Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài Chuyên đề Tốt nghiệp này là công trình do em tự
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Th.S Hoàng Thu Hà cùng với sự giúp đỡ của
các anh chị tại Ngân hàng Thương mại Sài Gòn – Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số tài liệu, luận văn tốt
nghiệp và các sách báo có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kỳ một
chuyên đề hay luận văn nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và
mọi hình thức kỷ luật của Nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Thảo
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
MỤC LỤC
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SHB: ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.
TMCP: thương mại cổ phần.
TCTD: tổ chức tín dụng.
NHNN: ngân hàng Nhà nước.
RRTT: rủi ro tín dụng.
CBCNV: cán bộ công nhân viên.
TSCĐ: tài sản cố định.
ATM: (Automated Teller Machine) Máy rút tiền tự động.
EDC: (Electronic Data Capture) Thiết bị đọc thẻ điện tử.
POS: (Point of Sales) Máy chấp nhận thanh toán thẻ.
VBC: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
CTG: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.
ACB: Ngân hàng Á Châu.
STB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
EIB: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của SHB từ 2006-2010.
Bảng 2: Quy mô vốn đầu tư cho phát triển thẻ
Bảng 3: Nguồn đầu tư phát triển thẻ
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thẻ
Bảng 5: Nguồn đầu tư phát triển thẻ trong tổng vốn tự có
Bảng 6: Vốn cho đầu tư phát triển thẻ trong tổng vốn vay
Bảng 7: Vốn đầu tư phát triển thẻ phân theo lĩnh vực đầu tư
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thẻ phân theo lĩnh vực đầu tư.
Bảng 9: Vốn đầu tư phát triển TSCĐ trong lĩnh vực thẻ của ngân hàng giai
đoạn 2007-2010
Bảng 10: Cơ câu vốn đầu tư phát triển TSCĐ trong lĩnh vực thẻ của ngân
hàng giai đoạn 2007-2010
Bảng 11: Vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực thẻ của
SHB giai đoạn 2007-2010
Bảng 12: Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực thẻ của SHB giai
đoạn 2007-2010
Bảng 13: Vốn đầu tư phát triển hoạt động marketing trong lĩnh vực thẻ của
SHB giai đoạn 2007-2010
Bảng 14: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thẻ của SHB
giai đoạn 2007-2010
Bảng 15 : Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại ngân hàng giai đoạn
2006 – 2010
Bảng 16: Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển thẻ của ngân hàng trong giai
đoạn 2006-2009
Biểu 1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thẻ
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, thuật ngữ thẻ ngân hàng đã không còn xa lạ đối với
người dân Việt Nam như trước đây. Bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ năm 1995
với những sản phẩm thẻ đầu tiên do ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát
hành, đến nay Việt Nam đã có hơn 20 ngân hàng phát hành thẻ, với mức tăng
trưởng bình quân 300% /năm và các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng
hơn. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO,
nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập tạo tiền đề thuận lợi cho lĩnh vực
thẻ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Không nằm ngoài xu thế đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã tích cực
đầu tư cho hoạt động phát triển thẻ. Nhưng trong thời gian qua hoạt động này
chưa đem lại những kết quả như mong muốn của ngân hàng. Để góp phần tìm
ra giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại
ngân hàng, sau một quá trình thực tập tại Hội sở chính của ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội, em quyết định chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư phát triển
thẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: thông qua việc nghiên cứu tình hình thực
tế hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại ngân hàng để thấy được những hạn chế
trong hoạt động đầu tư, từ đó đưa ra một số giải pháp về huy động, sử dụng
và quản lý sử dụng vốn.
Kết cấu chuyên đề của em được chia làm 2 chương như sau:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội.
Chương II: Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thẻ
tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề của
em khó tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô nhận xét và góp ý để cho
chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Th.S Hoàng Thu Hà, người đã giúp
đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp, cùng các thầy cô trong
khoa, ban lãnh đạo và các anh chị tại phòng Nguồn vốn của ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tận tình chỉ bảo em trong suốt thời
gian thực tập, giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp này.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
I/ Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân
hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số
0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Vốn điều lệ đăng
ký ban đầu là 400 triệu đồng, khi mới thành lập mạng lưới hoạt động của
Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 -
Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện
Phong Điền Thành Phố Cần Thơ với địa bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc
Huyện Châu thành, đối tượng cho vay chủ yếu các hộ nông dân với mục đích
vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ có
08 người, trong đó chỉ có 01 người có trình độ đại học.
Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký
Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô
hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân
hàng Thương mại Cổ phần, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều
kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh
doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển
mới của SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại
Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang
Ngân hàng TMCP là một giai đoạn phát triển mới của SHB với mục tiêu trở
thành một ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ đa năng, phấn đấu chuyển
đổi từ một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với phạm vi và quy mô
hoạt động hẹp sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, cung cấp sản phẩm
dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vững
mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế.
Vốn điều lệ của SHB không ngừng tăng lên, từ 500 tỷ năm 2006, 2.000
tỷ năm 2007. Tiếp nối những thành công, bước sang năm 2010, ngay trong
quý I/2010, SHB đã phát hành thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển
đổi (đến quý I/2011 trở thành cổ phiếu) đồng thời thực hiện nghị quyết của
Đại hội Cổ đông năm 2009 tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ
đồng ngay trong quý II/2010 và kế hoạch sẽ là 5.000 tỷ đồng vào năm
2011. Song song đó sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh một cách
vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính. Năm 2010, SHB mở thêm chi
nhánh ở một số thành phố lớn như Quảng Ninh, Bình Phước, Hà Nội, Sài
Gòn, Lạng Sơn, Lào Cai…
SHB đã từng bước áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác
điều hành, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính
đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín thương hiệu qua chất
lượng phục vụ khách hàng, đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán
bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng
với thành tích và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện.
Trải qua gần 18 năm hoạt đông đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt
4.995.181.070.000 đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp trong cả
nước, đối tượng cho vay không chỉ là các hộ nông dân mà còn mở rộng cho
hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều sản phẩm đa
dạng. Trong hoạt động kinh doanh, xét trên phương diện an toàn vốn, SHB là
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
một ngân hàng bền vững. Với cơ sở vốn vững mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao
cùng với văn hoá tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lý, đảm bảo
chất lượng tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan nên
kết quả hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm qua năm sau luôn
cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều
này đủ để đảm bảo SHB tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Sơ đồ tổ chức
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
1.2.2. Chức năng của các phòng ban
a)Bộ máy quản trị
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân
hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm
vụ và quyền hạn được pháp luật cho phép và Điều lệ SHB quy định.
Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị
ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định những
vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra
hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ
hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội
bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho
Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo
tài chính của ngân hàng.
Các Ủy ban: do Hội đồng quản trị thành lập, làm tham mưu cho Hội
đồng quản trị trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế
hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển an toàn, hiệu quả và đúng mục
tiêu đã đề ra.
b) Bộ máy điều hành
Ban Tổng Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám
đốc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ quy định.
Các phòng ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính: trên cơ sở các chức năng
nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các phòng
nghiệp vụ hội sở có thể được Tổng Giám đốc ủy quyền giải quyết và
thực hiện một số công việc cụ thể.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát: trụ sở chính đã thành lập phòng kiểm tra,
kiểm soát nội bộ và tại các chi nhánh đều thành lập tổ kiểm soát nội bộ
trực thuộc Hội sở nhằm kiểm tra kiểm soát phát hiện kịp thời những sai
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
sót trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Cùng với bộ phận kiểm
tra, kiểm soát nội bộ, SHB còn có bộ phân kiểm toán nội bộ trực thuộc
Ban kiểm soát.
c) Nhiệm vụ chính của các khối
Khối kinh doanh nguồn vốn: thực hiện chức năng cân đối nguồn vốn
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Khối quản lý rủi ro: tổ chức việc kiểm soát rủi ro thị trường (RRTT),
đồng thời soạn thảo các văn bản, sửa đổi văn bản nằm trong hệ thống
chính sách về quản trị RRTT nhằm đảm bảo phù hợp với chính sách
quản lý rủi ro của ngân hàng, chính sách về rủi ro chung của ngân hàng,
quy định về luật lệ của nhà nước.Đảm bảo hệ thống văn bản được xem
xét lại định kỳ.
Khối khách hàng doanh nghiệp: thực hiện xây dựng chính sách khách
hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh đối
với khách hàng doanh nghiệp phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà
nước và SHB.
Khối khách hàng cá nhân: tương tự như nhiệm vụ của khối khách hàng
doanh nghiệp. Đặc biệt trong khối khách hàng cá nhân còn có hoạt
động phát hành và quản lý phát hành thẻ.
Khối chính sách và hỗ trợ: nhiệm vụ khái quát của khối này giải quyết
các vấn đề hành chính, chính sách, công nghệ thông tin, các vấn đề đối
nội, đối ngoại của ngân hàng. Từng phòng trong khối sẽ phụ trách
những công việc cụ thể, đảm bảo cho toàn hệ thống ngân hàng vận
hành một cách trơn tru.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
2.1. Các loại hình dịch vụ của SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội hiện có 4 lĩnh vực kinh doanh chính
là kinh doanh tiền tệ; kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối; kinh doanh vàng và
thanh toán quốc tế. Cụ thể bao gồm những nghiệp vụ sau:
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế
và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ
phiếu có mục đích sau khi được NHNN cho phép.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong
nước và ngoài nước khi được NHNN cho phép.
- Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn tuỳ theo tính chất và khả năng của nguồn
vốn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện các hoạt động ngoại hối theo Quyết định số 1946/QĐ-NHNN
của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 09/10/2006.
SHB tập trung mở rộng dịch vụ hướng vào đối tượng doanh nghiệp vừa
và
nhỏ
(hiện chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam) hoạt động
trong các lĩnh
vực
sản xuất, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ;
hàng
may mặc, đồ
da;
hàng gia dụng, dân dụng, nội
thất;
hàng điện tử, viễn
thông;
hàng nông sản thực phẩm, thuỷ
sản;
sản xuất, gia công phần mềm, công
nghệ
cao
Sả n
p h
ẩm
d ị
ch
vụ
• Sản phẩm tiền
gửi:
- Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiêp
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiết kiệm dự thưởng
- Các chứng chỉ tiền gửi có liên quan
• Sản phẩm cho
vay:
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
- Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp.
- Cho vay đầu tư.
- Cho vay tiêu dùng.
- Cho vay mua bất động sản.
- Cho vay du học.
- Cho vay sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do SHB phát hành
- Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp
- Cho vay thấu chi
- Cho vay cán bộ - công nhân viên
.
• Dịch vụ chuyển
tiền:
- Chuyển tiền trong nước.
- Chuyển tiền ra nước ngoài.
- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam.
• Sản phẩm bảo
lãnh:
Là việc Ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách
hàng
với nhiều loại hình
sau:
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu
- Bảo lãnh hoàn tạm ứng
- Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá
- Ngoài ra, SHB còn tiến hành thực hiện bảo lãnh quốc tế
• Dịch vụ
thẻ
Sản phẩm thẻ hiện tại của Ngân hàng là Thẻ ghi nợ nội địa có thấu chi.
Thẻ
bắt
đầu phát hành từ 07/12/2007.
Tổng số thẻ ATM phát hành tính đến
hêt năm 2009 là 14538 thẻ, tăng 4521 thẻ tương ứng tăng 45,13% so với cuối
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
năm 2008.
Hiện tại SHB đã liên kết với Vietcombank triển khai
thực
hiện
khai thác dịch vụ thẻ ATM
• Dịch vụ thanh
toán
- Dịch vụ thanh toán trong
nước.
- Dịch vụ thanh toán quốc
tế.
- Chuyển tiền bằng điện
(T/T).
- Nhờ
thu.
- Tín dụng chứng
từ,…
• Các sản phẩm dịch vụ
khác
- Chi trả lương cán bộ - công nhân viên
- Dịch vụ Internet Banking / Mobile Banking
- Dịch vụ Ngân quỹ
- Thu chi hộ tiền bán hàng
- Hỗ trợ du học
- Ngoài ra, SHB còn cung cấp các dịch vụ: tư vấn đầu tư, nhận ủy
thác đầu
tư,
quản lý tài sản, chiết khấu, mua bán chứng từ có giá và các
dịch vụ khác
của
ngân hàng trong khuôn khổ quy định của
NHNN.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của SHB từ 2006-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng tài sản 1322 12367 14384 27469 51119
Vốn chủ sở hữu 519 2178 2266,655 2417 4193
Trong đó: vốn điều
lệ
500 2000 2000 2000 3500
Vốn huy động 802 9948 11768 24647 21886
Kết quả kinh doanh
- Tổng thu nhập 54,463 539,196 1640,166 2017,187 3741,753
Trong đó: + Thu từ
lãi
51,158 398,395 1293,370 1662,188 3351,269
+ Thu phí dịch vụ 0,035 2,975 14,398 78,031 58,027
+ Thu HĐ khác 3,270 137,862 332,398 276,968 332,430
- Tổng chi phí 44,666 362,961 1370,805 1601,977 3102,111
- Lợi nhuận trước
thuế
9,797 176,235 269,361 415,190 639,642
- Lợi nhuận sau thuế 7,054 126,889 194,770 318,405 490,254
(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm)
Từ bảng tổng kết trên ta có thể thấy ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đạt
được sự tăng trưởng thường xuyên và liên tục,lợi nhuận năm sau luôn cao hơn
năm trước, từ 7,054 tỷ năm 2006 lên hơn 490 tỷ năm 2010. Tổng tài sản ngân
hàng tăng trưởng trung bình 243%/năm trong 5 năm gần đây. Đây là tỷ lệ khá
cao so với trung bình ngành (khoảng 25%). Tăng trưởng tổng tài sản trung
bình của các ngân hàng TMCP lớn ở mức trên 55% và tỷ lệ này ở các NHTM
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Nhà nước chỉ xấp xỉ 20%. Tính đến cuối năm 2010 quy mô tổng tài sản của
SHB đã lên tới 51,119 tỷ đồng, tăng 86,09% so với năm 2009. Đây là mức
tăng trưởng khá cao so với các ngân hàng niêm yết như VCB 15%, CTG
26%, ACB 59%, STB 46% và EIB 36%.Xét về giá trị tuyệt đối, với 51,119
tỷ, quy mô SHB vẫn vòn khá nhỏ so với con số 167,881 tỷ của ACB, 98,474
tỷ của STB hay 65,448 tỷ của EIB nhưng SHB cũng tạo được vị trí nhất định
khi thay đổi xếp hạng từ các ngân hàng thuộc nhóm 3 (ngân hàng nhóm nhỏ)
lên nhóm 2 (trung bình).
Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng được tăng lên tương ứng. Có
2 mốc quan trọng là năm 2007 và năm 2010, khi SHB phát hành cổ phần tăng
vốn điều lệ thông qua phương thức chào bán ra công chúng thì vốn chủ sở
hữu tăng gần gấp đôi.
Với việc đạt được những kết quả tốt về các chỉ tiêu tăng trưởng về vốn,
tổng tài sản, lợi nhuận thuần, các tỉ số tài chính như lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu, chi phí trên thu nhập, nợ xấu v.v…ngày 10/12/2010 ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội đã vinh dự trở thành Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam
nhận giải thưởng “Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí The
Banker trao tặng. Đây là giải thưởng quốc tế uy tín thứ 3 mà SHB nhận được
trong năm 2010 sau 02 giải “Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt
Nam” do Global Finance và Finance Asia trao tặng. Với giải thưởng quốc tế
này, một lần nữa SHB đã chứng minh được năng lực kinh doanh toàn diện
trên mọi hoạt động của ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng,
được cộng đồng ngân hàng quốc tế công nhận.
II/ Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại SHB
1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển thẻ tại ngân hàng
Khi tham gia hoạt động kinh doanh thẻ, ngân hàng thu được rất nhiều
lợi ích.
- Thẻ cho phép ngân hàng đưa ra được các dịch vụ mới cho khách hàng hiện
có và là một phương tiện tối ưu để hấp dẫn các khách hàng mới – các cá nhân
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
cũng như các ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng có thể phát triển các dịch vụ khác
liên quan dến thanh toán thẻ như kinh doanh ngoại tệ, nhận tiền gửi…Cùng
với việc cung cấp các dịch vụ đầy đủ và đa dạng hóa dịch vụ, danh tiến cũng
như uy tín của ngân hàng được tăng lên. Việc gia nhập các tổ chức thẻ quốc tế
giúp ngân hàng tạo thêm được quan hệ với nhiều ngân hàng và tổ chức tài
chính khác, qua đó củng cố uy tín và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
- Ngân hàng gia tăng đượcthu nhập thông qua thu phí và lãi từ việc phát
hành thẻ, thu phí chiết khấu đại lý tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Tuy rằng số
phí thu được trên mỗi giao dịch là không đáng kể nhưng lượng giao dịch bằng
thẻ hàng ngày là rất lớn, đặc biệt là những nơi thẻ được lưu hành phổ biến và
lợi nhuận từ hoạt động này không phải là nhỏ. Ngoài ra, trong hoạt động phát
hành thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải ký quỹ
bằng sổ tiết kiệm hoặc một khoản tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi của
mình tại ngân hàng. Trong thời gian sử dụng thẻ, khách hàng không được sử
dụng khoản tiền ký quỹ này nên ngân hàng có thể tận dụng chúng như một
nguồn vốn huy động được. Đây là một nguồn vốn rất lớn nếu có nhiều khách
hàng có nhu cầu sử dụng thẻ tại ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng còn có thể
mở rộng hoạt động cho vay thông qua việc phát hành thẻ tín dụng và hoạt
động cho vay này khá an toàn, nhanh chóng, hiệu quả khá cao.
Có thể nói lợi ích mà ngân hàng nhận được từ hoạt động phát hành và
thanh toán thẻ là rất lớn. Nó không chỉ dừng lại ở thu nhập mà còn là uy tín,
là danh tiếng của ngân hàng – điều tối quan trọng quyết định sự tồn tại, phát
triển cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố khách quan chi phối quyết định đầu tư phát
triển thẻ tại ngân hàng.
- Do nhu cầu của thị trường. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu
dùng, mua sắm, du lịch của người dân ngày càng tăng cao. Trong khi đó
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
về thanh toán bằng tiền mặt (Nghị định 161), trong đó bao gồm các quy định
về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền
mặt với số lượng lớn bằng đồng Việt Nam trong giao dịch, thanh toán tại Việt
Nam. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thẻ của người dân ngày càng tăng cao. Nắm
bắt được xu thế này, các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã không
ngừng gia tăng đầu tư phát triển thẻ.
- Sự cạnh tranh của các ngân hàng. Tiềm năng phát triển lĩnh vực thẻ ngân
hàng ở Việt Nam còn rất lớn. Nhưng bất kỳ ngân hàng nào cũng phải nhìn
nhận một thực tế rằng, việc mở rộng thị trường tại thời điểm này với tốc độ
cao như trước là không còn dễ. Những khách hàng dễ tiếp nhận thẻ trong
thanh toán cơ bản đã được các ngân hàng khai thác. Để thu hút thêm nhiều
khách hàng mới đòi hỏi sự đầu tư một cách bài bản hơn từ các ngân hàng phát
hành. Hơn nữa, năm 2011 là năm đánh dấu việc cho phép hoạt động bình
đẳng của khối ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng nội địa theo cam kết
gia nhập WTO của Việt Nam. Đây là những đối thủ rất lớn bởi ngân hàng
nước ngoài vào Việt Nam mang theo kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực
phát hành thẻ trên toàn cầu. Các ngân hàng cần có chiến lược đầu tư bài bản
và chuyên nghiệp ngay từ sớm để có thể cạnh tranh được trong tương lai.
Vì những lý do chủ quan và khách quan trên các ngân hàng cần xúc tiến
đầu tư phát triển thẻ.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển thẻ
Cũng như bất kì một hoạt động đầu tư phát triển nào, đầu tư phát triển thẻ
chịu tác động của cả các nhân tố chủ quan và khách quan.
2.1. Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố trong nội tại ngân hàng, có ảnh hưởng
đến hoạt động đầu tư phát triển thẻ. Nhân tố đầu tiên là tình hình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, bởi nó quyết định khối lượng vốn dành cho đầu tư
phát triển thẻ. Khi ngân hàng hoạt động tốt, kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi
nhuận thu được lớn thì nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển thẻ sẽ tăng lên.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Ngược lại, trong giai đoạn khó khăn, ngân hàng kinh doanh không hiệu quả,
lợi nhuận thấp thì vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển thẻ sẽ giảm đi. Vì
đây là hoạt động đầu tư khá mới mẻ đối với ngân hàng, có nhiều nội dung
phải đầu tư nên khối lượn vốn dành cho nó nhiều hay ít ảnh hưởng rất nhiều
đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư phát triển thẻ có được xúc tiến hay không còn phụ thuộc
vào chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ. Tại ngân hàng, ngoài hoạt
động đầu tư phát triển thẻ còn rất nhiều hoạt động đầu tư khác, ví dụ đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng (mở thêm chi nhánh…), đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh, đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư cho các công ty liên doanh liên
kết. Trong khi đó, nguồn vốn là có hạn. Bởi vậy, ngân hàng sẽ tùy vào mục
tiêu phát triển ở từng thời kì để quyết định tập trung đầu tư cho một trong các
nội dung đó. Hiện nay, SHB đang đẩy mạnh đầu tư cho phát triển thẻ để theo
kịp xu thế hội nhập và cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
2.2. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là các nhân tố từ bên ngoài, có ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư phát triển thẻ của ngân hàng. Các nhân tố khách quan bao
gồn sự phát triển của thị trường thẻ và sự cạnh tranh ngày một gay gắt giữa
các ngân hàng.
Trước hết là sự phát triển của thị trường thẻ. Sau khi gia nhập WTO, Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới nên đã nhanh
chóng bắt kịp xu thế thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang phổ biến ở
hầu hết các nước trên thế giới. Đây chính là động lực quan trọng nhất khiến
cho thị trường thẻ Việt Nam vài năm trở lại đây phát triển sôi động. Các ngân
hàng thi nhau phát hành thẻ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thanh toán của
người dân mọi nơi mọi lúc. Chỉ trong vòng 15 năm, kể từ khi thẻ ngân hàng
đầu tiên được phát hành ở Việt Nam (năm 1995), số lượng thẻ hiện nay đã lên
đến trên 32 triệu thẻ.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Bên cạnh đó còn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để chiếm lĩnh
được thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng doanh thu trong điều kiện
kinh tế ngày càng khó khăn. Dù là các ngân hàng mới thành lập hay các ngân
hàng đã ra đời từ lâu, đầu tư phát triển thẻ hiện nay luôn được các ngân hàng
quan tâm chú trọng.
Ngoài hai yếu tố trên, sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho
thanh toán điện tử trở nên phổ biến hơn cũng là một động lực khiến các ngân
hàng tập trung cho đầu tư phát triển thẻ song song với hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng.
3. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại ngân hàng SHB
3.1. Quy mô vốn đầu tư cho hoạt động phát triển thẻ
Cùng với sự phát triển của ngân hàng, quy mô vốn đầu tư tăng lên không
ngừng kéo theo sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư vào phát triển thẻ.
Bảng 2: Quy mô vốn đầu tư cho phát triển thẻ
Đơn
vị
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng vốn đầu tư
Tỷ
đồng
802 9.949 11.769 24.647 21.886
Tốc độ phát triển % - 1140,97 18.30 109,43 (-11,20)
Vốn đầu tư phát
triển thẻ
Tỷ
đồng
18 309 320 776 703
Tốc độ phát triển % - 1616,67 3,56 142,5 (-9,41)
Tỷ trọng vốn
đầu tư phát triển
thẻ/ tổng vốn
đầu tư
% 2,24 3,1 2,72 3,15 3,21
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn đầu tư qua các năm)
Nguồn vốn đầu tư qua các năm qua đều tăng cao do nguồn vốn huy động
được của SHB trong những năm qua vẫn luôn tăng trưởng. Vào thời điểm
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
cuối năm 2006, tổng vốn đầu tư đạt 802 tỷ, đến năm 2009 tăng lên 9.949 tỷ,
gấp 2 lần năm trước. Tốc độ tăng đầu tư có phần chững lại trong năm 2008
với 18.3% tuy nhiên sang 2009 khi tình hình kinh tế có nhiều dấu hiệu khởi
sắc, vốn đầu tư của ngân hàng đã hồi phục với 24.647 tỷ đạt tăng trưởng
109%. Năm 2010 nguồn vốn đầu tư giảm so với 2009 là do hoạt động kinh
doanh của SHB khó khăn hơn khi giá vàng trong nước liên tục tăng cao,
nguồn vốn huy động được trên thị trường 1 suy giảm đáng kể. Vì vậy, nguồn
vốn dành cho đầu tư cũng sụt giảm xuống còn có 21.886 tỷ đồng.
Vốn đầu tư cho hoạt động phát triển thẻ cũng tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng
của nguồn vốn đầu tư toàn ngân hàng. Năm 2006, vốn cho hoạt động đầu tư
phát triển thẻ là 18 tỷ, chiếm 2,24% trong tổng nguồn vốn đầu tư nhưng đến
năm 2007 tỷ lệ này đã là 3,1%, đạt 309 tỷ đồng. Vốn đầu tư cho phát triển thẻ
năm 2007 tăng cao so năm 2006 (tăng 1616,67%) là do ngân hàng triển khai
và đưa vào thực hiện dự án thẻ ghi nợ nội địa Solid. Đến hết năm 2010 đã có
khoảng hơn 487.000 thẻ được phát hành ra thị trường. Với sự tham gia vào
liên minh thẻ của công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink, thẻ Solid của SHB
có thể sử dụng tại hơn 3.000 máy ATM và mua hàng tại hơn 20.000 điểm
chấp nhận thẻ. Một thời gian ngắn sau đó, Smartlink kết nối thành công với
công ty Cổ phần chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam – Banknetvn, thẻ
Solid đã có thể giao dịch tại tất cả các máy ATM và điểm chấp nhận thẻ trên
toàn quốc.
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên hoạt động đầu
tư phát triển thẻ của ngân hàng có phần chững lại, vốn cho hoạt động này chỉ
tăng 3,56% so với năm 2007. Tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn đầu tư
cũng giảm xuống còn 2,72%. Thành tựu của hoạt động đầu tư trong năm này
là SHB đã thành lập đại lý phát hành thẻ tín dụng quốc tế, tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động thanh toán ở nước ngoài của cá nhân và doanh nghiệp
Việt Nam.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Theo tiến trình hội nhập và đổi mới, năm 2009, SHB đã tăng cường vốn
đầu tư để thực hiện nghiên cứu triển khai nhằm mục đích đổi mới hệ thống
công nghệ Ngân hàng lõi và công nghệ thẻ vào năm 2010. Vốn đầu tư phát
triển thẻ năm 2009 đạt 776 tỷ đồng, chiếm 3,15% trong tổng nguồn vốn đầu
tư và tăng 142,5% so với năm 2008. Năm 2010, khi ngân hàng bắt tay vào
thực hiện dự án đổi mới thì gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Điều này
làm quy mô nguồn vốn đầu tư giảm nhưng tỷ trọng đầu tư cho hoạt động phát
triển thẻ vẫn tăng lên 3,21% chứng tỏ ngân hàng ngày càng coi trọng hoạt
động đầu tư phát triển thẻ.
Bằng việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển, tổng mức vốn đầu tư phát
triển của ngân hàng nhanh chóng được gia tăng và phản ánh tốc độ tăng
trưởng của ngân hàng. Không những thế, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển thẻ
ngày càng gia tăng trong tổng mức vốn đầu tư và trở thành một nguồn vốn
đầu tư phát triển cơ bản của ngân hàng.
3.2. Các nguồn huy động vốn cho đầu tư phát triển thẻ
Vốn dành cho đầu tư phát triển thẻ được ngân hàng tạo lập từ rất nhiều nguồn
mà tựu chung lại thì có 2 nguồn chính đó là huy động từ nguồn vốn tự có và
huy động từ nguồn vốn vay. Quy mô huy động được từ các nguồn này được
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư phát triển thẻ
Đơn vị: tỷ đồng
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng vốn đầu tư
phát triển thẻ
18 309 320 776 703
Vốn tự có 4,8 88,28 96,32 232,8 219,71
Vốn vay: trong đó 13,2 220,72 223,68 543,2 483,29
- Từ các TCTD 7,3 118,9 100,26 227,66 202,96
- Từ dân cư 5,9 101,8 123,42 315,54 280,33
(Nguồn: Tổng kết công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển qua các năm)
Trong 5 năm qua, ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô vốn cho đầu
tư phát triển thẻ, tranh thủ vốn từ nhiều nguồn để đẩy mạnh hơn nữa hoạt
động này. Năm 2006, trong tổng 18 tỷ dành cho đầu tư phát triển thẻ thì 4,8 tỷ
là từ vốn tự có, còn lại 13,2 tỷ là từ nguồn vốn vay. Năm 2007 đã có sự gia
tăng vượt bậc trong quy mô đầu tư của cả 2 nguồn vốn này, vốn tự có dành
cho đầu tư phát triển thẻ à 88,28 tỷ đồng, tăng hơn 18 lần so với năm 2006;
nguồn vốn vay cũng tăng gần 17 lần lên mức 220,72 tỷ đồng. Những năm sau
này, do tình hình kinh tế có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh trở nên
khó khăn hơn, vốn đầu tư phát triển thẻ vẫn có sự tăng trưởng nhưng không
còn bước đột phá như năm 2007. Năm 2008, vốn đầu tư phát triển thẻ tăng 11
tỷ so với năm 2007, đạt mức 320 tỷ đồng; trong đó huy động từ vốn tự có là
96,32 tỷ đồng, từ vốn vay là 223,68 tỷ đồng. Đến năm 2010, tổng vốn dành
cho đầu tư phát triển thẻ là 703 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 219,71 tỷ đồng,
vốn vay là 483, 29 tỷ đồng.
Nếu chỉ nhìn vào quy mô vốn đầu tư ta chỉ thấy được sự tăng trưởng của
nguồn vốn qua các năm mà không đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu của
nguồn vốn đầu tư này.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thẻ
Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Vốn tự có 26,7 28,6 30,1 30 31,25
Vốn vay 73,3 74,1 69.9 70 68,75
- Từ các TCTD 40,5 38,5 31,3 29,3 28,9
- Từ dân cư 32,8 32,9 38,6 40,7 39,85
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn:Tổng kết công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển qua các năm)
Năm 2006, trong 18 tỷ đồng dành cho đầu tư phát triển thẻ thì vốn tự có là
4,8 tỷ - chiếm 26,7%, vốn vay từ các TCTD là 7,3 tỷ - chiếm 40,5%, vốn vay
từ dân cư là 5,9 tỷ - chiếm 32,8%. Sang năm 2007, cơ cấu nguồn vốn đầu tư
cho phát triển thẻ đã có sự thay đổi, tỷ lệ này lần lượt là 28,6% - 38,5% -
32,9%, vốn tự có và vốn vay từ dân cư tăng lên trong khi vốn vay từ các
TCTD giảm xuống. Xu hướng này vẫn được giữ nguyên ở những năm sau đó.
Cụ thể, năm 2008 so với năm 2007, vốn tự có dành cho đầu tư phát triển thẻ
chiếm 30,1% - tăng 1,5%; vốn vay từ các TCTD chiếm 31,3% - giảm 7,2%;
vốn vay từ dân cư chiếm 38,6% - tăng 5,7 %. Năm 2009, tuy tỷ lệ vốn tự có
dành cho đầu tư phát triển thẻ hầu như không thay đổi so với năm 2008 (30%)
nhưng quy mô của nó đã tăng lên gấp hơn 2 lần, đồng thời quy mô của vốn
vay đầu tư cho hoạt động này cũng tăng trưởng không kém. Tỷ trọng của hai
loại vốn vay vẫn đi theo xu hướng tăng lên ở vốn vay từ dân cư và giảm
xuống ở vốn vay từ các TCTD. Năm 2010, do việc huy động vốn từ dân cư
khó khăn nên quy mô nguồn vốn này dành cho đầu tư phát triển thẻ có phần
giảm đi, kéo theo sự giảm tỷ trọng của nó trong tổng vốn nhưng không đáng
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thu Hà
kể: so với năm 2009 giảm 0,85% xuống còn 39,85%. Vì vốn từ dân cư giảm
đi nên ngân hàng phải chi thêm vốn từ nguồn tự có để đảm bảo hoạt động đầu
tư vẫn diễn ra thuận lợi. Vốn tự có năm 2010 chiếm 31,25%, tăng 1,25% so
với năm 2009; vốn vay từ các TCTD chiếm 28,9% cũng không biến động
nhiều so với năm 2009.
Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư: tăng tỷ lệ vốn tự
có và vốn vay từ dân cư, giảm tỷ lệ vốn vay từ các TCTD là hợp lý và phù
hợp với xu hướng chung của thế giới. Khi sử dụng vốn tự có, ngân hàng
không bị ràng buộc bởi lãi suất nên có thể tự chủ động thực trong việc đầu
tư các loại hình dịch vụ mà ngân hàng thấy phù hợp. Vốn tự có, ngoài phần
góp ban đầu thì hầu hết đều là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mà ra, tín
dụng lại là hoạt động phát triển nhất và đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho
ngân hàng. Vì vậy, việc tăng đầu tư từ vốn tự có đánh dấu sự trưởng thành
vững mạnh của ngân hàng.
SV: Bùi Thị Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
19