Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN Lịch sử Văn hóa Việt Nam thế kỉ 10 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2007- 2008
ĐỀ TÀI
( Kinh nghiệm dạy tốt Bài “ Xây Dựng Và Phát Triển
Văn Hóa Dân Tộc Trong Các Thế Kỷ X – XV” )
Người Thực Hiện
LÊ MINH ĐẠO
GIÁO VIÊN BỘ MƠN LỊCH SỬ

ĐỀ TÀI ĐƯỢC XẾP LOẠI B CẤP NGÀNH NĂM 2007-2008


MỤC LỤC
A.Lý Do Chọn Đề Tài :
B.Khảo Sát Thực Trạng :
C.Nội Dung Đề Tài :
I.Văn hoá Đại Việt thế kỷ X – XV :
1.Tư tưởng, Tôn giáo, Tín ngưỡng :
2.Giáo dục :
3.Văn học :
4.Nghệ thuật :
5.Khoa học – Kỹ thuật :
II.Các tư liệu được sử dụng trong chuyên đề :
1.Tư liệu văn bản :
2.Tư liệu tranh ảnh :
III.Giáo án lên lớp :
IV.Bài tập thực hành :
1.Câu hỏi tự luận :
2.Câu hỏi trắc nghiệm :


D.Biện Pháp Tiến Hành :
E.Kết Quả Đạt Được :
Hiệu quả về khả năng phổ biến của đề tài.
F.Các Đề Nghị Kiến Nghị :
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Trong sách giáo khoa mới của chương trình lịch sử lớp 10, có phân phối chương trình
1 tiết dành cho giảng dạy, tìm hiểu lịch sử văn hoá Đại Việt từ thế kỷ X – XV.
- Tuy nhiên qua 2 năm giảng dạy, tôi nhận thấy một số khó khăn sau :
+ Khối lượng kiến thức rộng và rất quan trọng, nhưng thời lượng dạy và học quá ít.
+ Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc ở các thế kỷ X – XV, chưa nêu
bật được nền văn hoá Đại Việt là nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc dù có tiếp thu
và giao lưu với các nền văn hoá khác trong khu vực.
- Do vậy, bên cạnh sách giáo khoa, tôi biên soạn tài liệu này nhằm mục đích sau :
+ Giúp học sinh có cái nhìn khái quát về văn hoá Đại Việt trong các thế kỷ X – XV.
+ Giúp cho học sinh nắm vững nền văn hoá Đại Việt dù có tiếp thu và giao lưu với các
nền văn hoá khác trong khu vực nhưng là nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
+ Giúp cho học sinh tự hào về nền văn hoá truyền thống, sự đóng góp của bản thân, của
dân tộc mình cho nền văn hoá chung Việt Nam. Qua đó, đoàn kết với nhau giúp nhau
cùng tiến bộ.
B. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường trong những năm qua còn thấp, đa số
học sinh không ham thích môn lịch sử. Đây là khó khăn lớn nhất giúp học sinh học tốt.
Tuy nhiên rất nhiều em lại ham thích hiểu biết về lịch sử và văn hóa truyền thống của
dân tộc mà cuộc sống hiện đại ngày nay đôi khi khó nhận thấy.
- Nội dung học tập phụ thuộc vào năng lực, khả năng tổng hợp và tâm tư tình cảm của
học sinh. Trong khi đó khả năng tư duy phân tích của học sinh còn hạn chế.
- Trong nội dung đề tài này, tôi không đi sâu phân tích, cũng như trình bày tất cả những
vấn đề gì về lịch sử văn hóa Đại Việt trong các thế kỷ X – XV vì với thời lượng phân
phối chương trình và khả năng của học sinh phổ thông thì chưa thể làm được. Trong đề
tài này, để phù hợp với học sinh phổ thông tôi coi trọng việc sử dụng tranh ảnh gốc hoặc

các tranh ảnh phục dựng, các tư liệu văn bản gốc (chủ yếu khai thác các đoạn trích trong
“Đại Việt sử ký” của sử gia Lê Văn Hưu, “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên và
một số tác phẩm của các danh nhân đương thời) có chọn lọc, kết hợp với việc dùng màn
hình chiếu Powerpoint (hoặc treo) định hướng cho học sinh quan sát, rút ra nhận xét để
từ đó tổng hợp xâu chuổi các kiến thức cho các em dễ nắm bắt.
C.NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
I.VĂN HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ X- XV :
1.Tư tưởng, Tôn giáo, Tín ngưỡng :
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc du nhập vào nước ta từ
thời Bắc thuộc. Sau khi giành được nền độc lập những tư tưởng tôn giáo trên được nhân
dân ta tiếp thu cải biến, trở thành tư tưởng tôn giáo của dân tộc.
Trong các thế kỷ X – XV nhà nước phong kiến chủ trương “Tam giáo đồng
nguyên”, không phân biệt tôn giáo, các tôn giáo được tự do hoạt động với mục đích
phục vụ đất nước, ủng hộ và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên sau thế kỷ X, những
tín ngưỡng cổ truyền vẫn còn phổ biến. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ những vị anh
hùng dân tộc, những người có công với làng với nước…vẫn được coi trọng. Nhà Lý đã
cho dựng đền “Đồng Cổ” thờ thần vật Trống Đồng (tương truyền đã có từ thời Hùng
Vương) mỗi năm đều tiến hành nghi lễ trang trọng mang tính quốc gia; lập đền thờ Hai
Bà Trưng và đền thờ Phùng Hưng ở Thăng Long; Nâng lễ thờ thần Phù Đổng lên thành
quốc lễ. Đạo giáo cũng được truyền bá, nhiều “đạo quán” được xây dựng và đã hoà nhập
với tín ngưỡng dân gian. Mỗi làng đều xây dựng Đình làng để thờ người có công sáng
lập làng. Năm 1449, Nhà Lê lập đền thờ “Đô đại thành hoàng” ở Kinh đô Thăng Long
thờ cùng với các thần gió, mây, mưa, sấm để hàng năm cúng tế.
Đến thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Nho giáo trong nhân dân còn ít, ngược lại đạo
Phật giữ một vị trí đặc biệt quan trong và rất phổ biến. Các nhà sư được triều đình tôn
trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước. Nhiều nhà sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận,
Sư Vạn Hạnh…đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Vua, quan
nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lý
nhà Phật. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tôn miếu
chưa dựng, xã tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức….cấp độ điệp cho

hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng” “ làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của
vua….nhân dân quá nửa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa”. Do du nhập vào
nước ta bằng nhiều con đường khác nhau, nên Phật giáo cũng sớm hoà nhập với tín
ngưỡng dân gian việt cổ. Trong trào lưu chung đó, nhà nước phong kiến đã tìm ra được
một tôn giáo làm nền cho sinh hoạt tinh thần và tâm linh của người Việt, thoát khỏi ảnh
hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo phương Bắc. Vua Trần Nhân Tông sau khi nhường
ngôi cho con, đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Thiền Trúc
Lâm lấy sự giác ngộ trong lòng làm gốc, mong muốn đưa Phật đến mọi nhà, mọi người
đồng thời cũng gắn Phật với cuộc sống thực tại, với vận mệnh dân tộc.
Trên bước đường xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, cùng với
việc tiếp xúc thường xuyên với nền văn minh Trung Quốc và sự nghiệp chống ngoại
xâm của dân tộc đã không cho phép Phật giáo trở thành quốc giáo. Hệ tư tưởng Nho
giáo đã được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước được nâng cao. Khi cuộc kháng
chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thiết lập triều Lê, Nho giáo
được nâng lên địa vị độc tôn. Trật tự xã hội của Nho giáo được thiết lập trong nhân dân,
được đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ và là
tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử thời phong kiến.
2.Giáo dục :
Thời Bắc thuộc cùng với Nho giáo, chữ Hán đã được du nhập vào nước ta. Cho
đến thế kỷ X, đất nước được độc lập, chữ Hán (chữ nho) trở thành chữ viết chính thức,
nhưng số người biết chữ, biết Nho học còn ít. Các nhà sư Phật giáo được coi là tầng lớp
trí thức quan trọng thời bấy giờ. Nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc
đẩy chính quyền phong kiến phải quan tâm nhiều đến giáo dục. Từ thế kỷ XI đến XV,
giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan
chức và người tài cho đất nước.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư : Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho “lập Văn
Miếu” ở kinh đô Thăng Long, “đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn
mùa cúng tế và cho Hoàng Thái Tử đến học”. Năm 1075, nhà Lý tổ chức “thi Minh kinh
bác học và thi Nho học tam trường”.
Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ

lấy “Tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử
Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học. Năm 1396, các kỳ thi được hoàn chỉnh.
Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn
Hiền, Mạc Đĩnh Chi (lưỡng quốc trạng nguyên), Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi…
Thời Lê, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng : cứ 3 năm có một kỳ thi hội,
chọn tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã tổ chức 12 khoa thi hội.
Số người đi học ngày càng đông, dân trí do đó được nâng cao. Năm 1484, nhà nước
quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sỹ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đặc biệt có bia của
Thân Nhân Trung đã khẳng định “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ” đề cao việc
học và những người đi học. Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan
trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong nhân dân, Nho học cũng từng bước phát triển. Ban đầu các chùa là nơi
dạy học chữ nho (chữ Hán) và các sách kinh sử. Về sau nhiều nhà nho không làm quan ở
nhà dạy học. Một trong những người thầy giáo xuất sắc thời đó là Chu Văn An. Những
quan niệm về tam cương, ngũ thường, trung quân và truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
cũng hình thành và được nhân dân tiếp nhận. Chính thầy Chu Văn An là người đã đưa ra
tư tưởng “gắn liền học với hành” làm cơ sở cho nho học Đại Việt chống lại những quan
điểm gò bó của nho học Tống Nho (Trung Quốc). Tuy nhiên, giáo dục Nho học không
tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
3.Văn học :
Giai đoạn từ thế kỷ X đến XV, là giai đoạn dân tộc ta giành được quyền độc lập
tự chủ và liên tiếp lập được nhiều kỳ tích trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược nên văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Có
thể chia làm 2 giai đoạn : Trước thế kỷ XIII, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo, thơ
văn sáng tác chủ yếu là của các nhà sư như Ngô Chân Lưu, Mãn Giác Thiền Sư…Tiêu
biểu là những tác phẩm “Vận Nước” của nhà sư Pháp Thuận, “Chiếu dời đô” của Lý
Công Uẩn và bài thơ “Sông núi nước Nam” mà Lý Thường Kiệt sử dụng làm bài “thơ
thần” trong trận đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt của nhân dân ta.
Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và đạt được đỉnh cao vào giai đoạn thế kỷ
XIII – XV (thời Trần và đầu thời Lê) với những tác phẩm tiêu biểu như “Hịch tướng sĩ”

của Trần Quốc Tuấn, “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải, “Phú sông Bạch Đằng”
của Trương Hán Siêu…Chính niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước chân chính lan truyền
trong mỗi con người Việt Nam, để rồi nửa đầu thế kỷ XIV đã làm nên hàng loạt các bài
thơ, phú…đồ sộ đến như vậy. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh hoàn thành, văn
học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế với tập “Quân trung từ mệnh” gồm 50 bức thư của
Nguyễn Trãi (thay lời Lê Lợi) dụ hàng giặc Minh. Theo Phan Huy Chú, tác phẩm “Quân
trung từ mệnh” là tập văn chiến đấu “có sức mạnh của mười vạn quân”. Sức mạnh ấy
chính là sự kết hợp giữa tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước. Tác phẩm “Bình Ngô
đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc,
bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Khác với chữ Chăm được sáng tạo từ chữ Phạn của Ấn Độ (sử dụng phổ biến
trước kia ở Miền Trung Việt Nam), chữ Nôm ra đời trên cơ sở học tập chữ Hán từ thế kỷ
XI – XII. Bên cạnh thơ văn chữ Hán, văn học chữ Nôm đã giữ một vị trí quan trọng, các
nho si, quan lại bắt đầu sáng tác thơ bằng chữ Nôm. Nhà vua cũng xem chữ Nôm là một
phương tiện để thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Nguyễn Trãi không những là
nhà văn chính luận kiệt xuất và còn là nhà thơ khai sáng ra văn học tiếng Việt. Văn học
Nôm đặc biệt phải kể đến “Quốc âm thi tập” gồm 254 bài thơ của Nguyễn Trãi, “Hồng
Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông…
4.Nghệ thuật :
Từ thế kỷ X, Hoa Lư đã là một đô thị với nhiều cung điện đền đài. Năm 1010,
Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long thì một trung tâm văn hoá nghệ thuật mới được hình
thành. Trong các thế kỷ X – XIV những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng
ở khắp mọi nơi như chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) xây dựng năm 1049 đời vua Lý Thái
Tông “Giữa hồ dựng lên một cột đá, trên cột đá nở một bông sen ngàn cánh, trên bông
sen lại gác một toà điện, trên điện đặt tượng Phật vàng. Ngoài hồ có hành lang chạy vẽ
xung quanh và có cầu vồng để đi qua…”, còn có chùa Dâu (là tổ đình cổ xưa nhất của
Phật giáo Việt nam, du nhập từ Ấn Độ cách đây 1800 năm , chùa Phật Tích (nổi tiếng
với tượng Phật Adiđà) , Tháp Báo Thiên (ở Thăng Long, cao 12 tầng), Tháp Phổ Minh
(ở Nam Định, cao 14 tầng). Vào cuối thế kỷ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở
Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) – sau này thường được gọi là “thành nhà Hồ”, đánh dấu một

bước phát triển mới của nghệ thuật xây dựng. Sang thế kỷ XV, các vua Lê không chủ
trương xây nhiều công trình mới chỉ tu sửa lại Văn Miếu, cung điện và kinh thành Thăng
Long. Tiêu biểu cho thời kỳ này nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của điện Lam Kinh và
khu lăng mộ đền thờ của các vua Lê ở Thanh Hoá.
Nghệ thuật đúc chuông và tạc tượng cũng rất phát triển. Người Trung Quốc đã
từng nói đến “An Nam tứ đại khí” là tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền (ở chùa Diên
Hựu), Vạc Phổ Minh (ở chùa Phổ Minh) và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (cao 20m ở
Quảng Ninh). Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo
như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen
nở…cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn. Đồ
gốm được tráng men ngọc, men xanh, in hình người, hình thú, hoa lá. Đặc biệt nghệ
thuật kiến trúc của các thế kỷ X – XV vào giai đoạn sau, chịu ảnh hưởng nhiều của
phong cách nghệ thuật Chăm Pa như tượng linh điểu (Garuda), người có cánh đánh
trống (Kinnari).
Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển.
Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc phát triển thời Lý. Văn bia Sùng Thiện diên linh
(ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như
chớp…Làn nước lung linh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi…lộ vân trên vỏ và xoè bốn
chân, nhe răng trợn mắt…Các thần tiên xuất hiện, nét mặt thuần nhị thanh tâm há phải
đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong…”
Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu,đàn cầm, đàn
tranh, cồng chiêng… Các nghệ nhân sáng tác nhiều bản nhạc để tấu hát trong các buổi
lễ hội chịu ảnh hưởng ít nhiều của người Hoa phương Bắc và người Chăm phương Nam.
Đến đầu thế kỷ XV nghệ thuật sân khấu ca múa dân gian bị loại ra khỏi cung đình. Nhà
nước có bộ phận ca nhạc riêng. Sử cũ còn nhắc lại bản “Bình Ngô phá trận nhạc” với
“tiếng trống đồng vang dội làm rung động lòng người”. Trong lúc đó, ở các thôn làng, ca
múa dân gian tiếp tục phát triển trong các ngày lễ hội, các ngày tế thần, tế trời đất. Cùng
với các điệu dân ca, điệu múa, còn có các trò chơi, các cuộc đua tài như đấu vật, đua
thuyền, đá cầu…
5.Khoa học – kỹ thuật :

Một số bộ sử được biên soạn như “Đại Việt sử ký”, “Lam Sơn thực lục”, “Đại
Việt sử ký toàn thư”, địa lý thì có “Dư địa chí”, “An Nam hình thắng đồ” tiêu biểu với
các tác giả Phan Phu Tiên, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trãi, Đàm Văn Lễ….Vua
Lê Thánh Tông cũng cho biên soạn bộ “Thiên Nam dư hạ” gồm 100 quyển, ghi toàn bộ
các thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước đương thời.
Về quân sự có “Binh thư yếu lược” được tương truyền là của Trần Quốc Tuấn.
Toán học có “Đại thành toán pháp” của Lương Thế Vinh, “Lập thành toán pháp” của Vũ
Hữu. Việc xây dựng thành Nhà Hồ và các bảo tháp ở các chùa cao hàng chục trượng
chắc chắn đòi hỏi một trình độ toán học cao. Thiên văn cũng được quan tâm, lịch sử đã
từng nói đến những cột đồng hồ ở cung vua và những “lung linh nghi” để khảo nghiệm
thời tiết. Tư đồ Trần Nguyên Đán cũng là một nhà thiên văn học.
Cuối thế kỷ XIV, do nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng,
dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ sang pháo và đóng các
thuyền chiến có lầu.
Tóm lại : Văn hoá Việt Nam thế kỷ X – XV, trọng tâm là thời Lý – Trần – Lê
mà lịch sử thường gọi là Văn hoá Đại Việt hay Văn hoá Thăng Long đã đạt trình độ phát
triển cao và toàn diện. Vừa giành được độc lập, nhân dân Đại Việt đã phát huy mọi khả
năng để tạo nên một nền văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú, đặc sắc vừa tiếp nối văn
hoá cổ truyền, vừa tiếp nhận ảnh hưởng các nền văn hoá các nước xung quanh, tạo cơ sở
bền vững cho những thành tựu văn hoá dân tộc của các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Đúng như lời của Nguyễn Trãi :
“Duy ngã Đại Việt chi quốc
Thực vi văn hiến chi ba”
(nghĩa là : “Nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến”)
(Theo Bình Ngô đại cáo)

II.CÁC TƯ LIÊU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ :
1.Tư liệu văn bản :
“Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà
trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức….cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm

tăng” “ làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua….nhân dân quá nửa làm
sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa”.
(Theo : Đại Việt sử ký toàn thư)
“Đạo giáo của đức Phật là phương tiện để mở lòng mê muội, là con đường soi
rõ lẽ tử sinh. Trách nhiệm nặng nề của tiên thánh là mực thước cho tương lai, nêu khuôn
phép cho hậu thế”.
(Theo sách : Thiền tông chỉ nam của Trần Thái Tông)
“Kiến trúc của đền Ngọc Sơn là một hệ thống liên hoàn ẩn chứa dấu ấn của cả
ba hệ tư tưởng – tôn giáo : Nho, Phật và Đạo hoà quyện với nhau thật tự nhiên (…) Nhìn
từ ngoài vào, Tháp Bút – Đài Nghiên thể hiện tinh thần của Đạo Nho ; trong chính điện
lại thờ các vị thần của Đạo Giáo (…) Phật A Di Đà được phối thờ ở hậu cung theo mô
hình tiền Thánh hậu Phật thường gặp trong nhiều ngôi đền ở Việt Nam.
(Theo Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí truyền hình Hà Nội 2005)


Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho “lập Văn Miếu” ở kinh đô Thăng Long,
“đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái
Tử đến học”. Năm 1075, nhà Lý tổ chức “thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam
trường”
(Theo : Đại Việt sử ký toàn thư)

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh,
rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế
minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng
nguyên khí làm việc đầu tiên.
(Trích bia tiến sĩ Thân Nhân Trung tại Văn Miếu Hà Nội)
Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm 1469 thời vua Lê Thánh Tông.
Chu Văn An là người cương trực, sửa mình trong sạch, không cầu danh lợi,
chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi đỗ tiến sĩ không ra làm quan mà trở về quê mở trường dạy
học. Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời ra làm tư nghiệp ở Quốc Tử Giám để

dạy thái tử học. Ông đã tham gia vào việc cũng cố triều đình lúc đó đang suy thoái. Đời
vua Dụ Tông, ông dâng “thất trảm sớ”, vua không nghe, ông về ở ẩn tại Chí Linh và mất
tại đó. Ông đã vượt qua ngưỡng người làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới người
làm thầy giáo giỏi của muôn đời…
(Theo Đặng Kim Ngọc, Văn hoá Việt Nam, NXB Văn nghệ Hà Nội, 1959)

Trích : Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn
“Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh, năm lần dời đô, nhà Chu đến
Thành Vương, ba lần dời đô, há phải là các vua đời Tam đại ấy theo ý riêng mà tự tiện
dời đô đâu mà là vì mưu chọn chỗ ở chính giữa, làm kế cho con cháu muôn đời, trên
kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì đổi…Huống chi thành Đại La, đô cũ
của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam
bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao
mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, phồn vinh. Xem khắp
đất Việt, chỗ ấy là nơi thắng địa…”.
Mùa thu, tháng 7, Vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi gọi là Thăng Long.
(Theo : Đại Việt sử ký toàn thư)
Sông Núi Nước Nam
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tạm dịch : Sông núi nước Nam vua Nam ở
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Rành rành định phận ở sách trời
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Theo Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1971)
“Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi
ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm”
(Trích Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn)

Phò Giá Về Kinh
Đoạt sáo Chương Dương độ Tạm dịch : Chương Dương cướp giáo giặc

Cầm hồ Hàm Tử quan Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình tu trí lực Thái bình phải gắng sức
Vạn cổ cựu giang san. Non nước ấy ngàn thu.
(Tụng giá hoàn Kinh sư của Trần Quang Khải)
Phú Sông Bạch Đằng
(…)Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phất phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi. (…)
Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.(…)
(Trích Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu)
khoảng 50 năm sau chiến thắng Mông-Nguyên 1288, thế kỷ XIV
Cáo Bình Ngô
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo (…)
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới (…)
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm ;
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn…
(Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,
Sau chiến thắng Lam Sơn 1427, thế kỷ XV)

Sự xuất hiện của chữ Nôm (Vào khoảng thế kỷ X – XI, đến giữa thế kỷ XIII
thì bước đầu hoàn chỉnh) đáng được coi là cái mốc lớn trên con đường tiến lên của lịch
sử dân tộc, khi nước nhà vững bước tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ, thống nhất.

(Kỷ yếu Hội thảo về xã hội thời Lý – Trần)
Hàn Thuyên, người đầu tiên sáng tạo ra chữ Nôm ghép từ nghĩa của chữ Hán
Cảnh Ngày Hè
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Bảo kính cảnh giới – bài 43, Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi)
Chùa Một Cột (Diên Hựu)
“Giữa hồ dựng lên một cột đá, trên cột đá nở một bông sen ngàn cánh, trên
bông sen lại gác một toà điện, trên điện đặt tượng Phật vàng. Ngoài hồ có hành lang
chạy vẽ xung quanh và có cầu vồng để đi qua…”,
(Theo : Đại Việt sử ký toàn thư)
Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc – Thanh Hoá)
Thành nhà Hồ hình gần vuông, mỗi cạnh dài 700 – 900 m. Cửa thành xây
bằng những khối đá lớn, trong đó có những khối dài 7m, cao 1m50, dày 1m, nặng chừng
15 tấn. Những khối đá này được chuyển từ vùng núi cách thành khoảng 2 – 3 km. Luỹ
bao quanh thành đắp bằng đất, có rải chông ở ngoài chân thành, lại có hào sâu, có cống
ngầm thông với bên trong. Khối lượng đất đắp luỹ khoảng 80000m
3
. Phía trong thành là
cung điện nhà vua và dinh thự các quan lại.
(Theo Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 1980)
Múa Rối Nước
“Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp…Làn nước lung linh,
rùa vàng nổi lên đội ba quả núi…lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt…

Các thần tiên xuất hiện, nét mặt thuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần
thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong…”
(Văn bia Sùng Thiện diên linh, ở Hà Nam, khắc năm 1121)
2.Tư liệu tranh ảnh :

Tượng phật Adiđà chùa Phật Tích Chùa Diên Hựu (chùa Một Cột)

Chùa Dâu – Bắc Ninh
Tháp chùa Phổ Minh 17 Tháp chùa Bình Sơn
Đền Phù Đổng
(Thánh Gióng)
Đền Thờ
Hai Bà Trưng
Chùa Đồng - Yên Tử
(Thiền Trúc Lâm)
14
Đền Ngọc Sơn – Hà Nội Thầy Giáo Chu Văn An

Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu
15


Chữ Hán (Chữ Nho) Nguyễn Trãi (1380-1442)

Chữ Nôm Các văn bản bằng chữ Nôm
16
Rồng đá Rồng đá
thềm điện Kính Thiên -Thăng Long thềm điện Lam Kinh - Thanh Hoá



Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá)
18




Rồng đá đền thờ Lê Văn Thịnh (Tiến sĩ thời Lý)
20
Chuẩn bị ra sân khấu
Múa rối
nước
Hát tuồng
Đang thể hiện vai diễn
22


Thiếu nữ đánh đàn tranh


Đấu vật
Di sản cồng chiêng
Tranh Đông Hồ thể hiện
cảnh chăn trâu thổi sáo và
đấu vật
23
21

×