Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập quản lý và hạch toán tài sản cố định tại nông trường cao su Phú Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.67 KB, 40 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 GTGT Giá trị gia tăng
2 SH Số hiệu
3 STT Số thứ tự
4 TK Tài khoản
5 TSCĐ Tài sản cố định
6 VAT Thuế giá trị gia tăng
DANH MỤC BẢNG BIẾU, SƠ ĐỒ
Tên bảng biếu, sơ đồ Trang
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý 18
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán 19
Sơ đồ 3.3: Hình thức kế toán nhật ký chung 20
Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức sản xuất 21
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh hai năm 2005 và 2006 21
Bảng 3.2: Bảng phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng 23
Bảng 3.3: Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 23
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp TSCĐ của nông trường đến ngày 01/01/2006 24
Bảng 3.5: Tổng hợp tăng TSCĐ năm 2006 27
Bảng 3.6: Sổ nhật ký chung năm 2006 29
Bảng 3.7: Sổ cái TK 211 năm 2006 30
Bảng 3.8: Chi tiết khấu hao năm 2006 (ngày 31/2/2006) 31
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2


1.3.1 Phạm vi về nội dung 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian 2
1.3.3 Phạm vi về không gian 3
PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ cở lý luận 4
2.1.1 Tổng quan về tài sản cố định 4
2.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định 4
2.1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định 4
2.1.1.3 Phân loại tài sản cố định 5
2.1.1.4 Đánh giá tài sản cố định 6
2.1.2 Kế toán tài sản cố định 7
2.1.2.1 Khái niệm 7
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng 8
2.1.2.3 Kế toán một số nghiệp vụ tăng tài sản cố định 9
2.1.2.4 Kế toán một số nghiệp vụ giảm tài sản cố định 11
2.1.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định 12
2.1.3.1 Khái niệm 12
2.1.3.2 Phương pháp khấu hao tài sản cố định 12
2.1.3.3 Tài khoản sử dụng 13
2.1.3.4 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 14
2.1.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định 14
2.1.4.1 Khái niệm 14
2.1.4.2 Các hình thức sửa chữa tài sản cố định 14
2.1.4.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 16
2.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng 16
2.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử 16
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 16
2.2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 16

2.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 16
2.2.2.3 Phương pháp chuyên gia 16
PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
3.1 Đặc điểm của nông trường cao su Phú Xuân 17
3.1.1 Vị trí địa lý 17
3.1.2 Sự hình thành và phát triển của nông trường 17
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, bộ máy sản xuất 18
3.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 18
3.1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán 19
3.1.3.3 Tổ chức bộ máy sản xuất 20
3.1.4 Kết quả hoạt động của nông trường trong hai năm gần đây 21
3.2 Quản lý và hạch toán tài sản cố định tại nông trường cao su Phú Xuân 22
3.2.1 Tình hình chung về tài sản cố định tại nông trường 22
3.2.2 Tình hình quản lý tài sản cố định tại nông trường 26
3.2.3 Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại nông trường 26
3.2.3.1 Hạch toán tăng tài sản cố định 26
3.2.3.2 Hạch toán giảm tài sản cố định 30
3.2.4 Khấu hao tài sản cố định tại nông trường 30
3.2.5 Sửa chữa tài sản cố định tại nông trường 33
3.2.5.1 Sửa chữa thường xuyên,bảo dưỡng 33
3.2.5.2 Sửa chữa lớn 33
3.2.6 Nhận xét 34
3.2.6.1 Công tác quản lý tài sản cố định 34
3.2.6.2 Công tác hạch toán tài sản cố định 35
PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
4.1 Kết luận 36
4.2 Kiến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc đổi mới hiện nay cùng với việc nước ta chính thức ttrở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nhiều cơ hội
và thách thức được đặt ra cho nền kinh tế nước nhà. Các doanh nghiệp trong nước
có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, có nhiều nguồn đầu
tư, nhưng bên cạnh đó còn có những khó khăn, thách thức là phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
phải có những chiến lược, những kế hoạch sao cho phù hợp và có hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Mỗi doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình cũng như
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, trước tiên cần phải chú tâm đến việc
quản lý và sử dụng tốt mọi nguồn lực mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Con người và
tài sản là hai loại nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất, chúng là những yếu tố quyết
định đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
TSCĐ là bộ phận chủ yếu của cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp.Việc
trang bị, sử dụng TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất
kinh doanh. Quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư
trong sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng lợi nhuận, đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn đầu tư, góp phần tăng tích lũy để tái
sản xuất mở rộng.
TSCĐ nếu không được trang bị, đổi mới thường xuyên thì sẽ bị lạc hậu, làm
cho chi phí tăng cao, giá thành cao,… doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh trên thị
trường. Do đó, việc đổi mới công nghệ, trang bị TSCĐ hiện đại đang là một xu thế
của các doanh nghiệp hiện nay. Đã trang bị được TSCĐ tiên tiến, hiện đại nhưng
công tác quản lý và sử dụng chúng nếu không được thực hiện tốt thì sẽ không đem
lại hiệu quả kinh tế, đôi khi có thể gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ là như vậy, làm thế nào
để quản lý tốt TSCĐ? Trang bị TSCĐ như thế nào là hợp lý, phù hợp đối với một
doanh nghiệp? Hạch toán TSCĐ tại doanh nghiệp bao gồm những công việc gì? Đó
là những điều mà tôi muốn tìm hiểu.

Nông trường cao su Phú Xuân là một doanh nghiệp trực thuộc công ty cao su
Đắk Lắk. Khi mới thành lập, vật tư, trang thiết bị thiếu thốn, cơ sở vật chất chỉ là lán
trại tạm. Nhờ sự cố gắng, không ngừng trang bị, đổi mới TSCĐ, cho đến nay, nông
trường đã có hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh. Việc trang bị và quản lý sử
dụng TSCĐ tốt đã tạo cho nông trường cơ sở vững chắc để phát triển và đạt hiệu
quả kinh tế cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ đối với
mỗi doanh nghiệp nói chung và đối với nông trường cao su Phú Xuân nói riêng, qua
thời gian thực tập tại nông trường, tôi đã chọn đề tài “Quản lý và hạch toán TSCĐ
tại nông trường cao su Phú Xuân” để viết báo cáo thực tập.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
▪ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý và hạch toán
TSCĐ.
▪ Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và hạch toán TSCĐ tại nông trường
cao su Phú Xuân từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và hạch
toán TSCĐ tại nông trường cao su Phú Xuân.
▪ Đề xuất một số giải pháp nhằm bổ xung, hoàn thiện công tác quản lý và
hạch toán TSCĐ tại nông trường cao su Phú Xuân.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về nội dung
Công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại nông trường cao su Phú Xuân.
1.3.2 Phạm vi về không gian
Địa điểm nghiên cứu tại nông trường cao su Phú Xuân.
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về TSCĐ
2.1.1.1 Khái niệm TSCĐ
TSCĐ là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại
dưới hình thái giá trị dược sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng trong

quá trình kinh doanh, có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo qui định trong chế
độ quản lý TSCĐ hiện hành.
Tiêu chuẩn về TSCĐ:
▪ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
▪ Nguyên giá TSCĐ được xác định một cách đáng tin cậy.
▪ Thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
▪ Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
2.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ
Nhận biết đặc điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý
TSCĐ. TSCĐ có một số đặc điểm sau:
▪ TSCĐ hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, không thay
đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.
▪ Giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ bị giảm dần khi tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh do sự hao mòn.
▪ Giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển dần vào chi phí sản xuất, kinh
doanh hàng kỳ dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ.
▪ TSCĐ trải qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòng quay của
số vốn bỏ ra ban đầu để mua sắm.
2.1.1.3 Phân loại TSCĐ
TSCĐ có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, công
dụng và thời gian sử dụng khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau. Do đó phải tiến
hành phân loại TSCĐ để dễ dàng quản lý.
Có nhiều căn cứ để phân loại TSCĐ.
a) Căn cứ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư:
TSCĐ bao gồm:
▪ TSCĐ hữu hình
▪ TSCĐ vô hình
▪ TSCĐ thuê tài chính
b) Căn cứ theo công dụng và tình hình sử dụng:

TSCĐ bao gồm:
▪ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh
▪ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng trong
doanh nghiệp
▪ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước
▪ TSCĐ chờ xử lý
c) Căn cứ theo quyền sở hữu và tính pháp lý của doanh nghiệp:
TSCĐ bao gồm:
▪ TSCĐ tự có
▪ TSCĐ đi thuê: Bao gồm TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính
d) Căn cứ theo nguồn hình thành:
TSCĐ bao gồm:
▪ TSCĐ hình thành từ nguồn ngân sách cấp
▪ TSCĐ hình thành từ quỹ xí nghiệp
▪ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay
▪ TSCĐ nhận vốn góp liên doanh
2.1.1.4 Đánh giá TSCĐ
Là xác định giá trị ghi sổ TSCĐ theo những tiêu thức nhất định, giá trị TSCĐ
được đánh giá theo giá trị ban đầu (tức là nguyên giá TSCĐ) và giá trị còn lại
TSCĐ.
a) Nguyên giá TSCĐ
▪ Nguyên giá TSCĐ hữu hình
-Trường hợp mua sắm TSCĐ (đối với cơ sở tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ):
-Trường hợp xây dựng cơ bản hoàn thành (đối với cơ sở tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ):

-Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến:
-Trường hợp TSCĐ được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh
▪ Nguyên giá TSCĐ vô hình

-Trường hợp mua sắm TSCĐ vô hình:
Nguyên Giá thực tế của công trình xây Các chi phí
giá = dựng (Qui định tại điều lệ quản + liên quan
TSCĐ lý đầu và xây dựng hiện hành) khác
Nguyên Giá trị còn Giá trị đựợc đánh giá Các chi phí
giá = lại trên sổ (hoặc) thực tế của hội đồng + liên
TSCĐ sách giao nhận quan
Nguyên Giá trị theo đánh giá Các chi phí
giá = thực tế của hội đồng + liên
TSCĐ giao nhận quan
Nguyên Giá Các khoản giảm Các khoản thuế (không Chi phí
giá = mua - giá, chiết khấu + bao gồm các khoản + liên
TSCĐ TSCĐ thương mại thuế được hoàn lại quan
Nguyên Giá mua Các khoản giảm Chi phí liên quan Thuế nhập
giá = không - giá, chiết khấu + (vận chuyển, + khẩu
TSCĐ có VAT thương mại bốc dỡ…) (nếu có)
-Trường hợp TSCĐ vô hình được cấp, biếu tặng:
b) Giá trị còn lại TSCĐ
Các trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ:
▪ Đánh giá lại TSCĐ
▪ Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ
▪ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ
2.1.2 Kế toán TSCĐ
2.1.2.1 Khái niệm
▪ TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm
giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình bao gồm các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
- TSCĐ hữu hình khác
▪ TSCĐ vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định
được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh,
cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ vô hình.
Nguyên Giá trị theo đánh giá Các chi phí
giá = thực tế của hội đồng + liên quan
TSCĐ giao nhận trực tiếp
Giá trị Nguyên Giá trị hao mòn
còn = giá - lũy kế
lại TSCĐ TSCĐ
TSCĐ vô hình bao gồm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất
- Quyền phát hành
- Bản quyền, bằng sáng chế
- Nhãn hiệu hàng hóa
- Phần mềm máy vi tính
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
- TSCĐ vô hình khác
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
▪ Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”
-Kết cấu:
TK 211
SD: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
Nguyên giá TSCĐ tăng do TSCĐ tăng Nguyên giá TSCĐ giảm do TSCĐ giảm
Tăng nguyên giá do xây lắp trang bị Giảm nguyên giá do tháo bớt một bộ phận
thêm

Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá
lại lại
Phát sinh tăng trong kỳ Phát sinh giảm trong kỳ
SD: Nguyên giá TSCĐ hiện có cuối kỳ
-Tài khoản cấp 2: TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112: Máy móc thiết bị
TK 2113: Phương tiện vạn tải, truyền dẫn
TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc
TK 2118: TSCĐ khác
▪ Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”
-Kết cấu:
TK 213
SD: Nguyên giá TSCĐ vô hình đầu kỳ
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Phát sinh tăng TSCĐ vô hình Phát sinh giảm TSCĐ vô hình
SD: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có
cuối kỳ
-Tài khoản cấp 2: TK 2131: Quyền sử dụng đất
TK 2132: Quyền phát hành
TK 2133: Bản quyền, bằng sáng chế
TK 2134: Nhãn hiệu hàng hóa
TK 2135: Phần mềm máy vi tính
TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TK 2138: TSCĐ vô hình khác
2.1.2.3 Kế toán một số nghiệp vụ tăng TSCĐ
▪ Tăng TSCĐ do mua sắm trong nước (đối với cơ sở tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ):
Căn cứ vào các chứng từ liên quan (hóa đơn mua TSCĐ, phiếu chi…) kế toán
lập biên bản giao nhận TSCĐ và ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 211,213: Theo nguyên giá
Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331,341: Theo giá thanh toán
Bút toán kết chuyển nguồn:
Nợ TK 441,414,…: Nguyên giá
Có TK 411: Nguyên giá
▪ Tăng TSCĐ do nhập khẩu:
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán
ghi sổ theo định khoản:
-Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngày giao dịch< tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ (theo tỷ giá ngày giao dịch)
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)
Có TK 111,112: (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu (theo tỷ giá ngày giao dịch)
-Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngày giao dịch>tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ (theo tỷ giá ngày giao dịch)
Có TK 111,112: (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu (theo tỷ giá ngày giao dịch)
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá)
Thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu:
Nợ TK 1332: Thuế GTGT (theo tỷ giá ngày giao dịch)
Có TK 3331: (theo tỷ giá ngày giao dịch)
Bút toán kết chuyển nguồn:
Nợ TK 441,414,…: Nguyên giá
Có TK 411: Nguyên giá
▪ Tăng TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành
Trường hợp tự làm:
-Ghi sổ TSCĐ:
Nợ TK 211,213: Nguyên giá
Có TK 2412: Giá thực tế của công trình

-Thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 133: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
-Bút toán kết chuyển nguồn:
Nợ TK 441,414,…: Nguyên giá
Có TK 411: Nguyên giá
Trường hợp thuê ngoài:
-Ghi sổ TSCĐ:
Nợ TK 211,213: Nguyên giá
Có TK 2412: Giá trị thực tế công trình (không có thuế GTGT)
- Bút toán kết chuyển nguồn:
Nợ TK 441,414,…: Nguyên giá
Có TK 411: Nguyên giá
▪ Tăng TSCĐ do được cấp, góp vốn liên doanh
Nợ TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (Nguyên giá TSCĐ)
▪ Tăng TSCĐ do điều động nội bộ công ty
Nợ TK 211,213: Nguyên giá
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (giá trị còn lại)
2.1.2.4 Kế toán một số nghiệp vụ giảm TSCĐ
▪ Giảm do nhượng bán TSCĐ
-Xóa sổ TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ
-Chi cho nhượng bán
Nợ TK 811: Chi phí khác (chi cho nhượng bán)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331,…: Tổng giá thanh toán

-Thu từ nhượng bán
Nợ TK 111,112,131,…: Số thu từ nhượng bán
Có TK 711: Thu nhập khác (thu từ nhượng bán)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (tính theo giá bán TSCĐ)
▪ Giảm do thanh lý TSCĐ
Hạch toán tương tự trường hợp nhượng bán TSCĐ.
▪ Giảm do trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh
-Giảm TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Nợ TK 411: Giá trị còn lại
Có TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ
-Phần chênh lệch
Nợ TK 411: Phần tổn thất (đã hao mòn)
Có TK 111,112,338: Phần tổn thất
▪ Giảm do chuyển cho đơn vị khác theo quyết định của cấp trên
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Nợ TK 411: Giảm nguồn vốn
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
2.1.3 Kế toán khấu hao TSCĐ
2.1.3.1 Khái niệm
Khấu hao TSCĐ là sự tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá
của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
2.1.3.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ
▪ Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao bình quân)
Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
Mức khấu hao bình quân được tính như sau:

Mức khấu hao TSCĐ cần trích của một tháng bất kỳ:
Mức khấu bình quân hao năm


Mức khấu hao bình quân tháng =
12 tháng

Giá trị phải khấu hao
Mức khấu bình quân hao năm =
Số năm sử dụng

Khấu hao Khấu hao Khấu hao Khấu hao
TSCĐ phải = TSCĐ đã + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm
Trích trong tháng trích tháng trước trong tháng trong tháng
▪ Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu
hao nhanh)
Là phương pháp mà số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dần
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó.
▪ Phương pháp khấu hao theo sản lượng
2.1.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố định”
-Kết cấu:
TK 214
SD: Giá trị hao mòn đầu kỳ
Giá trị hao mòn giảm do: Giá trị hao mòn tăng do:
Thanh lý, nhượng bán Trích khấu hao
Đánh giá lại TSCĐ Đánh giá lại TSCĐ
Điều chuyển Điều chuyển
Phát sinh giảm giá trị hao mòn Phát sinh giảm giá trị hao mòn
SD: Giá trị hao mòn hiện có cuối kỳ
-Tài khoản cấp 2: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình

TK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư
2.1.3.4 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
▪ Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào “Bảng tính và phân bổ khấu hao” kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627,641,642,…
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
2.1.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định
2.1.4.1 Khái niệm
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng dần với mức độ khác
nhau và năng lực của chúng cũng vì thế bị giảm sút dần, để bảo vệ và duy trì năng
lực hoạt động của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng ta phải tiến hành
sửa chữa TSCĐ.
2.1.4.2 Các hình thức sửa chữa tài sản cố định
▪ Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động
bảo trì, bảo dưỡng, theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình
thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn,
chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn, do vậy không cần lập dự toán.
▪ Sửa chữa lớn: mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị
hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật. Thời gian sửa chữa lớn dài, chi phí phát
sinh nhiều, do đó phải lập dự toán.
2.1.4.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng
Chi phí sửa chữa phát sinh, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627,641,642: (nếu chi phí nhỏ)
Nợ TK 142: Chi phí trả trước (nếu chi phí lớn)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (truờng hợp thuê ngoài)
Có TK 111,152,334,…
Đồng thời xác định mức phân bổ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh từng
kỳ, ghi:
Nợ TK 627,641,642: Mức phân bổ

Có TK 142: Chi phí trả trước
b) Sửa chữa lớn
Tài khoản sử dụng: TK 2413 “Sửa chửa lớn TSCĐ”
▪ Theo phương thức tự làm
-Tập hợp chi pí sửa chữa lớn thực tế phát sinh
Nợ TK 2413: Sửa chữa lớn
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,152,334,…
-Công việc sửa chữa hoàn thành bàn giao, kế toán ghi
+ Nếu kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào chi phí của kỳ hạch toán thì
Nợ TK 627,641,642
Có TK 2413
+ Nếu không thực hiện trích trước
Chi phí sửa chữa cần phân bổ:
Nợ TK 142: Số chi phí phân bổ cho niên độ này
Nợ TK 242: Số chi phí còn phân bổ cho các niên độ sau
Có TK 2413
Hàng tháng phân bổ dần vào chi phí các đối tượng:
Nợ TK 627,641.642
Có TK 142
Cuối niên độ kế toán:
Nợ TK 142
Có TK 242
+ Có trích trước
Nợ TK 627,641,642: (nếu số trích trước < chi phí thực tế phát sinh)
Nợ TK 335: Số đã trích
Có TK 2413: Số chi phí thực tế
Có TK 627,641.642: (nếu số trích trước>chi phí thực tế phát sinh)
▪ Theo phương thức thuê ngoài
Số tiền phải trả cho nhà nhận thầu:

Nợ TK 2413
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331…
Các phần sau hạch toán tương tự trường hợp tự làm, chỉ khác ở chỗ:
Số trích trước lớn hơn số thực tế, lúc này không ghi Có TK 627,641…
mà ghi Có TK 711: số chênh lệch.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung
2.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Là phương pháp khi đánh giá một sự vật hay hiện tượng nào đó ta đặt nó
trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, khi hiện tượng này thay đổi thì các hiện
tượng khác cũng thay đổi theo.
2.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử
Là phương pháp khi đánh giá một sự vật hay hiện tượng nào đó ta đặt nó
trong mối quan hệ đến thời điểm cụ thể.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Điều tra, thu thập số liệu theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
2.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để xử lý số liệu điều tra và thu thập
được.
2.2.2.3 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong quá trình nghiên cứu.
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ XUÂN
3.1.1 Vị trí địa lý
Nông trường cao su Phú Xuân đóng trên địa bàn xã EaDrơng, huyện CưMgar,
tỉnh Đắk Lắk. Cách thành phố Buôn Ma Thuột 20 km về phía đông đi về hướng tỉnh
Gia Lai.

Phía đông: Giáp xã CưBao, huyện Krông Buk
Phía tây: Giáp xã Cuốr Đăng, xã EaDrơng, huyện CưMgar
Phía nam: Giáp công ty ca fê Thắng Lợi, huyện Krông Bách
Phía bắc: Giáp công ty ca fê ĐRao, huyện CưMgar
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Nông trường cao su Phú Xuân là một doanh nghiệp trực thuộc công ty cao su
Đắk Lắk, được thành lập theo quyết định số 278/QĐ-UB của UBND tỉnh Đắk Lắk
ngày 14/06/1978.
Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, hiện nay nông trường đang quản lý
749 cán bộ công nhân viên và quản lý 1.750 ha cao su. Khi mới thành lập cơ sở vật
chất của nông trường gần như không có gì, vật tư, trang thiết bị thiếu thốn. Nhờ có
sự cố gắng, phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân, hiện nay nông trường đã
có cơ ngơi khang trang, trụ sở làm việc với phương tiện làm việc hiện đại.
Chi tiết vườn cao su do nông trường quản lý:
-Cao su trồng năm 1979: 141 ha
- Cao su trồng năm 1983: 40 ha
- Cao su trồng năm 1984: 88 ha
- Cao su trồng năm 1985: 111 ha
- Cao su trồng năm 1986: 160 ha
- Cao su trồng năm 1987: 250 ha
- Cao su trồng năm 1988: 200 ha
- Cao su trồng năm 1989: 266 ha
- Cao su trồng năm 1990: 200 ha
- Cao su trồng năm 1991: 49,1 ha
- Cao su trồng năm 1993: 96,6 ha
-Cao su liên kết : 148,3 ha
Tổng cộng :1.750 ha
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, bộ máy sản xuất
3.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý
▪ Sơ đồ tổ chức quản lý

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
▪ Chức năng của từng bộ phận
- Ban giám đốc nông trường: Lãnh đạo đơn vị về mọi hoạt động, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Công ty cao su về mọi hoạt động của đơn
vị.
- Phòng kế toán – tài vụ: Chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động tài chính
của nông trường. Chịu sự kiểm tra giám sát của phòng kinh tế - tài vụ
của công ty cao su Đắk Lắk.
- Phòng kỹ thuạt sản xuất: Chịu trách nhiệm toàn bộ kỹ thuật khai thác và
chăm sóc cao su, triển khai kế hoạch sản xuất.
- Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý lao động, tuyển dụng, đào tạo lao
động. Thực hiện các thủ tục hành chính của nông trường.
Ban giám đốc
nông trường
Phòng
Kỹ thuật -
Sản xuất
Phòng
Kế toán -
Tài vụ
Phòng
Tổ chức -
Hành chính
Phòng
Bảo vệ
5 đội
sản xuất

- Phòng bảo vệ: Bảo vệ trật tự an ninh trong nông trường, quản lý bảo vệ
tài sản của nông trường.
- Các đội sản xuất: Chăm sóc vườn cây và khai thác mủ.
3.1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán
▪ Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
▪ Hình thức kế toán
Nông trường cao su Phú Xuân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty
cao su Đắk Lắk, hạch toán theo mô hình nửa độc lập nửa phụ thuộc.
Nông trường hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ 3.3: Hình thức kế toán nhật ký chung
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh toán
công nợ
Kế toán thuế
Kế toán vật
tư và bảo
hiểm xã hội,
huy động
vốn
Kế toán quản
trị nợ công
ty, cơ sở liên
kết, nhân
viên ISO, tín

dụng
Kế toán tiền
lương, đầu tư
chính sách
KTCB
Thủ kho
Thủ quỹ
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký đặc biệt
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
3.1.3.3 Tổ chức bộ máy sản xuất
▪ Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Nông trường thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là trồng mới,
chăm sóc và khai thác mủ cao su.
▪ Sơ đồ tổ chức sản xuất
Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức sản xuất
Trưởng phòng kỹ thuật - sản xuất
Phó phòng kỹ thuật - sản xuất
Nhân viên kỹ thuật - địa bàn
Nhân viên phụ trách KCS
Nhân viên xây dựng cơ bản,cơ khí
Nhân viên đất-điện-thuế- thu phụ

Nhân viên tổng hợp
Công nhân cơ khí, điện
Tổ bơm khí
Đội
trưởng 2.0
Đội
trưởng 3.0
Đội
trưởng 4.6
Đội
trưởng 5.0
Đội
trưởng 7.0
3.1.4 Kết quả hoạt động của nông trường trong hai năm gần đây
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh hai năm 2005 và 2006
3.2 QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ
XUÂN
3.2.1 Tình hình chung về tài sản cố định tại nông trường
Mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh khi mới đi vào hoạt động thì đề phải được
trang bị về TSCĐ. Trong quá trình hoạt động, TSCĐ phải được thường xuyên kiểm
tra. Nếu có hư hỏng thì phải tiến hành sửa chữa, nếu thiếu thì phải trang bị thêm.
TSCĐ không chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phục vụ cho
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng doanh thu và thu nhập khác 26168684530 41680084881
2 Giá vốn hàng bán và tổng chi phí 25676493736 41021578642
3 Tổng lợi nhuận trước thuế 492190794 658506240
4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 137813422 184381746
5 Tổng lợi nhuận sau thuế 354377372 474124492

×