Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.75 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tiểu luận cuối kì xã hội học gia đình
Sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay
GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh
Lớp: K55 Xã Hội Học
Mssv: 10030032
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
Sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình ở các gia đình Việt Nam hiện
nay
1.Đặt vấn đề
1.1 Nêu vấn đề
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó,
sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia
đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội.
Gia đình đảm nhậm một chức năng rất quan trọng đối với mỗi cá nhân đó là chức năng giáo dục.
Theo nguyên tắc giáo dục, mỗi đứa trẻ, khi bước vào nhà trường đều có một sự khởi đầu như
nhau. Trong thực tế, sự khởi đầu của mỗi đứa trẻ hoàn toàn khác nhau. Vì mỗi đứa trẻ lại được
tiếp nhận một quá trình xã hội hóa riêng biệt ở từng gia đình, và đây chính làn quá trình mà trẻ
tiếp thu các kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Là bước đầu tạo nên nền tảng nhân cách của cá nhân.
Chính vì vậy mà quá trình giáo dục ở gia đình đóng vai trò quan trọng đặc biệt.
Gia đình ở nước ta hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ và phức tạp do tác động của nền
kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với
những mặt trái của nó đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam.
Chính những tác động của một nền kinh tế thị trường đã làm biến đổi chức năng giáo dục đạo
đức của cha mẹ đối với con cái, nó không còn chặt chẽ và quan trọng như trước đây nữa mà chức
năng giáo dục đạo đức đó được các bậc phụ huynh đùn đẩy và phó mặc cho nhà trường.
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm


Hiện nay , ở Việt Nam trong nhiều gia đình chi phí cho giáo dục chiếm tới 30%, thậm chí đến
50% thu nhập của gia đình điều đó chứng tỏ chức năng giáo dục vô cùng qun trọng đối với gia
đình. tuy nhiên một thực tế đang hiện hữu đó là họ đầu tư một lượng lớn chi phí của gia đình cho
con em mình nhưng số chi phí đó chủ yếu đầu tư vào việc đến trường, còn giáo dục chung và
giáo dục đạo đức nói rieeng trong gia đình hiện nay thì đang vị suy giảm rất nhiều so với trước
đây. Rất nhiều bậc phụ huynh đã phó mặc chức năng giáo dục nói chung và chức năng giáo dục
đạo đức nói riêng cho nhà trường. nếu như trước đây giáo dục đạo đức chính là việc xây dựng
cái gốc của nhân cách con người, đặc biệt trong các gia đình Việt Nam với truyền thống cổ
truyền bao giờ cũng coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con cái là một việc giáo dục quan trọng
nhất và coi đó là việc cần thiết. thì bây giờ cha mẹ không còn thời gian chăm sóc cho con cái
nhiều như trước đây nữa, mặc dù điều kiện giáo dục tốt hơn trước đây, và đa phần các bậc phụ
huynh phụ thuộc rất nhiều vào chức năng giáo đạo đức của nhà trường, mà nhà trường thì vẫn
còn chú trọng cung cấp kiến thức khoa học phần nhiều mà chưa chú trọng nhiều đến giáo dục
đạo đức.
1.2 Ảnh hưởng đến xã hội
Thứ 4, ngày 10/03/2010, trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng từ báo, đài, internet…
đều đồng loạt đăng tải một tin làm dư luận xã hội bàng hoàng, xôn xao: Sốc với clip nữ sinh
đánh đập, xé áo bạn trên phố. Sau khi sự việc này lan rộng và nhận được sự quan tâm của nhiều
ngành chức năng, tất cả đều có chung nhận xét: sự việc này là hồi chuông cảnh báo về những
biểu hiện đáng lo ngại liên quan đến đạo đức của học sinh hiện nay.
Thứ 3 ngày 27/04/2010, một video clip ghi lại cảnh “nữ sinh đánh bài cởi áo trong lớp học”được
lan truyền với tốc độ “chóng mặt” trên internet. Sau khi xem xong clip này, hầu hết lại có chung
nhận định: video nữ sinh chơi bài cởi áo thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp
về đạo đức trong lối sống của một bộ phận học sinh hiện nay.
Nhìn vào những thực trạng như vậy ta thấy được việc suy giảm chức năng giáo dục đạo đức của
gia đình đã và đang có ảnh hưởng lớn đến xã hội vì việc suy giảm các giá trị đạo đức của học
sinh đang diễn ra rất nhiều, mà gia đình lại là nơi quan trọng nhất trong giáo dục đạo đức cho trẻ
em hiện nay, chính vì vậy sự suy giảm này có ảnh hưởng rất lớn đối với thế hệ tương lai của đất
nước.
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học

Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
2. Sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay
Để làm rõ được sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức của gia đình hiện nay thì em xin trình
bày trong mối quan hệ so sánh với sự giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống.
2.1 Giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống
Nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống là
đạo đức và cách sống làm người
Sự đánh giá của xã hội với gia đình luôn lấy tiêu chí nhìn vào con cái.
sự tôn sùng đạo hiếu là một đặc điểm nổi bật của gia đình truyền thống . đây là một nguyên tắc
đạo đức rất được coi trọng , là cốt lõi của luân lý gia đình . hiếu lễ được coi là gốc của đạo đức
con người, đã hiếu và lễ thì các đức khác thì cũng đều có được. người có hiếu là người phải biết
phục tùng cha mẹ và người trên. Con cháu trong gia đình phải có tâm nguyện phục vụ cha mẹ ,
ông bà tổ tiên lúc còn sống và khi đã chết.
Nghĩa và lễ là chuẩn mực quan trọng của gia đình truyền thống, trong gia đình Việt Nam truyền
thống người ta người ta khuyến khích thái độ ít nghĩ đến bản than kính trên nhường dưới, không
so đo tị nạnh , dễ nhường nhịn tha thứ theo lễ nghĩ cũng là theo những chuẩn mực chung chứ
không theo ý muốn riêng của cá nhân. Theo lễ, người con có hiếu và biết lễ phép thì "Khi ở
trước mặt cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, nếu có lệnh phải vâng dạ kính cẩn, tiến thoái phải
chu toàn thận trọng, lên xuống ra vào phải cung kính, không dám ho hoẹ, đằng hắng hay ngáp
dài, không được đứng dựa nghiêng ngả liếc ngang liếc dọc, không dám phun nước bọt chùi nước
mũi… Nếu như cha mẹ có lỗi lầm gì, mình vẫn phải vui vẻ hoà nhã dùng lời nói ôn hoà mà can
gián. Nếu can mà (cha mẹ) không nghe lại càng phải giữ thái độ hoà nhã cung kính hơn, đợi cha
mẹ nguôi ngoai rồi lại can gián. Nếu cha mẹ không nghe để đến nổi phạm lỗi lầm có tội với bạn
bè hàng xóm, ta vẫn phải ôn hòa khuyên can. Nếu cha mẹ nóng giận đánh ta đến chảy máu, ta
vẫn không dám giận oán mà vẫn phải kính trọng hiếu thuận với cha mẹ" (Kinh Lễ, Chương XII,
tiết 2). Ngược lại, ngay từ khi con cái đến tuổi biết ăn cơm, cha mẹ "cần thiết phải dạy nó biết sử
dụng tay phải, con trai phải biết thưa dạ, con gái phải biết nhu hòa… Khi con lên sáu tuổi, hãy
dạy chúng về số học và đếm số… Tám tuổi, dạy chúng khi ra vào hay khi ngồi vào bàn ăn, nhất
nhất phải theo sau bậc trưởng thượng, bắt đầu dạy cho chúng biết nhường nhịn Mười tuổi, cho
ra ngoài học thêm sách vở khác… bắt đầu hướng dẫn chúng về lễ, sớm tối tuân theo nghi thức

Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
của trẻ nhỏ… Hai mươi tuổi là làm lễ đội mũ, bắt đầu học lễ… dạy chúng thuần hậu về hiếu lễ"
(Kinh Lễ, Chương XII, tiết 3).
Từ những đặc điểm của chức năng giáo dục trong gia đình truyền thống .ta có thể thấy trong gia
đình truyền thống đặc biệt quan tâm, chú ý truyển tải lại những nguyên tắc đạo đức, những chuẩn
mực xã hội của thời đại ,những luân lý cốt lõi cho con em mình. Họ chú trọng giáo dục từ hành
vi ứng xử trong gia đình cho đến ngoài xã hội cho trẻ. Họ truyền thụ kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm sản xuất trong phạm vi gia đình. Chính điều đó cũng tạo nên sự khắt khe trong giáo dục
trẻ ở gia đình truyền thống. những hành vi ứng xử trẻ được học phải hướng đến làm vừa lòng
cha, anh không được nhận xét phê phán đánh giá hành vi của người trên, không cãi lại…thêm
vào đó là việc trẻ được giáo dục theo nguyên tắc uy quyền, để tạo ra sự êm ấm trong gia đình
nhưng đồng thời nó lại triệt tiêu đi cá tình cá nhân
2.2 Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay
Với việc tiếp xúc với văn hoá phương tây qua sự xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho một
bộ phận dân cư ở các khu đô thị, khu công nghiệp tiếp thu lối sống Âu hóa đã tạo nên sự thay đổi
trong quan hẹ gia đình. Hiện nay với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường thì xu hường nay
ngày càng trở nên phổ biến hơn
Trong gia đình Việt Nam hiện nay đã nới lỏng việc giáo dục khắt khe đối với con cái. Tạo ra một
khoảng không gian cho trẻ em phát triển độc lập, hình thành nên cá tính cá nhân ,tránh sự áp đặt
của bố mẹ đối với con cái. Nhưng chính điều đó đã gây nên sự suy giảm chức năng giáo dục nói
chung và chức năng giáo dục đạo đức nói riêng của gia đình. Trẻ em chủ yếu tiếp thu những
kênh giáo dục , xã hội hóa bên ngoài gia đình. Trẻ hiện nay được tiếp xúc nhiều các phương tiện
thông tin đại chúng chinh vì vậy mà nó cũng rất dễ lây nhiễm nhưng sai trái từ những kênh
truyền thông không lành mạnh
Việc giáo dục đạo hiếu, Nghĩa lễ: trong gia đình Việt Nam hiện nay không còn khắt khe như
trước nữa. nếu như trước đây , từ thuở thơ ấu, bài học đầu đời dành cho con trẻ chính là việc
chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con cô bác khi tiếp xúc gặp gỡ. Khi có khách đến nhà, cha
mẹ thương nhắc nhở con cái “Vòng tay chào ông/bà/bác/chú đi con”. Sự coi trọng trong việc
giáo dục lễ phép cho con cái đã dần hình thành nên nhân cách tốt nơi các em. Ở các vùng quê,

hầu hết các em đều được thu nhận bài học này. Ra đường, đi học về, gặp người lớn là vòng tay
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
chào hỏi. Tuy nhiên ngày nay, nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình thành phố lại không coi
trọng chuyện này và cho đó là bài học… không cần thiết. Vô hình dung, cha mẹ đã dạy con cái
lối sống không coi trọng lễ phép, thiếu sự tôn trọng người lớn và không quan tâm đến những
người xung quanh…nếu như trong gia đình Việt Nam truyền thống đây được coi như là một điều
khắt khe và buộc phải thực hiện thì trong gia đình Việt Nam hiện nay bố mẹ không quá khắt khe
đối với con cái.
2.3 Nhìn nhận với gia đình Việt Nam truyền thống để thấy sự suy giảm chức năng giáo dục đạo
đức trong gia đình Việt Nam hiện nay
Từ sự nhìn nhận so sánh việc thực hiện chức năng giáo dục đạo đức trong truyền thống và hiện
nay ta có thể thấy rõ sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay. các bậc
phụ huynh trong gia đình bên cạnh những người còn thực hiện tốt chức năng này thì một phần
không nhỏ các bậc phụ huynh đã nới nỏng rất nhiều chức năng giáo dục đạo đức cho con em
mình. Hay nói cách khác nó cũng là sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức đang diễn ra một
cách phổ biến. Sự nới nỏng đó vô hình dung cũng đã gây ra ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển
nhân cách của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên hiện nay. Điều này có thể chứng minh qua các
số liệu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam về vấn đề học sinh nói
dối cha mẹ tăng dần cùng lứa tuổi (đặc biệt là trong lứa tuổi vị thành niên). Theo đó, tỉ lệ học
sinh Tiểu học nói dối cha mẹ là 22%, đến Trung học cơ sở là 50% và 64% đối với học sinh
Trung học phổ thông. Số liệu trên phản ánh phần nào thực trạng lỏng lẻo trong việc giáo dục đạo
đức cho con cái trong gia đình nó đã bị suy giảm rất nhiều so với việc giáo dục đạo đức trong gia
đình Việt Nam truyền thống.
2.4 Những yếu tố làm suy giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay
Hiện nay các bậc cha mẹ thiếu kiến thức kinh nghiệm .Có những giá trị với cha mẹ ngày xưa là
đúng nhưng con cái ngày nay là chưa phù hợp. với sự mở của của đất nước và thúc đẩy giáo dục
cơ hội học hành được mở rộng đối với nhiều người. con cái trong gia đình hiện nay được đầu tư
giáo dục rất lớn, được mở rộng kiến thức và cũng vì vậy mà cha mẹ không còn đủ những kiến
thức kinh nghiệm phù hợp để giáo dục đạo đức với con cái trong gia đình hiện nay. chính vì vậy

nó đòi hỏi các bậc phụ huynh phải suy nghĩ nghiêm túc và có cách khắc phục để vượt qua những
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
hạn chế bản than nhằm thực hiện tốt vai trò làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái trong gia
đình.
Thêm vào đó việc giáo dục đạo đức suy giảm là do không thống nhất về giá trị chuẩn mực giữa
cha mẹ và con cái. Với cuộc sống hiện đại ồ ạt đang dần lấn sâu vào đời sống gia đình, những
lối sống tự do, thoải mái phương tây đang ngấm dần vào từng suy nghĩ của từng thành viên trong
gia đình. Các giá trị chuẩn mực của cha mẹ đôi khi khác hẳn so với các chuẩn mực, lối sống hiện
đại ngày nay của giới trẻ được tiếp thu. Ví dụ như ngày xưa các bậc phụ huynh thường có câu:
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nhưng bây giờ thì hệ thống giá trị đó không còn phù hợp với con
cái ngày nay nữa. Cha, mẹ dạy bảo con cái, nhưng không thống nhất về chuẩn mực sẽ dẫn đến
tình trạng con cái thường chê bố mẹ cổ hủ, áp đặt suy nghĩ cho chúng, có khi chúng ngồi nghe
cha mẹ giảng dạy nhưng lại không để ý, chỉ là nghe cho qua. Chính điều này làm cho chức năng
đạo đức trong gia đình bị suy giảm đáng kể.
Trong một thế giới thay đổi hàng ngày các bậc cha mẹ quá bận rộn với công việc, lo toan cho
cuộc sống khiến cho họ không có thời gian để quan tâm, dạy dỗ nhiều cho con cái nữa. Nguyễn
Thị Quyên.2009. “những khó khăn trong giáo dục đạo đức cho trẻ em ở gia đình thành phố hiện
nay”. tạp chí xã hội học số 3(107), 2009 , tác giả Nguyễn Thị Quyên đã đưa ra kết quả nghiên
cứu là có đến 40,8% các bậc phụ huynh gặp khó khăn về vấn đề này .
Cha mẹ hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục của xã hội mà tiêu biểu ở đây là nhà trường.
họ đầu tư vật chất đầy đủ cho con cái, tuy nhiên lại thiếu vắng đi sự chăm sóc chu đáo, và giáo
dục đạo đức cho con cái mình, điều mà đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách
của trẻ. họ cho rằng nhà trường có thể thực hiện tốt điều này nên phụ thuộc rất nhiều vào nhà
trường. có khi giáo dục trong một só gia đình hiện này còn là điều may rủi, ngoan hay không là
phụ thuộc vào chính bản than con cái , bố mẹ không còn đóng vai trò gì nữa. một nhận định như
sau : “Giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng
“Gia đình bố mẹ mải kiếm sống, giáo dục trong nhà trường chưa chú trọng đến "học lễ", còn xã
hội nhiều những chuyện xấu được phơi bày, miêu tả chi tiết đã phần nào tác động vào tâm lý của
thanh thiếu niên. Tất cả điều này đã ngấm dần và ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của giới

trẻ. Thường thì, khi xảy ra chuyện gì trong lứa tuổi đến trường chúng ta lại đổ hết tại nhà trường.
Tôi nghĩ rằng khả năng, phạm vi của nhà trường có giới hạn. Cá nhân tôi vẫn nghĩ, giáo dục đạo
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
đức cho giới trẻ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng. Gia đình có uy quyền hơn và có khả
năng tác động, quản lý trực tiếp đối với giới trẻ. Nếu các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến giáo dục
đạo đức cho con em mình thì nó sẽ góp phần tích cực cho việc hình thành nhân cách giới trẻ".
(Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi)
Có thể dễ dàng nhận thấy, với việc coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái, những bậc cha
mẹ nghĩ rằng họ phải làm ăn vất vả, bận rộn không có thời gian chăm sóc con mình nên họ đền
bù cho con cái mình bằng cách : nuông chiều con một cách hết mực, đáp ứng mọi nhu cầu của
con, không la mắng con dù biết là sai trái, sẵn sàng bao che những lỗi lầm của con…chính vì vậy
mà chức năng giáo dục đọa đức trong gia đình hiện nay đang có sự suy giảm mạnh. Và nó gây
nên những hậu quả khôn lường: các em trở nên không vâng lời, hay nói dối cha mẹ, thiếu ý thức
tôn trọng thầy cô, kỷ luật của nhà trường; gian lận trong thi cử, thiếu ý thức sống tôn trọng và
làm theo pháp luật. Được người lớn nuông chiều, “bao che”, các em thể hiện bản thân một cách
quá đáng, quan hệ yêu đương quá sớm và không lành mạnh. Được cha mẹ đáp ứng mọi nhu cầu,
các em đề cao giá trị vật chất, lối sống ưa hưởng thụ. Cha mẹ bận rộn với việc làm ăn kinh tế,
không chăm lo giáo dục con cái làm các em xa rời giá trị đạo đức, chuẩn mực của gia đình.
Để giải thích cho sự suy giảm chức năng nay em xin áp dụng lý thuyết cấu trúc-chức năng để
giải thích với định đề “theo parson: ông khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và
chức năng , trong đó cấu trúc giữ vai trò quyết định. Sự thay đổi về mặt chức năng sẽ làm hoàn
thiện cấu trúc của nó”.
Với nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển mạnh ở nước ta nó đang ăn sâu vào xã hội, làm
thay đổi rất nhiều các mối quan hệ trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng, với lối sống
phương tây tự do, thoải mái về nhiều mặt đã xâm nhập dần dần vào đời sống gia đình. Gây nên
một sự biến đổi to lớn của gia đình về nhiều mặt. và một trong những chức năng quan trọng của
gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ, đó là chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình hiện
nay.Với một cấu trúc xã hội như hiện nay, thì gia đình cũng phải thay đổi những chức năng sao
cho phù hợp với cấu trúc xã hội đó. chính do tác động của kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường

đã làm thay đổi chức năng giáo dục của gia đình. Việc thay đổi đó nhằm hoàn thiện theo cấu trúc
xã hội hiện nay
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
3. Hình dung xu hướng cho tương lai
3.1 Xu hướng trong tương lai
Với sự phân tích ở hai phần trên ta có thể thấy rõ chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình hiện
nay đang có xu hướng suy giảm mạnh trên mặt bằng chung. Đặc biệt là khu vực thành phó vấn
đề này còn càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu như tình hình này cứ tiếp diễn trong những năm tới
thì việc suy giảm chức năng giáo dục đạo đức sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Với thực tế đã chứng minh ở trên với các clip đánh nhau nữ sinh, tình trạng học sinh nói dối
nhiều, bạo lực học đường,…thì trường học không thể thực hiện được hết chức năng giáo dục đạo
đức tốt cho học sinh nếu như thiếu vắng đi một điều vô cùng quan trọng đó là giáo dục đạo đức
của gia đình. với những thực trạng như vậy nó đã phản ánh mặt nào sự suy thoái đạo đức của học
sinh hiện nay. mà yếu tố trực tiếp dẫn đến đó là sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức của gia
đình gây nên. Giáo dục đạo đức trong những năm tiếp theo sẽ gặp phải những vấn đề khó giải
quyết và nó dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng giáo dục của gia đình sẽ tiếp tục diễn ra.
3.2 Giải thích và chứng minh
Ở Việt Nam, trong tương lai gia đình sẽ tiếp tục chịu sự tác động rất lớn bởi những yếu tố văn
hóa nước ngoài (có cả văn hóa tiến bộ và cả văn hóa phẩm độc hại- có cả hoa thơm và gió độc),
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng du nhập vào Việt Nam. Gia đình cũng đang chịu
sự tác động từ mặt tích cực cũng như mặt trái của nền kinh tế thị trường. Do đó, trong mỗi gia
đình Việt Nam hôm nay dường như điều kiện vật chất đầy đủ hơn, song con người dường như xa
nhau hơn, thời gian quan tâm, chăm sóc cho nhau cũng ít dần. Thực tế này tác động không nhỏ
đến việc giáo dục đạo đức.Nguyên nhân của nó là do với cuộc sống hiện đại, lối sống tây hóa
ngày càng xâm nhập nhiều lên với phong cách tự do giữa các thành viên trong gia đình một cách
quá mức của một số gia đình hiện nay vô hình chung nó sẽ làm cho con cái họ trở nên được
nuông chiều đến mức hư.
Các giá trị chuẩn mực đạo đức của cha mẹ và con cái những năm tiếp theo sẽ có xu hướng ngày
càng không thống nhất, vì con cái ngày nay được tiếp xúc ngày càng nhiều với hệ thống truyền

thông đại chúng hiện đại, với đa dạng nền văn hóa được tiếp thu. Những giá trị của cha mẹ bị
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
chugs coi là cỏ hủ, không hợp thời dẫn đến sự suy thoái chức năng giáo dục đạo đức sẽ nghiêm
trọng hơn.
Thêm vào đó là các dịch vụ xã hội về giáo dục đạo đức sẽ càng tốt nên trong những năm tới, dẫn
đến một tình trạng đó là các bậc phụ huynh sẽ phụ thuộc vào giáo dục của xã hội (đặc biệt là
trường học ) nhiều hơn. Nhưng gia đình vẫn là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Nói
như thế để thấy được vai trò của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục
đạo đức cho con cái. Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến
con cái. Một thực tế có thể sẽ tiếp tục trong tương lai có thể diễn ra mạnh mẽ đó là việc suy
giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình sẽ ngày càng trầm trọng hơn, có biết bao nhiêu
ông bố chỉ tập trung vào công việc của mình, về nhà là ngồi máy tình, xem tivi mà không quan
tâm đến tình hình của con cái, không biết con mình như thế nào, làm gì,…với những bà mẹ ngày
càng bận rộn với việc xã hội và việc nội trợ khiến họ cũng không thể tập trung cho việc giáo dục
đạo đức cho con cái…chính vì vậy mà họ cũng chẳng yêu cầu khắt khe về đạo đức cho con cái
mình nữa. đặc biệt là một phần không nhỏ những gia đình ở thành phố sẽ tiếp tục diễn ra tình
trạng gia đình không hòa thuận, ông bà, cha mẹ không sống đúng với vai trò của mình, cha mẹ
không quan tâm đến con cái, chỉ biết làm giàu, coi việc giáo dục là của nhà trường, không biết
con cái cần gì, suy nghĩ gì, ai cũng sống ích kỷ… chính những điều đó khiến chức năng giáo dục
đạo đức của gia đình sẽ tiếp tục bị suy giảm trong tương lai.
Lối sống ích kỉ cũng đang ngày càng bám rễ sâu và phát triển trong xã hội. Và gia đình cũng
không tránh khỏi sự bám rễ của nó đặc biệt là khu vực thành thị. Lối sống ích kỉ sẽ tiếp tục phát
triển chum rễ của nó trong tương lai. Gia đình cũng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của lối sống ích kỉ
đó khiến cho các thành viên trong gia đình trở lên xa nhau hơn, ít quan tâm đến nhau, ít chia sẽ
với nhau hơn, chính điều đó làm cho cha mẹ cũng không có khoảng không gian để giáo dục
nghĩa-lễ , để tâm sự, chia sẻ với con cái như trước đây nữa. và chính điều đó làm cho chức năng
giáo dục đạo đức sẽ tiếp tục bị suy giảm trong tương lai.
Trong cuộc sống hiện đại những năm tiếp theo với việc phát triển các kênh xã hội hóa bên ngoài
gia đình như các phương tiện truyền thông đại chúng, nhóm bạn bè, đồng đẳng…sự phát triển

của các kênh xã hội hóa bên ngoài này sẽ tiếp tục làm suy giảm chức năng giáo dục nói chung và
giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng.với việc cha mẹ nới lỏng quá mức sự giáo dục đạo đức
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
của gia đình thì các kênh xã hội hóa bên ngoài sẽ nhanh trong trở thành những kênh giáo dục
đạo đức chủ yếu cho trẻ em hiện nay và thay thế cho sự giáo dục của gia đình , mà các kênh xã
hội hóa bên ngoài đó không phải tất cả đều phản ánh một cách chính xác thế giới bên ngoài với
những cái nhìn tích cực, mà nó có thể có những tác động tiêu cực đến nhân cách, đạo đức của trẻ.
ví dụ như sự phát triển của mạng lưới internet toàn cầu sẽ ngày càng phổ biến trong tương lai, trẻ
em sẽ tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng trên toàn cầu và chức năng giáo dục đạo đức
trong gia đình sẽ dần dần mất đi. với cuộc sống số ngày càng phát triển , cha, mẹ ngày càng có
những khoảng không gian riêng của mình, nó sẽ làm cho chức năng giáo dục đạo đức trong gia
đình sẽ ngày càng suy giảm.
Gia đình là tế bào của xã hội là nơi con người sinh ra lớn lên. Nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về
vật chất, trí tuệ , đạo đức và từng bước hòa nhập vào cộng đồng xã hội. đạo đức của mọi con
người không phải sinh ra đã có . mà nó được hình thành và phát triển trong những môi trường xã
hội nhất định. Giáo dục thông qua tình cảm là đặc trưng của gia đình .sự nuôi dưỡng , chăm sóc,
và dạy dỗ của cha mẹ, là tác nhân đầu tiên, là cầu nối giúp trẻ em thích nghi dần với môi trường
xã hôi. Tuy nhiên giáo dục đạo đức trong gia đình những năm tiếp theo sẽ tiếp tục suy giảm
mạnh. Và đó chính là một điều đáng quan tâm của toàn xã hội. nếu như cứ tiếp diễn sự suy giảm
này này thì hậu quả của nó thật là khôn lường. Vì nó có tác động đến cả một thế hệ thanh niên
sau này của đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. GS.TS Lê Thị Quý. 2011. Xã hội học gia đình. Nhà xuất bản chính trị hành chính
2. Mai Huy Bích. 2009. Xã hội học gia đình. Nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội
3. Nguyễn Thị Quyên.2009. “những khó khăn trong giáo dục đạo đức cho trẻ em ở gia đình
thành phố hiện nay”. tạp chí xã hội học số 3(107), 2009
4. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2010. “nhận định của cha mẹ về con cái ngày nay”. tạp chí xã
hội học số 1(109), 2010
5. Tập bài giảng của giảng viên: Lê Thái Thị Băng Tâm

Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học
Xã hội học gia đình GV: Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh lớp: k55 xã hội học

×