Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận Hiện trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.38 KB, 34 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
__________________
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN
Đề bài
Những quy phạm pháp luật liên quan đến tác phẩm sáng tạo
trong hoạt động xuất bản. Vai trò và trách nhiệm của người biên tập
trong thực hiện nhiệm vụ của mình.
GIẢNG VIÊN :
SINH VIÊN :
LỚP :
Hà Nội, 2011
2
LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý xuất bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm tra điều
tiết hoạt động xuất bản trên thị trường để những xuất bản phẩm này mang lại
hiệu quả cả về kinh tế, văn hóa tư tưởng. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện
nay, thì hoạt động quản lý xuất bản càng đảm nhiệm chức năng nòng cốt
trong công cuộc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi trái pháp luật trong
hoạt động xuất bản.
Thực tế cho thấy, ngành xuất bản đã đang từng bước phát triển theo
hướng đi lên trong những năm vừa qua. Xuất bản không chỉ đáp ứng được nhu
cầu độc giả với các tác phẩm trong nước, mà mảng sách nước ngoài cũng
không ngừng được cập nhật và phát hành ở Việt Nam, tạo nên một thị trường
xuất bản đa dạng và sôi động. Ngược lại, nước ta cũng có nhiều đầu sách được
dịch và phát hành ra nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xuất bản Việt
Nam cũng đang bước ra thị trường thế giới, độc giả trong và ngoài nước có rất
nhiều cơ hội để tìm hiểu, giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau thông qua
sách. Tuy nhiên, muốn hòa nhập vào thị trường sách thế giới nghĩa là Việt Nam
phải đáp ứng những yêu cầu về mặt pháp lý tiêu chuẩn quốc tế. Mà trước hết là
yêu cầu thực hiện Quyền tác giả. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã gia nhập


công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (năm 2004),
trong nước cũng ban hành luật sở hữu trí tuệ và một loạt các văn bản pháp luật
khác để bảo đảm quyền tác giả - người trực tiếp lao động sáng tạo nghệ thuật
để cho ra đời tác phẩm. Nhà nước đã ban hành quyền tác giả, tuy nhiên trên
thực tế việc thực hiện quyền này còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Trong
bài tiểu luận này, tôi xin được trình bày một cách ngắn gọn về những nét chung
về xuất bản, quyền tác giả và thực trạng thi hành quyền tác giả ở Việt Nam
hiện nay (chủ yếu là những vi phạm) cũng như vai trò và trách nhiệm của biên
tập viên trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình.
3
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
1.1. Xuất bản là gì?
Xuất bản là một từ Hán Việt, nghĩa là phổ biến bằng cách in và phát
hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác. Tiếng Anh, xuất bản là
publish, tiếng pháp là publier, đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là publicare có
nghĩa là công bố cho mọi người biết. Với tư cách là một ngành khoa học, xuất
bản được hiểu là sự khái quát hóa một quá trình hoạt động sáng tạo tinh thần,
vừa hoạt động sáng tạo vật chất. Xuất bản là công việc đứng trung gian giữa
tác giả với độc giả.
Theo nghĩa rộng xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản,
in và phát hành xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức các
nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo các tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm,
phổ biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội.
Theo nghĩa hẹp xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động
vào quá trình sáng tạo của tác giả để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn
chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ cho nhiều
người.
Hoạt động xuất bản còn là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng,
thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người,
không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần. Hoạt động xuất bản nhằm phổ

biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công
nghệ, văn học, nghệ thuật, pháp luật, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc, tinh
hoa văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của
nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bằng xuất bản phẩm của mình, đấu tranh chống
mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo
đức và lối sống tốt đẹp của người Việt.
4
1.2. Vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội
Xuất bản là “bà đỡ” của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình
nghệ thuật, công trình khoa học công bố dưới hình thức xuất bản phẩm.
Các văn nghệ sĩ, nhà khoa học bằng lao động trí óc của mình đã sáng
tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học. Tuy nhiên đó
chỉ là những sản phẩm đơn chiếc và việc phổ biến nó chỉ dừng ở phạm vi hẹp.
Để ý tưởng sáng tạo của tác giả được truyền bá cho cả cộng đồng thưởng thức
và áp dụng vào đời sống thì xuất bản chính là hoạt động trung gian đảm
nhiệm vai trò ấy. Thông qua hoạt động của các nhà xuất bản, tác phẩm do tác
giả sáng tạo ra được lao động của biên tập viên góp phần hoàn thiện, nâng cao
giá trị và đồng thời thông qua các lao động chuyên môn khác đã thực hiện quá
trình vật chất hóa tác phẩm của tác giả thành hình hài một xuất bản phẩm cụ
thể. Do đó, người ta ví lao động biên tập xuất bản như “bà đỡ” cho các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ được công bố dưới hình
thức xuất bản phẩm. Ngoài ra, xuất bản còn tạo ra môi trường, điều kiện để
kích thích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo phát triển của tác giả để tạo ra
nguồn bản thảo mới theo những chủ đề và những vấn đề cấp bách của cuộc
sống, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của bạn đọc.
Xuất bản là phương tiện phản ánh đời sống tinh thần của nhân loại, của
mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hóa.
Văn hóa tinh thần của con người là toàn bộ các giá trị do con người
sáng tạo ra về khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống, pháp luật, tôn

giáo… Các giá trị này được thể hiện dưới các hình thức nhất định. Theo sự
phát triển của xã hội, các hoạt động văn hóa được hình thành nhằm sản xuất,
bảo tồn và lưu truyền các giá trị tinh thần. Xuất bản là một bộ phận thiết yếu
của hoạt động văn hóa, trở thành phương tiện để phản ánh đời sống văn hóa
tinh thần, thông qua hoạt động phát hiện, chọn lựa, sưu tầm, đúc kết, sản xuất
để công bố dưới hình thức xuất bản phẩm. So với các phương tiện khác, xuất
5
bản có lợi thế là phản ánh đầy đủ về nền văn minh của nhân loại và của mỗi
quốc gia.
Xuất bản phẩm là công cụ quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Xã hội loài người được thay thế và chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Thực chất của sự thay thế đó là sự thay thế lao động. Cho nên con
người không chỉ có nhiệm vụ nhận thức thế giới mà còn có vai trò cải tạo thế
giới. Muốn vậy con người phải liên tục được đào tạo. Từ thuở bình minh của
xã hội loài người, con người đã biết truyền miệng cho nhau kinh nghiệm hái
lượm, chống chọi với thú rừng, thiên nhiên để sinh tồn. Khi phát minh ra
sách, những nhận thức về thế giới xung quanh, những ý tưởng về cải tạo tự
nhiên, xã hội được ghi chép và in nhân bản để phổ biến cho nhiều người, lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên thế giới, bất cứ nước nào cũng đều
coi trọng giáo dục và thiết kế ra một quốc sách phù hợp nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo người lao động. Trong quá trình giáo dục đấy, sách trở thành một
người thầy, người bạn đưa con người chiếm lĩnh các đỉnh cao tri thức, đạt đến
các trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác nhau.
1.3. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản
Pháp luật là phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản, cụ thể là:
Pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng
cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản. Với đặc trưng của lao động sáng
tạo nói chung, đặc biệt là lao động sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật
và khoa học nói riêng thì nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công

bố và phổ biến tác phẩm là một đòi hỏi khách quan. Tự do và bình đẳng trong
sáng tạo phải vì lợi ích của xã hội và cộng đồng chứ không phải là thứ tự do
vô tổ chức, vô chính phủ. Nghĩa là tự do và bình đẳng trong hoạt động sáng
tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Trong
đó các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản được quyền làm tất cả những gì
6
pháp luật cho phép. Đồng thời, pháp luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ
đối với các chủ thể sáng tạo và quản lý nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng,
xâm hại đến quyền tự do, bình đẳng.
Pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh
thần, sản phẩm văn hóa tinh thần, được xã hội đánh giá cao và xếp vào loại
lao động đặc biệt. Các quốc gia trên thế giới đều coi sản phẩm của trí tuệ là
tài sản. Vì vậy mà các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm được bảo hộ quyền sở
hữu. Công ước Berne là công ước quốc tế đầu tiên về quyền tác giả, dưới sự
điều hành của tổ chức Quyền sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ra đời từ năm
1886 (là tổ chức của Liên hợp quốc từ 1974) để bảo vệ quyền tác giả thuộc 90
nước thành viên.
Ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do và bình
đẳng cho hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời pháp
luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bằng lao động
của mình đã sáng tạo ra tác phẩm. Các quy định về quyền của người sáng tạo,
người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng với
các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ
quyền sở hữu tác phẩm. Các tác giả được nhà nước tạo điều kiện và phương
tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Các tranh chấp về
quyền tác giả, các hành vi xâm phạm lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả
được phán quyết tại tòa án dân sự. Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác
giả, Nhà nước đã khuyến khích được năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí
thức để có nhiều tác phẩm văn hóa tinh thần có giá trị để phục vụ xã hội.

Pháp luật đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất
bản. Với vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, cùng với báo chí, xuất bản
luôn gắn với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia. Là một bộ phận của kinh tế thị
trường, xuất bản phát triển trong điều kiện năng động, sáng tạo. Nhưng mặt
7
trái của cơ chế thị trường sẽ đẩy xuất bản vào tình trạng vô chính phủ, không
chỉ gây hại trong lĩnh vực kinh tế, mà nghiêm trọng hơn là sự tác động tiêu
cực tới chính trị, văn hóa, xã hội, tác động lên những giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp. Như vậy việc hình thành nên những chuẩn mực pháp luật đã
tạo hành lang hoạt động an toàn để xuất bản góp phần đảm bảo ổn định chính
trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội. Do đó, các điều cấm trong pháp luật
xuất bản, đặc biệt về nội dung là mệnh lệnh của Nhà nước, phải được các chủ
thể xuất bản thi hành nghiêm chỉnh. Các hành vi vi phạm phải được xử phạt
nghiêm minh. Mặt khác pháp luật đã thể chế hóa đường lối của Đảng thành
các quy phạm pháp luật, mang tính bắt buộc chung. Nó trở thành định hướng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xuất bản nói riêng. Vì vậy, pháp
luật có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
đối với hoạt động xuất bản; ngăn chặn việc công bố và phổ biến xuất bản
phẩm độc hại, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, tập thể, cá nhân, ảnh hưởng
đến tư tưởng tình cảm lành mạnh của công chúng.
Pháp luật là phương tiện nâng cao hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội
trong xuất bản, chống thương mại hóa xuất bản. Chuyển sang nền kinh tế thị
trường là quá trình cấu trúc lại xuất bản, là quá trình đổi mới sâu sắc tư duy
xuất bản, không đơn thuần chỉ là sự thay đổi cơ chế quản lý xuất bản. Các quá
trình chuyển dịch trên phải được thể chế bằng pháp luật, xuất phát từ định
hướng xã hội chủ nghĩa với những bước đi thích hợp. Các thành phần kinh tế
tham gia hoạt động xuất bản ở phạm vi, mức độ nào phải tùy thuộc vào lợi ích
chung của giai cấp công nhân, của cộng đồng và do pháp luật xuất bản quy
định. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp lý xuất bản, chủ thể quản lý
và cơ chế thực hiện là cơ sở pháp lý nhằm khai thác được các tiềm năng để

phát triển. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể xuất bản được pháp luật quy
định rõ ràng, tạo thế chủ động trong hoạt động xuất bản. Quyền do pháp luật
quy định về sản xuất kinh doanh, đã tách sự can thiệp của các cơ quan quản lý
8
Nhà nước, để các doanh nghiệp xuất bản, in, phát hành tự chủ trong hoạt
động, tự cân đối tài chính, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời
sống cán bộ công nhân viên.
Cơ chế thị trường với mặt trái của nó đã thúc ép các chủ thể xuất bản
chỉ chú ý tới các hoạt động sản phẩm có khả năng thanh toán, thậm chí là đẩy
hoạt động xuất bản tìm kiếm các khả năng thanh toán có lợi nhuận cao, không
lường hết được hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy ra. Như vậy, từ phương
tiện pháp luật của mình, Nhà nước chế ước các hoạt động xuất bản chạy theo
kinh tế đơn thuần, đặc biệt là xu hướng thương mại hóa trong hoạt động xuất
bản.
Pháp luật là phương tiện quy phạm hóa các quy luật phát triển, nó chứa
đựng các yếu tố tất yếu, loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên. Vì vậy, quản lý bằng
pháp luật và thực hiện theo luật góp phần nâng cao hiệu quả chính trị, kinh tế
và xã hội.
9
Chương 2. HIỆN TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép
của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của
Luật Sở hữu trí tuệ.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ
trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,
không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi
vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác
phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số
mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
10
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu
quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có
trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc
cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện
pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả
đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2.2. Hiện tượng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản
Việt Nam hiện nay
Kể từ năm 2004 khi Việt Nam ra nhập Công ước Berne cho đến nay,

trên thực tế chỉ có vài “nhà” trong số 60 NXB cả nước là thường xuyên thực
hiện các giao dịch bản quyền. Đi tiên phong trong vấn đề này là các NXB Trẻ,
Kim Đồng, Phụ nữ và Công an nhân dân… Rất nhiều đơn vị không có người
phụ trách bản quyền hay là thành lập phòng bản quyền. Bên cạnh đó, nhiều
giao dịch bản quyền lại do các đơn vị làm sách tư nhân thực hiện. Và thực sự
cuộc chạy đua của các nhà sách tư nhân trong cuộc săn lùng bản thảo “hot”
cũng như mua bản quyền nước ngoài đang ngày càng trở nên sôi động. Hàng
chục công ty, nhà sách tham gia thị trường sách như: Phương Nam, Bách
Việt, Alpha Books, Dân Trí, Nhã Nam… Giờ đây, ngay cả đối với tác phẩm
của tác giả nổi tiếng cỡ J.K.Rowling, Dan Brown, Tony Buzan thì một số
nhà sách ở Việt Nam cũng có thể mua, nhiều khi là “mua bằng được” dù phải
trả giá cao. Điều đó cho thấy sự trưởng thành đến không ngờ của làng sách
Việt. Việc một đầu sách vừa in xong đã được tái bản ngay nay đã là chuyện
thường. Thay vì nhất loạt in 1.000 bản như trước đây, giờ một đầu sách có số
11
bản in từ 5.000 đến một vạn. Đối tác bản quyền ở nhiều nước giờ đã nhìn thị
trường xuất bản Việt Nam với con mắt khác.
Bên cạnh những dấu hiệu chuyển mình tích cực, thì vấn đề vi phạm bản
quyền vẫn là vấn đề nan giải trong thị trường sách Việt. Đối tượng vi phạm
rất rộng: từ nhà xuất bản (cấp giấy phép cho những bản thảo không có bản
quyền hoặc dưới tựa đề biên dịch) đến nhà in (in không đúng số xin phép, in
lậu), nhà sách (“luộc” sách của nhau), các cửa hàng sách ở Đinh Lễ, Nguyễn
Xí đến “thiên đường sách lậu” Phạm Văn Đồng (vẫn nhận bán sách in lậu) và
cả người tiêu dùng (mua sách lậu với giá rẻ)…
Tại hội thảo “Sách vi phạm bản quyền của các NXB nước ngoài - thực
trạng và giải pháp phòng chống” do FAHASA kết hợp với 6 NXB nước ngoài
đang có đại diện tại Việt Nam (bao gồm: NXB Oxford, Pearson, McGrawhill,
Mac Milan, Cengage và University) tổ chức ở TP.HCM (9/7/2009) đã đưa ra
con số: 90% sách dạy và học tiếng Anh đang lưu hành tại các trung tâm ngoại
ngữ và các trường đại học trong nước hiện nay phổ biến tình trạng vi phạm

bản quyền và sao chụp bất hợp pháp dưới dạng sách in lại, dịch và photo bất
hợp pháp. Hội thảo đã đưa ra một thực trạng: tính đến nay, các NXB có mặt
tại đây chỉ mới cấp phép ở mức độ chưa đến 100 đầu sách các loại. Tuy
nhiên, theo thống kê sơ bộ, thì trên thị trường sách hiện nay có đến hàng chục
ngàn đầu sách lưu hành và đến 90% những đầu sách này là vi phạm vì không
được cấp bản quyền hoặc chuyển nhượng bản quyền từ các NXB nước ngoài.
Số sách này vi phạm bản quyền vì đã sao chụp bất hợp pháp dưới dạng sách
in lại, sách dịch và photo được bày bán tràn lan tại các quầy sách vỉa hè, các
hiệu sách, các tiệm photo Đầu sách vi phạm tập trung ở những sách bán
chạy như sách tham khảo, giáo trình, từ điển đặc biệt là giáo trình, từ điển
dạy và học ngoại ngữ tiếng Anh - vốn đang trở thành ngành đào tạo ăn nên
làm ra của các trung tâm ngoại ngữ. Những loại sách vi phạm nói trên tồn tại
dưới hình thức khác nhau nhằm lừa dối người tiêu dùng. Hiện nay, phổ biến ở
12
3 loại: sách photocopy 100% bìa in màu có chất lượng rất xấu, nhưng có tên
NXB gốc do sao chụp nguyên bản từ sách gốc. Loại sách thứ hai là loại sách
có tên NXB trong nước, có tên đơn vị liên kết, sách in với quy mô lớn nhưng
chất lượng xấu như photocopy. Loại thứ ba là sách có giấy phép xuất bản
trong nước, tên NXB trong nước, tên người dịch và chú giải. Nguy hiểm hơn
là các nhà làm sách vi phạm đã thay đổi, thêm bớt nội dung hình ảnh tùy tiện,
thậm chí dịch sai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tác phẩm mà vẫn tung ra
thị trường để thu lợi nhuận trong thời điểm nóng.
Hiện tượng vi phạm bản quyền trong hệ thống trường học (giáo trình,
sách tham khảo, từ điển ) vẫn đang tiếp diễn mà không có kiểm soát. Riêng
đối với thị trường sách dạy và học tiếng Anh thì đến 90% sách lưu hành là
sách vi phạm bản quyền được phổ biến ở các hệ thống trung tâm ngoại ngữ và
các trường đại học. Những giáo trình bị “làm giả” thường là những bộ giáo
trình nổi tiếng của các nhà xuất bản thuộc các trường đại học nước ngoài như:
Let’s Go của NXB Oxford; Grammer in User, Vocabulary in User của NXB
Cambridge

Trong danh mục sách vi phạm bản quyền được trưng ra lần này có các
đơn vị vi phạm như NXB Đồng Nai, Công ty TNHH Phát hành sách Sài Sòn
(nhà sách Quỳnh Mai), Công ty Văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News), nhà
sách Minh Cường, Công ty Lương Vĩnh, NXB Trẻ, NXB TP.HCM, NXB
Tổng hợp, NXB Lao động, NXB Văn hóa Thông tin, Công ty Văn hóa Nhân
văn, nhà sách Tiến Thọ, nhà sách Minh Trí, NXB Đà Nẵng, NXB Hải Phòng,
NXB Thanh niên… và rất nhiều đầu sách không đề xuất xứ, hay sách
photocopy. Trong danh mục đợt này, NXB Đồng Nai và nhà sách Quỳnh Mai
tỏ ra “ưu trội”, khi chiếm đến khoảng 90% số sách vi phạm bản quyền.
Vụ vi phạm bản quyền tiêu biểu mà các đối tác liên quan có cả nhà sách
và nhà xuất, cả đối tác trong và ngoài nước là vụ NXB Đồng Nai cấp giấy
phép cho Nhà sách Quỳnh Mai in hàng trăm đầu sách học ngoại ngữ đã được
13
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Vụ việc ồn ào không
chỉ vì số lượng sách lậu (38.000 cuốn) mà còn bởi liên quan tới 6 nhà xuất
bản nước ngoài (Oxford, Cambridge, Pearson Education, Cengage Learning,
McGraw Hill và Macmillan). Những sự vụ kiểu như này rõ ràng đã gây tổn
hại tới uy tín của ngành xuất bản Việt Nam. Mỗi năm, chỉ tính riêng tiền bản
quyền của sách, đã gây thiệt hại cho chủ thể giữ bản quyền lên đến 19 triệu
USD.
Bên cạnh đó, tình trạng “đạo văn” cũng đang là một vấn đề nhức nhối
trong vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay. Trong tiếng Việt “đạo văn”
chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Từ này giống với vi phạm bản quyền
là sao chép lại tác phẩm của người khác mà không xin phép, thậm chí công bố
công trình đó là của mình sáng tạo ra. Đạo văn còn được định nghĩa là sử
dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (tức
không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ
của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và
từ ngữ của chính mình. Ở đây, “ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa
là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người

khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử
dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy
những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
Ở Việt Nam trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo
chí nhắc đến khá nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra
trong lĩnh vực văn học. Trên báo Văn Nghệ số 26, ra ngày 25/6/2005, có đăng
truyện ngắn “Máu của lá” của tác giả Phạm Minh Phong có nội dung tác
phẩm này giống “như khuôn đúc” với truyện ngắn “Máu của lá” trong tập
“Người sót lại của rừng cười” của nhà văn Võ Thị Hảo (NXB Phụ Nữ, 2005).
Ngoài ra, đạo văn còn xuất hiện trong nghiên cứu khoa học, có liên
quan đến những giảng viên và giáo sư hay việc sao chép giáo trình của người
14
khác làm của mình cũng là những hiện tượng nhức nhối và không thể chấp
nhận được. Mới đây nhất (tháng 5/2011) là vụ đạo văn hàng chục trang trong
cuốn sách được coi là nhánh của công trình khoa học cấp Nhà nước, cuốn
sách “Tài năng và đắc dụng” của GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương (Phó
hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) và PGS.TS
Phạm Hồng Tung (ĐHQGHN) chủ biên (do Nhà Xuất bản Chính trị
Quốc gia xuất bản). Trong số 4 bài viết nhân vật tiêu biểu trên thế giới, có
đến 3 bài viết nhiều đoạn copy nguyên văn từng câu từng chữ.
Về việc sao chép giáo trình của nhau, thực tế hiện nay cho thấy, ở Việt
Nam nhiều giảng viên đại học cho biết trường nào cũng có hệ thống giáo trình
riêng của mình, bề ngoài là để phù hợp với đặc điểm chương trình giảng dạy,
để thể hiện năng lực đào tạo, tính tự chủ trong chuyên môn. Nhưng sâu xa
hơn, việc biên soạn giáo trình đem lại những lợi ích mang tính cục bộ cho
những người trong cuộc. Trường thì được tiếng là chủ động được giáo trình, ít
trường nào chịu sử dụng giáo trình của trường khác biên soạn. Chủ biên thì
được tính vào thành tích để được phong hàm giáo sư hay phó giáo sư. Đó là
chưa kể lợi ích vật chất rất rõ khi bán được sách cho sinh viên. Dĩ nhiên vẫn
có những nhóm biên soạn sách giáo khoa có chất lượng cao, với tâm huyết

làm được một điều gì đó có ích cho nền giáo dục. Nhưng với đại đa số các
trường, nhất là hàng trăm trường vừa mới được thành lập trong thời gian gần
đây, năng lực không đủ để biên soạn giáo trình, từ đó chuyện sao chép,
chuyện cắt dán diễn ra tràn lan. Năm 2010, báo chí cả nước đã xôn xa vụ giáo
trình Tài chính quốc tế của PGS.TS Phan Thị Cúc (Trường ĐH Công nghiệp
TP.HCM) “đạo văn” giáo trình của GS.TS Trần Ngọc Thơ - PGS.TS Nguyễn
Ngọc Định (ĐH Kinh tế TP.HCM). Và ngay sau đó, thông tin đưa ra là sách
giáo trình tài chính quốc tế của GS.TS Trần Ngọc Thơ và PGS.TS Nguyễn
Ngọc Định đồng chủ biên được cho là sách dịch từ sách “International
financial management” của tác giả Jeff Madura (Florida Atlantic University).
15
Đây bị coi là hành động “ăn cắp khoa học” một cách trắng trợn và không thể
chấp nhận được trong giới trí thức.
Về hiện tượng “sách lậu”, mặc dù Việt Nam đã tham gia Công ước
Bern về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật; gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phải cam kết thực hiện các điều khoản
của hệ thống luật pháp quốc tế, trong đó có luật bản quyền, nhưng tình trạng
vi phạm bản quyền vẫn phổ biến, đặc biệt là vi phạm bản quyền sách. Hàng
năm, một lượng lớn sách được xuất bản tại Việt Nam là sách dịch. Theo thống
kê của Cục Xuất bản, năm 2009, nước ta nhập khẩu 155.000 tên sách. Trong
đó, các cuốn sách ăn khách thường bị in lậu. Không chỉ sách dịch, sách của
các tác giả trong nước cũng bị in lậu, sao chép, trong đó có sách học thuật.
Trong điều kiện khoa học, kỹ thuật phát triển, sách lậu được làm rất nhanh,
giống như sách có bản quyền, thậm chí tem chống sách giả cũng bị làm giả.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ độc giả nhận biết được sách không có
bản quyền, nhưng vẫn chọn mua vì nhiều lý do, phần lớn là tài chính. Bởi với
sách không bản quyền, dù chất lượng kém, nhưng cũng không ảnh hưởng đến
lượng tri thức chứa trong đó.
Trong năm 2004, đoàn kiểm tra liên ngành 814 TPHCM đã phát hiện
Bùi Thị Khách Loan tổ chức in lậu và tiêu thụ trên 20 tấn sách, trong đó có 13

đầu sách của NXB Giáo dục. Đầu năm 2005 cũng có rất nhiều sai phạm được
phát hiện tại Hà Nội và TPHCM, trong đó có những quyển sách ghi giấy phép
NXB TPHCM nhưng trên thực tế, NXB TPHCM không hề biết đến những
quyển sách này Ngoài ra, cũng có các sách in lậu, in nối bản với các giấy
phép cấp cách đây đến hơn 5 năm (sách luyện thi tốt nghiệp THCS môn Sinh
học lớp 9).
Nếu trước đây in lậu chỉ là sao chép, photocopy hoặc “luộc” bằng cách
scan nguyên mẫu sách thật, thì hiện nay đã xuất hiện tình trạng mạo danh
thương hiệu để in lậu. NXB Trẻ cho biết đơn vị này đã thật sự bất ngờ khi
16
mới đây phát hiện trên thị trường đang lưu hành CD học tiếng Anh “Let’s -
Learning English” sử dụng tên và logo của NXB Trẻ, trong khi NXB Trẻ
hoàn toàn không thực hiện CD này. Sự thật thì bản quyền CD trên thuộc về
NXB Giáo Dục. Chỉ với một hành vi sản xuất và lưu hành bộ đĩa này, kẻ gian
đã đồng thời vi phạm bản quyền với NXB Giáo Dục và vi phạm quyền sở hữu
thương hiệu của NXB Trẻ. Đơn vị đầu tiên trở thành nạn nhân của “mánh
khóe” này là Alpha Books, với quyển “Trí tuệ Do Thái” bị in lậu chỉ sau một
tháng phát hành. Ở bản sách giả, giá bìa đã được “in lại” là 90.000đ thay vì
79.000đ trên sách thật.Tiếp đó, giới in lậu tại Hà Nội sau đó đã in một loạt ba
đầu sách của Thái Hà Books: “Sống như Tiểu Cường”, “Nghe bố này, con
gái”, “Người nam châm”. Cả ba đầu sách giả đều in nâng giá bìa cao hơn sách
thật.
Mới đây, 27/4/2011 hàng chục ngàn bản sách lậu thuộc tổng cộng hơn
70 đầu sách của Công ty Trí Việt - First News được phát hiện tại bốn địa chỉ:
850, 1050, 1150 Đường Láng và 446 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây
là những đầu sách đang bán chạy trên thị trường, từ bộ: “Nghệ thuật bán hàng
bậc cao của Zig Ziglar”, “Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim”, đến các sách đã
phát hành trước đây: trọn bộ 11 tập “Hạt giống tâm hồn”, trọn bộ 25 tập
“Chicken soup”, trọn bộ bốn cuốn luyện thi TOEIC của NXB Compass, “Đắc
nhân tâm”, “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”, “7 thói quen thành đạt”, “Tin

vào chính mình”, “Sức mạnh tình yêu”, “Tay không gây dựng cơ đồ”
Hay như vào tháng 4/2011, phát hiện nguyên hai Phó Giám đốc Công ty
cổ phần Phát hành sách và Thiết bị trường học Việt Nam (Công ty CPPHS &
TBTHVN) là Đỗ Đức Thọ (33 tuổi), nguyên giảng viên Trường Đại học Y Hà
Nội và Đỗ Đức Thanh (27 tuổi) in lậu gần 19 ngàn cuốn sách. Hai vị Phó
giám đốc này đã đã chỉ đạo sử dụng máy scan để sao chụp các trang sách
chính thống, sau đó chỉnh sửa lại rồi in ra phim để tiến hành in hàng loạt.
Sách sau khi in xong được dán tem chống hàng giả như sách thật. Số sách giả
17
được đưa về kho của Công ty CPPHS & TBTHVN rồi được đem đi tiêu thụ
tại các đại lý. Cơ quan điều tra đã thu được hơn 12 nghìn tem chống hàng giả,
gần 900 bản kẽm, 2 máy in màu và các thiết bị liên quan đến việc in sách trái
phép Ngoài ra, còn phát hiện hai vị này lấy danh nghĩa Công ty CPPHS &
TBTHVN đã mua hơn 7 ngàn quyển sách tiếng Anh “Let’s go” không có hóa
đơn, nguồn gốc sách để bán kiếm lời. Tổng số sách in, mua trái phép đã được
thu giữ là gần 19 ngàn quyển, có trị giá gần 500 triệu đồng.
Rõ ràng, hiện tượng in lậu đang hoành hành và diễn biến hết sức phức
tạp, trở thành vấn nạn lớn đối với ngành xuất bản nói riêng và đối với xã hội
nói chung. Trước thực tế này, đòi hỏi cần có những biện pháp cứng rắn,
nghiêm khắc và hiệu quả hơn nữa trong phòng chống in và bán sách lậu của
cơ quan quản lý, cũng như sự hợp tác giữa nhà xuất bản với các cơ quan khác,
và đồng thời cũng cần nâng cao nhận thức người mua về sách bản quyền, tôn
trọng người sáng tạo ra tri thức. Bởi những người đầu ngành trong lĩnh vực
xuất bản và nhiều giám đốc đã khẳng định: nếu không có sách giả, sách bản
quyền chắc chắn sẽ tiêu thụ được và với giá cả rất phù hợp. Hiện nhà sách chỉ
in 1.000-2.000 bản với mỗi đầu sách, nhưng bán mãi không hết, dù cuốn sách
rất ăn khách.
Ngay từ khi mạng thông tin toàn cầu (Internet) ra đời, các chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ đã nhanh chóng biết tới một phương tiện tuyệt vời để
quảng bá tác phẩm, thành quả trí tuệ của mình trong một không gian không

biên giới. Đồng thời, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng cũng trở lên
khó khăn. Chỉ cần ngồi ở một chỗ cố định, người ta có thể dễ dàng tiếp cận
một tác phẩm, hơn thế nữa, có thể dễ dàng chia sẻ, phát tán cái mình có (hợp
pháp hay không hợp pháp) cho những người khác với một số lượng không
hạn định. Ví dụ tiêu biểu là sự kiện phần 7 của cuốn truyện Harry Potter được
dịch và đưa lên Internet trước khi được NXB Trẻ, đơn vị độc quyền dịch tác
phẩm ra tiếng Việt, đã khiến cho NXB Trẻ phải giảm lượng phát hành lớn ra
18
thị trường. Rõ ràng, hành vi dịch tác phẩm để đưa lên mạng mà từ đó bất kỳ ai
cũng có thể tiếp cận phần dịch này đã vi phạm quyền tác giả. Trong trường
hợp dịch mà không có sự cho phép của tác giả thì hành vi này bị coi là hành
vi làm tác phẩm phái sinh mà không có sự cho phép của tác giả và là hành vi
truyền đạt tác phẩm tới công chúng qua phương tiện kỹ thuật số (Điều 28.7,
28.10 Luật SHTT). Thực trạng này đòi hỏi pháp luật phải có những quy định
phù hợp, điều chỉnh những hiện tượng vi phạm mới phát sinh trong việc bảo
vệ quyền tác giả.
19
Chương 3. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
3.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan
3.1.1. Quyền tác giả và quyền liên quan là gì?
Quyền tác giả là quyền mà pháp luật ban cho người (tổ chức, các nhân)
đã sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (như sách,
bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm
tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần
mềm máy tính).
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình
dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa
công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật Sở
hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của “lao động trí tuệ” của tác giả mà không
đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết.

Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền
nhân thân và các quyền tài sản. Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền”
khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác
giả. Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô
thời hạn. Với đa số các loại hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công
bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác
giả chết.
Quyền tác giả được hiểu là một loại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu
trí tuệ là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác
giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng.
Quyền tác giả được hiểu là quyền độc quyền được pháp luật trao cho
tác giả hoặc chủ sở hữu tác giả về việc sao chép tác phẩm hoặc phân phối,
phổ biến tác phẩm đến công chúng bằng bất kì hình thức, phương tiện nào.
20
Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ
năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm thực hiện
việc công bố hoặc định hình (nếu chưa công bố). Quyền của tổ chức phát
sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng
được thực hiện.
Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc để được thụ hưởng quyền,
nhưng đăng ký quyền tác giả/quyền liên quan với COV thường mang lại
thuận lợi cho người được ghi nhận là tác giả/chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy
ra.
3.1.2. Bảo hộ quyền tác giả khuyến khích lao động sáng tạo
Theo Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1992, Điều 60: Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh,

sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình
văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo
hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm
khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
- Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác
- Tác phẩm báo chí
- Tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm sân khấu, điện ảnh
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc
- Tác phẩm nhiếp ảnh
21
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,
công trình khoa học
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Công trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Chính sách của nhà nước về quyền tác giả:
- Hỗ trợ tài chính mua bản quyền
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý
và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tới pháp luật, cơ chế,
chính sách, ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ về
bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
- Tăng cường giáo dục nhận thức đối với đội ngũ viên chức làm công tác
quản lý xuất bản.
3.1.3. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả
Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả là một công cụ hữu hiệu để bảo
vệ quyền tác giả. Bao gồm:
- Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), thành

lập năm 2000.
- Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV), thành lập năm 2003.
- Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC), thành lập năm
2004.
- Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam (UTETRRO), thành lập năm 2010.
3.2. Các điều ước
3.2.1. Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn
được gọi ngắn gọn là Công ước Berne, được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886,
lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền.
Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có
22
công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm
ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền
tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin
phép tại quốc gia khác.
Các quốc gia tuân thủ công ước Bern công nhận quyền tác giả của các
tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền
tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền,
không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký
công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác
giả trong việc thụ hưởng tác quyền. (Các quốc gia ký công ước Bern vẫn có
quyền áp đặt các luật lệ riêng cho các tác giả trong nước họ hoặc từ những
nước không ký công ước này).
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng
thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được
phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã làm
năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản
quyền Sonny Bono năm 1998.
Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Bern cho phép tác giả

được hưởng suốt đời cộng 70 năm. Thời hạn này có thể giảm đối với một số
loại tác phẩm nghệ thuật (như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm là công
trình của một cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bản đầu
tiên.
Công ước Berne đã được sửa chữa vài lần: Berlin (1908), Roma (1928),
Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris (1971). Từ năm 1967, Công ước
Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual
Property Organization, viết tắt là WIPO).
Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo thỏa
23
thuận TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ).
Cho đến năm 2008, có 161 quốc gia đã ký Công ước Berne.
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia
nhập Công ước Berne và trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức này. Trong
văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu
các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi
dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công
ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10
năm 2004.
Việt Nam ra nhập công ước Berne đã mở đầu tiến trình hội nhập quốc
tế về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam. Việt Nam phải bảo
hộ quyền tác giả của Việt Nam và các nước thành viên và ngược lại.
3.2.2. Các điều ước quốc tế khác về quyền tác giả và quyền liên quan
mà Việt Nam là thành viên
- Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ
chức phát sóng (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 3 năm 2007).
- Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép
không được phép bản ghi âm của họ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày

6 tháng 7 năm 2005).
- Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương
trình truyền qua vệ tinh (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 12 tháng 1
năm 2006).
- Thoả thuận TRIPS về những khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
- Hiệp ước của WIPO về Quyền tác giả (WCT).
- Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) (1996).
- Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC).
24
3.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tác giả và quyền liên
quan
3.3.1. Quyền sở hữu trí tuệ
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1
tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và
việc bảo hộ các quyền đó.
1) Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ,
bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
2) Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu
3) Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu
vệ tinh mang chương trình được mã hóa
4) Quyền sở hữu công nghiệp: quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

5) Quyền đối với giống cây trồng: quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc
được hưởng quyền sở hữu
6) Tên thương mại: tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ
thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực.
25

×