Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Đất nước Việt Nam ta từ xưa đến nay được gọi là nước có nguồn tài nguyên
thiên nhiên nhiên phong phú “ Rừng vàng biển bạc” các khoáng vật chứa trong các lớp
đất đá hàng triệu triệu năm nay đang được con người khai thác làm nguyên nhiên liệu
cho sản xuất, phục vụ cho công nghiệp và xuất khẩu ra nước ngoài.
Cao Bằng là một trong những tỉnh ở trong nước có nguồn tài nguyên khá phong
phú đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản quặng, hiện nay nguồn tài nguyên này
đang được khai thác một cách bừa bãi. Cần các cơ quan quản lý nhà nước chính quyền
địa phương phải quan tâm và khắc phục ngay tình trạng này.
Khai thác khoáng sản phải tuân thủ theo pháp luật bảo vệ môi trường. Các dự
án đầu tư khai thác cần phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Đề ra các phương
pháp bảo vệ môi trường thiết thực nhất. Qua đó em muốn tìm hiểu rõ hơn về công tác
bảo vệ môi trường của các cơ quan, xí nghiệp cũng như là của các dự án trên chính
quê hương mình bằng cách lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Đó cũng là lý do mà
em lựa chọn đề tài : “ Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng công
trình khai thác quặng mangan tại điểm quặng Pò Viền – xã Quốc Dân, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng. Đồng thời thông qua bản cam kết này để biết được dự án khai
thác mỏ quặng Pò Viền đã có các công trình xử lý chất thải của mình như thế nào, và
đề ra các phương pháp thiết thực nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu
vực, các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.
Ngoài ra với việc lập bản cam kết thì giúp các cơ quan chức năng có thẩm
quyền có thể quản lý được sự vi phạm của các dự án cũng như sự phát thải của các dự
án đó tới môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu .
Nghiên cứu về đề tài “Cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng
công trình khai thác quặng mangan tại điểm quặng Pò Viền – xã Quốc Dân, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”. Nhằm theo dõi dự án có thực hiện đúng theo cam kết
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
1
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
của mình hay chưa, và dự án đã đưa ra các biện pháp, các công trình xử lý nào để giảm
thiểu các chất thải ô nhiễm ra môi trường.
3. Ý nghĩa đề tài.
Việc lập cam kết bảo vệ môi trường giúp các cơ quan chức năng có thẩm quyền
quản lý được sự vi phạm của các dự án cũng như sự phát thải của các dự án. Đồng thời
thông qua bản cam kết bảo vệ môi trường cũng góp phần hạn chế được sự ô nhiễm
môi trường, mức ô nhiễm không vượt quá giới hạn cho phép.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài này em đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp thu thập thông tin tư liệu: Đây là phương pháp quan trọng trong
quá trình chuẩn bị báo cáo. những thông tin thu thập được bao gồm: điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, khí tượng thuỷ văn, cộng đồng dân cư, cơ sở hạ tầng và những
thông tin tư liệu khác trong khu vực. Các quyết định của tỉnh, hệ thống TCMT Việt
Nam, các tài liệu chuyên ngành có liên quan.
+ Phương pháp khảo sát thực tế: Phương pháp này được sử dụng trong quá
trình đánh giá hiện trạng môi trường, khảo sát thực địa, quan sát cảnh quan môi
trường, hệ thống sông suối
+ Ngoài ra, em đã nghiên cứu các văn bản cũng như các thông tư như:
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 Hưỡng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005.
- Căn cứ nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi và
bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ
về việc quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi
trường.
- Căn cứ nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Căn cứ vào nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BTN-MT.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
2
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
- Căn cứ vào nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/08/2007 của chính phủ quy định
tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước.
- Căn cứ các thông tư, các quy định của tỉnh Cao Bằng.
5. Giới thiệu về cơ sở thực tập.
“Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng”
Địa chỉ: Đường tránh QL3 Nà cáp - phường Sông Hiến - thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao
Bằng.
Điện thoại: 0263 758 468
Email: bvmt cao bang @ gmail.com.
Fax: 0263 758 186
Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Cao Bằng được thành lập 06/2008.
Vị trí và chức năng của Chi Cục BVMT
*Vị trí:
Chi cục bảo vệ môi trường là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Cao Bằng. Do UBND tỉnh Cao Bằng quyết định thành lập trên cơ sở tổ chức tại
phòng môi trường. Là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường và trạm điều tra
quan trắc môi trường.
*Chức năng:
Chi cục bảo vệ môi trường có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên
và Môi trường. Giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước và sự nghiệp về bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh. ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về
BVMT do các cơ quan nhà nước ở trung ương, UBND, cấp tỉnh giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.
*Cơ cấu hành chính:
Cơ cấu tổ chức của Chi Cục gồm có 2 phòng:
+ Phòng tổng hợp và đánh giá tác động môi trường.
+ Phòng kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
3
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
+ Có 01 trạm quan trắc môi trường.
Người đứng đầu cơ quan là chi cục trưởng có quyền quyết định mọi việc trong
cơ quan và là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Chi Cục BVMT tỉnh Cao Bằng
Qua quá trình thực tập tại Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng em đã học
được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý môi trường. Đặc biệt hiểu rõ hơn về
vấn đề cam kết bảo vệ môi trường. Việc lập cam kết bảo vệ môi trường cần phải tuân
thủ theo các quy định riêng về vấn đề này.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
Chi cục trưởng
Phó chi cục
phó chi cục
Phòng kiểm soát ô
nhiễm
Phòng tổng hợp và
đánh giá tác động môi
trường
Trạm quan trắc
4
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1 Tên dự án
Tên dự án; “ Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng mangan tại điểm
quặng Pò Viền - xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.”
1.2 Chủ dự án
Công ty cổ phần mangan Cao Bằng.
1.3 Địa chỉ liên hệ
Tam Trung, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng.
1.4 Người đại diện chủ dự án
Ông: Hà Quốc Hoan - Giám đốc điều hành.
1.5 Phương tiện liên lạc
Điện Thoại: 0263 854 671
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.
II.1 Mô tả vị trí địa lý.
Huyện Quảng Uyên nằm ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng
37km theo đường số 3, có tổng diện tích đất tự nhiên 250,1km
2
. Khu vực khai thác
điểm mỏ quặng Pò Viền của dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Bắc: Giáp xã Phi Hải
Phía Nam: Giáp xã Phúc Sen.
Phía Đông: Giáp thị trấn Quảng Uyên.
Phía Tây: Giáp xã Trương Vương – xã Nguyễn Huệ.
Điểm mỏ quặng mangan Pò Viền nằm ở phía đông nam mỏ Mã Phục-Cốc Phát.
Cách trục đường Trà Lĩnh - Quảng Uyên khoảng 3km, thuộc địa phận xã Quốc Dân,
huyện Quảng Uyên,Tỉnh Cao Bằng. Có diện tích 10 ha, được giới hạn bởi các điểm
góc 1,2,3,4 có toạ độ góc trên bản đồ địa hình hệ Việt Nam 2000, kinh tuyến Cao
Bằng,múi chiếu 3
0
như sau:
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
5
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Bảng 2.1 Bảng toạ độ các điểm góc ranh giới khai thác
Khu vực Điểm góc Hệ toạ độ VN 2000
( kinh tuyến Cao Bằng múi 3
0
)
Pò Viền 1 X (m) Y (m)
2514 728 562 610
2 2514 792 562 775
3 2514 681 562954
4 2514 581 562 960
5 2514 398 562 212
6 2514 281 562 211
7 2514 456 562 939
8 2514 446 562 877
Điểm mỏ nằm trên địa hình núi cao, chủ yếu là núi đá vôi có độ cao trung bình
từ 600m - 800m. Khu vực khai thác nằm trong thung lũng caster ở độ cao tuyệt đối
khoảng 680m - 750m.
II.2 Các đối tượng tự nhiên.
II.2.1 Điều kiện tự nhiên.
* Đặc điểm địa hình.
Địa hình Cao Bằng nói chung và vùng Quảng Uyên - Pò Viền nói riêng chủ yếu
là núi cao, các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 700 - 800m tạo thành các dải kéo dài.
Đặc trưng chung của địa hình là núi đá vôi, sườn dốc hiểm trở đi lại khó khăn. Các
thung lũng chiếm diện tích nhỏ tạo thành các dải chạy dài theo các triền suối và các
thung lũng giữa núi.
Điểm mỏ mangan Pò Viền nằm trong khu vực đá vôi tạo thành dải hay các núi
đá vôi độc lập, được bao bọc bởi các thung lũng castơ hẹp. Khu vực quặng đều nằm
trên đỉnh cao, ít cây cối phát triển, là đất rẫy của dân, không có dân cư sinh sống ở
gần, không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình dân dụng, các công
trình văn hoá.
*Đặc điểm khí hậu.
Khí hậu huyện Quảng Uyên mang tính đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Được thể hiện bởi 2 mùa gió rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 - tháng10, lượng mưa trung bình hàng năm là 1670mm.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
6
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,6
0
C. Mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng
8-15
0
C. Đặc biệt buổi sáng mùa đông có nhiều sương mù và rét buốt, có sương giá,
thậm chí nhiệt độ xuống tới 5
0
C.
Bảng 2.2 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 2007
Khu
vực
huyện
Quảng
Uyên
tháng Cả
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
11,9 18,4 18,4 19,9 23,2 26,7 26,3 25,7 23,2 21,5 16,1 15,6 20,6
(Nguồn: Trạm khí tượng - Thuỷ văn)
Bảng 2.3 Lượng mưa các tháng trong năm 2009
Khu
vực
huyện
Quảng
Uyên
tháng Cả
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
14,1 119,1 77,5 123,1 230,3 285,3 236,6 217,2 265,9 32,8 25,6 42,5 1,670
(Nguồn: Trạm khí tượng - thuỷ văn)
Quảng Uyên còn là vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho vùng
có lợi thế về phát triển sản xuất cây lấy gỗ, trồng đậu tương, thuốc lá, chè đắng…
Những cây đặc sản như: dẻ, hồng không hạt….
* Tài nguyên thiên nhiên.
Huyện Quảng Uyên có nguồn tài nguyên khoáng sản như: quặng, sắt, thiếc,
than, đá với địa hình đồi núi tài nguyên rừng cũng rất đa dạng các loại cây gỗ quý
như gỗ nghiến, lim, sến, táu, đối với các vùng đất trống được trồng cây thông, sa mộc,
keo tai tượng. Tại địa phương thực hiện chính sách giao rừng cho từng hộ dân quản lý
nhằm tăng độ che phủ của rừng.
*Mạng sông suối.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
7
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Hệ thống Sông suối trong vùng kém phát triển, chủ yếu là các khe suối nhỏ mùa
khô có ít nước.Trong khu vực điểm quặng không có suối chảy qua chỉ có khe nước
chảy và các hang nước, do đặc điểm địa hình đồi núi nằm trong thung lũng nên nguồn
tài nguyên nước tại khu vực này có phần hạn hẹp.
* Hệ thống giao thông, Thông tin liên lạc.
Hệ thống giao thông trong huyện cũng được tu sửa, mở mang thông suốt tuyến
đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển. Tại trung tâm điểm quặng
cách đường ô tô liên huyện Trà Lĩnh đi Quảng Uyên khoảng 3km. Một số vị trí mở
qua đất canh tác của dân. Để đi vào mỏ phải mở đường mới đi vào 3-4km.
Thông tin liên lạc cũng được phủ sóng,chỉ còn có một số nơi là chưa được phủ
sóng. Hiện tại khu vực khai thác vẫn chưa có.
II.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội.
Huyện Quảng Uyên gồm 16 xã và một thị trấn với tổng số dân trên địa bàn là
43 641 người, mật độ trung bình 113 người/km
2
. Thành phần dân tộc trong khu vực
huyện bao gồm: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông…trong đó đân tộc Tày, Nùng chiếm đa
số.
Với điều kiện công nghiệp chưa phát triển mạnh nên thu nhập bình quân đầu
người chưa cao (thu nhập 520 000 vnđ/người). Ngành nông nghiệp vẫn là chủ yếu,
chăn nuôi, trồng trọt, đời sống gặp nhiều khó khăn. Huyện còn có các làng nghề truyền
thống, làng nghề rèn dao, đúc búa…có một vài cơ sở sản xuất nghiền đá, đóng gạch.
Với nguồn nhân lực dồi dào khi mỏ đi vào hoạt động sẽ có cơ hội tăng thêm
công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân.
* Về văn hoá-xã hội.
- Hiện tại trên địa bàn huyện Quảng Uyên có 17 trường tiểu học, 8 trường trung
học cơ sở, và 01 trường trung học phổ thông. Sự nghiệp giáo dục được quan tâm.Tất
cả các trẻ em đều được đi học trên địa bàn huyện không còn tình trạng mù chữ hầu hết
đã được phổ cập.
- Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng. Hệ thống các
bệnh viện, các trạm y tế xã, trang thiết bị y tế, phòng, giường bệnh được trang bị đầy
đủ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
8
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
- Thực hiện tốt các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
- Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao xã hội hoá mạnh mẽ, góp
phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tại huyện cũng có nhiều lễ hội truyền
thống: hội Quảng Uyên, hội Lồng Tồng, hội Phúc Sen có các trò chơi dân gian ném
còn, đánh đu, chọi gà, cùng với các hoạt động thể thao bóng đá, bóng chuyền,…tại đây
còn tổ chức lễ hội Pháo Hoa được coi lớn nhất tại tỉnh Cao Bằng.
II.3 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực.
II.3.1 Hiện trạng môi trường không khí.
Mỏ Pò Viền là một mỏ mới chưa được khai thác, nằm xa khu công nghiệp,khu
dân cư. Để đánh giá môi trường không khí khu vực xung quanh của dự án có nằm
trong giới hạn cho phép. Qua các kết quả đo đạc thực tế tại hiện trường vào ngày
12/06/2010 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4 Kết quả đo kiểm môi trường không khí tại khu vực dự án.
tt Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
05,06:2009
TCVN
5949:199
8
KV 1 KV 2 KV 3
1 Tiếng ồn dBA 35,7 47,2 45,7 - 75
2 Bụi lơ
lửng
Mg/m
3
< 0,02 0,036 0,018 0,3 -
3 H
2
S Mg/m
3
KHP KPH KPH 0,042 -
4 NH
3
Mg/m
3
0,015 0,012 0,01 0,2 -
5 CO Mg/m
3
< 0,02 0,041 0,026 30 -
6 SO
2
Mg/m
3
0,025 0,034 0,028 0,35 -
7 NO Mg/m
3
0,027 0,032 0,021 0,1 -
8 NO
2
Mg/m
3
< 0,03 0,045 < 0,03 0,2 -
(Nguồn: Trạm quan trắc môi trường – Chi cục BVMT Cao Bằng)
Ghi chú:
+ KPH: không phát hiện.
+ KV 1: khu vực trung tâm dự án.
+ KV 2: khu vực phía đông bắc dự án (cách khu khai thác 500m)
+ KV 3: khu vực phía nam dự án (cách khu khai thác 500m)
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
9
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
+TCVN 5949:1998 : Âm học - giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công
cộng và khu dân cư.
+QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
Nhận xét: Các chỉ tiêu được đo và phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép
của tiêu chuẩn việt nam TCVN, QCVN.
II.3.2 Hiện trạng môi trường nước.
Chất lượng nước mặt khu vực dự án được căn cứ vào kết qủa đo đạc và phân
tích mẫu nước tại điểm lấy mẫu được thể hiện trong bảng dưới đây:
- vị trí lấy mẫu: Mỏ nước gần khu khai thác.
- Ngày lấy mẫu: 12/06/2010.
Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt.
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN08:
2008/BTNMT
( cột A
1
)
1 Độ đục NTU 3 -
2 TSS Mg/l 1,4 20
3 pH - 6,9 6-8,5
4 Độ cứng Mg/l 267 -
5 COD Mg/l 7,4 10
6 DO Mg/l 7,1 ≥6
7 BOD
5
Mg/l 4 4
8 Nitrit ( NO
-
2
) Mg/l 0,013 0,01
9
Nitrat ( NO
-
3
)
Mg/l 1,77 2
10 Amoni ( NH
+
4
) Mg/l 0,001 0,1
11 Sunfat ( SO
2-
4
) Mg/l 1,22 -
12 Photphat ( PO
3-
4
) Mg/l 0,08 0,1
13 CN
-
Mg/l KPH 0,005
14 Pb Mg/l < 0,005 0,02
15 Zn Mg/l 0,07 0,5
16 Mn Mg/l 0,05 -
17 Fe Mg/l 0,03 0,5
18 As Mg/l < 0,005 0,01
19 Hg Mg/l < 0,0005 0,001
20 Colifom MPN/100ml 100 2500
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
10
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
(Nguồn: Trạm quan trắc môi trường Chi cục BVMT Cao Bằng)
Ghi chú:
+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
Nhận xét: Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều nằm trong giới hạn QCVN cho
phép.
II.3.3 Môi trường đất.
Đất ở đây chủ yếu là đồi núi sản xuất nông nghiệp, đất canh tác nương rẫy. Cây
trồng chủ yếu là ngô, đậu tương, sắn, cây thuốc lá…một phần đất đai được làm bãi
chăn thả gia súc, nhìn chung đất ở đây chưa bị ô nhiễm. Nhưng đất ở đây chưa bị ô
nhiễm nhiều và chỉ bị rửa trôi mùn, độ phì kém khiến chúng suy giảm về chất lượng.
Những nơi đã khai thác hoặc những nơi dân khai thác tự do đất bị xáo trộn và bị rửa
trôi nhiều.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
11
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Hình 2.1 Một số hình ảnh hiện trạng khu vực khai thác. (môi trường nền).
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
12
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
II.4 Nguồn tiếp nhận các chất thải của công trình.
II.4.1 Bụi, khí thải và tiếng ồn.
Khí thải ra chủ yếu là bụi và các khí thải từ nhiên liệu CO
2
, NO
x
, SO
2
, CO thải
ra môi trường. Khu mỏ cách xa nhà dân nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
người dân và môi trường xung quanh. Nơi tiếp nhận khí, bụi, tiếng ồn là chính tại môi
trường khu vực xung quanh mỏ khai thác và những người công nhân lao động mỏ.
Chính vì vậy nên dự án cần có các biện pháp xử lý giảm mức ô nhiễm.
II.4.2 Nước thải.
- Nước mưa chảy tràn từ khu vực thực hiện công trình rửa trôi bụi, đất đá,dầu
mỡ và kéo theo các chất thải rắn trên bề mặt ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận là nguồn
nước mặt, đất đai xung quanh khu vực công trình.
- Nước thải sinh hoạt từ các cán bộ, công nhân lao động ảnh hưởng đến nguồn
tiếp nhận là nước mặt, đất và không khí cạnh khu vực văn phòng công trình.
- Nước thải sản xuất: Trong quá trình khai thác không phát sinh nước thải.
Nước thải có từ quá trình tuyển rửa quặng, Nguồn nước thải được đưa đến hồ lắng qua
các hệ thống ống dẫn thải.
Nước thải sinh hoạt cũng được đưa đến hố ga xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn rồi
mới thải ra ngoài. Nước mưa có hệ thống mương dẫn riêng ra hồ lắng, có song lưới
chắn rác để cản rác có kích thước lớn
II.4.3 Chất thải rắn.
Chất thải rắn sinh hoạt từ các cán bộ, công nhân ảnh hưởng đến nguồn tiếp
nhận là môi trường đất, nước và môi trường không khí quanh khu vực.
Chất thải rắn từ quá trình vận chuyển, nghiền sàng, vận chuyển sản phẩm, rác
thải sinh hoạt Nguồn tiếp nhận các chất thải này là môi trường đất, môi trường nước
và môi trường không khí của khu vực công trình.
III. QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH
III.1 Quy mô đầu tư.
-Tổng vốn lưu động đầu tư của dự án là 7 174 060 532 đồng.
-Thời gian thưc hiện của dự án là 8 năm.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
13
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Công ty đầu tư vào dự án công trình khai thác quặng Mangan với mục tiêu khai
thác và chế biến quặng Mangan với sản lượng quặng nguyên khai là 3000 tấn/năm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu phục vụ cho xí nghiệp, sản xuất fero
mangan và bột đioxit mangan ( MnO
2
) của công ty.
Để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện dự án Công ty đã chuẩn bị các trang thiết bị máy
móc phục vụ cho quá trình khai thác và quá trình xử lý.
III.2 Công suất khai thác.
Công suất khai thác đất quặng được xác định trên cơ sở công suất của nhà máy chế
biến của công ty là 3 000 tấn quặng nguyên khai/năm.
- Công suất khai thác là: 1 186m
3
/năm.
- Hàm lượng quặng nguyên khai là: 31,5%.
- Khối lượng đất bóc trung bình hàng năm là: 9 725m
3
/năm.
Các thông số sau tuyển quặng:
- Tinh quặng mangan 35%: 2 160 tấn/năm.
- Thể trọng của quặng : 2,53 tấn/m
3.
- Thực thu tuyển khoáng: 80%.
* Về trữ lượng khai thác.
Theo dự án đầu tư trữ lượng quặng deluvi của mỏ là 20 567 tấn.
Qtn = 20 567 tấn
Trữ lượng khai thác: Trữ lượng khai thác được tính theo công thức sau:
Qkt = Qtn * ( 1 – r )
Trong đó:
Qkt: trữ lượng khai thác (tấn).
Qtn: trữ lượng tài nguyên (tấn).
r : hệ số tổn thất trong khai thác, r = 5%
Qkt = 20 567 * ( 1 – 0,05 ) = 19.539 (tấn)
Vậy: Trữ lượng khai thác của mỏ là 19 539 tấn.
III.2.1 Các hạng mục xây dựng cơ bản.
Dựa trên việc khảo sát địa bàn, vị trí xây dựng của dự án khu khai thác và phù
hợp với nguồn vốn đầu tư. Dự án đã đưa ra các hạng mục xây dựng cơ bản gồm có:
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
14
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
- Tuyến đường vào mỏ.
- Tuyến đường mở vỉa khu khai thác.
- Khu xưởng tuyển.
- Hồ lắng xưởng tuyển.
- Bãi chứa quặng đuôi.
- Khu phụ trợ.
- Tạo bãi xúc diện khai thác đầu tiên.
*Mô tả chi tiết các hạng mục xây dựng cơ bản:
a, Xây dựng tuyến đường vào mỏ.
Tuyến đường vào mỏ được nối với đoạn đường đi từ Cao Bằng-Quảng Uyên
vào tới khu vực mỏ với chiều dài khoảng 3km. Với đoạn đường mòn dân sinh cần tiến
hành nâng cấp tu sửa làm mới đoạn đường. Các thông số cơ bản của tuyến đường vào
mỏ như sau:
Bảng 3.1 Thông số cơ bản xây dựng tuyến đường vào mỏ.
Thông số Kích thước Đơn vị
Chiều rộng mặt bằng 7,6 m
Mặt đường 5 m
Lề đường mỗi bên 0,5 m
Rãnh dọc thoát nước Rộng: 0,5 m
Sâu: 0,3 m
Độ dốc dọc tối đa 10 %
Bán kính cong tối thiểu 18 m
Mặt đường được gia công rải 1
lớp đá dăm dày.
0,4 m
b, Xây dựng tuyến đường mở vỉa.
Tuyến đường mở vỉa được nối từ tuyến đường vào xưởng tuyển đền khai
trường và văn phòng.
Bảng 3.2 Thông số cơ bản xây dựng tuyến đường mở vỉa.
Thông số Kích thước Đơn vị
Chiều rộng nền đường. 9,0 m
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
15
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
(chưa bao gồm cả rãnh)
Mặt đường 7,0 m
Chiều dài tuyến đường 1044 m
Độ dốc tối đa 8,87 %
Các đoạn đường cong, nền
đường và mặt đường được
mở rộng theo quy phạm.
c, Xây dựng khu xưởng tuyển.
Khâu xây dựng này chủ yếu là san nền mặt bằng bố trí thiết bị.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 150m
- Chiều rộng: 80m
- Diện tích san nền: 8 300m
2
.
d, Xây dựng hồ lắng thải.
Có các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 3.3 Thông số cơ bản xây dựng hồ lắng thải
Thông số kỹ thuật Kích thước Đơn vị
Cốt cao đáy hồ + 542 m
Chiều dài 340 m
Chều rộng 60 m
Diện tìch đo theo địa hình 29 440 m
2
Chiều sâu 4,0 m
Dung tích chứa 80 000 m
3
Khối lượng đào lòng hồ 60 200 m
3
Khối lượng đắp đê 3 675 m
3
Cống thoát nước 10 m
e, Bãi chứa quặng đuôi
- Chiều dài: 123m
- Chiều rộng: 30m
- Diện tích san nền: 3 690m
2.
f, Xây dựng khu phụ trợ.
Có các thông số kỹ thuật chính:
- Cốt cao san nền: 540 và 530m
- Chiều dài khu:50m
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
16
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
- Chiều rộng khu: 30m
- Diện tích khu: 1 500m
2
- Khối lượng đào lắp:
+ Tổng khối lượng đào nền khu (đất cấp IV): 4 786m
3
+ Tổng khối lượng đắp nền khu: 3 409m
3.
III.3 Công nghệ khai thác.
a, Sơ đồ công nghệ khai thác.
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ khai thác quặng
b, Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Sau khi xây dựng cơ bản tiến hàng khai thác mỏ dùng máy gạt, gạt đất phủ tạo
đống để máy xúc thuỷ lực gầu ngược trực tiếp xúc đất quặng đổ lên ô tô chở về xưởng
tuyển tại mỏ. Khi khoảng trống khai thác đủ lớn ta có thể đổ một phần thải vào bãi thải
trong (các moong đã khai thác hết quặng).
Trình tự khai thác dược thực hiện từ cao xuống thấp, từ mức cao nhất của khai trường
tiến hành khai thác về phía trung tâm của mỏ.
Một số hình ảnh khi mỏ đi vào hoạt động khai thác:
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
Gạt gom quặng Xúc trực tiếp
Xúc bốc
Vận tải bằng ô tô
Xưởng tuyển
17
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Hình 3.2 Công trình mỏ khai thác
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
18
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Hình 3.3 Khu trung tâm của mỏ khai thác.
Hình 3.4 Xây dựng tuyến đường vào mỏ
III.3.1 Công nghệ tuyển quặng.
Lựa chọn công nghệ tuyển quặng cần căn cứ vào các tính chất sau:
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
19
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
- Căn cứ vào tính chất cơ lý của quặng mangan sau khi khai thác.
- Cấp nước rửa quặng và tạo bùn với tỉ lệ nước/bùn quặng là 2m
3
/m
3
và bùn thêm
nước khi tuyển, vệ sinh công nghiệp là 2m
3
/m
3
.
- Căn cứ vào kích cỡ hạt quặng sau khai thác.
- Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc quặng, thành phần vật chất của quặng.
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ tuyển quặng.
Bãi tập kết quặng
Quặng nguyên khai
Sàng song 20mm
Tinh quặng Phân cấp ruột xoắn
Bùn tràn (thải) Chọn thủ công
Quặng Đá thải
Xưởng tuyển trung tâm
Sản phẩm bùn tràn theo máng dẫn tự chảy xuống bàn đãi, cuối cùng được đưa ra hồ
lắng.
III.3.2 Thiết bị công nghệ tuyển.
• Thiết bị sàng song.
Chọn thiết bị sàng song của trung quốc TQKN- 380X96 ,
Kích thước lỗ sàng 30mm.
Kích thước của sàng 3 800 x 960mm
Bảng 3.4 Các đặc tính kỹ thuật của sàng.
TT Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Giá trị
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
20
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
1 Số tầng Tầng 2
2 Diện tích mặt sàng m
2
10,5
3 Cỡ hạt đầu vào mm 4-50
4 Cỡ hạt đầu vào max mm 400
5 Kích thước 1 mặt sàng mm 1500x 3500
6 Năng suất sàng m
3
/h 20-50
7 Tốc độ quay trục lệch tâm Vòng/phút 800-987
8 Tần số lắc Lần/phút 8
9 Kích thước: dài: rộng: cao mm 4552 : 2250 : 900
10 Công suất động cơ kw 20
11 Trọng lượng không kể động cơ kg 5700
• Máy phân cấp ruột xoắn
Máy phân cấp chọn số máy phân cấp là 1 loại CTB-1024.
Bảng 3.5 Đặc tính máy CTB-1024.
TT Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Đường kính ngoài mm 1200
2 Chiều dài mm 1800
3 Tốc độ quay trục lệch tâm Vòng/phút < 18
4 Độ hạt bị lắng mm 3-0
5 Năng suất Tấn/h 60
6 Công suất động cơ kw 5,5
3.4 Danh mục thiết bị sản xuất.
Bảng 3.6 Danh mục các thiết bị máy móc của dự án.
TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng
1 Máy gạt Cái 1 Hoạt động tốt
2 Máy xúc thuỷ lực gầu Cái 1 Hoạt động tốt
3 Ô tô chở quặng Cái 3 Hoạt động tốt
4 Thiết bị sàng song Cái 1 Hoạt độg tốt
5 Phân cấp ruột xoắn Cái 1 Hoạt động tốt
6 Băng tải Cái 3 Mua mới
7 Máy nổ Cái 2 Mua mới
8 Máy khoan Cái 3 Mua mới
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
21
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
9 Máy Bơm Cái 6 Mua mới
10 Một số dụng cụ khác:
quốc, xẻng, xà beng,…
Các loại máy móc trang thiết bị được nhập khẩu từ trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra công trường còn sử dụng các dụng cụ lao động khác như: quốc, xẻng cầm
tay, cào, búa tay…
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG.
IV.1 Nhu cầu sử dụng điện.
Đối với tất cả các hoạt động công nghiệp, khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, thương mại, y tế, giáo dục, trong đời sống sinh hoạt…đều cần đến nhu cầu sử dụng
điện, nước.
Tại mỏ mangan Pò Viền sản xuất theo chế độ 1 ca vào ban ngày, diện tích khai
trường không phải chiếu sáng. Diện tích cần chiếu sáng là:
- Văn phòng, nhà ở công nhân, kho, trạm, lán trại trong khu vực khai trường và
nhà tuyển.
- Cung cấp điện cho các máy khoan và các thiết bị điện được sử dụng trong
khai trường. Tuỳ theo từng khu vực sẽ sử dụng chế độ thắp sáng riêng.
Ví dụ :
+ Nhà ở và các lán trại công nhân sử dụng bóng có công suất là 40w.
+ Văn phòng dùng bóng tuýp 40w.
+ Nhà kho dùng bóng sợi nung 200w.
Tổng công suất tiêu thụ điện đặt ra là P = 80.352kw
- Các máy móc khai thác: máy xúc, máy ủi, ô tô, máy gạt…dùng xăng dầu
điezen làm nhiên liệu là chính. Tại khai trường sử dụng dầu điezen khoảng 800l/ngày.
- Nguồn cung cấp điện: Tại khu mỏ chưa có trạm biến áp riêng. Nguồn cung
cấp điện được lấy từ trạm biến áp của xã quốc dân có công suất là 100KVA.
IV.2 Nhu cầu sử dụng nước.
- Lượng nước yêu cầu: Tổng lượng nước dùng cho xưởng tuyển là 300m
3
/ngày.
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
22
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
- Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nguồn nước từ các hang cách xưởng tuyển
khoảng 800m. Dùng bơm để bơm lên bể có dung tích 60m
3
. Nước từ bể trung tâm
được dẫn bằng đường ống thép chính về xưởng tuyển tiếp đó dẫn đến các vòi như sau:
- Súng nước rửa quặng: 2 vòi.
- Máy: 3 vòi.
- Rửa sàn, vệ sinh công nghiệp: 2 vòi.
Đối với nguồn nước sinh hoạt được bơm trực tiếp từ khe nước cách khu vực
khai thác khoảng 800m, hoặc được dẫn tự nhiên vào bể, từ các giếng khoan. Nước
được qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt.
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.
Môi trường tự nhiên là một hệ sinh thái tự cân bằng. Nó sẽ bị biến động nếu có
sự tác động vào nó, thậm chí biến động mạnh và không trở lại được trạng thái cân
bằng ban đầu nếu như không có sự bảo vệ và khai thác một cách hợp lý các nguồn tài
nguyên.
Đối với các quá trình xây dựng, quá trình khi thác mỏ quặng sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường khu vực và môi trường xung quanh. Đặc biệt tác động
mạnh đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và phát sinh ra các
loại chất thải, khí thải độc hại vào môi trường.
V.1 Các loại chất thải phát sinh.
V.1.1 Khí thải
- Nguồn phát sinh khí thải:
Nguồn khí thải phát sinh chủ yếu từ các động cơ, phương tiện chuyên chở
nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho việc san lấp mặt bằng.
Do quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn của các động cơ.
Khí thải trong sự sinh hoạt của công nhân, khói độc từ các bếp than đun nấu,
bếp củi đun.
Khói bụi thải ra môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải, xúc, ủi đất.
Thành phần chất thải:
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
23
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Khí thải ra chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu xăng, dầu, thành phần các khí độc
hại bao gồm CO
2
, NO
x
, SO
2
, bụi, Mức độ phát thải của chúng khác nhau, phụ thuộc
vào các yếu tố như: nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, quãng đường vận chuyển,
loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.
Bụi phát sinh trong quá trình đập, nghiền quặng, do hoạt động nổ mìn , vận tải,
san ủi, bốc xúc…
- Tổng lượng phát sinh:
Tổng lượng phát sinh của khí thải trong quá trình khai thác được thể hiện trong
bảng dưới đây:
Bảng 5.1 Lượng phát sinh khí thải trong khai thác
TT Thông số Đơn vị tính Trung bình 1 năm
1 SO
2
mg/m
3
27
2 CO mg/m
3
-
3 NO
x
mg/m
3
23
4 Bụi lơ lửng mg/m
3
89
5 Pb mg/m
3
0,3
Đặc điểm chung của các nguồn thải này đều là dạng nguồn thấp và liên tục.
Hầu hết các giai đoạn hoạt động của mỏ đều có phát sinh các tác nhân ô nhiễm môi
trường không khí. Các nguồn khí thải trên đều nằm trong giới hạn cho phép theo
QCVN.
- Tác động đến môi trường và sức khoẻ con người.
Các nguồn khí thải trên đều nằm trong giới hạn cho phép nhưng nó lại tác động
nhanh đến môi trường và sức khoẻ con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến những
người công nhân trực tiếp tham gia thi công tại công trường khai thác.
Các khí SO
2
, NO
2
, là chất kích thích khi vào cơ thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp,
hệ thần kinh, đường tiêu hoá,… sau đó đi vào máu. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, giảm
năng suất làm việc, làm chậm tiến trình thi công. Để đảm bảo cho sức khoẻ cần có các
phương tiện bảo hộ lao động, bảo hộ cá nhân thì người công nhân khi tiếp xúc với các
khí thải độc hại như vậy sẽ giảm bớt được phần nào những tác hại xấu đến với sức
khoẻ của mình.
V.1.2 Nước thải
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
24
Báo cáo tốt nghiệp Cao Đẳng PHẦN MỞ ĐẦU
Nguồn phát sinh nước thải:
Thời gian hoạt động khai thác mỏ không lâu nước thải chủ yếu là: nước thải
sinh hoạt của công nhân, nước thải sản xuất, nước mưa chảy tràn.
• Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt phát sinh do quá trình phục vụ sinh hoạt (nấu ăn, tắm rửa,
giặt dũ, rửa xe…) và nước thải từ văn phòng.
Tại khu khai thác với tổng số cán bộ, công nhân trong khu vực là 41 người. Trung bình
lượng nước cho một người sử dụng khoảng 100 l/ngày.
Lượng nước thải sinh hoạt thải ra khoảng 5m
3
/ngày đêm.
Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, BOD
5
, COD, Nitơ, Photpho, Dầu mỡ, Vi
khuẩn,
• Nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất được phát sinh do quá trình tuyển, rửa quặng. Trong quá
trình tuyển quặng thải ra một lượng bùn thải, Lượng bùn thải này được ước tính
khoảng 40 000 m
3
/năm.
Thành phần chủ yếu là đất, đá thải, bùn, cặn lơ lửng, một số hợp chất hữu cơ và
các ion kim loại…
Tổng lượng nước thải thải ra khoảng 230-240m
3
/ngày đêm.
Bảng 5.2 Khu vực phát sinh nguồn gây ô nhiễm của dự án.
TT Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Khu vực phát sinh
1 Nước thải sản xuất Chủ yếu là TSS và một số
kim loại nặng, dầu mỡ…
- Khu tuyển rửa quặng.
2 Nước thải sinh hoạt TSS, BOD, COD, Tổng N,
Tổng P, vi khuẩn…
- Khu văn phòng, nhà ở
của công nhân khai
thác.
3 Nước mưa chảy tràn Cặn lơ lửng, kim loại mhỏ,
cát, bụi, dầu mỡ…
Khu vực khai trường.
Khu vực tuyển rửa
quặng.
Trên các tuyến đường
Mã Hồng Xuyến
lớp: B
3
MS
1
25