Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.33 KB, 65 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
MỤC LỤC
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát 2
1.1 Sự ra đời và phát triển của Công ty CP CNXD Toàn Phát: 2
1 Giới thiệu sản phẩm Công ty 6
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 8
2.3. Phân tích tình hình kinh doanh của TOPACO 10
1.2.1. Giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành công trình 13
1.2.2 Các bộ phận giúp việc cho ban chỉ huy công trường 13
1.2 .3. Các đơn vị - Đội thi công 16
- 1.3. Quan hệ giữa nhà thầu và việc quản lý tại hiện trường: 17
- 1.4. Trách nhiệm và thẩm quyền của người quản lý hiện trường: 18
- 2.2 Đặc điểm về trang thiết bị 19
2.3 Đặc điểm về vật tư 22
- 1. Xi măng 22
- 2. Cát 23
- 3. Đá dăm 24
- 4. Đất: 24
- 5. Phụ gia 25
- 6. Nước 25
- 7. Cốt thép 25
- 8. Cốp pha 26
- 2.5.1 Bố trí mặt bằng phụ trợ, lán trại thi công cụm công trình đầu mối 27
- 1. Tổng mặt bằng thi công cụm công trình đầu mối 27
- 2. Quy mô khu phụ trợ, lán trại 28
- 2.5.2. Bố trí mặt bằng phụ trợ, lán trại thi công nhà máy 29
- 1. Tổng mặt bằng thi công nhà máy 29
- 2. Quy mô khu phụ trợ, lán trại 29
Khu lán trại 30
2.6 Đặc điểm về an toàn lao động 30
2.6.1 An toàn giao thông 30


2. Công tác đảm bảo an toàn cho người lao động 31
1. Công tác an toàn về điện 32
2. An toàn trong công tác gia công, lắp dựng cốp pha 32
3. An toàn trong công tác gia công, lắp dựng cốt thép 32
4. An toàn trong công tác đổ và đầm bê tông 33
5. An toàn trong công tác bảo dưỡng bê tông 33
6. An toàn khi thi công trên cao 33
7. An toàn khi vận hành máy móc thiết bị 34
8. An toàn trong công tác nổ mìn 34
2. IV. Tổ chức SX và kết cấu SX của DN 34
- 2.2 Kết cấu kho bãi 35
- 2 Phân tích ngành và cạnh tranh 54
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế được đánh giá là tồi tệ
nhất trong nhiều thập kỷ qua. Suốt quá trình 15 năm hội nhập, ngành xây dựng đã đạt
được nhiều tiến bộ và đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo
được thế và lực để bước vào thời kì thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
đất nước. Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến đáng kể về chất và lượng trong sự phát
triển của ngành xây dựng. Các tổng công ty, công ty lớn đã được thành lập nhằm củng cố
và tiếp tục đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm thuộc ngành, chuẩn bị tiền đề tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế ở giai đoạn tiếp theo. Nền kinh tế Việt Nam không ngừng hội nhập phát triển và
trở thành tâm điểm tăng trưởng kinh tế sôi động tại khu vực Đông Nam Á. Ngành xây
dựng đang đứng trước những thách thức và tiềm năng to lớn do chiếm một vị trí quan
trọng trong chiến lược phát triển quốc gia trong giai đoạn từ năm 2011đến 2015.
Năm năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng
Toàn Phát (Topaco) đã không ngừng phát triển về quy mô tổ chức, chức năng nhiệm

vụ, cơ cấu ngành nghề, tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Topaco đã và đang
tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp trọng điểm của đất nước như thuỷ
điện, cầu đường, xây dựng dân dụng Do đó, việc lập mục tiêu kế hoạch và chiến
lược hoạt động cho công ty để làm định hướng phát triển lâu dài thực sự đóng vai trò
quan trọng cho trong định hướng phát triển của công ty nói riêng và ngành xây dựng
nói chung. Vì vậy qua thời gian thực tập tại công ty, được sự chỉ bảo tận tình của Thạc
sĩ Lê Thị Hằng và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong công ty cùng với những
vấn đề đã tích lũy được em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại công
ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát” làm đề tài thực tập nghiệp vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và các cán bộ công nhân viên trong công ty đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát
1.1 Sự ra đời và phát triển của Công ty CP CNXD Toàn Phát:
Tên Công ty : Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát
Trụ sở chính : P.1003B, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Ngày thành lập : Ngày 03 tháng 08 năm 2005
Giám đốc hiện tại : Nguyễn Ngọc Vinh
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát tiền thân là Công ty cổ
phần tư vấn thiết kế, xây dựng và thương mại Nhật Minh, được thành lập theo
Giấy phép kinh doanh số 0103008652 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 03 tháng 08 năm 2005. Công ty được thành
lập bởi một nhóm các cổ đông là các cá nhân có kinh nghiệm, năng lực và tâm
huyết, trưởng thành từ Tập đoàn Sông Đà. Đến ngày 18 tháng 10 năm 2007,
Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát
(Topaco). Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng

Toàn Phát đã tham gia thi công rất nhiều các công trình trọng điểm quốc gia:
Công trình thủy điện Sơn La, Trường mầm non Sông Đà, Xilô xi măng 4 x 750T
thủy điện Sơn La, Đường NT11, NT12 và đường NT18 thủy điện Sơn La, Trạm
xử lý nước 2.000 m3/ngày đêm phục vụ thủy điện Sơn La, Thủy điện Tà Cọ
(huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), Cầu P4– Đường VH1 thủy điện Nậm Chiến 1,
Cầu Pá Kìm – Đường TCV2 – Thủy điện Nậm Chiến 1, Công trình thủy điện
Nậm Chiến 1, Công trình thủy điện Nậm Chiến 2, Thủy điện Bắc Giang 1 (Lạng
Sơn), Thủy điện Nậm Ly 1 – Hà Giang, Dự án nhà máy tủ lạnh Jimex – Khu
công nghiệp Quang Minh, Nhà máy khuôn mẫu Fancy Creation Vietnam – Khu
công nghiệp phố Nối, Hưng Yên, Đường giao thông Khu đô thị Xa La tại Hà
Đông – Hà Nội, Nhà điều hành – Nhà máy giấy Thanh Hóa…
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
TT
Tên công trình Công
suất
Chủ đầu tư (Khách hàng)
I Công trình thuỷ điện
1 Thuỷ điện Sơn La 2400
MW
BQL thuỷ điện Sơn La
2 Thuỷ điện Nậm Chiến 210 MW Công ty CP thuỷ điện Nậm Chiến
3 Thủy điện Nậm Chiến
2
32 MW Công ty CP thuỷ điện Nậm Chiến
4 Thủy điện sông Bạc 42 MW Công ty cổ phần thủy điện sông
Bạc
5 Thủy điện Nậm Ly 5 MW Công ty CP năng lượng Someco Hà

Giang
6 Thủy điện Bắc Giang 14 MW Công ty CP năng lượng Someco 1
7 Thủy điện Tà Cọ 32 MW Công ty CP
II. Công trình giao
thông
1 Đường giao thông
Khu đô thị Xa La
2 Đường NT11, NT12
và đường NT18 thủy
điện Sơn La
BQL thuỷ điện Sơn La
3
III. Công trình dân dụng
1 Nhà điều hành – Nhà
máy giấy Thanh Hóa
2 nhà máy tủ lạnh Jimex
– Khu công nghiệp
Quang Minh
3 Trường mầm non
Sông Đà
BQL thuỷ điện Sơn La
4 Nhà máy khuôn mẫu
Fancy Creation
Vietnam – Khu công
nghiệp phố Nối, Hưng
Yên
Năm năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã không ngừng phát triển
và hoàn thiện về mọi mặt: quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành
nghề, tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước Cùng với sự
phát triển về hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cũng hết sức quan tâm đến

Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
việc đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi ở tất cả các
lĩnh vực, đội ngũ công nhân có tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu. Đặc biệt,
Công ty chú trọng việc thuê các chuyên gia tư vấn là các giáo sư, tiến sỹ, nhà
quản lý trong và ngoài nước tư vấn cho Công ty trong các lĩnh vực: quản trị tài
chính, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lược, xây dựng và phát triển thương
hiệu… nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV, tạo môi trường làm việc
chuyên nghiệp. Đến nay, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công
nhân có trình độ giỏi để thi công xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ,
công nghiệp, dân dụng, giao thông, các công trình kỹ thuật hạ tầng …
Hiện nay, Công ty đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000, là cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý. Công ty luôn
lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng sản phẩm là thước đo chủ yếu cho sự phát
triển bền vững và luôn mong muốn là đối tác tin cậy trong lĩnh vực hoạt động.
* Các Công ty con, Công ty liên kết, các chi nhánh:
1. Công ty Cổ phần phát triển đô thị Topaco (Topaco – UDC)
2. Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản David Đức (David Duc Land)
3. Công ty cổ phần năng lượng Someco 1
4. Chi nhánh Tây Bắc – Công ty CP CNXD Toàn Phát: Thực hiện thi công
các hạng mục tại công trình thủy điện Sơn La, công trình thủy điện Tà Cọ
và thi công xây lắp các công trình khác tại khu vực tỉnh Sơn La;
5. Chi nhánh Đông Bắc – Công ty CP CNXD Toàn Phát: Thực hiện thi công
các hạng mục tại công trình thủy điện Bắc Giang và thi công xây lắp các
công trình khác tại khu vực tỉnh Lạng Sơn;
6. Chi nhánh Hà Giang – Công ty CP CNXD Toàn Phát: Thực hiện thi công
các hạng mục tại công trình thủy điện Nậm Ly và công trình thủy điện sông
Bạc và thi công xây lắp các công trình khác tại khu vực tỉnh Hà Giang;

7. Chi nhánh miền Trung – Công ty CP CNXD Toàn Phát: thực hiện thi
công xây lắp các công trình tại khu vực miền Trung.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát thành lập ngày 3 tháng 8
năm 2005 theo Giấy phép kinh doanh số 0103008652 do Phòng Đăng ký kinh
doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, với số vốn điều lệ 15 tỷ đồng. Công ty
hoạt động trong các lĩnh vực sau:
1. Tư vấn thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với
các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
2. Tư vấn lập quản lý dự án đầu tư xây dựng;
1. Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng;
2. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi;
3. Tư vấn, giám sát chất lượng xây dựng;
4. Khảo sát địa hình, địa chất công trình xây dựng, tổng mặt bằng xây dựng;
5. Tư vấn đấu thầu, giám sát thi công các công trình xây dựng lắp đặt thiết
bị;
6. Gia công lắp đặt thiết bị nước, kết cấu thép phi tiêu chuẩn;
7. Cho thuê nhà ở, văn phòng, kho, bãi, lán trại;
8. Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội ngoại thất công trình;
9. Khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm) và vật liệu xây dựng;
10.Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ xây dựng, công nghiệp,
nông nghiệp;
11.Kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện tử, điện lạnh, máy móc, thiết bị văn
phòng;
12.Khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm) và vật liệu xây dựng;
13.Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ xây dựng, công

nghiệp, nông nghiệp.
14.Kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, máy móc, thiết bị văn phòng;
15.Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (trừ kinh doanh vũ
trường, quán bar, phòng hát karaoke);
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
16.Dịch vụ vui chơi giải trí (câu cá, bơi thuyền, tennis, bi-a)
17.Mua bán hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng may mặc;
18.Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách;
19.Xuất nhập khẩu các hàng hóa công ty liên doanh;
20.Xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp đến 35 KV;
21.Lập dự án đầu tư, xây dựng các công trình thủy điện, khu đô thị công nghiệp;
22.Kinh doanh thiết bị trường học;
23.Ủy thác đầu tư;
24.Tư vấn hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống kiểm soát nội bộ;
25.Tư vấn marketing, chiến lược kinh doanh, bán hàng và phân phối hàng hóa;
26.Nghiên cứu và phát triển cấu trúc tổ chức và lãnh đạo trong doanh nghiệp;
27.Định giá bất động sản;
28.Kinh doanh bất động sản
Sản phẩm chính của Công ty CP CNXD Toàn Phát là thi công các công
trình thủy điện, các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, các công trình
kỹ thuật hạ tầng …
II/ Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1 Giới thiệu sản phẩm Công ty
Topaco là đơn vị thi công, đầu tư đa nghành nghề, chính vì vậy sản phẩm
của đơn vị cũng da dạng. Hiện đơn vị đang tập trung vào 05 lĩnh vực
sản phẩm chính: Xây dựng thủy điện, xây dựng giao thông hạ
tầng, xây dựng dân dụng công nghiệp, đầu tư bất kinh doanh bất động sản,

kinh doanh thương mại. Cơ cấu sản phẩm của công ty sẽ dịch chuyển dần theo
thời gian, do việc thi công xây dựng thủy điện dần dần ít đi và dự kiến sẽ hết
trong vòng 15 năm nữa. Riêng đối với việc xây dựng giao thông hạ tầng và các
sản phẩm khác của Công ty sẽ được tăng tỷ trọng nhằm phù hợp với xu thế phát
triển của thị trường xây dựng Việt Nam.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
Cơ cấu sản phẩm dịch vụ theo doanh thu năm 2010:
Biểu đồ cơ cấu tỷ trọng sản phẩm dịch vụ theo doanh thu năm 2010
Trong giai đoạn hiện nay, nhìn vào cơ cấu tỷ trọng sản phẩm dịch vụ theo
doanh thu năm 2010 ta thấy sản phẩm Xây dựng thủy điện chiếm tỷ trọng lớn
nhất chiếm 60% đem lại giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp, xét về góc độ hiện
tại thì phải đầu tư hơn nữa cho việc tập trung phát triển xây dựng thủy điện để
đem lại nhiều giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Nhưng về tương lai thì không
thể duy trì mãi sự phát triển doanh nghiệp phụ thuộc vào xây dựng thủy điện
được, như đã nói ở trên, các nhà máy thủy điện tại Việt Nam cũng chỉ còn có
trong vòng 15 năm nữa là hết. Vì vậy, Công ty phải dần dần tìm hướng đi mới
cho sản phẩm của mình song song với việc xây dựng thủy điện trong thời gian
ngắn.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
7
ĐT BĐS-


GT - HT
DD - CN
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng

2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008, 2009, 2010
+ Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010
BAÓ CÁO KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 28,670,119,474 94,311,606,883 110,087,842,857
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1,564,907,476
3. Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dvụ 28,670,119,474 92,746,699,407 110,087,842,857
4. Giá vốn hàng bán 24,500,238,111 82,394,803,579 90,588,318,874
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dvụ 4,169,881,363 10,351,895,828 19,499,523,983
6. Doanh thu hoạt động tài chính 9,541,690 367,447,785 397,363,384
7. Chi phí tài chính 1,291,971,688 2,442,301,122 5,543,081,389
Trong đó: Chi phí lãi vay 1,291,971,688 2,268,397,046 4,663,362,645
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,767,000,358 6,904,003,350 6,916,130,188
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 120,451,007 1,373,039,141 7,436,675,790
11. Thu nhập khác 18,095,238 3,270,591
12. Chi phí khác 1,100,000 333,197,419
13. Lợi nhuận khác -1,100,000 -315,102,181 3,270,591
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 119,351,007 1,057,936,960 7,440,946,381
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 30,911,911 185,138,968 1,860,236,595
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn
lại
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 88,439,096 872,797,992 5,580,709,786
Doanh thu năm 2010 tăng 128% so với năm 2009, cùng đó lợi nhuận năm
2010 tăng 149% so với năm 2008, tương đương mức tăng là 24,6 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do khối lượng thực hiện sản xuất công nghiệp đặc biệt là khối
lượng sản xuất bê tông đầm lăn RCC và thi công bê tông 2009 lớn hơn năm
2008
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TOPACO ta thấy 2 năm
2009 và 2010 có bước nhảy vọt về doanh thu, lợi nhuận thì không thay đổi mấy,
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
điều này cũng lý giải cho chiến lược phát triển mà ban lãnh đạo đề ra cho doanh
nghiệp mặc dù thời điểm này thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng tiền tệ
trầm trọng (suy giảm kinh tế), ngân hàng nhà nước thắt chặt tín dụng cho vay.
Tuy nhiên TOPACO được lợi thế là sản lượng chính lại nằm tại Công trình thuỷ
điện Thủy điện Tà Cọ, thủy điện Bắc Giang, Thủy điện Sông Bạc, đây là các
công trình sản phẩm chính của công ty đạt doanh thu cao nhất, nhưng mà các
công trình thủy điện ở giai đoạn này lại gặp rất nhiều khó khăn về tín dụng cho
vay, nên cũng hiểu tại sao sản lượng công ty lớn mà lợi nhuận lại không tăng
nhiều, mặc khác Công ty cũng phân bổ nguồn vốn để đầu tư Bất động sản, đầu
tư thủy điện, đầu tư vào việc tiếp thị xây dựng hạ tầng giao thông đô thị sản
phẩm định hướng cho tương lai của sự phát triển của Công ty.
Với các số liệu trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của
TOPACO thời gian gần đây phát triển rất mạnh mẽ, có hiệu quả ổn định và
có xu hướng phát triển trong thời gian mạnh trong thời gian sắp tới.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng

2.3. Phân tích tình hình kinh doanh của TOPACO
Bảng các chỉ tiêu hoạt động của Topaco
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 28,670,119,474 94,311,606,883 110,087,842,857
2 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 119,351,007 1,057,936,960 7,440,946,381
3.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 88,439,096 -94,311,606,883 5,580,709,786
4.Gía trị tài sản cố định bình quân
trong năm 4145920454 11109612763 20011058510
5.Vốn lưu động bình quân trong năm 711,307,192 751,964,717 4,837,875,762
6.Số lao động bình quân trong năm 502 658 730
7.Tổng chi phí sản xuất trong năm 24,500,238,111 82,394,803,579 90,588,318,874
Được thành lập từ năm 2005 công ty Cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn
Phát đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, khẳng định vị thế của
doanh nghiệp trên thương trường và được các đối tác tin tưởng. Với những cố gắng
nỗ lực của tập thể lãnh đạo công ty cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong công ty qua 5 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã tham gia xây dựng
nhiều công trình trọng điểm đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển chung của
đất nước tiêu biểu đó là : đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, nhà máy thủy điện Nậm
Ly, nhà máy thủy điện Nậm Chiến, Nhà máy thủy điện Tà Cọ Các công trình này
khi đi vào hoạt động đã và sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối với đời sống nhân dân.
Chính vì tạo được uy tín với khách hàng mà trong các năm qua công ty đã dành
được nhiều hợp đồng có giá trị mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp. Chẳng
hạn doanh thu năm 2006 của công ty chỉ đạt 3 972 859 385 đồng nhưng tới năm
2010 doanh thu của toàn công ty ước đạt 110 087 842 857 đồng.
Với thế và lực sẵn có công ty đã mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động của
mình bằng việc mở rộng mạng lưới chi nhánh của công ty tại các tỉnh phía Bắc, liên
doanh với công ty bất động sản David Đức và tiêu biểu là việc thành lập công ty Cổ
phần phát triển đô thị Topaco cho thấy công ty đang từng bước lớn mạnh không chỉ

trong lĩnh vực truyền thống của công ty mà còn đạt được những thành tựu đáng kể
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
trong các lĩnh vực mới mà công ty tham gia.
Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty cũng không ngừng tăng lên qua
các năm chứng tỏ công ty đã gây dựng được lòng tin với người lao động, tạo được
môi trường làm việc năng động, sáng tạo góp phần tạo điều kiện cho người lao động
phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân và có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Hiện nay, TOPACO trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng năm
2010 giá trị cam kết theo tiến độ với khách hàng là: 331 tỷ đồng, cùng với sự tìm
kiếm cơ hội của mình trong năm 2011 công ty hi vọng sẽ gặt hái được nhiều thành
công hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế xây dựng xứng đáng là bạn hàng, là đối tác tin
cậy với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp.
III/ Công nghệ sản xuất
Đặc điểm về công nghệ sản xuất của công ty
Như chúng ta đã biết sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây dựng và
sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước và chi phí lớn, thời gian
xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ
yếu của Công ty Cp công nghiệp xây dựng Toàn Phát nói riêng và các công ty xây dựng
nói chung có đăc điểm là sản xuất liên tục, phức tạp. trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
(điểm dừng kĩ thuật) mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các
địa điểm khác nhau.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
1/Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm.
1.1 Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất

Nhận thầu Kí hợp đồng Tạo sản
Công trình xây dựng với phẩm
Chủ đầu tư
Bàn giao công Giám sát
Trình và quyết quá trình
Toán HĐXD tạo sp
1.2 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền
Bất kì một công trình nào cũng đều tuân theo một trình tự chung như trên dây chuyền
sản xuất trên với các bước bắt buộc :
- Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp
- Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng để tạo ra sản phẩm : Giải quyết mặt
bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công,, tổ chức cung
ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện.
- Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về
mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
- Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
Nếu tuân thủ được các quy định trên thì mọi công trình của công ty đều có thể hoàn
thành đúng thơì hạn, tạo uy tín với bạn hàng từ đó sẽ làm tăng vòng quay của vốn công ty
đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của công ty. Sản phẩm xây
dựng của công ty chủ yếu là các công trình xây dựng dân dụng, các công trình kĩ thuật
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
hạ tầng như thi công cầu, đường giao thông, khu dân cư, san lấp mặt bằng ở khắp các
tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trong đó các bộ phận chức năng có nhiệm vụ quan trọng trong việc thi công, giám
sát đảm bảo tiến độ công trình. Đó là:
1.2.1. Giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành công trình

- Giám đốc điều hành và Phó Giám đốc điều hành là các kỹ sư nhiều kinh
nghiệm công tác xây dựng và quản lý, có đủ thẩm quyền quyết định mọi công
việc liên quan để đảm bảo thi công đạt tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn
lao động theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế được duyệt và phù hợp với các quy
định của nhà nước. Ban điều hành công trình quản lý công việc thông qua hệ
thống các bộ phận hành chính, kỹ thuật, phục vụ và quản lý chất lượng.
- Ban điều hành công trình chịu trách nhiệm trước nhà thầu về chỉ đạo điều
hành và tổ chức thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng an toàn,
Ban điều hành có đủ thẩm quyền quyết vấn đề liên quan đến sản xuất hàng ngày
để đảm bảo công tác thi công an toàn, nhịp nhàng, đạt tiến độ và chất lượng.
- Hàng ngày Ban điều hành báo cáo về nhà thầu toàn bộ hoạt động trên
công trường , căn cứ tiến độ nhu cầu vật tư , tài chính và các thiết bị thi công để
nhà thầu chỉ đạo và giải quyết kịp thời.
- Phó Giám đốc điều hành là người giám sát kỹ thuật và tổng tiến độ toàn
công trường. Các giải pháp thi công chủ yếu. Giám sát kỹ thuật chất lượng công
trình và tập hợp tất cả các nhu cầu về vật tư, nhân lực trên công trường từ kỹ sư
giám sát, Ban giám đốc và các cơ quan chức năng có phương án giải quyết kịp
thời để đảm bảo tiến độ thi công .
1.2.2 Các bộ phận giúp việc cho ban chỉ huy công trường .
- Giúp việc cho ban chỉ huy công trường có các Ban như Ban kỹ thuật, Ban
kinh tế - kế hoạch, Ban tài chính, Ban vật tư v.v. các Ban này tham gia quản lý
công tác điều hành, tổ chức thi công, tiến độ thi công, khối lượng thực hiện,
công tác an toàn lao động, quản lý tài chính và công tác phục vụ khác
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
- Các bộ phận này phối hợp với nhau nhằm giúp Ban điều hành chỉ huy
thi công nhịp nhàng, kinh tế với chất lượng cao, thực hiện tốt quy trình thi công
theo quy định chung của ngành và nhà nước.

a. Ban kỹ thuật:
- Là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Ban điều hành công trình, bộ phận này
có trách nhiệm giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các nội quy, quy định về
đảm bảo chất lượng trong từng khâu của quá trình thi công các hạng mục công
trình để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên toàn bộ phạm vi
công trường .
- Đối với công tác đảm bảo chất lượng, Ban kỹ thuật có trách nhiệm giám
sát chặt chẽ toàn bộ quá trình mua sắm, chuẩn bị vật tư, vật liệu, quá trình theo
tiêu chuẩn ISO 9002 và ISO 9003. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hạng mục
thi công, lấy các mẫu vật liệu theo qui định về quản lý chất lượng. Làm thí
nghiệm xác định chất lượng của vật liệu và lập các báo cáo, đề nghị trình lên ban
chỉ huy công trường, công ty và chủ đầu tư .
- Các kỹ sư giám sát được phân công nhiệm vụ theo hạng mục công việc
(phụ trách công tác cốp pha, công việc cốt thép, hoàn thiện, lắp đặt điện, nước,
an toàn lao động ). Các việc thi công ngoài công trường sẽ được bố trí, sắp xếp
một cách hợp lý, tránh được tình trạng chồng chéo của các tổ đội. Nhiệm vụ cụ
thể của các kỹ sư giám sát là nghiên cứu kỹ bản vẽ, tiến độ và giải pháp kỹ thuật
thi công để hướng dẫn và giám sát các đơn vị thi công trên công trường, ra các
bản vẽ chi tiết cho từng công việc, tính toán, dự trù vật tư cho các công việc
giám sát và trình lên kỹ sư trưởng.
b. Ban Kinh tế - kế hoạch:
- Bộ phận này trực tiếp nhận lệnh thi công từ Ban điều hành công trình và
kỹ sư trưởng chỉ huy công trình để chỉ đạo các đội thi công thực hiện tốt các kế
hoạch ngày kế hoạch tuần cũng như tổng tiến độ đã đề ra.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
- Căn cứ theo tiến độ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt để đề ra các kế
hoạch thi công cụ thể cho từng công tác, từng hạng mục; lập kế hoạch cung ứng

vật tư, thiết bị cho từng giai đoạn nhằm đảm bảo các công việc sẽ được thi công
một cách nhanh nhất nhưng tất cả các công việc, các hạng mục vẫn phải được
thi công phối hợp một cách hợp lý theo đúng trình tự công nghệ đảm bảo chất
lượng công trình. Thực hiện công tác nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư và
các đơn vị thi công.
- Thực hiện việc tổng hợp khối lượng thi công theo từng kỳ rồi trình lên
chủ đầu tư, công ty để làm thủ tục thanh quyết toán cho các công việc đã hoàn
thành.
- Giám sát công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho việc thi công
tại từng hạng mục cũng như trên toàn bộ công trường.
- Hàng tuần lập báo cáo, đề xuất biện pháp an toàn trình lên ban chỉ huy
công trường để có cơ sở ra các quyết định chỉ đạo đối với các công việc đang
tiến hành và có định hướng chỉ định các công việc tiếp theo .
c. Ban tài chính kế toán:
- Bộ phận hành chính bao gồm văn thư, kế toán, bảo vệ Bộ phận này có
trách nhiệm giải quyết các thủ tục Tài chính và hành chính, căn cứ vào khối
lượng do Ban kỹ thuật, ban kinh tế tập hợp để giải quyết các khoản tạm ứng,
thanh quyết toán với các đơn vị và với bên chủ đầu tư ( thông qua Liên danh nhà
thầu)
- Bộ phận này đảm bảo các công việc :
-Giữ gìn an ninh chung cho công trường thi công.
-Đảm bảo việc thông tin liên lạc giữa công trường với chủ đầu tư , với
công ty và với các cơ quan chức năng có liên quan khác
-Thực hiện công tác BHXH , BHYT và kiểm tra công tác y tế cần thiết .
d. Ban Vật tư – thiết bị:
Ban vật tư cơ giới có nhiệm vụ bảo đảm các vấn đề sau:
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng

- Cung cấp đầy đủ vật tư cho công trường thi công, đủ khối lượng, đúng
quy cách, chủng loại, kịp thời phục vụ thi công;
- Điều phối các loại thiết bị thi công lên công trường đảm bảo chất lượng,
số lượng theo biện pháp thi công được phê duyệt;
- Cung cấp các chứng chỉ xuất xưởng của vật liệu thi công;
- Quản lý vật tư, thiết bị thi công trên toàn công trường.
e. Phòng thí nghiệm hiện trường :
Phong thí nghiệm hiện trường có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
- Lấy mẫu thí nghiệm và số liệu hiện trường.
- Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm Hiện trường đối với vật liệu sản
phẩm hoàn thành như: Đất đắp, đá, cát, xi măng, thép, bê tông, nền đắp, khối
xây, khoan phụt.v.v.
- Thiết kế các mẫu và thí nghiệm Hiện trường phục vụ cho sản xuất.
- Hoàn thành tất cả các thủ tục và chứng chỉ thí nghiệm cho công tác
nghiệm thu kỹ thuật, chất lượng và hoàn công công trình.
1.2 .3. Các đơn vị - Đội thi công
- Bên dưới Ban điều hành là các Đội thi công hoặc công ty con thi công
chuyên ngành theo các hạng mục, do các kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp chỉ huy.
Nhà thầu quản lý các công ty và đội thi công làm việc trong các khu vực hoặc
hạng mục công trình được phân công. Đội trưởng chịu trách nhiệm về chất
lượng, tiến độ, an toàn trong khu vực của mình và quyết toán lương của đội gửi
cho bộ phận giúp việc để thanh toán lương và khối lượng hàng tháng.
- Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ-mỹ thuật và thi công đúng quy
trình quy phạm kỹ thuật hiện hành, nhà thầu sẽ tập trung lực lượng gồm các kỹ
sư giỏi, có kinh nghiệm thi công cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề cao,
đã từng tham gia các công trình xây dựng lớn để bố trí trong các đội thi công.
- Bố trí với một tổ thi công chuyên môn sẽ đảm nhiệm toàn bộ các công tác
lắp đặt các hệ thống điện, nước phục vụ thi công.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2

16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
- Bộ phận cơ giới quản lý các máy móc, thiết bị thi công hiện đại, phù hợp
với yêu cầu thi công cụ thể của công trình để tiến hành các công việc đòi hỏi
công tác cơ giới hoá cao hoặc hỗ trợ các đội xây dựng trong quá trình thi công.
Căn cứ theo yêu cầu công việc của từng khu vực, từng hạng mục để bố trí các
máy móc thiết bị thi công nhằm đáp ứng tối đa khả năng thi công cơ giới nhằm
đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
- Số lượng công nhân được huy động theo từng thời điểm thi công trên
công trường và tuỳ thuộc vào khối lượng công việc. Số lượng công nhân cần
thiết cho công trình sẽ được tính toán trước và dự trù thời gian huy động, danh
sách cán bộ và công nhân sẽ được trình lên chủ đầu tư để xin cấp giấy phép ra
vào công trình.
- Căn cứ theo tiến độ thi công, được lập nhà thầu sẽ tiến hành huy động và
bố trí nhân lực,thiết bi đáp ứng các yêu cầu công việc, Số lượng nhân lực, thiết
bị được chuẩn bị và huy động kịp thời để đảm bảo tiến độ công việc và không
gây lãng phí ( xem biểu đồ nhân lực thiết bị kèm theo bản tiến độ thi công).
1.3. Quan hệ giữa nhà thầu và việc quản lý tại hiện trường:
- Tiến độ và các biện pháp thi công chi tiết phải được phê duyệt trước khi
thi công. Nhà thầu sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo ngày
để chỉ đạo thường xuyên trong quá trình thi công và cử cán bộ xuống công
trường kiểm tra thực tế thi công, các biện pháp an toàn và tiến độ thi công và
cùng ban chỉ huy công trường giải quyết những vướng mắc trong thi công.
- Ban điều hành công trường có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Tổng
giám đốc và Phó Tổng giám đốc phụ trách Dự án và các cơ quan chức năng của
nhà thầu về tiến độ chất lượng và các vướng mắc cần giải quyết. Nhà thầu căn
cứ vào báo cáo của chỉ huy trưởng công trường để trực tiếp chỉ đạo cho các
phòng chức năng của nhà thầu hỗ trợ Ban điều hành công trường giải quyết các
vướng mắc lớn về biên chế, tổ chức, huy động lực lượng thiết bị, huy động
vốn.v.v Để công trình thi công đúng kế hoạch đã định. Nhà thầu sẽ thường

Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất tại hiện trường để có chỉ đạo sát với thực tế
diễn biến tại hiện trường và thường xuyên quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ
quan tư vấn để cùng giải quyết những vấn đề phát sinh.
- Ban điều hành công trường sẽ tổ chức giao ban hàng tuần với các đơn vị
thi công để kiểm điểm tiến độ, chất lượng thi công trong tuần, đặt kế hoạch cho
tuần tới, báo cáo và đề xuất những vấn đề mà chủ đầu giải quyết.
1.4. Trách nhiệm và thẩm quyền của người quản lý hiện trường:
- Giám đốc điều hành và Phó giám đốc điều hành là người trực tiếp chịu
trách nhiệm trước chủ đầu tư, nhà thầu về việc quản lý thi công tại hiện trường,
có đủ thẩm quyền quyết định mọi vấn đề trong phạm vị dự án để đảm bảo thi
công đạt tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn lao động theo yêu cầu của bản
vẽ thiết kế được duyệt và phù hợp với các quy định của nhà nước.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
2.1 Đặc điểm về phương pháp sản xuất
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật Tập 4.2.1 “Tập bản vẽ phương án kiến nghị -
Phần xây dựng”
- Căn cứ vào tiến độ thi công yêu cầu của công trình;
- Căn cứ năng lực thi công của nhà thầu;
- Căn cứ vào khối lượng công việc chính cần phải thực hiện theo Hồ sơ
thiết kế kỹ thuật các hạng mục thi công bê tông của công trình.
+ Điều kiện kỹ thuật phần xây dựng Công ty cổ phần tư vấn xây dựng DTH
Việt Nam lập và được Chủ đầu tư phê duyệt.
+ TCVN 4055-1985 Tổ chức thi công.
+ TCVN 4447-1987 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
+ TCVN 79-1980 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.
+ 22TCN 271-2001 Thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa.

+ TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Quy
phạm thi công và nghiệm thu.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
+ TCN từ 14 TCN - 63 - 2002 đến 14 TCN - 73 - 2002 ( Bê tông thủy công
và các vật liệu dùng cho BT thủy công, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp
thử)
+ TCN QPTL - D6 -1978 Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu các
kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy lợi.
+ TCXDVN - 313 - 2004 Kết cấu BT và BT cốt thép, hướng dẫn kỹ thuật
phòng chống nứt dưới tác dụng của khí hậu nóng ẩm.
+ Tiêu chuẩn XDVN 305 - 2004 Bê tông khối lớn Quy phạm thi công và
nghiệm thu.
+ TCVN 4452-87 Kết cấu bê tông và bê tông lắp ghép.
+ TCVN5724-93 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép, điều kiện
thi công và nghiệm thu
+ TCVN 5308-91 Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
+TCVN 3985-85 Tiến ồn- Mức cho phép tại các vị trí lao động
+ TCVN 4086-95 An toàn điện trong xây dựng – yêu cầu chung
+TCVN 3524-89 An toàn cháy – yêu cầu chung
+ TCVN 3255-86 An toàn nổ – yêu cầu chung
+ TCVN 3416-86 Qui phạm an toàn trong bảo quản, vận chuyển và sử
dụng các vật liệu nổ
+ TCVN 3146-86 Công việc hàn điện – yêu cầu chung về an toàn
+ TCVN 4285-85 Qui phạm an toàn và kỹ thuật vệ sinh trong sản xuất. Sử
dụng axetylen, ôxy để gia công kim loại.
+ TCVN 2293-78 Gia công gỗ – yêu cầu chung về an toàn
+ TCVN 4244-86 Qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng

+ TCVN 5863-95 Thiết bị nâng – yêu cầu trong lắp đặt và sử dụng
2.2 Đặc điểm về trang thiết bị.
- Căn cứ vào khối lượng công việc của công trình.
- Căn cứ vào cường độ thi công theo Tiến độ thi công Nhà thầu đưa ra.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
- Căn cứ vào điều kiện thực tế, năng lực thiết bị thi công, tiến độ huy động
vật tư thiết bị và khả năng tài chính của Nhà thầu.
- Để thi công các hạng mục công trình Nhà thầu tập trung chuẩn bị các
thiết bị phục vụ thi công chính như sau:
Loại thiết bị thi công
Số
lượng
Công
suất
Nước
sản xuất
Năm
sản
xuất
Tình
trạng
hoạt
động
THIẾT BỊ THI CÔNG
ĐÀO ĐẮP
Máy đào PC450 01 2,3m3 Nhật bản 2003 Tốt
Máy đào KOMATSU 01 1,6m3 Nhật bản 2008 Tốt

Máy đào Huyndai 02 1,6m3
Hàn
Quốc
2008 Tốt
Máy đào Huyndai 02 1,2m3
Hàn
Quốc
2003 Tốt
Máy đầm rung JV100 02
16-25
tấn
Nhật bản 2006 Tốt
Máy đầm đất TACOM 03 16 tấn Nhật bản 2003 Tốt
Máy đầm cóc 06 Nhật bản 2009 Tốt
Máy ủi DZ 171 02 168CV Nga 2005 Tốt
Máy ủi DT 175 02 180CV Nga 2007 Tốt
Máy ủi Komatsu 01 160CV Nhật bản 2008 Tốt
Máy san KOMATSU –
GD655
01 168CV Nhật bản 1999 Tốt
Máy khoan tự hành 02
Ø42÷
105
2008 Tốt
Máy khoan Anke 06 2008 Tốt
Máy khoan tay 12 Ø42 2008 Tốt
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng

Máy nổ mìn vi sai 04 Tốt
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Xe KaMaz 05 15 tấn Nga 2005 Tốt
Xe Huyndai 05 15 tấn
Hàn
Quốc
2007 Tốt
Xe DONG FENG tự đổ 05 15 tấn
Trung
Quốc
2008 Tốt
Ô tô tưới nước 01 5m3
Trung
Quốc
2005 Tốt
Ô tô vận chuyển BT Daewoo 02 6m3
Hàn
Quốc
2007 Tốt
Ô tô vận chuyển BT Kamaz 02 6m3 Nga 2002 Tốt
Ô tô vận chuyển BT
Dong Feng
05 9m3
Trung
Quốc
2009 Tốt
THIẾT BỊ THI CÔNG BÊ
TÔNG
Trạm trộn bê tông thương
phẩm CIE

01 80m3/h
Việt
Nam
2009 Tốt
Trạm trộn bê tông thương
phẩm CIE
01 60m3/h
Việt
Nam
2009 Tốt
Cần trục tháp QTZ 6021 01 10tấn
Trung
Quốc
2008 Tốt
Cần trục tháp QTZ 7030 01 16 tấn T. Quốc 2010 Tốt
Cần cẩu bánh xích 01 50 tấn Nhật 2002 Tốt
Tời điện 02 10 tấn T.Quốc 2007 Tốt
Máy cắt, uốn thép 02 5,5kw Nhật 2006 Tốt
Máy cắt đột liên hợp 02
Trung
Quốc
2008 Tốt
Máy hàn 15 23KW VN 2009 Tốt
Máy phát điện 02 175KVA Đức 2009 Tốt
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
Đầm dùi 15 1,5kw
Trung

Quốc
2008 Tốt
Đầm bàn 05 2kw
Trung
Quốc
2008 Tốt
CÁC LOẠI THIẾT BỊ
KHÁC
Máy bơm nước 02 500m3/h
Việt
Nam
2009 Tốt
Máy bơm nước 02 200m3/h
Nhật
Bản
2009 Tốt
Máy bơm chìm 04 12m3/h 2009 Tốt
Máy nén khí 02 660m3/h 2009 Tốt
Máy toàn đạc NIKON 01 Nhật 2009 Tốt
2.3 Đặc điểm về vật tư
Trên cơ sơ khối lượng thi công từng giai đoạn theo tiến độ thi công chi tiết
đã được phê duyệt. Nhà thầu sẽ tập kết vật liệu cát, đá, xi măng và phụ gia phục
vụ công tác thi công bê tông đảm bảo về chất lượng chủng loại theo yêu cầu kỹ
thuật của công trình. Xây dựng bãi dự trữ để trữ khối lượng đảm bảo đủ thi công
ít nhất cho 15 ngày liên tiếp khi công tác cấp vật tư xảy ra sự cố.
1. Xi măng
- Xi măng dùng để sản xuất bê tông cho công trình được nhà thầu sử dụng
xi măng Quang Sơn, Vinaconex Yên Bình hoặc chủ đầu tư cấp, Nhà thầu sẽ
thực hiện công tác bảo quản đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra như sử dụng
xilo để dự trữ xi măng rời, đối với xi măng bao dùng kho chứa và che đậy cẩn

thận.
- Xi măng chứa tại công trường hơn 60 ngày sẽ được lấy mẫu thí nghiệm
và nếu kết quả thí nghiệm không đảm bảo các yêu cầu theo các tiêu chuẩn đã qui
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
định thì số xi măng này Nhà thầu sẽ không sử dụng cho các kết cấu của công
trình.
- Xi măng sử dụng cho công trình được cung ứng dưới dạng xi măng bao
thì việc cung ứng xi măng bao được đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Xi măng được đóng trong các bao chắc chắn, không bị hư hại, không bị
ẩm, không chứa dầu hay các chất khác.
+ Những bao xi măng có trọng lượng nhỏ hơn 5% so với trọng lượng tiêu
chuẩn sẽ không được chấp nhận.
+ Mỗi bao xi măng phải có nhãn hiệu của nơi sản xuất, loại xi măng, số
hiệu của thí nghiệm, số lô
+ Tất cả các bao xi măng bị rách, hư hại không được đóng lại để sử dụng
cho các kết cấu của công trình chính.
- Tất cả các bồn chứa và xi lô phải được hạ xuống để làm sạch hoàn toàn
theo định kỳ không quá 3 tháng/lần.
- Xi măng bao xếp trong kho theo cách xếp chồng không quá 8 lớp.
- Xi măng có chất lượng khác nhau phải được chứa ở những phần riêng rẽ
trong kho.
2. Cát
- Cát cho công trình Nhà thầu đã khảo sát và tham khảo kết quả thí nghiệm
do đơn vị cấp cát và tham khảo các công trình thủy điện trong khu vực đang sử
dụng thì thấy cát Sông Bạc (cách tuyến đập 6km) đáp ứng được yêu cầu để phục
vụ thi công cho công trình, trong trường hợp cát Sông Bạc không đủ khối lượng
đáp ứng cho nhu cầu thi công bê tông thì nhà thầu sẽ thỏa thuận với Chủ đầu tư

cho phép được dùng cát Sông Lô Lô (nằm trên sông Lô, cách tuyến đập 42km.
Trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ tiến hành tập kết về bãi dự trữ, khối
lượng tập kết đảm bảo đủ thi công trong vòng 30 ngày khi công tác cấp vật tư có
sự cố không thể vận chuyển cát lên công trường.
- Cát phục vụ thi công công trình Nhà thầu tập kết đảm bảo các yêu cầu sau:
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
23
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Lê Thị Hằng
+ Cát dùng cho bê tông phải sạch, lượng bùn bụi và mô đun độ lớn của cát
phải đảm bảo mức ổn định và đồng đều tương đối đáp ứng được các yêu cầu kỹ
thuật theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 68-2002 “ Cát dùng trong bê tông thuỷ
công-Yêu cầu kỹ thuật”, và những yêu cầu của điều kiện kỹ thuật do đơn vị tư
vấn thiết kế xuất bản để áp dụng cho công trình.
+ Tổng giá trị phần trăm của các chất trong cát khi đưa đến máy trộn không
vượt quá 3%.
+ Mô đun độ lớn của cát phải đảm bảo mức ổn định và đồng đều tương đối.
+ Mô đun độ lớn của cát sử dụng cho bê tông phải nằm trong khoảng giới
hạn sau:
Mô đun độ lớn tối thiểu: 2,10
Mô đun độ lớn tối đa : 3,10 đối với cát tự nhiên
+ Tỷ trọng tối thiểu của cát phải đảm bảo ∆ ≥ 2,60 T/m
3
3. Đá dăm
- Đá dăm Nhà thầu tập kết lên công trường được lấy từ mỏ đá thôn Trung
Xá, xã Yên Bình – huyện Quang Bình – Hà Giang, cách tuyến đập về phía hạ
lưu 20km, cạnh Sông Con. Các loại đá dăm phục vụ công tác bê tông được tập
kết tại công trường phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Đá dăm cho bêtông đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn ngành 14TCN
70-2002 “Đá dùng trong bêtông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật”.

- Tổng giá trị phần trăm của các tạp chất trong đá dăm khi đưa đến máy trộn
không vượt quá 2%.
4. Đất:
Đất đắp đập dâng vai trái cho công trình được lấy tại vị trí mỏ sét nằm bên
trái Sông Bạc, cách tuyến đập về hạ lưu khoảng 500m. Đây là mỏ sét do đơn vị
tư vấn thiết kế khảo sát và chỉ định trong hồ sơ thiết kế, trong quá trình thực
hiện Nhà thầu sẽ kết hợp cùng tư vấn giám sát lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra
trước khi đưa vào sử dụng.
Sinh viên: Lê Thị Liên Lớp: K16 –
QT2
24

×