Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

tiểu luận Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là tình trạng khai thác cát bừa bãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 66 trang )

PHẦN I: LÝ THUYẾT MÔN PHÓNG SỰ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Phẩm chất, năng lực của người viết phóng sự cho báo mạng điện tử.
Nói đến phẩm chất và năng lực của phóng viên là nói đến những nhân tố để
phóng viên đó thực hiện tốt một bài phóng sự trong hoạt động nghề nghiệp
của mình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.
Phẩm chất là nhân tố bên trong hệ thống cấu trúc - chủ thế. Nó thuộc về bản
chất của chủ thể, trực tiếp là chính chủ thẻ, Còn năng lực là nhân tố thuộc về
nền tảng, đóng vai trò phương tiện, chất liệu, vật liệu trong hệ thống cấu trúc
nội tại của bản thân chủ thể. Nhà báo Hà Đăng đã từng nói: Xét theo yêu cầu
tình chủ động, năng động, sẵn sàng của con người chủ thể hướng tới hành
động thực tiễn cụ thể. Nghĩa là vượt qua khỏi phạm vi nhận thứ tư duy thì
phẩm chất nhìn chung có vai trò ý nghĩa xã hội trực tiếp quyết định và căn
bản hơn so với năng lực. Dưới đây là phẩm chất và năng lực cần có của
người viết phóng sự trên báo mạng điện tử
1.1. PHẨM CHẤT
1.1.1. Phẩm chất chính trị
Với mỗi người làm báo trong đó có người viết phóng sự trên báo mạng điện
tử thì phẩm chát quan trọng nhất là phẩm chất chính trị.
Phẩm chất chính trị giúp phóng viên thể hiện quan điểm, lập trường của
người lựa chọn, phân tích, thông tin các sự kiện, vấn đề trong cuộc sống. Đối
với người viết phóng sự thì phẩm chất chính trị là điều không thể thiếu được.
Bởi, phóng sự hướng đến mổ xẻ những vấn đề trong đời sống, chính trị cũng
là một lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, người viết phóng sự phải có
phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng để biết lựa chọn, biết phân tích và
đưa ra những nhận định đúng đắn nhất.
1
Phẩm chất chính trị ví như nền móng vững chắc để từ đó nhà báo xây dựng
nên những tác phẩm có ích cho xã hội. Người viết phóng sự nói chung và
viết phóng sự trên báo mạng điện tử là người bám sát đời sống, theo dõi đời
sống, phát hiện những vấn đề trong đời sống, và đặc biệt đối tượng mà
phóng sự hướng tới đó là con người là chất nhân văn. Khi có bản lĩnh chính


trị thì người viết mới đứng trên lập trường của nhân dân lao động, mới bênh
vực, nói lên tiếng nói của chính người dân.
Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị, vì vậy trong nhiều tác phẩm phóng
sự cũng không thể thiếu phóng sự về những vấn đề chính trị. Điều khác biệt
giữa mỗi nhà báo là cách nhìn nhận, tiếp cận, truyền đạt thông tin tới công
chúng ra sao. Sự nhạy cảm chính trị là một yêu cầu tất yếu là phẩm chất
không thể thiếu được. Không có nhận thức chính trị đúng đắn thì người cầm
bút mất phương hướng, đi ngược lại với chủ trương, đường lối.
Một người viết phóng sự trên báo mạng điện tử tốt là khi họ có bản lĩnh
chính trị vững vàng, thông qua ngòi bút của mình sẽ đưa ra những góc độ,
phản ánh, bày tỏ chính kiến một cách đúng đắn, làm thất bại mọi âm mưu
của các thế lực thù địch, những tư tưởng xấu gây chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay, mỗi người viết
phóng sự trên báo mạng phài trang bị cho mình trình độ chính trị cần thiết
đến hoạt động nghề nghiệp. Bởi, báo mạng điện tử có sức lan tỏa nhanh, vì
vậy chỉ cần một sự sai sót có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng, đặc
biệt nếu không có kiến thức chính trị vững vàng thì thật tai hại.
Người viết phóng sự trên báo mạng cần có kiến thức về lý luận chính trị, chủ
nghĩa Mác - lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, những hiểu biết về tình hình
trong nước và thế giới. Đây là cơ sở để tạo ra quan điểm lập trường bản lĩnh
và sự nhạy cảm chính trị cho người viết phóng sự trên báo mạng trong việc
phát hiện, biểu dương những nhân tố tích cực và phê phán những hiện tượng
2
tiêu cực. Góp phần định hướng dư luận xã hội một cách kịp thời, đúng đắn,
phù hợp với xu hướng tiến bộ của lịch sử xã hội.
1.1.2 Phẩm chất dũng cảm
Nhiều người nói rằng nghề báo là nghề nguy hiểm quả đúng như vậy, người
viết phóng sự luôn phải đối diện với những hiểm nguy cận kề và thậm chí có
khi sự sống và cái chết chỉ là trong gang tấc. Đặc biệt với những người viết

phóng sự điều tra những vấn đề xã hội gai góc, đi vào khám nghiệm các vấn
đề mặt trái như buôn lậu, lâm tặc, ma túy… thì nguy hiểm lại tăng lên gấp
bội. Điều đó đòi hỏi ở người viết phóng sự nói chung và người viết phóng sự
trên báo mạng điện tử phải có được sự dũng cảm cần thiết.
Nếu như không có được sự dũng cảm, thì người viết phóng sự trên báo mạng
điện tử sẽ không có được những chi tiết đắt để đưa vào bài viết hoặc có đi
chăng nữa cũng chỉ là những chi tiết hời hợt, thiếu sức thuyết phục và không
có ấn tượng đối với người đọc.
Dũng cảm của người viết phóng sự là dám dấn thân vào môi trường tác
nghiệp, dám chấp nhận mọi hoàn cảnh, với mục đích cao cả là hoàn thành
bài viết với chất lượng tốt nhất và được công chúng đón nhận nhiệt tình nhất.
Dũng cảm là kiên cường đối diện với cái xấu và cái ác mà không hề nao
núng tinh thần, đương đầu vạch ra cái xấu, đấu tranh với cái xấu nhằm mong
muốn một xã hội công bằng và không có tệ nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội.
Nghề báo là một nghề rất đặc biệt, không chỉ là việc đưa tin tức thời sự, kinh
tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, khoa học kỹ thuật tới với người đọc. Báo chí
còn là công cụ chiến đấu, đấu tranh chống thù địch, chống âm mưu phá hại
của các thế lực đen tối, chống bất công, chống tham nhũng, quan liêu, cửa
quyền
Thậm chí luôn thường trực trong môi trường tác nghiệp của người viết
phóng sự trên báo mạng luôn có những nguy hiểm. Không vượt qua được
3
“ngưỡng” đó, đồng nghĩa với sự thất bại. Thế hệ trẻ làm báo hôm nay, tuy
không trải qua chiến tranh như thế hệ cha anh, song sự nguy hiểm phải đối
diện cũng không kém gì bom đạn.
Thậm chí, để có những chi tiết hay và đặc sắc thì người viết phóng sự trên
báo mạng phải chấp nhận sự đánh đổi có thể đó là một sự nguy hiểm đến
tính mạng. Nếu không chấp nhận được những điều đó thì có thể là cả một sự
thất bại.
Ví dụ: Đã có nhiều phóng viên viết phóng sự về đề tài buôn lậu đã phải đóng

vai người buôn lậu gỗ, sống cùng với lâm tặc xem từng đường đi nước bước
của bọn chúng. Nguy hiểm thường trực là điều mà phóng viên phải đối mặt.
Nhưng nếu không có tinh thần dũng cảm, thì không thể có được những
nguồn tư liệu quý báu để đưa vào bài viết.
1.1.3 Phẩm chất đạo đức
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nói chung được xem xét ở thái độ và trách
nhiệm của họ trong các mối quan hệ với xã hội, công chúng, tòa soạn, nguồn
tin, nhân chứng, đồng nghiệp…
Phẩm chất đạo đức của người viết phóng sự trên báo mạng là cần thiết và
quan trọng nhất là trung thực. Không có gì đáng trân trọng hơn sự trung
thực, trung thực trong tác nghiệp của người viết phóng sự là phản ánh đúng
bản chất sự vật, sự việc, con người, không thêm bớt không làm méo mó, lệch
lạc vấn đề.
Bởi môi trường Internet đã tạo điều kiện cho người làm báo mạng điện tử
nhiều thuận lợi, song xã hội không chấp nhận những người viết phóng sự
“xào, xáo” những bài viết khác, ăn cắp bản quyền, và kiểu tác nghiệp trong
phòng làm việc mà không sâu sát cơ sở.
Trong nghề báo nói chung và đặc biệt là người viết phóng sự trên báo mạng
thì lương tâm là điều không thể thiếu được. Lương tâm của người viết trong
4
quá trình tác nghiệp và hơn thế nữa là lương tâm của họ dưới góc độ cái tâm
của một con người với một con người trong xã hội loài người.
Lương tâm con người, lương tâm nghề nghiệp chính là xuất phát điểm là cốt
lõi giúp nhà báo thực hiện tốt luật pháp và đạo đức nghề nghiệp. Lương tâm
của người viết phóng sự trước hết thể hiện ở thái độ khách quan, công tâm
trong thu thập và xử lí thông tin. Nhà báo không vì lợi ích hay mục đích cá
nhân nào mà chỉ chú ý đến việc khai thác những thông tin để tô hồng hay bôi
đen sự thật. Mục đích cuối cùng của người viết phóng sự trên báo mạng điện
tử chân chính đó là hoạt động sáng tạo, vì sự phát triển tốt đẹp của con người
trong cộng đồng xã hội và cao hơn nữa là lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Nhưng muốn thực hiện được những mục tiêu, lí tưởng ấu thì trước hết phải
bắt đầu từ việc nâng niu trân trọng, yêu thương, thông cảm với chính nhân
vật, số phận trong mỗi tác phẩm.
Ngoài ra, cũng như những người làm báo nói chung, người viết phóng sự
trên báo mạng điện tử phải hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự
thật, gắn bó với đời sống, hết lòng phục vụ nhân dân. Sống lành mạnh, trong
sáng, không được lợi dụng nghè nghiệp để vụ lợi hay làm trái pháp luật,
gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách
nhiệm của xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn
hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn, cầu tiến bộ.
2.1. NĂNG LỰC
Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng
những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết
quả cao”Năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 yếu tố
+ Tri thức chuyên môn
+ Kỹ năng hành nghề
+ Tình yêu nghề
5
Tuy nhiên phẩm chất của người viết phóng sự cho báo mạng điện tử ngoài
những yếu tố trên còn có những yếu tố khác, và dưới đây là những năng lực
cần có của người viết phóng sự cho báo mạng điện tử.
2.1.1 Nhanh nhạy tiếp cận khả năng đa phương tiện trên báo mạng điện
tử
Có thể nói rằng, phóng sự trên báo mạng điện tử có lợi thế hơn là có thể tích
hợp đa phương tiện. Bài viết không đơn thuần chỉ là text ( chữ viết) mà còn
có cả audio, video, ảnh sinh động bắt mặt. Điều đó giúp cho bạn đọc không
chỉ tưởng tượng ra mọi thứ qua con chữ của người viết phóng sự mà còn
được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, âm thanh liên quan đến vấn đề mà
tác giả đề cập.
Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện nay, phóng

viên có nhiều điều kiện để tác nghiệp hơn, khi nhu cầu của công chúng càng
cao thì đòi hỏi của phóng viên báo mạng điện tử và trong đó có người viết
phóng sự trên báo mạng điện tự phải tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức về
cách quay video, dựng video, làm audio, chụp ảnh làm sao để đạt được chất
lượng tốt nhất và đảm bảo được hiệu quả nội dung thông tin cần chuyển tải
đến bạn đọc.
Nếu không làm được điều đó, một người viết phóng sự trên báo mạng điện
tử chỉ dừng lại ở việc viết một bài chỉ chữ và chữ, sẽ làm bạn đọc chán nản
và không lôi cuốn được người đọc.
Mỗi người viết phóng sự trên báo mạng phải tự trang bị cho mình những
kiến thức nền tảng về báo chí đa phương tiện,về tác nghiệp với các thiết bị
như máy quay, máy chụp ảnh, ghi âm… hiện đại để hoàn thành tốt nhất
nhiệm vụ được giao
Tri thức của người phóng viên nói chung và người viết phóng sự nói riêng
bao gồm tri thức nền và tri thức chuyên sâu. Hay nói cách khác người phóng
6
viên phải biết một cái gì đó về tất cả và phải biết tất cả về một cái gì đó.
Người viết phóng sự phải có vốn sống nhiều. điều đó có được là đọc sách,
tìm hiểu những vấn đề xung quanh cuộc sống và đặc biệt là đi nhiều hiểu
nhiều về văn hóa, bản sắc từng vùng miền của đất nước. Tri thức và vốn
sống sẽ tạo nên nền móng sức mạnh của phóng viên người viết phóng sự đó
là chỗ dựa vững chắc để người viết phát huy hết khả năng sáng tạo nghè
nghiệp một cách chất lượng và hiệu quả. Tri thức càng sâu càng rộng bao
nhiêu thì khả năng nhìn nhận, đánh giá càng chính xác bấy nhiêu. Tri thức và
vốn sống như cây gậy dẫn đường giúp người phóng viên nhận thức được sự
vật, phân biệt được đúng, sai, gạt đi những hiện tương riêng lẻ, sai lệc để tìm
bản chất của sự kiện, vấn đề. Người viết phóng sự phải đi, quan sát, nhìn
ngắm và trò chuyện.
2.1.2 Kỹ năng tác nghiệp
Đó là những hành vi thao tác cụ thể nhằm thực huyện nhiệm vụ chuyên môn.

Người viết phóng sự là người sáng tạo ra các tác phẩm phóng sự trên nên của
hiện thực một cách trung thực nhất mà không phải là nhà nghiên cứu lịch sử,
văn hóa, địa lý.
Người viết phóng sự phải là người có óc quan sát, nhanh nhạy chớp lấy được
những vấn đề nóng hổi, phản ứng nghề nghiệp nhanh chóng và linh hoạt
thích ứng với mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, cách nhìn mới, lạ và sâu là một trong
những thước đo để đánh giá tài năng của người viết phóng sự. Có thể câu
chữ chưa hoàn hảo nhưng nếu một vấn đề mới, lạ được người đọc quan tâm
vẫn hơn một vấn đề đã cũ mà được xào xáo trên nền văn chương hoa mỹ.
Hay nói cách khác, người viết phóng sự phải biết nhìn ra cái độc đáo, khác
thường mà những phóng viên khác không nhìn thấy được. Biết phân tích, mổ
xẻ vấn đề nảy sinh trong cuộc sống dưới nhiều giả định bằng nhiều góc độ và
lăng kính khác nhau. Phát hiện đề tài từ nhiều nguồn từ đọc báo, tự mình
trải nghiệm cuộc sống, đọc sách hay khai thác trên các kho tư liệu…
7
Trước khi bắt tay thực hiện đề tài, cũng phải có sự tìm hiểu một cách thấu
đáo về tất cả những vấn đề liên quan đến đề tài. Có thể bằng nhiều con
đường khác nhau như đọc sách, báo, các bài viết đã đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng về đề tài sắp thực hiện hoặc trao đổi với những
người có hiểu biết về vấn đề đó.
Trong quá trình thực hiện bài phóng sự, người viết phải biết tìm những chi
tiết độc đáo để xoáy sâu vào chi tiết nổi bật đó nhằm thu hút và lôi cuốn
người đọc. Tuy nhiên, không được bỏ quên các chi tiết xung qianh vì những
chi tiết xung quanh góp phần tôn vinh nổi bật chi tiết chính. Khai thác thông
tin sâu và biết đặt câu hỏi để tìm ra những điều còn khúc mắc cần được giải
đáp.
Kỹ năng tác nghiệp của người viết phóng sự cũng như những người làm báo
nói chung là sử dụng phối hợp, linh hoạt giữa cây bút, trang giấy và cả máy
ảnh, máy ghi âm làm sao để lượng thông tin thu về là nhiều nhất. Sự tỉnh táo
cần chú ý là những điểm nhấn thông tin cần làm rõ để người đọc có được cái

nhìn sâu sắc về vấn đề mà tác giả đề cập.
Đối với phóng sự nói chung và đặc biệt là phóng sự trên báo mạng điện tử
thì ảnh giữ một vi trí không thể thiếu được. Người viết phóng sự phải là
người chụp ảnh tốt, biết chọn góc độ, bố cục, biết lựa chọn cái gì nên chụp
cái nào không. Nên lựa chọn những bức ảnh đẹp để kích thích được bạn đọc
đồng thời lột tả, minh họa thêm cho ngôn từ trong bài viết.
Một số người viết phóng sự quan niệm rằng “ Đi sướng viết khổ, đi khổ viết
sướng” điều đó có nghĩa rằng quá trình tác nghiệp đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Bởi, người viết phải thực sự lăn lộn, trăn trở, đi sâu vào chính
thực tế để cảm nhận, để có được những thông tin đặc sắc mà bạn đọc đang
cần. Nếu tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc và kỹ lưỡng nhất, tác phẩm sẽ có
được cái hồn, chất phóng sự một cách sâu sắc còn nếu chỉ là sự tìm hiểu
8
bâng quơ, hời hợt thì chất lượng thông tin cũng nhạt nhẽo khiến bạn đọc
cũng thấy không có điều gì ấn tượng.
2.1.3 Kiến thức nghề nghiệp
Với người viết phóng sự phải có kiến thức về nghề báo. Đó là những kiến
thức cơ bản về trình bày một tác phẩm báo chí cho dù đó là báo in, báo mạng
hay phát thanh, truyền hình.
Người viết phóng sự trên báo mạng điện tử cần phải có những kiến thức về
ngôn ngữ báo chí, ảnh báo chí, cách viết thể loại phóng sự. Nhiều người
quan niệm rằng làm báo không cần đào tạo nền tảng về báo chí, tuy nhiên
điều đó không hẳn đã là chính xác. Nếu có được kiến thức nền tảng, thì sẽ
tránh được sự mò mẩm, kiến thức nền tảng sẽ định hướng con đường đi một
cách chính xác nhất.
Một người viết phóng sự có kiến thức về tác phẩm báo chí sẽ có được những
tác phẩm đáp ứng những yêu cầu về một tác phẩm báo chí đích thực, tránh
những sai sót mà người chưa học qua báo chí mắc phải.
2.1.4 Vốn ngôn ngữ
Người viết phóng sự trên báo mạng điện tử cần phải tự trang bị cho mình

vốn ngôn ngữ. Là người sử dụng biến hóa và linh hoạt các phong cách ngôn
ngữ. Ngôn ngữ sẽ hình thành nên văn phong của người viết.
Tuy nhiên, ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự trên báo mạng điện tử không
cần khoa trương hay hoa mỹ. Mà nên giản dị nhưng nói lên được điều mà tác
giả muốn đề cập, thông điệp mà tác giả muốn chuyển tới người đọc. Ngôn
ngữ có thể như ngôn ngữ kể chuyện sao đảm bảo tính hấp dẫn, ngôn ngữ làm
nổi bật chi tiết và đưa chi tiết trở nên sinh động, gần gũi với người đọc. Đặc
biệt, người đọc trên máy tính sẽ mỏi mắt nếu ngôn ngữ quá dài dòng, vì vậy
phải có sự chọn lọc về ngôn ngữ sao cho ngắn gọn và súc tích.
9
Ngôn ngữ của người viết phóng sự không thể khô cứng, chỉ là những con số
khô khan như bài bình luận, hay tin đơn thuần mà nó phải giàu hình ảnh,
giàu tính gợi và thể hiện sự điêu luyện của người viết. Bởi, tác phẩm phóng
sự thường hướng đến những vấn đề nhân văn, vì vậy người viết phóng sự
phải sử dụng những ngôn từ giàu sức biểu cảm, khiến người đọc cũng đồng
cảm với hoàn cảnh, số phận của nhân vật hoặc câu chuyện mà người viết đã
thể hiện trong tác phẩm của mình.
2.1.5 Tình yêu nghề
Nghề nào cũng cần tình yêu nghề, thế nhưng có lẽ nếu làm báo mà không có
tình yêu nghề thì đó là một sự thất bại. bởi nghề báo không chỉ là nghề nguy
hiểm mà còn cả vất vả, cực khổ. Chỉ có tình yêu nghề, say sưa với nghề mới
giúp phóng viên vượt qua tất cả những thử thách trên con đường tác nghiệp.
Người viết phóng sự trên báo mạng điện tử cũng vậy, muốn có được những
tác phẩm hay, hấp dẫn tạo được ấn tượng và hiệu ứng dư luận xã hội thì tất
cả phải xuất phát từ tình yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp.
Trước khi đặt cây bút để thực hiện một tác phẩm phóng sự là bắt nguồn từ
chính cái tâm của mình, Bên cạnh đó yếu tố xúc động, rung động cũng
không thể thiếu được. Bởi những yếu tố này góp phần làm cho bút pháp có
hồn hơn. Ngoài ra, chúng cũng tạo được sự say mê để giúp người viết có
được động lực hoàn thành được điều mà mình mong muốn.

Mặt khác, trong quá trình tác nghiệp không phải mọi thứ đều dễ dàng. Nhiều
hoàn cảnh sẽ thử thách bản lĩnh của người viết phóng sự và nhiều tình thế
tiến thoái lưỡng nan sẽ đòi hỏi phóng viên phải kiên trì, nhẫn nại. Những lúc
như thế chỉ có lòng đam mê mới giúp vượt lên tất cả, dù khó khăn vất vả đến
đâu cũng không khuất phục, không làm nao núng tinh thần của người viết
phóng sự.
10
PHẦN II. NHẬN XÉT 5 BÀI VIẾT THUỘC 5 DẠNG PHÓNG SỰ
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Phóng sự chân dung
"Bà đỡ" cho người bán vé số ( Báo Lao động điện tử www.laodong.com.vn)
Thứ Bảy, 28.5.2011 | 08:22 (GMT + 7)
“Với mỗi điều thiện, bạn gieo vào lòng đất, vào cuộc đời một hạt giống
mặc dù có thể bạn không nhìn thấy mùa gặt hái!” - bà Phùng Thị Kim
Huệ (ở số 6 Vân Đồn, phường Phước Hoà, TP.Nha Trang, Khánh Hoà)
là người như vậy.
Dù là “đại gia” trong nghề làm đại lý vé số ở Nha Trang, có cuộc sống khá
giả, nhưng gần 20 năm qua, bà Huệ vẫn âm thầm, lặng lẽ về quê ở tỉnh Phú
Yên mua từng tấn lúa xay gạo; hay canh ba ra tận cảng cá Hòn Rớ mua hải
sản tươi, rồi cùng người giúp việc nấu từng bữa ăn giúp cho người nghèo,
người tàn tật đi bán vé số (BVS). Không chỉ lo cái ăn, bà Huệ còn thiện
nguyện lo nơi ở cho cả trăm người nghèo khổ rời đồng quê lên phố BVS, lo
cưu mang con em của người nghèo BVS ăn học, lo giúp đỡ chữa trị bệnh tật
những người BVS
11
Bà Huệ - chủ đại lý vé số ở số 6 Vân Đồn, phường Phước Hoà, TP.Nha Trang.
Tình người dưới “mái nhà vé số”!
Chiều hôm ấy, phố biển Nha Trang chợt mưa. Những giọt mưa mỏng vương
đọng trên gương mặt hiền thục của những thiếu nữ xứ trầm hương. Mưa
luống cuống, phập phồng bước chân tật nguyền của Hảo. Phía trước, phía

sau Hảo và xa hơn nữa còn nhiều người như Hảo cuộn tập vé số trong
chiếc áo mưa mỏng manh vội vã đi qua đường để cùng nhau về địa chỉ số 6
Vân Đồn. Ở đó chính là ngôi nhà đoàn tụ của một “đại gia đình vé số”, một
mái ấm tình thương.
Thường ngày vẫn vậy, lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng đầy ắp tiếng nói cười,
cũng ấm áp sự sẻ chia, cũng bùi ngùi, lưu luyến khi người đi, kẻ ở Mỗi
người, mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh, mỗi quê khác nhau, nhưng họ cùng có
12
mặt ở đây và cùng ăn, cùng ở, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ nhau, cùng
gắn bó mưu sinh bằng nghề BVS!
Dưới “mái nhà vé số”, tôi đếm có khoảng hơn 140 người quây quần bên
nhau đếm vé số hoặc đếm tiền BVS trả cho chủ đại lý. Đông nhất là những
người phụ nữ luống tuổi, có hoàn cảnh nghèo, chủ yếu quê gốc ở các vùng
nông thôn tỉnh Phú Yên. Trong số ấy, tôi nhận ra nhiều người tật nguyền và
cảm giác cay cay sống mũi khi nghe tên “biệt danh” của từng người tàn tật,
như “Học cùi”, “Sum xụi”, “Tuấn xe lăn” Nguyễn Văn Hảo (40 tuổi, quê ở
xã Hoà Bình 2, huyện Tây Hoà, Phú Yên) - còn gọi là “Hảo tật” vắt cái chân
ốm teo trên cái nạng gỗ, bàn tay dị tật lèo khoèo cầm xấp tiền BVS, miệng
đếm từng đồng tiền lẫn trong tiếng mưa rơi.
Sinh ra đã tật nguyền, hay đau bệnh, gia cảnh lại quá nghèo, Hảo đi BVS từ
khi mới 15 tuổi. Hảo nói với tôi: “Hồi mới tập tễnh đến Nha Trang đi BVS
cực lắm. Tui “cày” khắp hẻm phố Nha Trang để BVS và phải tự lo thuê nhà
ở, lo cái ăn, tự lo thuốc men khi phát bệnh. Song, mười mấy năm nay, nhờ bà
Huệ cưu mang nên BVS được khấm khá, gửi được nhiều tiền về nhà giúp đỡ
cha mẹ già yếu”. Nhìn đôi chân tật nguyền của Hảo, có lẽ ai cũng động lòng
thương, cũng hào phóng, cũng mua nhiều vé số của Hảo. Mỗi ngày, Hảo
kiếm được từ 50.000-80.000 đồng
Rồi bữa cơm chiều được người phụ bếp bày ra với những nồi cơm, nồi canh,
chảo cá to. Thức ăn có đủ loại cá kho, canh thịt nấu bí xanh, rau xào, rau
sống sắp đặt trên bàn tròn và cả một dãy dài dưới nền nhà. Như thành thói

quen, không ai bảo ai, mọi người BVS ngồi vào bàn ăn rất trật tự, người
chưa ăn lo cho người đang ăn; người ăn trước lo cho người ăn sau.
Một bữa ăn đông như ăn giỗ! Bà Nguyễn Thị Tặng (71 tuổi, quê ở xã Hoà
Bình 2, huyện Tây Hoà, Phú Yên) vừa ăn, vừa tâm sự: “Đi BVS cả ngày rũ
rượi chân tay, nhưng về đến nơi ở và được ăn uống vui vẻ và đầm ấm như
13
thế này là quên ngay mệt nhọc. Mỗi bữa ăn, người BVS chỉ trả 6.000 đồng,
còn chỗ ngủ, sinh hoạt tắm giặt ở đây đều miễn phí hoàn toàn.
Vậy nên ở đây, ai cũng cảm giác thoải mái, thân thiện và đều cảm ơn ân huệ
của bà Huệ!”. Sau bữa ăn, tôi “thị sát” nơi ở của “đại gia đình vé số” với rất
nhiều phòng dành riêng biệt cho đàn ông, phụ nữ và những đôi vợ chồng có
con nhỏ. Phòng nào cũng được trang bị đầy đủ các vật dụng sinh hoạt, trưng
bày ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Mỗi người BVS được bà Huệ giao cho một
hộc tủ cá nhân để cất tiền và túi xách đựng vé số. Mọi sinh hoạt trong “gia
đình vé số” cũng được quy định với nội quy “5 không”: Không được về
khuya sau 23 giờ, không cờ bạc, không uống rượu say, không hút xách ma
túy, không dẫn người lạ về phòng ở”.
Nhờ bà Huệ giúp đỡ nơi ăn ở, anh Nguyễn Văn Hảo bị tàn tật mới kiếm được tiền
từ bán vé số để gửi về giúp cha mẹ già yếu.
“Bà đỡ” cho những người bán vé số xa quê
14
Dưới “mái nhà vé số”, tôi bắt gặp một người đàn bà thấp đậm với gương mặt
đôn hậu, bặt thiệp, luôn nở nụ cười tươi với mọi người BVS, đôn đốc những
người giúp việc lo giao nhận vé số, tiền, lo bữa ăn cho người BVS. Đó chính
là bà Phùng Thị Kim Huệ (48 tuổi) - chủ đại lý vé số số 6 Vân Đồn và là “bà
đỡ” cho người BVS xa quê.
Từ một cán bộ của trạm y tế với đồng lương ít ỏi, bà Huệ cùng chồng là ông
Nguyễn Trung Trực (48 tuổi, quê gốc ở xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, Phú
Yên) ngày đêm bàn tính nhiều phương kế sinh nhai. Và năm 1992, vợ chồng
bà Huệ “bén duyên” với nghề làm đại lý vé số ở Nha Trang. Ban đầu chỉ

mười, mười lăm người đến đại lý của bà lấy vé số đi bán, về sau đông dần.
Đến nay, ngoài đại lý ở số 6 Vân Đồn, bà Huệ mở thêm 2 đại lý vé số quy
mô nhỏ ở Vĩnh Phước và phường Tân Lập và mỗi ngày có khoảng 300 người
BVS thuộc đại lý bà Huệ. Đa số những người BVS cho đại lý của bà Huệ
đều ở tỉnh Phú Yên, một số ít người ở Bình Định, Ninh Thuận Họ thường
thuê chỗ ở trong những khu nhà trọ quá ọp ẹp, tồi tàn, ăn uống kham khổ
nhưng mọi chi phí lại cao. Bà Huệ “động lòng” thuê luôn căn nhà 4 tầng
thoáng mát của người quen để vừa làm đại lý, vừa lo luôn nơi ăn, chốn ở cho
người BVS nghèo, xa quê.
Ở TP.Nha Trang có khoảng 40 đại lý BVS, nhưng chỉ có vài đại lý như bà
Huệ tổ chức giúp đỡ tạo điều kiện cho người BVS là người ngoại tỉnh có
hoàn cảnh khó khăn. Và mười mấy năm trôi qua, để duy trì “bếp ăn” đủ chất
dinh dưỡng, ngon, bổ và giá rẻ cho nhiều người nghèo BVS, bà Huệ không
quản ngại gian khó, tự lo đi chợ mua từng bó rau, con cá. Bà Huệ cho hay:
Dù giá cả đang leo thang, nhưng tôi vẫn không tăng tiền ăn và mỗi bữa ăn
chỉ trừ 6.000 đồng/người BVS.
Để “đầu vào” nguyên liệu thức ăn được rẻ, tôi về tận quê An Ninh Tây (Phú
Yên) đặt mua hàng tấn lúa khi đến mùa gặt để xay gạo; rau củ quả thì ra mua
ở chợ đêm, thịt thì mua tại lò mổ, hải sản mua tại cảng cá Hòn Rớ đem về
15
chứa trong 4 tủ cấp đông để dùng dần Ngoài thời gian lo phân phát, kiểm
vé số, tôi phải “chỉ huy” người giúp việc nấu ăn đổi món hợp lý theo ngày,
đảm bảo mọi người BVS được ăn no, hợp khẩu vị.
Dù “quản lý” đông người, trong số đó có người mới đến lạ hoắc nhưng bà
Huệ nhớ như in tên từng người BVS. Bà đặc biệt chăm lo đến sức khỏe của
người BVS. Trong nhà, bà Huệ trang bị một tủ thuốc dành cho người đau
ốm, cảm sốt đột ngột. Hễ ai rủi ro bị tai nạn hay bệnh nằm viện, bà hỗ trợ
ngay tiền thuốc men.
Năm 2010, bà Huệ bỏ ra cả trăm triệu đồng để hỗ trợ những người BVS bị
bệnh chết, gặp nạn thương tâm, như giúp đỡ cho gia đình bà Nguyễn Thị Đạt

(người BVS quê gốc ở Bình Định) bị bệnh chết, bà Lê Thị Mười (Phú Yên)
bị bệnh, anh Trần Văn Đảm bị tai nạn chấn thương sọ não, bà Nguyễn Thị In
mổ ung thư gan Không chỉ thế, bà Huệ còn cưu mang lo nơi ăn ở cho con
em của người nghèo BVS. Anh Võ Đình Luân (25 tuổi, mồ côi cha, mẹ là
Nguyễn Thị In bị ung thư gan đã chết) đi BVS từ lúc 14 tuổi, được bà Huệ
nhận làm con nuôi.
Tôi xin mượn lời tâm sự của ông Phan Cảnh - nguyên Giám đốc Cty TNHH
một thành viên xổ số kiến thiết Khánh Hoà (vừa nghỉ hưu) về bà Huệ để kết
thúc bài phóng sự này: “Bà Huệ tập hợp được người lao động BVS, trợ giúp
khó khăn, nơi ăn, ở. Đây xuất phát từ trái tim nhân hậu, từ tấm lòng với
nghĩa cử cao đẹp của bà Huệ, mà không phải chủ đại lý vé số nào cũng làm
được.
Mô hình này rất tốt, có thể nhân rộng để vừa quản lý được người BVS, vừa
thuận lợi cho việc phân phối vé số, vừa góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã
hội. Đây cũng là địa chỉ mà các nhà hảo tâm nên lưu tâm đến để làm từ thiện,
giúp đỡ người BVS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn!”.
Lưu Phong
16
Dạng phóng sự: Phóng sự chân dung
Bài viết khá tốt
- Ưu điểm
+Đây là một bài phóng sự mang tính nhân văn sâu sắc. Bởi cách chọn đề tài
của tác giả và góc độ phản ánh cũng đã bộc lộ được chất nhân văn của tác
phẩm.
+Tác giả đã khắc họa được hình ảnh một người phụ nữ với lòng nhân ái, bao
dung đã đùm bọc, sẻ chia khó khăn với những người bán vé số nghèo. Chính
bà Phùng Thị Huệ đã cung cấp những bữa ăn ngon, bổ, rẻ đủ chất dinh
dưỡng và thậm chí trong bão giá bà cũng không tăng giá chỉ 6.000 đồng/bữa.
+ Điều làm được của tác phẩm là cho bạn đọc thấy được một việc làm tình
nghĩa của một con người nhân ái, biết cảm thông chia sẻ với những hoàn

cảnh nghèo khó hơn mình. Chẳng quản ngại vất vả, khó khăn mỗi cử chỉ
việc làm của bà Huệ đều cho thấy được tinh thần nhân đạo, phát huy truyền
thống lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân của dân tộc ta.
+Từ bài phóng sự này sẽ là tấm gương cho những con người khác trong xã
hội noi theo, để cả cộng đồng cùng chung tay với người nghèo.
+Ngôn ngữ của tác giả sử dụng trong bài viết giản dị, gần gũi với người đọc.
Không cần quá phô trương mà vẫn toát lên được tinh thần nhân ái của một
người bà đỡ tốt bụng và giàu lòng yêu thương con người.
-Nhược điểm
+Mặc dù là phóng sự chân dung, nhưng tác giả chưa đi sâu vào miêu tả chân
dụng, chưa làm rõ được những việc làm tình nghĩa của bà Huệ. Trong khi lại
đi quá sâu vào kể lể những người nghèo sống trong mái nhà tình thương.
+Bố cục bài viết chưa hợp lý, ở đây bài viết đề cập đến người “bà đỡ” cho
những người bán vé số thì nhân vật Phùng Thị Huệ phải đưa vào phần thứ
17
nhất. Trong khi, tác giả bài viết lại kể lể quá nhiều về mái nhà tình thương
rồi mới đến nhân vật chính. Nếu bài viết nói về mái nhà tình thương thì trình
bày như trên là hợp lý.
+Ngoài ra, ảnh cũng trình bày chưa thật sự phù hợp, nhân vật chính của bài
được đưa lên ngay ở đoạn một. Trong khi cả đoạn lại kể lể về những số phận
nghèo khổ sống trong mái nhà tình thương, trong khi đoạn 2 nói về nhân vật
chính lại đưa một hình ảnh không thật sự hợp lý.
+Bên cạnh đó, tác giả quá tham nhiều chi tiết không cần thiết trong bài viết
còn về nhân vật chính lại quá ít ỏi. Lẽ ra tác giả nên đi sâu hơn vào hoàn
cảnh nghèo của bà Huệ và gia đình trước khi bán vé số, rồi con đường gian
nan lập nghiệp ra sao.
+ Hình ảnh bà Huệ chụp như trong bài chưa thực sự tốt, nên chụp hình ảnh
bà Huệ đang lo cơm nước hay chỗ ở cho người lao động nghèo thì sẽ có hiệu
quả cao hơn.
2. Phóng sự sự kiện

Mọi thứ đều thật, chỉ có vua là giả ( Báo lao động điện tử
www.laodong.com.vn)
Thứ Sáu, 6.5.2011 | 08:39 (GMT + 7)
Mới đây, khi tổ chức lễ tế đàn Xã Tắc theo định kỳ, Trung tâm Bảo tồn
di tích cố đô (BTDTCĐ) Huế lại bị các nhà chuyên môn phản đối mạnh
mẽ với nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là không thể chấp nhận
được sự nửa vời trong việc tế lễ khi mọi thứ đều thật, chỉ có vua là giả(!).
Thật ra, sự nửa vời như thế này đã bị phản ứng ngay từ lần đầu tiên, khi lễ tế
đàn Nam Giao được phục dựng vào Festival Huế 2004 và liên tục âm ỉ ở
những lần tổ chức sau đó. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các nhà tổ chức,
giới nghiên cứu (những người phản ứng) vẫn loay hoay chưa biết nên làm
thế nào thì đúng
18
Việc tổ chức phục dựng các lễ tế đàn Nam Giao, Xã Tắc từng là những điểm
nhấn, góp phần rất lớn vào sự thành công của các kỳ Festival Huế. Đặc biệt
là từ năm 2004, khi lễ tế Giao lần đầu được tổ chức đã tạo nên một sự kiện
lớn, được công chúng và du khách háo hức chờ đợi, bởi đây là lần đầu tiên
kể từ sau năm 1945, một đoàn ngự đạo của triều Nguyễn được tái hiện trên
đường phố…
Các lễ tế Giao và Xã Tắc đã góp phần làm nên thương hiệu Festival Huế. Ảnh: H.V.M
Hồi ức ngày đầu…
Tôi là người may mắn được tham dự tất cả các kỳ Festival Huế kể từ năm
2000 đến nay với tư cách là “người đưa tin”. Và nếu có ai hỏi sự kiện nào để
lại ấn tượng sâu sắc nhất trong các kỳ lễ hội đó, tôi sẽ trả lời là lễ tế Giao đầu
tiên của năm 2004. Còn nhớ, dù năm đó chỉ tái hiện những đặc điểm tiêu
biểu dưới hình thức một vở diễn trong phần ngự đạo hồi cung, nhưng đó là
lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức lễ hội ở Huế, Ban tổ chức đã phải thành lập
một ban tư vấn về lịch sử gốm các nhà nghiên cứu Huế có uy tín như:
Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An, Trần Đại Vinh, Vĩnh Cao
19

Ngoài ra còn có 14 tiểu ban chuyên lo phẩm phục, cờ quạt, lọng tàn, âm
nhạc, luyện voi Đây cũng là lần đầu tiên, một lễ hội trong Festival Huế
(không kể khai và bế mạc) phải thuê tổng đạo diễn (Nghệ sĩ Nhân dân Phạm
Thị Thành). Đồng thời huy động đến gần 600 người tham gia đóng vai quan
viên, binh lính. Để chuẩn bị cho lễ hội này, Ban tổ chức đã mua về từ Đắc
Lắc 4 con voi, Cty du lịch Hương Giang cũng đã mua về 30 con ngựa từ
Macau
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân - thành viên Ban tư vấn lễ tế Giao năm
2004 - nhớ lại: “Những năm sau này thì đơn giản hơn nhiều bởi hầu hết các
đạo cụ đã được Trung tâm BTDTCĐ Huế phục dựng đầy đủ. Còn lúc đó,
chúng tôi phải tất tả ngược xuôi đi đến từng làng quê trong tỉnh để năn nỉ
người ta mượn cho được 170 loại đạo cụ gồm các ngự kỷ, ngự liễn, trang
phan, lọng, phất trần, thanh la, náp, lỗ bộ cũng như phải may mới đến 400
bộ quần áo phục trang của quan viên, binh lính
Thời điểm đó, chúng tôi không tái hiện lại lễ rước theo nguyên mẫu của một
triều đại hay một năm cụ thể nào, mà chỉ chọn lọc những giá trị lịch sử bất
biến, tiêu biểu trong các lễ rước Nam Giao xưa. Đặc biệt, chúng tôi lựa chọn
những yếu tố để làm sao có thể phù hợp với điều kiện hiện tại. Ví dụ, trong
lịch sử, đã có một lần Vua Bảo Đại khi đi lên thì đi bằng ngự liễn, nhưng khi
hồi cung lại đi bằng ôtô, tức lễ rước về không có vua, nên đoàn ngự đạo
lần đó, chúng tôi đã chọn cách tái hiện không vua ”.
Sự hồi hộp và chộn rộn với lễ hội này không chỉ có ở các thành viên Ban tổ
chức mà còn lây lan sang cả người dân Huế và du khách. Còn nhớ ở hai
festival trước (2000 và 2002), du khách chỉ chú ý đến tour đầu và cuối với
hai điểm nhấn là lễ bế mạc và khai mạc thì năm đó, du khách lại “dồn” cả về
tour giữa, tour có lễ hội Nam Giao. Và tất cả đã không thất vọng khi một
đoàn ngự đạo hồi cung rất hoành tráng và đẹp mắt vốn chỉ được nghe kể
trong sách vở, nay đã hiện diện bằng xương bằng thịt với đầy đủ tiền đạo,
20
trung đạo và hậu đạo, cùng voi, ngựa và các loại phẩm phục, cờ, lọng, xe,

kiệu, quan đô thống, lính ngự lâm
Đặc biệt, trong đoàn ngự đạo đó, lần đầu tiên xuất hiện các hình thái âm
nhạc cung đình đã từng xuất hiện trong các lễ tế Nam Giao xưa, gồm:
Phường trống ngũ lôi đồng cổ, từ năm 1945 đến nay chưa hề xuất hiện. Cùng
lúc, đội đại nhạc với 22 người đầy đủ nhạc khí, múa bát dật với 32 vũ sinh,
cũng lần đầu tiên được ra mắt trở lại.
Cơ hội để khai thác và bảo tồn di sản
Sau khi lễ tế Giao trong Festival Huế 2004 thành công và gây được tiếng
vang lớn, đến kỳ lễ hội năm 2006, những người tổ chức lễ hội quyết định
tiếp tục tổ chức lại lễ hội này theo kiểu phục dựng đầy đủ như đã từng diễn
ra dưới triều Nguyễn gồm 3 phần: Đoàn ngự đạo làm lễ xuất cung đến Giao
Đàn, hành lễ tế Giao, đoàn ngự đạo hồi cung về Ngọ Môn. Và điều đặc biệt
nhất của lễ hội lần này là có người đóng vai vua. Đến năm 2008, lễ tế Giao
lại được tiếp tục tổ chức, nhưng tính trang nghiêm và các lễ tế “được tái hiện
gần với lịch sử nhất ở mức có thể” - theo như khẳng định của ông Phùng Phu
- Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế lúc đó.
Tại đàn Nam Giao, tính kịch của những lần tổ chức trước đã gần như không
còn khi những người tổ chức quyết định trên viên đàn không dựng khán đài
để phục vụ quan khách ngồi xem, cũng như hai khu nhà thanh ốc và hoàng
ốc đã được “dựng” bằng ánh sáng thay cho những tấm bạt. Ở đó chỉ có án
thờ trời, án thờ đất, án thờ các chúa và vua Nguyễn, án thờ lịch đại đế vương
(tất cả vua chúa các triều đại của VN) và án thờ các vị anh hùng có công xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Các lễ tế như: Nghinh thần (đón các thần); điện
ngọc bạch (tế ngọc và lụa); tấn trở (dâng con vật tế); triệt soạn (dọn thức
ăn) đã được làm đầy đủ, chính xác hơn theo như mô tả trong các tài liệu
lịch sử (B.A.V.H, Hội điển ).
21
Các trang phục, đạo cụ phục vụ cho lễ hội như: 128 bộ áo bát dật; 2 bộ trang
phục đại nhạc và tiểu nhạc; đồ của vua và y phục của các quan, lính; cờ xí;
đồ tế bằng sứ, đồng, ngự liễn; lễ nhạc đều đã được phục chế nguyên bản.

Đặc biệt, tính tôn nghiêm được đề cao hơn bao giờ hết khi tất cả những ai có
phận sự ở viên đàn, kể cả nhà báo tác nghiệp đều buộc phải khăn đóng áo
dài. Cũng trong kỳ Festival Huế này, lần đầu tiên Trung tâm BTDTCĐ Huế
cho thám sát khảo cổ học và trùng tu tầng 1, xuất lộ một phần tầng 2 đàn Xã
Tắc để tổ chức tái hiện lễ tế đàn Xã Tắc với hai phần: Đám rước xuất cung
và phần lễ tế.
Theo KTS Phùng Phu - Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế - việc tái hiện
các lễ tế Giao và Xã Tắc, trước hết là cơ hội để bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hoá tiểu biểu của dân tộc. “Bởi thế ngay từ lần tổ chức tế Giao và Xã
Tắc đầu tiên, chúng tôi đã đặt ra mục tiêu là một trong các bước chuẩn bị để
lập hồ sơ khoa học cho lễ tế, tiến tới trình UNESCO công nhận là di sản văn
hoá phi vật thể thế giới. Và đến thời điểm này, công việc này vẫn đang được
chúng tôi chuẩn bị”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung - Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung
đình Huế - nói: “Việc phục dựng các lễ hội này trong thời đại ngày nay được
xem là một yêu cầu, bởi các di tích liên quan như đàn Nam Giao, Xã Tắc đều
đã được Nhà nước và UNESCO công nhận là di tích, là di sản văn hoá. Mục
tiêu của ngành bảo tồn bảo tàng Việt Nam cũng như thế giới là không để các
di tích chết, nghĩa là các giá trị tinh thần và các di tích phải được “sống lại”
cùng với việc trùng tu. Hơn nữa, đối với việc bảo tồn di sản nhã nhạc thì việc
tổ chức các lễ tế cung đình đã trở nên có ý nghĩa. Nhã nhạc biểu diễn trên
sân khấu chỉ đơn thuần là biểu diễn (có tính phục vụ, giới thiệu), còn bản
chất muốn bảo tồn nguyên trạng thì nhã nhạc phải được gắn với một không
gian trình tấu, diễn xướng nguyên thuỷ của nó, nghĩa là phải gắn chặt trong
không gian của nghi lễ cung đình”.
22
Ông Nguyễn Duy Hiền - Giám đốc Trung tâm Festival Huế - nhận định:
“Các lễ tế Nam Giao, Xã Tắc tổ chức lâu nay đã làm rất tốt vai trò là một sản
phẩm văn hoá du lịch dưới hình thức tôn vinh những giá trị văn hoá truyền
thống của Việt Nam, giới thiệu không gian diễn xướng của các loại hình đại

nhạc, nhã nhạc, múa cung đình, trình diễn vẻ đẹp của văn hoá nghi lễ và
trang phục truyền thống của cung đình Huế xưa Và các lễ hội này đã góp
phần rất lớn vào việc thành công, cũng như làm nên thương hiệu Festival
Huế ”.
Hoàng Văn Minh
Đây là dạng phóng sự sự kiện, tức là về một sự kiện vừa mới diễn ra là lễ tế
đàn xã tắc.
Bài viết chưa được tốt
- Ưu điểm
+ Bài viết đã đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong một lễ hội lớn. Câu chuyện
tưởng chừng là một việc bình thường nhưng nếu mổ xẻ thì nó lại là một vấn
đề văn hóa, đủ để không chỉ người dân Cố Đô mà những ai quan tâm đến
lịch sử nước nhà quan tâm.
+ Ưu điểm của bài viết đã cho thấy được sự đối lập, một bên là câu chuyện
về sự chuẩn bị công phu, tế lễ nghiêm trang nhưng một bên lại là vua giả.
+ Ngoài ra, bài viết đã có được ý kiến của những người trong cuộc, của
những người làm bảo tồn văn hóa ở Huế.
+ Bài viết đã theo sát được những cuộc tế lễ Đàn Xã Tắc có cái nhìn và quan
sát kỹ từ lúc chuẩn bị, lúc tế lễ và lúc kết thúc. Công đoạn chuẩn bị từ phục
trang, diễn viên, dụng cụ, nhạc, kèn trống…. tất cả được tái hiện dưới ngòi
bút của tác giả giúp người đọc có cái nhìn bao quát về sự kiện và hiểu rõ hơn
về những việc làm của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế nhằm tái hiện
những giá trị lịch sử văn hóa đang có nguy cơ mai một.
23
- Nhược điểm
+Tiêu đề của bài viết đề cập đến khía cạnh “vua giả” trong lễ tế Đàn Xã Tắc
mới diễn ra. Thế nhưng nội dung bài viết lại không đi vào trọng tâm mà tác
giả muốn hướng đến.
+ Cả 2 đoạn gần như tác giả chỉ quan tâm đến công tác chuẩn bị mà quên đi
chi tiết quan trọng là vua giả

+Tác giả không cho người đọc thấy được vua giả khiến người xem và những
người tham dự thất vọng ra sao?
+Đồng thời tác giả cũng không miêu tả cụ thể vua giả trên Đàn Xã Tắc ra
sao
+ Ý kiến của người trong cuộc và các nhà văn hóa cũng chưa đi sâu vào vấn
đề này
+Ở phần 2 tác giả nên chuyển thành ý kiến của người tham gia hoặc đặt ra
những câu hỏi về hiệu quả của công tác bảo tồn. Thế nhưng, tác giả lại chỉ
quan tâm đến việc bảo tồn thông qua tế lễ Đàn Xã Tắc.
+Ngay ở Sapo tác giả có nhắc đến sự nửa vời ở trong việc tế lễ do tất cả đều
thật chỉ có vua giả, nhưng chi tiết này lại hoàn toàn bị lu mờ trong suốt bài
báo.
3. Phóng sự vấn đề
“Sa tặc” cày nát sông Chu ( Báo Lao động điện tử)
Thứ Năm, 7.4.2011 | 08:21 (GMT + 7)
Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép trên sông
Chu của các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá, hiện nạn “sa tặc” tiếp
tục hoạt động trở lại với cường độ cao trên sông Chu dọc theo địa bàn
các xã Thiệu Nguyên, Thiệu Khánh, Thiệu Hợp thuộc huyện Thiệu Hoá.
24
Ngoài việc thất thoát nguồn tài nguyên không phải là vô hạn, việc hút cát trái
phép của hàng chục chiếc tàu có sức chứa từ 60-100m3 đang gây nên cảnh
sạt lở bờ bãi rất nghiêm trọng, đẩy một số hộ nông dân rơi vào tình cảnh mất
đất sản xuất một cách oan ức, trong khi chính quyền địa phương tỏ ra bất
lực.
Dân dùng đá đuổi "sa tặc"
Đội quân “sa tặc” đã thay đổi thời gian đánh cắp tài nguyên từ ban ngày như
thường lệ sang ban đêm để gây khó khăn đối với việc ngăn chặn của cơ quan
chức năng. Theo đó, khi trời sáng, chủ các tàu bơm cát thám thính tình hình
xem có động tĩnh gì không và truy tìm những roi cát còn tích trữ với khối

lượng lớn để lúc màn đêm đổ xuống họ hoạt động nhằm đỡ lãng phí thời
gian và hao tổn nguồn nhiên liệu.
Trước sự việc trên người dân có ruộng bãi canh tác hoa màu sát mép sông tỏ
ra vô cùng tức giận nhưng không biết kêu tới đâu cho thấu. Như đã hẹn,
đúng 20 giờ một tối đầu tháng 4, chúng tôi có mặt tại xã Thiệu Nguyên để
tận mắt chứng kiến cảnh náo loạn dòng sông Chu của hàng chục chiếc tàu
hút công suất lớn. Người dẫn đường đưa ra dọc bãi sông, lúc này khoảng 21
giờ, cả khúc sông dài trên 1km dọc xã Thiệu Nguyên râm ran tiếng máy nổ
như một đại công trường. Nhìn từ trên bờ chỉ thấy lờ mờ những ánh đèn điện
công suất thấp sáng lấp ló như những vì sao giữa sông. Hàng chục chiếc
thuyền mặc sức thọc vòi ngập sâu xuống nước và bơm cát lên thuyền.
Những con tàu hút cát trái phép hoạt động giữa ban ngày tại địa bàn xã Thiệu Thịnh.
25

×