Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.33 KB, 51 trang )

Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


0

CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển một cách mạnh mẽ sau khi gia
nhập vào WTO. Đây là một dấu ấn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là đòn bẩy
để đưa nước ta đi lên, tiến gần tới nền kinh tế phát triển. Trước cơ hội cũng như sức ép
từ sự kiện này đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng tăng cường
nguồn lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài cũng như là đối thủ cạnh tranh. Do
đó nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân ngày càng tăng. Và ngân hàng là
nơi có thể đáp ứng nhu cầu này của họ. Chính điều này đã làm cho hoạt động kinh
doanh của các NHTM trở nên thật sôi động. Các ngân hàng không ngừng cạnh tranh với
nhau bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, hấp
dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng mình. Muốn
thực hiện được điều này, ngay từ bây giờ mỗi ngân hàng cần phải lập ra cho mình một
chiến lược kinh doanh hiệu quả, bên cạnh đó phải tìm ra các mặt yếu kém còn tồn tại
trong hoạt động để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Hiện tại, ở An Giang nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh, còn có nhiều đối tượng khác (cá nhân, cán bộ
công nhân viên, hộ sản xuất kinh doanh cá thể,…) cũng có nhu cầu vay vốn với nhiều
mục đích khác nhau như vay tiêu dùng hay vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển. Và để có thể thu hút
một lượng lớn các khách hàng tiềm năng này cũng như cạnh tranh lại các ngân hàng
khác đang có mặt tại thị trường An Giang như: Sacombank, Vietcombank, Đông Á,
ABBank, ACB, Techcombank, Agribank, … thì ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cần
phải phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn, bởi đây là hoạt động chủ yếu và đem lại
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Thông qua quá trình phân tích này nhằm tìm ra những
những mặt còn yếu kém của vấn đề, để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục một cách


hiệu quả. Cho nên đây là một trong những vấn đề hết sức cần thiết mà ngân hàng cần
phải quan tâm hiện nay đối với chiến lược kinh doanh trong tương lai của mình. Từ
những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “ Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH TMCP Sài Gòn An Giang.
- Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH TMCP Sài Gòn An Giang.
- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại NH TMCP
Sài Gòn An Giang.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Thông qua quan sát và tìm hiểu về tình hình hoạt động thực tế của ngân hàng
trong thời gian thực tập.
- Thu thập số liệu và tài liệu thông qua các báo cáo như: bảng cân đối kế toán,
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính của 4
quý năm 2007 do ngân hàng cung cấp.
- Tham khảo thêm các tài liệu từ sách, báo, internet
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


1
1.3.2 Phƣơng pháp phân tích
- Đối với các dữ liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp xử lý như: phân
tích, so sánh, tổng hợp các kết quả đạt được qua các quý để thấy được xu hướng phát
triển của ngân hàng.
- Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Do SCB An Giang mới thành lập hơn 1 năm nên đề tài chỉ có thể phân tích tình
hình hoạt động trong 4 quý của năm 2007
- Hoạt động của ngân hàng rất phong phú và đa dạng. Do đó đề tài chỉ giới hạn

trong hình thức cho vay ngắn hạn.





































Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng
1

2.1.1 Khái niệm TDNH
TDNH là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách
hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
2.1.2 Phân loại TDNH
TDNH có thể chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại
khác nhau.
- Dựa vào thời hạn, có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm, nhằm tài trợ
cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, nhằm tài
trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, nhằm tài trợ đầu
tư vào các dự án đầu tư
- Dựa vào mục đích của tín dụng
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp

+ Cho vay tiêu dùng cá nhân
+ Cho vay bất động sản
+ Cho vay nông nghiệp
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
- Dựa vào mức độ tín dụng của khách hàng
+ Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng
vay vốn để quyết định cho vay.
+ Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
- Dựa vào phương thức cho vay
+ Cho vay theo món
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần
khi đáo hạn
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả
năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
2.1.3 Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn
cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng
cho mình một quy trình tín dụng riêng. Sau đây là các bước căn bản của một quy trình
tín dụng.


1
Nguyễn Minh Kiều. 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. TPHCM. NXB Tài chính
Khách hàng: Cung

cấp các tài liệu và
thông tin
Nhân viên tín dụng:
- Tiếp xúc hướng dẫn
- Phỏng vấn khách
hàng
Lập hồ sơ:
- Giấy đề nghị vay
- Hồ sơ pháp lý
- Phương án/Dự án
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


3


















































- Bƣớc 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Thu thập thông tin
qua phỏng vấn,
viếng thăm, trao
đổi
Cập nhật thông tin
thị trường, chính
sách, khung pháp

Tổ chức phân tích và
thẩm định:
- Pháp lý
- Bảo đảm nợ vay
Quyết định tín dụng:
- Hội đồng phán quyết
- Cá nhân phán quyết
Chấp thuận
Giải ngân:
- Chuyển tiền vào tài
khoản của khách hàng
- Trả cho nhà cung cấp
Kết quả ghi nhận:
- Biên bản, báo cáo
- Tờ trình
- Giấy tờ bảo đảm nợ
Hợp đồng tín dụng:
- Đàm phán
- Ký kết HĐTD

- Ký kết HĐ phụ khác
Từ
chối

Giấybáo
lý do
Tổ chức giám sát:
- Nhân viên kế toán
- Nhân viên tín dụng
- Thanh tra, kiểm soát
viên
Thu nợ cả gốc và lãi
Đầy đủ và đúng hạn
Thanh lý HĐTD mặc
nhiên
Giám
sát TD
Vi phạm
hợp
đồng
Không đủ
Không đúng hạn
Biện pháp: Cảnh báo,
Tăng cường kiểm soát,
Ngừng giải ngân, Tái xét
TD
Xử lý: Tòa án,
cơ quan thẩm
quyền
Thanh lý hợp

đồng tín dụng
bắt buộc
Hình: Mô tả qui trình tín dụng
Không đủ
Không đúng hạn
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


4
Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực
hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô
tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng lâp hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác
nhau. Một bộ hồ sơ cần thu thập các thông tin chủ yếu sau:
 Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.
 Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.
 Thông tin về bảo đảm tín dụng.
Để thu thập được các thông tin trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải
lập và nộp cho NH các loại giấy tờ sau:
 Giấy đề nghị vay vốn
 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng (giấy phép thành lập,
quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động)
 Phương án SXKD và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư
 Báo cáo tài chính của thời kì gần nhất.
 Các giấy tờ liên quan đến tài sản tín chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
 Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
- Bƣớc 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về
sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi.
- Bƣớc 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn
của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng quy trình tín dụng và cũng là khâu khó
xử lý nhất, và thường dễ phạm vào 2 sai lầm sau:
- Quyết định chấp nhận cho vay đối với một khách hàng không tốt.
- Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.
* Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng các NH thường chú trọng
hai vấn đề.
- Thu thập xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết
định.
- Trao quyền quyết định cho một hội đồng ra quyết định tín dụng hoặc những
người có năng lực phân tích và phán quyết.
* Cơ sở ra quyết định tín dụng
- Trước hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng, do giai đoạn
trước chuyển sang.
- Kế đến, dựa vào những thông tin khác hoặc thông tin cập nhật hóa có liên quan
như thông tin về tình hình thị trường, chính sách tín dụng của NH, các quy định về hoạt
động tín dụng của NHNN, nguồn vốn cho vay của NH, kết quả thẩm định các hình thức
bảo đảm nợ vay,…
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


5
* Quyền phán quyết tín dụng
Tùy theo quy mô lớn hay nhỏ quyến phán quyết thường được trao cho một hội
đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách.
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay,
tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước.
- Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng
tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo.
- Nếu từ chối cho vay, NH sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng

rõ.
Bƣớc 4: Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là
phát tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Khâu giải
ngân góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở khâu trước. Ngoài ra,
cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử
dụng đúng mục đích hay không. Nguyên tắc giải ngân luôn luôn gắn liền vận động tiền
tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau
này. Tuy vậy giải ngân phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn
và phiền hà cho khách hàng.
Bƣớc 5: Giám sát tín dụng
Giám sát tín dụng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục
đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai
phạm có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín
dụng có thể bao gồm:
 Giám sát tài khoản của khách hàng tại NH
 Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ
 Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
 Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn
 Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay.
 Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách
hàng khác.
 Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.
Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là khâu kết thúc của hợp đồng tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan
trọng cần xử lý:
- Thu nợ cả gốc và lãi
- Tái xét hợp đồng tín dụng
- Thanh lý hợp đồng tín dụng

* Thu nợ
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


6
Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của
khách hàng, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ
sau.
 Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn
 Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ
 Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn
Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể
xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý
thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ
2.2 Một số vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn
2

2.2.1. Những nguyên tắc về tín dụng
TD ngắn hạn ở Việt Nam được thực hiện theo 2 nguyên tắc sau đây:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng và có hiệu quả kinh tế.
- Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng tới mục tiêu và yêu cầu về phát
triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với các đơn vị kinh tế tín dụng
cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã
cam kết trong HĐTD.
- Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và hoạt động một
cách bình thường. Bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn.

Đó là một bộ phận tài sản của các sở hữu chủ mà NH tạm thời quản lý và sử dụng, NH
cũng có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. Nếu các
khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng
hoàn trả của NH.
2.2.2 Điều kiện vay vốn
Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
- Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có phương án SXKD, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của Thống đốc NHNNVN.
2.2.3 Đối tƣợng cho vay
Giá trị vật tư hàng hóa (kể cả thuế GTGT) và các khoản chi phí để thực hiện các
phương án SXKD, phục vụ đời sống.

2
Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên). 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TPHCM. NXB Thống kê.

Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


7
 Các nhu cầu tài chính hợp lý gồm:
- Thuế XNK để làm thủ tục XNK, nếu giá trị lô hàng XNK đó được hình thành
bằng vốn vay của NH đó.
- Lãi vay phát sinh trong thời gian thi công
 Các đối tượng không cho vay bao gồm:
- Số tiền để trả gốc và lãi cho tổ chức TD khác
- Số lãi vay phải trả cho tổ chức TD cho vay vốn.

2.2.4 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận và ghi vào HĐTD.
- TGĐ (Giám đốc) ngân hàng cho vay xác định và công bố công khai lãi suất
cho vay theo từng loại khách hàng, từng đối tượng cho vay.
2.2.5 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Chu kỳ SXKD
- Thời hạn thu hồi vốn của thường vụ hoặc phản ánh SXKD
- Khả năng trả nợ của khách hàng
- Khả năng và mức cho vay của NH
Nói chung thời hạn không quá 12 tháng
2.2.6 Phƣơng thức cho vay
Hai phương thức cho vay áp dụng phổ biến hiện nay: Cho vay theo món và cho
vay theo hạn mức tín dụng.
 Cho vay theo món
Cho vay theo món: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thương mại thực
hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Đặc điểm của loại cho vay này là khách hàng xin vay món nào thì phải làm hồ sơ
xin vay món đó. Như vậy nếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món vay, thì
khách hàng phải làm bấy nhiêu hồ sơ xin vay. Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích tiến
hành phân tích hồ sơ xin vay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể. Cách thức
phát tiền vay, thu nợ và thu lãi được thực hiện như sau:
Phát tiền vay: Dựa vào hợp đồng tín dụng, NH phát dần tiền vay theo yêu cầu của
khách hàng, khi phát tiền vay, khoản tiền vay đó được ghi có vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và ghi nợ số tiền vay vào tài khoản
tiền vay.
Thu nợ và lãi: Nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. khi đến ngày trả nợ ghi trên
hợp đồng tín dụng, khách hàng phải chủ động lập giấy trả nợ cho NH. Ngân hàng sẽ
trích tiền gửi của khách hàng để trả nợ. Còn tiền lãi NH sẽ thu sau khi tính toán trên số
ổn định, theo công thức :

Lãi tiền vay = số tiền vay x Thời hạn vay x Lãi suất vay
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


8
Phạm vi áp dụng: Cho vay từng lần theo món được áp dụng trong các trường hợp
sau:
 Khách hàng vay không thường xuyên
 Khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được ngân hàng tín nhiệm
cho áp dụng hạn mức tín dụng.
 Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho các dự án.
 Thường yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng thương mại và khách hàng xác định
và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định.
Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay cho nhiều món vay.
Phát tiền vay: Ngân hàng sẽ căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay của khách để
giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi có vào tài khoản
tiền gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp.
Thu nợ: Việc thu nợ theo tài khoản cho vay luân chuyển
Thu lãi: Cuối mỗi tháng NH sẽ tính lãi theo phương pháp tích số.
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và
được NH tín nhiệm.
Cách xác định hạn mức tín dụng:
Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp,
trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn.. Nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác
định HMTD theo từng bước như sau:
- Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản
- Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn
- Xác định HMTH theo công thức:

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu tham gia
Nhu cầu vốn lưu động = Giá trị tài sản lưu động – nợ ngắn hạn phi ngân hàng –
nợ dài hạn có thể sử dụng
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng
2.3.1 Tỷ lệ dƣ nợ/tổng vốn huy động
Dư nợ
DN/TVHĐ = x 100%
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng vốn huy động thì có bao nhiêu phần trăm được
sử dụng để cho vay, nếu tỉ lệ này thấp thì lợi nhuận của ngân hàng có thể thấp vì phải
trả lãi tiền gửi cao hơn thu lãi tiền vay vì lãi nhận được do điều chuyển vốn đi thấp,
ngược lãi tỷ trọng này cao thì sẽ phản ánh xu thế có lợi cho ngân hàng. Vì ngân hàng sẽ
thu được lãi cho vay nhiều hơn phải trả lãi tiền gửi.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


9
2.3.2 Doanh số thu nợ/doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
DSTN/DSCV = x 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu về được
bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỉ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngược lại
nếu tỉ lệ này thấp thì ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu được nợ.
2.3.3 Nợ quá hạn/tổng dƣ nợ
Nợ quá hạn
NQH/TDN = x 100 %
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất
lượng tín dụng. Nếu chỉ tiêu này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.




























CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


10
Ngân hàng TMCP Sài Gòn có tên tiếng Anh là Sai Gon Commercial Bank, viết tắt
là SCB. Hội sở chính được đặt tại 193 – 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận
1, Tp.HCM. Ngân hàng SCB có xuất thân từ ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập
vào năm 1992 và đã trải qua 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển. Giấy chứng nhận
ĐKKD hiện tại là số 4103001562 do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (lần đầu tiên đăng ký
kinh doanh vào ngày 30/06/1992 với số ĐKKD gốc là 059019, đăng kí lại lần thứ nhất
vào ngày 16/04/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 15 vào ngày 99/12/2007) và hoạt động
theo quyết định số 00018/NH – GF của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Mạng lưới hoạt
động trải dài từ Nam ra Bắc và tính đến ngày 30/11/2007 thì mạng lưới SCB bao gồm
Hội sở chính, Sở giao dịch, hơn 40 chi nhánh và phòng giao dịch tại các khu vực miền
Bắc, miền Trung, TPHCM, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2000 tỷ đồng. Tháng 12/2007
sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán
Việt Nam, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là hơn
1.399 tỷ đồng. Đến đầu năm 2008 dự kiến vốn điều lệ SCB sẽ đạt đến hơn 3.000 tỷ
đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo
quy định của nhà nước.
Để tạo dựng được thế mạnh, SCB đã liên minh, liên kết với các Ngân hàng quốc
doanh như NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH Ngoại Thương
(Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Nhờ
đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng
lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển. Với những bước đi vững chắc,
SCB đang hướng tới mục tiêu vào năm 2010 sẽ trở thành NHTM đa năng, tiện ích dịch
vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt,
mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh và Ngân hàng SCB sẽ là một tập đoàn tài

chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới.
3.1.2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, một vùng đất trù phú,
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là các ngành thủy sản, nông nghiệp. Trong đó
thủy sản và nông nghiệp không những là những ngành then chốt của tỉnh mà còn chiếm
một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó An
Giang còn là một tỉnh có nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều loại
hình kinh doanh đa dạng và phong phú. Và thành phố Long Xuyên, nơi xuất hiện của
nhiều ngành nghề kinh doanh và mật độ dân cư đông đúc là lựa chọn tốt cho việc mở
rộng mạng lưới của SCB vì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và người dân ở đây
là rất cao. Chính vì vậy mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang đã được
thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 12/6/2006 và tọa lạc tại số 4 – 5
Đường Hà Hoàng Hổ, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Việc thành lập SCB An Giang
được ban hành theo quyết định số 07/QĐ-SCB-HĐQT.06 ngày 28/4/2006 của chủ tịch
hội đồng quản trị.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang là chi nhánh thứ hai của SCB
hoạt động tại khu vực miền Tây Nam bộ (sau chi nhánh Vĩnh Long). Sự ra đời và phát
triển của SCB An Giang sẽ góp phần xây dựng ngành ngân hàng tại tỉnh An Giang ngày
một lớn mạnh hơn, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội tại An
Giang và các khu vực lân cận.
3.2 Hoạt động của chi nhánh
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


11
Chi nhánh SCB An Giang được thực hiện các hoạt động sau:
- Huy động vốn
+ Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nước, các tổ
chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và
không kỳ hạn.

+ Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn, trung và dài hạn theo
kế hoạch được cấp trên giao.
+ Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ ủy thác và các nguồn vốn khác để đầu tư cho
các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch
của cấp được trên giao.
- Cho vay
+ Cho vay phát triển sản xuất, ưu tiên đầu tư vốn cho các doanh nghiệp sản
xuất, thu mua, chế biến hàng xuất khẩu.
+ Cho vay ngắn, trung dài hạn.
+ Cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư tập trung, các
đơn vị sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay chiết khấu chứng từ có giá, cầm cố động sản, cho vay tiêu dùng
và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, bảo lãnh, tái
bảo lãnh khi được cấp trên ủy quyền.
- Thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước, của
NH TMCP Sài Gòn.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống
NH TMCP Sài Gòn.
- Tổ chức và xây dựng mạng lưới đơn vị trực thuộc chi nhánh tại các địa điểm có
môi trường kinh doanh thuận lợi, khi được cấp trên phê duyệt.
- Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên tại chi nhánh.
- Kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành quy định, quy trình nghiệp
vụ do hội đồng quản trị và tổng giám đốc ban hành.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do cấp trên giao.
3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng SCB chi nhánh An Giang
Do mới thành lập nên cơ cấu bộ máy của SCB An Giang tương đối đơn giản, gồm
có 4 phòng ban và một phòng giao dịch. Tất cả các phòng này chịu sự quản lý, điều
hành trực tiếp từ Giám Đốc.
Tổng số cán bộ, nhân viên chi nhánh là 35 người

- Chi nhánh : 23 người
- Phòng giao dịch Châu Đốc: 12 người
Sơ đồ tổ chức của SCB An Giang nhƣ sau:

Giám đốc
Chi nhánh
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


12



















3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007

Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
Đvt: ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch
Q2/Q1
Chênh lệch
Q3/Q2
Chênh lệch
Q4/Q3
TĐ % TĐ % TĐ %
Doanh thu 1,289,774 2,327,287 2,993,747 5,170,509 1,037,513 80 666,460 29 2,176,762 73
- Thu từ lãi
vay 1,013,893 2,173,165 2,880,186 5,011,524 1,159,272 114 707,021 33 2,131,338 74
- Thu khác 275,881 154,122 113,561 158,985 -121,759 -44 -40,561 -26 45,424 40
Chi phí 1,761,373 1,948,643 1,745,890 2,687,069
187,270 11 -202,753 -10 941,179 54
- Chi trả lãi 1,136,552 1,260,225 1,063,552 1,595,328 123,673 11 -196,673 -16 531,776 50
- Chi khác 624,821 688,418 682,338 1,091,741 63,597 10 -6,080 -1 409,403 60
Lợi nhuận
thuần -471,599 378,644 1,247,857 2,483,440 850,243 -180 869,213 230 1,235,583 99
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 ta thấy doanh thu của ngân
hàng đang có xu hướng tăng qua các quý ( tăng từ 1,289,774 ngàn đồng đến 5,170,509
ngàn đồng). Doanh thu vào quý 2 là 2,327,287 ngàn đồng đạt tốc độ tăng trưởng 80% so
với quý 1, tương ứng 1,037,513 ngàn đồng. Doanh thu quý 3 là 2,993,747ngàn đồng,
đạt tốc độ tăng trưởng 29% so với quý 3, tương ứng 666,460 ngàn đồng. Doanh thu quý
4 là 5,170,509 ngàn đồng đạt tốc độ tăng trưởng 73%, tương ứng với 2,176,762 ngàn
đồng. Bên cạnh đó lợi nhuận của chi nhánh đã dần được cải thiện sau một thời gian hoạt
động. Tuy trong quý 1 năm 2007 lợi nhuận thuần vẫn còn âm là 471,599 ngàn đồng,
nguyên nhân làm cho lợi nhuận của quý này bị âm là do số tiền huy động tăng lên

54,171 triệu đồng nhưng lại cho vay rất ít nên tăng chi phí trả lãi, cộng với chi phí quản
Phòng
giao dịch
Châu Đốc
Phòng
ngân quỹ
Phòng tín
dụng và bảo
lãnh
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán
Ban kiểm tra
kiểm soát nội bộ
(trực thuộc hội
sở)
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


13
lý, chi phí nhân sự và các chi phí khác đã đẩy tổng chi phí lên đến 1,761,373 ngàn đồng,
dẫn đến doanh thu không đủ trả cho chi phí. Nhưng từ quý 2 trở đi ngân hàng đã bắt đầu
có lợi nhuận và tăng dần qua các quý. Với lợi nhuận thuần của quý 2 là 378,644 ngàn
đồng và quý 3 là 1,247,857 ngàn đồng, so với quý 2 thì lợi nhuận thuần của quý 3 tăng
869,213 ngàn đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 230%. Đến quý 4 của 2007 thì lợi nhuận
thuần tiếp tục tăng lên là 2,483,440 ngàn đồng so với quý 3 cao hơn 1,235,583 ngàn
đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 99%.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng lợi nhuận này là do:

- Tình hình hoạt động của ngân hàng đã đi vào ổn định nên được nhiều khách
hàng quan tâm và đến đặt quan hệ vay vốn, do đó mà dư nợ có chiều hướng tăng nhanh
qua các quý.
- Doanh số cho vay và thu nợ tăng lên dẫn đến lãi thu được cũng tăng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn thấp.
3.5 Định hƣớng phát triển trong năm 2008
- Định hướng hoạt động của chi nhánh là đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư tín
dụng kết hợp với dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút ngày
càng nhiều khách hàng đến giao dịch tại SCB trên địa bàn tỉnh An Giang.
Hiện tại chi nhánh đã có một phòng giao dịch ở Châu Đốc và sắp tới sẽ mở thêm
phòng giao dịch ở Tân Châu và Tịnh Biên với mục đích là mở rộng quy mô hoạt động,
đồng thời góp phần tăng trưởng hoạt động kinh doanh của SCB tại An Giang.
- Quảng bá thương hiệu và nâng cao vị thế của SCB An Giang trong lòng mọi
người.
- Theo kế hoạch kinh doanh thì tốc độ tăng trưởng của năm 2008 sẽ tăng 30% so
với năm 2007
- Các biện pháp thực hiện:
+ Các phòng ban phải nâng cao chức năng quản lý, điều hành phối hợp với nhau
trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Chi nhánh sẽ tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhân viên, đẩy mạnh công tác
tiếp thị bằng cách đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và sản phẩm;
+ Để tăng huy động vốn, chi nhánh mở rộng các mối quan hệ với các công ty,
doanh nghiệp để thực hiện việc bán chéo sản phẩm giữa tiền gửi, tiền vay và dịch vụ.
Giữ các mối quan hệ đã thiết lập như Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề cá thủy sản,
Hội người Hoa, tỉnh hội người cao tuổi, quan tâm, chăm sóc các khách hàng giao dịch.
Thu hút thêm nhiều khách hàng mới thông qua các chương trình khuyến mãi, tặng
quà,…
+ Để tăng dư nợ, ngoài việc mở rộng mạng lưới chi nhánh còn phải tích cực tìm
kiếm, khai thác nhóm khách hàng tiềm năng và thu hút các khách hàng của các tổ chức
tài chính khác. Bên cạnh đó lãi suất cho vay cần phải có khung linh hoạt đối với từng

đối tượng thì mới có thể cạnh tranh với các TCTD khác
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những
sai sót để sửa chữa, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động.

Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


14






































CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Quy trình cho vay ngắn hạn
Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc
cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều khâu, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi
ngân hàng cho vay đều tự lập cho mình một quy trình nghiệp vụ riêng nhưng vẫn đảm
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


15
bảo các khâu chính của một quy trình tín dụng. Và đây là cơ sở để ngân hàng kiểm soát
tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách cho vay cho phù hợp với thực tiễn và
tình hình hoạt động của mình. Chính vì vậy, SCB cũng đã xây dựng cho mình một quy
trình tín dụng riêng để có thể nâng cao được chất lượng và hiệu quả tín dụng.
Hiện nay phòng tín dụng của SCB An Giang có 5 nhân viên chịu trách nhiệm

quản lý các khách hàng của SCB An Giang đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,… Trong đó, số
khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số, nhất là trong ngành nuôi
trồng thủy sản. Vì vậy mà ngân hàng rất quan tâm đến việc cấp vốn cho đối tượng này.
Hình thức mà ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu hiện nay là cho vay
ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu về thanh toán mua nguyên vật liệu cho nhà cung
cấp, tài trợ nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho,…Các bước trong quy trình cho vay
ngắn hạn của ngân hàng như sau:
Bƣớc 1: Tiếp xúc và hƣớng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn
Để thực hiện một khoản cho vay, trước hết là cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách
hàng có nhu cầu vay vốn, sau đó trao đổi trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu các thông
tin cơ bản như về mục đích vay, lĩnh vực hoạt động, loại hình kinh doanh, hiệu quả hoạt
động gần đây như thế nào, tài sản đảm bảo là gì,…Nếu nhận thấy khách hàng có thể đáp
ứng các điều kiện của ngân hàng thì CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ vay vốn gồm hồ sơ về pháp lý, hồ sơ về khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay
như các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu quy định của SCB)
- Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp.
- Các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh,… của của 3 năm gần đây hoặc của kỳ gần nhất đối với các doanh nghiệp
mới thành lập.
- Phương án sản xuất kinh doanh
- Các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp và giá trị của tài sản đảm bảo nợ vay.
Bƣớc 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng
Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra bộ
hồ sơ xem có đầy đủ chưa ? Nếu thấy thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung thêm.
Tiếp theo để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp thì
CBTD sẽ phải xuống cơ sở kinh doanh của khách hàng. Qua quá trình quan sát và trao
đổi với khách hàng CBTD sẽ biết thêm về tình hình hoạt động kinh doanh, tính cách,
tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với khoản nợ vay, đồng thời cũng làm rõ được

một số vấn đề chủ yếu như:
- Năng lực sản xuất kinh doanh: quy mô hoạt động, kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật
sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể biết được mục đích xin vay và số tiền xin vay của
khách hàng có phù hợp không.
- Thái độ làm việc của nhân viên, công nhân. Từ đó biết được cách tổ chức và
quản lý có tốt hay không.
- Người lãnh đạo: phong cách, tầm nhìn, tố chất, khả năng quản lý, trình độ, kinh
nghiệm, uy tín,..
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


16
- Thu thập tài liệu chi tiết về các khoản mục trong báo cáo tài chính
- Đánh giá sơ bộ về tài sản đảm bảo
Sau khi đi khảo sát thực tế, CBTD phải thực hiện các công việc sau:
- Để xác minh tài sản đảm bảo CBTD phải lập 03 liên biên bản định giá tài sản có
đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia định giá.
- Lập phiếu đề nghị gửi cho trung tâm CIC để lấy thông tin khách hàng.
- Căn cứ vào các tài liệu thu được, CBTD viết tờ trình thẩm định hồ sơ theo những
nội dung :
+ Đánh giá chung về khách hàng: năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí lao
động, quản trị điều hành của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các rủi ro chủ yếu.
+ Tình hình tài chính của khách hàng: Đánh giá về sự chính xác, trung thực của
báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính; phân tích các tồn tại,
nguyên nhân.
+ Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ
+ Bảo đảm tiền vay
+ Xác định phương thức và nhu cầu vay
+ Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay
+ Xem xét điều kiện thanh toán

Bƣớc 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
- Sau khi nghiên cứu, thẩm định và lập tờ trình xong CBTD gửi tòan bộ hồ sơ vay
vốn cho trưởng phòng tín dụng kiểm tra.
- Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ vay, sau khi xem xét kiểm tra, thẩm định lại
và ghi ý kiến vào tờ trình với các ý chính như: đồng ý cho vay hay không, mức cho vay,
thời hạn cho vay, lãi suất cho vay,…trình cho lãnh đạo duyệt.
- Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ và ra quyết định:
+ Duyệt đồng ý cho vay
+ Duyệt cho vay có điều kiện
+ Không đồng ý cho vay
+ Đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp có
khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của chi nhánh.
+ Trình Hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền.
Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: số tiền cho vay, lãi suất
cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác ( nếu có).
- Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định
Tiếp theo CBTD căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một
hoặc các thủ tục sau:
+ Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các
điều kiện vay vốn.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


17
+ Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
+ Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.
Sau đó trình trưởng phòng TD kiểm soát nội dung và ghi ý kiến, rồi trình lãnh đạo
quyết định.
- Ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay
+ Soạn thảo nội dung hợp đồng

Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ
vay. Trên cơ sở nội dung, điều kiện đã duyệt và hợp đồng mẫu, CBTD soạn thảo HĐTD
và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình trưởng phòng TD kiểm soát.
+ Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
Trưởng phòng TD kiểm tra lại các điều khoản HĐTD , HĐ bảo đảm tiền vay theo
đúng nội dung điều kiện đã duyệt. Nếu đúng ký trình lãnh đạo. nếu chưa đúng, yêu cầu
CBTD chỉnh sửa lại.
Nếu đúng lãnh đạo ký duyệt các hợp đồng do phòng TD trình. Nếu chưa đúng,
yêu cầu chỉnh sửa lại.
- Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay.
- Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
Trong vòng 7 ngày làm việc (đối với khách hàng mới) và trong vòng 3 ngày làm
việc (đối với khách hàng cũ) kể từ ngày khách hàng cung cấp đủ hồ sơ vay vốn theo quy
định. Chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình.
Bƣớc 4: Giải ngân
* Trường hợp 1: chứng từ khách hàng
CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền
vay để giải ngân gồm:
- Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ.
- Bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu,…
- Đối với hóa đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể chi nhánh có thể
yêu cầu khách hàng xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục để
đối chiếu trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
- Thông báo nộp tiền vào tài khoản của ngân hàng đối với những khoản vay thanh
toán với nước ngoài ( đã xác định trong hợp đồng)
*Trường hợp 2: chứng từ khách hàng
CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau:
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp bên thứ 3 chưa hoàn thành thủ tục
bảo đảm tiền vay.
- Bảng kê rút vốn

- Giấy lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi
* Trình duyệt giải ngân
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


18
- CBTD sau khi xem xét hồ sơ nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình trưởng phòng
TD
- Trưởng phòng TD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD.
Nếu đồng ý thì ký trình lãnh đạo. Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sữa. Nếu
không đồng ý thì ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định.
Lãnh đạo kiểm tra lại điều kiện giải ngân và ra quyết định: đồng ý ký duyệt; yêu
cầu chỉnh sửa lại; không đồng ý và ghi rõ lý do
- CBTD chuyển chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các phòng nghiệp vụ có liên
quan như sau:
+ Chứng từ gốc chuyển phòng kế toán gồm hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn,
giấy lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, chứng từ khác ( nếu có).
Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ giải ngân và duyệt bút toán giải ngân, theo dõi
nợ vay theo bảng theo dõi nợ vay.
+ Chứng từ chuyển phòng quản trị vốn, phòng kinh doanh ngoại tệ ( nếu có).
+ Chứng từ chuyển phòng thanh toán quốc tế đối với trường hợp thanh toán với
nước ngoài để mở L/C hoặc thanh toán tập trung.
- Theo dõi, kiểm tra khoản vay: theo đúng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay do
Tổng giám đốc ban hành.
Bƣớc 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
* Thu nợ
- Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong HĐTD. Khách hàng có
thể trả nợ trước hạn nhưng phải thông báo trước cho ngân hàng và phải chủ động trả nợ
ngân hàng khi đến hạn. Khách hàng không trả nợ khi đến hạn có thể bị xử lý như sau:
+ Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản trình xin gia hạn, ngân

hàng có thể xét cho gia hạn, thời gian gia hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh
doanh của khách hàng cần gia hạn nhưng không quá 12 tháng.
+ Do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và phạt theo mức
lãi suất nợ quá hạn (150% lãi suất trần cùng loại cho vay).
+ Nếu không có thỏa thuận thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản thế chấp, cầm
cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi trong
một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
+ Nếu cả 3 cách trên không thỏa thuận giải quyết được thì ngân hàng sẽ khởi kiện
khách hàng vi phạm hợp đồng TD.
* Thu lãi
- Việc thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu hồi một lần cùng với nợ gốc tùy
theo kỳ hạn nợ.
- Trường hợp cho vay theo hạn mức thì việc thu lãi được thực hiện hàng tháng,
vào ngày cuối tháng.
- Nếu khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn thì ngân hàng tính và hạch
toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc. Trường hợp
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


19
khách hàng có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì giám đốc ngân
hàng sẽ xem xét miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay.
Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
- Tất toán khoản vay.
Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối
chiếu kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,… để tất toán khoản vay.
- Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tài sản.
+ Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.
Các thủ tục này thực hiện theo quy định nhập xuất tài sản đảm bảo của SCB.
- Thanh lý hợp đồng TD.

Thời hạn hiệu lực của HĐTD theo thỏa thuận trong HĐTD đã ký kết. Khi bên vay
đã trả xong nợ gốc và lãi thì HĐTD đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập
biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản
thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng TD kiểm soát và sau đó trình lãnh đạo ký biên
bản thanh lý.
4.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Bởi vì
hoạt động này giúp ngân hàng sớm thu hồi được vốn gốc và hạn chế được rủi ro trong
hoạt động tín dụng. Điều này được thể hiện rõ qua phần phân tích dưới đây.
4.2.1 Phân tích DSCV ngắn hạn so với tổng DSCV của ngân hàng
Bảng 2: Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm 2007
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh
lệch
Q2/Q1
Chênh
lệch
Q3/Q2
Chênh
lệch
Q4/Q3
GT % GT % GT % GT % TĐ % TĐ % TĐ %
NH 28100 80 59763 92 101586 81 171607 52 31663 112.68 41823 69.98 70021 68.93
TDH 6851 20 5129 8 23933 19 155840 48 -1722 -25.14 18804 366.62 131907 551.15
Tổng 34951 100 64892 100 125519 100 327447 100 29941 85.67 60627 93.43 201928 160.87
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)




Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu doanh số cho vay năm 2007
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


20
28,100
6,851
59,763
5,129
101,586
23,933
171,607
155,840
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
Triệu đồng
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Quý
DSCV ngắn hạn DSCV trung dài hạn

Từ bảng số liệu về doanh số cho vay ta thấy cho vay ngắn hạn là lĩnh vực hoạt

động chiếm lĩnh hầu hết hoạt động tín dụng của ngân hàng. DSCV ngắn hạn của chi
nhánh tăng dần qua các quý của năm 2007, cụ thể quý 1 đạt 28,100 triệu đồng, đến quý
4 tăng lên 171,607 triệu đồng. Quý 2 có DSCV ngắn hạn 59,763 triệu đồng đạt tốc độ
tăng trưởng 112.68% so với quý 1, tương ứng 31,663 triệu đồng. Lý do tốc độ tăng
trưởng của quý 2 so với quý 1 cao như vậy là vì doanh số của quý 1 còn rất thấp nên khi
sang quý 2 tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đi vào ổn định, thu hút
được nhiều khách hàng hơn nên khoảng cách chênh lệch về doanh số cho vay giữa hai
quý cao. Sang quý 3, DSCV ngắn hạn tăng 41,823 triệu đồng, nhưng xét về số tương
đối thì tốc độ tăng trưởng thấp hơn trước, chỉ tăng 69.98% so với quý 2. Đến quý 4 mức
chênh lệch so với quý 3 là 70,021 triệu đồng, còn về tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 68,93%
so với quý 3. Với tình hình này, chi nhánh cần phải đẩy mạnh việc cho vay hơn nữa để
tăng DSCV ngắn hạn, từ đó làm tăng lãi thu được.
Qua biểu đồ cho thấy DSCV ngắn hạn từ quý 1 đến quý 3 chiếm tỉ lệ rất lớn so
với DSCV trung và dài hạn ( DSCV ngắn hạn mỗi quý đều chiếm từ 80% tổng DSCV
của ngân hàng trở lên). Sở dĩ DSCV ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao là do phần lớn khách hàng
của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân. Điều này
cho thấy cho vay ngắn hạn là một hoạt động rất quan trọng đối với SCB An Giang nhằm
đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh ngắn hạn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh
doanh, mà chủ yếu là bổ sung vốn lưu động thiếu hụt cho khách hàng. Nhưng đến quý 4
DSCV ngắn hạn đã bị giảm xuống còn 52%, ngược lại DSCV trung dài hạn đã tăng lên
48% trong tổng DSCV. Vì trong quý 4 xuất hiện một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu
vay vốn trung dài hạn để đầu tư dự án kinh doanh. Điều này chứng tỏ sau giai đoạn tập
trung vào cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
ngân hàng đang điều chỉnh dần sự chênh lệch giữa tỉ lệ cho vay ngắn hạn và cho vay
trung dài hạn. Định hướng này của ngân hàng nhằm mục đích đa dạng hóa loại hình cho
vay, đồng thời khai thác nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu vay vốn trung dài hạn
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


21

để đầu tư. Vì nhóm khách hàng này có nhu cầu vay vốn với số lượng lớn nên có thể
mang về cho ngân hàng những khoản lợi nhuận đáng kể từ tiền lãi thu về. Tuy nhiên
bên cạnh những thuận lợi bao giờ cũng tồn tại rủi ro như nợ quá hạn và nợ khó thu hồi
có thể gia tăng.
Tóm lại cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động chủ yếu của chi nhánh bởi vì loại hình
hoạt động này về mặt thủ tục thì tương đối đơn giản, với lại độ an toàn đối với khoản
cho vay cao, ít bị rủi ro hơn loại cho vay trung dài hạn.
4.2.2 Phân tích cho vay ngắn hạn theo ngành nghề
Tỉnh An Giang vốn có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó ngành nuôi trồng thủy
sản là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh
và có tổng kim ngạch xuất khẩu cao. Thực tế đã có nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đã phất
lên rất nhanh trong những năm qua do lợi nhuận thu về hàng năm khá lớn. Chính vì vậy
mà loại hình sản xuất này rất được nhiều người quan tâm, muốn ứng dụng hoặc tìm
cách mở rộng quy mô. Để làm được điều này thì trước tiên họ cần phải có vốn, do đó
nhu cầu vay vốn của đối tượng này là rất lớn. Bên cạnh đó ngành xây dựng và bất động
sản cũng đang nóng lên khi mà nhu cầu xây dựng nhà ở, mua đất của người dân ngày
càng nhiều. Còn ngành chế biến công nghiệp là một ngành có tiềm năng phát triển trong
tương lai, nên nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của ngành cũng đang
tăng trưởng mạnh theo thời gian. Điều đó được thể hiện cụ thể qua tình hình cho vay
của SCB An Giang như sau:
Bảng 3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Ngành kinh tế Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh
lệch
Q2/Q1
Chênh
lệch
Q3/Q2
Chênh

lệch
Q4/Q3
TĐ % TĐ % TĐ %
Ngành nuôi trồng thủy sản 11,240 23,905 40,634 68,643 12,665 113 16,729 70 28,008 69
Ngành chế biến công nghiệp 4,327 9,323 15,035 26,256 4,996 115 5,712 61 11,221 75
Xây dựng, bất động sản 8,430 17,929 30,476 51,482 9,499 113 12,547 70 21,006 69
Ngành khác 4,103 8,606 15,441 25,226 4,503 110 6,835 79 9,785 63
Tổng DSCV ngắn hạn 28,100 59,763 101,586 171,607 31,663 113 41,823 70 70,021 69
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)











Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


22
11,240
23,905
40,634
68,643

15,035
30,476
51,482
15,441
26,256
9,323
4,327
17,929
8,430
25,226
8,606
4,103
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Quý
Triệu đồng
Ngành nuôi trồng thủy sản Ngành chế biến công nghiệp
Xây dựng, bất động sản Ngành khác

- Ngành nuôi trồng thủy sản: là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất so với các ngành

khác trong tổng DSCV ngắn hạn ( khoảng 40%) của chi nhánh. Nhìn chung DSCV ngắn
hạn của ngành nuôi trồng thủy sản tăng dần qua các quý, cụ thể quý 2 DSCV ngắn hạn
là 23,905 triệu đồng tăng 12,665 triệu đồng so với quý 1 đạt tốc dộ tăng trưởng 113%.
Quý 3 DSCV ngắn hạn đạt 40,634 triệu đồng tăng 16,729 triệu đồng so với quý 2 với
tốc độ tăng trưởng 70%. Đến quý 4 DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng 28,008 triệu đồng so
với quý 3, đạt đến 68,643 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 69%. Nguyên nhân tăng là
do số hộ nuôi trồng thủy sản tăng lên do nhu cầu của thị trường cả trong và ngoài nước
đều tăng, sản phẩm bán ra có giá cao, lời nhiều nên thu hút được nhiều người tham gia
loại hình này. Do đó nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô nuôi trồng của ngành này
tăng lên. Hơn nữa, An Giang là nơi có nhiều nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh nên
rủi ro đầu ra của khách hàng thấp và đa phần khách hàng đều là những người có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nên tỉ lệ hao hụt ít, chất lượng nuôi cá
cao nên khả năng khách hàng trả nợ cho ngân hàng là cao. Vì vậy mà chi nhánh đã chú
trọng nhiều vào việc cho vay đối với ngành này.
- Ngành chế biến công nghiệp: Tuy chiếm tỷ trọng không lớn như ngành nuôi
trồng thủy sản ( khoảng 15%) nhưng đang có xu hướng gia tăng qua các quý. Quý 2 có
DSCV ngắn hạn là 9,323 triệu đồng tăng 4,996 triệu đồng so với quý 1 tương ứng với
tốc độ tăng trưởng 115%. Sang quý 3 DSCV ngắn hạn đạt 15,035 triệu đồng, tăng 5,712
triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 61%. Sang quý 4 DSCV ngắn hạn đạt
26,256 triệu đồng tăng 11,221 triệu đồng so với quý 3 với tốc độ tăng trưởng là 75%. Sự
gia tăng này là do chi nhánh đã dần tạo được uy tín trong lòng khách hàng nên được
nhiều người biết đến và lượng giao dịch ngày càng tăng lên. Ngoài ra do ngành này
trong thời gian gần đây rất được quan tâm, chú trọng vì nó có thể làm cho sản phẩm của
ngành nông nghiệp tăng thêm giá trị, bán được giá cao hơn sản phẩm thô. Chẳng hạn
như sản phẩm cá tra, cá ba sa hay hàng nông sản nếu qua chế biến rồi mới đem xuất
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG


23
khẩu ra nước ngoài sẽ được giá cao hơn có thể gấp đôi, gấp ba so với sản phẩm thô.

Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn của khách hàng tham gia ngành sản xuất này cũng
không ngừng gia tăng.
- Ngành xây dựng, bất động sản: đây là ngành chiếm tỉ trọng cũng khá cao trong
tổng DSCV ngắn hạn (khoảng 30%). DSCV ngắn hạn đều tăng qua các quý, cụ thể quý
2 có doanh số là 17,927 triệu đồng tăng 9,499 triệu đồng so với quý 1 tương ứng với tốc
độ tăng trưởng là 113% . Sang quý 3 DSCV ngắn hạn tăng 12,547 triệu đồng so với quý
2 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 70%. Đến quý 4 DSCV ngắn hạn tăng 21,006
triệu đồng so với quý 3 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 69%. Lý do DSCV ngắn
hạn của ngành này không ngừng gia tăng là vì trong những năm gần đây nền kinh tế
phát triển một cách mạnh mẽ, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu
cầu mua đất, xây nhà để có được chỗ ở thoải mái hơn đang là mong muốn của nhiều
người. Do đó mà nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng lên. Mặt khác, tuy doanh số cho vay
ngắn hạn của ngành đang tăng nhưng mức tăng này vẫn chưa nhiều nên chi nhánh cần
phải thu hút thêm nhiều khách hàng nữa để tăng doanh số cho vay ngắn hạn. Bên cạnh
đó, chi nhánh cũng cần phải có xem xét cẩn thận các khoản cho vay đối với loại hình
này vì nó không ổn định và dễ xảy ra rủi ro.
- Ngành nghề khác: tỷ trọng DSCV ngắn hạn đối với các ngành nghề khác không
lớn lắm ( khoảng 15%). DSCV ngắn hạn có xu hướng tăng qua các quý. Cụ thể quý 2
đạt DSCV ngắn hạn là 8,606 triệu đồng tăng 4,503 triệu đồng so với quý 1 tương ứng
với tốc độ tăng trưởng là 110%. Sang quý 3 doanh số tăng 6,835 triệu đồng so với quý 2
tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 79%. Đến quý 4 DSCV ngắn hạn tăng là 9,785 triệu
đồng so với quý 3 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 63%. Do đời sống của người dân
ngày càng được cải thiện, mức chi tiêu cho các nhu cầu của cuộc sống ngày càng nhiều
nên số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng cũng tăng lên. Việc cho vay các ngành
nghề khác chủ yếu phục vụ cho đối tượng là dân cư, tuy số lượng tăng nhiều nhưng mức
vay tương đối nhỏ nên doanh số không lớn, với lại chi phí cho vay cao, mức độ rủi ro
cũng lớn nên khi cho vay cần đánh giá kĩ khả năng trả nợ của khách hàng.
Tóm lại trong các loại hình kinh doanh theo ngành nghề, chi nhánh chú trọng cho
vay nhiều nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản, kế đó là ngành xây dựng và bất động
sản, tiếp theo là ngành chế biến công nghiệp, cuối cùng là cho vay đối với các ngành

khác ( cho vay tiêu dùng, cho vay CBCNV, cho vay du học,…).
4.2.3 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Đối tƣợng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh
lệch
Q2/Q1
Chênh
lệch
Q3/Q2
Chênh
lệch
Q4/Q3

%

%

%
Doanh nghiệp 16,321 47,652 84,923 102,759 31,331 191.97 37,271 78.21 17,836 21.00
Hộ SXKD cá thể 10,007 9,913 14,362 62,803 -94 -0.94 4,448 44.88 48,441 337.29
Khác 1,772 2,198 2,302 6,046 426 24.04 103 4.73 3,744 162.64
Tổng DSCV
ngắn hạn 28,100 59,763 101,586 171,607 31,663 112.68 41,823 69.98 70,021 68.93
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng

Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG



24
16321
47652
84923
102759
9913
14362
62803
10007
1772
2198
2302
6046
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
200000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Quý
Triệu đồng
Doanh nghiệp Hộ SXKD cá thể Khác



Từ bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh
doanh cá thể thì khá lớn so với các đối tượng khác. Điều đó chứng tỏ đây là hai đối
tượng rất quan trọng đối với hình thức cho vay ngắn hạn mà ngân hàng cần tập trung
khai thác một cách triệt để. Nhìn chung DSCV ngắn hạn đối với từng đối tượng có xu
hướng gia tăng qua từng quý. Cụ thể DSCV ngắn hạn doanh nghiệp vào quý 2 là 47,652
triệu đồng, tăng 31,331 triệu đồng so với quý 1, đạt tốc độ tăng trưởng là 191.97%.
Sang quý 3 DSCV ngắn hạn đạt là 84,923 triệu đồng, tăng 37,271 triệu đồng so với quý
2, với tốc độ tăng trưởng ít hơn 78.21% và DSCV của quý 4 là 102,759 triệu đồng, tăng
17,836 triệu đồng so với quý 3, với tốc độ tăng trưởng là 21%. Đó là do trong quý 4 đã
xuất hiện nợ quá hạn của đối tượng này nên chi nhánh hạn chế cho vay đối với đối
tượng này để tránh tình trạng nợ quá hạn có thể tiếp tục tăng.
Còn đối với cho vay hộ sản xuất kinh doanh cá thể, DSCV ngắn hạn của quý 2 là
9,913 triệu đồng, giảm 94 triệu đồng so với quý 1, đạt. Sang quý 3 doanh số cho vay
ngắn hạn đạt là 14,362 triệu đồng, tăng 4,448 triệu đồng so với quý 2, đạt tốc độ tăng
trưởng là 44.88% và đến quý 4 DSCV ngắn hạn tăng mạnh, lên đến 62,803 triệu đồng,
tăng 48,441 triệu đồng so với quý 3, đạt tốc độ tăng trưởng là 337.09%, tuy tốc độ tăng
trưởng cao nhưng DSCV ngắn hạn vẫn thấp hơn DSCV ngắn hạn doanh nghiệp.
Nguyên nhân làm cho DSCV ngắn hạn hộ SXKD vào quý 4 tăng cao là do trong quý
này xuất hiện nhiều hộ SXKD cá thể đến vay vốn tại ngân hàng với mục đích mở rộng
quy mô trồng trọt và chăn nuôi.
DSCV ngắn hạn các đối tượng khác tuy có tăng từ 751 triệu đồng ở quý 1 đến
4,581 triệu đồng ở quý 4 nhưng không lớn so với DSCV ngắn hạn doanh nghiệp và hộ
sản xuất kinh doanh cá thể. Mặt khác, tuy tốc độ tăng trưởng của DSCV ngắn hạn khác
vào quý 4 đạt 162.64% cao hơn đối tượng doanh nghiệp nhưng so về tỷ trọng vẫn thấp
hơn. Đó là do doanh nghiệp không chú trọng vào việc cho vay các đối tượng khác mà
chỉ tập trung vào hai đối tượng truyền thống là doanh nghiệp và hộ SXKD cá thể.
4.3 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn
Một trong những khâu quan trọng của hoạt động cho vay, đó chính là việc thu hồi
nợ. Nếu các bước trước của quy trình cho vay được thực hiện tốt thì khả năng thu hồi

×