Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo,quản lý Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.01 KB, 24 trang )

Mục Lục
A.Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết
2.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1.Mục đích của đề tài
2.2.Nhiệm vụ của đề tài
3.Tình hình nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Đối tượng nghiên cứu
B.Phần nội dung
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về kỹ năng giao tiếp
1.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo,quản lý
1.1 .Vai trò của kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo,quản lý
1.2 .Đặc điểm giao tiếp của nhà lãnh đạo quản lý
Chương II: Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý
ở Việt Nam hiện nay
2. 1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý ở Việt
Nam hiện nay
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong lãnh đạo,quản lý Việt
Nam hiện nay
2.3.Một số giải pháp để nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh
đạo,quản lý Việt Nam hiện nay
C.Kết luận
D.Danh mục tài liệu tham khảo
1
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giao tiếp định hướng cho các hoạt động,điều khiển hoạt động,giúp các
hoạt động tiến hành đạt hiệu quả.Trong công tác lãnh đạo quản lý,hoạt động
giao tiếp thường xuyên diễn ra: giao tiếp giữa nhà lãnh đạo,quản lý và đối
tượng lãnh đạo ,quản lý;giữa cấp trên và cấp dưới;giữa các nhóm


làm việc với nhau; giữa cá nhân với cá nhân. Ðể hoàn thành các
nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động lãnh đạo , quản lý thì chủ thể quản lý và đối
tượng,quản lý phải có sự phối hợp cùng nhau, thông cảm với nhau,tác động
qua lại và ảnh hưởng đến nhau.Nhờ giao tiếp với cấp dưới mà chủ thể lãnh
đạo quản lý hiểu được tâm tư nguyện vọng, tình cảm, ý chí, năng lực, thói
quen của họ. Từ đó lựa chọn, bố trí sắp xếp, đề đạt, bổ nhiệm, phân công công
việc phù hợp với từng người để sử dụng họ một cách tốt nhất nhằm nâng cao
năng suất lao động của mỗi cá nhân và của cả tổ chức.
Thông qua giao tiếp với cấp dưới, chủ thể lãnh đạo, quản lý thu thập
được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, xử lý các thông tin, trên cơ sở đó ra
các quyết định; lên kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện quyết định phù hợp
với thực tiễn mang lại tính khả thi của các quyết định.
Thông qua giao tiếp với cấp dưới, chủ thể lãnh đạo, quản lý thu thập
được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, xử lý các thông tin, trên cơ sở đó ra
các quyết định; lên kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện quyết định phù hợp
với thực tiễn mang lại tính khả thi của các quyết định.
Thông qua giao tiếp với đối tượng quản lý mà chủ thể quản lý xây dựng
các mối quan hệ với người khác, với tập thể, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa cấp
trên và cấp dưới, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, góp phần hoàn
2
thiện nhân cách, nâng cao uy tín, phong cách người lãnh đạo. Đồng thời qua
đó còn hình thành kĩ năng kĩ xảo, nghệ thuật ứng xử trong công tác lãnh đạo,
quản lý.
Do đó mà em chọn đề tài:”Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo,quản
lý Việt Nam hiện nay’’
2 . Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Nhằm nghiên cứu thực trạng và kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo,
quản lý ở Việt Nam hiện nay. Từ đó tìm ra những kết quả và hạn chế trong
giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý. Tiếp tục phát huy những kết quả, thành

tựu đã đạt được và đưa ra những giải pháp ưu việt để khắc phục những hạn
chế còn tồn tại.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ các khái niệm liên quan
- Đưa ra thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý ở Việt
Nam hiện nay
- Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả kỹ
năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp.Tuy nhiên đối
tượng nghiên cứu của các đề tài thường khác nhau và còn chung chung.
3
Đề tài của em có đối tượng cụ thể đó là nhà lãnh đạo, quản lý và kỹ
năng giao tiếp nhằm nâng cao năng lực quản lý của nhà lãnh đạo,quản lý Việt
nam hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá tài
liệu.
5. Đối tượng nhiên cứu
Các nhà lãnh đạo, quản lý của Việt Nam và kỹ năng giao tiếp của họ.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm 2chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kỹ năng giao tiếp
Chương 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý ở
Việt Nam hiện nay.
4
Nội Dung
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kỹ năng giao tiếp
1.1.Khái niệm kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo quản lý
Giao tiếp là sự truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người này với

người khác, giữa cá nhân với xã hội, nhờ đó các bên tham gia có thể có chung
một quan điểm, một nhận thức về nội dung các thông tin được đề cập tới.
Giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện hoặc công cụ khác
nhau như nói, đọc, viết, cử chỉ, điệu bộ, trang phục…
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc cá nhân, xuất phát
từ nhu cầu phối hợp hoạt động, bao gồm hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng như:
trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm
hiểu người khác. Giao tiếp là hoạt động xác lập vận hành các mối quan hệ
giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định
Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức ,
hiểu biết về quá trình giao tiếp, các yếu tố tham gia và ảnh hưởng đến quá
trình giao tiếp, cũng như sử dụng có hiệu quả những phương tiện giao tiếp,
phối hợp hài hòa toàn bộ hành vi, ứng xử, cử chi,… để giúp chủ thể đạt được
mục đích nhất định trong hoạt đông giao tiếp đó.
Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý là năng lực vận dụng hiệu
quả những, hiểu biết về quá trình giao tiếp được nhà lãnh đạo quản lý sử dụng
để thực hiện theo cách thức nhất định trong quá trình thực thi công việc, do
các bên tham gia giao tiếp thực hiên. Nhằm đạt hiệu quả mong muốn
5
1.2. Vai trò của kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo,quản lý
Trong cuộc sống, giao tiếp là hoạt động giúp con người hiểu biết, nhận
thức được thế giới, từ đó hành động phù hợp thông qua sự hợp tác với các
nhóm người khác. Đối với các tổ chức và cơ quan nhà nước, giao tiếp thực
hiện năm chức năng cơ bản: Định hướng, hợp nhất, duy trí, động viên khuyến
khích, đổi mới. Nó là điều kiện đảm bảo các giá trị, mục tiêu và thủ tục của tổ
chức thực hiện
Đối với nhà lãnh đạo quản lý, và giao tiếp là một nhiệm vụ, một nội
dung của công tác lãnh đạo, quản lý, trong đó họ không đơn giản chỉ là một
bên tham gia, mà có trách nhiệm tổ chức quá trình đó. Giao tiếp là công cụ để
họ thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý của mình. Tất cả các hoạt động như lập

kế hoạc, tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh gia việc thực hiện kế hoạch, nhà
lãnh đạo , quản lý đều phải thực hiện thông quan giao tiếp. Giao tiếp nhà lãnh
đạo, quản lý gây ảnh hưởng đến những người dưới quyền
Kỹ năng giao tiếp giúp nhà lãnh đạo, quản lý đạt mục tiêu trao đổi hoặc
tiếp nhận thông tin về những vắn đề của tổ chức đơn vị mình. Vận dụng kỹ
năng giao tiếp nhà lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả cao khi động viên, thuyết
6
phục người giao tiếp hướng về một mục đích, một nhận thức hay một thỏa
thuận chung
Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo , quản lý giúp tạo ra sự tín nghiệm
của người khác đối với mình và ngược lại giúp tạo ra sự tin tưởng với người
khác. Thông qua kỹ năng giao tiếp nhà lãnh đạo, quản lý có phương thức
truyền đạt hiệu quả nhất. Kỹ năng giao tiếp còn là công cụ quan trọng trong
lãnh đạo, quản lý vì lãnh đạo, quản lý là việc đạt được mục tiêu đã định
thông qua người khác. Từ việc xây dựng quyết định đến tổ chức, đánh giá
việc thực hiện quyết định, nhà lãnh đạo, quản lý đều phải sử dụng các kỹ năng
giao tiếp đặc biệt là công cụ giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lỹ còn là một cơ hội để gây
ảnh hưởng .Để lãnh đạo quản lý được một tập thể, tồ chức, hay một quốc gia
thì nhà lãnh đạo. quản lý cần tạo lập các mối quan hệ, sự ảnh hưởng nhất định
đối với đối tượng cần giao tiếp. Mục đích là để họ tin mình, hợp tác với mình
, được nhân viên tôn trọng, đề cao ủng hộ. Tâm huyết, trí tuệ, sự tận tâm vì
tập thể, vì tổ chức, vì công việc của nhà lãnh đạo, quản lý có được biết đến
hay không nhờ vào kỹ năng giao tiếp của họ. Bởi thế, giao tiếp và thực hiện
kỹ năng giao tiếp là một trong những cách để duy trì và thể hiện phẩm chất
của nhà lãnh đạo, quản lý.
1.3.Đặc điểm giao tiếp của nhà lãnh đạo,quản lý
Quá trình giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi đặc điểm của tổ chức, của những ngôn ngữ, thuật ngữ chuyên ngành nhất
định. Trong lĩnh vực chính trị cũng vậy, là nhà lãnh đạo, quản lý đại diện cho

cơ quan, tổ chức hay quốc gia giao tiếp với đối tác cần sử dụng các nghi
thức , nghi lễ tôn trọng, ngôn ngữ giao tiếp trang trọng, lịch sự. Do vậy giao
7
tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý dù dưới hình thức, khía cạnh nào cũng phải có
những đặc điểm sau:
- Có tính định hướng : tính công khai, tính đa dạng, tính phức tạp
- Sử dụng văn bản chính thức. Đây là kênh giao tiếp quan trọng nhất
mang đặc trưng riêng của nhà lãnh đạo, quản lý.
Để vận dụng kỹ năng giao tiếp, nhà lãnh đạo, quản lý phải xác lập, định
hướng mục tiêu của mình và của tổ chức mình.
Bên cạnh xác định đúng mục tiêu, nhà lãnh đạo, quản lý phải xác định,
lựa chọn đúng thời điểm và cách thức truyền tin ( quyết định) hợp lý
nhất.Việc lựa chọn thời gian địa điểm cuộc tiếp xúc ( ở đâu? khi nào?) đồng
thời đặt ra cách thức tiếp xúc nào là hợp lý ( gặp gỡ trực tiếp, hay tổ chứ hội
nghị, hội họp ) cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Khi các nhân viên trong cơ quan đang bận rộn hoặc không hào hứng thì
không nên tổ chức hội họp quá nhiều mà có thể thông báo qua hình thức bằng
văn bản, giấy tờ có liên quan để ra quyết định. Điều tối kị trong kĩ năng giao
tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý là không tiếp xúc , trao đổi với nhân viên khi
đang cáu giận. . Nó sẽ làm giảm uy tín của nhà lãnh đạo, quản lý vá đặc biệt
là dễ có những quyết định mang tính cá nhân, chủ quan, nhất thời ảnh hưỡng
xấu đến công việc chung của cơ quan, đôi khi còn dẫn đến sai lầm trong lãnh
đạo quản lý.
8
Chương II: Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý
ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý ở Việt
Nam hiện nay
Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo,quản lý Việt nam hiên nay ảnh
hưởng nhiều từ văn hóa giao tiếp của người Việt nam.Qua một số công trình

nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,có thể nêu lên một số nét cơ
bản như:
Thứ nhất:Người Việt Nam thích giao tiếp và coi trọng giao tiếp.
Thứ hai:Trong giao tiếp người Việt còn rụt rè,đặc biệt trong môi trường
giao tiếp không quen thuộc.Trước mặt người lạ hoặc chưa thật quen biết,họ
thường ái ngại,rụt rè,tức là họ ngại tiếp xúc,gặp gỡ với người lạ,ngại bộc lộ
mình trước người chưa quen biết.Không hiếm khi điều nay ngăn cản người
Việt nắm bắt những cơ hội tiếp xúc,thiết lập những mối quan hệ mới.
Thứ ba:Trong giao tiếp ứng xử,người Việt coi trọng tình cảm,thường
lấy tình cảm làm chuẩn mực ứng xử.Tất nhiên người Việt muốn ứng xử vừa
có tình vừa có lý,song khi phải cân nhắc giữa tình và lý,thì không hiếm khi
tình được coi trọng hơn”Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”
Thứ tư:Người Việt thích tìm hiểu,quan sát,đánh giá đối tượng giao
tiếp.Khác với người phương Tây thường tránh nói đến những vấn đề riêng,khi
tiếp xúc gặp gỡ,trò chuyện với môt người nào đó,người Việt thường quan
tâm,hỏi han đến hoàn cảnh của họ.Đặc tính này xuất phát từ tâm lý cộng đồng
làng xã mà ra.Cũng do đặc tính này mà người Việt hay để ý đến nhau,đến
những người cạnh mình,hay bàn tán chuyện người khác và không ít khi dẫn
9
đến tình trạng ‘’Trong nhà chưa tỏ,ngoài ngõ đã tường”.Trong công sở,điều
này hay gây ra sự cản trở công việc,và sự kìm hãm nhau giữa các cá nhân.
Thứ năm:Người Việt coi trọng sự ý tứ,tế nhị và coi trọng hòa thuận.
Thứ sáu:Cách xưng hô của người Việt phong phú,phức tạp và có xu
hướng gia đình hóa.Cũng đã có ý kiến cho rằng nên thay đổi cách xưng hô
của người Việt tại công sở,vì cách xưng hô mang tính gia đình như vậy,không
giúp người ta ý thức được trách nhiệm cá nhân của mình mà dễ dẫn đến sự cả
nể trong khi giải quyết công việc.
Nhiều cuộc khảo sát cũng đã chỉ ra rằng, kỹ năng giao tiếp là thuộc tính
hết sức cần thiết của nhà quản trị, nó quyết định thành công trong công việc
và thành đạt trong sự nghiệp, đặc biệt với những người lãnh đạo. Kỹ năng này

liên quan tới nhiều hoạt động, từ kỹ năng viết đến kỹ năng nói, kết hợp với tư
thế, cử chỉ, động tác để diễn tả quan điểm và mục đích của vấn đề muốn đề
cập. Người ta thấy rằng, có ít nhất 80% thời gian của nhà quản trị dùng cho
giao tiếp bằng lời. Hầu hết các nhà quản trị thường gặp vấn đề trong giao tiếp.
Tuy nhiên, họ thường không nhận ra hoặc cố tình không thừa nhận mình giao
tiếp kém hiệu quả. Vì vậy, lợi ích trong giao tiếp, quyết định sự thành công
của quản trị, dường như bị các nhà quản trị bỏ qua và họ không cảm thấy cấp
thiết phải nâng cao trình độ kỹ năng giao tiếp.
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong lãnh đạo,quản lý Việt
nam hiện nay.
10
Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp:
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp:
-Người gửi đi thông điệp có kiến thức nghèo nàn về chủ đề, hoặc là
chủ đề đó đã không được chuẩn bị một cách thích đáng.
11
- Người gửi không tin vào thông điệp hoặc không ủng hộ chính sách
đằng sau nó.
- Người nhận thông điệp có kiến thức nghèo nàn về chủ đề được đưa ra,
hoặc là họ đã không chuẩn bị kỹ lưỡng cho chủ đề đó.
- Người nhận thông điệp không thích thú với chủ đề.
- Người gửi hoặc người nhận tạm thời không rảnh rỗi.
- Mọi người thất bại trong việc nói những gì họ nghĩ.
- Người gửi và nhận thông điệp có vốn từ vựng khác nhau.
- Sự khác biệt về văn hoá ngăn cách những người cùng tham gia giao
tiếp.
- Sự khác biệt về nghề nghiệp ngăn cách những người cùng tham gia
giao tiếp.
- Những người cùng giao tiếp có các giả định khác nhau.
- Sự khác biệt về địa vị (lãnh đạo - nhân viên) ngăn cách những người

cùng tham gia giao tiếp.
- Một trong số những người cùng tham gia giao tiếp có các phản ứng
tiêu cực hoặc thù địch với
người khác.
- Một hoặc các bên tham gia giao tiếp đều hiểu nhầm (một cách
không chủ tâm).
2.3.Một số giải pháp để nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ lãnh
đạo,quản lý ở nước ta hiện nay
Trong hoạt động giao tiếp, ứng xử của các nhà lãnh đạo quản lý ở nước
ta trong những năm gần đây đã ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên do một
số nguyên nhân, tác nhân trực tiếp và gián tiếp tác động mà hoạt động giao
tiếp vẫn bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau:
12
Nói sai đề tài, không có sự chuẩn bị một cách cẩn thận chu đáo. Hạn
chế này rất nghiêm trọng, nó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
hoặc có thể chấm dứt cuộc trò chuyện. Khiến người nghe không hiểu và
không thể hoàn thành nhiệm vụ, công việc. Mặt khác còn do một số lý do
như: Thông điệp đưa ra sai, sử dụng phương pháp giao tiếp không phù hợp,
thông điệp gửi đi không đúng đối tượng, hoặc không có một thông điệp nào
được đưa ra.
Nói thao thao bất tuyệt: Đây là một hạn chế mà rất nhiều nhà lãnh đạo
ở Việt Nam mắc phải. Nhiều khi nói như vậy sẽ khiến người nghe cảm thấy
nhàm chán mà không hiểu rõ vấn đề vì không biết đâu là nội dung chính. Nói
nhiều nhưng không xoáy vào trọng tâm cũng không phải là cách để một nhà
lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt.
Không trả lời thẳng vào vấn đề mà quanh có, không nói rõ, giải thích
đầy đủ hoặc giải thích không trọng tâm: Khi được nêu câu hỏi, nhiều nhà lãnh
đạo không đi thẳng vào câu trả lời mà lại vòng vo, điều đó khiến cho cuộc
giao tiếp trở nên mơ hồ, khi những câu hỏi không được giải thích rõ ràng.
Thì thầm khi đang lắng nghe ý kiến của nhân viên hoặc khách: Thể

hiện sự thiếu tôn trọng và thiếu tập trung. Nhất là trong những cuộc nói
chuyện đông người.
Khi nói chuyện thì đột ngột cao giọng. Khiến cho người nghe cảm thấy
khó chịu
Ngôn ngữ: Các nhà lãnh đạo Việt Nam có một hạn chế mà nó sẽ gây rất
nhiều cản trở trong giao tiếp đó là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Trong
những cuộc giao tiếp với khách là nước ngoài có nhiều khi thông tin chưa thật
chính xác.
13
Do bản chất của người Việt Nam là nóng tính vì vậy trong khi giao tiếp
vẫn còn nhiều tình huống như mất bình tĩnh, tranh luận xảy ra…
Ngoài ra còn nhiều hạn chế nữa như trang phục không phù hợp, luộm
thuộm, ánh mắt, nét mặt và những hành động phi ngôn ngữ không phù hợp
với giao tiếp làm cho đối tượng khó chịu hoặc làm cho cuộc nói chuyện, hoạt
động giao tiếp bị thất bại.
2.2.2: Những biện pháp để rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp của
nhà lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
Để nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo this au đây chúng ta có
thể tham khảo bí quyết giao tiếp của ABRAHAM LINCOLN . Cũng một
phần nhờ áp dụng một số nguyên tắc giao tiếp đơn giản, nhanh chóng và hiệu
quả, mà Abrham Lincoln đã thu được kết quả ngạc nhiên. Đó là từ một tầng
lớp thấp nhất trong xã hội, mà ông đã trở thành một trong những tổng thống
Mỹ vĩ đại nhất. Sau đây là những bí quyết quan trọng nhất mà Lincoln đã hiểu
và nắm bắt được.
Trước hết, nếu muốn giao tiếp một cách hiệu quả, bạn phải có gì đó để
nói. Giao tiếp chính là chia sẻ. Nhưng bạn không thể chia sẻ những gì bạn
không biết. “ Thực ra điều đó rất đơn giản, bạn chỉ cần chăm chỉ và kiên trì.
Hãy lấy những cuốn sách, đọc và nghiên cứu chúng kỹ lưỡng…vấn đề chính ở
đây là lao dộng, lao động và lao động”
1

Sử dụng các câu chuyện, phép so sánh và hình ảnh. Trong giao tiếp nói
và nghe thôi chưa đủ mà chúng ta còn phải đưa ra một số câu chuyện để dẫn
chứng và cũng để làm cho công việc trở nên nhẹ nhàng, bớt căng thẳng.
Ngoái ra còn dung các hình ảnh để làm cho câu chuyện thêm sinh động và
làm cho người nghe nhớ lâu, không quên mất các sự kiện.
1
Những bí quyết giao tiếp của Abrham Lincoln, 2007
14
Đặt câu hỏi: Khi còn là một luật sư Lincoln đã thấy được sức mạnh của
các câu hỏi có thể kháng kiện. Những câu hỏi này có tác dụng rất lớn trong
giao tiếp và lãnh đao. Tuy nhiên, chúng lại thường không được sử dụng triệt
để. Bạn có thể dung câu hỏi để thu thập thông tin hay để dẫn dắt cuộc đối
thoại. Thông qua. Thông qua các câu hỏi, bạn có thể khiến họ nghĩ tới một
chủ đề mà trước đó họ chưa từng nghĩ tới và hướng họ xem xét vấn đề theo
một góc nhìn khác.
Am hiểu người nghe: Trong quá trình giao tiếp bạn phải tìm hiểu đối
tượng của mình càng nhiều càng tốt. Hãy xem xét người mình đang giao tiếp
là ai, và họ muốn nghe những gì từ mình. Có một số người họ muốn nghe tất
cả, nhưng cũng có một số người lại chỉ muốn nghe tóm tắt.Henry Davi
Thorea đã từng nói “ Để nói sự thật bạn phải mất hai lần, một lần để nói và
một lần để lắng nghe”
Thuyết phục người nghe bằng cách hiểu rõ những sở thích của họ.
Trong quá trình giao tiếp, bạn cần làm cho họ hiểu họ là người quan trọng với
bạn. Ông khuyên rằng “ Nếu bạn muốn chiến thắng một người mà khiến họ
phục thì đầu tiên hãy thuyết phục anh ta rằng bạn là một người tốt…Ngược
lại, cố gắng hướng anh ta đánh giá theo cách của bạn, hoặc ra lệnh cho anh
ta hành động, hoặc khiến anh ta nghĩ rằng mình bị bỏ rơi và xa lánh thì anh
ta sẽ tự dằn vặt mình, khép mọi cánh cửa tới suy nghĩ và tình cảm của anh
ta ”
Cân nhắc các hệ lụy của thông điệp bạn gửi đi: Hãy cân nhắc tác động

của những thông điệp mà bạn gửi tới đối tượng khi bạn gửi nó đi.
Trau dồi khả năng mỗi ngày: Lincoln luôn thể hiện hết mình với những
ý tưởng hay nhất và những phương thức giao tiếp tốt nhất của ông. Vì vậy
ông thường tìm tòi những phương thức đó dựa vào những cuốn sách và tự
15
mài giũa các kỹ năng giao tiếp bằng cách trở thành thành viên của các nhóm
văn học và các hội phê bình.
Trong quá trình giao tiếp, để có sự thành công thì Lincoln còn tìm kiếm
sức mạnh từ sự chỉ trích. Ông nhận ra rằng một lời chỉ trích đúng khi bạn làm
sai còn có ích hơn hàng ngàn câu khen ngợi, tang bốc. Sự chỉ trích không hủy
hoại sự tự tin và ý chí lãnh đạo. Sự chỉ trích là phương tiện thông tin.
Ngoài ra, để nhà lãnh đạo nâng cao rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giúp họ
thành công trong công tác quản lý thì chúng ta còn cần những nguyên tắc giao
tiếp sau:
Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:
Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể
chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít
khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của
họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có
của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui
luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong
giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật giao tiếp là hãy tiếp
cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu.
Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách giao tiếp
thành công, ta tạm chia thành các bước sau:
• Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
• Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của nhân
viên. Thấy cái mạnh, lợi thế của ta.
16
• Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây

sự tin tưởng).
• Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và
cách cộng tác, tương lai của sự cộng tác đó.
• Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.
Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu:Điều khó nhất trong giao tiếp là đối
tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng
không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp
tác với bạn v.v ?.Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn
đang có, còn người ấy đang thiếu, đang cần. Chỉ cho họ bằng cách nào đó,
thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin tưởng.Giao trách
nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi,
ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành.
Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang
tiến hành.
- Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.
- Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới
ủng hộ.
- Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo
ra những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu.
Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và
điều quan trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.
Phải biết chuyển bại thành thắng:
17
Trong cuộc sống đời thườnng nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất
lợi, có nguy cơ thất bại, lúc đó đòi hỏi phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến
những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận).
Tìm xem có cách gì để hạn chế mức thấp nhất những tác hại (ví dụ: điều gì đã
đẩy ta vào tình thế bất lợi, có cách nào tạo được kế hoãn binh có vẻ ít liên
quan, nhưng nếu được "địch thủ" sẵn sàng chấp nhận thì chính điều có vẻ
không liên quan đó có thể thay đổi tình thế ).

Trong quá trình giao tiếp cần sử dụng tính hài hước:"Khi bạn nổi
cáu ta hãy đùa lại một câu" (Laphôngten).Hài hước là một nhân tố cực kỳ
quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là "chiếc van an toàn" cho mọi cuộc
xung đột, là chìa khóa để mở "cánh cửa lòng". Lời đối đáp khôn ngoan, thông
minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn
nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung,
cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình
cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng
không nên lạm dụng nó.
Quy luật phổ biến của truyện hài hước là mở đầu dẫn dắt và hình thành
làm cho người ta nghi vấn. Người kể nên có ngữ điệu bình thường, sau đó
tăng thêm tình tiết nghi hoặc và giải quyết bất ngờ. Là một nhà lãnh đạo ngoài
phong thái nghiêm túc lịch sự trong công việc, tuy nhiên không phải lúc nào
cũng có vẻ nghiêm nghị mà trong nhiều tình huống cần sử dụng những câu
hài hước để phá bầu không khì căng thẳng của công việc và tạo sự gần gũi
thân mật, giữa cấp trên và cấp dưới, và với khách.
Phải đi vào vấn đề một cách nhanh chóng, không quanh co.
Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị
mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết.
18
Lúc đó phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí
và lòng tin ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá
cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất
nhiên để nói bằng cách này cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.
Cần phẩn bác những yêu cầu vô cớ của đối tượng mà mình giao
tiếp:
Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những
đòi hỏi vô lý không thể thực hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi
ta không thể bác bỏ thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa
mãn với ta rồi tiếp tục quấy rối nữa và cách đó cũng chưa làm cho người tự

nhận thấy được những đòi hỏi của họ là vô lý.
Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận
đã, sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng
có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm
nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ
không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.
Có nhiều tình huống phải thừa nhận trước để chuyển hướng
sau:Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là
cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết
phục để đối phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình
cũng đòi hỏi phải có một nghệ thuật nhất định. Bạn chớ phản đối và phê phán
các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ
đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối
phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn. Song phải nắm vững
nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để
19
tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối
phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn
Phải quyết đoán trong các cuộc tranh luận
Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức
bình thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái
không được phân định. Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế
nó.
Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung
đột. Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần
chú ý học hỏi.
Một là, khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn
thương đến lòng tự ái của người kia. Sự phê phán, bình phẩm người khác
không thể quá một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu
thuẫn vốn có.

Hai là, giọng nói phải mền mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra
tôn trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là
có ích. Trong tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đã là nhiều lý lẽ
biết hùng biện, mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.
Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh
những điều cần giải quyết.
Các phẩm chất cần thiết trong giao tiếp như:
Ân cần: Trong giao tiếp tránh tỏ ra lạnh nhạt, thờ ơ, có vẻ mặt bực tức,
khó chịu. Luôn thể hiện sự quan tâm tôn trọng đối tượng mình đang giao tiếp
20
Ngay ngắn: Trang phục hợp cách, lịch sử, nagy ngắn, không phá cách,
luộm thuộm, tác phong phải nghiêm túc.
Chuyên chú: Không làm việc riêng trong khi giao tiếp, như nói chuyện
riêng, có những hành động gây phản cảm đến người khác.
Đĩnh đạc: Không trả lời thủng thẳng hỏi câu nào trả lời câu ấy, tránh
cách nói thiếu chủ ngữ, cộc lốc, nhát gừng.
Đồng cảm: Thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, mắt luôn hướng về
người đang đối thoại bày tỏ sự đồng tâm, đồng cảm.
Ôn hòa: Tránh vung tay tùy tiện đặc biệt là chỉ ngón tay về phía mặt
đối phương cần có thái độ ôn hòa
Rõ ràng: Không nói quá to, kêu nói oang oang, hoặc nói quá nhiều
tránh lạc đề hoặc nói quá nhỏ khiến người nghe không nghe rõ.
Nhiệt tình: Thể hiện sự sẵn sang phối hợp giúp đỡ người khác khi cần
thiết, đừng tỏ ra khó khăn, ích kỷ.
Nhất quán: Phải khắc phục sự phát ngôn bất nhất thay đổi tùy tiện,
chối phăng những điều đã nói ra hoặc dễ dàng hứa nhưng không làm theo lời
hứa
Khiêm nhường: Tránh tranh luận khi không cần thiết hoặc thích bộc lộ
sự hiểu biết, sự khôn ngoan của mình hơn người, thích dồn đối tượng vào thế
bí để dành chiến thắng về mình. Đó là tư tưởng hiếu thắng.

21
KẾT LUẬN
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, câu của ông bà ta từng nói, đến bây
giờ vẫn còn nguyên ý nghĩa. Người lãnh đạo mà được mọi người, từ cấp dưới,
quần chúng nhân dân, cấp trên, đồng nghiệp “tâm phục khẩu phục” thì sẽ có
điều kiện để phát huy vai trò lãnh đạo của mình, công việc sẽ “xuôi chèo mát
mái” hơn… Tất nhiên, làm được chuyện đó không phải dễ dàng. Có người nói
thì nghe hay, nói nhiều nhưng làm lại dở hoặc làm ngược lại với những gì đã
nói. Cũng có người ít nói nhưng lại độc đoán, chuyên quyền, ít gần gũi cơ sở,
quần chúng… Có người trước mặt thì được khen ngợi này nọ nhưng sau lưng
lại không được nể phục. Chung quy, cũng phần nhiều liên quan đến tài và đức
của người lãnh đạo.
Người lãnh đạo sẽ có uy, được nể trọng khi bản thân họ tôn trọng mọi
người và khéo léo trong ứng xử với mọi đối tượng mà mình tiếp xúc. Từ
chuyện đơn giản như cái bắt tay (theo kiểu để ban ơn, hờ hững, lỏng lẻo, làm
chiếu lệ) đến chuyện thiếu quan tâm đến cuộc sống, tâm tư tình cảm của cấp
dưới, dù người lãnh đạo ấy có năng lực điều hành và quản lý tốt. Thậm chí có
trường hợp người lãnh đạo không biết cấp dưới gia cảnh thế nào, nhà ở đâu
mặc dù hằng ngày tiếp xúc với nhau trong công việc, cũng có khi thấy mặt
mà không biết tên cấp dưới, hoặc kêu nhầm tên. Có lãnh đạo luôn yêu cầu cấp
dưới phải tự trọng trong khi bản thân họ thì ngược lại.
Làm lãnh đạo không ai phủ nhận họ được quyền phê bình, kiểm điểm,
nhắc nhở, khiển trách cấp dưới; nhưng cách phê bình cũng phải thể hiện sự
tôn trọng, không thể quát nạt, xúc phạm họ một cách tùy tiện, nhất là trước
tập thể, đám đông - cho dù họ thật sự có khuyết điểm. Một điều nữa cũng
không nên phát huy là những lãnh đạo đam mê quyền lực, nghĩ mình là tài
giỏi hơn người, không xem cấp dưới ra gì. Cũng có người lại hay tự đề cao
22
mình, chê bai người khác, bảo thủ, ít chịu tiếp thu ý kiến trong khi lại hay để
ý trù dập cấp dưới, thù dai, thù vặt Lại có mẫu lãnh đạo quá xuê xoa, bỗ bã,

suồng sã cả trong công tác đối với cấp dưới. Lãnh đạo không tạo khoảng cách
với quần chúng cấp dưới là điều nên có, nhưng cũng tùy trường hợp, tình
huống, không phải lúc nào cũng dễ dãi, tùy tiện, cẩu thả trong quan hệ. Người
lãnh đạo sâu sát thực tế, không phô trương, toàn tâm toàn ý cho công việc,
không xa hoa lãng phí, biết lắng nghe và thấu hiểu chắc chắn sẽ tạo được sự
tôn trọng, cảm mến từ nhân viên và người đối diện. Họ “cương” lúc cần
cương, nhưng cũng “nhu” lúc phải nhu.
Cũng chính vì vậy mà vấn đề rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp
cho nhà lãnh đạo,quản lý Việt Nam hiên nay được xem là một vấn đề cần
thiết và quan trọng.
23
Danh mục tài liệu tham khảo
1. 108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh, W.Blank108. NXB Lao
động xã hội,(2005)
2. Cẩm nang dành cho nhà quản lý – Kỹ năng giao tiếp tối ưu, Lani
Arredondo - Dương Ngọc Dũng (dịch giả) . Nxb Tổng hợp TP.HCM (2008)
3. Giao tiếp trong quản lý, Thành Nam. NXB Trẻ TpHCM(2005)
4. Giao tiếp có hiệu quả nhất, Phan Thành Sơn(biên dịch). NXB Hà
Nội(2002)
5. Giáo trình kỹ năng giao tiếp, TH.S Chu Văn Đức. Nxb Hà Nội
(2008)
6. Kỹ năng giao tiếp, Trịnh Xuân Dũng, Đinh Văn Đáng. NXB Văn hóa
thông tin(2004)
7. Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, Thái Trí
Dũng. Nxb Thống kê (2009)
8. Nhập môn khoa học giao tiếp, Bùi Thị Xuân Mai. NXB Lao động xã
hội(2001)
9. Người giao tiếp, .Phan Anh Tuấn(biên dịch). NXB Trẻ
TpHCM(2002)
10. Thuật đối nhân xử thế nơi công sở, Lam triều(biên dịch). NXB Văn

hóa thông tin(2004)
Ngoài ra còn một số trang wed và tạp chí khác…
24

×