ra sự thật.
Tuy nhiên, chỉ có thể thì chưa đủ, một sự kiện chưa được điều
tra, nghiên cứu tường tận thì chưa phán ánh được bản chất và các mối
quan hệ bên trong của nó, tuy thế vẫn chưa đủ và chưa thấy hết được
đặc trưng cơ bản của thể loại báo chí đó. Khi một sự kiện, hiện tượng
hay vấn đề nào đó trong đời sống xã hội cần cho công chúng biết,
người làm báo phải tìm hiểu, nghiên cứu và rút ra kết luận chính xác,
có sức thuyết phục.
Nhưng cần hiểu rằng, trong xã hội, cuộc sống hàng ngày có rất
nhiều các vấn đề, hiện tượng, sự kiện, nhưng chính vấn đề bình thường
và đơn giản thì không ai cần “điều tra” làm gì. Chính vì thế để thu hút
người đọc thì vấn đề được điều tra là những vấn đề quan trọng, phức
tạp được nhiều quan tâm.
Sưu tầm tác phẩm: Sau sự cố sạt lở đường dẫn làm chết hai
người: CẦU TRÀ NIỀN ĐẾN BAO GIỜ TIẾP TỤC THI CÔNG?
6
Đăng trên báo Công an Nhân dân, ra ngày 23 tháng 11 năm 2010, của
tác giả Thái Bình.
a. Chủ đề bài điều tra.
Đó là các hiện tượng tiêu cực trong quá trình thi công công trình
xây dựng, làm cho dân chúng địa phương bức xúc không thể bỏ qua
được. Đó là sự vô trách nhiệm của cơ quan chức năng mà ở đây là đơn
vị thi công đường tỉnh lộ 923 do cố ý làm trái.
b. Ý nghĩa xã hội như thế nào (tính bức xúc của đề tài)
Thông qua bài điều tra, công chúng tin chắc sẽ nhận được câu trả

lời của người viết báo về vấn đề mà họ quan tâm hoặc nhiều nhiều
người quan tâm.
Qua bài điều tra này người đọc không chỉ được thỏa mãn về
lượng thông tin toàn diện , được hiểu cặn kẽ sự việc qua nghệ thuật
phân tích của tác giả mà còn nhận được câu trả lời và những kết luận
xác đáng về vấn đề mà công chúng quan tâm. Đặc biệt là những công
chúng bị ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề.
7
c. Vai trò của tác giả thông qua quá trình thông tin sự kiện (nhận
định thông qua ngôn ngữ, hành động)
Tác giả phân tích những mối liên hệ sâu sắc qua những lời bình
luận, giải thích. Các dữ liệu được sắp xếp một cách hợp lí, loogic giúp
cho người đọc hiểu rõ được vấn đề.
Tác giả là người đến tận nơi xảy ra sự kiện, gặp những người có
liên quan và và thu thập thông tin từ nhiều nguồn, nhiều chiều khác
nhau để từ đó phân tích những vấn đề…qua đó tác giả chuyển tải, tái
hiện lại những gì đã xảy ra để công chúng được biết.
Qua bài điều tra tác giả nêu lên những những sự kiện khác nhau
có liên quan đến cùng một chủ đề, làm sáng tỏ nguyên nhân và kết quả
của vấn đề mà công chúng đang bức xúc.
d. Phân tích cách thức trình bày, lập luận, chứng cứ của tác giả
Thông tin trong bài không chỉ được rút ra từ một luận cứ mà còn
được thể hiện qua các luận điểm. Mỗi luận cứ, luận điểm trong bài
8
chọn được con đường nhanh nhất để giúp người đọc nhận ra ngay sự
thật, cảm nhận được chân lí.
Đó không chỉ là vấn đề lưu thông đi lại trên đường mà nó còn vô
tình gây nguy hiểm cho công chúng khi họ phải lựa chọn băng qua
chiếc cầu tạm bồng bềnh, trật trội.
Tác phẩm sử dụng phương pháp phân tích, mổ xẻ vấn đề cập

được đúng vấn đề bạn đọc quan tâm, nêu đúng những câu hỏi mà
người dân thuộc địa phận thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền quan
tâm.
Việc trình bày ở đây ngắn gọn, cô đúc, có sự lựa chọn kỹ càng
nêu bật được vấn đề cần thiết, tạo điều kiện cho quá trình phân tích để
tìm ra câu trả lời.
e. Nhận xét về cấu trúc, ngôn ngữ của bài điều tra
Phần đầu giới thiệu xuất xứ , nguồn gốc và bối cảnh vấn đề làm
nên tác phẩm, đồng thời nêu những nội dung cơ bản nhất mà tác phẩm
sẽ trình bày chi tiết.
Sapo cho ta thấy những thông tin có tính chất phản ánh để thông
báo cho công chúng biết nguyên nhân xuất hiện của tác phẩm.
9
Nó làm sáng tỏ toàn bộ nội dung các câu hỏi đã được nêu lên trong
phần mở đề, bằng cách đưa ra các luận điểm, luận cứ, kết hợp với sự
lựa chọn và phân tích sâu sắc
Phần kết thúc thể hiện chính kiến của mình, kết thúc ngắn gọn,
súc tích mang tính thuyết phục. Box thông tin
Ngôn ngữ tác giả trong bài điều tra “Cầu Trà Nền đến bao giờ
tiếp tục thi công” không giống như ngôn ngữ tác giả trong các thể loại
chính luận khác. Cái tôi của tác giả ít khi xuất hiện rõ nét, nó ẩn dụ
đằng sau những dẫn chứng, số liệu cụ thể và những đánh giá về sự
kiện đó.
Sự kiện xảy ra tại địa phận ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện
Phong Điền, TP. Cần Thơ được tác giả lựa chọn đưa vào tác phẩm
cùng với cái tôi nhân chứng và cái tôi thẩm định của tác giả. Ý kiến
chủ quan của tác giả được thể hiện thông qua việc xem xét, đánh giá
sự kiện hiện tượng đã xảy ra ở Cầu Trà Niền và đang xảy ra ở các cầu
Ông Cầu, Tràng Tiền , Cái Sơn và tương lai là cầu Mỹ Khanh.
Cái tôi của tác giả được xuất hiện dưới đại từ nhân xưng là

“chúng tôi” ngôi thứ nhất mang lại hiệu quả thuyết phục lớn với độc
10
giả: “Tôi vờ như chưa biết chuyện…”.“Theo tìm hiểu của chúng tôi,
công trình Trà Nền…”
Cũng có khi tác giả dấu cái tôi thẩm định đằng sau những lời
bình, sự phân tích và đánh giá sự kiện: “Được biết, trước khi thông
qua dự án cầu Trà Niền, BQL dự án có nhiều phương pháp chọn
lựa…”. “Do bị ép tiến bộ thực hiện nên mới dẫn đến sự cố trên…”.
“Sự cố đã gây thiệt hại nghiêm trọngvề người và tài sản, gây hoang
mang và hoài nghi trong dư luận…”…
Có khi cái tôi ẩn sau lời nhân chứng: “Ông Lê Văn Hậu – PCT UBND
huyện Phong Điền bức xúc nói, người dân Phong Điền ngày đêm trông
chờ kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến sự cố…”.
…hỏi thêm nguyên nhân thì được giải thích: “đây là hiện trường vụ
sạt lở có án mạng. Từ hồi đó tới nay, ai không có phận sự thì không
được vào”….
Có thể thấy trong bài này ngôn ngữ tác giả giữ vai trò chủ đạo như
“một người dẫn đường” đưa người đọc đi qua các sự kiện, để họ tìm
đến sự thật mà họ muốn biết.
11
Ngôn ngữ nhân vật được sử dụng trong các luận cứ để làm sáng
tỏ luận điểm.
Ngôn ngữ nhân vật ở đây không chỉ dừng lại ở lời nói hay thái độ của
một con người cụ thể nào đó mà nó bao gồm cả những văn bản, băng
ghi âm, băng hình…mà tác giả điều tra làm chứng cớ cho bài viết.
Ngôn ngữ nhân vật ở bài viết đóng vai trò là những dẫn chứng sinh
động cho sự cố sạt lở đường.
Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật đan xen xen nhau, bổ xung và
hỗ trợ cho nhau để tạo ra sự hợp lý trong quá trình tìm ra sự thật và
nguyên nhân của vấn đề.

2. Tự tìm một chủ đề, xây dựng kế hoạch tiến hành 1 bài điều tra
(Vấn đề chính để phân biệt sự khác nhau cơ bản của một bài điều tra
với các thể loại khác)
a. Đối tượng điều tra:
12
Điều tra về hoạt động của những chiếc xe khách trở mỡ lợn thối,
mối liên hệ giữa các chủ xe và người nhập mỡ lợn thối gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
b. Hướng điều tra:
+ Trước tiên sẽ tìm hiểu và điều tra rõ về quy luật hoạt động của
những chiếc xe khách trở mỡ lợn thối trên tuyến Hà Nội – Vĩnh Phúc
và ngược lại.
Xe lấy mỡ thối như thế nào, xuất phát từ đâu, đi theo lịch trình
như thế nào, điểm giao mỡ.
+ Tiếp theo làm rõ thủ đoạn trốn tránh các chốt kiểm dịch trên
tuyến của những chiếc xe khách này.
+ Làm rõ mối liên hệ giữa người bán, người mua và tài xế xe,
chúng móc nối với nhau ra sao?
+ Phỏng vấn hành khách và các cơ quan chức năng về các vấn đề
liên quan đến hoạt động trở mỡ lợn thối.
c. Những phương pháp sử dụng trong quá trình tác nghiệp:
13
+ Nhập vai làm hành khách trên tuyến bus từ Hà Nội về Vĩnh
phúc. Khi đi trực tiếp trên xe sẽ thấy được hoạt động nhập mỡ và trả
mỡ cho khách như thế nào. Từ đó có những thông tin chính xác, chi
tiết đắt và đầy hấp dẫn cho bài điều tra.
+ Quan sát, chụp hình tại một vài địa điểm trả mỡ dọc tuyến
đường Hà Nội – Vĩnh Phúc.
Việc quan sát nhằm mục đích tìm hiểu về số lượng mỡ thối, thời
gian hoạt động, cách mua bán…

+ Phỏng vấn: những hành khách đã từng đi và những hành khách
đang đi trên chuyến xe này.
Phỏng vấn các cơ quan chức năng về việc vận chuyển mỡ thối trên
các tuyến đường.
Phỏng vấn những người mua và bán mỡ thối.
d. Các bước:
Bước 1: Nhập vai người đi xe khách
Bước 2: Nhập vai người đi mua mỡ thối
14
Bước 3: Tiếp cận các cơ quan chức năng
Bước 4: Kiểm chứng thông tin
3. Vấn đề quan trọng nhất trong 1 bài điều tra.
Điều tra là cả một quá trình vì vậy nó có hoàn cảnh để xuất hiện
riêng. Từ xa xưa con người đã có nhu cầu thông tin tương đối lớn.
Chẳng hạn như trong các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
con người có nhu cầu nắm bắt thông tin về các nước thamk chiến và
tình hình chiến sự diễn biến ra sao. Đó là một phần sẽ được các
phương tiện thông tin truyền thông để đáp ứng nhu cầu được cung cấp
thông tin của con người.
Con người với bản tính, nhu cầu luôn có sự tò mò trước các sự
việc, hiện tượng mà đặc biệt là những sự việc, hiện tượng chưa được
làm rõ, làm sáng tỏ. Điều này phần nào lý giải tại sao xuất hiện thể loại
điều tra. Nó giúp cho đối tượng tiếp nhận nhận thức rõ ràng và đầy đủ
dựa trên những bằng chứng mà người điều tra có được. Nhằm cung
cấp một cách đầy đủ về sự việc, hiện tượng được điều tra.
15
Đặc biệt hơn nữa, từ những vấn đề được điều tra và làm rõ rút ra
được bài học kinh nghiệm, nhận thức đúng sai. Nói chung, những sự
việc hiện tượng là những đề tài có thể tiến hành điều tra, viết lên bài
báo, vì ba lí do:

Thứ nhất, đó là những vấn đề không bình thường xảy ra, có khá
nhiều dữ liệu trên nhiều góc độ khác nhau, tuỳ theo vị trí cảu từng
người quan sát.
Thứ hai, chính vì thế mà có nhiều câu trả lời về đánh giá tình
hình và phân tích nguyên nhân khác nhau nhưng thực chất của tình
hình là nguyên nhân là gì? Nghĩa là câu trả lời đúng đắn và đầy đủ là
gì?
Cuối cùng là vấn đề đó có quan hệ tới nhiều người, được nhiều
người quan tâm và gắn liền với những vấn đề thời sự nóng hổi và cơ
bản của xã hội, liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị
trọng tâm.
Ba điều vừa nêu trên cũng là ba tiêu chuẩn của trạng thái “hoàn
cảnh có vấn đề” có tính xã hội và là 3 tiêu chuẩn xuất hiện bài điều tra
trên báo.
16
PHẦN KẾT BÀI
Nghề báo được coi là một nghề nguy hiểm, điều đó lại càng đúng
đối với những nhà báo viết về điều tra, chống tiêu cực. Nhiều tác phẩm
báo chí đã đem lại tiếng vang lớn, tạo ra hiệu ứng xã hội cao…
Không chỉ các nhà báo viết điều tra tự nhận thức rõ vai trò, trách
nhiệm của mình, mà những đóng góp của họ đã thực sự được ghi nhận.
Đối với những thể loại báo chí khác, khi bài viết hoàn thành cũng
chính là lúc bài viết đã kết thúc. Nhưng với tác phẩm báo chí điều tra
chân chính, khi hoàn thành bài viết lại là lúc bắt đầu cho một giai đoạn
tiếp theo: các cơ quan chức năng vào cuộc.
Có thể nói, vinh dự lớn nhất của những nhà báo viết điều tra
chính là hiệu ứng xã hội mà công việc của mình đem lại. Hành trang
chỉ có máy ghi âm, máy ảnh và cây bút, trang giấy giản dị, các nhà báo
viết điều tra vẫn đang tiếp tục đi đến nơi hiểm nguy nhất để pháp luật
và lẽ phải được bảo vệ. Chính họ đã và đang góp phần quan trọng

khẳng định và nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của báo chí cách
mạng nước nhà.
17
Ai cũng biết, nghề báo là một nghề nguy hiểm, viết điều tra càng
nguy hiểm hơn, bởi lúc này, sự thật chưa bị phơi bày ra ánh sáng và
đối tượng được điều tra đang rất cần sự im lặng của nhà báo. “Nguy
hiểm đầu tiên là mình phải đối mặt với những cám dỗ vật chất, sự mua
chuộc của đối tượng… Những lúc đó, mình phải biết cách vượt qua
chính mình, phải rèn luyện để có đủ bản lĩnh và niềm đam mê đi tìm
sự thật, đưa sự thật ra ánh sáng. Nguy hiểm thứ hai là có thể bị đe dọa,
trả thù, và thực tế những điều này đã xảy ra với một số nhà báo”, khắc
phục tâm sự.
18
SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tác phẩm báo chí tập 2” (2006), Nhà xuất bản Lý
luận Chính trị, Nguyễn Văn Dững ,chủ biên.
2. Tường thuật và viêt tin , Sổ tay những điều cơ bản, Nhà xuất bản
Thông Tấn, Peter Eng và Jeff Hodson, Năm 2007.
3. Sáng tạo tác phẩm báo chí, Đức Dũng
4. Viết báo như thế nào, Đức Dũng
5. “Từ điển Tiếng Việt” năm 2008, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Hoàng Phê
chủ biên.
6. Từ điển Wikipedia tiếng Việt
7. Nghề Báo, nhà xuất bản Kim Đồng, năm 2005, do Nguyễn Thắng
Vu chủ biên.)
8. Các trang Web: Vietnam Journalism, xaluan.com, nghebao.com,
songtre.vn, vietbao.vn, baovequyentrem.vn, giadinh.net,
laodong.com.vn…
19

×