Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.55 KB, 67 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu của
bản thân em dựa trên tài liệu, số liệu thu thập thực tế từ đơn vị thực tập và các
nguồn có liên quan, không sao chép nguyên văn từ các chuyên đề, luận văn và
các bài viết khác.
Em xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường về cam đoan này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lê Trà My
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NG : nguyên giá
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCD : Tài sản cố định
TSLD : Tài sản lưu động
VCD : Vốn cố định
VLD : Vốn lưu động
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 7
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ – ĐIỆN TỬ - ĐIỆN TỬ
TÀU THỦY 7
1. 4 : ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 13


 !"
1.4.1.1.Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam 15
1.4.1.2.Cung về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam. 16
1.4.1.3. Xu hướng phát triển của thị trường )êu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam . 17
CHƯƠNG 2 19
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
TÀU THỦY 19
2.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 19
2.2 . THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY 22
##$%&'()!##
2.2.2 VỀ HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH 29
2.2.2.1 CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH 29
2.2.2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ 30
##*$+, (&'/01*#
2.2.3.1. Cơ cấu vốn lưu động 32
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY 42
#* 20034*
2.3.1.1 Về vốn cố định 43
2.3.1.2 Về vốn lưu động 43
#*# 2%&4
2.3.2.1 Về vốn cố định 44
2.3.2.2 Về vốn lưu động 45
##* 5647!248
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 47
3.2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY : 49
*#949/:44;"<

*##=4>4&+,/?'-,&&')+@A()!"
*#*=4>4'4B@44)@)@&6C4)01"#
*#D701EF!4@47))-,GH()!"*
*#8D@4,@@4""
3.2.6.1 Giải pháp về chính sách sản phẩm 55
3.2.6.2. Lựa chọn thị trường mục )êu và các chiến lược đáp ứng thị trường 57
3.2.6.3. Các giải pháp về khách hàng 59
3.2.6.4. Về nguồn cung ứng 61
3.2.6.5 Về điều kiện cơ sở giao hàng 62
3.2.6.6 Về sử dụng hình thức thương mại điện tử 62
3.2.6.7 Về phương thức thanh toán 63
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN 64
**I&J=4B58
**#I&JJ48"
KẾT LUẬN 66
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợp
các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo
nguồn tích luỹ cho xã hội phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, trước một cơ chế thị trường đầy cạnh tranh
một doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì cần phải
xác định đúng mục tiêu hướng đi của mình sao cho có hiệu quả cao nhất, trước
đòi hỏi của cơ chế hạch toán kinh doanh để đáp ứng nhu cầu cần cải thiện đời
sống vật chất tinh thần cho người lao động thì vấn đề nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.
Để có một hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt thì ngay từ đầu quá trình
sản xuất doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tữ và sử dụng số vốn đó sao

cho hiệu quả nhất, các doanh nghiệp sử dụng vốn sao cho hợp lý và có thể tiết
kiệm được vốn mà hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn cao, khi đầu tư có hiệu
quả ta có thể thu hồi vốn nhanh và có thể tiếp tục quay vòng vốn, số vòng
quay vốn càng nhiều thì càng có lợi cho doanh nghiệp và có thể chiến
thắng đối thủ trong cạnh tranh.
Việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách có
tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp với những kiến thức đã
được trau dồi qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Xuất phát từ thực
tế đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí – Điện –
Điện tử tàu thủy ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3
chương :
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
- Chương 1: Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ
khí – Điện – Điện tử tàu thủy
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng song do những hạn chế về kiến thức và thời
gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong được sự đóng góp và chỉ bảo thêm của các thầy cô. Em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến: Thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Thanh Phong , Cán bộ công
nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí – Điện – Điện tử
tàu thủy đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40

7
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ – ĐIỆN TỬ - ĐIỆN
TỬ TÀU THỦY
1.1.Thông tin chung về Công ty
_ Tên đầy đủ: Công ty về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí –
điện – điện tử tàu thủy .
_ Tên giao dich quốc tế : MARINE MACHINERY ELECTRIC AND
ELECTRONIC COMPANY LIMITED
_ Tên viết tắt : VINAMAREL
_ Thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
_ Địa chỉ: Tổ 6 – Phương Láng Thượng - Quận Đống Đa – TP Hà Nội
_ Điện thoại: 84 – 43 –7754506
_ Fax : 043.775.4507
_ Mã số thuế : 0100113487
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí – điện – điện tử tàu thủy ra
đời và phát triển khi mà nền kinh tế đang có sự chuyển đổi từ tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước . Công ty hoạt
động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 10951 đăng kí lần đầu ngày
15/12/1993 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh thay đổi lần 6 ngày 11/05/2005
• Ngành nghề kinh doanh :
- Kinh doanh thiết bị thông tin, điện tử , nghi khí hàng hải .
- Sửa chữa , phục hồi lắp ráp sản phẩm điện tử , điện lạnh công nghiệp và dân
dụng
- Sản xuất các sản phẩm bằng nhôm bằng gỗ và các phương tiện , thiết bị phục vụ
nghành giao thông vận tải
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
- Lắp ráp sửa chữa , phục hồi lắp đặt thiết bị thông tin , nghi khí hàng hải
- Kinh doanh và lắp đặt các thiết bị , phòng chống chấy nổ , an toàn , cơ điện công
trình , các thiết bị công nghệ khác trên phương tiện giao thông vận tải và các
công trình xây dựng ; thiết lập quy trình công nghệ và vận hành các thiết bị đã
lắp đặt
- Kinh doanh và lắp đặt hệ thống thông tin , điện , điện tử trong các công trình xây
dựng
- Sản xuất , kinh doanh các sản phẩm kim loại , cao su , chất dẻo
- Đại lý vận chuyển , kinh doanh và phân phối các sản phẩm khí hóa lỏng
- Khảo sát thiết kế , lắp đặt các hệ thống tự động phòng cháy nổ , thông tin viễn
thông và cơ điện lanh
- Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng
- In bao bì , nhãn mác
- Tư vấn , thiết kế chế tạo , cung cấp, lắp đặt , sửa chữa , hoán cải các hệ thông
thiết bị , máy móc , thủy lực , điện , tự động , nghi khí hang hải và radio cho các
loại tàu , công trình nổi và các công trình cùng nghành kinh tế kĩ thuật
- Cung cấp thiết bị điện cao hạ thế
- Xây lắp đường dây và trạm biến thế điện đến 110 KV
- Tư vấn kỹ thuật , chế tạo , cung cấp , lắp đặt , sửa chữa , hoán cải các loại tời ,
thiết bị nâng vận chuyển , vận thăng , thang máy .
1.2 .Quá trình hình thành và phát triển
Khởi điểm ban đầu của quý công ty là phòng điện tử của Viện kỹ thuật
giao thông , do yêu cầu nhiệm vụ , tính chất và quy mô hoạt động phát triển
.Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kỹ thuật giao thông , Bộ giao thông có
quyết định thành lập “ Xí nghiệp nghiên cứu kỹ thuật thông tin”
Năm 1984 do nhu cầu phát triển trong lĩnh vực giao thông vận tải của Bộ
giao thông vận nên đã ra Quyết định số : 2998QĐ/TCCB ngày 25/12/1994 Bộ
trưởng Bộ giao thông ký quyết định thành lập “ Xí nghiệp thông tin giao thông

SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
vận tải ” thuộc văn phòng bộ với con dấu riêng và hoạch toán độc lập với nhiệm
vụ đảm bảo mang thông tin liên lạc cho toàn ngành
Năm 1987 do tình hình nhiệm vụ mới Bộ đã kí quyết định số
1314QĐ/TCCB ngày 22/07/1987chuyển “ Xí nghiệp thông tin giao thông vận
tải” thành “ Liên hiệp các Xí nghiệp cơ khí đóng tàu ” và kí quyết định số :
802QĐ/TCCB ngày 29/09/1987 của Tổng giám đốc “ Liên hiệp các Xí nghiệp cơ
khí đóng tàu” tiếp nhận và đổi tên thành “ Xí nghiệp thiết bị điện tử và dịch vụ”
phục vụ thông tin điện tử cho nghành nghi khí hàng hải
Năn 1988 Bộ giao thông vận tải đã có quyết định số : 759QĐ/TCCB ngày
07/04/1988 lại một lần nữa đổi tên xí nghiệp thành “ Xí nghiệp thiết bị điện tử
tàu thủy” để có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu vào lĩnh vực điện , điện tử để
phục vụ cho ngành hàng hải .
Ngày 27/5/1993 Bộ giao thông vận tải đã kí quyết định số :
1047QĐ/TCCB-LĐ để thành lập Xí nghiệp thiết bị điện tử tàu thủy theo thông
báo đông ý thành lập doanh nghiệp Nhà nứơc số : 133/TB ngày 24/09/1993 của
Văn phòng Chính phủ và Căn cứ quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà
nước ban hành kèm theo nghị định số : 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng nhưng trong đó Bộ trưởng bộ giao thông đã có thêm quyết định
số : 2387QĐ/TCCB-LĐ ngày 01/12/1993 đã thay đổi tên Xí nghiệp thiết bị điện
tử tàu thủy thành “ Công ty thiết bị Điện tử giao thông vận tải “ với tên giao dịch
quốc tế : “ELECTRONIC EQUIPMENT CONPANY FOR TRANSPORT AND
COMMUNICATION” viết tắt “ TRAECO” và là doanh nghiệp hàng hải trực
thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
Năm 2002 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt nam có quyết định số :

446QĐ/TCCB-LĐ ngày 01/08/2002 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam . Căn cứ theo Nghị định số 38/Cpngày 28/4/1997của
Chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 50/CP ngày 28/8/1996
của Chính phủ về việc thành lập tổ chức lại , giải thế và phá sản doanh nghiệp
Nhà nước . Căn cứ Nghị quyết Hội đồng quản trị Tổng công ty tại phiên họp
ngày 10 và 11 tháng 7 năm 2002 . Theo đề nghị của ông Trưởng ban TCCB-LĐ
tổng công ty quyết định đổi tên Công ty thiết bị diện tử giao thông vận tải thành
Công ty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy và tên giao dịch quốc tế
VINAMAREL đồng thời bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với
môi trường kinh doanh hiện tại của đất nước
Năm 2011 Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cũng là: Tổng công ty
công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã có quyết định số 19/QĐ-CNT ngày
17/01/2011 về việc chuyển Công ty Cơ khí Điện , Điện tử tàu thủy thành Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam làm chủ sở hữu
1.3 . Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty có cơ cấu tổ chức theo cơ cấu Trực tuyến – Chức năng. Bộ máy tổ
chức của công ty gồm một ban lãnh đạo và các phòng ban có được mô tả qua sơ
đồ 1.1 . Mỗi một phòng ban làm một nhiệm vụ khác nhau như nhiệm vụ quản lý
và tham mưu kinh doanh cho ban lãnh đạo Công ty tới việc ra quyết định kinh
doanh chính
Chủ tịch Công ty
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
P. XNK

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
1. Chủ tịch Công ty
Do hội đồng thành viên tập đoàn bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5

năm. Chủ tịch Công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu ; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty ; chịu
trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ được
giao.
2. Giám đốc công ty
Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu kế
hoạch , nghị quyết ,quyết định của Chủ tịch , chịu trách nhiệm trước pháp luật và
Tập đoàn, Chủ tịch Công ty về thực hiện các quyền nhiệm vụ được giao
3. Phó giám đốc chuyên môn
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40

Giám đốc
P.giám đốc
Chuyên môn
P. Kế
toán
P.Hành
chính
P.Kỹ thuậtP. Kinh
doanh
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
Giúp việc Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn theo
sự chỉ đạo của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty , trước
Chủ tịch Công ty , và pháp luật về nhiệm vụ được giao thực hiện.
4. Phòng hành chính
- Tham mưu cho ban giam đốc về công tác tổ chức cán bộ
- Chế độ chính sách liên quan đến người lao động
- Công tác pháp chế của công ty, lưu văn bản quy phạm
- Làm công tác tiền lương , hành chính quản trị

5. Phòng tài chính kế toán
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý chặt chẽ tài chính công ty theo pháp
luật Nhà Nước và theo điều lệ hoạt động của công ty . Đồng thời tham mưu cho
Giám đốc tìm mọi biện pháp kinh doanh có hiệu quả.
_ Là thành viên giám sát mọi chỉ tiêu, thu nhập của công ty, phản ảnh các
con số thực bằng hoạch toán mà thể hiện là bản quyết toán tài chính hàng quý,
hàng năm .
- Giúp giám đốc chỉ đạo và trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, nhất là cán bộ kế
toán ở các đội thực hiện mọi quy định về tài chính của Nhà Nước và của công ty,
đảm bảo tính chính xác, đúng mực đích, tăng cường vòng quay đồng vốn, bảo
tồn vốn công ty , đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
6. Phòng xuất nhập khẩu
- Nghiên cứu theo dõi chính sách xuất nhập khẩu, thuế của nhà nước ban
hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định
- Chịu trách nhiệm dự thảo , lập các hợp đồng thương mại , điều kiện và
hình thức thanh toán . Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy
định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng , thanh lý hợp đồng
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
- Đề xuất Giám đốc Công ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình
hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu , hóa đơn xuất nhập hàng
hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa, kho hàng của Công ty.
7. Phòng kinh doanh :
- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất
kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh
doanh cụ thể.
- Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty
xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính

- Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài
nước để xúc tiến thương mại , quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của
Công ty.
- Quan hệ các khách hàng , tìm kiếm hợp đồng , mở rộng thị phần của Công
ty, mua bán hàng hóa và dịch vụ lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
8. Phòng kỹ thuật công nghệ
- Tham mưu giúp ban giám đốc lĩnh vực khoa học công nghệ phục vụ sản
xuất kinh doanh
- Tham gia chính vào các quá trình lắp đặt , vận hành và bảo dưỡng các
thiết bị đã lắp đặt.
- Nghiên cứu các Công nghệ mới để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty và dịch vụ tiện ích vào quá trình lắp đặt để đạt hiệu quả kinh tế cao
1. 4 : Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
• Là sản phẩm công nghiệp
- Mặt hàng thiết bị thuỷ được sản xuất bởi các nhà sản xuất công nghiệp
trong và ngoài nước. Tiếp đó được nhà tiêu dùng công nghiệp mua về để phục vụ
cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm mới. Khách hàng có thể là các nhà sản
xuất thiết bị gốc mua mặt hàng này về nhằm kết hợp sản xuất và sửa chữa các
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
phương tiện vận tải đường thuỷ, mặt hàng thiết bị thuỷ sẽ là bộ phận cấu thành.
Cũng có thể mặt hàng này được mua bởi các khách hàng mua về để phục vụ cho
quá trình sản xuất tức là trở thành công cụ sản xuất công nghiệp tuy nhiên với
mặt hàng thiết bị thuỷ thì số này chiếm phần không đáng kể trong khách hàng.
- Mặt hàng thiết bị thuỷ đòi hỏi các hiểu biết về kỹ thuật phức tạp như vận
hành, lắp đặt, yêu cầu có bảo dưỡng cao về độ chính xác và tính đồng bộ. Ngoài
ra giá trị của mặt hàng – giá trị đơn chiếc là lớn do đó khối lượng thanh toán tiền
hàng nhiều. Khi tiến hành giao dịch buôn bán chịu ảnh hưởng của mua đa
phương thông qua các Công ty mua, thời gian đàm phán kéo dài.

- Mặt hàng thiết bị thuỷ chủ yếu phục vụ cho các khách hàng công nghiệp có
tính chất tập trung theo khu vực địa lý. Thật vậy, các khách hàng mua mặt hàng
này là các đơn vị tổ chức có chức năng về đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền tập
trung tại các khu công nghiệp lớn gần cảng sông, cảng biển ở Việt Nam như Hải
phòng, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung.
• Là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài
Hầu hết các mặt hàng thiết bị thuỷ đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Điều
này xuất phát từ yêu cầu của khách hàng về mức chất lượng cao mà các công ty
sản xuất trong nước không thể đáp ứng được. Mặt hàng mà Công ty đang kinh
doanh có rất nhiều loại được mua từ nước ngoài về, khách hàng mua lại để lắp
đặt, thay thế cho các phương tiện đường thuỷ thành bộ phận của sản phẩm
mới.Chẳng hạn như : Máy bơm; máy ép Thuỷ lực; van, chân vịt; thép ( thép tấm,
thép hình,…) đóng vỏ tàu; máy thuỷ,…
Đặc điểm này yêu cầu cán bộ nhân viên của Công ty ngoài trình độ
chuyên môn về thiết bị thuỷ còn phải có trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng khi
giao dịch và ký kết các hợp đồng nhập khẩu hàng từ nước ngoài.
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
1.4.1 Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam
Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ là thị trường công nghiệp, sản
phẩm có ít người mua, khách hàng mua với số lượng lớn và cụ thể. Thị trường
này được các nhà chuyên môn coi là thị trường “dọc” bởi hai lý do :
- Thị trường rất hẹp: khách hàng trên thị trường này chỉ giới hạn trong
ngành nghề là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền thuộc Tổng công ty công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam và một số đơn vị thuộc bộ Thuỷ sản và Hải Quân.
- Thị trường rất sâu: thể hiện là các đơn vị có nhu cầu đóng mới, sửa chữa
tàu đều sử dụng mặt hàng này để phục vụ cho sản xuất của đơn vị.
1.4.1.1.Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam
Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ xuất phát từ việc phát triển của ngành

công nghiệp đóng tàu phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ và
ngành đánh bắt thuỷ sản tại Việt Nam .
Đặc điểm địa lý tự nhiên của Việt Nam với bờ biển dài 3260 km từ Bắc
xuống Nam có tới 73 cảng biển lớn nhỏ, hệ thống sông ngòi dày đặc với 2560
con sông, mật độ trung bình từ 0,5 đến 1 km lại gặp một con sông và cứ 25 km
lại gặp một cửa sông. Đây quả là một điều kiện lý tưởng cho việc phát triển giao
thông vận tải thuỷ và đánh bắt thuỷ sản. Do đó nhu cầu mặt hàng thiết bị thuỷ để
phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là rất lớn.
Nhu cầu mặt hàng thiết bị thuỷ còn liên quan tới đặc điểm của thị trường
từng khu vực. Điều này thể hiện rõ tại các Công ty công nghiệp, đầu mối giao
thông đường sông và các cảng biển thì khách hàng của mặt hàng này tập trung
nhiều cả về số lượng và quy mô lô hàng.
Có thể nhận xét rằng cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ của Việt Nam có xu
hướng tăng lên từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế. Trong tương lai cầu về mặt
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
hàng này sẽ ngày càng tăng khi mà sự giao lưu buôn bán của nước ta với các
nước trên thế giới ngày càng được phát triển và chủ trương của Đảng và Chính
phủ trong việc phát triển nền kinh tế biển.
1.4.1.2.Cung về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam.
Tham gia vào thị trường cung ứng thiết bị thuỷ tại Việt Nam có rất nhiều
đơn vị tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng các nhà
sản xuất nội địa Việt Nam còn chưa nhiều, các sản phẩm loại này sản xuất trong
nước chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng và sản phẩm loại này còn ít. Do
vậy, các khách hàng tổ chức có nhu cầu thường yêu cầu các loại máy nhập từ
nước ngoài vào Việt Nam. Mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu chịu sự quy định
chặt chẽ của Chính phủ về thuế quan và các quy định thủ tục nhập khẩu. Trong
điều kiện kinh tế mở, nhập khẩu những hàng hoá này là cần thiết để đáp ứng cho
nhu cầu của ngành công nghiệp tàu thuỷ cũng như nhu cầu của toàn bộ nền kinh

tế.
Số lượng các nhà cung ứng các sản phẩm nhập khẩu thiết bị thuỷ để bán
trên thị trường Việt Nam là rất lớn gồm :
- Bản thân các nhà sản xuất nước ngoài với các đại diện và chi nhánh của họ
tại Việt Nam .
- Các công ty nhập khẩu của Việt Nam được sự cho phép của Chính phủ
nhập loại hàng trên, các công ty có thể trong và ngoài Tổng công ty công nghiệp
tàu thuỷ so với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí – Điện –
Điện tử tàu thủy
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
1.4.1.3. Xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ tại
Việt Nam .
Để phân tích và đánh giá được xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ
mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam phải quan tâm tới môi trường kinh doanh mà
các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này trong đó có Công ty tồn tại bên
trong.
- Môi trường tự nhiên dân cư: Với đặc điểm địa lý nhiều sông hồ, đường biển
dài là điều kiện thuận lợi cho phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị
thuỷ.
- Môi trường công nghệ kỹ thuật phát triển, nền kinh tế chí thức được đề cao,
công nghệ thông tin đươc chú trọng… góp phần vào sự ra đời và phát triển của
các nhóm sản phẩm thuộc nhóm thiết bị thuỷ có tính năng mới, sản lượng tăng
và hiện đại hoá công nghiệp đóng tàu Việt Nam .
- Môi trường chính trị luật pháp: Trước những diễn biến của nền kinh tế thị
trường làm cho các chính sách nhà nước có nhiều thay đổi về quy định xuất nhập
khẩu, thuế quan, các thủ tục hành chính. Đây là điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển đồng thời cũng là đe doạ.
- Môi trường kinh tế: Ngày nay xu hướng mở cửa, quốc tế hoá kéo theo sự

cạnh tranh tự do với các đối thủ, nguồn hàng đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn
đón bắt được các cơ hội. Việc Nhà nước ta giữ vững được sự ổn định của nền
kinh tế như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái được giữ ổn định là điều kiện tốt cho
các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tính và thanh toán theo ngoại tệ.
Nhìn nhận xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ
phải xem xét tới khía cạnh thực tế. Xu hướng phát triển mở rộng thị trường này
thể hiện ở việc khuyến khích của Nhà nước về nền kinh tế biển. Trước đây vào
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, kinh tế biển và nền công nghiệp đóng tàu dường
như bị lãng quên. Hiện nay Nhà nước ta đã có sự đấnh giá lại và khuyến khích sự
lớn mạnh của kinh tế biển. Kéo theo sự phát triển nhanh dần của ngành công
nghiệp tàu thuỷ làm cho nhu cầu của thị trường thiết bị thuỷ tăng tạo xu hướng
phát triển của thị trường. Công ty đóng vai trò là trung gian cung cấp các thiết bị
vật tư cho các đơn vị có nhu cầu có cơ hội về một thị trường đang có tiềm năng.
Mà phần lớn các phương tiện này đều thuộc quản lý của các bộ, ngành Việt Nam
đều do chính các nhà máy sửa chữa và đóng tàu thuộc Tổng công ty công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam đóng mới và bảo dưỡng. Điều này hứa hẹn cho các công ty
thương mại lĩnh vực công nghiệp về mặt hàng thiết bị thuỷ có nhiều cơ hội.
Năm 1999 bản thân Công ty đã tham gia thành lập tổng dự toán trình Tổng
công ty và Bộ GTVT để đưa sang giai đoạn xây dựng của các dự án nâng cấp cải
tạo trong đó có các nhà máy đóng tàu 76, Nha Trang, Bến Thuỷ, Sông Cấm, Tam
Bạc, Bến Kiền, Bạch Đằng, Công ty Hồng Hà thuộc Tổng cục Hậu cần. Đến
năm 2000 tiếp tục tiến hành các dự án trên và bổ sung thêm các dự án nhà máy
đóng tàu Sông Hàn, Công ty vận tải 3, nhà máy sửa chữa Nam Triệu, Công ty cơ
khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ.
Từ những phân tích và các con số kể trên cho thấy Công ty đang tồn tại trong
thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng cũng luôn nhận
thức rằng thị trường đó hứa hẹn rất nhiều cạnh tranh gay gắt vừa tạo cơ hội vừa

gây đe doạ với bất kỳ công ty kinh doanh nào hoạt động trong thị trường.
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
TÀU THỦY
2.1 Khái quát thực trạng kinh doanh của công ty
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác , công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên cơ khí - điện - điện tử tàu thuỷ đã chủ động và tìm kiếm cho mình
một ngồn vốn thị trường để tồn tại và phát triển . Từ khi bước vào hoạt động
theo cơ chế thị trường, hạch toán kế toán độc lập công ty phải tự tạo lợi nhuận
hoạt động kinh doanh của công ty, các khoản vay ngắn hạn Ngân hàng để đầu tư
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và bổ sung bằng các nguồn tài chính bên
ngoài khác.
Bằng hình thức trả chậm một số khoản nợ trong thời gian cho phép của các
bạn hàng, các nhà đầu tư phụ, công ty có thể tranh thủ được nguồn vốn này để
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo đó là một cách chiếm dụng vốn
của đơn vị khác mà chúng ta có thể thấy ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào đó.
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
Thông qua bảng số liệu 2.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm
2008 – 2010 ta thấy
- Hoạt động kinh doanh : Doanh thu năm 2008 so với năm 2009 giảm là
3.371.606.676 đ năm 2010 là 9.172.253.939 đ . Doanh thu giảm chủ yếu do giá
vốn hàng bán giảm là chủ yếu. Giá vốn bán hàng năm 2008 giảm so với năm
2009 là 4.926.359.507 đ , so với năm 2010 là 12.550.225.309 đ dẫn đến doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đi . Bên cạnh đó

Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2008 – 2010
(ĐVT: đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
31.746.604.32
5
27.232.732.64
9
21.432.085.38
6
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.142.265.000
3. Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ ( 10 = 01- 02 )
30.604.339.32
5
27.232.732.64
9
21.432.085.38
6
4. Giá vốn bán hàng
31.221.958.27
0
26.295.598.76
3
18.671.732.96
1
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 - 11) 617.618.945 937.133.886 2.760.352.425
6. Doanh thu hoạt động tài chính 107.586.495 59.297.537 55.882.660

7. Chi phí tài chính 711.705.250 419.215.367 682.036.480
8. Chi phí bán hàng 927.044.074 1.005.060.639 681.966.744
9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 4.672.288.480 4.294.390.765 4.635.427.974
10. Lợi nhuận thuẩn từ hoạt động
kinh doanh
[ 30 = 20 + ( 21-22 ) - ( 24 +
25 ) ] 6.821.070.254 4.722.235.348 3.183.196.113
11. Thu nhập khác 995.979.653 1.728.876.008 1.243.556.103
12. Chi phí khác 20.189.852 207.823.776 115.216.382
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 -
32 ) 975.789.801 1.521.052.232 1.128.339.721
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
( 50 = 30 + 40 ) 5.845.280.453 3.201.183.116 2.054.856.392
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 39.314.834
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiêp
( 60 = 50 - 51 - 52 ) 5.845.280.453 3.201.183.116 2.094.171.226
( Nguồn Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2008 đến năm 2010 )
lợi nhuận về bán hàng và sản xuất dịch vụ tăng theo năm 2008 lợi nhuận thuần
gộp về từ việc bán hàng và dịch vụ là 617.618.945 so với năm 2009 đã tăng là
2.142.733.480 đ , năm 2010 cũng tăng là : 2.142.733.480 đ so với năm 2008
nguyên nhân tăng lợi nhuân bán hàng và dịch vụ là dù một số mặt hàng bán ra
chậm nhưng công ty đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ về láp ráp và tư vấn
cho các đối tác . Đối với chi phí bán hàng công ty đã cố gắng giảm trong ba năm
qua đặc biệt ta thấy năm 2009 là 1.005.060.639 đ năm 2010 đã chỉ còn là
681.966.744 đ . Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 đến năm 2010 cũng đã

giảm là 36.860.506đ. Điều đó cho thấy trong mấy năm qua việc kinh doanh của
công ty không tốt so với năm 2008. Nhờ việc bán hàng ra thị trường nhiều hơn,
giá vốn không tăng nên doanh thu cũng giảm theo, bên cạnh đó việc tăng chi phí
bán hàng và giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ tới doanh thu. Dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm đi
năm 2008 là 6.821.070.254 đ nhưng đến năm 2010 con số này chỉ còn
3.183.196.113 đã giảm đi 3.637.874.141 đ
- Hoạt động tài chính: công ty phải bỏ chi phí hoạt động tài chính, chỉ có
thu nhập nên doanh thu của năm 2008 so với năm 2009 đã giảm là 48.288.958
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
đ , năm 2010 cũng đã giảm là 51.703.835đ . Trong khi đó các chi phí phải bỏ ra
để hoạt động tài chính còn cao hơn nhiều như năm 2008 là 711.705.250 đ chi phí
bỏ ra cao gấp 6,6 lần doanh thu thu được từ hoạt động tài chính , năm 2009 là
419.215.367đ chi phí bỏ ra là gấp 7 lần , năm 2010 là 682.036.480đ là gấp 12 lần
chính điều này cũng góp phần làm cho doanh thu của công ty trong ba năm qua
giảm mạnh vì các chi phí phải bỏ ra do đầu tư vào các hoạt động tài chính
- Lợi nhuận trước thuế: do doanh thu giảm nên lợi nhuận cũng giảm theo
năm 2008 là 5.845.280.453 đ nhưng đến năm 2010 chỉ còn là 2.054.856.392 đ
- Lợi nhuận sau thuế: năm 2008 so với năm 2010 đã giảm đi còn
3.751.109.227 đ
2.2 . Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
2.2.1 Về nguồn vốn kinh doanh
Để làm rõ được thực trạng về công tác tổ chức nguồn vốn của công ty ta
phải biết rõ đâu là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, đâu là nhân tớ ảnh hưởng thứ yếu,
tích cực hay tiêu cực. Để làm được điều này ta không thể nhìn ngay vào bảng
cân đối về nguồn vốn mà có thể nhận xét chính xác được. Nguồn vốn qua các
năm đều có sự biến đổi nhiều hay ít, phụ thuộc vào sự quản lý và quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty. Để nhận xét được biến động của nguồn vốn ta có

thể lấy số liệu của ba năm gần đây nhất là năm 2008 đến năm 2010. Từ bảng
cân đối kế toán của ba năm này ta lập bảng nghiên cứu đánh giá biến động về
nguồn vốn kinh doanh.
Qua bảng 2.2 ta thấy khoản nợ phải trả năm 2008 là: 173.458.231.243 đ.
Năm 2009 khoản nợ phải trả : 184.767.383.720 đ . Năm 2010 khoản nợ phải trả
là 135.114.059.417 đ . Như vậy so với năm trước khoản nợ phải trả năm nay đã
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
giảm đi nhiều năm 2010 đã giảm so với năm 2008 là 38.344.171.826 đ , năm
2009 là 49.653.324.303 . Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ phải trả của năm
2010 giảm so với 2008 và 2009 là một phần do nợ ngắn hạn tăng còn nợ dài hạn
đã giảm đi nhiều . Đi sâu vào phân tích từng mục nhỏ trong bảng ta tháy đâu là
nguyên nhân làm cho nguồn vốn kinh doanh giảm.
Trước hết: Nợ ngắn hạn: nguyên nhân chính làm Nợ ngắn hạn giảm là do
phải trả người bán hàng giảm nhiều nhất. So với năm 2008 khoản chi trả ngừơi
bán năm 2009 giảm là 2.508.559.548 đ , năm 2010 là 2.556.814.502 đ
Bảng 2.2: Biến động nguồn vốn của công ty năm 2008-2010
(ĐVT: đồng)
Nguồn vốn kinh doanh 2008 2009 2010
A- Nợ phải trả 173.458.231.24
3
184.767.383.72
0
135.114.059.417
I- Nợ ngắn hạn 61.912.426.614 65.336.454.161 73.902.893.414
1- Vay ngắn hạn 16.413.643.453 10.309.977.025 10.392.855.133
2- Phải trả người bán 12.744.016.032 10.235.456.484 10.187.201.530
3- Người mua trả tiền trước 17.393.619.267 15.955.510.215 22.776.553.223
4- Thuế và các khoản nộp NSNN 1.087.628.756 2.017.527.613 1.722.097.368

5- Phải trả người lao động 717.217.699 522.540.603 694.292.291
6-Chi phí phải trả 4.094.149.871 7.318.436.274 9.146.990.943
7- Phải trả nội bộ 2.263.961.064 1.456.556.450 1.128.981.962
8- Các khoản phải trả phải nộp
khác
7.198.190.472 17.520.449.497 17.787.267.035
9- Quỹ khen thưởng phúc lợi 118.583.929 66.653.929
II - Nợ dài hạn 111.545.804.62
9
119.430.929.559 61.211.166.003
1- Phải trả dài hạn người bán 766.045.687 121.256.565 121.256.565
2- Phải trả dài hạn khác 451.622.108 272.987.000 272.987.000
3- Vay và nợ dài hạn 110.292.440.409 119.002.346.44
4
60.782.582.888
4- Dự phòng trợ cấp mất việc làm 35.696.425 34.339.550 34.339.550
B- Vốn chủ sở hữu 8.588.578.074 18.793.511.232 17.190.913.544
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
I- Vốn chủ sở hữu 11.698.397.259 19.096.780.332 17.494.182.644
1- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.507.585.867 4.507.585.867 4.507.585.867
2- Chênh lệch tỷ giá hối đoái 5.072.659.906 10.078.980.737 5.148.737.408
3- Quỹ đầu tư phát triển 1.473.038.454 172.872.866 172.872.866
4- Quỹ dự phòng tài chính 319.554.888 42.417.357 42.417.357
5- Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
12.956.622.773 13.771.381.896 17.099.027.537
6- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản

307.066.211 307.066.211 30.706.211
II - Nguồn kinh phí và quỹ
khác
3.109.819.185 303.269.100 303.269.100
1- Quỹ khen thưởng phúc lợi 154.253.929
2- Nguồn kinh phí 1.683.861.456
3- Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
1.271.703.800 303.269.100 303.269.100
Tổng cộng 164.869.653.169 166.092.456.41
7
117.923.145.873
( Nguồn Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2008 đến năm 2010 )
Nguyên vật liệu, máy móc, phương tiện vận tải hiện đậi phục vụ sản xuất kinh
doanh nhưng chưa thanh toán ngay cho người bán mà công ty còn nợ lại họ.
Điều này cho thấy công ty chiến dụng vốn của đơn vị khác để đầu tư phát triển
công ty mình. Tuy nhiên chiếm dụng số vốn này tạm thời trong thời gian gắn,
nếu nợ nần quá lâu cẽ mất uy tín với người bán đặc biệt là món nợ bị quá hạn, vì
vậy công ty nên tìm cách thu hồi vốn từ các khoản khác để trả nợ.
Bên cạnh đó, khoản phải trả phải nộp tăng mạnh . Năm 2008 khoản phải
trả phải nộp khác là 9.462.151.536 đ và đến năm 2010 khoản phải trả phải nộp
khác tăng gấp đôi là 18.916.248.997 đ. Như vậy chỉ trong vòng ba năm mà nó
đã tăng gấp đôi . Bên cạnh đó công ty lập thêm quỹ khen thưởng phúc lợi để
thưởng cho nhân viên để thúc đẩy thêm tinh thần làm việc , tuy mới thành lập
được 2 năm nhưng đó cũng là một con số không nhỏ năm 2009 là 118.583.929 đ
năm 2010 đã giảm xuống còn 66.653.929 đ do tình hình kinh tế khó khăn nên
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiêp
công ty đã cắt giảm bớt phần khen thưởng . Điều này chứng tỏ công ty thực hiện

thanh toán trong 1 số khâu khác. Không chỉ tăng các khoản phải trả phải nộp
khác mà ta còn thấy khoản vay của công ty khác cũng giảm, tuy nó không giảm
nhiều bằng khoản phải trả phải nộp khác nhưng khoản vay ngắn hạn cũng giảm
được 1 con số tương đối cao. Điều đó cho thấy công ty đang có nguồn vốn khác
để sản xuất kinh doanh nên đã hạn chế được khoản vay này.
+ Tiếp đến là khoản Người mua trả trước mặc dù con số không lớn bằng
số tiền mà ta trả trước cho người bán nhưng so với mấy năm trước khoản người
mua trả tiền trước tăng được là 5.382.933.956 đ . Đây là điểm đáng mừng cho
công ty bởi số hàng xuất ra được khách hàng trả trước tiền chứng tỏ mặt hàng
của công ty đảm bảo chất lượng mà giá cả phù hợp nên thu hút được nhiều khách
hàng công ty cần phát huy hơn nữa để làm cho sản phẩm của mình ngày càng tốt
hơn thì sẽ thu hút được số vốn ứng trước của đơn vị bạn. Nếu khách hàng trả tiền
trước nhiều cho công ty sẽ chiếm dụng được vốn của họ để đầu tư công ty mình
để chiếm lợi nhuận.
+ Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ năm 2008 đến năm
2010 liên tục ở con số tăng chủ yếu do ảnh hưởng của thuế VAT phải nộp (ở đây
VAT đầu ra nhỏ hơn VAT đầu vào) sự biến động củ khoản mục này năm sau
tăng là 634.468.612 đ
+ Ngoài ra nợ ngắn hạn tăng còn do khoản phải trả công nhân viên của
công ty . Tuy khoản tăng này không nhiều lắm nhưng với tình hình như hiện nay
công ty nên giảm khoản này xuống để làm tốt nghĩa vụ với người lao động.
SV: Nguyễn Lê Trà My Lớp : QTKDTM K40

×