Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.25 KB, 118 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
SV: Trần Hoàng Minh Lớp: Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới WTO thì kinh tế nước ta đang thực sự hòa nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới và vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trên trường Quốc tế và có
nhiều yếu tố thuận lợi để tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó cũng không ít những khó
khăn, thách thức buộc chúng ta phải nỗ lực hết mình để có thể hội nhập thành công.
Chính trong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều
phải có những định hướng và kế hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại
mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng, đặc
biệt là đầu tư phát triển trong lĩnh vực khai khoáng. Thông qua hoạt động khai thác
khoáng sản cho phép giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội. Hoạt động trong lĩnh
vực khai khoáng là những hoạt động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội và
những sản phẩm xây dựng này trực tiếp tạo nên tổng sản phẩm quốc gia. Hoạt động
khai khoáng thường sử dụng số vốn lớn, thời gian thực hiện lâu dài nên các doanh
nghiệp khó có thể tự đảm bảo toàn bộ vốn cho một dự án. Một trong những biện pháp
quan trọng là đi vay tại các ngân hàng thương mại.
Điều đó cho thấy, khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng là rất
quan trọng để đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ được thông suốt, đáp ứng kịp
thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư nói riêng. Đối
với ngân hàng thương mại, nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động tín
dụng. Phương châm hoạt động của các ngân hàng là an toàn – chất lượng – hiệu quả và
tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng là khách hàng
không có khả năng trả nợ. Để tránh rủi ro, biện pháp truyền thống được các ngân hàng
áp dụng là yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Rõ ràng, biện pháp này mang
tính tiêu cực, không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.


Trước thực tế đó, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng là coi
trọng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay. Điều đó không chỉ có ý nghĩa với sự tồn
tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho
toàn xã hội. Đặc biệt, đối với những dự án xin vay vốn trong lĩnh vực khai khoáng có
Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
nhu cầu vay vốn lớn, độ rủi ro cao thì công tác thẩm định lại càng đòi hỏi chất lượng
cao hơn. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với ngân
hàng mà trong quá trình thực tập tại SGD Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, em đã
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở
Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài chuyên đề của em gồm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại SGD
ngân hàng Hang Hải
- Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại ngân hàng Hàng
Hải
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tiễn và trình độ nên bài
chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý
chân thành của thầy giáo cùng các cô chú, anh chị Phòng tín dụng của SGD ngân hàng
Hàng Hải để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - TS Trần Hồng Minh, các cô chú, anh chị
Phòng tín dụng của SGD ngân hàng Hàng Hải đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng
dẫn em trong thời gian qua.
Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
NGÀNH KHAI KHOÁNG TẠI SGD NGÂN HÀNG HÀNG HẢI
1.1. Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần
hàng hải Việt Nam Maritime bank
1.1.1. Sơ lược về ngân hàngTMCP Hàng Hải Việt Nam – MSB:
- Tên công ty: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Vietnam Maritime Commercial Stock Bank

- Tên viết tắt: MSB
- Tên giao dịch:
• Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
• VietNam Maritime Commercial Stock Bank
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập
theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động
tại Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại,
Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực
- Các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…
- Địa chỉ Hội sở : tầng 7,8,9 tòa nhà VIT Tower ,519 Kim Mã, Ba Ðình, Hà Nội
- Nhân lực: 2120 CBNV ( tính đến tháng 01/2010)
- Người đại diện theo pháp luật: Bà Lê Thị Liên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- Vốn điều lệ: 2.240.000.000.000 VND (2.240 tỷ đồng)
- Mã số thuế : 02.001.24891.007.
- Giấy phép thành lập: Số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hải Phòng cấp ngày
24/12/1991.
- Giấy phép hoạt động: Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 08/6/1991.
Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
- Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 055501 do
Trọng tài kinh tế TP. Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế bằng Giấy chứng
nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 01/07/2005
- Điện thoại : 04.3771.8989
04.37713427
- Fax: 04.37718899
- Email:
- Website: www.msb.com.vn
- Logo:
1.1.2. Sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam:


- Ngày thành lập sở giao dịch: 01/07/2005
- Nhân lực (tính đến tháng 01/2010 ) : 77 người, trong đó 22 nam và 55 nữ
- Địa chỉ: số 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 043. 9433245
- Fax :043. 9420520
- Email:
- Website: www.msb.com.vn
 !"#$
$
 Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank) ,
tên giao dịch VietNam Maritime Commercial Stock Bank được thành lập và hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113008430 do Sở kế hoạch và
đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, đăng ký thay đổi lần 1 ngày
17/06/2008 chuyển từ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0203010090 do phòng
Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp ngày
15/10/2002. Quá trình hình thành Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải đươc chia
làm các giai đoạn sau:
- Từ năm 2005 trở về trước: trụ sở chính ( gồm trung tâm điều hành và sở giao
dịch) có địa điểm tại số nhà 5A Nguyễn Tri Phương, Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải
Phòng
- Từ năm 2005 tới nay địa điểm trụ sở đặt tại số nhà 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà
Trưng, Thành Phố Hà Nội.
 Đi cùng với các giai đoạn đó là sự phát triển không ngừng quy mô tổng
tài sản, nguồn vốn, lực lượng nhân sự và phạm vi hoạt động của sở.
- Tổng tài sản vào ngày 31/12/2010 đạt hơn 4. 643 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động
đạt trên 3000 tỷ đồng, và lượng cho vay xấp xỉ 2.966 tỷ.
- Số lượng phòng giao dịch tăng, tính đến nay, trừ trụ sở của Sở đặt tại số nhà
44 Nguyễn Du, thì số phòng giao dịch của sở đã tăng lên là 5 phòng giao dịch:

+ Phòng giao dịch Kim Liên, số 25-27 đường Xã Đàn, Quận Đống Đa, TP Hà
Nội
+ Phòng giao dịch Hoàn Kiếm, số 21 Bát Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Phòng giao dịch Trần Nguyên Hãn, 5A Trần Nguyên Hãn, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
+ Phòng giao dịch Phố Huế, 89 Trần Xuân Soạn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ Phòng giao dịch Trung Tự, 108A C6 Đặng Văn Ngữ, Quận Đống Đa, Hà Nội
 Đội ngũ cán bộ nhân viên được trẻ hoá, năng động, nhiệt tình, có trình
độ, nghiệp vụ chuyên môn cao. Nhân lực của sở tính đến thời điểm ngày 1/1/2010 : 98
người.
 Ngoài ra, Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ được đầu tư, tăng cường ứng
dụng các biện pháp kinh doanh mới mẻ, hiệu quả.
"%&'()
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn, Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển,
Cho vay ngắn, trung và dài hạn, Chiết khấu chứng từ có giá, Hùn vốn tham gia đầu tư
Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
vào các tổ chức kinh tế, Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, Kinh doanh
ngoại hối Tài trợ thương mại, Các dịch vụ ngân hàng khác….
Mặc dù là đơn vị hạch toán độc lập với Hội sở Ngân Hàng TMCP Hàng Hải,
nhưng Sở giao dịch vẫn nằm trong một thể thống nhất với toàn Ngân hàng Hàng Hải.
Vì vậy sản phẩm & dịch vụ kinh doanh và các đối tượng khách hàng của Sở giao dịch
cũng là sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và khách hàng của toàn hệ thống Ngân hàng
TMCP Hàng Hải nói chung.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có cơ cấu tổ
chức bộ máy, nhân sự như sau:
• Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Các thành viên của Ban giám đốc
TT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Bùi Quyết Thắng Giám đốc

2 Ông Nguyễn Ngọc Long Phó giám đốc
3 Bà Lê Thị Phương Đông Phó giám đốc
Cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức vụ, vị trí như sau:
 (*&+,-Bùi Quyết Thắng.: là người chịu trách nhiệm trước nhà nước,
trước cấp trên cơ quan chủ quản là Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải về mọi hoạt
động kinh doanh của sở theo luật doanh nghiệp mà nhà nước đã ban hành. Đồng thời
giám đốc sở giao dịch cũng là người được giao trách nhiệm quản trị sở giao dịch, chịu
trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh, kỹ thuật của SGD, đồng thời trực tiếp
quản lý hoạt động của các phòng tín dụng: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng
khách hàng cá nhân, và 4 phòng giao dịch
 #/*&+: là người hỗ trợ giám đốc trong quá trình quản lý sở, giúp cho
giám đốc sở có thể tập trung vào các vấn đề lớn, có tính chất chiến lược. Bên cạnh đó,
phó giám đốc còn chịu trách nhiệm về mảng sản xuất kinh doanh hàng ngày và về
mảng đối ngoại của doanh nghiệp. Ngoài ra phó giám đốc còn có nhiệm vụ làm thay
Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
công việc của Giám đốc trong trường hợp được ủy quyền. Hiện tại ở Sở giao dịch đang
có 2 phó giám đốc
 Phó giám đốc (0 Lê Thị Phương Đông): Ngoài các công việc trên Bà Đông
còn trực tiếp quản lý hoạt động của phòng kế toán và phòng dịch vụ khách hàng.
 Phó giám đốc (- Nguyễn Ngọc Long): ngoài việc giúp việc, hỗ trợ cho
giám đốc Sở, Ông Long còn trực tiếp quản lý hoạt động của phòng tín dụng.
 Các phòng nghiệp vụ:
Hiện nay Sở giao dịch Maritime Bank gồm có 4 phòng nghiệp vụ.
- Phòng tín dụng: được chia làm 2 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và
phòng khách hàng cá nhân. Mỗi phòng gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các
nhân viên nghiệp vụ.
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: gồm 1 trưởng phòng, 2 nhân viên tín dụng, 7
nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng, 3 nhân viên tín dụng mới tuyển dụng.
+ Phòng khách hàng cá nhân: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9 chuyên viên
tín dụng và hỗ trợ tín dụng.

1Phòng kế toán- tài chính: gồm 1 trưởng phòng, 1phó trưởng phòng và 4 nhân
viên nghiệp vụ.
1 Phòng dịch vụ khách hàng: gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân
viên nghiệp vụ.
Trong đó, quyền hạn của mỗi vị trí trong ban giám đốc và các phòng ban trong sở
giao dịch được quy định cụ thể như sau:
• Giám đốc ( Ông Bùi Quyết Thắng) được quyền thay mặt trung tâm kí kết
các hợp đồng, tham gia các giao dịch kinh tế có giá trị hợp đồng dưới 800 triệu VND…
được quyền tổ chức và quản lý các hoạt động của đơn vị mình, được quyền trả lương
hoặc cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy của SGD…
• Phó giám đốc được quyền kí kết các văn bản theo sự ủy quyền của giám đốc;
được quyền giám sát và đôn đốc hoạt động của các phòng ban; được quyền yêu cầu các
bộ phận cung cấp các thông tin cần thiết…
• Phòng tín dụng : Được ký các văn bản theo uỷ quyền của Giám đốc trong
một số trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng ;được quyền tham gia các
Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
cuộc họp; được quyền trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực tín dụng
đối với các nhân viên tín dụng và nhân viên hỗ trợ tín dụng, và được yêu cầu các phòng
ban và các chi nhánh giao dịch của sở cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thực
hiện nhiệm vụ được giao.
• Phòng kế toán- tài chính: Thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dõi
và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Sở; Lập và tổ
chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của Sở; Thực hiện việc mở tài khoản, giao
dịch thanh toán cho Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
• Phòng giao dịch khách hàng: thực hiện trực tiếp hoạt động giao dịch với
khách hàng.
"2345&67895&:5
Sơ đồ 1: "234()
Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP

Hàng Hải - Maritime bank:
Trong 3 năm liền, tình hình hoạt động kinh doanh của SGD luôn đạt được những
kết quả tốt. Sau năm 2009, SGD không những đã tự lực được về tài chính, nguồn vốn,
công nghệ, mà còn giúp đỡ rất nhiều đơn vị trong cùng hệ thống gặp khó khăn về vốn.
Hoạt động tín dụng được đánh dấu bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ tín dụng,
quy mô và số lượng khoản vay. Lợi nhuận sau thuế luôn ở mức cao, mặc dù không giữ
vững được xu hướng tăng, nhưng đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của
MSB hôm nay.
Phó GĐS Phó GĐS
Phòng
Khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
Dịch
vụ
khách
hàng
Phòng
Khách
hàng

nhân
Phòng
Kế
toán –
Tài
chính
Phòng

Hành
chính
tổng
hợp
Các
phòng
giao
dịch
Giám đốc Sở
Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.4.1. Khái quát về tình hình tài sản - nguồn vốn giai đoạn 2009 ~ 2011:
Biểu 1: ;&'355+&()&%
<==>?<=@@,&8&:.
Trong 3 năm gần đây, tổng tài sản-nguồn vốn của SGD liên tục tăng trưởng, với
các tốc độ tăng liên tiếp là @A<BCC@B, thể hiện sự phát triển về cả về chiều rộng
và chiều sâu, quy mô cũng như phạm vi hoạt động.Đóng góp vào sự tăng trưởng này là
sự tăng lên mạnh mẽ đồng thời của hai khoản mục chính chiếm tỷ trọng lớn nhất : cho
vay khách hàng và huy động tiền gửi.
Tài sản cố định của SGD chiếm giá trị nhỏ và ít thay đổi, do đặc thù của đơn vị
hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, đa số tài sản của sở là các máy móc thiết bị
như máy tính cá nhân, máy chủ, máy fax… phục vụ cho công tác quản lý và giao dịch,
tính toán tài chính.Trong 3 năm vừa qua, tài sản cố định của SGD không biến động
nhiều, xoay quanh giá trị 16.8 tỷ đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 1 : D;9%&'E/*FG&%<==>?<=@@
,H8&:.
Chỉ tiêu/Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thu nhập lãi thuần 58,401 47,107 66,525
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 6,723 6,451 17,147

Thu nhập thuần từ HĐ kd ngoại hối (2,964) (252) 1,262
Thu nhập thuần khác 699 7,681 10,253
Chi phí hoạt động 13,023 13,939 20,194
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8,301 12,354 16,730
LNST 41,533 34,693 58,264
ROA bình quân 0,03844% 0,01455% 0,02636 %
,:0E;9%&'E()9I*.
Năm 2009, SGD đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong bối cảnh nền kinh
tế lạm phát cao, thanh khoản thiếu hụt. Thu nhập lãi thuần vẫn ở mức khá cao 58 tỷ
đồng mặc dù chi phí lãi ngắn hạn cho nguồn tiền gửi tăng cao đột biến để cạnh tranh
với các ngân hàng khác. Điều này có thể hiểu vì trong năm 2009, SGD hầu như không
tồn tại nợ xấu, nợ quá hạn được theo dõi thường xuyên và khống chế ở mức thấp. Các
khoản vay đã tiến hành giải ngân trong thời gian trước đều báo cáo kết quả thu lãi tốt,
mang về nguồn thu không nhỏ, tạo tiền đề cạnh tranh cho SGD trong hoàn cảnh kinh tế
diễn biến phức tạp.
Lợi nhuận sau thuế trong năm 2010 sụt giảm còn 83,5% so với cùng kỳ năm
2009. Nguyên nhân của tình trạng này là nguồn thu từ lãi giảm, trong khi các khoản
mục chi phí lại vượt ngưỡng năm trước. Thực tế, trong năm 2010, mặc dù nền kinh tế
đã có dấu hiệu hồi phục, nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khó khăn,
căng thẳng tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ, khả năng thanh toán trở nên yếu
kém.Rất nhiều khách hàng của Sở giao dịch cũng gặp phải vấn đề tương tự. Đây cũng
có thể nói là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 tăng lên 0,32 %,
lợi nhuận sau thuế và ROA suy giảm.
Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Năm 2011 đánh dấu sự thành công trong hoạt động của Sở, lợi nhuận sau thuế
bằng 167, 9 % so với năm 2010, tất cả các khoản mục thu, chi đều tăng trưởng, báo
hiệu một sự mở rộng về quy mô, phạm vi và chất lượng hoạt động. Thu nhập lãi thuần
chiếm tỷ trọng cao nhất, bằng 70 % tổng thu nhập thuần. Qua so sánh, tốc độ tăng thu
của nhiều khoản mục lớn hơn nhiều tốc độ tăng chi tương ứng, ví dụ như thu từ hoạt
động dịch vụ năm 2011 đã tăng 149, 43%, vượt xa tốc độ tăng chi hoạt động dịch vụ là

43%.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng mang về lợi nhuận sau 2 năm liền thua lỗ.
Trong bối cảnh thị trường ngoại hối luôn căng thẳng, tỷ giá USD/VND leo thang, các
thành viên của phòng kinh doanh ngoại hối đã nỗ lực nghiên cứu, đề xuất những
phương án kinh doanh mới, giúp ban lãnh đạo SGD có những quyết định sáng suốt,
giúp mang về nguồn thu nhập hơn 1, 2 tỷ đồng. Mặc dù chiếm tỷ trọng không đáng kể
trên tổng thu nhập thuần, nhưng đây cũng là một điểm sáng trong hoạt động của Sở
năm 2011.
Chi phí hoạt động năm 2011 bằng 144 % so với 2 năm trước đó, được cấu thành
bởi 2 khoản tăng chính là Chi hoạt động quản lý, công vụ và chi nộp phí bảo hiểm,
bảo hiểm tiền gửi của khách hàng.Đây là dấu hiệu không tốt.Trong bối cạnh cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, Sở nên sớm có những giải pháp để tối
thiểu hóa chi phí, tránh tăng cao trong những năm sắp tới.
1.1.4.3. Các hoạt động cơ bản của SGD:
GJ&'+
Nửa đầu năm 2009, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản
nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN. Các
ngân hàng cạnh tranh lãi suất gay gắt để thu hút vốn, lãi suất huy động leo thanh liên
tục, đỉnh điểm lên đến 17% với tất cả các kỳ hạn.Luồng tiền cũng liên tục chuyển dịch
từ ngân hàng này qua ngân hàng khác mỗi khi một mức lãi suất mới cao hơn được ấn
định.Tình trạng này chấm dứt khi lạm phát đã được kiềm chế, NHNN áp đặt một mức
trần lãi suất huy động. Trong bối cảnh khó khăn đó, ngân hàng Maritime bank nói
chung, cũng như Sở giao dịch nói riêng cũng khó tránh được những ảnh hưởng tiêu
Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
cực. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cuối năm 2009 đạt 1093 tỷ đồng, hầu như không
tăng so với số dư đầu năm, phát sinh tăng của các tiểu mục trong kỳ đều được cân đối
bởi lượng phát sinh giảm tương ứng. Năm 2010, 2011 cùng với sự hồi phục của nền
kinh tế, cũng như sự tin tưởng của cá nhân, tổ chức kinh tế, hoạt động huy động vốn
của Sở đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả ấn tượng.
Bảng 2 : J&'+KLM5&%<==>1<=@@

,H8&:.
Chỉ tiêu/Năm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số dư

cấu
Số dư

cấu
Số dư

cấu
Tiền gửi của khách hàng
1,093,66
5
100% 3,152,99
6
100% 3,962,81
4
100%
@LM34
E; 
566,358 51.7% 1,586,603 50. 3% 2,008,764 50.7%
1. 1. Không kỳ hạn 153,720 14% 349,164 11. 8% 532,821 13.4%
1. 2. Tiền gửi có kỳ hạn 412,637 37.7% 1,237,439 39. 2% 1,475,942 37.3%
<LM;E8* 516,535 47.2% 1,551,956 49. 2% 1,954,050 49.3%
2. 1. Không kỳ hạn 277 0.02% 226 0. 07% 261 0.06%
2. 2. Tiền gửi có kỳ hạn 516,258 47.2% 1,551,730 49. 1% 1,953,788 49.3%
CLMEN9O 10,771 0.98% 14,436 0. 45% 168,001 4.23%
,:#PE;.

Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Biểu 2: I6LMECI*
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động được của SGD thì tiền gửi khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất, 3 năm liền đều trên 85%, riêng năm 2010 đạt trên 90% so
với tổng nợ phải trả. Xu hướng tăng mạnh của nguồn được xác lập trong năm 2010
với mức tăng 188, 3 %, và dự kiến sẽ đi dần vào ổn định sau năm 2011 ở mức 25,
68%. Để đạt được kết quả này, Sở đã mạnh dạn đề xuất tăng thêm số lượng phòng
giao dịch, kết hợp phát triển nhiều sản phẩm mới để tăng cường huy động vốn từ
các đối tượng tổ chức kinh tế và dân cư như : tăng cường khuyến mại, lãi suất hấp
dẫn, sản phẩm hỗ trợ thanh toán doanh nghiệp M-Business Gold…Ngoài ra chiến
lược đổi mới hình ảnh cộng thêm một vị trí địa lỳ vô cùng đắc địa cũng đã đóng góp
phần không nhỏ vào lượng vốn tăng trưởng tính đến cuối năm 2011.
Sở tập trung vào 2 nguồn tiền gửi chính là Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá
nhân và tiền gửi tiết kiệm. Nhìn vào bảng 1, ta thấy 2 nguồn này có quy mô gần
tương đương nhau với mức chênh lệch từ 30 đến 54 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
xấp xỉ là 180% năm 2010 và 26% năm 2011. Có thể thấy, trong thời gian qua,
Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Ngân hàng Hàng Hải nói chung và Sở giao dịch 1 nói riêng đã gây dựng được sự
tin tưởng của ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, đồng thời
cũng rất tận tâm chăm sóc, không ngừng củng cố những mối quan hệ tiềm năng.
Khoảng 9 đến 15% tổng nợ phải trả là tiền gửi của các tổ chức tín dụng, phát
hành giấy tờ có giá và các khoản nợ khác. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, nhưng
những phương thức này chiếm vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá nguồn vốn
huy động của Sở, tăng cường tính chủ động, linh hoạt cũng như khả năng dự báo trước
được luồng tiền.
Biểu 3 : "%&'J&'+LM9I*<==>G<=@=G
<=@@
Qua hình trên, ta thấy hoạt động Phát hành giấy tờ có giá giảm dần qua các
năm, nguyên nhần là do chi phí phát hành ngày càng tốn kém, trong khi đó chứng
khoán phát hành ra ngày càng tỏ ra kém hấp dẫn trước các kênh đầu tư khác như

chứng khoán, vàng, địa ốc…Cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, và cái lợi thu về, Sở đã
Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
điều chỉnh khối lượng GTCG phát hành sao cho phù hợp nhất với điều kiện, nhu
cầu và bối cảnh của nền kinh tế. Thêm nữa, Sở không những tạo dựng được niềm
tin với khách hàng mà còn nhận được sự tín nhiệm từ bạn bè trong ngành, bằng
chứng là tiền gửi của các TCTD khác liên tục tăng trưởng hàng năm.
Như vậy, hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch 1 không chỉ tăng trưởng theo
chiều rộng, mà còn phát triển theo chiều sâu. Chính sự tăng trưởng vững chắc này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các hoạt động khác của Sở như cho vay, chiết
khấu thương phiếu được diễn ra suôn sẻ, thành công.
G5MQ+
Huy động được nguồn vốn đã không đơn giản, sử dụng đồng vốn ấy như thế nào
cho hiệu quả lại càng là một vấn đề khó khăn. Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân
viên vẫn luôn nỗ lực hết mình để giáp đáp được câu hỏi này.
Bảng 3: 5MQ+5,H8&:.
Chỉ
tiêu/Năm
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch 2009 &
2010
Chênh lệch 2010 &
2011
Số tiền TĐTD
%
Số tiền TĐTD

%
Dư nợ tín
dụng
575,853 822,809
2,983,82
3
246, 956 42.88%
2,161,01
4
262.63%
1. Cho vay
TCKT, CN
trong nước
564,464 793,323 2,974,534 <<RGRS> T=STB
<G@R@G<@
@
<AT>TB
1.1 Cho vay
ngắn hạn
296,356 424,896 2,348,667 @<RGST= TCCAB
@G><CGAA
@
TS<AUB
1.2 Cho vay
trung, dài
hạn
268,108 368,426 625,867 @==GC@R CAT@B <SAGTT@ U>RAB
2. Chiết khấu
giấy tờ có
11,390 29,488 9,291 @RG=>R @SRR>B 1<=G@>A 1URT>B

Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
giá
,:#PE;.
Dư nợ cho vay của SGD liên tục tăng trong 3 năm liền. Năm 2010 bằng 142, 8%
so với năm 2009, và đặc bịêt năm 2011 tăng trưởng rất mạnh, nhiều gấp đôi cả 2 năm
2009, 2010 gộp lại, bằng 363 % năm trước đó.Để đạt được kết quả này, Sở đã tích cực
giải ngân các khoản cho vay ngắn hạn bằng nội tệ và ngoại tệ. Hoạt động cho vay
trung, dài hạn cũng ghi nhận mức tăng trưởng, nhưng tỷ trọng và tốc độ tăng cho vay
ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay là 78, 96% và 347, 4% đều vượt xa cho vay trung,
dài hạn, chỉ chiếm 21, 04% với mức tăng 133% . Mặc dù tăng trưởng ở mức cao,
nhưng các cán bộ của SGD vẫn luôn cố gắng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thẩm
định cho vay.Khối lượng lớn công việc được phân công rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý,
nâng cao năng suất lao động và giảm thời gian xử lý.
Các hoạt động tín dụng của SGD :
V$%&'Jđóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Sở, chiếm
tỷ trọng lớn nhất trên bảng tài sản, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao nhất. Xác định rõ
ràng thế mạnh, Sở chú trọng tập trung, nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm, tiện ích
để hoàn thiện hoạt động cho vay của mình như : gói chăm sóc khách khách hàng doanh
nghiệp…
Trong cơ cấu khách hàng của SGD thì tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, chiếm
khoảng trên 85%. Dư nợ khách hàng cá nhân có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định
trong khi đó dự nợ đối tượng khách hàng tổ chức lại có sự tăng trưởng vượt bậc đạt
170% vào năm 2009 và giữ vững tốc độ cao 61% vào năm 2010, sự tăng trưởng ổn
định hơn cho thấy sự định hướng khách hàng đúng đắn cũng như sự cố gắng lớn của
SGD nhất là vào năm 2011.
Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Biểu 4 : "2EWJ+%()
Theo sở hữu, khách hàng là các DNNQD chiếm phần lớn, chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.Giá trị các khoản vay của đối tượng này không lớn lắm, đa phần là
vốn vay ngắn hạn (cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển ) Điển hình là Công ty

cổ phần Công nghiệp Hoá chất Tân Long, qua hai năm liền, dự nợ tín dụng đối với
doanh nghiệp này luôn đứng đầu, năm 2010 là 159 tỷ đồng tín dụng ngắn hạn, năm
2011, công ty đã mạnh dạn tăng dư nợ ngắn hạn lên gấp đôi 320 tỷ, cộng thêm một
khoản vay trung hạn trị giá 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nền khách hàng doanh nghiệp nhà
nước rất thưa thớt và chỉ tập trung vào vài đơn vị như: Tập đoàn CN Than-Khoáng sản
Việt Nam, Công ty cổ phần vận tải Vinaconex. Các dự án xin vay hầu hết là vay trung,
dài hạn giá trị lớn, tính ổn định cao.
V$%&';E22JX/ cũng diễn ra thường xuyên, nhưng quy mô
không đáng kể, biến động khó dự đoán. Năm 2010 tăng trưởng 160% so với 2009,
nhưng thời điểm cuối 2011 chỉ còn 31, 5% so với thời điểm đầu năm, thấp hơn cả năm
2009. Các nghịêp vụ tín dụng khác như cho thuê tài chính, bảo lãnh, cho vay bằng vốn
tài trợ uỷ thác… không xuất hiện.
Bảng 4:  Y%7GZY[,H8&:.
Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
Chỉ tiêu/Năm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu
Nợ đủ tiêu chuẩn 341,205 59.25% 811,960 98.68% 2,748,792 92.13%
Nợ cần chú ý 215,906 37.49% 3,372 0.41% 204,322 6.84%
Nợ dưới tiêu chuẩn 1,100 0.19% - 25,200 0.84%
Nợ nghi ngờ 17,641 3.06% - -
Nợ có khả năng mất vốn - 7,475 0.91% 5,508 0.18%
Nợ chờ xử lý - - -
3' SASGRS
C
@==B R<<GR=> @==B <G>RCGR<
C
@==B
,:#PE;().
Tuy nhiên, đồng nghĩa với số lượng khoản vay được đồng ý giải ngân tăng lên,

tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cũng không tránh khỏi những chuyển biến tiêu cực, tuy
vậy, vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát của Sở.
Công tác phân loại nợ luôn được SGD tiến hành liên tục và cẩn thận, bởi nó sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả & hiệu quả hoạt động kinh doanh của SGD và toàn ngân
hàng MSB. Qua đó, liên tục phát hiện những khoản nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ đối
với các khoản nợ xấu, nhằm có biện pháp căn thiệp và giải quyết một các nhanh chóng,
triệt để, tránh để tình trạng diễn biến xấu tiêu cực. Nợ nhóm 1, 2 luôn ở mức cao,
chiếm từ 96% đến 98% tổng dư nợ.Nợ các nhóm khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Bảng 5: ZY[\PZQ]Y87W2&%
<==>?<=@@
Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
,H&:.
Chỉ tiêu/Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dự phòng rủi ro 9, 221, 275 5, 810, 884 18, 418, 994
-Dự phòng chung 3, 553, 070 5, 757, 230 13, 219, 010
-Dự phòng cụ thể 5, 668, 205 53, 654 5, 199, 984
Tỷ lệ nợ xấu 0% 0, 2 % 0, 34 %
,:#PE;().
Chất lượng tín dụng có thể coi đã đáp ứng những yêu cầu chung của toàn ngân
hàng với tỷ lệ nợ xấu là 0, 34%, dù cao hơn năm trước 0, 14%. Đây là kết quả của việc
Maritime đã tập trung chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn
mực quốc tế, điển hình là hệ thống xếp hạng MSB mới, đồng thời tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng cũng được trích lập ở mức cao
theo quy định của NHNN, và cũng được nghiên cứu kỹ để không tạo gánh nặng quá
lớn gây ảnh hưởng đến hịêu quả hoạt động của Sở.
Như vậy, trong thời gian tới, SGD cần phát huy được những thế mạnh trong
công tác huy động và sử dụng vốn của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,
đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để hoàn thành tốt những chỉ tiêu mà
Hội sở MSB giao phó.
1.1.4.4. Kết quả hoạt động cho vay dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao

Dịch:
Để đánh giá kết quả của hoạt động cho vay dự án ngành khai khoáng của SGD,
chúng ta tiến hành xem xét diễn biến hoạt động vay vốn của khách hàng và cơ cấu của
các khoản vay này dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 6: $%&'J\EE%()
,H8&:.
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
1. Doanh số cho vay DA khai
khoáng
62,654 89,846 102,178 192,355 300,214
2. Doanh số thu nợ DA khai
khoáng
14,285 23,484 48,654 86,729 149,843
3. Dư nợ DA khai khoáng 48,369 66,362 53,524 105,626 150,371
4. Tỷ lệ dư nợ DA khai
khoáng/ tổng dư nợ (%)
7.36 8.57 9.29 12.83 5.04
,:0E;9E9I*.
Qua bảng số liệu tôi thấy rằng, doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ dự

án khai khoáng tăng trưởng đều qua các năm đồng thời dư nợ cũng tăng lên. Doanh số
thu nợ tuy có tăng nhưng vẫn vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối ít so với số vốn SGD đã
cho các doanh nghiệp vay. Chính vì thế số dư nợ của các dự án khai khoáng vẫn còn ở
mức cao, nguyên nhân là do: Thứ nhất, các dựa án khai khoáng cần thời gian khá dài
để thu hồi vốn và làm ăn có lãi, vì vậy thời gian trả nợ cho ngân hàng lâu. Thứ hai,
mấy năm gần đây khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp làm ăn không được tốt
cũng làm cho việc thu hồi nợ của SGD bị chậm. Thứ ba, nguyên nhân một phần cũng
là do công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng chưa thật sự tốt, CBTĐ còn thiếu
kinh nghiệm nên đã dẫn đến cho vay các một số dự án không khả thi, làm tăng dư nợ
xấu của ngân hàng về các dự án khai khoáng.
Chính vì vậy nhu cầu hoàn thiện công tác thẩm định của ngân hàng là hết sức cần
thiết, vừa để ngân hàng làm ăn có lãi cũng như tránh được các khoản nợ xấu.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư ngành khai khoáng
tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
1.2.1. Khái quát các dự án ngành khai khoáng và vai trò của công tác thẩm
định các dự án khai khoáng của SGD Ngân hàng Hàng Hải
1.2.1.1. Khái quát các dự án đầu tư ngành khai khoáng được thẩm định tại
SGD ngân hàng Hàng Hải
Việt Nam là một trong số những Quốc gia được đánh giá là có tiềm năng và
đa dạng về tài nguyên, đặc biệt, nguồn tài nguyên khoáng sản với khoảng 5,000 điểm
Chuyên đề tốt nghiệp 22 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
mỏ của hơn 60 loại khoáng sản, có những loại lớn về trữ lượng như Bauxit, Titan, đất
hiếm, than và có giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, Uranium…
Khai thác khoáng sản là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nguồn
thu ngân sách Quốc gia nhằm tạo lực và đà để đưa Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy
nhiên, theo kết quả khai thác, chế biến khoáng sản phân tích từ các số liệu thống kê
của Tổng hội địa chất Việt Nam, mặc dù được đầu tư cao (đứng thứ 5), nhưng đóng
góp vào tăng trưởng GDP của ngành khai khoáng lại
thấp hơn so với nhiều ngành kinh
tế khác, chỉ khoảng từ 5 – 8% GDP.

Kinh tế nước ta đang phát triển ổn định với mức tăng trưởng 8-9 %/năm, trong đó
công nghiệp tăng trưởng trên 15%/năm. Đặc biệt là ngành công nghiệp xây dựng, giao
thông,cơ khí…với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm, vì vậy nhu cầu về sắt thép ngày
càng nhiều. Do thiếu hụt nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng triệu tấn sắt
thép và hơn 50% lượng phôi cho sản xuất trong nước. Ngành công nghiệp sắt thép vừa
phải cân đối sản xuất và tiêu dùng vừa phải cơ cấu, quy hoạch, cải tổ lại từ việc khai
thác khoáng sản, chế biến quặng sắt nhằm hợp lý hoá nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường
Chính vì vậy hiện nay ngành công nghiệp khai khoáng là ngành thu hút nhiều các
nhà đầu tư, đặc biệt là sau khi có chính sách BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh)
cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào khai thác khoáng sản. Tuy nhiên vì khai
khoáng là ngành đầu tư cần vốn lớn nên ngân hàng cần thẩm định thật kỹ các dự án
khai khoáng xin vay vốn.
Các dự án khai khoáng điển hình mà ngân hàng đã cho vay vốn thể hiện ở bảng
sau:
Đơn vị : tỷ đồng
TT Tên dự án Chủ đầu tư
Tổng vốn
đầu tư
NH cho
vay
Chuyên đề tốt nghiệp 23 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
1
DAĐT khai thác, chế biến
quặng sắt Bản Cuôn.
Công ty MATEXIM 71 40
2
DAĐT dây truyền khai
thác đá
Công ty TNHH Đạt

Phương
45 20
3
DAĐT nhà máy luyện
Feromangan, Trùng
Khánh- Cao Bằng.
Công ty CP khoáng sản
và công nghiệp Cao
Bằng
65 28
4
Dự án “Khu liên hợp sản
xuất Gang Thép Hòa Phát”
Công ty CP thép Hòa
Phát
37 18
5 DA khai thác đá Granit
Công ty TNHH Hương
Sơn
52 27
(Nguồn : Phòng tín dụng SGD ngân hàng Hàng Hải)
Các dự án trên đều được SGD xét duyệt cho vay. Các dự án này đã và đang hoạt
động có hiệu quả. Nợ và lãi hoàn trả Ngân hàng đúng thời hạn.
1.2.1.2. Đặc điểm của các dự án khai khoáng
.#Q'L&LE8\^&_&&*\
Khi chủ dự án định đầu tư vào ngành khia khoáng thì việc cần quan tâm đầu tiên
đó là điều kiên tự nhiên của khu vực định đầu tư có phù hợp với ngành khai khoáng
hay không. Một trong những yếu tố quyết định để thực hiện dự án ngành khai khoáng
đó là trữ lượng khoáng sản. Việt Nam là một trong số những Quốc gia được đánh
giá là có tiềm năng và đa dạng về tài nguyên, đặc biệt, nguồn tài nguyên khoáng sản

với khoảng 5,000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản, có những loại lớn về trữ lượng
như Bauxit, Titan, đất hiếm, than và có giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, Uranium… Nếu
tách riêng than và dầu khí, các công ty khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu
khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và
các khoáng sản phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh).
Tên khoáng sản Trữ lượng Trữ lượng dự
Chuyên đề tốt nghiệp 24 GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
thăm dò báo
Sắt 1.1 tỷ tấn 1.8 tỷ tấn
Titan 12.5 triệu tấn
19-22 triệu
tấn
Mangan 1.8 triệu tấn 7-8 triệu tấn
Vàng 300 tấn 1,8 ngàn tấn
Chì – Kẽm 7.8 triệu tấn 21 triệu tấn
Đồng 1.2 triệu tấn 5.4 triệu tấn
Antimon 1.5 triệu tấn
Đá Cacbonat 1,754 tỷ tấn
Sét 2.93 tỷ tấn
(Nguồn: Đại hoc Mỏ địa chất)
Quặng Bôxit: Nước ta có tiềm năng lớn về quặng Bôxit với trữ lượng khoảng
5.5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tập trung phần lớn ở Tây Nguyên. Riêng ở Lâm Đồng,
trữ lượng mỏ Tây Tân Rai (Mỏ cung cấp nguồn quặng cho nhà máy Alumin) hơn 67
triệu tấn quặng tinh.
Quặng Titan: Titan là kim loại hiếm, có tính ứng dụng và giá trị kinh tế cao. Trữ
lượng titan của Việt Nam chiếm khoảng 5% tổng trữ lượng titan Thế giới, đứng sau
Canada, Mỹ, Na Uy, Ấn Độ và Úc (Hội Nghị Titan toàn cầu – Singapore – 2007).
Quặng thiếc, Volfram, Antimon: Ở Việt Nam, khoáng hóa thiếc và Volfram
có liên quan tới Granitoid Mezozoi và Kainozoi, tập trung ở 4 khu vực là Piaoac và
Tam Đảo ở Miền Bắc, Quỳ Hợp ở Miền Trung và Đa Chay, Đà Lạt ở Miền Nam.

Tổng trữ lượng ước tính là 13.582 tấn SnO
2

với hàm lượng 273g SnO
2
/m
3
Quặng đồng: Phân bố nhiều nhất ở Tây Bắc (Sơn La), cho tới nay đáng kể nhất
là mỏ Sinh Quyền (Lào Cai), là mỏ đa kim có cả đồng – vàng, trữ lượng 60 vạn tấn
đồng; sau đó là mỏ đồng Niken (Bản Phúc).
Quặng kẽm chì: Trữ lượng kẽm – chì có ở Chợ Điền – Chợ Đồn (Bắc Kạn)
chiếm 80% trữ lượng cả nước. Ngoài ra còn có ở Lang Hít (Thái Nguyên), Sơn
Dương (Tuyên Quang) và một số mỏ nhỏ ở Bắc Trung Bộ. Riêng trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn có đến 70 mỏ và điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn.

×