Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng quản lý chất lượng công ty cổ phần hoá dược việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.83 KB, 23 trang )












TIỂU LUẬN:

Thực trạng quản lý chất lượng
công ty cổ phần hoá dược việt Nam









I. Quá trình ra đời và phát triển và các điền kiện kinh doanh của Công ty cổ phần
hoá dược việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển.
- Tên gọi : Công ty cổ phần hoá dược việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế : VIETNAM CHEMICO – PHARMACEUTICAL JOINT
STOCK COMPANY.
- Ngày thành lập : 08 - 12 - 2004.


- Trụ sở : 273 Phố Tây Sơn – Phường Ngã Tư Sở - Quận Đống Đa - Hà Nội.
- Cơ sở 2 : 192 Phố Đức Giang – Long Biên – Hà Nội.
- Tel : 35639766 – 35639852 - 38533353 - 38533502 – 365557429
- Fax : (84.4)38534148
- Website : http//www.hoaduoc.com
- Email :
Xí nghiệp Hoá Dược trước đây nằm trong xí nghiệp Hoá Dược – Thuỷ tinh, trực
thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam, Bộ y tế. Ngày 23 tháng 9 năm 1966 được tách ra
và thành lập xí nghiệp Hoá dược theo quyết định số : 165/QĐUB với toàn bộ số vốn ban
đầu do ngân sách nhà nước cấp . Từ đó trở đI xí nghiệp Hoá dược là xí nghiệp quốc
doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độ lập, hoạt động theo nguyên tắc :
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của nhà nước.
+ Thực hiện tự chủ về sản xuất kinh doanh theo pháp luật của nhà nước và sự
quản lý chuyên ngành của Bộ y tế.
+ Đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Trong đó lợi
ích người lao động là động lực trực tiếp.
Năm 1993 Xí nghiệp Hoá dược được Bộ y tế ra quyết định thành lập doanh
nghiệp nhà nước số : 404/BYT-QĐ ngày 27 – 04 – 1993. Với chức năng sản xuất kinh
doanh các sản phẩm sau :
+ Hoá chất dược dụng .

+ Hoá chất tinh khiết.
+ Hoá chất làm tá dược.
+ Bào chế các loại dược phẩm được Bộ y tế cho phép.
+ Đầu tư nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ mới để đưa vào sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Các dịch vụ có liên quan tới ngành y tế.
Công ty cổ phần Hoá Dược Việt Nam được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và
theo Quyết định số 4420/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y Tế
phê duyệt phương án Cổ phần hoá và chuyển đổi Xí nghiệp Hoá Dược thành Công ty cổ

phần Hoá Dược Việt Nam. Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần được cổ phần từ
Doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các qui định hiện hành
khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tổng số vốn ngày thành lập : 5.000.000.000VNĐ(5 tỷ đồng).
+ Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là : 1.250.000.000VNĐ chiếm 25% vốn điều lệ
+ Vốn thuộc sở hữu các cổ đông là thể đông trong công ty là :
3.600.000.000VNĐ chiếm 72% vốn điều lệ.
+ Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác ngoài công ty là : 150.000.000VNĐ chiếm
3% vốn điều lệ.
+ Diện tich đất, nhà xưởng : 22.000m
2
( 273 Tây Sơn và 192 Phố Đức Giang ).
- Tổng số vốn hiện nay : 18.000.000.000VNĐ với mệnh giá 10.000VNĐ/cổ
phần.
+ Vốn sở hữu nhà nước là : 1.666.700.000VNĐ = 9,26%
+ Vốn sở hữu của cổ đông thể nhân là 16.333.300.000VNĐ = 90,74%
+ Diện tích đất, nhà xưởng là : 72.000m
2
(273 Tây Sơn, 192 Đức Giang và Bắc
Phù Cát).
- Ngành nghề kinh doanh :

+ Sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu, bao bì làm
thuốc.
+ Kinh doanh dược phẩm : đông dược, thuốc y học cổ truyền dân tộc, sản xuất
mua bán mỹ phẩm.
Các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm vệ sinh, vật tư và trang thiết bị y tế.
+ Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu hoá chất (Trừ hoá chất nhà nước cấm).
+ Dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược .
+ Dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, quảng cáo thương mại;

+ Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ khách du lịch;
+ Vận tảI hàng hóa, vận tảI hành khách;
+ Cho thuê kho, bãI, nhà xưởng, văn phòng;
+ MôI giới và kinh doanh bất động sản.
+ Sản xuất mua bán bánh kẹo, đồ uống có cồn, đồ uống không cồn và đồ uống có
ga.
+ Sản xuất và mua bán hàng điện tủ, điện lạnh, tin học, đồ dùng cá nhân và đồ
dùng gia đình.
+ Sản xuất mua bán phần mềm.
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.
+ Dịch vụ môI giới đầu tư, môI giới thương mại, và uỷ thác xuất nhập khẩu.
+ NuôI trồng, chế biến dược liệu (trừ loại nhà nước cấm). Khi cần thiết Hội đồng
quản trị quyết định chuyển đổi hoặc mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty
phù hợp với qui định của pháp luật.
- Mục tiêu của công ty, công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng
vốn có hiệu hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm theo
các chức năng và ngành nghề kinh doanh được cấp giấy phép. Đồng thời nhằm nâng cao
hiệu quả đạt được mục tiêu tối đa các khoản lợi nhuận, tạo công ăn việc làm và thu nhập
cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và
không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. Nghiên cứu, thực hiện những đề

tài khoa học cấp ngành, cấp Nhà nước phục vụ cho công nghiệp hoá dược và sản xuất
dược phẩm.
2. Các điền kiện kinh doanh của Công ty.
2.1. Đặc điểm tổ chức và quá trình sản xuất của Công ty.
Sản xuất của Công ty cổ phần Hoá dược Việt Nam hiện đa số là các mặt hàng
truyền thống đã được khảng định về chất lượng, uy tín, thương hiệu trên thị trường nội
địa.
Phân xưởng Hoá Dược : Từ các hoá chất công nghiệp, Phản ứng loại tạp tạo dịch,
loc, tổng hợp tạo sản phẩm, vẩy rửa hoặc tinh chế để thu được sản phẩm là quá trình rất

phức tạp để ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam III. Phản ứng, tổng hợp
trên dây truyên bán tự động, chất lượng phụ thuộc yếu tố chủ quan của con người. Sản
phẩm của Phân xưởng là Hoá chất Dược dụng : Berberin hydroclorid, Bari sulfat, Cồn
70
0
( 90
0
, Tuyệt đối), Calcium hydrogen phosphate BE.93, Calci carbonat, Calci lactat
trihydrat, Calci clorid Tiêm, Kali clorid Tiêm, uống, Magnesi Carbonat, Magnesi
trisilicat, Magnesi sulfat Tiêm, uống, Magnesi lactat, Magnesi clorid, Terpin hydrat,
Cao Đặc Đinh Lăng, Cao đặc Diệp hạ châu, Taurin….Hoá chất tinh khiết, kiểm nghiệm
: Alcool absolu, Calci clorid P, PA, Kali clorid P, PA, Magnesi clorid P, PA, Magnesi
sulfat P, Magnesi carrbonat P, Natri cloridp, PA….
Phân xưởng Bào chế : Chưa có dây truyền sản xuất thuốc khép kín đạt tiêu chuẩn
GMP, hiện đang sản xuất dây truyền bán tự động, máy móc chưa đồng bộ. Chất lượng
thì phảI đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam III, để đảm bảo chất lượng cán bộ công
nhân phảI cố gắng rất nhiều. Các sản phẩm thuốc như :
+ Alusi viên nén, bột chứa đau dạ dày , tá tràng.
+ DEP (Dạng dung dịch và dạng kem) chứa các bệnh ngứa, ghẻ và phòng muối
đốt.
+ Noscapin viên nén đóng vỉ điều trị các chứng ho.
+ Berberin 0.01g viên nén chứa tiêu chảy, hội chứng lỵ.
+ Berberin EX 0,005g viên nén chứa tiêu chảy, hội chứng lỵ.

+ ASA, BSI 20ml trị nấm, hắc lào, nấm ngoài da
+ Bari sulfat gói 110g chụp X quang dạ dày, tá tràng.
+ Magnesi sulfat gói 15g nhuận tràng, nhuận gan, mật.
+ Milian lọ 20ml chứa eczema, tràm má, chốc lở.
+ Nước Oxy già 3% sát trùng, tẩy uế, rửa vết thương.
+ Oresol gói 27,9g bù nước và điện giải.

+ Nabica gói 100g chứa đau dạ dày do dư acid dịch vị,
+ Povidon 10% chai 20ml, 90ml, 500ml sát trùng, rửa vết thương.
……….
2.2. Đặc điểm về lao động
Số lượng lao động của Công ty hiện thời là 168 người với cơ cấu như sau:
- Lao động nam : 103 người
- Lao động nữ : 65 người
Trong đó : Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh : 85 người
Lao động phục vụ : 21 người
Lao động quản lý : 62 người
Chất lượng lao độnng
- Thạc sĩ : 1 người
- Đại học Dược : 4 người
- Cử nhân Kinh tế : 11 người
- Kỹ sư : 11 người
- Cao Đẳng : 3 người
- Trung cấp : 81 người
- Công nhân Kỹ thuật : 42 người
- Lao động không qua đào tạo : 18 người
(Trích số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Công ty đa số trẻ, đã được đào tạo ở các
trường đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp khi về công ty lại được công ty bồi

dương trình độ, cử đI học, được lớp anh chị đI trước hướng dẫn tận tình lên họ thích
nghi và làm chủ công nghệ rất nhanh. Họ có ý chí hoài bão, muốn được cống hiến để
xây dựng công ty phát triển lớn mạnh, chính vì vậy họ đã đoàn kết khắc phục mọi khó
khăn để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng được các bạn hàng, khách hàng đánh
giá cao.
Qua đó thấy cơ cấu lao động chưa phù hợp, lao động quản lý chiếm 36,9%, lao
động phục vụ chiếm 12,5%, trong khi lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh chiếm

50,6%.
2.3. Đặc điểm về vốn
Công ty cổ phần Hoá dược Việt Nam hiện nay; vốn thuộc sở hữu Nhà nước là
9,26%, vốn sở hữu của cổ đông thể nhân là 90,74%, vốn vay ngân hàng
1.000.000.000VNĐ,(Bồi thường di chuyển cơ sở sản xuất ở 273 Tây Sơn
18.000.000.000VNĐ). Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 :
Tài sản cố định : 28.145.213.382VNĐ
Tài sản lưu động: 15.000.000.000VNĐ.
Do công ty đầu tư xây dựng, lắp đặt dây truyền mới sản xuất Hoá dược, xây dựng
nhà kho, trụ sở ở 192 Đức Giang, mua đất ở Bắc Phù Cát để xây dựng khu công nghiệp
Dược. Di chuyển các dây truyền sản xuất từ 273 Tây Sơn sang 192 Đức Giang…
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hoá Dược Việt
Nam trong thời gian qua.
Sau hơn 4 năm cổ phần hoá, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đó là
một thời gian không phảI là ngắn cũng không phảI là dài để cho Công ty cổ phần Hoá
dược Việt Nam vượt qua thử thách : cổ phần hoá công nhân bậc cao lành nghề về theo
chế độ 41 hơn một nửa, các đây truyền sản xuất xuống cấp, thiết bị máy móc đa số từ
thập niên 60 – 70 , với toàn bộ tài sản 5tỷ đông. Khó khăn chồng chất khó khăn anh em
cán bộ công nhân với tinh thần đoàn kết, ý chí khắc phục khó khăn, với mục tiêu tồn tại
và phát triển của Công ty, Công ty đã đạt được những thành quả nhất định. Điều đó
được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau đây :


Chỉ tiêu
ơn

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Th
ực hiện
%

so với
2
005
Th
ực hiện
%
so với
2
006
Th
ực hiện
%
so với
2
007
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu sản xuất
- Các sản phẩm Hoá
dược
- Các sản phẩm Bào
chế
+ Doanh thu kinh
doanh
2. Nộp ngân sách
3. Lợi nhuận sau thuế
4.LãI cơ bản trên cổ
phiếu
5. Thu nhập bình quân


r.đ

27.
514

13.
510
8.7
10
4.8
00
14.
004
0
78
0
1.0
00
1.2
50



1
99%

1
73%
1
81%

1
60%
2
45%

102%
100%
1
13.6%


36.
118

15.
618
9.4
10
6.2
08
20.500
434
1.2
03
78
0
1.450




1
31%

1
15%
1
08%
1
27%
1
46%

1
54%
7
8%
116%



60.
507

25.
007
16.
600
8.4
07
35.

500
1.240
2.9
55
1.6
42
1.750



1
67.5%

1
61.2%
1
43.6%
1
37%
1
73%
2
85%
2
45.6%
2
10.5%
120%




(Nguồn trích: Báo cáo sản xuất kinh doanh 4năm)

Qua các chỉ tiêu, số liệu trong bảng cho chúng ta thấy tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần Hoá dược Việt Nam có sự chuyển biến mạnh trong từng
năm. Nhìn chung sự tăng trưởng của công ty khá cao. Doanh thu tăng mạnh mà lợi
nhuận không cao. Thu nhập bình quân tăng nhưng so với mặt bằng xã hội còn thấp.Do
công ty đang đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc, công nghệ sản xuất kinh doanh mới
, chi phí đầu tư lớn, công ty đang di chuyển sang cơ sở mới ảnh hưởng khá lớn lợi
nhuận, dự kiến trong thời gian tới còn tăng do còn phảI đầu tư xây dựng cơ sở mới.
Chính vì vậy Công ty trước mắt còn phảI gặp rất nhiều khó khăn về Tài chính, nguồn
nhân lực, tìm đối tác mới. .
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần
hoá dược việt Nam
1. Nhà cung ứng.
Nguyên liệu và các sản phẩm mua vào phục vụ cho quá trình sản xuất và cung
cấp dịch vụ được Công ty thực hiện theo các tiêu chuẩn và qui định được thiết lập và
kinh nghiệm nghề nghiệp.
Công ty thiết lập các qui trình cần thiết cho việc kiểm soát nguyên liệu và nguồn
cung cấp từ bên ngoài để đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng và các yêu cầu của
khách hàng.
Các kết quả theo dõi, đánh giá nguyên liệu, dịch vụ mua ngoài kể cả các nhà
cung cấp được lưu giữ.
2. Công tác tổ chức quản lý.
SƠ Đồ bộ máy tổ chức công ty



Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Giám đốc
Phó giám đốc kinh
doanh

Phó giám đốc tài
chính k
ế toán

Phó giám đốc sản
xu
ất

Phòng

kế hoạch cung tiêu
Phòng
tc
kế toán
Phòng
kt
& ncpt
Phòng
kiểm
nghiệm
Phò
ng
tổ
chức hành chính
Phân xư
ởng hoá

dược
Phân xưởng bào chế

2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám đốc Công ty:
a. Chức năng:
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyết định,
nghị quyết, kế hoạch của HĐQT và điều hành Công ty.
b. Cơ cấu của Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và
miễn nhiệm.
c. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc:
- Theo qui định của Hội đồng quản trị trong văn bản Qui chế làm việc nội
bộ của Công ty.
2.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Giám đốc
a. Báo cáo: Giám đốc Công ty
b. Chức năng: Giúp Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của
Công ty, tài chính.
c. Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể:
- Được Giám đốc uỷ quyền giải quyết những công việc trong phạm vi được uỷ
quyền và phải có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện trực tiếp với Giám đốc.
- Thay mặt Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ được giao khi Giám đốc vắng mặt
trong phạm vi được uỷ quyền.
- Tham gia các cuộc giao ban hàng tháng do Giám đốc Công ty chủ trì.
- Các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
2.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng TàI chính kế toán
a. Chức năng:

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác tài chính và chế độ kế toán,
thống kê theo qui định của Pháp luật và theo điều lệ của Công ty.
b. Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác quản lý tài chính của Công ty, tăng cường hiệu quả tài
chính doanh nghiệp theo điều lệ Công ty và theo qui định của pháp luật
- Xây dựng kế hoạch về vốn và quản lý vốn, khai thác sử dụng vốn có hiệu quả,
góp phần tăng vòng quay vốn
- Xây dựng các kế hoạch về chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi
phí tiền lương …
- Tổ chức hội nghị phân tích giá thành sản phẩm ít nhất mỗi năm một lần (chuẩn
bị đầy đủ các số liệu, phân tích nguyên nhân tăng, giảm giá, kiến nghị biện pháp hạ giá
thành sản phẩm).
- Thông qua phân tích tình hình thực hiện giá thành thực tế, đề xuất với Lãnh đạo
Công ty trong công tác quản lý để hạ giá thành sản phẩm.
- Kết hợp với Phòng kế hoạch-cung tiêu trong việc kiểm tra giá cả đầu vào, hợp
đồng kinh tế và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng. Rà soát tồn kho nguyên phụ liệu,
thành phẩm, bao bì, tránh tồn đọng vốn làm thiệt hại cho Công ty.
- Kết hợp với Phòng Tổ chức hành chính trong việc rà soát đơn giá tiền lương,
xây dựng qui chế tiền lương, thưởng cho người lao động.
- Thông qua báo cáo tình hình tài chính của quí, năm từ đó phân tích tình hình tài
chính để đề xuất, tham mưu cho Ban Lãnh đạo Công ty những biện pháp quản lý để hoạt
động của Công ty ngày càng hiệu quả hơn.
- Không ngừng nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn về để thực hiện công tác tài
chính kế toán trong Công ty đúng pháp luật và ngày càng hiệu quả trong vai trò quản lý.
- Thực hiện quyết toán và báo cáo quyết toán hàng quí, hàng năm theo tiến độ qui
định.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc
kế toán, theo chuẩn mực, chế độ kế toán.
- Thực hiện thanh toán nội bộ.
- Thực hiện thanh toán cho khách hàng và đối tác theo đúng hợp đồng đã ký kết.
- Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu và đốc thúc công nợ với khách hàng.

- Quản lý các hợp đồng, chứng từ theo qui định.
- Phối hợp với các bộ phận khác để quản lý tốt các tài sản cố định, kho tàng hàng
hoá, nguyên liệu trong Công ty. Thực hiện đúng qui định về đãi ngộ người lao động
theo qui định của Nhà nước, của Công ty.
- Lập các báo cáo và thông tin thống kê theo chế độ qui định của Nhà nước và
Công ty.
- Lập hệ thống sổ sách, tài chính của Công ty theo đúng qui định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Công ty giao.
2.4 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kĩ thuật và nghiên cứu phát triển.
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác quản lý, đảm bảo chất
lượng trong toàn bộ quá trình tạo sản phẩm của Công ty.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng và thiết lập qui trình công nghệ sản
xuất phù hợp tại Công ty; nâng cấp và cải tiến sản phẩm cũ, nghiên cứu đổi mới công
nghệ.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng, áp dụng và duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong quá
trình sản xuất.

- Theo dõi và giám sát các phân xưởng sản xuất thực hiện đúng qui trình kĩ
thuật.
Nghiên cứu và lập các yêu cầu kĩ thuật đối với vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ
sản xuất cho từng mặt hàng.
- Nắm bắt kịp thời, xem xét sự cố kĩ thuật trong quá trình sản xuất và đề xuất
biện pháp giải quyết sự cố, khắc phục, cải tiến.
- Quản lý hồ sơ lô của các mặt hàng.
- Kiểm tra, giám sát, xử lý sản phẩm thu hồi, trả về; giải quyết khiếu nại của
khách hàng.
- Tham mưu cho Ban Lãnh đạo Công ty và trực tiếp tham gia chuẩn bị điều kiện
để từng bước triển khai hệ thống GMP, GLP, GSP tại các cơ sở sản xuất thích hợp của

Công ty.
- Thiết lập và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng thực hiện trong sản xuất của
Phân xưởng bào chế phù hợp với tiêu chuẩn GMP-WHO; Phân xưởng hoá dược phù
hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Duy trì và thực hiện các qui định của GMP.
- Xây dựng và quản lý định mức vật tư, định mức lao động theo qui trình làm
việc cho từng sản phẩm.
- Hướng dẫn áp dụng và huấn luyện chuyên môn theo đúng qui trình làm việc;
xác định nhu cầu và tổ chức đào tạo nội bộ, bên ngoài.
- Tham gia quản lý các sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, xây dựng qui trình
công nghệ mới, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
- Tham gia đánh giá các nhà cung ứng nguyên liệu, bao bì đóng gói.
- Quản lý môi trường, nguồn nước.
- Quản lý về mặt kĩ thuật các máy móc thiết bị và phương tiện đo lường phục vụ
quá trình tạo sản phẩm. Quản lý tốt các trang thiết bịvà tài sản được giao.

- Lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan.
- Nghiên cứu và phát triển sảm phẩm phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất
của Công ty.
- Xây dựng qui trình sản xuất; Đăng kí mới và đăng kí lại sản phẩm, triển khai
áp dụng vào sản xuất; Phối hợp với Phòng Kiểm nghiêm nghiên cứu độ ổn định và theo
dõi tuổi thọ sản phẩm.
- Tích cực học tập và nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ.
- Cập nhật văn bản pháp qui liên quan và hướng dẫn tuân thủ áp dụng tại các bộ
phận liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Công ty giao.
2.5 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kiểm nghiệm
a. Chức năng:
- Kiểm tra, kiểm nghiệm và xác nhận toàn bộ chất lượng sản phẩm từ khâu
nguyên liệu, phụ liệu đến quá trình sản xuất, phân phối tiêu thụ sản phẩm.

b. Nhiệm vụ:
- Đảm bảo vật tư, nguyên phụ liệu cung ứng cho sản xuất và các sản phẩm xuất
xưởng đạt tiêu chuẩn qui định.
- Kiểm tra, giám sát bán thành phẩm, thành phẩm, và sản phẩm hỏng sau khi xử
lý.
- Kiểm tra, kiểm nghiệm nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
theo các tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Theo dõi chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình từ khi sản xuất, phân phối
tiêu thụ tới khi hết hạn sử dụng. Theo dõi và đánh giá tuổi thọ và độ ổn định của sản
phẩm; phối hợp với các bộ phận khác nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tham gia đánh giá các nhà cung ứng nguyên liệu, bao bì đóng gói.
- Kiểm tra môi trường, nguồn nước khi được yêu cầu.
- Lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan.
- Quản lý tốt các trang thiết bịvà tài sản được giao.
- Cập nhật văn bản pháp qui liên quan và hướng dẫn tuân thủ áp dụng tại các bộ
phận liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Công ty giao.
2.6 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch cung tiêu
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, tổ chức thực hiện
kế hoạch và cung ứng vật tư sản xuất trong Công ty.
b.Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào định hướng kinh doanh, yêu cầu của thị trường, khách hàng và năng
lực sản xuất của Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng theo từng tháng.
- Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, giao kế hoạch sản xuất chi tiết tới từng bộ
phận liên quan trong Công ty
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch; điều độ kế hoạch sản xuất (nếu có yêu cầu từ
khách hàng). Thường xuyên đôn đốc đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao tại từng
bộ phận. Phát hiện kịp thời trường hợp mất cân đối , đề xuất giải pháp kịp thời trình

Lãnh đạo nhằm hoàn thành kế hoạch chung của cả Công ty.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan triển khai sản xuất mặt hàng mới.
- Tổng kết báo cáo Lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch và đề xuất các kiến nghị,
giải pháp.
- Cung cấp, bảo quản và cấp phát đầy đủ vật tư phục vụ sản xuất theo kế hoạch.

- Quản lý và bảo quản tốt các hàng hoá trong kho.
- Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng phù hợp theo yêu cầu của Công ty.
- Thực hiện các công việc khác theo theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo.
2.7 Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính
a.Chức năng:
- Quản trị nhân sự.
- Quản lý hành chính.
b. Nhiệm vụ: Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty về:
- Tuyển dụng lao động.
- Đào tạo cán bộ.
- Bố trí lao động, đề bạt và cách chức cán bộ.
- Khen thưởng và kỉ luật.
- Xây dựng định mức lao động và quĩ tiền lương.
- Xây dựng nội qui và qui chế làm việc của Công ty.
- Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo qui định của Nhà
nước.
- Quản lý hồ sơ nhân sự (hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, theo dõi đào tạo ).
- Theo dõi việc tuân thủ nội qui, kĩ luật lao động của Công ty.
- Mua sắm và quản lý các trang thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng.
- Tổ chức công tác bảo vệ, PCCC.
- Quản lý công tác văn thư (công văn đến - đi, con dấu, giấy giới thiệu).
- Tổ chức công tác lễ tân.
2.8 Chức năng, nhiệm vụ của phân xưởng Hoá dược


a. Chức năng:
Sản xuất các sản phẩm hoá dược của Công ty theo kế hoạch được giao.
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất theo lệnh của Ban Giám đốc, theo đúng qui trình công nghệ kĩ
thuật, kịp thời tiến độ, đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt yêu cầu.
- Thực hành tiết kiệm và tổ chức sản xuất hợp lý để sản phẩm đạt yêu cầu với chi
phí thấp nhất.
- Phát huy sáng kiến và cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ không ngừng nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Luôn phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong quá trình sản xuất
nhằm hạn chế các sai hỏng và kém chất lượng.
- Thực hiện ghi chép số liệu ban đầu chính xác, đầy đủ. Lập báo cáo theo qui
định đầy đủ, đúng hạn.
- Quản lý tốt tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Công ty giao.
2.9 Chức năng, nhiệm vụ của phân xưởng bào chế
a. Chức năng:
- Sản xuất các sản phẩm bào chế của Công ty theo kế hoạch được giao.
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất theo lệnh của Ban Giám đốc, theo đúng qui trình công nghệ kĩ
thuật, kịp thời tiến độ, đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt yêu cầu.
- Thực hành tiết kiệm và tổ chức sản xuất hợp lý để sản phẩm đạt yêu cầu với chi
phí thấp nhất.
- Phát huy sáng kiến và cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ không ngừng nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Luôn phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong quá trình sản xuất
nhằm hạn chế các sai hỏng và kém chất lượng.
- Thực hiện ghi chép số liệu ban đầu chính xác, đầy đủ. Lập báo cáo theo qui
định đầy đủ, đúng hạn.

- Quản lý tốt tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Công ty giao.
3. Chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty.
Lãnh đạo Công ty ban hành Chính sách và Mục tiêu chất lượng chung đối với các
hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Trên cơ sở này, các Bộ phận cụ
thể hoá từng mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện cho bộ phận mình.
Chính sách và Mục tiêu chất lượng được phổ biến đến tất cả các cán bộ, công
nhân bằng các hình thức thích hợp như:
- Trình bày dưới dạng thẻ hoặc sổ tay để phát cho tất cả mọi người;
- Phổ biến trong các cuộc họp toàn Công ty hoặc của các bộ phận.
- Viết trên bảng, khẩu hiệu v.v
- Tổ chức học và kiểm tra cùng với các nội dung khác.
Chính sách chất lượng của Công ty
Toàn thể cán bộ công nhân viên công ty CP Hoá Dược Việt Nam cam kết:
- Chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đạt các tiêu chuẩn như đã thoả thuận với
khách hàng với phương châm: Chất lượng, trung thực và kịp thời .
- Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất
lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Mục tiêu chất lượng của Công ty
Mục tiêu chất lượng của Công ty từ nay đến năm 2010 là:

- Giảm số lượng sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đến mức thấp
dưới 5%.
- Lượng hoá và giảm thiểu số lần khiếu nại, phản hồi của khách hàng liên quan
đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty dưới 3%.
4. Thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất của Công ty.
Công ty cổ phần Hoá dược Việt Nam được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Hoá
dược . Phần lớn công nghệ sản xuất là do cán bộ và công nhân xí nghiệp triển khai, thiết
kế lắp đặt, sử dụng các thiết bị không đồng bộ hoặc chế tạo trong nước, thiết bị máy
móc có từ các nguồn Liên xô cũ, Trung Quốc và các nước Đông Âu, phần lớn nhập từ

thập niên 60 – 70 đã xuống cấp.
Sau khi cổ phần hoá xong Công ty ngay lập tức bắt tay thuê các chuyên gia tư
vấn, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, phục hồi nâng cấp số thiết bị nhà xưởng để phù hợp và
đáp ứng yêu cầu sản xuất trước mắt, những cố gắng đó là chưa đáp ứng được yêu cầu
công nghiêp hoá, hiện đại hoá.
Phân xưởng Hoá dược: Công ty đã xác định Phân xưởng Hoá dược là cột sống
của công ty.
- Để đáp ứng yêu cầu về thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất khi đất nước hội
nhập vào kinh tế thị trường WHO, Năm 2007 Công ty đã huy động vốn được 15 tỷ
đồng với được bồi thường di chuyển sang cơ sở 192 Đức Giang 18 tỷ đồng. Công ty đã
xây dựng lắp đặt dây truyền sản xuất Terpin hydrat máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại
tương đương các nước khu vực năng suất tăng gấp 6 lần công nghệ cũ, chất lượng đạt
tiêu chuẩn Dược Diển Việt Nam III, Dược Diển Anh. Cung cấp đủ hàng cho thị trường
trong nước và đang tìm đối tác xuất khẩu. Dây truyên sản xuất Cao Đông dược sản
lượng 25 tấn/năm sản xuất theo các đơn đặt hàng với doanh thu khoảng 5tỷ đồng/năm.
- Để phục vụ đủ hơi cho các dây truyền Hoá dược sản xuất công ty đã lắp đặt mới
2 nồi hơI nằm ngang của Công ty cổ phần Nồi hơI Việt Nam.

- Hiện nay đang bắt đầu đưa dây truyền sản xuất CaCO
3
vào hoạt động với dự
kiến sản xuất 150 tấn/năm đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt nam III, năng suất gấp 2 lần
dây truyền sản xuất cũ, đáp ứng 70% thị trường trong nước.
- Dây truyên sản xuất Taurin theo đơn đặt hàng của Nga đang được lắp đặt máy
móc thiết bị, lắp đặt xong đưa vào sản xuất ngay, năng suất dự kiến 45 tấn/năm.
- Các dây truyền còn lại vừa xây dựng ở 192 Đức Giang, vừa tháo dỡ duy tu bảo
dưỡng máy móc thiết ở 273 Tây Sơn để chuyển sang 192 Đức Giang lắp đặt, lắp đặt
xong đưa vào sản xuất ngay để hạn chế ảnh hưởng tới sản xuất….
Phân xưởng Bào chế : Thiết bị máy móc nhà xưởng đã xuống cấp nhiều, công
nghệ không đủ tiêu chuẩn GMP - WHO để sản xuất thuốc viên, thuốc bột. Chính vì vậy

công ty năm 2008 đã không xin được giấy đăng ký sản xuất thuốc viên, thuốc bột ; Công
ty đã chuyển hướng sang sản xuất thuốc Đông dược và xin ra hạn thêm 1năm nhưng đây
không phảI là biện pháp lâu dài vì đến năm 2010 sản xuất thuốc Đông dược cũng phảI
đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Để sản xuất thuốc viên nén, thuốc bột Công ty lên kế
hoạch xây dựng dây truyền sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn đạt GMP – WHO cho
phân xưởng Bào chế ở 192 Đức Giang.


III. Một số thành tựu và hạn chế cơ bản
1. Những thành tựu đạt được .
Sau 4 năm thành lập Công ty cổ phần Hoá dược Việt Nam mặc dù gặp rất nhiều
khó khăn ; nhà xưởng, máy móc thiết bị xuống cấp, công nghệ lạc hậu. Nhưng với sự
Đoàn kết nhất trí vì ngày mai xây dựng to đẹp hơn từ các cấp lãnh đạo đến các công
nhân viên công ty đã đạt được nhưng thành tựu : CảI thiện một phần lương công nhân
viên, tốc độ tăng trưởng cao , chuẩn bị hoàn thành cơ sở mới ở 192 Đức Giang hứa hẹn
sẽ tạo cho công ty một bước ngoặt lớn, Sản phẩm Hoá dược công ty đạt tiêu ISO 9001
2000 được bạn hàng trong nước tín nhiệm tin dùng….Thương hiệu Hoá dược được
khảng định trên thị trường nội địa.

Công ty đã có một hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm hết sức chặt chẽ tại các
khâu, công đoạn trong phân xưởng, nhằm phát hiện loại bỏ những sản phẩm không đạt
tiêu chuẩn, kết quả là sản phẩm của Công ty được sản xuất ra hầu hết là những sản phẩm
chất lượng cao. Loại bỏ hầu hết những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, những sản phẩm
sai lỗi giao trách nhiệm trực tiếp cho từng khâu, công đoạn trong quá trình sản xuất,
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong từng khâu, trong các phân xưởng. Vấn đề tiêu
chuẩn hoá cũng được Công ty hết sức trú trọng, sản phẩm của Công ty hầu hết đạt tiêu
chuẩn Dược Điển Việt Nam III do Cục quản lý Dược Bộ y tế ban hành.
2. Các tồn tại
Mặc dù chất lượng sản phẩm, tấn lượng sản phẩm của Công ty trong thời gian
gần đây đã được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty

còn tồn tại những bất cập sau đây.
Do ảnh hưởng của phương thức sản xuất kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao
cấp trước đây nên Công ty vẫn còn quản lý chất lượng sản phẩm bằng phương pháp
kiểm tra chất lượng. Trước đây, do cạnh tranh và do cơ chế, Công ty sản xuất theo kế
hoạch Nhà nước giao, mọi kế hoạch sản xuất và tiêu dùng đều do uỷ ban kế hoạch và cơ
quan lập kế hoạch đảm nhận. Vì vậy, việc sản xuất chỉ tập trung vào việc thực hiện theo
đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được xây dựng do các đơn vị tiêu chuẩn hoá, công tác
quản lý chất lượng chỉ tập trung vào khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng của quá trình sản
xuất. Trước thực trạng hàng hoá sản xuất luôn luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng về số lượng cho nên việc kiểm tra chất lượng cũng không được coi trọng khi bước
sang nền kinh tế thị trường, Công ty phải tự đứng vững trên thị trường bằng chính khả
năng của mình. Do đó chưa thể có khả năng xoá bỏ hoàn toàn phương pháp cũ ngay
được mà phải tiếp tục áp dụng và cải tiến dần dần. Tuy nhiên Công ty đã coi trọng hơn
và kiểm tra chặt chẽ từ các khâu, các phân xưởng. Đây là một điều đáng mừng, xong với
phương pháp này trách nhiệm của công tác quản lý chất lượng không phải là lãnh đạo
cao nhất của Công ty, mà nó thuộc về phòng kỹ thuật – nghiên cứu phát triển chứ cũng
không phải là công nhân sản xuất. Mỗi khi có vấn đề về chất lượng thì Công ty chưa đi

tìm hiểu gốc rễ vấn đề mà đi tìm người chịu trách nhiệm. Vì thế chưa đưa ra được những
giải pháp thực sự hữu hiệu để cải tiến và nâng cao chất lượng.
Chính sách chất lượng của Công ty thể hiện được sự hướng sản phẩm của mình
phục vụ nhu cầu thị trường, nhưng chưa thực sự bám sát nhu cầu của thị trường mục
tiêu. Việc duy trì chất lượng thực chất vẫn dựa vào quan niệm, cách thức cũ. Kiểm tra
phân loại và loại bỏ các phế phẩm, chứ không dựa trên hệ thống kiểm soát, ngăn ngừa
các khuyết tật chính sách chất lượng còn mang nặng tính lý thuyết, chưa thể hiện được
mục tiêu chất lượng của Công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng còn sơ sài, cho dù có cả một phó Giám đốc
phụ trách trực tiếp và một phòng ban quản lý, nhưng nó cũng chỉ nằm trong một phạm
vi nhất định. Đã vậy vấn đề quản lý chất lượng cũng chưa được tách ra một cách rõ dệt,
nó vẫn được coi chất lượng sản phẩm thông qua những hàm lượng, qui cách tiêu chuẩn,

khi các thông số đạt hàm lượng, qui cách thì sản phẩm được coi là đạt chất lượng.




×