Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.1 KB, 57 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở
thành hoạt động vô cùng quan trọng, đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì sản
phẩm của nó sản xuất ra phải tiêu thụ được, và chỉ khi sản phẩm của doanh nghiệp
được bán, được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới có thể bù đắp nổi những chi phí đã bỏ
ra để sản xuất sản phẩm, đồng thời thu được lợi nhuận để tiếp tục duy trì và mở rộng
quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, thị trường của doanh
nghiệp không còn bị giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đó là thị trường khu
vực, thị trường thế giới. Đây vừa là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tự khẳng định
mình không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra thị trường khu vực, thị trường thế giới
đồng thời nó cũng là thách thức, đe dọa đối với các doanh nghiệp: toàn cầu hóa sẽ tạo
ra những khu vực thương mại, mậu dịch tự do, tức là hàng hóa của các nước có thể tự
do tham gia cạnh tranh mà không còn bị các rào cản thuế quan ngăn cản giống như
khu vực ASEAN hay là EU. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài và sân chơi của các doanh nghiệp không
còn bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mặt khác toàn cầu hóa cũng đòi hỏi các doanh
nghiệp của chúng ta phải có các chính sách chiến lược thích hợp để có thể cạnh tranh
bình đẳng với các đối thủ trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, toàn cầu hóa
cũng có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ không hoặc ít được nhà nước bảo hộ. Đây là
thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp của nước ta.
Đối với Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu, một công ty có bề dày lịch sử nhưng
mới đi vào sản xuất xi măng trong vài năm trở lại đây với lượng vốn rất nhỏ so với


đặc điểm của một doanh nghiệp xi măng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Vì vậy, để
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
đưa được sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty ra ngoài thị trường thì đòi hỏi rất
lớn vào hiệu quả của các hoạt động tiêu thụ. Trong khi đó các hoạt động nhằm đẩy
mạnh tiêu thụ tại công ty lại chưa được chú trọng.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xi măng Sông Cầu kết hợp với những kiến
thức đã lĩnh hội được ở trường, ở các thầy cô, là một sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh với hy vọng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát
triển chung và hoàn thiện các hoạt động tiêu thụ nói riêng của công ty cổ phần xi
măng Sông Cầu, em mạnh dạn nghiên cứu và viết về đề tài:
“Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty
cổ phần xi măng Sông cầu” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
Đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông
Cầu.
Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho
công ty cổ phần xi măng Sông Cầu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần xi măng
Sông Cầu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tiêu thụ của
công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy

5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần xi
măng Sông Cầu.
Phạm vi thời gian: Các số liệu kinh doanh của công ty chủ yếu qua 2 năm
2009 - 2010.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xi măng Sông Cầu
Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng
Sông Cầu
Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty
cổ phần xi măng Sông Cầu
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG SÔNG CẦU
1.1 Thông tin chung về công ty
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Xi Măng Sông Cầu
Tên tiếng anh: Song Cau Joint Stock Company
Viết tắt là: SCJ
Địa chỉ: Thôn Đạo Ngạn – Quang Châu – Việt Yên – Bắc Giang
Mã số thuế: 2400291251
Điện thoại: 02406 868 270
Fax: 02406 868 415
Vốn điều lệ: 10.000.000.000đ (Mười tỷ đồng)
Mệnh giá cổ phần: 100.000đ/1 cổ phần
Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp là 89.196,8 cổ phần, trị giá
8.919.680.000 đồng.
Số cổ phần cổ đông đăng kí mua: 89.196,8 cổ phần

Số cổ phần được quyền chào bán: 10.803,2 cổ phần
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty CP xi măng Sông Cầu là Nhà Máy Phân Lân Hà
Bắc được thành lập từ năm 1977.
Tháng 12/ 1996 Hà Bắc được tách ra thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc
Ninh. Do đó, nhà máy đổi tên thành nhà máy phân lân Bắc Giang.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Tháng 12/ 2002, được sự chỉ đạo của Sở công nghiệp Bắc Giang nhà máy
phân lân Bắc Giang đã được cổ phần hóa trên giấy tờ giao dịch. Khi chuyển
đổi cổ phần hóa được đổi tên thành Công ty cổ phần phân bón hóa chất Bắc
Giang.
Ngày 14/ 03/ 2003, Công ty cổ phần phân bón hóa chất Bắc Giang được
thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón hóa chất.
Do kết quả sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón không mang lại hiệu
quả kinh tế cao, để xác định chiến lược mới trong kinh doanh, doanh nghiệp
đã tiến hành tìm hiểu nghiên cứu thị trường và ngày 16/02/2004 lãnh đạo
công ty đã quyết định chuyển đổi sản phẩm sản xuất của mình thành xi măng
và đổi tên công ty thành Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu. Sau khi thành
lập, công ty đã đi vào hoạt động sản xuất và bước đầu thu được kết quả rất
khả quan.
Công ty có số vốn đăng ký là 6.894 tỷ đồng. Trong đó số vốn của công ty
5.560 tỷ đồng, vốn vay là 1.334 tỷ đồng. Hàng năm, nguồn vốn được bổ sung
từ kết quả kinh doanh, đóng góp của các cổ động, từ nguồn vốn đi vay các tổ
chức tín dụng và các nguồn khác.
1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây
1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
- Ban lãnh đạo:

+ Chủ tịch HĐQT và 4 thành viên HĐQT: Điều này cho thấy cơ cấu bộ
máy quản lý của công ty không có ban kiểm soát (Theo điều 95, Luật doanh
nghiệp năm 2005)
+ Giám đốc và Phó Giám đốc
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Phòng ban, phân xưởng:
+ Phòng kinh doanh và vật tư
+ Phòng kế toán – thống kê
+ Phòng công nghệ – kĩ thuật
+ Phòng tổ chức – hành chính
+ Phân xưởng xi măng
+ Phân xưởng tấm lợp
- Bộ phận công tác đặc thù:
+ Nhà ăn – Trực thuộc phòng tổ chức – hành chính
+ Tổ bảo vệ – Trực thuộc phòng tổ chức – hành chính
+ Tổ công nghệ (KCS) – Trực thuộc phòng kĩ thuật
+ Tổ điện nước - trực thuộc phòng kĩ thuật
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản trị, hành chính
Ghi chú: Chỉ đạo trực tuyến
Mối quan hệ phối hợp công tác
Chỉ đạo gián tiếp
(Bộ máy quản trị điều hành đồng nhất với Hệ thống quản lý chất lượng)
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HĐQT
GIÁM ĐỐC

Đại diện lãnh đạo
chất lượng
P. GIÁM ĐỐC
Phòng
kế toán
thống kê
Phân
xưởng
xi măng
Phân
xưởng
gạch
Phòng
công
nghệ kĩ
thuật
Phòng kinh doanh –
Vật tư
Phòng
tổ chức
hành
chính
Tổ
KCS
Tổ
điện
nước
Kho Nhà
cân
Bảo

vệ
Nhà
ăn
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
1.3.1.2 Chức năng của từng bộ phận
 Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quá trình hoạt
động, quyền lợi của công ty.
 Chủ tịch HĐQT:
- Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ
khâu quản lý tài chính, giám sát và kí kết hợp đồng mua bán vật tư, nguyên
liệu, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm.
- Ký các quyết định về phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh
doanh và các chủ trương lớn của công ty.
- Ký các quyết định về hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế.
- Phê duyết phương án tổ chức bộ máy điều hành, phê duyệt quyết toán
của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của công ty.
- Ký các quyết định phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
- Ký các quyết định xác nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, chuyển
nhượng cổ phiếu, mua bán cầm cố các loại tài sản chung của công ty theo quy
định của pháp luật.
- Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh trong HĐQT, bổ nhiệm
giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc và tất cả các chức danh
khác. Ký các quyết định điều động, cho thôi việc, chuyển công tác, cho nghỉ
hưu, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật cho CBCNV.
- Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm quy chế của công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán thống kê và phòng tổ chức hành chính.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Trực tiếp quản lý các bản gốc giấy tờ: Danh sách cổ đông, toàn bộ văn

kiện Đại hội đồng cổ đông, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép
kinh doanh.
- Ký phiếu thu, chi tiền mặt, séc chuyển khoản, các văn bản chứng từ
giao dịch với ngân hàng, ký các quyết toán tài chính tháng, quý, năm. Ký các
phiếu xuất nhập vật tư nguyên liệu.
- Ký các quyết định thuộc thẩm quyền của HĐQT như: Điều lệ công ty,
nội quy công ty, bảng phân công, phân cấp và chế độ làm việc, các quyết định
hướng dẫn thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, ký các văn bản
nghiệm vụ khác do phòng, phân xưởng trình lên để phê duyệt. Ký các quyết
định thành lập các hội đồng, các ban và tiểu ban để thực hiện các nhiệm vụ
sản xuất, xây dựng cơ bản và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng…
- Ký các văn bản liên quan đến người đại diện theo pháp luật của công ty.
 Giám đốc:
- Là người do HĐQT bổ nhiệm có vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm
chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quyết định kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng ngày, tháng, quý và tiến
độ sản xuất từng loại sản phẩm, thực hiện giao ban, hội ý công tác đầu giờ
hàng ngày với phòng kĩ thuật và phân xưởng.
- Trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc phân xưởng sản xuất.
- Trực tiếp chỉ đạo phòng công nghệ kĩ thuật thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Quản lý các định mức tiêu hao nguyên liệu, điện năng. Phê duyệt kế
hoạch bảo dưỡng, phương án sửa chữa máy móc thiết bị đồng thời chỉ đạo
phòng kĩ thuật và phân xưởng tổ chức thực hiện.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Điều động các phương tiện vận tải, vật tư, nguyên liệu SXKD. Trực tiếp
chỉ đạo xử lý các sự cố xảy ra trong sản xuất.
- Chỉ đạo công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống
cháy nổ, chỉ đạo công tác kiểm kê tài sản, vật tư hàng hóa theo định kì hoặc
đột xuất.

- Thống nhất với chủ tịch HĐQT quyết định xử lý các trường hợp sản
phẩm không phù hợp (nguyên liệu, thành phẩm chưa đạt chuẩn).
- Quyết định điều chỉnh, thay đổi đơn phối liệu sản xuất các loại sản phẩm.
- Ký duyệt các văn bản chứng từ sau: Phiếu xuất kho bán hàng, kế hoạch
sản xuất. Ký các quyết định tuyển dụng chuyển công tác, cho thôi việc, nghỉ
chế độ, nâng lương, nâng bậc, điều động các chức danh từ phó phòng, phó
quản đốc trở xuống khi được chủ tịch HĐQT ủy quyền.
- Ký thủ tục giao dịch với ngân hàng, các hợp đồng kinh tế khi được ủy quyền.
 Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh:
- Giúp chủ tịch HĐQT và Giám đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cung
ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn của
phòng kinh doanh và phòng vật tư.
- Tổ chức tiếp thị, phát triển thị trường, lựa chọn và thiết lập các đại lý
bán hàng, các kênh phân phối sản phẩm.
- Quản lý và chăm sóc khách hàng (trước, trong và sau bán hàng). Tham
mưu, đề xuất phương thức tiêu thụ và chính sách bán hàng.
- Theo dõi tổng hợp sản phẩm xuất, nhập, tồn kho điều hành sản phẩm
tiêu thụ hàng ngày, tổ chức cung ứng cho khách hàng.
- Tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng, tiếp thu các phản ánh của khách
hàng, đề xuất và thực hiện các phương án giải quyết.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Chỉ đạo việc đánh giá lựa chọn nhà cung ứng, xây dựng kế hoạch mua
sắm vật tư nguyên liệu. Phục vụ sản xuất và xây dựng cơ bản, Chỉ đạo phòng
vật tư chủ trì có sự phối hợp với phân xưởng, phòng kĩ thuật thực hiện nhiệm
vụ tiếp nhận, kiểm tra bảo quản dự trữ.
- Theo dõi tổng hợp tình hình nhập vật tư nguyên liệu của từng nhà cung
cấp tổ chức việc đánh giá tình hình thực hiện của của nhà cung cấp.
 Phòng kế toán:
- Thu thập xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung

công việc kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán quy định.
- Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi, công nợ, nghĩa vụ thu nộp ngân
sách, quản lý sử dụng tài sản, phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp
luật về tài chính kế toán.
- Phân tích các số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản lý của công ty.
- Cung cấp thông tin kế toán theo quy định của pháp luật.
- Ký các báo cáo tài chính, phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập vật tư hàng
hóa. Ký các văn bản quỹ lương và công nợ. Ký các chứng từ giao dịch với
ngân hàng theo quy định.
- Theo dõi hàng hóa xuất nhập, phối hợp với phó Giám đốc kinh doanh
và phòng vật tư, trao đổi thông tin, đối chiếu xác nhận và thu hồi công nợ,
kiểm kê tiền mặt, tài sản, vật tư hàng hóa theo định kì.
 Phòng kinh doanh - vật tư:
- Tham mưu cho chủ tịch HĐQT và lãnh đạo công ty mọi công việc liên
quan đến công tác cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và xây dựng cơ
bản. Trực tiếp quản lý và chỉ đạo nhà cân và thủ kho. Thực hiện mọi hoạt
động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cùng với phó giám đốc kiêm trưởng
phòng kinh doanh.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Tổ chức mua sắm vật tư nguyên liệu theo kế hoạch dự kiến, kế hoạch
sản xuất sản phẩm và các nhu cầu đột xuất khác phục vụ cho công tác bảo
dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản.
- Phối hợp với phòng kĩ thuật (KCS) lấy mẫu nguyên liệu để phân tích
chất lượng theo từng lô hàng, xe hàng.
- Chỉ đạo bộ phận kho và nhà cân tiếp nhận vật tư nguyên liệu, kiểm tra
hướng dẫn việc ghi chép sổ sách của nhà cân và thủ kho, phối hợp với KCS
và phân xưởng bố trí kho bãi để bảo quản, dự trữ nguyên liệu.
- Chủ trì và phối hợp với phòng KCS, phòng kế toán tổ chức kiểm kê vật

tư nguyên liệu định kì và đột xuất. Đề xuất phương án thanh lý vật tư thiết bị
không cần dùng.
- Phối hợp với phòng kế toán theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng của
các nhà cung cấp.
- Căn cứ báo cáo định kì của nhà cân, mở sổ theo dõi tổng hợp tình hình
nhập nguyên liệu theo từng lô của từng nhà cung ứng.
 Phòng tổ chức hành chính:
- Tham mưu cho chủ tịch HĐQT và giám đốc thực hiện các mặt công
tác quản lý nhân sự, hành chính, an ninh trật tự. Trực tiếp quản lý tổ bảo vệ và
nhà ăn.
- Quản lý hồ sơ nhân sự và sổ BHXH, giải quyết các thủ tục về: Tuyển
dụng, đào tạo cho thôi việc, thuyên chuyển, nghỉ chế độ, điều động, bổ nhiệm,
bãi miễn, khen thưởng…
- Xây dựng các chương trình kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, thi tay
nghề, nâng lương, nâng bậc cho CBCNV.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Phối hợp với các phòng ban phân xưởng thực hiện công tác an toàn lao
động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
- Thực hiện nhiệm vụ hành chính, lễ tân và các công việc khác khi được
phân công.
 Phân xưởng gạch xi măng:
- Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất gạch xi măng theo đúng kế hoạch
sản xuất của công ty.
- Theo dõi quá trình sản xuất của phân xưởng để đề xuất biện pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất của phân xưởng.
 Phân xưởng xi măng:
- Có nhiệm vụ quản lý tổ chức hoạt động sản xuất xi măng theo đúng kế hoạch
của công ty.
- Theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị để có biện pháp xử lý những vấn đề

phát sinh trong quá trình hoạt động của thiết bị.
 Tổ nhà ăn:
- Có nhiệm vụ tổ chức nấu ăn cho cán bộ công nhân viên của công ty đảm bảo
về chất lượng và số lượng giúp cho công nhân viên tái tạo lại năng lượng sau những
giờ làm việc.
 Tổ bảo vệ:
- Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản của công ty, không để kẻ gian vào công
ty trộm cắp tài sản của công ty.
- Khi phát hiện dấu hiệu có sự mất mát tài sản phải báo ngay cho ban lãnh
đạo công ty để tìm biện pháp giải quyết.
- Thu hồi phiếu xuất kho để đưa lại cho phòng kế toán sau mỗi lần xuất kho.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty năm 2008 – 2010
1.3.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm
2008 - 2009
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008 – 2009
(ĐVT: Đồng)
T
T
Chỉ tiêu

số
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
(+/-)∆ %
1
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 10 22.377.128.700 25.187.160.162 2.810.031.462 12,56
2 Giá vốn hàng bán 11 19.718.333.700 21.983.661.547 2.265.327.847 11,49

3
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 20 2.658.795.000 3.203.498.615 544.703.615 20,49
4 Doanh thu hoạt động tài chính 21 208.832.000 141.433.946 (67.398.054) (32,27)
5 Chi phí tài chính 22 556.072.600 463.881.048 (92.191.552) (16,58)
6
Chi phí bán hàng & quản lý
doanh nghiệp 25 668.733.000 636.745.900 (31.987.100) (4,78)
7
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 30 1.642.821.400 2.244.305.613 601.484.213 36,61
8 Thu nhập khác 31 864.524.300 340.748.500 (523.775.800) (60,59)
9 Chi phí khác 32 404.588.400 338.599.013 (65.989.387) (16,31)
10 Lợi nhuận khác 40 459.935.900 2.149.487 (457.786.413) (99,53)
11
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 50 2.102.757.300 2.246.455.100 143.697.800 6,83
12 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 588.772.044 629.007.428 40.235.384 6,83
13 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 1513985256 1.617.447.672 103.462.416 6,83
(Nguồn: Phòng kế toán)
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy:
- Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 103.642.416 đồng với tỷ lệ giảm tăng
6,83 % so với năm 2008, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong
năm 2009 có hiệu quả và mang xu hướng phát triển tốt đồng thời nó cũng thể
hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Trong đó:
+ Tổng lợi nhuận gộp năm 2009 so với năm 2008 tăng 544.703.615 đồng
với tỷ lệ tăng 20,49 %. Kết quả đó có được là nhờ: sự thay đổi trong mặt hàng
sản xuất và tiêu thụ của công ty (đi vào sản xuất gạch xi măng, bỏ sản xuất

tấm lợp) và do giá bán đơn vị tăng hơn so với kỳ trước.
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 6.014.843.213 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 36,61 %. Đây là dấu hiệu tốt cho việc duy trì hoạt
động của công ty được liên tục từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư,
tài trợ, Mặt khác thể hiện tính linh hoạt cao hơn của tài sản.
+ Lợi nhuận khác giảm 457.786.413 đồng với tỷ lệ giảm là 99,53 %.
- Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí, ta thấy:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.810.031.462
đồng với tỷ lệ tăng 12,56 %, điều này cho thấy sự cố gắng của công ty trong
việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh
cùng với việc giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ
sản phẩm. Tuy nhiên, doanh thu năm 2009 tăng phần nhiều là do sự tăng
giá của sản phẩm để phù hợp với chi phí tăng cao khi gặp khủng hoảng tài
chính vào năm 2008, trong khi đó lượng hàng tồn kho chiếm khá nhiều.
+ Giá vốn hàng bán tăng 2.265.327.847 đồng với tỷ lệ tăng là 11,49 % .
Đó là do lượng hàng tiêu thụ tăng cùng với sự tăng của giá nguyên vật liệu
đầu vào những tháng cuối năm tăng.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
+ Doanh thu hoạt động tài chính giảm 67.398.054 đồng với tỷ lệ giảm
32,27 %. Điều này là do công ty thu hẹp quy mô cho vay tài chính của mình,
tập trung đầu tư vào TSCĐ và hoàn thành xây dựng cơ bản dở dang đang thực
hiện trong kỳ.
+ Chi phí tài chính giảm 92.191.552 đồng với tỷ lệ giảm là 16,58 % so
với năm 2008 điều này làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng.
Toàn bộ chi phí tài chính là lãi vay phải trả điều đó cho thấy trong kỳ doanh
nghiệp đã dùng vốn vay thấp hơn so với kỳ trước điều này cũng có thể do
công ty hiện nay đang phát triển và trả được nợ nhiều hơn đi vay.
+ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 31.987.100 đồng với
tỷ lệ giảm 4,87 % so với năm 2008, cho thấy công tác tổ chức và quản lý của

công ty có hiệu quả.
+ Chi phí khác và thu nhập khác đều giảm nhưng giá trị giảm của thu
nhập nhỏ hơn chi phí nên vẫn có được lợi nhuận nên làm tăng tổng lợi nhuận
cho công ty ở cuối kỳ.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
1.3.2.2 Bảng cân đối kế toán
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009
(ĐVT: Đồng)
Khoản mục

số
Số đầu
năm 2009
Số cuối
năm 2009
TÀI SẢN
A
Tài sản ngắn hạn
(100=110+130+140+150) 100 7,067,100,000 8,083,700,000
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 423,800,000 261,810,000
1 Tiền mặt 111 387,400,000 152,610,000
2 Tiền gửi 112 36,400,000 109,200,000
II Các khoản phải thu ngắn hạn 130 2,776,100,000 2,930,150,000
III Hàng tồn kho 140 2,712,000,000 3,292,600,000
IV Tài sản ngắn hạn khác 150 1,155,200,000 1,599,140,000
B Tài sản dài hạn (200=220=221+230) 200 12,198,400,000 11,606,230,000
I Tài sản cố định 220 12,198,400,000 11,606,230,000
1 Tài sản cố định hữu hình 221 8,848,100,000 11,606,230,000
Nguyên giá 222 12,965,800,000 17,317,400,000

Giá trị hao mòn lũy kế 223
(4,117,700,000
) (5,711,170,000)
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 3,350,300,000
Tổng cộng tài sản (270=100+200) 270 19,265,500,000 19,689,930,000

NGUỒN VỐN

A Nợ phải trả (300=310+330) 300 7,889,800,000 8,344,280,000
I Nợ ngắn hạn 310 7,549,800,000 8,144,280,000
II Nợ dài hạn 330 340,000,000 200,000,000
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
(400=410=411+420) 400 11,375,700,000 11,345,650,000
I Vốn chủ sở hữu 410 11,375,700,000 11,345,650,000
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 10,260,000,000 10,260,000,000
2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1,115,700,000 1,085,650,000
Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 440 19,265,500,000 19,689,930,000
(Nguồn: Phòng kế toán)
1.3.3 Phân tích kết quả kinh doanh
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Để phân tích được tình hình tài chính của công ty, ta cần thông qua hai
báo cáo tài chính cơ bản là “ Bảng cân đối kế toán” và “ Bảng báo cáo kết quả
kinh doanh”, trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu tổng thể trên các bảng ta có
thể thấy được sự vận động của tài sản và nguồn vốn, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty cũng như kiểm tra được tình hình thực hiện
nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác,
đánh giá được xu hướng phát triển của công ty qua các thời kỳ.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy:

- Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 103.642.416 đồng với tỷ lệ giảm tăng
6,83 % so với năm 2008, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong
năm 2009 có hiệu quả và mang xu hướng phát triển tốt đồng thời nó cũng thể
hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Trong đó:
+ Tổng lợi nhuận gộp năm 2009 so với năm 2008 tăng 544.703.615 đồng
với tỷ lệ tăng 20,49 %. Kết quả đó có được là nhờ: sự thay đổi trong mặt hàng
sản xuất và tiêu thụ của công ty (đi vào sản xuất gạch xi măng, bỏ sản xuất
tấm lợp) và do giá bán đơn vị tăng hơn so với kỳ trước.
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 6.014.843.213 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 36,61 %. Đây là dấu hiệu tốt cho việc duy trì hoạt
động của công ty được liên tục từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư,
tài trợ, Mặt khác thể hiện tính linh hoạt cao hơn của tài sản.
+ Lợi nhuận khác giảm 457.786.413 đồng với tỷ lệ giảm là 99,53 %.
- Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí, ta thấy:
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.810.031.462
đồng với tỷ lệ tăng 12,56 %, điều này cho thấy sự cố gắng của công ty trong
việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh
cùng với việc giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ
sản phẩm. Tuy nhiên, doanh thu năm 2009 tăng phần nhiều là do sự tăng giá
của sản phẩm để phù hợp với chi phí tăng cao khi gặp khủng hoảng tài chính
vào năm 2008, trong khi đó lượng hàng tồn kho chiếm khá nhiều.
+ Giá vốn hàng bán tăng 2.265.327.847 đồng với tỷ lệ tăng là 11,49 % .
Đó là do lượng hàng tiêu thụ tăng cùng với sự tăng của giá nguyên vật liệu
đầu vào những tháng cuối năm tăng.
+ Doanh thu hoạt động tài chính giảm 67.398.054 đồng với tỷ lệ giảm
32,27 %. Điều này là do công ty thu hẹp quy mô cho vay tài chính của mình,
tập trung đầu tư vào TSCĐ và hoàn thành xây dựng cơ bản dở dang đang thực
hiện trong kỳ.

+ Chi phí tài chính giảm 92.191.552 đồng với tỷ lệ giảm là 16,58 % so
với năm 2008 điều này làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng.
Toàn bộ chi phí tài chính là lãi vay phải trả điều đó cho thấy trong kỳ doanh
nghiệp đã dùng vốn vay thấp hơn so với kỳ trước điều này cũng có thể do
công ty hiện nay đang phát triển và trả được nợ nhiều hơn đi vay.
+ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 31.987.100 đồng với
tỷ lệ giảm 4,87 % so với năm 2008, cho thấy công tác tổ chức và quản lý của
công ty có hiệu quả.
+ Chi phí khác và thu nhập khác đều giảm nhưng giá trị giảm của thu
nhập nhỏ hơn chi phí nên vẫn có được lợi nhuận nên làm tăng tổng lợi nhuận
cho công ty ở cuối kỳ.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG CẦU
2.1 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của
công ty
2.1.1 Về đặc điểm sản phẩm
Công ty ra đời từ khá lâu song các mặt hàng mà công ty hiện đang sản
xuất thì còn khá mới và thay đổi theo từng giai đoạn.
Trước năm 2004, công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính là phân lân.
Từ năm 2004 đến năm 2008, công ty sản xuất và tiêu thụ 2 sản phẩm
chính là xi măng và tấm lợp xi măng, không sản xuất sản phẩm phân lân nữa
do tình hình tiêu thụ kém. Đồng thời, năm 2008 công ty cũng bắt đầu đi vào
sản xuất sản phẩm gạch Block xi măng.
Từ năm 2009, công ty không sản xuất sản phẩm tấm lợp xi măng và bắt
đầu tiến hành tiêu thụ sản phẩm gạch xi măng cùng với sản phẩm chính khác
là xi măng.
Chính vì sự thay đổi liên tục trong mặt hàng sản xuất nên doanh nghiệp

vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm thị trường và đỏi hỏi rất lớn vào hoạt động
tiêu thụ sản phẩm. Với sản phẩm xi măng của công ty người tiêu dùng trong
khu vực đã được biết đến song với sản phẩm gạch xi măng, một loại gạch
chưa thực sự được quan tâm bởi người tiêu dùng trên thị trường thì hoạt động
tiêu thụ nó càng trở nên quan trọng và cũng gặp không ít khó khăn.
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
2.1.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ
Hiện nay trên thị trường Bắc Giang có rất nhiều loại xi măng của các
công ty khác nhau, từ công ty đã có thương hiệu đến nhưng công ty mới đi
vào sản xuất và tiêu thụ. Bản thân Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu cũng là
một công ty mới trong lĩnh vực sản xuất xi măng, do đó công ty cũng đang
gặp phải rất nhiều khó khăn, như: chưa tạo được thị phần ổn định, tên tuổi
công ty hầu như chưa được biết đến, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên một
thị trường không lớn. Công ty chủ yếu cung cấp cho những người tiêu dùng
nhỏ lẻ, thuộc khách hàng thân cận như nhu cầu của hộ gia đình các công nhân
viên trong công ty, mối quan hệ có được từ các nhân viên trong công ty.
Trong khi đó lượng khách hàng từ khu vực ngoài còn khá hạn chế. Hiện nay
công ty cũng đang cố gắng mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ của mình để có
thể cung cấp được sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng ở các vùng
phụ cận.
2.1.3 Đặc điểm tài chính
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường thì đòi hỏi
doanh nghiệp phải có vốn. Nguồn vốn chủ yếu của công ty khi thành lập là do
ngân sách nhà nước cấp, khi chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần thì
nguồn vốn này được tăng lên và đảm bảo bởi số lượng vốn đóng góp của các
cổ đông, bán cổ tức và hoạt động kinh doanh có lãi của công ty đem lại.
Nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên, cũng như bao công ty khác
việc thiếu vốn cũng hay diễn ra, đặc biệt trong tình hình kinh tế biến động
cùng những chính sách thắt chặt của Nhà nước làm cho công ty gặp rất nhiều

khó khăn trong hoạt động vay vốn. Tuy nhiên, do công ty có mối quan hệ tốt
với ngân hàng, kinh doanh có lãi qua mấy năm gần đây càng tạo được niềm
tin từ giới ngân và việc huy động vốn để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
sản xuất kinh doanh được thực hiện đa dạng hóa các nguồn cung ứng nhằm có
thể thu hút tối đa các nguồn khác nhau. Thực tế, việc đầu tư đổi mới máy
móc, thiết bị luôn được công ty quan tâm chú ý. Nhìn chung, tình hình tài
chính của công ty mấy năm gần đây là ổn định và lành mạnh.
2.1.4 Đặc điểm về nhân sự
 Tình hình sử dụng lao động:
Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng
sản phẩm. Nhận thức được điều này công ty đã chú trọng tới công tác đào tạo
bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân viên để đáp ứng được được yêu
cầu kĩ thuật của công việc, tạo cơ sở cho việc nâng cao năng suất lao động.
Đến nay, công ty đã đào tạo được một đội ngũ lao động lành nghề với số
lượng ổn định. Tình hình sử dụng lao động của công ty ngày một hợp lý hơn,
công tác tuyển dụng nhân lực của công ty được thực hiện một cách nghiêm
túc nhằm tuyển chọn những lao động thực sự có năng lực vào những vị trí chủ
chốt của công ty.
Bảng 2.1: Tình hình biến động của lao động trong công ty
(ĐVT: Người)
Năm Số lượng lao động
2005
2006
2007
2008
2009
2010
60

103
117
130
130
145
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động của lao động trong công ty
Tổng số lao động trong công ty năm 2009 là 145 người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: 120 người
+ Lao động gián tiếp: 25 người
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có lợi nhuận nên
công ty có điều kiện nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần cho
người lao động, do đó người lao động ngày càng gắn kết với công ty.
Cụ thể:
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Các phân xưởng sản xuất chính và phòng
kỹ thuật công nghệ,thời gian làm việc 3 ca liên tục vào các ngày trong tuần kể
cả ngày thứ 7.
Mỗi ca làm việc 8 giờ trong ngày, thời gian sử dụng 24 giờ/ngày. Giờ cụ thể cho
từng ca như sau:
+ Ca 1: Bắt đầu từ 7h – 15h
+ Ca 2: Bắt đầu từ 15h – 23h
+ Ca 3: Bắt đầu từ 23h – 7h
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Do ảnh hưởng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường cùng với chiến lược
kinh doanh của công ty nên công nhân sản xuất trong công ty chủ yếu làm việc vào
ca 3, tận dụng giá điện giờ thấp điểm, giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh.
Lượng công nhân trực tiếp sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của công ty,

sản xuất kịp tiến độ, có thời điểm hoàn thành xong trước lượng sản xuất xi măng định
mức cho mỗi ngày.
- Đối với công nhân phục vụ quản lý: Thời gian làm việc theo quy định của nhà
nước ban hành 40 giờ/ tuần, được nghỉ vào thứ bảy và chủ nhật. Nhưng do đặc thù
hoạt động kinh doanh nhằm đắp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nên bộ phận
quản lý làm từ thứ hai đến thứ bảy, đôi khi phải làm thêm ngày chủ nhật nhưng sau
đó được nghỉ bù vào các ngày kế tiếp trong tuần.
 Cơ cấu lao động của công ty:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Số
lượng
(người)
%
Số
lượng
(người)
%
(+/-)∆
%
1 Theo giới tính lao động 130 100 145 100 15 11,54
- Nam 102 78,46 114 78,62 12 11,76
- Nữ 28 21,54 31 21,38 3 10,71
2 Theo trình độ chuyên môn 130 100 145 100 15 11,54
- Trình độ đại học 4 3,08 5 3,45 1 25,00
- Trình độ cao đẳng 7 5,38 8 5,52 1 14,29
- Trình độ trung cấp 7 5,38 9 6,21 2 28,57
- Công nhân kĩ thuật 112 86,15 123 84,83 11 9,82
3 Theo tính chất công việc 130 100 145 100 15 11,54
- Lao động trực tiếp 109 83,85 120 82,76 11 10,09

- Lao động gián tiếp 21 16,15 25 17,24 4 19,05
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39

×