Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận Tính đơn chiều của báo chí thời kỳ chống Mỹ (1954-1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.5 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM
Đ Ề TÀI : TÍNH ĐƠN CHIỀU CỦA
BÁO CHÍ
THỜI K CHỲ ỐNG M (1954-1975)Ỹ

Họ và tên : Phạm Thị Tố Uyên
Lớp : Truyền hình K29a2
Khoa : Phát thanh - truyền hình
Giảng viên : TS. Trịnh Thị Bích Liên

Hà Nội - 5/2011
2
Lời mở đầu
Từ khi ra đời đến nay, báo chí ngày càng khẳng định được vị trí và
vai trò quan trọng của mình trong xã hội. Với bản chất, chức năng và đặc
tính của mình, báo chí còn mang hơi hướng của thời đại, của lịch sử trong
đó. Bởi trong từng thời kỳ, giai đoạn, báo chí cũng có những đặc điểm khác
nhau, vận động theo những chiều hướng khác nhau để có thể tồn tại và phát
triển.
Có thể báo chí Việt Nam so với báo chí Thế giới vẫn còn non trẻ,
song nó cũng đã phần nào làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Trải qua những
năm tháng đau thương cùng đất nước cho tới khi lá cờ hòa bình tung bay
trên bầu trời Việt Nam, nền báo chí của chúng ta cũng có không ít biến
động, thăng trầm. Một giai thoại báo chí song song với hai cuộc chiến đấu
oanh liệt và bi hùng bảo vệ Tổ quốc. Đó là kháng chiến chống Thực dân
Pháp và Đế quốc Mỹ sừng sỏ bấy giờ. Có thể nói, hai cuộc chiến tranh đã
làm diện mạo báo chí Việt Nam thay đổi rõ nét so với giai đoạn trước đó.


Có cả những phát triển. Có cả những hạn chế.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước
thì báo chí cũng đã góp phần không nhỏ vào cuộc chiến đấu kiên cường của
dân tộc. Báo chí cách mạng thời kỳ 1954 – 1975 đã có cơ hội thuận lợi hơn
để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách vô
cùng khắc nghiệt. Với tinh thần dân tộc, dù vấp phải nhiều trở ngại, gian
nan song báo chí của chúng ta bằng cách này hay cách khác đều vươn lên
mạnh mẽ trong ngọn lửa quân thù. Xuôi theo dòng chảy của lịch sử là một
nền báo chí cách mạng đúng như tên gọi của nó, báo chí lúc đó cũng chính
là những mũi tên, viên đạn xuyên vào lòng quân giặc. Chúng ta hiểu rằng,
đầu tranh trên mặt trận tư tưởng không kém phần quan trọng và ác liệt.
Không một quốc gia nào không tận dụng sức mạnh thông tin, sức mạnh
tuyên truyền khi đất nước xảy ra chiến tranh. Báo chí là cán bộ tuyên truyền
xuất sắc của Đảng, của Nhà nước. Bằng nhiều hình thức, cách thức khác
nhau, các tờ báo, cơ quan báo chí, nhà báo bấy giờ đã cho thấy, khắc họa
một cách rõ nét nhất về con người và tinh thần dân tộc Việt Nam anh hùng,
bất khuất trong cuộc kháng chiến ác liệt với nhiều chiến công lẫy lừng.
Bài tiểu luận này, với sự nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều tư liệu và
góc nhìn của những nhà phê bình, nhận xét khác nhau có thể chưa đem tới
những cái nhìn thật sự kỹ càng, sâu rộng song nó cũng sẽ phần nào khắc họa
một cách rõ nét nhất về những đặc điểm của nền báo chí Việt Nam giai đoạn
kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), nổi bật lên là “tính đơn chiều” của báo
chí.
3
I.Giới thiệu chung
1. Giới thiệu về môn học
Lịch sử báo chí Việt Nam là môn học cần thiết cho tất cả các sinh viên các
trường và khoa đào tạo chuyên ngành báo chí.
• Nó trang bị cho sinh viên các chuyên ngành báo chí những kiến thức
cơ bản về lịch sử báo chí Việt Nam, giúp họ có cái nhìn tổng quan về

quá trình hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam. Có câu “dân
ta phải biết sử ta’
• Qua đó, sinh viên thấy được lịch sử báo chí Việt Nam là một bộ phận
không thể thiếu của lịch sử Việt Nam. Gắn liền với sự phát triển của
báo chí Việt Nam là sự phát triển tư tưởng, văn hóa, ngôn ngữ… Và ở
mỗi thời kỳ nó đều có những dấu ấn riêng biệt
• Từ việc tìm hiểu những thành tựu và hạn chế của từng giai đoạn báo
chí, sinh viên có thể rút ra bài học kinh nghiệm bổ trợ cho việc trau
dồi kiến thức phục vụ thực tế tác nghiệp hiện tại cũng như tương lai
• Giới thiệu cho người học nắm được nguyên nhân ra đời của báo chí
Quốc ngữ Việt Nam
• Giới thiệu cho người học nắm được quá trình phát triển của báo chí
Quốc ngữ Việt Nam qua từng giai đoạn: 1865- 1925; 1925-1945;
1945-1975 và cho đến nay.
• Ngoài những nội dung chính của từng nhóm báo, từng tờ báo chúng
ta nghiên cứu đánh giá từ góc độ báo chí học,như tổ chức trang báo,
sử dụng thể lọai, phong cách tờ báo
• Tác động của báo chí đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội qua từng
thời đoạn. Từ đó có thể có những nhận định, đánh giá về mối quan hệ
giữa báo chí với chính trị, với sự phát triển văn hóa, xã hội
• Mang lại những bài học giá trị về làm báo
2. Sơ lược về giai đoạn báo chí 1954-1975
1954-1975 là một giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam, gắn liền
với sự kiện đất nước bị chia cắt, hình thành các thể chế chính trị và các lực
lượng xã hội khác nhau. Theo đó, một cách đương nhiên, dòng chảy của đời
sống báo chí Việt Nam đã có một bước ngoặt quan trọng và rõ rệt hơn các
giai đoạn trước đó: nó có sự phân nhánh thích ứng với một bối cảnh chính
trị xã hội như vậy. Trong gia đoạn đầy biến cố và căm go của nước nhà, báo
chí của chúng ta cũng không ngừng cố gắng trong các hoạt động tuyên
truyền cho cách mạng, lấy ngòi bút làm vũ khí sắc bén, chiến đấu quyết liệt

trên mặt trận đấu tranh tư tưởng. Báo chí giai đoạn này không chỉ biết tiếp
nhận nền móng từ gia đoạn trước mà hơn hết, nó còn để lại nhiều dư âm và
bài học sấu sắc cho các thế hệ nhà báo sau này. Nó là một vết son đối với
lịch sử báo chí nước nhà.
4
Báo chí giai đoạn này vừa có sự độc lập từng miền lại vừa có dự
tương tác qua lại lẫn nhau tọa nên một nền báo chí đa dạng và đa chiều.
Không thể phủ nhận ảnh hưởng của nó tới quá trình đấu tranh của nước nhà
cũng như những gì nó để lại cho thế hệ mai sau.
II. Hoàn cảnh lịch sử
Bản chất của báo chí là một thư ký của thời đại nên nó luôn gắn liền với lịch
sử. Sự vận động của lịch sử chắc chắn sẽ dấn đến sự thay đổi theo của báo
chí. Hiển nhiên khi xét về báo chí trong gia đoạn nào thì không thể không
tìm hiểu về giai đoạn lịch sử đó.
1. Thế giới
Lúc này, Mỹ ngày càng bộc lộ rõ âm mưu bành chướng của
mình trên thế giới. Chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh một tham vọng
muốn xác lập sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ trên tất cả mọi khu vực của thế
giới. Mục tiêu trong các kế hoạch chiến lược của Mỹ lúc này là:
• Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (trọng tâm là Liên Xô và các
nước Đông Âu)
• Dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ
La-tinh (trọng tâm là Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Cu Ba trong
khu vực Mỹ La-tinh).
• Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh (trọng tâm là
Tây Âu - Nhật Bản).

2. Trong nước
• Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về vấn đề lập lại hòa
bình ở Đông Dương, hình thái chính trị ở Việt Nam có sự thay đổi. Đất

nước tạm thời bị chia cắt: từ vĩ tuyến 17 trở ra, nhân dân miền Bắc hào hứng
bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đồng thời chi viện
cho cuộc đấu tranh của đồng bào mình ở miền Nam chống đế quốc Mỹ can
thiệp và chế độ bù nhìn tay sai của Mỹ là chính quyền Ngụy. Sau khi hiệp
định được kí kết, thực dân Pháp cố tình trì hoãn rút quân. Ta đã đấu tranh
buộc quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội vào ngày 10 tháng 10 năm 1954. Ngày
01/01/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về
đến Hà Nội. Tuy bại trận và phải ký hiệp định song thực dân Pháp vẫn
không chịu dừng lại. Trong khi rút quân, chúng đã phá họai cơ sở hạ tầng
kinh tế ở miền Bắc, và đồng thời cùng với Mỹ – Diệm dụ dỗ, cưỡng bức gần
một triệu đồng bào Công giáo vào miền Nam. Tới ngày 13/5/1955, quân
Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Bắc nước ta. Chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh
việc đình chiến, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Trước khi
Hiệp định được kí kết, Mĩ đã ép Pháp phải đưa tay sai của Mĩ là Ngô Đình
Diệm vào chính phủ bù nhìn của Bảo Đại. Sau đó, Mỹ đã không kí vào bản
5
cam kết thực hiện Hiệp định. Hai ngày sau khi Hiệp định được kí kết, ngoại
trưởng Mỹ đã tuyên bố can thiệp vào miền Nam Việt Nam để “ngăn chặn sự
bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á”.Ngày 14 tháng 5 năm
1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh ở miền Nam về
nước, trút bỏ trách nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của hiệp định,
trong đó có việc tổ chức tổng tuyển cử ở hai miền Nam Bắc cho chính
quyền Ngô Đình Diệm. Như vậy, giờ đây, miền Bắc đã hoàn toàn được giải
phóng, không còn bóng quân thù nhưng miền Nam vẫn còn phải chiến đấu,
một cuộc chiến đã sớm được dự báo là lâu dài và ác liệt. Chính trong hoàn
cảnh này, hơn bao giờ hết, nhân dân hai miền càng cho thấy tinh thần dân
tộc của Việt Nam.
• Nhân dân hai miền đều nhận thức được rằng hiệp định
Giơnevơ không đem lại kết quả đầy đủ song cũng đã thực sự kết thúc, chấm
dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, nên nghiêm chỉnh chấp

hành hiệp định để tiến tới lựa chọn một chính phủ và thể chế chính trị phù
hợp với quyền lợi cơ bản và nguyện vọng thiêng liêng của mình bằng cuộc
tổng tuyển cử tự do và dân chủ vào tháng 7 năm 1956.
• Chính phủ và nhân dân ta đã làm hết sức mình để đạt
được mục tiêu độc lập, hòa bình, thống nhất mà không xảy ra chiến tranh.
Song, đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai ở miền Nam đã bằng mọi biện pháp
chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chúng tuyên
bố không có hiệp thương tổng tuyển cử theo quy định của hiệp định
Giơnevơ và phát động các chiến dịch “tố cộng” đàn áp đẫm máu những
người yêu nước và các phong trào hòa bình. Chúng cưỡng bức, dồn trên
mười triệu dân miền Nam vafp hàng trăm “Khu dinh điền”, “Khu trù mật”
và 16.000 ấp chiến lược để cùm kẹp, khống chế. Các chính sách tay sai
miền Nam được Mỹ nuôi dưỡng, hỗ trợ, ngang nhiên hô hào lấp sông Bến
Hải và Bắc tiến. Bọn xâm lược đã trắng trợn thể hiện dã tâm của mình,
không tôn trọng những gì đã được thông qua trong hiệp định. Chúng phủ
nhận và bắt tay vào những hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, đàn
áp nhân dân dã man.
• Đế quốc Mỹ thông qua bộ máy chính quyền tay sai ở
miền Nam, dùng mọi cách, biện pháp, thủ đoạn để hòng đàn áp, lật đổ chính
quyền cách mạng. Chúng gây chiến tranh một phía, từ giấu mặt đến công
khai chống lại nhân dân Việt Nam. Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình
Diệm, Mỹ - Diệm đã liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để bình định
miền Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta.
Thực chất, đây là một cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại
nhân dân miền Nam trong tay không có vũ khí. Với chính sách "tố cộng",
"diệt cộng", loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu
hiệu "thà giết nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng
6
chống đối. Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và
quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại.

• Nhân dân ta yêu chuộng hòa bình và công lý, kiên quyết
đấu tranh để bảo vệ lẽ sống”không có gì quý hơn độc lập tự do”. Trước sức
mạnh về kinh tế, quân sự mà đế quốc Mỹ áp đặt, Đảng chủ trương lãnh đạo
nhân dân ta thực hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng nhưng xác định
sẽ lâu dài, hy sinh và gian khổ. Việc Mỹ đưa hàng chục vạn quân vào miền
Nam, sử dụng lực lượng quân sự to lớn hòng tiêu diệt cách mạng miền Nam
và các lực lượng vũ trang giải phóng, tất yếu ta phải sử dụng đấu tranh quân
sự để giáng trả. Thực hiện chủ trương của Đảng, quân và dân ta ở hai miền
chung sức chung lòng, vừa tăng cường đấu tranh quân sự, chính trị, chống
địch lấn chiếm, giành và giữ quyền làm chủ, chủ động chuẩn bị lực lượng,
vật chất mọi mặt, vừa kiên trì cuộc đấu tranh ngoại giao đòi chính quyền.
Cuộc chiến mà chúng tạo ra là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vấp phải sự
phản đối mạnh mẽ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn Thế giới.
• Miền Bắc giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội nhưng chưa hết kế hoạch năm năm lần thứ nhất thì đã phải đối
mặt với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc
Mỹ với mức độ ác liệt và dã man chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh.
Bộ phận của cuộc chiến tranh xâm lược mà Mĩ tiến hành ở Miền Bắc Việt
Nam nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá rối việc tiếp nhận
viện trợ nước ngoài vào Việt Nam, ngăn chặn việc chi viện của Miền Bắc
cho Miền Nam Việt Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ cứu nước của
Nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh được Mĩ tiến hành chủ yếu bằng
không quân và một bộ phận hải quân (2 tập đoàn không quân chiến thuật 7
và 12; tập đoàn không quân chiến lược Thái Bình Dương; 15/18 tàu sân
bay; 62% tàu chiến của hạm đội 7). Thời kì cao nhất (1967 - 72), đã sử dụng
1.200 máy bay chiến thuật (chiếm 32% máy bay chiến thuật), gần 200 máy
bay chiến lược B52 (chiếm 50% máy bay chiến lược). Đã ném khoảng 1
triệu tấn bom, thả khoảng 22 nghìn quả mìn phong toả các cửa sông và ven
biển, bắn trên 850 nghìn đạn pháo (với mật độ 6 tấn bom trên 1 km
2

và 45,5
kg bom trên đầu người ở Miền Bắc) - âm mưu "đẩy Miền Bắc lùi về thời đại
đồ đá". CTPHCMƠMBVN (1965 - 72) đã giết hại và làm bị thương mấy
chục vạn dân, phá huỷ hoàn toàn 3 thành phố, phá huỷ nặng 28 thị xã, trên
50 bệnh viện, 1.500 trường học, công trình thuỷ lợi, trên 5 triệu m
2
nhà ở và
toàn bộ hệ thống đường sắt, cầu cống. Một nửa Tổ quốc – miền Nam nằm
dưới sự đô hộ của chúng và bè lũ tay sai bán ước. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc xâm lưc giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
7
• Không áp đặt được chủ nghĩa thực dân mới bằng cách
dùng quân đội và chính quyền người bản xứ, Mỹ tiến đến dùng uy lực của
quân đội viễn chinh hòng tiêu diệt dân tộc Việt Nam. Các nhà cầm quyền
Mỹ mang hàng triệu quân của chúng cùng với hơn sau mươi nghìn quân các
nước đồng minh và một triệu quân Ngụy tiến hành cuộc xâm lược Việt
Nam. Hơn tám triệu tấn bom đạn và hàng chục vạn tấn hóa chất độc hại đã
trút xuống cả hai miền Nam, Bắc. Ngoài một thời gian ngắn miền Bắc có
hòa bình sau hiệp ước Giơnevơ, còn lại trên thực tế, suốt cả thời kỳ này đất
nước đều có chiến tranh.
• Tin tưởng vào sức mạnh chính nghĩa, nhân dân Việt
Nam vừa kiên quyết chiến đấu vừa tỏ rõ thiện chí, nhiều lần đã ra những
giải pháp mở đường cho Mỹ rút khỏi cuộc chiến trong danh dự. Lập trường
4 điểm của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: lập trường 5 điểm của
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Giải pháp 10 điểm của
chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được đưa ra
nhưng Mỹ đều bác bỏ. Chúng mở rộng quy mô, tăng cường âm mưu với
những chính sách ngày càng trắng trợn và tàn bạo.

• Trải qua hai mươi năm liên tục, quân đội ta, nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo kiên cường, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ đã từng bước đẩy
lùi các chiến lược và thủ đoạn tác chiến của Mỹ, làm lung lay ý chí hiếu
chiến của tập đoàn cầm quyền nhà Trắng và Lầu Năm Góc, buộc đế quốc
Mỹ phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng ta giành lại
chủ quyền độc lập, giang sơn gấm vóc về tay bằng đại thắng lịch sử mùa
xuân năm 1975.
III. Tình hình báo chí 1954-1975 _ thay đổi nhiều về diện mạo
Tháng 7/1954, cuộc kháng chiến thắng lợi, bọn Việt gian tay sai của
thực dân Pháp cùng báo chí của chúng phải cuốn gói vào Nam theo bọn
quan thầy. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta được hưởng quyền tự do báo chí.
Ngày 14/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 282/SL về chế độ
báo chí. Sắc lệnh này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
biểu quyết thông qua kỳ họp thứ 6 ngày 20/5/1957. Sắc lệnh gồm 9 điều quy
địn vè tính chất, nghĩa vụ, quyền lợi của báo chí.
Báo chí cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đã có cơ hội để
phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức vô cùng
khắc nghiệt. Trong thời kỳ này, trong nước có hai bộ phận báo chí cùng
hướng tới mục tiêu đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
8
Đó là bộ phận báo chí cách mạng ở miền Bắc được phát triển trong điều
kiện của chế độ dân chủ nhân dân, dưới dự lãnh đạo của Đảng, còn bộ phận
báo chí cách mạng miền Nam phát triển trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn
của chiến tranh và sựu khủng bố đàn áp của quâm đội xâm lược Mỹ và chế
độ ngụy quyền Saì Gòn. Do hoàn cảnh lịch sử, trong những năm chống Mỹ,
các nhà báo hai miền đều có tổ chức riêng cho mình, song vẫn có chung cội
nguồn lãnh đạo là Đảng.
Vào thời điểm trước Đại hội thứ III Hội nhà báo Việt Nam(1962),
riêng miền Bắc đã cso 1.500 nhà báo làm việc trong khoảng 120 cơ quan

báo chsi các loại. Báo chí thời kỳ này đã thực sự trở thành động lực góp
phần to lớn tạo dựng và tổ chức những phong trào thi đua, những cuộc vận
động rầm rộ trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm thực hiện các
nhiệm vu chính trị như: Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ Ba Nhất,
Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang…Những tấm gương điển hình
trong lao động, chiến đấu được báo chí tuyên truyền, khái quát thành những
biểu tượng có sức động viên, cổ vũ mạnh mẽ.
Báo chí cách mạng ở miền Nam như “báo chí tiền phương” đã bám
sát thực tế chiến đấu, có mặt ngay tại các chiến hào, tại các mặt trận ác liệt
nhất, phản ánh sinh động, kịp thời cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào,
chiến sĩ ta. Các nhà báo tiền phương thực sự là những chiến sĩ ra trận, vừa
cầm súng, vừa càm bút, cầm máy ảnh, máy quay phim, đóng góp xứng đáng
vào chiến thắng chung của dân tộc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
1. Bộ phận báo chí cách mạng ở miền Bắc
Khi ta tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), báo nhân dân và nhiều tờ báo
khác đã lần lượt chuyển về Hà Nội. Theo sự phân công mới, báo Nhân dân
chuyên thành nhật báo, báo Cứu quốc trở thành tuần báo. Để đáp ứng yêu
cầu của công tác tư tưởng giai đoạn mới, ngoài việc tiếp tục xuất bản báo
Nhân dân, Trung ương Đảng quyết định xuất bản tạp chí lý luận của Đảng.
Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thủ
đô Hà Nội từ ngày 3 đến ngày 12/3/1955 đã quyết định xuất bản Tạp chí
Học tập của Trung ương để giúp nghiên cứu chính sách, giáo dục tư tưởng
và bước đầu xây dựng công tác lý luận của Đảng. Theo đề án xuất bản được
Bộ chính trị thông qua năm 1955, nhiệm vụ của báo chí Học tập là “Lấy học
thuyết Mác_Lê-nin làm cơ sở, kết hợp chặt chẽ lý luận Mác_Lê-nin với
thực tiễn cách mạng nước ta để tuyên truyền, giáo dục đường lối, phương
châm, chính sách của Đảng một cách sâu sắc”. Đồng chí Trường Chinh
được Trung ương Đảng phân công làm Tổng biên tập tạp chí Học tập. Sau
một thời gian chuẩn bị, số 1 của Tạp chí Học tập _ cơ quan lý luận và chính
trị của Đảng lao động Việt Nam ra mắt bạn đọc tháng 12/1955.

9
Chính phủ cho phép một số tờ báo đã có từ trước trong nội thành như:
Hà Nội hàng ngày; Thời mới… được tiếp tục xuất bản(năm 1957, miền Bắc
có 10 tờ báo tư nhân). Sau 3 năm khôi phục kinh tế, miền Bắc bước vào thời
kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa. Việc cải tạo các tờ báo và các nhà in tư nhân bắt
đầu được tiến hành. Tờ Thời mới và tờ Thủ đô Hà Nội sáp nhập dưới một
cái tên chung là Hà Nội mới.
Việc cải tạo xã hộ chủ nghĩa về cơ bản hoàn thành thì báo chí miền
Bắc là báo chí xã hội chủ nghĩa thuần nhất, tuyên truyền cho đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Khác với báo chí tư sản chạy theo những
chuyện giật gân, ly kỳ, báo chí xã hội chủ nghĩa phải có tính Đảng, tính dân
tộc, tính khoa học, tính đại chúng; đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân, phục vụ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động; kiên quyết đấu
tranh chống lại những thế lực thù địch.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, báo chí Việt Nam
hướng mọi hoạt động vào nhiệm vụ góp phần cổ vũ toàn dân đánh thắng
giặc Mỹ đồng thời đẩy mạnh săn xuất nông nghiệp và xây dựng những cơ
sở đầu tiên của công nghiệp.
Trong bầu không khí tự do, báo chí miền Bắc phát triển tưng bước
cân đối. Ngoài những cơ quan thông tin, ngôn luận chung còn có báo chí
của các đảng phái chính trị, như báo Độc lập của Đảng Dân Chủ, tạp chí Tổ
quốc của Đảng Xã hội, báo chí của các tổ chức chính trị xã hội, báo chí
khoa học, báo chí văn học nghệ thuật, báo chí dành riêng cho phụ nữ, thiếu
nhi… Hệ thống phát thanh quốc gia không ngừng mở rộng. Truyền hình bắt
đàu được xây dựng.
Trong những năm đế quốc Mỹ dùng không quân và hải quân tiến
hành chiến tranh phá hoại miền Bắc , ngay cả khi chúng dùng máy bay B52
đánh phá dữ dội Thủ đô Hà Nội, báo chí xã hội chủ nghĩa vẫn được xuất bản
đều đặn để phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Báo chí phát triển
không ngừng về số lượng và chất lượng.

o Năm 1957, miền Bắc có 134 tờ báo (5 tờ báo
hàng ngày, 5 tờ báo tuần/2 kỳ, 10 tờ báo tuần 1 kỳ, 6 tờ tháng/2 kỳ, 13 tờ
tháng/1 kỳ, 50 tờ báo ngành, 45 tờ báo địa phương).
o Năm 1969, tổng số phát hành của một số tờ
báo đạt những con số ấn tượng: Báo Quân đội nhân dân, ra hàng ngày, 8
vạn bản; Báo Hà Nội mới, cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ Hà Nội, ra
hàng ngày, 15 nghìn bản; Báo Tiền phong, cơ quan tuyên truyền của Đoàn
thanh niên lao động Việt Nam, tuần/2 kỳ, mỗi kỳ 1 vạn bản; Báo Lao động,
mỗi tuần 2 kỳ, mỗi kỳ 3 vạn bản; Báo Phụ nữ Việt Nam, tuần/2 kỳ, mỗi kỳ 4
10
vạn bản; Báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam ra hàng tháng, 11 vạn bản; Báo Độc lập, cơ quan của Đảng Dân chủ
Việt Nam ra hàng tháng, 3 nghìn bản; Báo Tổ quốc, cơ quan của Đảng xã
hội Việt Nam ra hàng tháng, 3 nghìn bản; Báo Thiếu niên tiền phong, mỗi
tháng 2 kỳ, mỗi kỳ 2 vạn bản; Báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Liên hiệp văn
học nghệ thuật Việt Nam, mỗi tháng ra 3 kỳ, mỗi kỳ 17 nghìn bản; Báo
Khoa học thường thức, mỗi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ 5 vạn bản; Báo Việt Nam
(báo ảnh), mỗi tháng ra 1 kỳ, mỗi kỳ 4 vạn bản; Tạp chí Tuyên huấn, ra
hàng tháng 3, 3 vạn bản; Tuần báo Thống nhất, mỗi tuần ra 2 kỳ; Tập san
Phổ thông, ra hàng tháng, 1 vạn bản; Tạp chí Văn nghệ quân đội, ra hàng
tháng, 15 nghìn bản…
Ngoài ra còn có : Báo Tân Việt Hoa bằng chữ hán, nhằm phục vụ
đồng bào người Việt gốc Hoa; Báo Chính nghĩa; Báo Vì chúa, cơ quan của
những người Thiên chúa giáo yêu nước; Báo ngoại văn có tờ Courrier du
Việt Nam, tờ Eludes Vietnamiennes; 28 tờ báo tỉnh, 72 tờ tập san, tạp chí các
ngành; Một số tỉnh có báo bằng tiếng dân tộc thiểu số ( Hà Giang, Lào Cai,
Nghĩa Lộ).
Chính trong những năm chiến tranh phá hoại của Mỹ, vô tuyến
truyền hình Việt Nam bắt đầu xuất. Mặc dù thời gian đầu thiếu thống về
nhiều phương diện, song Đài truyền hình Việt Nam vẫn ra đời và phát triển,

đánh dấu một bước tiến quan trọng trong bước đường trưởng thành của báo
chí Việt Nam.
Đài Tiếng nói Việt Nam cũng phát triển không ngừng, ngoài hệ thống
tiếp sóng, các đài phát thanh ở nhiều thị xã và thành phố cũng được xây
dựng, góp phần tạo mạng lưới thông tin rộng rãi đối với công chúng trên cả
nước.
2. Bộ phận báo chí cách mạng ở miền Nam
Tại các thành thị miền nam, đặc biệt là ở thành phố Sài Gòn, báo chí
đủ sắc thái chính trị mọc lên như nấm sau mưa và mang tính thương mại rõ
rệt. Chưa bao giờ báo chí miền Nam phát triển hỗn độn như thời đế quốc
Mỹ làm ông chủ thực tế ở phần đất này. Riêng thành phố Sài Gòn có tới hơn
60 tờ báo xuất bản hàng ngày cạnh tranh ác liệt với nhau.
Trong khi đó, ở vùng giải phóng miền Nam, trong những điều kiện vô
cùng gian khổ và thiếu thốn phương tiện, đã xuất hiện một vài tờ báo và tạp
chí. Thông tấn xa Giải Phóng hoạt động có hiệu quả. Đài phát thanh Giải
Phóng vật lộn cực kỳ vất vả để cố gắng duy trì làn sóng của mình, tránh sự
oanh tạc của kẻ thù.

Các nhà báo yêu nước ở thành thị đương nhiên không chịu bó tay.
Nhiều người đã lợi dụng các diễn đàn công khai, hợp pháp đôi khi do chính
11
ngụy quyền dựng lên để phát biểu chính kiến của mình, dĩ nhiên phải rất
không khéo nếu không muốn để cho Mỹ-Nguyh bịt miệng và cho ngay vào
nhà tù của chúng.
Để hỗ trợ phong trào nhân dân đấu tranh trong các đô thị, Mặt trân
Dân tộc Giải phóng cử một số nhà báo, nhà văn từ vùng căn cứ hoặc từ
miền Bắc vào các thành phố phối hợp với các đòng nghiệp tại chỗ của mình.
Cuộc đấu tranh trên mặt trận báo chí và dư luận Sài Gòn thời gian này mang
những nét độc đáo vô cùng thú vị những cũng hết sức gian nan. Bên cạnh
những tờ báo hợp pháp do Mặt trận chủ trương còn có những tờ báo của

các lực lượng khác nhưng do người của Mặt trận làm hạt nhân, lại có những
cơ quan ngôn luận của lực lượng thứ ba xuất bản công khai hoặc bán công
khai.
Tại các vùng giải phóng và các căn cứ du kích, báo chí cách mạng ra
đời và phát triển để phục vụ sự nghiệp giải phóng . Trung ương cục xuất bản
tạp chí Tiền phong để giáo dục các cán bộ Đảng viên. Mặt trận giải phóng
miền Nam xuất bản báo Giải phóng làm cơ quan tuyên truyền, cổ động.
Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam xuất bản báo Văn nghệ giải phóng.
Nhiều Đảng bộ tỉnh đã xuất bản báo của mình. Tỉnh Quảng Trị có các tờ:
Phấn đấu, cứu nước. TỈnh Thừa Thiên Huế có các tờ: Giải phóng, Cờ giải
phóng.
Trong các thành phố bị chiếm đóng, bọn Việt gian thân Mỹ được sự
giúp đỡ của quan thầy đã xuất bản báo chí để thực hiện âm mưu chống phá
cách mạng. Các tờ: Tiếng chuông, Tự do, Cách mạng quốc gia … ra sức
tuyên truyền chống chủ nghĩa cộng sản, nói xấu miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
dùng các khẩu hiệu độc lập dân tộc giả hiệu để lừa bịp bạn đọc. Trong lúc
đó, được sự giúp đỡ và lãnh đạo của những chiến sĩ cách mạng hoạt động bí
mật ở nội thành, một số người yêu nước và tiến bộ đã tìm cách ra báo, tuyên
truyền khéo léo tinh thần dân tộc để thức tỉnh quần chúng. Đảng ta chủ
trương sử dụng phương tiện báo chí để đấu tranh chống địch trong các thành
phố bị chiếm đóng. Thực hiện chủ trương đó, một số đồng chí đã xuất bản
báo chí bí mật. Một số đồng chí khác cùng nhà báo yêu nước và tiến bộ xuất
bản các tờ báo công khai để đấu tranh chống lại địch một cách khôn khéo và
hợp pháp.
Cuộc đấu tranh bằng phương tiện báo chí đã từng gây khó khăn , lúng
túng cho Ngụy và quan thầy của chúng. Hoạt động báo chí ở miền Nam
trong thời kỳ chống Mỹ là một công tác khôn khéo, gian khó, có những lúc
phải chịu tổn thât, hy sinh và đã góp phần vào việc giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
12

3.Những đặc điểm nổi bật của báo chí thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975)
Nhìn chung, báo chí thời kỳ này có nhiều đặc điểm. Chúng ta có thể đi tìm
hiểu về một vài đặc điểm như:
• Báo chí mang tính đơn chiều
• Chất lượng cao hơn và mở rộng quy mô
• Nhanh về số lượng
• Khó đa dạng hơn giai đoạn trước
• Thống nhất, có chỉ đạo chung của Chính phủ
3.1. Đơn chiều
Có liên quan mật thiết tới vấn đề lịch sử dân tộc nên nền báo chí thời
kỳ này cũng đặt mục tiêu, nhiệm vụ chính chiến lược đó là phục vụ Đảng và
Nhà nước trong công cuộc đấu tranh, giành lại độc lập, tự do Tổ quốc. Cũng
như nhiều lĩnh vực khác, như văn học, hội họa, âm nhạc…, báo chí thời kỳ
này không chỉ thực hiện những nhiệm vụ, chức năng cơ bản, vốn có của
mình mà hơn hết là sự ưu tiên cho các bài viết, chuyên mục với nội dung về
cuộc chiến đấu anh dũng, bất khuất của nhân dân ta trước kẻ thù là đế quốc
Mỹ. Do yêu cầu của lịch sử nên báo chí gia đoạn này mang tính đơn chiều
như một điều tất yếu
3.1.1. Tin và phóng sự không còn khởi sắc
Thể loại chủ công của báo chí trong giai đoạn trước là Tin thì
đến lúc này đã không còn được dùng đến nhiều như trước. Với đặc điểm là
vắn tắt và nhiều con số, nó đã không thể thu hút, hấp dẫn được lượng lớn
khán giả nữa. Trong giai đoạn này, người ta cắt đầu hướng tới những gì có
tính chất sâu lắng hơn là những con số, tin bài khô cứng về cuộc chiến.

Bên cạnh đó thì thể loại phóng sự trước đây vốn được xuất hiện
nhiều thì nay cũng không được sung sức và ít thấy hơn. Có thể thấy rõ điều
này. Bởi bản chất, đặc tính của phóng sự là đi sâu vào tìm hiểu những phần
chìm của vấn đề, những bí mật ẩn sâu sau lớp vỏ sự kiện. Tuy nhiên, báo chí

thời kỳ này lại phải mang tính thông tấn, không có thời gian cho nhà báo,
phóng viên đi sâu, tìm hiểu kỹ. Chính vì vậy, nó bị mờ chìm, không phải là
loại có thể thỏa mãn được nhu cầu thông tin và phát triển. Không chỉ trong
kháng chiến chống Mỹ mà suốt ba mươi năm chiến tranh (1945-1975),
phóng sự với đúng nghĩa là một thể loại dân chủ, có khả năng đặc biệt trong
việc phanh phui, mổ xẻ những thực tại xã hội nhức nhối, cập nhật hầu như
đã không còn cơ hội phát triển. Cả về qui mô lẫn chất lượng đều có phần
giản đơn. Nó hiện hữu dưới dạng những ghi chép, tường thuật, kể việc…
trong khuôn khổ hoạt động thông tin báo chí thông thường cho phù hợp với
nhu cầu tiếp nhận của quảng đại quần chúng khi ấy nên không có được
những tầm vóc đáng kể. Trên các báo lớn thời kì này lẻ tẻ vẫn có những
13
phóng sự phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc bắt lính trong các vùng tạm
chiếm, lên án tội ác của giặc, ca ngợi những tấm gương quên mình vì đồng
đội… nhưng hầu như không mấy để lại ấn tượng về thể loại.
Rõ ràng thời đại đã tạo ra những thăng trầm của thể loại. Nói
như tác giả Đức Dũng thì phóng sự thời kỳ này chỉ “xuất hiện không
thường xuyên, đề tài chưa đa dạng… thể loại còn nhiều lẫn lộn pha tạp”
mà thôi. Tuy rằng phóng sự bấy giờ không được khởi sắc song ta vẫn có thể
thấy mọt vài tác phẩm nổi bật như thiên phóng sự điều tra Trại di cư Pa Gốt
ở Hải Phòng của tác giả Sao Mai là một ví dụ. Với tư cách một nhân chứng
công tâm, người viết đã tái hiện hết sức sống động và đầy đủ những thảm
trạng mà kẻ địch đã gây nên cho các tầng lớp Giáo dân. Có thể nói trong tác
phẩm của Sao Mai, thiên chức mổ xẻ, phanh phui và điều trần về sự thật của
phóng sự lại có dịp được phát huy triệt để. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa
thì phóng sự thời kì chống Mĩ cũng chỉ có thể đứng ở một vị trí khiêm
nhường trong dòng chảy của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Mặc dù thời
kì này đã xuất hiện một số cây bút phóng sự mang bản sắc riêng như Đỗ
Quảng, Thép Mới, Thanh Châu, Lê Điền, Trần Minh Tân…, song trước vị
thế áp đảo của một số loại kí khác như tùy bút, bút kí, đặc biệt là truyện kí,

phóng sự vẫn không vươn tới được vai trò chủ công.
Nếu so sánh với diện mạo của kí Việt Nam 1954-1975 có thể
nhận thấy trong sự thăng hoa chung của một số thể loại thì phóng sự với đầy
đủ những phẩm chất của nó lại dường như có vẻ mờ chìm. Về điều này, nhà
nghiên cứu Lã Nguyên đã từng khẳng định rằng: “Phóng sự - thể loại từng
phát triển mạnh mẽ trước cách mạng, nay bỗng thiếu vắng trên văn đàn”.
Trong một cuốn sách của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long cũng
chung một nhận xét: “Trong 2 cuộc kháng chiến thiếu vắng thể loại phóng
sự vốn rất phát triển trong giai đoạn 1930-1945”.
Cố nhiên sự thiếu vắng mà các nhà nghiên cứu nói ở đây chỉ là
sự thiếu vắng những tác gia, tác phẩm có tầm vóc đáng kể, mang đậm các
phẩm chất đặc trưng phóng sự chứ không phải là sự triệt tiêu, mất hút của
thể loại này. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, một người dành nhiều tâm
huyết cho lĩnh vực kí cũng đã nhận định: “Trong những năm kháng chiến,
nhiều thiên phóng sự từ mặt trận gửi về còn nóng hổi hơi lửa thời sự.
Phóng sự mặt trận theo sát diễn biến của chiến dịch qua từng bước thắng
lợi, từng mũi tiến quân, kịp thời thông báo những tin tức, câu chuyện và
những tấm gương trong chiến đấu”.
Như vậy, ở một chừng mức nào đó có thể coi thời 1954-1975
phóng sự Việt Nam vẫn tồn tại nhưng là sự tồn tại trong những hình thức
mới tuy giản đơn hơn song vẫn có sắc diện riêng biệt của nó. Để phụng sự
nhiệm vụ chính trị lớn lao giải phóng dân tộc, phóng sự đã phải tự gọt rũa,
14
cưa cắt đi cái tư chất phản tỉnh thực tại mạnh mẽ vốn có của mình để hóa
thân vào các thể kí khác trong cái nhìn định hướng một chiều của thời đại.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, số phận dân tộc “ngàn cân
treo sợi tóc”, yêu cầu tự điều chỉnh ý thức sáng tạo sao cho thích ứng với
khuôn thước lí tưởng chính trị chung của cả cộng đồng là một đòi hỏi tất
yếu khách quan. Điều này không hề nói lên tính chất thụt lùi hay xuống cấp
về chất lượng của phóng sự. Đó là cả một sự nỗ lực từ trong ý thức của

người cầm bút nhằm hướng tới kiếm tìm những khả năng phản ánh thích
ứng với thời cuộc một cách tốt nhất. Cho nên dẫu chưa có được sự bề thế
như giai đoạn 1930-1945, song phóng sự 1954-1975 cũng đã góp phần tích
cực vào việc ghi lại những sự kiện sục sôi đáng nhớ về một thời bom đạn
chiến tranh gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của quân và dân ta. Nói cách
khác phóng sự thời kì này đã góp thêm vào lịch sử văn học Việt Nam và
phóng sự Việt Nam một hình thức phóng sự mới, đã từng xuất hiện ở nhiều
nước trên thế giới, đó là phóng sự viết về chiến tranh giải phóng dân tộc.
3.1.2. Báo chí với diện mạo mới
Cùng với việc phóng sự không còn được ưu ái thì hàng loạt
những tác phẩm gây tiếng vang như: Bức thư Cà Mau của Bùi Đức Ái,
Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc
của Nguyễn Trung Thành, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Họ sống và
chiến đấu của Nguyễn Khải… đã chứng tỏ thời chống Mĩ là thời thăng hoa
của truyện kí. Lúc này, độc giả không còn chỉ là những thông tin đơn thuần,
chỉ nói về bề nổi mà họ hướng tới những tác phẩm có chiều sâu hơn. Sự trở
lại vào cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ của truyện ký đã để lại nguồn tư
liệu quý báu cho những tiểu thuyết sau này.
Thể loại tốc ký, ghi nhanh tại chiến trường vô cùng hấp dẫn,
nóng hổi. Chúng có thể được đọc trực tiếp trên đài phát thanh (phương tiện
truyền thông rất hiệu quả lúc bấy giờ), sau đó lại được đưa lên mặt báo.
Song nó vẫn không hề mất đi tính thời sự của mình
Những lá thư nhà, thuộc vào nhóm Thư phóng viên trong thể ký
là những lá thư không chỉ xúc động mà còn là nguồn động viên cho các
chiến sĩ của ta đang chiến đấu ngoài tiền tuyến. Chúng thể hiện ta có một
hậu phương vững chắc, không chỉ gia tưng sản xuất, cung cấp quân nhu cho
cuộc chiến mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.
Để phục vụ tốt nhất cho cuộc chiến thì báo chí cũng có xuất
hiện những thể loại mới và dần trở thành chủ đạo trên các mặt báo. Đó là
những lá thư từ tiền tuyến. Không đơn thuần là những lá thư chất chứa tình

cảm mà chúng còn là những bức thư mang tính báo chí, cung cấp cho mọi
người những thông tin vô cùng sát với cuộc chiến. Miêu tả đầy đủ, sát thực
về những con người anh hùng, những trận chiến ác liệt mà quân và dân ta đã
phải gồng hết sức để chiến đấu, những lá thư này thực sự đã thu hút được rất
nhiều sự chú ý và quan tâm của độc giả. Những người thân của các anh bộ
đội cụ Hồ cũng có cơ hội theo dõi người thân của mình nơi mặt trận, nhân
15
dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới có thể nhìn thấy những tội ác mà
đế quốc Mỹ gây nên tại Việt Nam nặng nề và đau thương thế nào
Như vậy có thể thấy rằng tính đơn chiều của báo chí bấy giờ
được thể hiện không chỉ ở nội dung mà còn ngoài hình thức. Báo chí đã cho
thấy tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, chấp nhận nhiều hy sinh khi phản ánh
đơn chiều, cùng nhân dân tham gia vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
3. 2. Chất lượng cao hơn và mở rộng quy mô
Từ khi ra đời cho đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ dù là
khoảng thời gian không dài song cũng đủ để báo chí của ta vươn lên, phát
triển và khẳng định mình. Có chiều sâu về nội dung và mở rộng hơn về quy
mô và hình thức, báo chí ngày càng đa dạng và có thể tự điều chỉnh cho phù
hợp với hoàn cảnh đất nước. Các tác phẩm báo chí thời kỳ này, nhiều bài đã
để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Với đội ngũ nhà báo được
hình thành từ nhiều nguồn: các nhà báo đã trải quan kháng chiến chống
Pháp, các nhà báo được đào tạo tại chỗ, lực lượng nhà báo được chi viện từ
miền Bắc và một số nhà báo từ các đô thị đi theo cách mạng đã tạo ra những
tác phẩm báo chí ngày càng có chiều sâu và thể hiện được mọi mặt của cuộc
chiến dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Thành công đáng ghi nhận là suốt 20 năm trong vùng chiếm
đóng, luôn luôn có một phong trào báo chí chống đối chế độ Mỹ ngụy với
một lối làm báo sắc sảo và hoàn toàn thích hợp với hoàn cảnh sống của
những người làm báo.
Báo chí cách mạng miền Nam lúc này được xây dựng theo mô

hình báo chí miền Bắc (Nhân dân - Cờ Giải phóng, Quân đội nhân dân -
Quân giải phóng, Phụ nữ Việt Nam - Phụ nữ giải phóng…). Thiết lập được
mối quan hệ với báo chí quốc tế: tháng 1- 1962 Hội nhà báo yêu nước và
dân chủ miền Nam ra đời, trở thành thành viên của OIJ. Các nhà báo nước
ngoài đã có mặt tại nhiều căn cứ cách mạng; sự giúp đỡ phương tiện báo chí
của bạn bè XHCN…
3.3. Tăng nhanh về số lượng
Trong vòng hai mười năm nhưng báo chí của ta đã cho thấy sự
phát triển dù có bị vấp phải những rào cản do cuộc chiến gây nên. Sự gia
tưng về số lượng là một minh chứng cho thấy sự trưởng thành của báo chí.
Nếu như trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều tờ báo, bao
gồm cả những tờ báo lớn, có tiếng tăm trước đó cũng phải đóng cửa thì nay,
tăng một cách nhanh chóng. Năm 1962, riêng miền Bắc đã có 1.500 nhà báo
làm việc trong 120 cơ quan báo chí. Mặc dù hoàn cảnh tác nghiệp của họ
gian khổ như mọi nhà báo chiến tranh nhưng báo chí vẫn nhanh chóng có
mặt bởi thời kỳ này là sự nở rộ của các cơ quan báo chí.
Từ những năm đầu 1960 đã có khoảng 40 tờ báo và tạp chí cấp
miền của MTDTGP, khoảng 40 bản tin của các địa phương in bằng bốn thứ
16
tiếng Pháp, Anh, Trung Quốc và Khơme. Xuất hiện các cơ quan thông tin
mới: Thông tấn xã giải phóng (L.P.A) ra đời 1961; Đài phát thanh Giải
phóng 1962 (một đài nữa đặt trên đất bắc), ngoài ra còn có vai trò của Hãng
phim Giải phóng. Đội ngũ nhà báo tăng nhanh và đa dạng: một số “nằm
vùng” từ thời chống Pháp, một số được đưa vào Sài Gòn theo dạng hồi cư
(do cách mạng chỉ đạo), một số hình thành từ các phong trào học sinh - sinh
viên yêu nước, một số vốn có cảm tình với cách mạng và kháng chiến…
Cũng có trường hợp đi thẳng từ Hà Nội (Nguyễn Văn Bổng và tờ Tin Văn,
1967). Nhiều tờ báo mới được xuất bản nhưng chủ yếu là tranh thủ sử dụng
những tờ đã có sẵn. Phương thức hoạt động của nhà báo cực kỳ linh hoạt,
thích hợp với từng thời kỳ (kết hợp văn - báo; mượn các danh nghĩa để hoạt

động: các phong trào, các tổ chức…).
. Bên cạnh một số nhà báo cách mạng được “đánh” vào làm
nòng cốt ở Sài Gòn, lực lượng nhà báo của nhóm báo chí này còn được hình
thành từ nhiều nguồn do được vận động hoặc chỉ là tự phát. Họ đa dạng về
thành phần, quan điểm, chủ yếu gặp nhau ở tinh thần dân tộc và ghét ngoại
bang. Điều này cho thấy một nền báo chí phong phú và trong tương lai sẽ
còn có nhiều biến động
3.4. Khó đa dạng hơn giai đoạn trước
Có lẽ đề tài chính là điều khó đa dạng nhất của báo chí những
năm 1954-1975. Tất cả báo chí đều chung một mục đích, hướng về đưa tin,
viết bài… ca ngợi, đề cao tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Chúng ta
có thể coi đó là một hạn chế, song nó cũng đã thể hiện được tính chất lịch
sử, làm đúng vai trò là ‘thư ký của thời đại”. Nội dung báo chí luôn bám sát
tình hình chính trị và thời cuộc diễn ra sôi động trong lòng các đô thị, gây
thanh thế có lợi cho phong trào cách mạng.
Nhưng dù không được phong phú song báo chí Việt Nam vẫn
rất tự hào vì có thể góp sức vào cùng Đảng và nhân dân đấu tranh giành độc
lập, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
3.5. Thống nhất, có chỉ đạo chung của Chính phủ
Chiếm một phần lớn trong số lượng các cơ quan báo chí bấy
giờ là những tờ báo của Đảng, của các ban ngành. Đó là báo Hà Nội mới, cơ
quan tuyên truyền của Đảng bộ Hà Nội; báo Tiền phong, cơ quan tuyên
truyền của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam; báo Cứu quốc, cơ quan
tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; báo Văn nghệ, cơ quan tuyên
truyền của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam
Năm 1957, miền Bắc có 10 tờ báo tư nhân nhưng những tờ báo
đó vẫn phải tuân thủ các điều lệ và đóng góp cho nền báo chí Việt Nam,
đóng góp cho kháng chiến.
Báo chí là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giải phóng đất nước, lôi kéo

lòng dân và phía ta, không để họ bị Mỹ và bè lũ tay sai đầu độc bằng những
17
lời lẽ xuyên tạc về đất nước. Dưới lá cờ Tổ quốc, báo chí luôn đặt lợi ích
của đất nước lên hàng đầu, làm đúng những chỉ đạo của Chính phủ. Chính
sự thống nhất này đã tạo nên một nền báo chí cách mạng hùng mạnh, để lại
dấu ấn lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam.
4.Thành tựu của báo chí giai đoạn 1954-1975
Qua những gì đã tìm hiểu ở trên có thể thấy, báo chí giai đoạn này có
những thành tựu nổi bật. Đó là:
• Đưa tin nhanh chóng về tình hình chiến đấu của quân và
dân ta
• Làm tốt công tác tuyên truyền về cuộc chiến đấu phi
nghĩa của đế quốc Mỹ, cho nhân dân và các nước trên thế giới thấy được bộ
mặt thật của chúng
• Góp phần cổ động tinh thần đứng lên giải phóng dân tộc
• Để lại nhiều tư liệu, hình ảnh “đắt”, có giá trị cao;
nhiều bài học giá trị, kinh nghiệm quý báu cho thế hệ làm báo mai sau

18
Một số hình ảnh về báo chí thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Báo Phú Yên giai đoạn 1965-1966
Báo Nhân Dân
19
Báo Hà Nội mới
20
Lời kết
Xuyên suốt một quãng thời gian hai thập niên với hàng trăm sự kiện
báo chí đáng lưu ý, hàng ngàn tờ báo và cơ quan truyền thông (đài phát
thanh, truyền hình, trung tâm tin tức, phim tư liệu chiến tranh…) cùng với
sự tham gia của đông đảo nhà báo hoạt động trong các dòng báo chí kể trên,

đời sống báo chí Việt Nam thời kỳ 1954-1975 quả thật đã chứa đựng trong
nó bóng dáng của một giai đoạn lịch sử dân tộc đặc biệt, chứa đựng những
bài học kinh nghiệm nhiều khi được đổi bằng xương máu cho công việc làm
báo và quản lý báo chí, những bài học không bao giớ hết ý nghĩa trong sự
phát triển của nền báo chí nước ta.
Có thể nói, đời sống báo chí Việt Nam thời kỳ 1954-1975 vô cùng
phức tạp. Báo chí miền Bắc XHCN và báo chí cách mạng miền Nam về cơ
bản đã có sự đánh giá thống nhất (ngoại trừ một vài “sự cố” như báo chí của
nhóm Nhân văn - Giai phẩm ở miền Bắc những năm 1956-1958, hoặc một
vài nhà báo chiêu hồi ở chiến trường miền Nam như trường hợp Xuân
Vũ…). Lúc này , báo chí Cách mạng và XHCN của ta còn phải đối đầu với
báo chí chính quyền (Ngụy) Sài Gòn cũng dễ đi đến thống nhất, bởi bản
chất của nó là đối lập với, nó là báo chí của “phía bên kia” chiến tuyến chứ
không chỉ có nhiệm vụ đưa tin về cuộc chiến của nhân dân ta trước kẻ địch
hùng mạnh ra sao.
Nhưng dù sao cũng có thể thấy giai đoạn báo chí này đã làm tốt
nhiệm vụ của mình đối trong tình hình đất nước lâm vào cuộc chiến tranh
khốc liệt. Các nhà báo đã thực sự là những chiến sĩ xuât sắc trên mặt trận tư
tưởng , tuyên truyền một cách toàn vẹn và đã tác động sâu sắc tới công
chúng. Ngay cả sau khi đất nước giành được thắng lợi, hai miền Nam, bắc
thống nhất thì chúng ta vẫn không thể quên quá khứ về một thời hoa lửa nơi
chiến trường cùng hình ảnh các phóng viên, nhà báo hy sinh bản thân trên
chiến trường . Nếu không có họ bất chấp hiểm nguy thì làm sao các thế hệ
sau có cơ hội được nhìn thấy, cảm nhận về tinh thần oanh liệt, quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh của quân và dân ta như thế nào. Họ đã ghi lại những
bằng chứng sống về cuộc chiến, về tội ác mà quân thù đã reo rắc lên đât
nước hình chữ S nhỏ bé nhưng kiên cường, bất khuất
Ngày nay, không chỉ có những người làm báo, học tập và nghiên cứu
về báo chí mới quan tâm tới nền báo chí Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ mà còn có rất nhiều đối tượng ở các nghề nghiệp, trình độ, lứa

tuổi khác nhau muốn biết thêm nhiều thông tin về nó. Bởi đây quả thực là
những nhân chứng cho tinh thần quả cảm, tinh thần dân tộc của Việt Nam
suốt 20 chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cũng trong hai mươi năm khói lửa, đạn
bom ấy, nhiều nhà báo của ta đã phải ngã xuống khi tác nghiệp. Sự hy sinh
của họ cũng là tấm gương cho lớp nhà báo trẻ mai này noi theo và học tập.
21
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Thị Bích Liên, đề cương bài giảng “Lịch sử báo chí Việt Nam”,
Học viện Báo chí tuyên truyền
2. Một số website, báo mạng điện tử
22

×