Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Vấn đề huy động vốn cho thi công xây dựng công trình của Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.74 KB, 40 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu Các Công ty của CEO Group Error: Reference source not found
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của CEO Group Error: Reference source not found
Bảng số 1: Cơ cấu tổ chức ban QLDA Error: Reference source not found
Bảng số 2: Cơ cấu lao động Error: Reference source not found
Bảng số 3: Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm gần đây Error: Reference source not
found
Bảng số 4: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 Error: Reference source not found
Bảng số 5: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 Error: Reference source not found
Bảng số 6 : C ơ cấu vốn Error: Reference source not found
Bảng số 7: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Error:
Reference source not found
Bảng số 8: Danh sách cổ đông sáng lập và số cổ phần năm 2008 Error: Reference source
not found
Bảng số 9: Nguồn vốn vay dài hạn, vốn vay ngắn hạn Error: Reference source not found
Bảng số 10: Danh sách cổ đông sáng lập và số cổ phần năm 2010 Error: Reference source
not found
Bảng số 11: Kế hoạch huy động vốn năm 2010 28
Bảng số 12: Các quỹ của doanh nghiệp Error: Reference source not found
Bảng số 13 : các khoản chi phí của Dự án Quốc Oai Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường
trường bất động sản cũng như các thị trường khác phát triển khá mạnh mẽ. Một
trong những đặc điểm của thị trường bất động sản là thị trường có mối liên hệ mật
thiết với thị trường vốn. Vì đầu tư kinh doanh bất động sản là thường là quá trình
lâu dài, và cần một lượng vốn lớn. Vốn được coi là yếu tố đầu vào quan trọng quyết
định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt với những


doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì vấn đề vốn càng trở nên quan trọng hơn.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không chỉ cần có tiềm lực về tài chính
lớn mà cần có khả năng huy động vốn cao.
Với chính sách pháp luật ngày càng chặt chẽ, các tổ chức tài chính càng khó
khăn hơn trong việc đầu tư vào các dự án thì việc huy động vốn và sử dụng vốn có
hiệu quả càng là vấn đề then chốt cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O, dưới sự giúp đỡ
tận tình của các anh chị nhân viên trong Công ty và giáo viên hướng dẫn PGS.TS
Lê Công Hoa, em xin chọn đề tài “Vấn đề huy động vốn cho thi công xây dựng
công trình của Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O.”
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác huy động vốn cho các công
trình của Công ty. Chuyên đề được thực hiện với mục đích tìm hiểu công tác huy
động vốn, những tồn tại, khó khăn trong quá trình huy động vốn của Công ty.
Chuyên đề được thiết kế làm ba phần:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O
Chương 2: Tình hình huy động vốn cho thi công xây dựng công trình tại Công ty
Cổ phần Đầu tư C.E.O
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
CHƯƠNG 1
TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ C.E.O
1.1. Giới thiệu chung về CEO group
CEO Group là một nhóm các Công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh
tế tư nhân có trụ sở tại Tháp CEO, Phạm Hùng, Hà Nội, Việt Nam. Công ty Cổ
phần Đầu tư C.E.O là công ty mẹ hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
0101183550 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. CEO Group hiện có
7 đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần C.E.O Quốc tế, Công ty Cổ phần Xây dựng
C.E.O, Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ C.E.O, Công ty Cổ phần Đầu tư BMC -

C.E.O và Trường Cao đẳng Đại Việt, Công ty Cổ phần Khai thác Mỏ C.E.O, Công
ty Đầu tư và Phát triển Phú Quốc.
Sơ đồ 1: Cơ cấu Các Công ty của CEO Group
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính )
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
CTY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG C.E.O
TRƯỜNG CAO
ĐẲNG ĐẠI
VIỆT
CTY CỔ PHẦN
C.E.O QUỐC TẾ
CTY CP ĐẦU TƯ C.E.O
C.E.O INVESTMENT JSC
CTY CỔ PHẦN
PT DỊCH VỤ C.E.O
2
CTY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ BMC-CEO
CTY CP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRI N PHÚ QU CỂ Ố
CTY CỔ PHẦN
KHAI THÁC MỎ
C.E.O
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
1.2. Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư C.E.O
Tên gọi: Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O
- Tên giao dịch : C.E.O Investment joint stock Company
- Trụ sở chính : Tầng 5, tháp CEo, HH2-1, Đô thị mới Mễ Trì Hạ,

Phạm Hùng, Hà Nội.
- Điện thoại : 04.37875136
- Fax : 04.37875137
- Email :
- Website : www.ceog roup.com.vn
- Số tài khoản : 0111100020005 tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân đội (MB) chi nhánh Mỹ Đình.
Ngày thành lập : 26/10/2001
Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O tiền than là Công ty TNHH Thương mại,
Xây dựng và Công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt đông theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0102003701 ngày 26 tháng 10 năm 2001 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Từ ngày 29/03/2007, Công ty chuyển đổi
thành Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O bà hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0103016491 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 29/03/2007.
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng VN)
Danh sách thành viên sáng lập: Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
Ông Đoàn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT
STT Tên thành viên
1 Đoàn Văn Bình
2 Đỗ Phương Anh
3 Đào Minh Quang
4 Ngân hàng TMCP Quân đội Đại diện: Nguyễn Anh Sơn
5 Công ty Tài chính Bưu điện Đại diện: Nguyễn Xuân Đức
6 Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long Đại diện: Lê Đình Ngọc
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
1.3. Nghề nghiệp, hoạt động xã hội
Hiện CEO là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VREA), Mạng Sàn giao dịch Bất động

sản Việt Nam (Vrnet) và Hiệp hội các doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA).
Song song với việc tích cực tham gia hoạt động của VVCI, Hiệp hội Bất
động sản Việt Nam (VREA), Mạng Sàn giao dịch Bất động sản Việt Nam (Vrnet)
và Hiệp hội các doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA), CEO còn chủ động trong
các hoạt động xã hội, từ thiện cũng như ủng hộ và tham gia các phong trào văn hóa,
thể dục thể thao chung của cả nước. Với mục tiêu phấn đấu “Vì cuộc sống chất lượng
hơn” không chỉ cho bản thân Công ty, người lao động, cổ đông mà cho cả cộng
đồng, xã hội, năm 2010 Công ty tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, tiêu
biểu là các hoạt động sau:
- Tham gia tài trợ xây dựng con đường gốm sứ. Được UBND Thành phố Hà
Nội tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc đóng góp vào việc xây dựng con
đường gốm sứ ven sông Hồng- công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội;
- Tài trợ chương trình “Nhà báo, sự kiện và nhân chứng”;
- Tài trợ chương trình hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo do Đài truyền
hình Hà Nội tổ chức;
- Ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” Thành phố Hà Nội;
- Các hoạt động từ thiện thông qua các hình thức ủng hộ khác như: ủng hộ
đồng bào lũ lụt Miền Trung, ngày vì người nghèo….
1.4. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
CEO Group hoạt động trên 2 trụ cột kinh doanh chính là phát triển bất động
sản và giáo dục đào tạo. Trong đó, lĩnh vực phát triển bất động sản mang lại giá trị
vật chất cho cuộc sống, lĩnh vực giáo dục và đào tạo mang lại giá trị tinh thần cho
con người. Hiện CEO Group đang xây dựng một chuỗi giáo dục và đào tạo từ bậc
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, dạy nghề, trung cấp, cao
đẳng và đại học.
 Đầu tư Bất động sản:
 Đầu tư xây dựng nhà, các khu công nghiệp, khu du lịch và các
khu vui chơi giải trí;
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
4

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
 Đầu tư xây dựng các công trình điện, nước;
 Đầu tư kinh doanh cho thuê văn phòng;
 Đầu tư xây dựng và kinh doanh sân Golf.
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, bất động sản;
 Môi giới bất động sản; Tư vấn bất động sản (không bao gồm các
hoạt động tư vấn về giá đất);
 Định giá bất động sản (không bao gồm dịch vụ giám định, định
giá tài sản thuộc thẩm quyền Nhà nước);
 Đấu giá bất động sản;
 Quảng cáo bất động sản;
 Quản lý bất động sản;
 Sàn giao dịch bất động sản.
 Giáo dục đào tạo
 Đào tạo trình độ Đại học.
 Đào tạo ngoại ngữ, tin học
 Giáo dục mầm non
 Giáo dục tiểu học
 Giáo dục trung học cơ sở
 Giáo dục phổ thông trung học
 Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp
 Dạy nghề
 Đào tạo cao đẳng
 Các lĩnh vực hoạt động khác
 Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng;
 Xây dựng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông;
 Trang trí nội, ngoại thất;
 Thiết kế kiến trúc công trình.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
5

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
 Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật.
 Quy hoạch thiết kế kiến trúc công trình.
 Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại;
 Kinh doanh dịch vụ Hội nghị, Hội thảo;
 Buôn bán trang thiết bị bưu chính viễn thông;
 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
 Tư vấn đầu tư;
 Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, công
nghiệp;
 Tư vấn, khảo sát xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công
trình).
 Khai thác quặng sắt
 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
Công ty cam kết chỉ hoạt động xây dựng công trình khi đáp ứng đủ điều kiện
năng lực theo quy định của pháp luật.
1.5. Bộ máy tổ chức công ty
Sơ đồ bộ máy tổ chức của CEO Group gồm các có các đơn vị thành viên
(bảy công ty con), ban quản lý dự án (ba ban dự án) và các phòng ban chức năng
(tám phòng/ban chức năng).
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của CEO Group
(nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty bao gồm
• Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham
mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong các mặt công tác sau:Công tác nhân
sự, Lao động – tiền lương; Công tác công nghệ thông tin; hành chính – văn thư

lưu trữ; lễ tân.
• Ban pháp chế
Ban pháp chế là ban chức năng, chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các công
tác pháp chế trong toàn CEO Group.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
• Phòng Tài chính Kế toán
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán…
• Phòng Kinh tế - Kỹ thuật
Tham mưu và giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh tế, kế hoạch,
kỹ thuật của Công ty.
• Phòng phát triển dự án
Thực hiện các công việc trong giai đoạn tìm kiếm và chuẩn bị đầu tư dự án.
Lập hồ sơ đề xuất, dự án đầu tư, lựa chọn dự án, đối tác đầu tư.
Khi được Lãnh đạo Công ty ủy nhiệm, thực hiện lựa chọn tư vấn lập hồ sơ đề
xuất, dự án đầu tư; Đàm phán ký kết hợp đồng; Thẩm định, nghiệm thu, thanh toán,
quyết toán khối lượng lập hồ sơ của đơn vị tư vấn.
Lập báo cáo tình hình thực hiện dự án giai đoạn tìm kiếm và chuẩn bị đầu tư.
• Trung tâm tư vấn thiết kế
Thực hiện các công việc tư vấn thiết kế của các Dự án của Công ty – do
Lãnh đạo Công ty giao cho.
Chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án (với các đối tác)
Quản lý, thẩm định hồ sơ khảo sát, thiết kế, xuất bản hồ sơ.
Phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế đối tác hoàn thành hồ sơ thiết kế, lập dự
án đầu tư.
Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán khối lượng khảo sát, thiết kế…
• Sàn giao dịch bất động sản
Sàn giao dịch là nơi diễn ra các giao dịch bất động sản và cung cấp các dịch

vụ cho kinh doanh Bất động sản, bao gồm các dịch vụ sau:
- Môi giới bất động sản;
- Tư vấn bất động sản;
- Định giá bất động sản;
- Đầu tư kinh doanh bất động sản;
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
- Quản lý bất động sản.
• Phòng Marketing và Truyền thông
Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, quản lý sản phẩm và truyền thông
• Ban quản lý dự án
Bảng số 1: Cơ cấu tổ chức ban QLDA
TT Cơ cấu Số lượng
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Trưởng ban
Phó ban
BP hành chính
BP kế toán
BP Kinh tế - Kỹ thuật
BP Đền bù – GPMB
BP Kinh doanh
1
1

1
1
3
2
1
Tổng cộng 10 (người)
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Ghi chú: tùy theo đặc thù của từng dự án, Ban QLDA có thể điều chỉnh cơ
cấu tổ chức và số lượng người cho phù hợp.
1.6. Cơ cấu lao động
Hội đồng quản trị
1. Ông Đoàn Văn Bình: Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty
- Trình độ: Thạc sỹ luật, Cử nhân kinh tế
2. Bà Phạm Thị Mai Lan: Phó Chủ Tịch Hội đồng quản trị, kiêm Phó Tổng
Giám đốc Công ty
- Trình độ: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh
3. Ông Nguyễn Anh Sơn: Thành viên Hội đồng quản trị
( Đại diện Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB)
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
4. Ông Lê Đình Ngọc: Thành viên Hội đồng quản trị
(Đại diện Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long)
5. Ông Tạ Văn Tố: Thành viên Hội đồng quản trị, kiêm Phó TGĐ Công ty
- Trình độ: Kỹ sư xây dựng.
Ban kiểm soát
1. Ông Lưu Đức Quang: Trưởng ban kiểm soát
- Chức vụ: Giám đốc Công ty cổ phần C.E.O Quốc tế, CEO Group
2. Ông Vũ Khắc Hùng: Thành viên Ban kiểm soát
- Chức vụ: Kế toán trưởng Công ty Tài chính THNN một thành viên Bưu điện

3. Ông Cao Văn Kiên: Phó ban quản lý Tháp CEO, CEO Group
- Trình độ: Kỹ sư xây dựng.
Ban Tổng Giám đốc
1. Ông Đoàn Văn Bình: Tổng Giám đốc
2. Bà Phạm Thị Mai Lan: Phó Tổng giám đốc Công ty
3. Ông Tạ Văn Tố: Phó Tổng giám đốc Công ty
Các phòng ban chức năng
1. Bà Đỗ Thị Thơm – Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính– Kế
toán
2. Ông Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng phòng Kinh tế - Kỹ thuật
3. Ông Nguyễn Minh Hải – Phụ trách phòng Phát triển Dự án
4. Bà Ngô Thị Nguyệt Ánh – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính
5. Ông Phạm Trường Sơn – Giám đốc Sàn giao dịch Bất Động sản
6. Ông Đinh Văn Bình – Giám đốc Trung tâm tư vấn thiết kế
7. Ông Đoàn Trung Kiên – Giám đốc Ban Pháp chế
Các Ban Quản lý dự án
1. Ông Cao Văn Kiên: Trưởng Ban QLDA Quốc Oai
2. Ông Trần Văn Tĩnh: Trưởng Ban QLDA Chi Đông
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
3. Ông Đoàn Tiến Trung: Phụ trách Ban QLDA Trường CĐ Đại Việt.
Năng lực của cán bộ nhân viên Công ty
Bảng số 2: Cơ cấu lao động
STT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật Số lượng
I TRÌNH ĐỘ TRÊN ĐẠI HỌC 20
II TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 194
1 Kỹ sư xây dựng 60
2 Kiến trúc sư 30
3 Cử nhân 60

4 Kỹ sư khác 44
III TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 30
IV TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 20
V LAO ĐỘNG KHÁC 42
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Tính đến 31/12/2010 CEO Group có 290 cán bộ nhân viên, tăng 161% so với
năm 2009 (Trong đó Công ty mẹ 88 CBCNV, tăng 130% so với năm 2009), trong
đó có 02 Giáo sư, 03 Phó giáo sư, 10 Tiến sỹ, 09 thạc sỹ, 51 kỹ sư, 70 cử nhân, 48
cao đẳng trung cấp, 102 lao động khác. Tính đến tháng 9/2011, CEO Group có 306
cán bộ nhân viên. Đội ngũ CBCNV của Công ty hầu hết là cán bộ trẻ, năng động,
độ tuổi trung bình là 27. Với đội ngũ cán bộ trẻ và có năng lực rất phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của Công ty đồng thời đã góp phần lớn để giúp Công ty
phát triển như ngày hôm nay.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
1.7. Môi trường kinh doanh của Công ty
1.7.1. Đặc điểm của môi trường kinh doanh
Hai lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là phát triển bất động sản và giáo
dục đào tạo. Vì kinh doanh ở nhiều lĩnh vực nên môi trường kinh doanh của Công
ty rất rộng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả, Công ty cần
hiểu rõ về môi trường kinh doanh của mình.
Về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Nghị định 71/2010/NĐ – CP quy đinh
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở và Thông tư 16 được ban hành hướng tới
một thị trường bất động sản minh bạch và thuận lợi hơn. Hiện nay thị trường bất
động sản đang ở giai đoạn trầm lắng. Nguồn vốn đầu tư cho bất động sản Việt Nam,
đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM chỉ khả quan hơn khi nào chính
sách tín dụng được nới lỏng. Khi đó cả chủ đầu tư lẫn khách hàng có khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay ngân hàng có thể thị trường mới có cơ hội khởi sắc. Vì tình hình
thị trường biến động rất phức tạp nên Công ty cần chủ động trong việc tiếp cận

thông tin, có những dự báo và lên kế hoạch tốt để hoạt động hiệu quả.
1.7.2. Định hướng phát triển của Công ty
Trong chiến lược xây dựng thương hiệu giai đoạn 2010 – 2020, CEO Group
phấn đấu trở thành một trong 500 công ty tư nhân hàng đầu tại Việt Nam (VNR
500), chậm nhất vào năm 2020. Năm 2010 là năm đầu tiên CEO Group triển khai
Chiến lược thương hiệu đã được xây dựng, nhưng thương hiệu CEO Group đã
khẳng định được vị trí và có những bước phát triển đáng khích lệ, được các cơ
quan, ban ngành ghi nhận:
+ Đạt Top 10 Thương hiệu nổi tiếng quốc gia;
+ Đạt Cúp Thăng Long do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng;
+ Được được nhận kỷ niệm chương và Cờ khen của Ủy ban nhân dân
huyện Từ Liêm với tư cách là doanh nhân có thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm.
+ Đạt Top 10 Thương mại & Dịch vụ Việt Nam năm 2010;
+ Được Bộ trưởng Bộ xây dựng tặng bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ năm 2010.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
Công tác truyền thông nội bộ bắt đầu được chú trọng hơn, các hoạt động tập
thể được đẩy mạnh, đặc biệt là “Tuần lễ văn hóa CEO” đã dần dần hình
thành và thể hiện được bản sắc văn hóa CEO.
1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng số 3: Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm gần đây
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.DT bán hàng, cung cấp
dịch vụ
10.093.811.65
2

62.200.473.07
4
221.530.916.013
2.Các khoản giảm trừ - 63.251.352 -
3.DT thuần bán hàng và CC
DV
10.093.811.65
2
62.137.221.72
2
221.530.916.013
4. Giá vốn hàng bán 3.855.079.395 21.542.098.392 123.637.040.875
5. LN gộp bán hàng và CC
DV
6.238.732.257 40.595.123.33
0
97.893.875.138
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
1.304.654.863 870.713.999 4.945.883.116
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
820.585.300
335.585.300
3.112.071.003
2.597.466.662
13.397.699.673
12.982.758.311
8. Chi phí bán hàng - 36.988.751 1.178.301.784
9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp
742.954.863 5.812.048.681 24.215.820.901
10. LN từ hoạt động kinh
doanh
5.979.846.957 32.504.728.89
4
64.047.935.896
11. Thu nhập khác 325.740.909 128.167.760 256.507.951
12. Chi phí khác 182.942.756 419.295 670.735
13. Lợi nhuận khác 142.798.153 127.748.465 255.837.216
14. Tổng LN kế toán trước 6.122.645.110 32.632.477.35 64.303.773.112
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
thuế 9
15. CP thuế thu nhập DN hiện
hành
1.786.240.952 5.652.940.976 16.734.413.367
16. CP thuế thu nhập DN hoãn
lại
- - -
17. LN sau thuế thu nhập
DN
4.336.404.158 26.979.536.38
3
47.569.359.745
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Ngoài ra trên cơ sở Kế hoạch kinh doanh năm 2010 đã được Đại Hội đồng cổ
đông Công ty thông qua, dưới sự chỉ đạo của HĐQT, cùng với sự nỗ lực của Ban
Tổng Giám đốc và toàn thể CBNV, kết quả SXKD của Công ty trong năm 2010 đã

đạt được như sau:
Bảng số 4: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010
Đơn vị: triệu
đồng
T
Nội dung
Kế
hoạch
2010
Thực
hiện
năm
2010
Tỷ lệ %
so với kế
hoạch
1.
Doanh thu 200.000 226.733 113,4%
2.
Lợi nhuận trước
thuế
50.146 64.303 128,2%
3.
Lợi nhuận sau
thuế
37.609 47.569 126,4%
4.
Tỷ lệ chia cổ tức 16% 16% 100%
5.
Vốn điều lệ 150.000 250.000 166,7%

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ba năm: 2008, 2009,
2010 có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
gần đây vẫn hoạt động tốt và có sự tăng trưởng. Năm 2008, tình hình kinh tế
khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi. Đặc biết Công ty đã
hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu SXKD so với kế hoạch
ĐHĐCĐ năm 2010 thông qua và đã có bước phát triển vượt bậc so với năm
2009.
Những thuận lợi của công ty
Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao (6,78%), thị trường Bất động sản những tháng đầu năm 2010 được coi là khá
sôi động;
Công ty vẫn nhận được sự ủng hộ của các cổ đông đặc biệt là các cổ đông
lớn; Tập thể Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty có sự đoàn kết, nỗ lực phấn đầu vì
sự phát triển của Công ty;
Việc xây dựng chiến lược thương hiệu giúp Công ty xác định rõ định hướng
hoạt động và từng bước khẳng định được uy tín và hình ảnh trên thị trường.
Những khó khăn của công ty
Năm 2010 lạm phát và lãi suất tăng cao, tỷ giá biến động, gây sức ép đến ổn
định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài
chính của Công ty;
Những thay đổi trong quản lý quy hoạch đất đai điển hình là quy hoạch Hà Nội
mở rộng và việc rà soát các Dự án đã ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của Công ty;
Cơ chế chính sách của Nhà nước đặc biệt là Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 và Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 đã ảnh hưởng đến thị
trường Bất động sản nói chung, công tác Đền bù GPMB các Dự án và công tác kinh
doanh, huy động vốn của Công ty nói riêng.

Phương hướng nhiệm vụ
Từ chính những thuận lợi và khó khăn trên cùng với những đặc thù riêng của
Công ty, Ban Tổng Giám đốc đã có một số đề xuất phát triển cho Công ty. Năm
2011 là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Công ty - kỷ niệm 10 năm thành
lập CEO Group. Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi, khó khăn, phát huy những kết
quả đạt được trong năm 2010, Ban Tổng giám đốc đề xuất một số chỉ tiêu SXKD
chính năm 2011 như sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
Bảng số 5: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011
Đơn vị: triệu đồng
TT Nội dung
Thực hiện
2010
Kế hoạch
2011
So sánh kế
hoạch 2011
với thực
hiện 2010
1. Doanh thu 226.733 578.430 255%
2. Lợi nhuận trước thuế 64.303 122.700 190,8%
3. Lợi nhuận sau thuế 47.569 92.025 193,4%
4. Tỷ lệ chia cổ tức 16% 18% 112,5%
5. Vốn điều lệ 250.000 300.000 120%
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Cùng với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cần đạt được, Công ty cũng có
phương hướng chú trọng vào một số công tác sau:
Công tác phát triển Dự án

- Tiếp tục xúc tiến các Dự án giao thông vành đai theo hình thức BT, PPP để
đổi đất phát triển đô thị.
- Phát triển các Dự án khác trong lĩnh vực Bất động sản và khai thác mỏ.
Công tác chuẩn bị Dự án đầu tư
- Thúc đẩy công tác chuẩn bị đầu tư như: Hoàn thành Quy hoạch chi tiết
1/2000 và 1/500 và Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các Dự án tại Huyện
đảo Phú Quốc. Bước đầu tiến hành Đền bù, GPMB Dự án Tổ hợp nghỉ dưỡng
tại Bãi Trường.
- Hoàn thành thủ tục thu hồi đất và lập Dự án đầu tư và Đền bù GPMB giai
đoạn 1 Dự án River Silk City tại Hà Nam.
- Phối hợp tốt với Liên danh Bảo việt, Sông Đà Thăng Long hoàn thành các thủ
tục đầu tư, thiết kê bản vẽ thi công và khởi công Dự án Tổ hợp D27.
- Lập Dự án đầu tư đối với các Dự án tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Công tác triển khai các Dự án đầu tư
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
Dự án Sunny Garden City:
Tập trung nguồn lực cho công tác Đền bù GPMB diện tích còn lại. Thực hiện
xin cấp sổ đỏ cho diện tích còn lại. Thi công các biệt thự đại trà để giao cho khách
hàng, mục tiêu trong năm 2011 là triển khai xây dựng 58.279m
2
sàn;

Điều chỉnh quy
hoạch cục bộ khu cao tầng. Nếu điều kiện thuận lợi sẽ khởi công Khu cao tầng.
Dự án Trường cao đẳng Đại Việt
Tiếp tục xây dựng giảng đường H1 tại thị trấn Lim- Bắc Ninh
Dự án Khu đô thị mới Chi Đông
- Hoàn tất các thủ tục thay đổi Quy hoạch, khớp nối HTKT;

- Tiếp tục công tác Đền bù, GPMB giai đoạn 2;
- Tiến hành thi công và kinh doanh khi có mặt bằng.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ C.E.O
2.1. Nguồn vốn
Bảng số 6: Cơ cấu vốn
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng nguồn vốn
277.226.890.020 100 676.071.712.166 100 800.141.465.055 100
Vốn vay 178.018.798.390 64,21 547.059.793.142 80,92 492.445.804.420 61,54
Vốn chủ sở hữu
99.208.091.630 35,79 129.011.919.024 19,08 307.695.660.635 38,46
(nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Nhận xét: Tổng nguồn vốn của công ty được tăng lên rõ rệt qua các năm từ
277 tỷ đồng năm 2008 lên 800 tỷ đồng năm 2010 (tăng 288%) trong đó vốn vay
chiếm tỉ lệ lớn hơn vốn chủ. Tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu của Công ty không
ổn trong những năm gần đây.Tỷ lệ vốn chủ thấp hơn so với vốn chủ sở hữu, đến
năm 2010 tỷ lệ vốn chủ sở hữu đã tăng hơn. Việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ trong cơ
cấu nguồn vốn để tránh những rủi ro về nợ phải trả đồng thời giúp công ty chủ động
và mạnh dạn hơn trong việc đầu tư.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa

2.2. Tình hình đảm bảo vốn của Công ty
Bảng số 7: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
đơn vị: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1
Vốn dài hạn
- Vốn chủ sỡ hữu
- Nợ dài hạn
151.714.086.049 197.558.677.807 412.957.798.404
99.208.091.630
52.505.994.419
129.166.276.553
68.392.401.254
307.695.660.635
105.262.137.769
2
TSCĐ và Đầu tư dài hạn
- TSCĐ
- Đầu tư dài hạn
148.343.722.491 287.880.507.660 390.487.143.183
96.891.154.491
51.452.568.000
25.142.763.614
262.737.744.046
62.129.910.506
328.357.232.677
3 Vốn lưu động thường xuyên 3.370.363.558 -90.321.829.853 22.470.655.221
(nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán)
Qua bảng số liệu ở trên ta thấy rằng vốn chủ sở hữu của Công ty tăng nhanh
qua các năm. Với lĩnh vực kinh doanh là bất động sản nên nguồn vốn dài hạn và

trung hạn đối với Công ty rất quan trọng. Trong ba năm gần đây, lượng vốn lưu
động thường xuyên của Công ty không ổn định. Mức độ an toàn của tài sản ngắn
hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên. Khi phân tích tình hình
đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần tính toán và so sánh
giữa nguồn vốn và tài sản.
Năm 2009, vốn lưu động thường xuyên < 0, nguồn vốn dài hạn không đủ đầu
tư cho tài sản cố định, doanh nghiệp phải đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn, tài
sản lưu động không đáp ứng được nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh
toán của Công ty mất cân bằng. Công ty phải dùng một phần tài sản cố định để
thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Vì trong trường hợp này, năm 2010, Công ty đã
tăng cường huy đọng vốn ngắn hạn hợp pháp để cán cân thanh toán ổn định. Năm
2008 và đặc biệt từ năm 2010, vốn lưu động thường xuyên của Công ty > 0, nguồn
vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần dư thừa đó đầu tư vào
tài sản lưu động. Lúc này, Công ty đã đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh
doanh của mình.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
2.3. Những hình thức huy động vốn Công ty đang áp dụng
2.3.1. Huy động vốn góp từ các thành viên
Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Trong tình hình hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chuyển đổi hình thức doanh
nghiệp từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn sang Công ty Cổ phần, để tiếp cận kênh
huy động vốn thông qua quyền phát hành cổ phiếu. Loại hình Doanh nghiệp này tạo
điều kiện tập trung và huy động vốn lớn từ xã hội vì quyền tự do chuyển nhượng và
mua bán cổ phiếu trên thị trường, giảm chi phí huy động vốn do tiếp cận trực tiếp
với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần có quyền huy động vốn góp từ các
thành viên với số lượng thành viên lớn hơn Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
Ngày 27/03/2007, Công ty chính thức đổi thức đổi sang hình thức doanh
nghiệp là Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O, được chuyển đổi từ Công ty TNHH

Thương mại, xây dựng và Công nghệ Việt Nam. Công ty có sáu thành viên ban đầu
góp vốn vào thành lập gồm có:
Bảng số 8: Danh sách cổ đông sáng lập và số cổ phần năm 2008
STT Tên Cổ đông sáng lập Số Cổ phần
1 Đoàn Văn Bình 1.850.000
2 Đỗ Phương Anh 51.000
3 Đào Minh Quang 1.799.000
4
Ngân hàng TMCP Quân đội
Đại diện: Nguyễn Anh Sơn
500.000
5
Công ty Tài chính Bưu Điện
Đại diện: Nguyễn Xuân Đức
400.000
6
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
Đại diện: Lê Đình Ngọc
500.000
(nguồn Phòng Tài chính – Kế toán)
Với số vốn ban đầu là 1.000.000.000 VND (Một trăm tỷ đồng Việt Nam)
2.3.2. Huy động vốn từ vay ngắn hạn và vay dài hạn
* Vay dài hạn, ngắn hạn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
Đây được coi là một phương thức vay truyền thống và phổ biến, có thể hạn
chế nhất định nhưng dễ dàng được chấp nhận hơn quy định của thị trường chứng
khoán, có thể xin gia hạn nếu chưa có khả năng trả ( đối với Công ty có uy tín và
quan hệ lâu dàu với ngân hàng). Ngoài ra ngồn vốn huy động được từ ngân hàng, tổ

chức tín dụng có tính ổn định và chắc chắn hơn các nguồn vốn huy động từ phương
thức khác.
Vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ giúp doanh nghiệp năng động và
linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để nâng cao tính năng động và
linh hoạt thì các doanh nghiệp phải có nguồn vốn kịp thời, giúp doanh nghiệp đưa
ra các quyết định một cách nhanh chóng trước những biến động thường xuyên của
hoạt động kinh doanh. Trong cơ cấu nguồn vốn đó thì vốn vay từ ngân hàng, tổ
chức tín dụng có ý nghĩa quan trọng. Vay mượn qua thị trường tài chứng khoán thì
doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện về pháp lý cho phép và
quan trọng hơn doanh nghiệp phải có uy tín. Đây là nguốn vốn quan trọng bởi thông
qua các sản phẩm tín dụng đa dạng như: cho vay kỳ hạn, tín dụng tuần hoàn, cho
vay theo dự án đầu tư…sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn
dưới các hình thức khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn đáp ứng
kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao tính năng động và linh hoạt của
doanh nghiệp.
Vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, khoản vay đó thuần túy là các
khoản nợ. Nếu các chủ doanh nghiệp không muốn các nhà đầu tư tham gia vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thì nguồn vốn này thường được ưu tiên hơn so
với các nguồn vốn vay khác. Tuy nhiên bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh
không có hiệu quả thì nguồn vốn này sẽ là một áp lực lớn với doanh nghiệp.
Trong giai đoạn gần đây, việc vay vốn ngân hàng rất khó khăn đối với doanh
nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản. Ngần hàng đang hạn chế tối đa cho vay đầu
tư bất động sản nhằm tránh nạn đầu cơ và giảm lạm phát. Hiện nay nhiều ngân hàng
đang thiếu hụt nguồn vốn cho vay trung và dài hạn trong khi đối với ngành bất động
sản, chủ yếu ngân hàng dùng nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để vay được vốn ngân
hàng cần có tiềm lực tài chính mạnh, phương án sử dụng vốn khả thi mới có thể thế
chấp cầm cố bất động sản để vay tiền ngân hàng. Từ chỉ thị số 01/CT-NHNN (ngày
03/01/2011) quy định về việc giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất, trong đó có bất
động sản xuống không quá 16% so với tổng dư nợ tối đa đến cuối năm 2011 làm

SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn này. Ngoài ra
quy trình, thủ tục và điều kiện cho vay ngày càng khắt khe, cộng với lãi suất cao
ngất ngưởng lên đến 22-24% một năm, làm các doanh nghiệp cũng xem xét kỹ
lưỡng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay này.
Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O, từ khi thành lập đã có mối quan hệ tốt với
Ngân hàng TMCP Quân đội. Ngân hang không chỉ là cổ đông chiến lược của Công
ty mà còn là Ngân hàng cho Công ty vay nguồn vốn chủ yếu.
* Vay dài hạn, ngắn hạn từ cá nhân, Công ty thành viên
Vay nợ cá nhân, vay Công ty thành viên là vay vốn không thế chấp thường
có ưu điểm là có lượng tiền mặt ngay, lãi vay thấp, không cần tài sản thế chấp như
khi vay ngân hàng. Tuy nhiên thường thì khi Công ty huy động vay đa phần sẽ là
vốn vay ngắn hạn. Nhược điểm của vay nợ cá nhân có thể là gây rủi ro đến quan hệ
cá nhân với Công ty.
Bảng số 9: Nguồn vốn vay dài hạn, vốn vay ngắn hạn
Đơn vị: VNĐ
Năm Vay dài hạn Vay ngắn hạn
2008
Ngân hàng TMCP Quân Đội : 27.018.773.019
Vay cá nhân : 25.487.221.400
CTCP C.E.O Quốc tế: 41.840.580.548
Phạm Thị Mai Lan : 1.400.000.000
CTCP PT nguồn NL C.E.O: 1.000.000.000
Đào Thị Tân: 1.900.000.000
Tổng : 52.505.994.419 Tổng : 46.140.580.548
2009
Ngân hàng TMCP Quân Đội: 63.343.347.074
Vay cá nhân: 4.984.179.900

CTCP C.E.O Quốc tế: 195.840.580.548
CTCP Dịch vụ C.E.O: 1.000.000.000
Đoàn Văn Bình : 4.300.000.000
Phạm Thị Mai Lan: 4.300.000.000
Đỗ Thị Phương Anh: 5.000.000.000
Phạm Trường Sơn: 5.000.000.000
Tổng: 68.327.526.974 Tổng: 215.440.580.548
2010
Ngân hàng TMCP Quân Đội : 50.347.713.853
Vay cá nhân: 10.140.649.779
CTCP C.E.O Quốc tế: 164.687.608.018
Tổng: 60.488.408.632 Tổng: 164.687.608.018
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.3.3. Phát hành cổ phiếu
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ đông đối với Công ty Cổ
phần, quyền sở hữu của cổ đông trong Công ty tương ứng với số cổ phiếu mà cổ
đông đang nắm giữ. Mỗi Công ty Cổ phần theo điều lệ Công ty có thể phát hành
những loại cổ phiếu khá nhau. Thông thường hiện nay các Công ty Cổ phần thường
phát hành 2 dạng cổ phiếu là cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu ưu đãi. Cổ đông
sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với Công ty như:
được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy
quản trị và kiểm soát Công ty; chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương
ứng với phần góp vốn của mình. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức
đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm có
thể có ưu đãi hơn về lợi tức cố định, hay như quyền biểu quyết…
Công ty huy động vốn khi thành lập để mở rộng kinh doanh bằng hình thức
phát hành cổ phiếu thì nguồn vốn huy động đó không cấu thành một khoản nợ mà

Công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh
khoản của Công ty sẽ giảm rất nhiều. Trong khi sử dụng các phương thức khác
như phát hành trái phiếu Công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng…thì hoàn toàn
ngược lại.
Việc huy động vốn bằng phương thức phát hành cổ phiếu có thể giúp doanh
nghiệp linh hoạt trong việc trả lãi cho nhà đầu tư. Dòng tiền dùng để thanh toán lai
lãi cho trái phiếu có thể làm doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư khác. Trong khi
người chủ sở hữu doanh nghiệp có thể quyết định thay đổi mức cổ tức phải trả,
dừng, trì hoãn hay không trả cổ tức.
Thời hạn sử dụng vốn từ việc phát hành cổ phiếu là mãi mãi. Vì nguồn vốn
này sau khi huy động động được sẽ trở thành nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp. Trong khi các hình thức huy động vốn khác, doanh nghiệp sẽ phải trả cả
gốc và lãi vào một thời hạn nhất định sau khi huy động.
Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn. Khi nhà đầu tư nắm giữ cổ
phiếu của một doanh nghiệp thì nhà đầu tư có quyền làm chủ một phần của doanh
nghiệp, tương đương với trị giá cổ phiếu mình có. Khi phát hành thêm cổ phiếu, nếu
Công ty không có chính sách hợp lý thì rất dễ gây ra việc pha loãng cổ phiếu khi có
thêm nguồn vốn.
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Lê Công Hoa
Khi huy động vốn bằng cổ phiếu, nhà phát hành cũng cần xem xét đến chi
phí sử dụng vốn. Vì cổ tức của cổ phiếu là phần trích từ lợi nhuận sau thuế của hoạt
động kinh doanh còn chi phí lãi từ trái phiếu phải trả cho trái chủ là chi phí trược
thuế và được khấu trừ khi tính thuế.
Với Công ty Cổ phần tư nhân việc phát hành thêm cổ phiếu sau khi đã hoàn
thành thì nguồn vốn này sẽ trở thành vốn điều lệ của Công ty. Sau khi tăng vốn điều
lệ, công ty cần thay đổi bản Đăng ký kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ ưu đãi phần
mua cổ phiếu cho các cổ đông cũ theo từng điều lệ của Công ty.
Tính đến cuối năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O có 25.000.000 cổ

phiếu phổ thông đã phát hành, với mệnh giá 10.000 VNĐ. Đầu năm 2011, Công ty
tiếp tục phát hành thêm 5.000 cổ phiếu phổ thông, với mệnh giá 10.000 VNĐ, tăng
vốn điều lệ của Công ty lên 3.000.000.000.000 VNĐ (Ba trăm tỷ đồng VN).
Từ khi thành lập đến thời điểm hiện tại, Công ty đã có ba lần phát hành thêm
cổ phiếu.
Lần đầu tiên vào quý 2/2010:
+ Loại cổ phần: Cổ phiếu phổ thông
+ Mệnh giá: 10.000đồng/cổ phần
+ Số lượng cổ phần dự kiến phát hành: 5.000.000 cổ phần
+ Giá phát hành: 10.000 đồng/cổ phần
+ Đối tượng phát hành: Cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách cổ đông của
Công ty tại ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền mua.
+ Tỷ lệ phát hành: 2:1 (tức là cổ đông sở hữu 02 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách
cổ đông được mua thêm 01 cổ phiếu trong đợt phát hành)
Cuối năm 2010, Công ty đã có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều
lệ cho Công ty như sau:
Thông qua phương án tăng vốn điều lệ
- Vốn điều lệ hiện hành: 150 tỷ đồng
- Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm: 150 tỷ đồng
- Tổng vốn điều lệ sau khi tăng: 300 tỷ đồng
SV: Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: QTKD CN&XD 50A
24

×