Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cao su Mang Yang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.3 KB, 61 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khi Việt Nam ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới
WTO thì tất cả các doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất kinh doanh luôn đứng
trước sự cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt từ các đối thủ bên ngoài. Bất kì một
doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất kinh doanh nào muốn đứng vững trên
thương trường thì vấn đề tài chính đóng vai trò cũng rất là quan trọng giúp cho
doanh nghiệp ổn định, chủ dộng trong việc trang bị cơ sở vật chất, lao động, máy
móc công nghệ. Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì phải tranh thủ và tận
dụng tối đa các nguồn đầu tư. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tạo được sự tin
tưởng đối với khách hàng, với các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư họ luôn luôn muốn
các khoản đầu tư của mình phải có hiệu quả, phải mang lại lợi nhuận. Để làm
được điều đó thì các nhà đầu tư phải nắm được tình hình tài chính của doanh
nghiệp cả trong quá khứ lẫn hiện tại như thế nào để đảm bảo cho các khoản đầu
tư của mình. Do đó, việc phân tích tài chính của một doanh nghiệp, đơn vị sản
xuất kinh doanh là hết sức cần thiết giúp cho nhà quản trị nắm sơ được tình hình
tài chính của đơn vị mình từ đó có những phương án kinh doanh phù hợp.
Việt Nam là nước nông nghiệp và cây cao su là cây công nghiệp lâu
năm. Cây cao su được đưa vào trồng ở nước ta từ năm 1897, đến nay cây cao su
đã được trồng nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta. Hiện nay thu nhập của ngành cao
su đóng góp vào GDP của nước nhà ngày càng tăng, những năm về trước việc
sản xuất và kinh doanh cây cao su con gặp nhiều khó khăn do giá cả trên thị
trường thấp và biến động nhiều, cùng với công nghệ chế biến mủ đơn giản,
chủ yếu là phục vụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu nguyên liệu thô. Từ
năm 2003 trở lại đây giá cao su trên thị trường tăng và ổn định, ngoài ra đó
là việc đầu tư công nghệ sản xuất và chế biến mủ cao su hiện đại hơn làm
cho việc sản xuất và kinh doanh mũ cao su phát triển nhanh, ổn định. Tuy
nhiên đối với các công ty nằm ở vùng Tây Nguyên còn gặp rất nhiều khó
1
khăn do điều kiện tự nhiên, sự thu hút vốn, trình độ quản lý còn nhiều hạn


chế do đặc thù riêng của ngành sản xuất cao su.
Công ty cao su Mang yang lá một doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc
lập. Năm 2001, thực hiện nghị quyết TW III khoá IX về việc đổi mới và sắp
xếp lại các tổ chức, các doanh nghiệp nhà nước, công ty đã cũng cố và sắp xếp
lại công tác cán bộ cùng với đó là việc thâm canh vườn cây và đã phát huy
được hiệu quả. Để nhận biết được khó khăn, những thuận lợi cũng như những
tồ tại trong công tác tài chính của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp cho ban
lãnh đạo công ty nhằm đưa ra được các quyết định phù hợp để đưa công ty phát
triển hơn nữa. Xuất phát từ yêu cầu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích
tình hình tài chính của Công ty cao su Mang Yang” để làm đề tài nghiên
cứu của luận văn cuối khoá. Với lượng kiến thức và thời gian còn nhiều hạn
chế vì vậy trong quá trình nghiên cứu và làm khoá luận sẻ không tránh khỏi
những sai sót, kính mong quý thầy cô và các độc giả đóng góp ý kiến để đề tài
được hờn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty.
- Rút ra các điểm mạnh điểm yếu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài
chính của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp giúp cho hoạt động tài chính của Công ty giảm
tránh các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề liên quan đến tài chính như các báo
cáo tài chính, bảng cân đối kế toán cùng với một số tài liệu liên quan trong quá trình
nghiên cứu.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian nhiên cứu
Đề tài được tiến hành thực hiện ở Công ty cao su Mang yang huyện Đăk Đoa tỉnh
Gia Lai.
2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 02/04/2007 đến ngày 08/06/2007.
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích thực trạng hoạt động tài chính ở Công ty.
+ Phân tích về tài sản và nguồn vốn.
+ Phân tích về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích về các tỷ số tài chính chủ yếu.
+ Phân tích các rủi ro trong hoạt động tài chính.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của Công ty.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tài chính
của Công ty.
3
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến việc phân tích tình hình tài chính
 Khái niệm tài chính: khái niệm về tài chính được xuất hiện trong hầu hết tất
cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, khái niệm về tài chính rất rộng
tùy vào mỗi doanh nghiệp và mỗi lĩnh vực kinh doanh mà có một khái niệm về tài
chính phù hợp với đặc thù riêng. Khi nhắc đến tài chính hầu như tất cả đều nghĩ đến
là tiền, nhưng với xu thế phát triển nền kinh tế hội nhập và nhất là khi Việt Nam ta
là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì tài chính không chỉ là tiền
mà nó là tất cả các mối quan hệ được biểu hiện dưới hình thức là tiền tệ, ta có thể
khái niệm tài chính một cách như sau:
“Tài chính là hệ thống tất cả các mối quan hệ biểu hiện dưới hình thức
tiền tệ nảy sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các
hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, của toàn xã hội”.[1]
Qua khái niệm trên ta thấy tất cả các mối quan hệ này phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nó tác
động đến kết quả kinh doanh cuối cung của doanh nghiệp vì vậy tài chính đóng một

vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp.
 Khái niệm phân tích tình hình tài chính: đối với bất kì một doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh hay kinh doanh dịch vụ. Thông tin là rất cần thiết và quang trọng,
với xu thế ngày càng phát triển và hội nhập thì lượng thông tin rất đa dạng và phong
phú, tuy nhiên với các thông tin mà thu thập được đó chi là những thông tin sơ cấp
chưa qua sử lý. Để các thông tin đó phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị,
chủ đầu tư hay nói cách khác là phục vụ cho mục đích chủ quan của người sử dụng
thông tin thì cần tiến hành sử lý và phân tích các thông tin. Đối với các doanh
nghiệp công tác phân tích thông tin về thị trường, tài chính rất quan trọng bởi vì
thông qua việc phân tích đó nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định chính xác, đạt
4
hiệu quả cao hơn, đồng thời các tổ chức các nhà đầu tư cũng yên tâm hơn với các
khoản đầu tư của mình vào doanh nghiệp. Với sự quan trọng của việc phân tích tài
chính đã nêu trên ta có thể khái niệm phân tích tình hình tài chính như sau:
“ Phân tích tình hình tài chính là quá trình thu thập và sử lý các thông tin về
tài chính, thông tin về kinh tế nhằn xem xét và đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự báo cho tương lai”[5]
Sơ đồ 1: Tiến trình phân tích tài chính doanh nghiệp.

Như vậy, việc phân tích tài chính không chỉ phân tích những con số ở hiện
tại mà còn phân tích những số liệu trong quá khứ của doanh nghiệp và đưa ra các dự
báo cho doanh nghiệp trong tương lai sẻ như thế nào? Qua việc phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp từ đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm duy trì tình
trạng có lợi cho doanh nghiệp vì vậy việc phân tích tình hình tài chính đóng một vai
trò hết sức quan trọng.
 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính: báo cáo tài chính tổng hợp định kỳ
những số liệu tài chính quan trọng của một doanh nghiệp. Một số mặt hoạt động phi
tài chính của doanh nghiệp như: tổ chức, lao động, công nghệ, maketing…đôi khi
cũng được đưa vào các báo cáo của giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị để công bố
kèm báo hàng năm. Riêng các báo cáo tài chính được dành toàn bộ để tổng hợp về

tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể. Chúng phải tập hợp
một số khối lượng thông tin rất lớn và trình bày một cách hợp lý để người đọc có
thể phân tích dễ dàng sức mạnh tài chính, khả năng thanh khoản, lợi nhuận và rủi ro
của công ty.[6]
5
Đánh giá và quyết định
Thông tin tài chính
Thông tin kinh tế
Tình hình tài chính
Giải pháp
Kỹ thuật phân tích
Thủ thuật phân tích
Xử lý thông tin
Thu thập thông tin
Đối tượng
Phương pháp
Mục tiêu
Phân tích các báo cáo tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ
số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở
doanh nghiệp mà được phản ánh trên báo cáo tài chính đó.
“ Phân tích báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến
những gì sẽ sảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để các
điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu”.[6]
Tóm lại: phân tích các báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên
báo cáo “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rỏ tình hình tài chính
của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản
lý doanh nghiệp.
 Ý nghĩa của phân tích báo các tài chính:[6]
- Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình

hình tài chính chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu
đều có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
- Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động
của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh kế. Những báo cáo này do kế toán
soạn thảo định kì nhằm cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của
doanh nghiệp, hoặc của tổ chức cho những người cần sử dụng chúng. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử
dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào chức năng hoạt động của họ. Nội dung này
được khái quát qua sơ đồ sau: (sơ đồ 1: “trang 7”).
- Đối với các chủ doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm
lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà quản trị còn quan tâm đến nhiều
mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp
hàng hóa dịch vụ với chi phí thấp…
6
Sơ đồ 2: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng khác nhau
Đối
tượng sử
dụng
thông tin
Cần quyết
định cho các
mục tiêu
Các yếu tố cần dự
toán cho tương lai
Câu hỏi trả lời nhận được từ
các thông tin có dạng câu hỏi
Nhà quản
trị doanh
nghiệp
Điều hành

hoạt động sản
xuất kinh
doanh
- Lập kế hoạch cho
tương lai.
- Đầu tư dài hạn.
- Chiến lược sản
phẩm và thị trường.
- Chọn phương án nào
sẻ cho hiệu quả cao
nhất?
- Nên huy động nguồn
đầu tư nào
Nhà đầu

Có nên đầu tư
vào doanh
nghiệp này
hay không?
- Giá trị đầu tư nào
sẽ thu được trong
tương lai
- Các lợi ích khác có
thể thu được
- Năng lực của doanh
nghiệp trong điều hành
trong kinh doanh và
huy động vốn đầu tư
như thế nào?
Nhà cho

vay
Có nên cho
doanh nghiệp
này vay vốn
hay không?
- Doanh nghiệp có
khả năng trả nợ theo
dúng hợp đồng hay
không
- Các lợi ích khác đối
với nhà cho vay
- Tình hình công nợ
của doanh nghiệp
- Lợi tức có được chủ
yếu từ hoạt động nào?
- tình hình khả năng
tăng trưởng của doanh
nghiệp?
Cơ quan
nhà nước
và người
làm công
Các khoản
đóng góp cho
nhà nước
Có nên tiếp
tục hợp đồng
không
- Hoạt động của DN
có thích hợp và hợp

pháp không?
- Doanh nghiệp có
thể tăng thêm thu
nhập cho người làm
công không?
- Có thể có biến động
gì về vốn và thu nhập
trong tương lai?
- Đối với ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm của họ chủ
yếu là vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến lượng
tiền và các tài sản khác có tính thanh khoản chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó so
7
sánh với các khoản nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp. Các nhà tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn
của chủ sở hữu, bởi vì vốn chủ sở hữu này là khoản tiền bảo hiểm cho họ trong
trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
- Đối với các nhà đầu tư mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự
rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi… Vì vậy, họ cần những thông tin về tài
chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp.
- Đối với các công ty, các đối thủ cạnh tranh họ quan tâm đến các thông số
ngành và vạch ra các mốc tiến bộ của riêng họ trong ngành để cạnh tranh với những
gì mà công ty đã đạt được.
- Đối với cơ quan chức năng quản lý nhà nước thì phân tích tài chính là cơ
sở để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình thực
hiện các nghĩa vụ của công ty đối với xã hội. Qua đó, thực hiện quản lý và kiểm
soát cần thiết.
2.1.2 Khái niệm, ý nghĩa và phân loại báo cáo tài chính
 Khái niệm: “báo cáo tài chính là những bản tổng hợp thông tin về tình hình
tài chính của công ty trong một giai đoạn nhất định được lập theo những nguyên tắc
kế toán và được trình bày một cách hợp lý giúp người đọc có thể phân tích dể dàng

về tình hình tài chính và khả năng thanh toán, rủi ro và lợi nhuận của công ty.”[5]
 Ý nghĩa:[5]
- Cung cấp những thông tin kinh tế tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm
tra phân tích tổng hợp có hệ thống, toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh, tình
hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của công ty.
- Cung cấp những thông tin, tài liệu cho việc kiểm tra giám sát tình
hình hoạch toán kinh doanh, chấp hành các chính sách, các chế độ kinh tế tài
chính của công ty.
- Cung cấp những thông tin tài liệu để phân tích, đánh giá khả năng và tìm
lực kinh tế tài chính của công ty giúp cho việc dự báo và lập kế hoạch tài chính
ngắn hạn và dài hạn của công ty.
8
- Đối với nhà quản trị: báo cáo tài chính giúp cho việc nhận biết, đánh giá
nguồn lực tài chính, tình hình công nợ, khả năng thanh khoản và vị thế tài chính để
đưa ra các quyết định cần thiết, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của cộng ty.
 Phân loại báo cáo tài chính: hiện nay ở nước ta hệ thống báo cáo tài
chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: bảng cân đối kế toán là một trong ba bảng báo cáo
bắt buộc của tất cả các doanh nghiệp hay các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Ta có thể khái niệm bảng cân đối kế toán như sau:
“Bảng cân đối kế toán là sự tóm tắt ngắn gọn về tình hình tài sản của doanh
nghiệp và nguồn tài trợ cho những tài sản đó tại một thời điểm cụ thể. Báo cáo hàng
năm của một công ty trình bày sự cân đối tài sản ở một thời điểm kết thúc năm tài
chính, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm”. Như vậy, về bảng chất bảng cân đối
kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và
công nợ phải trả. Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu,
đánh giá một cách tổng quát về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, trình độ
sử dụng vốn và triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Số liệu trong bảng
cân đối kế toán cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương tức kinh doanh
của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi

nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn. Đồng thời nó phản ánh tình hình sử dụng các
tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh
nghiệp. Đây là báo cáo tài chính chính mà luôn được các nhà phân tích quan tâm.
Nó còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ
hoạt động trong tương lai. Cho phép nhập quản trị thấy được trách nhiệm của mình
đối với tài sản kinh doanh và các khoản vốn vay, các khoản nợ của các đối tượng,
nội dung của nó. Tuy nhiên người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức tranh
chụp nhanh về tài chính của doanh nghiệp vì nó được lập vào thời điểm cuối niên
độ kế toán và đây chính là nhược điểm của bảng cân đối kế toán khi chúng ta sử
dung số liệu của nó để phân tích tài chính.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
“ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính
phản tình hình hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ tường là một năm”. Về cơ
9
bảng, báo cáo thu nhập trình bày các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng của
công ty. Đây có thể nói là số liệu mà các nhà bỏ vốn rất quan tâm vì nó phản ánh
sinh động toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tùy theo từng hệ thống kế toán mà cấu tạo của bảng báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh có thể khác nhau, nhưng nhìn chung nó phản ánh sự
chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ với các khoản chi phí, các khoản thuế và cho kết
quả về lợi nhuận ròng và phần tái tích lũy.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
“ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh sự vận động của
các dòng tiền vào, ra trong kỳ của doanh nghiệp theo từng hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính”.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp nhưng thông tin về những luồn vào,
luồn ra của tiền và các khoản coi như tiền đó là những khoản đầu tư ngắn hạn có
tính lưu động cao có thể nhanh chóng và sẵng sàng chuyển đổi thành tiền.
Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nhằm trình bày cho người sử
dụng biết được tiền tệ được sinh ra bằng cách nào và doanh nghiệp đã sử dụng

chúng ra sao trong kỳ báo cáo. Kết cấu bảng lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh toàn bộ
dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thu tiền báng hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi
phí bàng tiền như: tiền trả cho người cung cấp, tiền trả tanh toán cho công nhân viên
về tiền lương và bảo hiển xã hội và các chi phí khác bàng tiền…
+ Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và thu
ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. hoạt động đầu tư gồm
hai phần: Thứ nhất là hoạt động đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp
như xây dựng cơ bảng, mua sắm tài sản cố định. Thứ hai là đầu tư vào các đơn vị
khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay không
phân biệt ngắn hạn hay dài han.
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng giảm vốn kinh doanh của
10
doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp nghiệp góp vốn, vay vốn (không phân biệt
dài hạn hay ngắn hạn), nhận góp vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,
trả nợ vay…
2.1 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Vài nét về sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới
Với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới như ngày nay thì nhu cầu sử
dụng cao su trên thế giới ngày càng tăng. Hiện nay nhu cầu về cao su trên thế giới
cần khoản 20 triệu tấn/năm trong đó nhu cầu về cao su thiên nhiên cần khoản 9,5
triệu tấn. Trước tình hình đó các quốc gia có điều kiện về thời tiết và đất đai phù
hợp với cây cao su đã liên tục mở rộng nâng diện tích cao su lên. Hiện nay trên toàn
thế giới có khoản gần 14 triệu ha cao su với sản lượng là 9 triệu tấn/năm. Trong đó
các nước thuộc khu vực Đông Nam Á chiếm diện tích khoản 10 triệu ha và cung
cấp từ 75% - 80% sản lượng cao su thiên nhiên cho thế giới. Ta có số liệu về cao su
thiên nhiên thế giới qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới
ĐVT: 1000 tấn
Năm
Quốc gia
2004 2005 2006
2005/2004 2006/2005
± ∆
%
± ∆
%
Thái Lan 3020 2937 3090 -83 -2,75 153 5,21
Indonesia 2130 2270 2400 140 6,57 130 5,73
Malaysia 1072 1126 1280 54 5,04 154 13,68
Việt Nam 400 440 540 40 10 100 22,73
Các nước khác 1778 2192 1770 414 23,28 - 422 -19,25
Thế giới 8400 8965 9080 565 6,37 115 1,28
Nguồn: Vinanet
Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới ở các năm
qua liên tục tăng, vào năm 2004 sản lượng cao su thiên nhiên của toàn thế giới là
8,4 triệu tấn đến năm 2005 tăng lên là 8,965 triệu tấn với tỷ lệ tăng là 6,37%. Các
nước có sản lượng cao su hàng đầu thế giới đó là: Thái Lan, Indonesia,
Malaysia. Năm 2004 sản lượng của Thái Lan là 3,02 triệu tấn chiếm 35,95 sản
lượng cao su thiên nhiên của thế giới còn sản lượng cao su thiên nhiên của
Indonesia là 2,13 triệu tấn chiếm 25,36% sản lượng của thế giới và là nước có sản
lượng cao su thiên nhiên đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Malaysia là nước có
11
sản lượng cao su đứng thứ 3 với sản lượng năm 2004 là 1,027 triệu tấn chiếm
12,76% tổng sản lượng của thế giới. Cũng trong năm 2004 Việt Nam ta sản xuất
được 0,4 triệu tấn và chiếm tỷ lệ là 4,76% tổng sản lượng của thế giới. Đến năm
2005 sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới tăng lên với tổng sản lượng là 8,965

triệu tấn. Tuy sản lượng của thế giới trong năm 2005 tăng lên, nhưng sản lượng của
Thái Lan, nước đứng đầu thế giới về cung cấp cao su thiên nhiên thì sản lượng lại
giảm xuống. Thái Lan chỉ khai thác được 2,937 triệu tấn giảm đi 83000 tấn So sánh
với năm 2004. trong khi đó sản lượng cao su của các nước và khu vực khác trên thế
giới lại tăng, Indonesia và Malaysia tăng với tỷ lệ là 6,57% và 5,04% với sản lượng
tương ứng là 2,27 triệu tấn và 1,126 triệu tấn. Tổng sản lượng của Việt năm tăng lên
là 0,44 triệu tấn, tỷ lệ tăng là 10% trong năm 2005. Năm 2005, tuy Việt Nam là
nước có tỷ lệ tăng cao nhất là 10%, nhưng sản lượng cũng chỉ chiếm 4,91% tổng
sản lượng của thế giới, Thái Lan giảm đi (-2,75%) nhưng vẫn là nước có sản lượng
cao su đứng đầu thế giới. Sản lượng cao su của Thái Lan giảm đã làm cho sự thiếu
hụt cao su để đáp ứng cho nhu cầu thế giới càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, sự giảm
sản lượng của Thái Lan cũng đã góp một phần làm cho giá cao su trên thế giới tăng
lên, đây là một điều rất đáng mừng đối với các nhà sản xuất cao su của Việt Nam.
Đến năm 2006 thì tổng sản lượng cao su của thế giới là 9,08 triệu tấn, tăng lên
0,153 triệu tấn với tỷ lệ tăng là 5,21%. Thái Lan, Indonesia và Malaysia vẫn là 3
nước có sản lượng đứng đầu. Sản lượng của Thái Lan năm 2006 đã tăng hơn năm
2005 là 0,153 triệu tấn với tỷ lệ tăng là 5,21%. Indonesia nước đứng tứ 2 sau Thái
Lan có sản lượng là 2,4 triệu tấn, đã tăng lên 0,13 triệu tấn so với năm 2005 và tỷ lệ
tăng là 5,73%. Malaysia đạt được 1,28 triệu tấn tăng hơn năm 2005 là 0,154 triệu
tấn. Năm 2006 Việt Nam ta vẫn là nước có tỷ lệ tăng cao nhất là 22,73% và đã đưa
tổng sản lượng của Việt Nam sản xuất năm 2006 lên 0,54 triệu tấn.
Tóm lại: tình hình sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới trong các năm
qua là liên tục tăng, với việc nguồn cung không đáp ứng đủ cầu như hiên nay đã
làm cho giá cao su trên thế giới liên tục tăng. Các quốc gia trên thế giới cũng
luôn tìm mọi biện pháp để mở rộng diện tích trồng cao su và nâng cao sản lượng
nhằm đáp ứng nhu cầu về cao su cho thế giới.
2.2.2 Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam
12
Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị lớn, chính vì vậy cây cao su
đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ thời thực dân Pháp xâm lược nước

ta thì các đờn điền cao su đã được lập ra ở khắp các vùng miền trên cả nước.
Tính đến năm 1996 cả nước có khoản 228 nghìn ha. Cây cao su ở nước ta phân
bổ chủ yếu ở 3 vùng: Đông Nam Bộ. Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung,
còn lại các vùng khác chiếm tỷ trọng rất thấp. Để tìm hiểu tình hình phát triển
cây cao su ở nước ta, ta quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình phát triển diện tích và sản lượng cao su Việt Nam từ
1996-2006
ĐVT: 1.000 ha và 1.000 tấn
Chỉ tiêu 1996 2000 2003 2006
Diện tích 228 412 440,8 520
Sản lượng 142,5 290,8 363,5 540
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu trên ta thấy: năm 1996 diện tích cao su trên cả nước là
228 nghìn ha với sản lượng là 142,5 nghìn tấn. vào thời điểm này thì năng suất
mủ cao su của nước ta là rất thấp chỉ đạt từ 0,8-0,9 tạ/ha/năm. Năm 1996 Thủ
tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt chương trình đến năm 2005 phải phấn đấu mở
rộng diện tích cao su lên thấp nhất là từ 500 nghìn và cao là 700 nghìn ha. Đến
năm 2000 qua 4 năm thì tổng diện tích của cả nước đạt 412 nghìn ha, tăng lên
nhiều hơn năm 1996 là 184 nghìn ha với tốc độ tăng trưởng là 80,7%, năm 2000
sản lượng cao su trên cả nước đạt 290,8 nghìn tấn, tăng lên 148,3 nghìn tấn so
với năm 1996, đạt tốc độ tăng trưởng là 104,1%. Ta thấy, qua 4 năm diện tích
tăng lên 80,7% còn sản lượng thì tăng lên 104,1%. Qua đó có thể biết được năng
suất cao su của nước ta đã được nâng lên một cách đáng kể. Đến năm 2003 thì
tổng diện tích trên cả nước là 440,8 nghìn ha, tăng lên so với 2000 là 28,8 nghìn
ha với tốc độ tăng là 7%. Trong khi đó sản lượng năm 2003 là 363,5 nghìn tấn
tăng hơn năm 2000 là 25%. Giai đoạn từ 2000-2003 do giá cả cao su trên thị
trường luôn luôn biến động và ở mức rất thấp, nhiều công ty cao su trong nứớc
bị thua lỗ trong giai đoạn này. Vì vây, tù năm 2000-2003 các coong ty cao su ít
có chú trọng đến việc nâng cao diện tích mà chủ yếu chú trọng đến việc khai
thác để đạt năng suất cao, bù đắp vào thua lỗ do giá cả trên thị trường thấp. Đến

13
năm 2006 tổng diện tích cao su trên cả nước là 520 nghìn ha tăng lên 79,2 nghìn
ha so với năm 2003 với tốc độ tăng trưởng là 18% và sản lượng của cả nước
cũng đã đạt 540 nghìn tấn tăng lên 176,5 nghìn tấn so với năm 2003 và đạt tốc
độ tăng trưởng là 48,6%. Ta thấy, qua 10 năm phát triển từ 1996 đến 2006 diện
tích cao su trên cả nước đã tăng lên một cách đáng kể, cùng với đó là việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật trong khai thác đã đưa năng suất bình quân 0,8-0,9
tạ/ha/năm trong năm 1996 lên 1,8 tấn/ha/năm trong năm 2006. Đó là một sự nổ
lực rất lớn của chính phủ cùng với các công ty cao su trên cả nước.
2.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển tài chính
Phân tích tài chính có từ thế kỷ XIX và lịch sử phân tích tài chính có thể chia
thành hai thời kỳ:
2.2.3.1 Thời kỳ đầu của phân tích tài chính
Các nhu cầu thông tin tài chính ngày càng mở rộng từ đầu thế kỷ XIX, chúng
ta có thể kể ra các yếu tố chủ yếu làm nảy sinh các nhu cầu thông tin này: sự phát
triển của các công ty vô danh, vai trò quan trọng của ngân hàng và các tổ chức tài
chính. Những cổ đông của công ty vô danh nhanh chóng nhận thấy sự cần thiết phải
được thông tin đầy đủ về công ty, nhưng những nhu cầu thông tin này luôn ở trong
tình trạng không đầy đủ. Ngược lại, các ngân hàng, các công ty tài chính công bố rất
sớm cho khách hàng của họ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá khả
năng hoàn trả nợ vay. Những phân tích tài chính đầu tiên rất nghèo nàn và có nhiều
hạn chế trong việc điều chỉnh để đạt được sự cân đối trong tài chính. Tuy nhiên
những phân tích giản đơn này cũng đủ để các ngân hàng đòi hỏi các điều kiện đảm
bảo cho các khoản vay của họ được cam kết trả đủ dù cho tình hình tài chính của
doanh nghiệp như thế nào đi nữa. Một trong những nguyên tắc chủ yếu để cho vay
là tình hình tài sản của doanh nghiệp. Trong thời kỳ đó phân tích tài chính còn có
khoản cách khá xa so với việc quyết định: phân tích kinh tế vi mô đã hợp lý qui
trình sản xuất mà không cần đối chiếu với phân tích tài chính. Do đó, khi đề cập
đến vấn đề trên lãi vay hay lợi nhuận, mọi người không cho đó là lợi nhuận theo
sổ sách kế toán vì:

+ Quan niệm về kinh tế và kế toán rất khác biệt nhau.
14
+ Mỗi phương pháp kế toán cho ta một kết quả khác nhau tùy theo phương
pháp đánh giá giá trị và khấu hao đã áp dụng.
Do vậy. phân tích tài chính đã giới hạn trong việc phân tích các chỉ số tài
chính chủ yếu hướng vào mục tiêu xác định khả năng thanh khoản cũ doanh nghiệp
là người đã được ngân hàng cho vay. Như vậy chúng ta sẽ thấy ngay hạn chế cảu
phân tích tài chính lúc bấy giờ. Vào năm 1919, ở Mỹ, công trình nghiên cứu của A
wall đã đề cập đến phân tích đồng thời 7 chỉ số đối với 981 doanh nghiệp sắp xếp
theo ngành hay theo vùng địa lý. Đó là lúc bắt đầu phân tích các chỉ số chung của
doanh nghiệp. Sau đó, tại Mỹ, ông Dun và Bradstreet đã công bố điều đặn các đánh
giá định kỳ về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và số liệu thống kê về chỉ số
trung bình từng ngành. Năm 1933, việc thành lập SEC (ủy ban hối đoái và bảo
hiểm) đã góp phần mở rộng nhu cầu thông tin về tài chính. Tại Pháp,dựa theo sec
của Mỹ, sắc lệnh ngày 28 tháng 9 năm 1967 và pháp lệnh ngày 3 tháng 1 năm 1968
đã thành lập ủy ban nghiệp vụ chứng khoán (COB) nhằm để đảm bảo chất lượng
thông tin, kiểm tra tính chính xác của các thông tin do các công ty công bố gọi vốn
qua các kế ước vay mượn và đảm bảo rằng mọi báo cáo theo luật và quy định được
các công ty kiểm toán thường xuyên. Khối lượng và chất lượng từ đó được nâng lên
và tiến đến là phân tích tài chính.
2.2.3.2 Thời kỳ phân tích tài chính hiện đại
Hiện nay, phân tích tài chính có xu hướng trở thành hệ thống xử lý thông
tin nhằm cung cấp dữ liệu cho người ra quyết định tài chính. Nhiều cộng cụ
mới xuất hiện, phân tích tài chính không còn bị giới hạn ở các dữ liệu tài chính
nữa mà có thêm dữ liệu kinh tế và thị trường chứng khoán nữa. Kết quả thu
được từ phân tích tài chính đầy đủ hơn cho các nhà quản trị tài chính. Lúc này,
phân tích tài chính là cơ sở cho các dự báo ngắn, trung và dài hạn. nguyên nhân
của những thay đổi trên là do sự nỗ lực tập trung của các doanh nghiệp, sự phát
triển của các dự án đầu tư lớn mà việc sinh lời của đầu tư trải qua nhiều năm
buộc các ngân hàng và các công ty tài chính xây dựng các phương án phân tích

hoàn thiện nhất để chấp nhận hay từ chối việc cấp tín dụng.
+ Đối với các ngân hàng, không có khả năng để yêu cầu để bảo đảm liên tục
việc bù đắp các rủi ro do không thu hồi được tiền đã cho vay và buộc phải điều
15
chỉnh phương pháp phân tích các rủi ro về kinh tế và tài chính. Khái niệm về khả
năng thanh toán nhanh đã không còn đầy đủ khi đó là những cam kết dài han.
+ Các ràn buộc của chính sách tín dụng, lạm phát, biến động của lãi suất và
tỷ giá hối đoái càng làm nổi bật hơn vấn đề tài chính doanh nghiệp.
+ Việc mở rộng đầu tư ra nước nhoài của các công ty đã dẫn đến việc cần
thiết phải có các phương pháp phân tích phù hợp để từ đó có thể so sánh được các
báo cáo tài chính của các nước khác nhau.
+ Sự ra đời và phục vụ của máy vi tính cung với các phần mền lưu trữ và
sử lý số liệu giúp cho việc sử dụng các phương pháp trong phân tích tài chính
được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Như vậy, sự phát triển của phân tích tài chính sẽ còn tiếp tục theo
khuynh hướng phù hợp hóa các mục tiêu của nó với nhu cầu của từng người sử
dụng thông tin.
2.2.4 Vài nét về tình hình tài chính Việt Nam hiện nay
Năm 2006 thị trường tài chính Việt Nam đã khởi sắc và thực tế được nhiều
tổ chức tài chính quôc tế đánh giá khá cao và nhiều triển vọng.
Sự phát triển nhanh của thị trường tài chính đã góp phần quan trọng đáp ứng
nhu cầu vốn cao cho đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng
nhanh và quá cao của thị trường này có thể tăng rủi ro đối với thị trường tài chính
vốn còn non trẻ và có nhiều ạn chế.
Trong năm 2006 do giá vàng thế giới tăng lên xuống thất thường và cục dự
trữ liên bang Mỹ (FED) nâng cao lãi xuất cơ bản của đồng đôla kết hợp với yếu tố
cung cầu trên thị trường vốn trong nước đã có nhiều tác động tới hoạt động của thị
trường tài chính, những nết nổi bật đó là: Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao và
tăng trưởng của thị trường chứng khoán cao vượt bậc. Dư thừa vốn khả dụng trong
các nguồn hàng nhưng lai suất vẩn tăng. Chỉ số chứng khoán VN- Index có biên độ

dao động lớn nhưng nhìn chung có xu hướng tăng cao.
 Thị Trường chứng khoán bùng nổ
- Để thấy rỏ được sự biến động trong năm 2006 ta phân tích sự biến động của thị
trường tài chính thồn qua 2 kênh chính là thị trường chứng khoan và cac trung gian tài chính.
16
- Trong những năm vừa qua, quy mô dao dịch chứng khoán tăng với tốc độ khá
nhanh nhưng chỉ thực sự bùng nổ trong năm 2006. Năm 2003, giá rị thị trường chứng
khoán niêm yết và đăng ký giao dịch chỉ tương đương 3,9% GDP và con số này tăng lên
6,5% năm 2005. Nhưng tính đến 31/12/2006 theo thông báo mới nhất của uỷ ban chưng
khoán Nhà nước ( ngày 09/01/2007), thị trường chứng khoán Việt Nam có 193 công ty
niêm yết (năm 2005 chỉ có 41 công ty niêm yết) với tổng mức vốn hóa đạt 221.156 tỷ
đồng, tương đương 22,7% GDP ( hay 14 tỷ USD). Thêm vào đó, với khoản 5 tỷ USD giá
trị trái phiếu, tổng giá trị của thị trường tương đương khoản 25% GDP (cao hơn nhiều so
với kế hoạch là tới năm 2010 đạt 10- 15% GDP), tương đương với 35% tổng dư nợ cho
vay của các ngân hàng và băng 20% tổng tài sản tài chính của nhà nước.
- Năm 2006, chỉ số giá chứng khoán có biên độ giao động rộng và có xu hướng tăng
mạnh theo thời gian, đặc biệt là những ngày cuối năm.
 Hoạt động sôi động của các trung gian tài chính.
Hoạt động của các trung gian tài chính trong năm 2006 khác với các năm trước. Ở
các ngân hàng lượng vốn khả dụng luôn luôn dư thừa, nhưng lải suất huy động vẫn
liên tục tăng: Các nguyên nhân dẩn đến lãi suất huy động tăng:
- Các ngân hàng đồng thời tăng lãi xuất huy động nhằm cạnh tranh giữ thị
phần do áp lực gia tăng lãi suất đồng đôla của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), dẫn
tới tăng lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam tăng lên 8,25% từ ngày 01/04/2006, đây
là lần đầu tiên lãi suất thực dương trong vài năm gần đây. Lãi suất huy động tiền
gởi tại của các ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 8-9.72%/năm
(tăng từ 0,24-0,84%/năm tuỳ vào từng kỳ hạn), lãi suất của USD có tốc độ tăng còn
nhanh hơn ở mức 0,45-0,7%/năm (dao động từ 4-5% / năm).
- Tốc độ tăng vốn huy động cao hơn so với tốc độ tăng dư nợ cho vay là do
tỷ lệ tiền gởi thanh toán, tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi ngắn hạn, tại các ngân hàng

tăng nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2000 số thẻ tín dụng phát hành chỉ có
20.000 thẻ, nhưng đến năm 2005 tăng lên 2.100.000 thẻ. Số diểm rút tiền tự động
ATM cũng tăng lên tương ứng từ 200 điểm năm 2002 lên 1200 diểm năm 2005. Chỉ
riêng khối NHTM cổ phần đã phát hành gần 500 nghìn thẻ với doanh số đạt gần
8.000 tỷ đồng. Trong khi, nhu cầu vay vốn lại tập trung vào trung và dài hạn dẫn
tới tình trạng dư thừa vốn huy động ngắn hạn nhưng lại thiếu vốn cho vay dài hạn.
17
Hơn nữa, các ngân hàng muốn cơ cấu lại nguồn vốn và tăng vốn trung hạn và dài
hạn nên trong thời gian vừa qua, lãi suất huy động chủ yếu tăng đối với ngoại tệ
(USD) và tiền gởi kỳ hạn trên 12 tháng đối với VNĐ trong khi tốc độ vay của người
tiêu dùng và các nhà đầu tư vẫn tương đối ổn định.
Hiện tại, nguồn vốn huy động qua các ngân hàng (chủ yếu là các NHTM) vẫn là
kênh huy động chủ yếu góp phần tăng đầu tư toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế.
Về số lượng các ngân hàng hoạt động trong năm 2006 không có nhiều biến
động, các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài có xu hướng gia tăng trong khi
các ngân hàng cổ phần có xu hướng giảm. Năm 1997 có 51 ngân hàng cổ phần hoạt
động nhưng giảm dần tới nay còn 37, trong khi số lượng chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tương ứng trong giai đoạn này tăng từ 24 lên 31 chi nhánh.
Năm 2006, huy động vốn của hệ thống ngân hàng vẫn đa số từ khu vực dân
cư và ngày càng tăng nhanh. Tính đến hết tháng 8/2006 huy động từ dân cư bằng
VNĐ đã đạt tới 243.210 tỷ đồng, cao hơn so với cả năm 2005 là 201.000 tỷ đồng và
tốc độ tăng trưởng huy động là 21%. Tương tự huy động vốn từ USD từ dân cư
cũng chiếm phần lớn dạt 6.586 triệu USD so với 5.029 triệu USD từ các tổ chức
kinh tế (tốc độ tăng trưởng huy động đồng đôla từ khu vực dân cư là 34% trong khi
các tổ chức kinh tế chỉ có 5%). Điều đó cho thấy, lượng tiền tích luỹ của dân cư là
khá lớn và đây là một kênh huy động vốn khá quan trọng cho nhà đầu tư.
Trong tổng số nguồn vốn huy động và cho vay cho các hoạt động tiêu dùng
và đầu tư đối với nền kinh tế từ hệ thống ngân hàng thì nhóm NHTM nhà nước (5
ngân hàng) chiếm tới gần 76% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng.
Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước thì dư nợ cho vay đối với toàn bộ nền kinh tế

hàng năm từ các ngân hàng này chiếm khoản 50-60 GDP. Tuy nhiên, tổng vốn tự có
của các ngân hàng này chưa tới 1 tỷ USD, đạt tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản chưa
tới 5% (theo thông lệ quốc tế tối thiểu là 8%). Đó là thách thức lớn của thị trường
tài chính Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng.
18
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
19
 Vị trí địa lý: Công ty cao su Mang yang nằm trên địa bàn huyện Đăk Đoa
tỉnh Gia Lai cách trung tân thanh phố Pleiku 15 km về phía đông, dọc quốc lộ 19
theo hướng đi Qui Nhơn và nằm ngay trung tâm thị trấn Đăk Đoa. Toàn bộ diện tích
trồng cao su của Công ty nằm trên địa bàn hình chính của 10 xã: Kon Gang,
H’neng, glar, Xã Trang, Tân Bình, K’Dang, Đăk Sơ Mei, Ia pêch, Ia Băng thuộc
huyện Đăk Đoa và xã Con Thụp thuộc huyện Mang yang.
- Phía Đông giáp xã Lơ pang, Kon Thụp.
- Phía Tây giáp thành phố Pleiku.
- Phía Nam giáp Huyện Chư Sê.
- Phía Bắc giáp xã H’neng và Kon Tầng.
 Thời tiết, khí hậu: Công ty cao su Mang yang nằm trên khu vực nhiệt đới gió
mùa, khí hậu chia làm hai mùa rỏ rệt: màu nắng và mùa mưa.
 Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong năm là 22,3
oc
nhiệt độ cao nhất là 24,6
oc
nhiệt độ thấp nhất là 18,5
oc
.
 Lượng mưa: lượng mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và nhiều

nhất là vào tháng 7 và tháng 8, vào tháng 1 và tháng 2 thì hầu như không có mưa.
Lượng mưa cao nhất trong năm là 513mm/ tháng và thấp nhất là 0mm/ tháng, lượng
mưa trung bình trong năm là 2150mm.
 Độ ẩm: vào những tháng mùa mưa có độ ẩm rất cao khoảng 96%, độ ẩm thấp
vào tháng 2 và tháng 3 khoảng 73%. Độ ẩm trung bình trong năm là khoảng 84%.
 Địa hình và thổ nhưỡng: Công ty cao su Mang Yang nằm trên địa hình cao
nguyên, địa hình cao ở phía Bắc và thấp dần về hướng Nam và Đông Nam. Tất cả diện
tích của Công ty thuộc ba loại đất chính đó là: đất feralit có màu đỏ bazan chiếm khoản
76,2%, đất nâu tím chiếm khoản 7,8% và đất nâu vàng chiếm khoản 2% và con lại
là một số loại đất khác. Tất cả diện tích cao su nằm trên diện tích tương đối bằng
phẳng và phần lớn là nằm trên đất đỏ bazan. Tuy còn gặp nhiều khó khăn về thời
tiết là chỉ có hai mùa nắng và mưa trong năm nhưng nhìn chung thì điều kiện tự
nhiên ở khu vực Tây Nguyên rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày
và nhất là cây cao su.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cao su Mang yang
20
Nghị quyết V của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa V và chỉ thị 40
của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 04/05/1983 về chủ trương phát triển cây cao su ở
các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên Hải Miền Trung. Mục tiêu chiến lược là
phát triển kinh tế di đôi với việc xây dựng nền an ninh quốc phòng toàn dân, tạo
công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là các đồng bào dân tộc tiểu số trên
địa bàn. Qua đó, xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn
và thực hiện việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Ngày 29/10/1983 Tổng cục cao su Việt Nam (nay là Tập Đoàn Công Nghiệp Cao
Su Việt Nam) chỉ đạo Công ty cao su Phước Hòa nhận trách nhiệm thành lập bộ
khung cán bộ mới lên huyện Mang yang tỉnh Gia Lai-Kon Tum (nay là huyện Đăk
Đoa tỉnh Gia Lai) giao cho đồng chí Lê Khả Thịnh- Phó giám đốc công ty cao su
Phước Hòa làm trưởng đoàn cùng 18 cán bộ và 53 công nhân khởi đầu cho việc

hình thành công ty cao su Mang yang. Ngày 06/02/1984 theo Quyết định số10-
QD/TTCB của Tổng cục trưởng tổng cục cao su Việt Nam thành lập Công ty cao
su Mang yang.
Qua hơn 20 năm thành lập và trưởng thành bằng tâm huyết, trí tuệ và những
bàn tay lao động cầu cù không biết mệt mỏi của lớp lớp cán bộ công nhân lao động,
một vùng núi đồi bao la trơ trọi dưới nắng lửa, mưa nguồn và gió xoáy xơ xác và
hậu quả của hàn ngàn tấn bom đạn, chất độc khai hoan của Mỹ-Ngụy tàn phá núi
rừng Tây Nguyên đã biến thành 7778,62 ha cao su. Đến nay đã đưa và khai thác gần
4321.59 ha với sản lượng đạt 1,6 tấn/ha, với 2608 cán bộ công nhân viên, Công ty
đã đầu tư xây dựng một nhà máy cán mũ với công xuất 3000 tấn/năm. Quá trình
hình thánh và phát triển của Công ty đến nay có thể chia thành các giai đoạn sau:
 Giai đoạn từ 1984 -1994: Điểm xuất phát ban đầu Công ty đứng chân trên địa
bàn huyện Mang yang rộng lớn, mật độ dân cư thưa thớt, tỷ lệ đồng bào các dân tộc
thiểu số chiếm trên 70% dân số và sống chủ yếu bắng du canh du cư, trình độ dân trí,
kinh tế - xã hội còn ở mức thấp, giao thông đi lại giữa huyện với xã còn rất khó khăn,
tình hình an ninh chính trị hết sức phức tạp. Cán bộ công nhân viên Công ty vừa lo ổn
định nơi ăn chốn ở, vừa lo đất đai để trồng mới cao su, vừa sẵn sàng chiến đấu truy
quét tàn quân fulrô. Thuận lợi thì ít, nhưng khó khăn thì rất nhiều, trong 10 năm từ
21
1984 đến năm 1993 Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su đã đầu tư cho Công ty 25 tỷ 425
triệu đồng để trồng mới cao su và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu:
- Về công tác tổ chức và bộ máy đào tạo: từ năm 1984 đến 1987 Công ty
mới thành lập việc tuyển dụng lao động rộng rãi, công tác quản lý lao động kém
hiệu quả, lúc cao nhất có 2.800 lao động và 3.000 nhân khẩu ăn theo, năng suất bình
quân 0.9 ha/lao động dẫn đến mức thu nhập thấp. Bộ máy quản lý Công ty cồng
kềnh, 7 phòng ban với 116 cán bộ gián tiếp, có 8 nông trường, 2 đội trực thuộc và 1
bệnh xá. Đến năm 1990 từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế tự hoạch toán kinh
doanh, Công ty từng bước sắp xếp lại lao động và mô hình sản xuất, thực hiện
Quyết định 176/ HĐBT, Nghị định 12/ CP tình hình gọn bộ máy làm việc, Công ty
đã giải quyết cho một số lao động nghĩ việc còn lại 1.050 cán bộ công nhân viên.

Trong đó có 25 cán bộ có trình độ đại học, 57 cán bộ có trình độ cao đẳng và trung
cấp. Cơ quan Công ty chỉ còn 4 phòng ban với biên chế 36 cán bộ công nhân viên.
Có thể tóm tắt rằng thời kỳ 1984 đến 1994 là thời kỳ vô cùng khó khăn
gian khổ, thời kỳ quyết định sự hình thành và tồn tại của Công ty. Trong 10 năm
này Công ty đã xây dựng được nền tảng ban đầu, khẳng định việc trồng và phát
triển cao su là đúng hướng, xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất từ Công ty
đến nông trường và đội sản xuất, đã đào tạo được một đội ngũ công nhân biết
làm cao su, đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở địa phương,
góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn.
 Giai đoạn từ 1994-2001: Phát huy những thành quả đạt được và đúc rút kinh
nghiệm sẵn có, tiếp tục khắc phục những yếu kém tồn tại thời kỳ 1984-1993.
Từ năm 1994 đến 2001, Công ty vừa khai thác vừa chăm sóc đã tiếp tục
trồng mới đưa tổng diện tích lên 5.737,38 ha cao su. Trong những năm này việc
sản xuất và tiêu thụ mủ cao su gặp nhiều khó khăn do năng xuất, sản lượng thấp,
nhà máy chế biến mủ cao su chưa có nên phải chuyển mủ đi gia công ở các công
ty khác, khấu hao tài sản lớn dẫn đến giá thành cao hơn giá bán, trong lúc thị
trường cao su bị chửng lại cùng với sự suy thoái kinh tế của các nước trong khu
vực Đông Nam Á nên Công ty bị thua lỗ trong nhiều năm.
22
Trước tình hình khó khăn về tài chính tưởng chùng như không thể vượt
qua được thì nổi lên sự mất đoàn kết trong nội bộ nghiêm trọng chủ yếu trong
ban lãnh đạo.
Gần 4 năm, từ năm 1997 đến năm 2001 Công ty liên tục bị thanh tra, kiểm
tra làm cho công tác quản lý điều hành sút, công nhân mất lòng tin đối với Công ty.
Có thể nói đây là những năm khó khăn nhất của Công ty cao su Mang yang.
 Giai đoạn từ tháng 7/2001 đến nay: Thực hiện Nghị Quyết TW III (khóa
IX) về đổi mới và sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, ngày 01/ 07/ 2001 Tổng
Công ty cao su việt Nam (nay là Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su) thực hiện
Quyết định số 1922/QĐ/BNN-TCCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn ký ngày 10/05/2001 về việc xác nhập Công ty cao su Chư Sê II vào Công ty

cao su Mang yang. Công ty đã có những bước đi về cũng cố sắp xếp lại công tác
cán bộ đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý và cũng cố thâm canh vườn
cây bước đầu đã có kết quả.
Năm 2003 Công ty khai thác được 3100 tấn mủ (quy khô), vượt 100 tấn,
giá trị tổng sản lượng thực hiện được là 54,6 tỷ đồng, trong đó giá trị sản lượng
cao su 50 tỷ đồng, giá thành tiêu thụ bình quân trên 1 tấn mủ là 11.410.000 đồng,
giá bán bình quân 1 tấn mủ là 15.695.357 đồng, lợi nhuận sản xuất kinh doanh
cao su là 13,7 tỷ đồng.
Về công tác chính trị-xã hội, Công ty đứng chân trên địa bàn 3 huyện, 14 xã,
thị trấn, vườn cây đang xen ở các làng bảng, 20 năm trước đây đất đai còn hoan vu,
dân cư thưa thớt nhưng hôm nay vùng đất Tây Nguyên màu mỡ đã thu hút một bộ
phận dân cư từ khắp nơi trong cả nước cộng với sự tăng dân số tại chỗ đã làm cho
đất đai ngày càng thu hẹp, đã có một số đồng bào ở Tây Nguyên đang đứng trước
tình cảnh không có đất sản xuất bộ phận phản động, đội lốt tôn giáo đang ngày đêm
kích động gây chia rẻ hận thù dân tộc, trách nhiệm này không riêng ở Đảng và nhà
nước mà con là trách nhiệm của Công ty đứng trên địa bàn. Đảng bộ và ban lãnh
đạo Công ty luôn xác định việc giải quyết công ăn việc làm và hổ trợ giúp đỡ cho
đồng bào ở các xã, các làng đang gặp khó khăn. Trong những năm qua Công ty đầu
tư hàng trăm triệu đồng để cùng với địa phương chăm lo cho đồng bào và từng bước
23
đưa con em đồng bào ở địa phương vào làm công nhân cao su. Công ty đã tạo được
mối quan hệ tốt đẹp với cán bộ và nhân dân trong địa phương.
3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là tập hợp các bộ cấu thành
nên bộ máy quản trị và các mối quan hệ giữa các bộ phận đó, như vậy việc
nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức cảu Công ty giúp chúng ta nhận biết
được chúc năng hoạt động của từng bộ phận và từ đó biết được tổ chức hoạt
động có hiệu quả hay không? Qua việc thực tập tìm hiểu và nghiên cứu tại Công
ty tôi thấy Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty


Chú thích: + Quan hệ trực tuyến:
+ Quan hệ chức năng:
Qua sơ đồ trên chúng ta nhận thấy rằng cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
được tổ chức theo kiểu hổn hợp trực tuyến – chức năng. Theo kiểu này, người giám
đốc được giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn
cho việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn
đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn thuộc về người giám đốc.
- Ưu điểm: cơ cấu tổ chức này có sự liên hệ chặc chẻ giữa người ra quyết
đinh và người chuẩn bị cho việc ra các quyết định của người giám đốc. Các phòng
ban trong công ty có liên hệ mật thiết với nhau tạo nên sự đồng nhất trong Công ty.
Các mệnh lệnh, quyết định của giám đốc được triển khai nhanh chóng đến cấp dưới.
24
Giám đốc
Phòng
Tổ chức
Phòng
Kế toán
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế hoạch
Văn
Phòng
P.giám đốc
Phòng
TT bảo vệ
P. giám đốc
Tổ
KCS

Các
Nông trường
TT
Y tế
XN
Chế biến
- Nhược điểm: bên cạnh các ưu điểm thì sơ đồ tổ chức này vẫn còn có
các nhược điểm sau: đòi hỏi hao phí nhiều lao động trong quá trình chuẩn bị ra
các quyết định, cũng như việc đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn khớp giữa chỉ huy
trực tuyến và các bộ phận chức năng.
3.1.2.3 Chức năng của các phòng ban
- Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất trong Công ty. Chịu trách
nhiệm trước nhà nước và cơ quan điều hành cấp trên về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty, thực
hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và đảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Quyết
định mọi vấn đề chung về tình hình sản xuất kinh doanh và lựa chọn thị trường,
quyết định tiền lương, thưởng… đúng qui định của pháp luật và lựa chọn thời Công
ty, thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho Công ty.
- Phó giám đốc: gồm có 2 người, một người chịu trách nhiệm quản lý về mặt
kỹ thuật và một người chịu trách nhiệm quản lý về mặt công tác dân vận. Khi giám
đốc đi vắn thì sẽ ủy quyền lại cho các phó giám đốc ra các quyết định và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực mà mình quản lý.
- Văn phòng: đây là phòng hành chính quản trị gồm có 19 người, có chức
năng tham mưa xây dựng kế hoạch các mặt tổ chức hành chính bao gồm: quản
lý, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, quản lý và lưu
trữ các hồ sơ tài liệu, sắp xếp các cuộc họp,…
- Phòng tài chính kế toán: gồm có 11 người, có chức năng tham mưa và xây
dựng kế hoạch tài chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn. Tổ chức hoạch toán kế
toán theo đúng luật thống kê của nhà nước qui định, xây dựng kế hoạch về vốn và
nguồn vốn, quản lý tài sản, việc thu chi tài chính, lập định mức chi phí cho mỗi loại

hình sản xuất kinh doanh. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo quyết toán
định kỳ (tháng, quý, năm) theo đúng chế độ, chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan
nhà nước về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng kế hoạch đần tư: gồm có 7 người, có chức năng tham mưu và xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư gồm: lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty theo tháng, quý, năm và đưa ra chỉ tiêu để phấn đấu, xây dựng
các dự án đầu tư nhằm phát huy các tiềm năng thuộc lĩnh vực Công ty hoạt động.
25

×