Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.83 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CNH – HĐH (Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa)
2. NHCT ( Ngân hàng công thương )
3. NHNN ( Ngân hàng nhà nước )
4. NHTM ( Ngân hàng thương mại )
5. LCB ( Lương cơ bản )
6. LKD ( Lương kinh doanh )
7. HSL ( Hệ số lương )
8. HSLKD ( Hệ số lương kinh doanh )
9. PC (Phụ cấp )
10. LBQ (Lương bình quân )
11. CBCNV ( Cán bộ công nhân viên )
12. CBNV (Cán bộ nhân viên )
13. NV ( Nhân viên )
14. GĐ ( Giám đốc )
15. PGĐ ( Phó giám đốc )
16. BHYT ( Bảo hiểm y tế )
17. BHXH ( Bảo hiểm xã hội )
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, khi mà
nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, thì
yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực là chìa khoá thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển con người ,nâng cao chất


lượng nguồn nhân lực phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,trí lực,
đạo đức, thể chất…luôn đóng vai trò quan trọng và bức thiết.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của thị trường tài chính-tiền tệ là
một trong những mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của
nền kinh tế. Bởi vì, một sự biến động nhỏ của nó cũng tác động lớn đến sự
thay đổi của nền kinh tế. Trong thị trường tài chính-tiền tề, trung gian tài
chính quan trọng nhất chính là ngân hàng. Nó giúp luân chuyển vốn từ nơi
thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Cùng với sự phát triển, lớn mạnh của đất nước
thì chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng cũng không ngừng được hoàn
thiện và mở rộng và những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh kinh tế mới. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực nói chung và nguồn nhân lực của ngân hàng nói riêng luôn là vấn đề
hết sức bức thiết. Nó quyết định sự thành công của ngân hàng.
Nhận thấy tính cấp thiết của nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay nên
tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm”
để viết chuyên đề tốt nghiệp. Thông qua đề tài này tôi muốn giới thiệu một
các khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như thực
trạng nguồn nhân lực và qua đây tôi cũng xin trình bày một vài giải pháp
nhằm giúp phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
CHƯƠNG I:
NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ
TRONG DOANH NGHIỆP
I.Khái niệm và vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
1. Khái niệm:
Để hiểu được rõ đào tạo và phát triển NNL trong doanh nghiệp là gì?

Bản chất của nó thế nào? Thì ta phải tìm hiểu chi tiết về các khái niệm nhân
lực và nguồn nhân lực trong tổ chức.Trong đó:
Nhân lực là nguồn lực con người bao gồm thể lực và trí lực. Trong đó,
thể lực là sức vóc, tình trạng sức khoẻ, cân nặng, chiều cao…của mỗi cơ thể
con người. Nó phụ thuộc vào thu nhập, mức sống, ăn uống, chế độ sinh hoạt,
làm việc, nghỉ ngơi của mỗi con người. Còn trí lực là toàn bộ những hiểu
biết, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, kỹ xảo cũng như những quan điểm, ý
chí, đạo đức nhân cách của mỗi cá nhân. Hai nguồn lực này luôn tồn tại song
song trong cơ thể con người và đều có tầm quan trọng cho sự phát triển
nguồn nhân lực.
Còn nguồn nhân lực được hiểu là tiểm năng, là lực lượng lao động
trong một thời kỳ xác định của một quốc gia.Nguồn nhân lực là nguồn lực
quan trọng nhất trong bất cứ tổ chức nào và chịu ảnh hưởng của cả yếu tố tự
nhiên và xã hội.
Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và trung
tâm vì nó có tác dụng gắn kết các yếu tố về vốn,công nghệ, thông tin nhằm
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc quản lý nhân sự
trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và là nền tảng để phát
triển doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự là một hoạt động của quản trị doanh nghiệp,là quá trình
tổ chức nguồn lao động cho doanh nghiệp, là sự phân bố sử dụng nguồn lao
động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc,bố trí lao
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
động hợp lý trên cơ sở xác định nhu cầu lao động để tiến hành tuyển dụng nhân
sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện.
2.Vai trò:
Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được
các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một chức

năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị.
Nhiệm vụ của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là phải điều hành
chính xác, trọn vẹn các mối quan hệ giữa người và người để đảm bảo cho sản
xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên hoàn đem lại hiệu quả cao.
Vì vậy vai trò của quản trị nhân sự đối với các doanh nghiệp là rất quan
trọng. Bởi lẽ, quản trị nhân sự là bộ phận không thể thiếu được của quản trị
sản xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số và chất lượng
người lao động cần thiết cho doanh nghiệp để thực hiện được mục tiêu đề
ra.Tìm hiểu và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để
con người có thể đóng góp nhiều sức lực cho các mục tiêu của doanh nghiệp.
Đồng thời tạo cơ hội để phát triển chính bản thân con người. Một điều nhận ra
rằng, quản trị nhân sự chính là để nhằm nâng cao sự đóng góp có hiệu suất
của người lao động với tổ chức (thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn)
nhằm hai mục đích cụ thể:
+ Sử dụng hiệu quả nhất lực lượng lao động trong tổ chức.
+ Đáp ứng được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước
mắt và tương lai.
II.Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp:
1.Mục tiêu của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp:
Mục tiêu của quản trị nhân sự là nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một
lực lượng lao động có hiệu qủa. Ðể đạt được mục tiêu này, các nhà quản
trị phải biết cách tuyển dụng, phát triển, đánh giá, và duy trì nhân viên
của mình.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
Ðể có được nguồn nhân sự đáp ứng cho chiến lược phát triển, quản trị nhân
sự phải nhằm vào thực hiện bốn mục tiêu cơ bản sau đây:
1.1 Mục tiêu xã hội:
Doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã hội, doanh nghiệp

hoạt động vì lợi ích của xã hội chứ không phải chỉ của riêng mình.
1.2 Mục tiêu thuộc về tổ chức:
Quản trị nhân sự là tìm cách thích hợp để các bộ phận cũng như toàn bộ
doanh nghiệp có được những người làm việc có hiệu quả. Quản trị nhân sự tự
nó không phải là cứu cánh; nó chỉ là một phương tiện giúp doanh nghiệp đạt
được các mục tiêu.
1.3 Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ:
Mỗi bộ phận phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng, vì thế mỗi bộ phận
phòng ban phải đóng góp phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
1.4 Mục tiêu cá nhân:
Nhà quản trị phải giúp nhân viên mình đạt được các mục tiêu cá nhân của họ.
Nhà quản trị phải nhận thức rằng nếu lãng quên mục tiêu cá nhân của nhân
viên, năng suất lao động sẽ giảm, và nhân viên có thể sẽ rời bỏ doanh nghiệp .
2.Tiêu trí đánh giá:
Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một
hoặc một số chỉ tiêu nhất định.Những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt
chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả.
Cũng giống như trong các hoạt động kinh tế,thì trong các hoạt động quản trị
nhân sự,doanh nghiệp thường đặt ra các tiêu trí cụ thể về hoạt động nhân
sự.Các tiêu trí đó thường là:
- Chi phí lao động nhỏ nhất.
- Giá trị (lợi nhuận) do người lao động tạo ra lớn nhất.
- Đạt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động và
không có tình trạng dư thừa lao động.
- Người lao động làm đúng ngành nghề đã được học của mình.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Nâng cao chất lượng lao động.
- Tăng thu nhập của người lao động.

- Đảm bảo công bằng giữa những người lao động.
- Đảm bảo sự đồng thuận của người lao động.
- Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với doanh
nghiệp.
- Các tiêu trí trên là những tiêu trí cơ bản, quyết định sự tồn tại của
doanh nghiệp; đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ và đạt
được sự ổn định trong tổ chức.
3.Nội dung của quản lý nhân sự:
Những nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự là:
Phân tích công việc:xác định nội dung và đặc điểm của từng công việc,
đánh giá tầm quan trọng của nó, và đưa ra các yêu cầu cần thiết đối với người
thực hiện.
Tuyển dụng nhân sự:chiêu mộ và chọn ra những người có khả năng
thực hiện công việc.
Đào tạo và phát triển nhân sự:giúp người lao đỗngác định được mục
tiêu hướng đi của mình, tạo môi trường thuận lời để người lao độnglàm việc
tốt.
Sắp xếp và sử dụng người lao động: Đảm bảo sự phù hợp, sự tương
xứng giữa công việc và người thực hiện công việc. Đảm bảo mọi công việc
đều được thực hiện tốt.
Đánh giá và đãi ngộ nhân sự:nhằm kích thích người lao độngnâng cao
hiệu quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
CHƯƠNG II:
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
GIỚI THIỆU CHUNG
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Hoàn Kiếm
Viết tắt: Chi nhánh NHĐT và PT Hoàn Kiếm
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Investment and
Development of Vietnam – Hoan Kiem branch
Viết tắt: BIDV – Hoan Kiem Branch
Trụ sở đặt tại: số 194 Trần Quang Khải - Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam ban hành theo quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002
của Hộị Đồng Quản trị và quyết định chuẩn số 936/2002/QĐ-NGNN ngày
3/9/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
- Căn cứ Quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại
ban hành kèm theo quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của
Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
- Căn cứ công văn số 3352/NHNN-TTGSNH ngày 6/5/2010 của NHNN
VN chấp thuận đề nghị mở Chi nhánh hoàn Kiếm tại Hà Nội của BIDV.
- Theo đề nghị của Tổng giám đốc NH Đầu tư và Phát triển VN.
Sứ mệnh, tầm nhìn và quan điểm của công ty
 Sứ mệnh
BIDV mong muốn tạo nên khả năng cạnh tranh chiến lược cho doanh
nghiệp cho mình và đem lại giá trị cho xã hội;
Chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện theo đúng nguyên tắc hoạt động(sứ
mệnh)
- Đảm bảo tính chuyên nghiệp.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Thường xuyên điều chỉnh các quá trình tác nghiệp để không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cải tiến Hệ thống Quản
lý Chất lượng.

- Đảm bảo định hướng khách hàng trong các dịch vụ của chúng tôi, cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng nhất và
tiện ích nhất trong lĩnh vực bất động sản.
- Tận tâm tận lực hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, an toàn và bảo
hành sản phẩm tận tình, chu đáo.
- Liên tục đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị, song
song với việc nghiên cứu ứng dụng các phương thức quản lý hiệu quả.
- Không ngừng nâng cao uy tín của Công ty.
- Đảm bảo trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
 Tầm nhìn
Đây là thời kỳ BIDV tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất
nước phục vụ cho đầu tư phát triển.
Tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm,
các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành Điện lực, Bưu chính viễn
thông, Các khu công nghiệp với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ.
Chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai
Đề án Cơ cấu lại để tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động
của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.
Xây dựng nền khách hàng bền vững: ký kết các thoả thuận hợp tác toàn
diện cùng phát triển bền vững với hơn 20 Tổng Công ty lớn. Khẳng định giá
trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn
của đất nước. Đồng thời, chú trọng mở rộng khách hàng là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.
Bước vào giai đoạn 2007 - 2010 là giai đoạn đặc biệt, đánh dấu bằng
tiến trình Cổ phần hóa và hội nhập mạnh mẽ, với nền tảng đã có BIDV hướng
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
tới một tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt

động và quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nâng cao
hiệu quả hoạt động trên 4 trụ cột: Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu
tư tài chính
 Quan điểm của công ty
Có thể nói, qua 53 năm trưởng thành và phát triển, Thương hiệu
BIDV đã được khẳng định:
- Đối với DN, đối tác trong nước: Nỗ lực đổi mới và hoàn thiện, BIDV
là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu
của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng….
- Đối với Đối tác nước ngoài: BIDV cũng có quan hệ đại lý, hợp tác, đầu tư
đào tạo và tư vấn với 1551 ngân hàng, định chế tài chính trên thế giới. BIDV
đã luôn là sự lựa chọn của các định chế tài chính lớn như: WB, ADB, JBIC,
NIB… trong thực hiện bán buôn, giải ngân các dự án lớn, dự án ODA như
chuỗi ba dự án tài chính nông thôn trị giá 550 triệu USD, khoản tín dụng từ
Ngân hàng Phát triển Châu Âu (EIB) trị giá 500 triệu USD đưa tổng mức đầu
tư từ hai dự án cho khu vực này lên đến 2,5 tỷ USD. Đặc biệt dự án tài chính
nông thôn 2 do BIDV điều phối và quản lý được WB đánh giá “là dự án được
quản lý tốt nhất trong số các dự án của WB trên toàn thế giới”.Thực hiện mở
rộng đầu tư liên doanh liên kết các đối tác quốc tế như Nga, Mỹ, Malaysia,
Singapore, Lào, Campuchia, Myanmar, Hồng Kông, Đức, Séc… Đặc biệt đã
thực hiện hiện diện Đầu tư tài chính và ngân hàng trên toàn bán đảo Đông
dương, Nga và Myanmar.v.v
- Đối với Chính phủ: được Chính phủ tin cậy, giao nhiệm vụ đề xuất và
triển khai thực hiện những dự án quy mô lớn, thực hiện chủ trương đổi mới
kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước như: Chủ trì tổ hợp các nhà đầu tư
tham gia dự án Sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ
Thuận – Cần Thơ (BEDC), Công ty cổ phần cho thuê Hàng không Việt
Nam(VALC)
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
8

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Với những nỗ lực đó, BIDV đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính
Phủ tặng thưởng danh hiệu thi đua và nhiều phần thưởng cao quý: Đơn vị
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2000); Huân chương Độc lập hạng Nhất
(2002), Huân chương Hồ Chí Minh (2007)… và hàng trăm Huân chương Lao
động các hạng cho các tập thể và cá nhân trong toàn hệ thống. … Ngoài ra,
BIDV còn đạt được các giải thưởng như: “Sao vàng đất Việt”; “Thương hiệu
mạnh Việt Nam”; “Thương hiệu Vì cộng đồng”…
- Hoà cùng với sự phát triển của tổng công ty , chi nhánh ngân Hàng
quận Hoàn Kiếm đang nỗ lực không ngừng mở rộng quá trình phát triển kinh
doanh tạo dựng thương hiệu BIDV tới khách hàng.
2. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm.
Các hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Huy động vốn:
+ Mở rộng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,có kỳ hạn bằng VNĐ và
ngoại tệ với các thành phần kinh tế.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
+ Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu.
+ Dịch vụ tiết kiệm điện tử.
- Tín dụng:
+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với đối tượng vay là các
thành phần kinh tế để sản xuất kinh doanh,kinh tế gia đình,mua sắm,tiêu
dung,phục vụ đời sống…Ngoài ra còn thực hiện các trương trình cho
vay vốn ưu đãi của Chính phủ và BIDV.
+ Đồng tài trợ,cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn.
+ Bảo lãnh trong và ngoài nước,bảo lãnh thanh toán, dự thầu, thực hiện
hợp đồng…
- Dịch vụ:
+ Chuyển tiền:nhận chuyển tiền bằng tiền mặt hoặc chuyển qua tài

khoản theo yêu cầu của khách hàng,dịch vụ thanh toán.
+ Dịch vụ ngân hàng quốc tế:
+ Dịch vụ ngoại hối: dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngày,kỳ hạn dịch vụ
bán đổi.
+ Dịch vụ thanh toán điện tử:thanh toán bằng thư tín dụng.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
+ Dịch vụ tư vấn khách hàng:tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư.
3.Những đặc điểm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV)
chi nhánh Hoàn Kiếm
3.1. Về cơ cấu tổ chức
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
Giám đốc
Phó giám đốc 1
Khối tác nghiệp
Phó giám đốc 3
Khối quản lý nội
bộ
Khối quan hệ
khách hàng
P. Quan hệ khách
hàng cá nhân
Qũy tiết kiệm
P. Quan hệ khách
hàng doanh nghiệp
ách hàng cá nhân

P. Giao dịch
P. Giao dịch khách
hàng doanh nghiệp
P. Giao dịch khách
hàng cá nhân
Qũy tiết kiệm
P.Tài chính kế toán
P. Kế hoạch tổng
hợp (tổ điện toán)
P. Tổ chức hành
chính
P. Quản lý dịch vụ
kho quỹ
Qũy tiết kiệm
Phó giám đốc 2
P.quản lý rủi ro
P. Quản trị tín
dụng
Qũy tiết kiệm
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ máy tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi
nhánh Hoàn Kiếm được áp dụng theo kiểu trực tuyến dưới sự chỉ đạo của
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV).
* Ban giám đốc:
- Giám đốc: chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn Kiếm. Người đại diện
pháp nhân chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật mọi hoạt động của
ngân hàng. Đồng thời GĐ trực tiếp quản lý các phòng:Quản lý rủi ro, quản

trị tín dụng,quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch.
- Phó giám đốc 1: phụ trách về khối quan hệ khách hàng. PGĐ1 phụ
trách các phòng:Quan hệ khách hàng cá nhân, Quan hệ khách hàng doanh
nghiệp.Xử lý những lỗi vi phạm trong kinh doanh, giải quyết các vấn đề về
khách hàng cá nhân.
- Phó giám đốc 2: Phụ trách về khối tác nghiệp, thu thập thông tin, tài
liệu và phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng , tình hình kinh tế xã hội,
ph ụ trách giao dịch tham mưu cho giám đốc để ban giám đốc có những chính
sách kịp thời nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Phó giám đốc 3: phụ trách nội bộ, phụ trách về tiền tệ kho quỹ và
nguồn vốn và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về công việc của
mình tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) chi nhánh Hoàn
Kiếm. Lấy báo cáo cáo từ phòng tổ chức hành chính,phòng kế toán, thông qua
phòng kế hoạch để lên kế hoạch về sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tham mưu
cho giám đốc về các kế hoạch của mình.
3.2.1.Chức năng chung của các phòng
- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc Chi nhánh xây dựng
kế hoạch chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ
thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, trực tiếp thực hiện, xử
lí, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao theo đúng quy chế, thẩm
quyền, nghiệp vụ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm tuân thủ các nhiệm vụ trên góp phần đảm bảo an toàn
nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh về nghiệp vụ,
về trách nhiệm; tham gia ý kiến, chức năng, nhiệm vụ phòng.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, thông tin.

- Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ
về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.
- Xây dựng, đoàn kết tập thể vững mạnh. Tuân thủ nội quy lao động,
thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ.
3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng trong chi nhánh
3.2.2.1 Nhiệm vụ chính của phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
 Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
a) Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng
doanh nghiệp
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng. Triển khai các
sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, thẻ, bảo hiểm, dịch vụ,…).
- Thu thập thông tin, khai thác thông tin về thị trường để xây dựng chính
sách, kế hoạch, biện pháp phát triển khách hàng. Phát triển sản phẩm ngân hàng
thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điệu kiện của Chi nhánh.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho
từng nhóm sản phẩm
- Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu, ý kiến của khách hàng; đo lường
mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và tiện ích ngân hàng.
- Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung chức năng của sản phẩm đã có đến ban
phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại.
- Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả, triển khai từng sản phẩm tại
Chi nhánh.
c) Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng dịch vụ ngân
hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp của BIDV; phối hợp với các đơn vị
liên quan, đề nghị BIDV hỗ trợ, tổ chức quảng bá; giới thiệu với khách hàng
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng doanh nghiệp;
những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng

 Công tác bán sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng đối với
khách hàng doanh nghiệp
a) Là đơn vị đầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm ngân hàng đối
với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh theo sự chỉ đạo của trụ sở chính
BIDV và ban lãnh đạo Chi nhánh
b) Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng doanh nghiệp
- Xác định chỉ tiêu liên quan đến khách hàng doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm.
c) Trên cơ sở chương trình, kế hoạch được giao, chủ động thực hiện:
- Trực tiếp tìm kiếm, tiếp thị marketing và bán các sản phẩm ngân hàng
của BIDV đến khách hàng doanh nghiệp bao gồm sản phẩm về:
• Huy động vốn
• Tư vấn tài chính, bảo hiểm
• Dịch vụ thanh toán, trả lương tự động, ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ
• Ngân hàng điện tử E-banking
• Các sản phẩm ngân hàng khác
- Hoàn thiện về thủ tục hồ sơ, thủ tục tác nghiệp với khách hàng theo
đúng thẩm quyền, quy trình, quy định về nghiệp vụ BIDV.
- Thực hiện theo dõi, chăm sóc khách hàng hiện có và mở rộng phát triển
các khách hàng mới.
- Theo dõi, tổng hợp đánh giá hiệu quả công tác, sản phẩm và dịch vụ
ngân hàng.
d) Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần của Chi nhánh,
tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận phù hợp với chính sách và
mức độ rủi ro của ngân hàng
 Công tác tín dụng
- Tiếp xúc với khách hàng, tiềm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
- Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lí tín
dụng; quản lí rủi ro.
- Lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng theo quy định.

- Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng.
- Soạn thảo hợp đồng tín dụng.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải ngân, thực hiện đề xuất giải ngân trình
lãnh đạo.
- Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng; kiểm tra giám sát tình
hình sử dụng vốn vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi; phát hiện kịp thời
dấu hiệu rủi ro để xử lí.
- Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.
 . Công tác kinh doanh ngoại tệ
- Tiếp nhận nhu cầu, hồ sơ liên quan của khách hàng trực tiếp từ khách hàng.
- Kiểm tra hồ sơ khách hàng, đảm bảo tuân thủ về ngoại hối và kiểm tra
hạn mức khách hàng.
- Xác định tỉ giá mua bán ngoại tệ.
- Lập chứng từ giao dịch với khách hàng.
- In trả chứng từ, lưu giữ hồ sơ.
- Cuối ngày xác nhận, đối chiếu, giao dịch với phòng kế hoạch tổng hợp.
 . Các nhiệm vụ khác
- Quản lí hồ sơ, thông tin.
- Lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành.
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan.
- Cập nhật thông tin, diễn biến từ thị trường.
- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung.
3.2.2.2Nhiệm vụ chính của phòng quan hệ khách hàng cá nhân
 . Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
a) Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng. Triển khai các
sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, thẻ, bảo hiểm, dịch vụ,…).

- Thu thập thông tin, khai thác thông tin về thị trường để xây dựng chính
sách, kế hoạch, biện pháp phát triển khách hàng. Phát triển sản phẩm ngân hàng
thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điệu kiện của Chi nhánh.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể
cho từng nhóm sản phẩm
- Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu, ý kiến của khách hàng; đo lường
mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và tiện ích ngân hàng.
- Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung chức năng của sản phẩm đã có đến ban
phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả, triển khai từng sản phẩm tại
Chi nhánh.
c) Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng dịch vụ ngân
hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV; phối hợp với các đơn vị liên
quan, đề nghị BIDV hỗ trợ, tổ chức quảng bá; giới thiệu với khách hàng về
những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân; những tiện
ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng
 . Công tác bán sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
a) Là đơn vị đầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm ngân hàng đối
với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh theo sự chỉ đạo của trụ sở chính BIDV
và ban lãnh đạo Chi nhánh
b) Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân
- Xác định chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm.
c) Trên cơ sở chương trình, kế hoạch được giao, chủ động thực hiện:
- Trực tiếp tìm kiếm, tiếp thị marketing và bán các sản phẩm ngân hàng
của BIDV đến khách hàng cá nhân bao gồm sản phẩm về:
• Huy động vốn

• Tư vấn tài chính, bảo hiểm
• Dịch vụ thanh toán, trả lương tự động, ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ
• Ngân hàng điện tử E-banking
• Các sản phẩm ngân hàng khác
- Hoàn thiện về thủ tục hồ sơ, thủ tục tác nghiệp với khách hàng theo
đúng thẩm quyền, quy trình, quy định về nghiệp vụ BIDV.
- Thực hiện theo dõi, chăm sóc khách hàng hiện có và mở rộng phát triển
các khách hàng mới.
- Theo dõi, tổng hợp đánh giá hiệu quả công tác, sản phẩm và dịch vụ
ngân hàng bán lẻ.
d) Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần của Chi nhánh,
tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận phù hợp với chính sách và
mức độ rủi ro của ngân hàng
 . Công tác tín dụng
- Tiếp xúc với khách hàng, tiềm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lí tín
dụng; quản lí rủi ro.
- Lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng theo quy định.
- Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng.
- Soạn thảo hợp đồng tín dụng.
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải ngân, thực hiện đề xuất giải ngân trình
lãnh đạo.
- Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng; kiểm tra giám sát tình
hình sử dụng vốn vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi; phát hiện kịp thời
dấu hiệu rủi ro để xử lí.
- Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.
 Các nhiệm vụ khác

- Quản lí hồ sơ, thông tin.
- Lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành.
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan.
- Cập nhật thông tin, diễn biến từ thị trường.
- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung.
3.2.2.3Nhiệm vụ chính của phòng quản lí rủi ro
 Công tác quản lí tín dụng
- Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
- Quản lí, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục
tín dụng của Chi nhánh; nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá xếp hạng,
quản lí danh mục tín dụng.
- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo phê duyệt, điều chỉnh cơ cấu,
giới hạn từng ngành, từng nhóm, từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của
BIDV, tình hình thực tế của Chi nhánh.
- Rà soát, kiểm tra giám sát giới hạn tín dụng; chấm điểm khách hàng và
đề xuất xử lý nếu vi phạm.
- Đầu mối đề xuất trình giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của
khách hàng, phương án cơ cấu các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.
- Giám sát, phân loại nợ, rà soát và trình cấp có thẩm quyền quyết định
trích dự phòng rủi ro trên cơ sở đề xuất của phòng Quản trị tín dụng.
- Đánh giá tài sản theo quy định BIDV.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động tín dụng, chat lượng tín dụng
của Chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lí nợ xấu cụ thể.
 Công tác quản lý rủi ro tín dụng
- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.

- Trình lãnh đạo đề xuất cấp tín dụng; bảo lãnh cho khách hàng vay vốn.
- Phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các
khoản nợ.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về thiết lập, ban hành, thực hiện, kiểm tra,
giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về an toàn
chất lượng; giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đảm bảo các khoản tín dụng được cấp
ra tuân thủ quyết định về quản lý rủi ro.
 Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
- Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ.
- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro.
- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin, rủi ro tác nghiệp.
- Tổng hợp các rủi ro tác nghiệp để phòng ngừa, giảm thiểu.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
 Công tác phòng chống rửa tiền
- Tiếp thu, phổ biến các quy định, quy chế và phòng chống rửa tiền của
Nhà Nước, của BIDV.
- Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ giao dịch khách hàng.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đột xuất theo quy định.
 . Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO
- Xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng.
- Đề xuất với giám đốc chương trình cải tiến, hệ thống quản lý chất
lượng, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch. Triển khai kiểm tra
đánh giá hệ thống.
- Phối hợp với tổ chức đánh giá chấp nhận hệ thống quản lý chất lượng,
tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng hệ thống.
- Tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức kiểm tra, nhiệm vụ quản lý.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
14

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
 Công tác kiểm tra nội bộ
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh.
- Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV vào các cơ quan có
thẩm quyền để tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại chi nhánh
- Đầu mối tiếp nhận, phối hợp với các bộ phận liên quan tham mưu cho
giám đốc chi nhánh xử lý đơn khiến nại, tố cáo.
- Thực hiện báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám
sát, phòng chống tham nhũng.
 Các nhiệm vụ khác
- Quản lí hồ sơ, thông tin.
- Lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành.
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan.
- Cập nhật thông tin, diễn biến từ thị trường.
- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung.
3.2.2.4Nhiệm vụ chính của phòng quản trị tín dụng
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với
khách hàng theo quy trình của BIDV và quản trị chi nhánh.
- Thực hiện tính toán dự phòng theo kết quả phân loại nợ của phòng
Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV. Gửi kết quả cho
phòng Quản lý rủi ro đẻ thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng,
tuân thủ đúng quy trình. Kiểm tra nội bộ trước khi giao dịch thực hiện.
- Đầu mối cung cấp hồ sơ thông tin về khách hàng theo thẩm quyền.
- Các nhiệm vụ khác:
• Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ, tín dụng,…
• Quản lí hồ sơ, thông tin.
• Lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành.
• Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan.
• Cập nhật thông tin, diễn biến từ thị trường.

• Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung.
3.2.2.5Nhiệm vụ chính của phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp
- Trực tiếp quản lí tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp.
- Đầu mối thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước của Chi nhánh,
trực tiếp xử lý tác nghiệp qua các kênh thanh toán đúng theo quy định, quy
trình nghiệp vụ của BIDV.
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với giao dịch phát sinh.
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn từ chứng
từ giao dịch.
- Thực hiện đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền các quy
định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng doanh nghiệp.
• Kiểm soát nội bộ khi hoàn tất giao dịch với khách hàng doanh nghiệp.
• Chịu trách nhiệm kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà Nước và
của BIDV trong các hoạt động tác nghiệp của phòng. Đảm bảo an toàn về tiền
và tài sản của ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp.
3.2.2.6Nhiệm vụ chính của phòng giao dịch khách hàng cá nhân
- Trực tiếp quản lí tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân.
- Đầu mối thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước của Chi nhánh,
trực tiếp xử lý tác nghiệp qua các kênh thanh toán đúng theo quy định, quy
trình nghiệp vụ của BIDV.
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với giao dịch phát sinh.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn từ chứng
từ giao dịch.
- Thực hiện đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền các quy
định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng cá nhân.
• Kiểm soát nội bộ khi hoàn tất giao dịch với khách hàng cá nhân.
• Chịu trách nhiệm kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà Nước và

của BIDV trong các hoạt động tác nghiệp của phòng. Đảm bảo an toàn về tiền
và tài sản của ngân hàng và khách hàng cá nhân.
3.2.2.7Nhiệm vụ chính của phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.
- Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc về các biện pháp
đảm bảo an toàn kho quỹ, an ninh tiền tê, triển khai thực hiện các dịch vụ
ngân quỹ, thực hiện đúng quy trình quản lý kho quỹ, đảm bảo an toàn kho
quỹ, an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản ngân hàng và khách hàng.
- Các nhiệm vụ khác:
• Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo của Phòng.
• Tham gia ý kiến, xây dựng chế độ, quy trình công tác tiền kho, quỹ,
nghiệp vụ kho quỹ.
• Đầu mối nghiên cứu tổ chức phổ biến, tập huấn, công tác tiền tệ kho quỹ.
• Thực hiện theo yêu cầu và phân công của Giám đốc.
3.2.2.8 Nhiệm vụ chính của tổ thanh toán quốc tế
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
- Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương
mại từ khách hàng.
- Là đầu mối liên hệ với khách hàng.
- Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện tác nghiệp các giao dịch chuyển tiền quốc
tế đi và đến của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác; đứng đắn; đảm bảo an toàn tiền
vốn, tài sản của ngân hàng, khách hàng trong giao dịch kinh doanh đối ngoại.
- Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách
hàng, giới thiệu bán các sản phẩm và tài trợ thương mại; chuyển tiền quốc tế.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài trợ thương mại,
và đề xuất sản phẩm mới cho các nghiệp vụ ngân hàng khác.
- Tham gia ý kiến; phối hợp với các phòng ban khác.

- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin.
3.2.2.9 Nhiệm vụ chính của phòng tài chính kế toán
- Quản lý và thực hiện công tác hoạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hoạch toán, kế toán của
chi nhánh.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.
- Đề xuất tham mưu với giám đốc về hướng dẫn thực hiện chế độ tài
chính; kế toán; xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản; định mức và quản
lý tài chính; tiết kiệm chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ.
- Tham gia kiểm tra định kỳ, đột xuất các quy chế công tác kế toán, luân
chuyển chứng từ, chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch, quỹ tiểt kiệm,
phòng nghiệp vụ.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung
thực, của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
- Quản lý thông tin, lập báo cáo về:
• Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán.
• Lập các loại báo cáo kế toán tài chính theo quy định nhà nước, phục vụ
quản trị điều hành chi nhánh.
• Lưu trữ lập báo cáo phân tích tài chính phục vụ quản trị điều hành
(MIS); phục vụ quản lý tài sản nợ, tài sản có của Chi nhánh BIDV.
- Thực hiện quản lý, kiểm soát thông tin khách hàng.
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị công tác kiểm toán độc lập.
3.2.2.10. Nhiệm vụ chính của phòng kế hoạch tổng hợp
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
 . Công tác kế hoạch - tổng hợp
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp.
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh.
- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.

- Theo dõi tình hình kế hoạch kinh doanh.
- Giúp việc Giám đốc quản lý; đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh.
 Công tác huy động vốn và sử dụng vốn
- Đề xuất và tổ chức thực hiện và điều hành nguồn vốn và sử dụng vốn,
các biện pháp giải pháp phát triển nguồn vốn.
- Các đề xuất, biện pháp, giải pháp về lãi suất huy động vốn và điều hành
vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ.
- Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm. Cung cấp thông
tin thị trường, giá vốn cho các phòng liên quan xử lý.
- Thu thập và báo cáo BIDV. Các thông tin liên quan đến rủi ro thị
trường, sự cố rủi ro để đề xuất phương án xử lý.
- Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh
doanh; đảm bảo khả năng thanh toán; trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
- Lập báo cáo thống kê phục vụ quản trị điều hành các quy định.
 Công tác dịch vụ
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh, đề xuất chính
sách, biện pháp phát triển dịch vụ Chi nhánh.
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường; phân tích mức độ cạnh
tranh trong thị trường dịch vụ ngân hàng.
- Đầu mối tổ chức triển khai các sản phẩm dịch vụ của BIDV.
- Theo dõi kiểm tra, đôn đốc, triển khai chương trình, sản phẩm dịch vụ
của phòng nghiệp vụ.
- Xây dựng triển khai, quảng bá, xúc tiến kinh doanh các sản phẩm dịch
vụ mới.
- Đầu mối tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động dịch vụ của Chi nhánh.
3.2.2.11. Nhiệm vụ chính của phòng tổ chức hành chính
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
18

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu
 Công tác tổ chức nhân sự
- Đầu mối tham mưu đề xuất, giúp việc Giám đốc.
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định; hướng dẫn, quy trình
nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý, tổ chức nhân sự, phát
triển nguồn nhân lực.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ
chức nhân sự, phát triển nguồn nhân lực đúng quy trình quy định.
- Hướng dẫn các phòng, tổ thuộc trụ sở Chi nhánh và các đơn vị trực
thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.
- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua, khen
thưởng của Chi nhánh.
- Đầu mối thực hiện chính sách với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ
hưu.
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập, chấm dứt
hoạt động của phòng giao dịch; quỹ tiết kiệm.
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới chuẩn bị nhấn sự
cho mạng lưới phân phối sản phẩm; hoàn tất thủ tục mở quỹ tiết
kiệm.
- Quản lý hồ sơ cán bộ.
- Phối hợp với các phòng theo dõi ngày công lao động của cán bộ.
 . Công tác hành chính quản trị
 .Công tác hành chính
- Thực hiện công tác văn thư theo quy định.
- Trực tiếp thực hiện, hướng dẫn, xử lý, kiểm tra giám sát các nội quy
văn phòng Chi nhánh.
- Đầu mối triển khai thực hiện công tác phục vụ các cuộc họp, hội
nghị do Chi nhánh tổ chức.
- Tham mưu đề xuất với Giám đốc.
- Đầu mối tổ chức cho Chi nhánh.

- Quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu.
- Đầu mối quản lý ẩn phẩm, ấn chỉ tại Chi nhánh.
- Tổng hợp lập báo cáo phạm vi nhiệm vụ.
- Kiểm tra, giám sát tổng hợp về nội quy lao động.
- Đầu mối thực hiện công tác hiếu, hỷ với cán bộ.
 Công tác quản trị hậu cần
SV: Dương Tuấn Anh Lớp: Quản lý Kinh tế QN49
19

×