Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận Vấn đề kinh tế trên báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.46 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài mà người thực hiện tiểu luận này lựa chọn khảo sát là Chuyên đề
Kinh tế trên báo Tuổi Trẻ.
Về lý do khách quan: Kinh tế là một trong những chuyên đề lớn trên báo chí
hiện nay, cung cấp cho độc giả nhiều thông tin thiết thực và rất được độc giả
yêu thích, quan tâm tìm đọc. Mặt khác chuyên đề Kinh tế cũng đang được
các báo chú trọng đầu tư, nhiều về số lượng, chất lượng của tin bài cũng như
sự đa dạng của các vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế được phản ánh. Số lượng
phóng viên chuyên viết kinh tế cũng ngày một nhiều và chất lượng ngày
càng được nâng cao, cùng với đó là đội ngũ chuyên gia kinh tế tham gia
cộng tác viết bài chuyên sâu, bài phân tích. Có thể nói, trang Kinh tế là một
trong những trang có vị trí quan trọng, không thể thiếu trong một tờ báo, góp
phần làm nên bộ mặt của báo. Muốn nhìn sự phát triển của một tờ báo, chất
lượng trang kinh tế là một trong những tiêu chí để đánh giá.
Về lý do chủ quan: Tuổi Trẻ là tờ báo tôi yêu thích nhất và đang cộng tác.
Lĩnh vực mà tôi đảm trách là một trong những ngành của hoạt động kinh tế.
Đó cũng chính là chuyên ngành mà tôi đã được đào tạo ở truờng đại học. Vì
thế, ở một chừng mực nhất định, tôi có kiến thức về kinh tế qua quá trình
học tập và kinh nghiệm thực tế về chuyên đề kinh tế nhờ học hỏi trong thời
gian cộng tác với báo Tuổi Trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên đề kinh tế trên một tờ báo,
người viết tiểu luận này xin góp chút công sức khảo sát trang Kinh tế, báo
Tuổi Trẻ với mong muốn tìm ra những đặc điểm chính về nội dung, hình
thức, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất góp phần nâng cao
chất lượng của trang để ngày càng lôi cuốn độc giả hơn nữa.
2. Giới hạn khảo sát
Chuyên đề Kinh tế trên báo chí trong tiểu luận này được khảo sát ở trang
Kinh tế, báo Tuổi Trẻ trong một tuần từ 8-11 đến 13-11-2010, trên 6 số báo
từ số từ số 304/2010 (6344) đến số 309/2010 (6349).
NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận
Chúng ta đang ở trong thời đại của khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông
tin, số hóa, Internet… Xã hội ngày nay đang ngày càng phát triển mạnh mẽ
theo hướng hiện đại hơn. Sống trong guồng quay đó, các ngành, lĩnh vực và
không loại trừ con người cũng bị cuốn theo, phải biến đổi, phát triển để thích
nghi, phù hợp và không bị tụt hậu.
Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, ngành báo chí đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, nhiều về số lượng, phong phú về loại hình xuất bản
cũng như nội dung thông tin. Mặt khác, đối tượng độc giả của các báo ngày
càng có sự phân biệt rõ nét với lứa tuổi, nghề nghiệp, nhu cầu đọc… khác
nhau. Để thu hút độc giả và khiến họ tìm đến tờ báo, chất lượng của các
chuyên đề báo chí trên một tờ báo có vai trò vô vùng to lớn. Kinh tế là một
trong những chuyên đề lớn hiện nay, cung cấp cho độc giả nhiều thông tin
thiết thực và rất được độc giả yêu thích, quan tâm tìm đọc. Có thể nói, đây là
một trong những trang có vị trí quan trọng, không thể thiếu trong một tờ báo.
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.
HCM, ra đời chính thức ngày 2-9-1975. Từ khi ra đời đến nay, báo Tuổi Trẻ
luôn bám sát tôn chỉ mục đích, đối tượng độc giả, thể hiện bản sắc vừa trẻ
(thanh niên) vừa đỏ (cách mạng).
Với số lượng phát hành báo in/ngày và lượt truy cập báo điện tử/ngày rất
lớn, Tuổi Trẻ đang là một trong những tờ báo lớn nhất của Việt Nam, thuộc
loại tiên tiến, hiện đại. Báo có uy tín cao và có sức ảnh hưởng lớn, là người
bạn thân thiết và tin cậy của độc giả khắp cả nước.
Là một tờ báo Đoàn, bước vào thời kỳ hội nhập trong vòng vài năm trở lại
đây , Tuổi Trẻ vừa đảm bảo chức năng một cơ quan truyền thông của Đoàn,
vừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi đa dạng về thông trên mọi lĩnh vực của bạn
đọc ở nhiều lứa tuổi.
Trong những năm qua, báo đã có nhiều thành tích trong việc thông tin và
phản ánh kịp thời những vấn đề, hoạt động của xã hội trên nhiều lĩnh vực,
góp phần giúp dư luận hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước và tham gia chống chống tiêu cực. Báo đã tạo nên những tác động sâu
rộng trong xã hội, ghi được những dấu ấn tốt đẹp trong lòng người đọc cả
nước.
Trang Kinh tế, báo Tuổi Trẻ là một trang lớn, cùng với trang Thời sự, Bạn
đọc và Tuổi Trẻ, Giáo dục - khoa học, Sống khỏe, Nhịp sống trẻ, Văn hóa -
nghệ thuật - giải trí, Thể thao, Thế giới. Có thể nói, đây là một trong những
trang có vị trí quan trọng, không thể thiếu của tờ báo, cung cấp nhanh chóng
cho độc giả nhiều thông tin thiết thực, hấp dẫn và rất được độc giả yêu thích,
quan tâm tìm đọc.

2. Cơ sở thực tiễn
Khảo sát trang Kinh tế, báo Tuổi Trẻ tuần từ 8-11 đến 13-11-2010, trên 6 số
báo từ số 304/2010 (6344) đến số 309/2010 (6349).
2.1. Tổng quát
- Giới thiệu:
Vị trí của trang Kinh tế nằm trên trang 16 và 17, thường chiếm hai trang, trừ
số 306/2010 (6346) ra ngày 10-11 có một trang kinh tế ở trang 16. Tần suất
xuất hiện 6/7 ngày trong tuàn, từ thứ 2 đến thứ 7.
- Lượng hóa:
Số lượng tin bài của trang Kinh tế chiếm 2/20 trang báo, tức 10% diện tích
mặt báo.
2.2. Khảo sát nội dung
- Phân loại nội dung: theo ngành/lĩnh vực
Các ngành/lĩnh vực được trang Kinh tế, báo Tuổi Trẻ đề cập chủ yếu là: Du
lịch, Xuất nhập khẩu, Tài chính - ngân hàng, Chứng khoán, Thương mại -
dịch vụ, Công nghiệp - chế biến.
Cụ thể qua bảng sau:
S
T
T

Ngành/lĩnh vực Bài
phản
ánh
Bài
phỏng
vấn
Tin
ngắn
Tin
vắn
1 Du lịch 1 2 3
2 Xuất nhập khẩu 2 7 2
3 Tài chính - ngân hàng 5 1 7 4
4 Thương mại - dịch vụ 1 2 10 15
5 Chế biến Công nghiệp 1 2
6 Chứng khoán 1 21
Tổng cộng 7 5 28 47
2.3. Khảo sát hình thức
- Trình bày:
Font chữ được sử dụng nhiều nhất là Times New Roman cỡ 12, dùng ít hơn
là Arial cỡ 12.
Thường được chia làm 5 cột, trừ số 308/2010 (6348) ra ngày 12-11, toàn bộ
trang 17 được chia làm bốn cột.
- Thể loại:
Trong 6 số bào khảo sát, có tổng cộng 89 tin bài: 12 bài (13,5%) và 77 tin
(86,5%), trong đó có 7 bài phản ánh (7,8%), 8 bài phỏng vấn (8,9%), 31 tin
ngắn (34,8%), 46 tin vắn (51,6%).
Cụ thể qua bảng sau:
S
T

T
Số báo Bài
phản
ánh
Bài
phỏng
vấn
Tin
ngắn
Tin
vắn
1 Số 304/2010 (6344) ra ngày 8-11 1 1 5 10
2 Số 305/2010 (6345) ra ngày 9-11 1 0 5 10
3 Số 306/2010 (6346) ra ngày 10-11 0 1 3 0
4 Số 307/2010 (6347) ra ngày 11-11 1 2 2 7
5 Số 308/2010 (6348) ra ngày 12-11 2 0 6 9
6 Số 309/2010 (6349) ra ngày 13-11 2 1 8 10
Tổng cộng 7 5 31 46
- Thành phần trong một bài báo:
Trong 4 thể loại, 3 thể loại bài phản ánh, bài phỏng vấn và tin ngắn có ảnh,
box thông tin, biểu đồ; thể loại tin vắn chỉ có chữ.
Cụ thể qua bảng sau:
S
T
T
Thành phần Bài
phản
ánh
Bài
phỏng

vấn
Tin
ngắn
Tin
vắn
1 Ảnh/tranh 6/7 5/5 2/31 0/46
2 Box thông tin 6/7 2/5 0 0/46
3 Biểu đồ 3/7 0/5 0 0/46
4 Chỉ có chữ 1 0 29/31 0/46
- Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong các bài phản ánh có kết hợp giữa tính chất khách quan trực
tiếp với tính chất logic chặt chẽ.
Ngôn ngữ trong các tác phẩm phỏng vấn mang tính nghiêm túc, chuẩn mực
cả về văn phong, văn hóa, trang trọng hoặc có tính chất ngoại giao. Các câu
hỏi thường ngăn gọn, chính xác, rõ ràng.
Ngôn ngữ trong các tin là ngôn ngữ sự kiện đặc trưng. Các từ và câu, chủ
yếu là câu thông báo, câu ngắn đều tập trung thông báo ngắn gọn, cô đúc
nhất về sự kiện, chỉ ra quy mô, tính chất, ý nghĩa của sự kiện.
3. Nhận xét, đề xuất
Về ưu điểm
Vị trí của trang Kinh tế nằm ổn định trên hai trang 16 và 17, tiện cho người
đọc trong việc theo dõi, tìm đọc các tin bài. Tần suất xuất hiện 6/7 ngày
trong tuàn, từ thứ 2 đến thứ 7 là hợp lý khi có thể thông tin nhanh về các sự
kiện, vấn đề, tin tức vừa xảy ra tới người đọc.
Dung lượng tin bài của trang Kinh tế chiếm 2/20 trang báo (10% diện tích
mặt báo) nên có tạo điều kiện đa dạng về các thể loại như bài phản ánh, bài
phỏng vấn, tin ngắn, tin sâu cùng đưa tin cũng như nội dung lĩnh vực ngành
nghề kinh tế.
Các ngành nghề, lĩnh vực được trang Kinh tế, báo Tuổi Trẻ đề cập rất đa
dạng, bao quát được những lĩnh vực lớn trong kinh tế như Du lịch, Xuất

nhập khẩu, Tài chính - ngân hàng, Chứng khoán, Thương mại - dịch vụ,
Công nghiệp - chế biến.
Các bài báo sử dụng font chữ Times New Roman cỡ 12 và được chia làm 5
cột giúp người đọc dễ đọc, dễ theo dõi giúp lâu.
Bài phản ánh thường có đầy đủ các các thành phần của một bài báo như ảnh,
tranh biếm họa, box thông tin, biểu đồ (cột, tròn). Trang rất chú ý sử dụng
biểu độ để minh họa thông tin cho bài viết cũng như giúp người đọc tiện
theo dõi.
Ngôn ngữ trong các bài báo đúng thể loại, dễ hiểu, có kết hợp giữa tính chất
khách quan trực tiếp với tính chất logic chặt chẽ. Các câu thường là câu đơn
ngắn gọn, chính xác, rõ ràng.
Về hạn chế
Thể loại chưa đa dạng, chủ yếu sử dụng bốn thể loại là bài phản ánh, bài
phỏng vấn, tin ngắn và tin vắn.
Các ngành nghề, lĩnh vực được đề cập rất đa dạng nhưng không đồng đều,
có nhiều tin bài về Tài chính - ngân hàng, Chứng khoán, Thương mại - dịch
vụ mà ít tin bài về các hoạt động khác trong lĩnh vực kinh tế như nông, lâm,
ngư nghiệp.
Các thành phần trong một bài báo khá đầy đủ đối với bài phản ánh. Nhưng
thể loại tin ngắn rất ít khi có ảnh mà đa phần chỉ có chữ. Như trong khảo sát
là 2/31 tin ngắn có ảnh kèm theo.
Trang nên bổ sung (có thể không thường xuyên) một số thể loại khác cho đa
dạng nhằm hấp dẫn người đọc như bình luận, tin ảnh, ghi nhanh…
Cần thông tin nhiều hơn về các hoạt động khác trong lĩnh vực kinh tế như
nông, lâm, ngư nghiệp.
Nên tăng cường sử dụng ảnh cho thể loại tin, nhằm thu hút mắt người đọc
dừng lại ở một các tin lâu hơn, tăng cơ hội được đọc của bản tin.
KẾT LUẬN
Chuyên đề Kinh tế tuy không chưa có tuổi đời lâu trong nền báo chí Việt
Nam nhưng cũng phải là một chuyên đề còn non trẻ. Chyên đề kinh tế trên

báo chí được thúc đẩy phát triển khi nền kinh tế nước nhà bắt đầu có những
bước tiến vào những năm 1990 của thế kỷ trước.
Kinh tế đang là một trong những chuyên đề được quan tâm, và trở thành lĩnh
vực nghiệp vụ trong chiến lược phát triển của nhiều cơ quan, tòa soạn báo.
Các sự kiện, vấn đề, thông tin kinh tế là đối tượng phản ánh của báo chí.
Người làm kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực này là nguồn tin, là người cung
cấp tài liệu, thông tin cho báo chí. Còn nhà báo là người khai thác các thông
tin kinh tế để chuyển tải cho bạn đọc, cho đối tượng truyền thông của mình.
Chuyên đề Kinh tế là chuyên đề cơ bản và tương đối ổn định của các tờ báo,
truyền tải thông tin về nhiều lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền, tổ chức kinh
tế tới cho độc giả. Chuyên đề này có khả năng gây được những ấn tượng sâu
sắc đối với công chúng vì thông tin nó đưa lại mang tính thời sự, hữu ích cao
về những vấn đề kinh tế có ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống người dân. Thật
khó có thể hình dung một tờ báo mà lại không có trang kinh tế hay những
tác phẩm về kinh tế.
Bài kinh tế vừa có năng lực phản ánh hiện thực một cách sinh động, vừa trực
tiếp cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định. Hiện nay, chúng ta đang sống
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam. Vì vậy
đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trở thành chuyên đề có vị trí quan
trọng trên tất cả các loại hình báo chí, nhất là báo in.
Để làm tốt hoạt động truyền thông về thông tin kinh tế trên báo chí, các nhà
quản lý báo chí, lãnh đạo báo giới và các nhà báo cần hiểu rõ vai trò của
thông tin kinh tế, nhiệm vụ và mục đích của những bài báo của họ, để một
mặt khai thác những nguồn thông tin có ích cho công chúng, cho xã hội; mặt
khác hỗ trợ một cách công bằng cho các tổ chức, doanh nghiệp những cơ hội
thông tin tích cực đến với cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tác phẩm báo chí tập 1,2,3, Khoa Báo chí, Học Viện Báo chí & Tuyên
truyền.
2. Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Hành

chính, 2010.
3. Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông Tấn, 2007
4. Giáo trình Nhập môn báo in, Khoa Báo chí, Học Viện Báo chí & Tuyên
truyền, 2008.
5. Cơ sở lí luận báo chí, Khoa Báo chí, Học Viện Báo chí & Tuyên truyền,
6. Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị,
2006.

×