Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy hoat động tiêu thụ cửa thép của Công ty Cổ phần Cơ khí Trường Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Trường đại học Kinh tế quốc dân
- Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Tên em là Đặng Văn Thiện, sinh viên lớp Quản trị kinh doanh Thương
mại 50C.
Trong thời gian từ 06/02/2012 đến 21/5/2012, em đã được tham gia thực
tập tại công ty cổ phần Cơ khí Trường Giang. Trên cơ sở kiến thức đã học kết
hợp với việc quan sát, học hỏi thực tế, em đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên
để thực tập với đề tài: “ Một số giải pháp thúc đẩy hoat động tiêu thụ cửa thép
của Công ty Cổ phần Cơ khí Trường Giang” .
Em xin cam đoan bài chuyên đề thực tập này là do em viết, không sao
chép y nguyên chuyên đề, luận văn khác. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về
lời cam đoan trên trước khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Đặng Văn Thiện
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
MỤC LỤC
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của WTO tạo ra
chiều hướng tích cực cho nền kinh tế nước nhà. Gia nhập WTO, Việt Nam có
cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng


lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia
đó. Lượng hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này không gặp bất cứ trở
ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký. Bên cạnh đó,
do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta chưa cao, nên các doanh
nghiệp Việt Nam cũng phải đứng trước thách thức rất lớn là cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài.Vì vậy, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng sáng tạo, tìm ra các biện pháp riêng biệt để thích ứng
với môi trường kinh tế hiện tại.
Cùng với xu thế hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới, suốt từ năm
2007 đến nay chúng ta cũng chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế nước ta và
sự tác động rõ rệt của nền kinh tế thế giới đến nền kinh tế nước ta. Sự biến động
của nền kinh tế thế giới với những chu kỳ và giai đoạn nhất định đã gây ra
không ít những tác động tới các doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp phải thay
đổi, cải tổ và thay đổi chiến lược của mình để phù hợp với tình hình hiện nay là
điều đương nhiên mà các doanh nghiệp phải làm. Thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng
thị trường là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh, phát huy các thế mạnh của mình, thích ứng
với thị trường, đồng thời tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo an toàn và nâng cao vị
thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhận thức được thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
Cơ khí Trường Giang; chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí
trong đó sản phẩm chủ đạo là các dòng cửa sản xuất bằng thép ; thông qua quan
sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, và cùng
với sự giúp đỡ của các cán bộ trong công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Một số
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ cửa thép của công ty Cổ phần Cơ khí
Trường Giang” làm chuyên đề thực tập. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất
rộng, vì vậy trong chuyên đề này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng hoạt động

tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty. Từ đó rút
ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ tại công ty Cổ Phần Cơ khí
Trường Giang, xem xét những thành tựu cũng như tồn tại, hạn chế trong 4 năm
trở lại đây để đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Cơ khí
Trường Giang từ năm 2008 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong chuyên đề bao gồm: phương pháp so sánh
và phương pháp lý luận kết hợp với dẫn chứng thực tiễn để đưa ra những kết
luận mang tính khách quan nhất.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí Trường Giang
Chương 2: Thực trạng hạt động tiêu thụ sản phẩm cửa thép của Công ty
Cổ phần Cơ khí Trường Giang
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản
phẩm cửa thép của Công ty Cổ phần Cơ khí Trường Giang
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế, nên chuyên đề
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý
từ các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên trong trong công ty. Đồng thời, em
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên trong công ty đã hết sức giúp

đỡ nhiệt tình, sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo
hướng dẫn Th.s Trần Việt Hưng, để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt
nghiệp này.
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ
TRƯỜNG GIANG
1.1. Thông tin chung về công ty
Tên giao dịch: TG VIET NAM SJC.
Tên tiếng Việt của công ty: Công ty Cổ Phần Cơ khí Trường Giang.
Trụ sở chính : Số 3 - Đường Xuân Đỉnh - Xã Xuân Đỉnh - Huyện Từ Liêm
- Hà Nội - VN
Nhà máy: Khu công nghiệp Kiến Hưng - Hà Đông - Hà Nội
Giám đốc: Lê Quang Thuận
Văn phòng đại diện: Lô 8B- TT5 khu đô thị Văn Quán- Hà Đông- HN
Điện thoại: (84-4) 22414950
Fax: (84-4) 33545267
Website :
Email :
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Năm 2002: Ngày 6/8/2002 được xem như ngày thành lập công ty với tên
gọi ban đầu là Công ty TNHH Trường Giang. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là
sản xuất và cung cấp các sản phẩm cơ khí chất lượng cao. Sau một chặng đường
của quá trình phát triển doanh nghiệp đã không ngừng lớn mạnh. Thương hiệu
“Trường Giang” đã bước đầu được khẳng định trên thương trường gắn liền với
uy tín về chất lượng sản phẩm.
Năm 2007: Công ty TNHH Trường Giang được cổ phần và chính thức đổi

tên thành Công ty Cổ Phần Cơ Khí Trường Giang. Linh vực sản xuất và kinh
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
doanh chủ yếu là các sản phẩm cửa thép mang thương hiệu “DENTO” như: Cửa
thép an toàn chống cháy, cửa thép an toàn kỹ thuật, cửa thép an toàn vân gỗ.
Hiện nay, Trường Giang là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cửa thép trên thị
trường Việt Nam.
1.3. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Công ty
Công ty Cổ Phần Cơ Khí Trường Giang là doanh nghiệp tư nhân với chức
năng chủ yếu là sản xuât và kinh doanh các sản phẩm cơ khí: Chủ yếu là cửa
thép và các sản phẩm cơ khí…
1.3.1. Nhiệm vụ của công ty
Công ty cần xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo
đúng chức năng của mình đã đăng kí.
Tìm mọi biết pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận.
Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn
định cho người lao động.
Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, bảo vệ
môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, hạch toán và báo cáo trung thực theo
chế độ do nhà nước quy định.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng kế toán
Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh
của công ty, chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ huy bộ máy quản lý và điều hành
mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Về những vấn đề cụ thể như chỉ tiêu kế
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C

Giám đốc
5
Phòng
kinh doanh
Phòng
kế toán
Phòng
bán hàng
Phòng
Vật tư
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, các chủ
trương biện pháp liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, xây
dựng quy hoạch cán bộ công nhân viên, báo cáo sơ kết tổng kết hàng năm cho
toàn công ty. Bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra đánh giá kết quả các
chương trình kế hoạch đã đề ra và bàn chương trình công tác năm sau…
Phòng kinh doanh: Có chức năng và nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh
doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty
từng năm trình giám đốc. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp để đổi mới phương
thức kinh doanh, nâng cao văn minh doanh nghiệp. Tổ chức công việc giao
dịch, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và thực hiện kế hoạch Marketing.
Phòng kế toán: Hướng dẫn kiểm tra phân tích xử lý mọi hoạt động kinh tế
trong công ty thông qua tổ chức chỉ đạo hệ thống kinh tế của toàn Công ty:
- Thực hiện chế độ hoạch toán theo quy định chấp hành pháp luật pháp và
hướng dẫn các cơ quan chức năng
- Khai thác mọi nguồn vốn cho kinh doanh điều hành và sử dụng bảo toàn
vốn của đơn vị phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển của công ty
- Xây dựng quy định lĩnh vực tài chính, kế toán đáp ứng được nhu cầu hoạt
động kinh doanh của toàn công ty
Phòng bán hàng: Có chức năng tham mưu đề xuất với tổng giám đốc để

quyết định các vấn đề bán hàng.
Chịu trách nhiệm bán hàng trực tiếp cho khách hàng bao gồm các nhiệm
vụ chính:
- Tiếp nhận đơn hàng của khách hàng. Phối hợp với bộ phận kho để thực
hiện tốt các yêu cầu giao hàng, kiểm soát hàng và theo dõi hoạt động bán hàng.
- Chủ động phát triển mạng lưới bán hàng, đề xuất lên giám đốc chính sách
bán hàng phù hợp với công ty.
- Chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
Phòng vật tư: Phối hợp với bộ phận kho để quản lý, giám sát hàng hóa
được nhập về, chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng hàng được nhập khẩu,
đảm bảo đúng, đủ, kịp thời.
1.3.3. Đặc điểm lao động của công ty
Qua bảng 1.2 ta thấy, công ty số lao động là trung cấp nghề chiếm số đông
khoảng 50%, đại học chiếm khoảng 30% tổng số lao động trong công ty. Điều
này là do công ty hoạt động ở cả hai lĩnh vực là sản xuất và kinh doanh, chủ yếu
là công nhân sản xuất và đội ngũ nhân viên kinh doanh. Do đó cơ cấu lao động
như trên là hợp lý.
Bảng 1.2. Trình độ lao động của công ty từ năm 2008 đến năm 2011
Trình độ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trên đại học 1 1 2 2
Đại học 6 8 12 12
Cao đẳng 2 3 5 7
Trung cấp nghề 14 11 30 22
Tổng 23 23 49 43
Nguồn: Phòng kế toán
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty

1.4.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty:
Sản phẩm của công ty bao gồm:
- Cửa thép an toàn chống cháy( Hình 1)
- Cửa thép an toàn kỹ thuật(Hình 2 )
- Cửa thép an toàn vân gỗ(Hình 3 )
- Các sản phẩm cơ khí: ban công, hoa sắt cửa, hộp kỹ thuật…
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

Hình 1 Hình 2 Hình 3
Cửa thép được hình dung cơ bản là cửa được làm bằng chất liệu là thép.
Tùy theo nguyên liệu và cách để chế tạo ra cửa thì cửa thép có rất nhiều tên gọi
khác nhau: Cửa thép hộp, cửa thép tấm, cửa thép xếp…Tuy nhiên loại cửa thép
của công ty Trường Giang có những nét nổi bật hơn về cả công đoạn sản xuất,
quy cách tạo nên sản phẩm và mang tính thẩm mỹ cao hơn. Sản phẩm của công
ty chủ yếu tập trung ở ba dòng sản phẩm chính đó là: Cửa thép an toàn chống
cháy, cửa thép an toàn kỹ thuật, cửa thép an toàn sơn vân gỗ với những đặc tính
tương đối khác nhau.
Công đoạn sản xuât cửa thép nói chung như sau: Từ kích thước và yêu cầu
về mẫu mã sản phẩm của khách hàng, sau đó kỹ thuật nhà máy sẽ thiết kế theo
những yêu cầu đó và chuyển sang cho bên sản xuất tiến hành sản xuất. Đầu tiên
các công nhân sẽ lựa chọn những tấm thép theo yêu cầu về độ giày mỏng và mẫu
mã rồi đem đi cắt, dập tạo thành hộp cửa. Sau đó xử lý qua bể phốtphat làm sạch
bề mặt cửa( mục đích để khi sơn bề mặt phải đảm bảo sạch và độ bền sơn sẽ cao
hơn). Tiếp đến là việc cho các vật liệu bên trong vào hộp cửa nhằm tăng cứng
cho cửa và hàn liên kết các bề mặt cửa lại với nhau tạo thành một cánh cửa. Công
đoạn sản xuất cánh cửa và khung cửa được tiến hành đồng thời ở xưởng gia
công. Sau khi cả cánh cửa và phần khung được hoàn thiện phần thô thì được
chuyến sang xưởng hoàn thiện để tiến hành sơn hoàn thiện. Tại đây cánh cửa và

khung được phủ sơn lên bề mặt rồi cho vào lo sơn tĩnh điện ở nhiệt độ cao, sau
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
khi sơn xong thì lắp ráp phần cánh và khung cửa cùng với các phụ kiện như: chốt
cửa, khóa, dán roăng cao su…cho ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên những dòng
sản phẩm khác nhau cũng có những sự khác nhau cơ bản như sau:
Cửa thép an toàn chống cháy: Được dùng trong các tòa nhà cao tầng, nhà
xưởng và các khu công nghiệp. Việc dùng sản phẩm cửa thép chống cháy này
đảm bảo về độ an toàn cao cho các công trình dân dụng, đảm bảo tính mạng con
người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn. Với tính chất và yêu cầu như thế nên tiêu
chuẩn kỹ thuật của sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu như sau: Độ dày tấm
thép làm khung tối thiểu là 1,5mm. Độ dày tấm thép làm cánh là 1,2mm. Vật
liệu bên trong cánh cửa đó là bông thủy tinh chống cháy. Đối với khóa cửa thì
không phải là khóa thông thường mà phải dùng tay đẩy panic vừa có tác dụng
làm khóa vừa đảm bảo kỹ thuật để sản xuất loại cửa này. Về mẫu mã thì loại
cửa này chỉ làm phẳng mà không có pano (huỳnh cửa) như các cửa thông dụng
khác vì độ dày của thép quá dày nên không thể dập để tạo ra các pano được và
về màu sắc chỉ có 3 màu thông dụng đó là: trắng sứ, ghi, đen.
Cửa thép an toàn kỹ thuật: Được dùng trong các tòa nhà cao tầng, nhà
xưởng và các khu công nghiệp…Về quy cách sản phẩm cũng giống với cửa
thép chống cháy nhưng chỉ khác nhau đó là: Vật liệu bên trong là giấy cacbon
honycompaper có cấu trúc hình tổ ong trải đều phía trong bề mặt cánh nhằm
tăng cứng cho cửa và dùng khóa thông thường như cửa dân dụng.
Cửa thép an toàn vân gỗ: Được dùng tương tự như 2 dòng sản phẩm trên
nhưng đặc biệt là sản phẩm này có thể đi vào khách hàng lẻ là các công trình
nhỏ của các hộ gia đình. Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, mô phỏng sản phẩm
cửa gỗ tự nhiên rất thân thiện với gia đình và phù hợp với tư duy truyền thống
là phải dùng cửa gỗ vào công trình. Ứng dụng của sản phẩm đó là: Dùng làm
cửa chính, cửa ban công, cửa sổ, cửa tum và có thể dùng vào cửa thông phòng.

Về công đoạn sản xuất sản phẩm tương tự như cửa thép an toàn kỹ thuật
nhưng sản phẩm này phức tạp hơn ở công đoạn hoàn thiện. Vì là sản phẩm mô
phỏng cửa gỗ tự nhiên nên việc sơn sản phẩm phải cầu kỳ hơn. Sau khi sản
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
phẩm sơn qua lò sơn tĩnh điện ở nhiệt độ cao tạo một bề mặt sơn phủ và là lớp
màu nền của vân gỗ nhạt hay đậm thì sản phẩm phải được tạo vân gỗ bằng
một lớp sơn hình vân gỗ được định sẵn trên bề mặt giấy. Sau khi gián giấy có
bề mặt sơn vân gỗ thì sản phẩm lại được đưa vào lò sơn tĩnh điện tiếp tục sơn
thêm một lần nữa. Trong lúc sơn thì lớp sơn vân gỗ ở bề mặt giấy dán dính
váo bề mặt sản phẩm và tạo thành lớp vân gỗ, cuối cùng bóc lớp giấy dán ra,
làm sạch và sơn phủ một lớp sơn bóng nhằm tăng độ thẩm mỹ và chống trầy
xước cho sản phẩm. Sau đó tiến hành lắp ráp các phụ kiện đi kèm và cho ra
sản phẩm cuối cùng.
1.4.2. Những yếu tố vĩ mô tác động tới hoạt động của công ty
1.4.2.1. Môi trường kinh tế
Gia nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng đem
lại những khó khăn nhất định cho nên kinh tế nước ta cũng như với người tiêu
dùng. Chứng kiến lại thời gian qua chúng ta thấy muôn vàn khó khăn đối với
người tiêu dùng đó là giá cả tăng, thu nhập khó khăn…. Khả năng chi tiêu giảm
đi của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lơn đến nền kinh tế và bản thân các doanh
nghiệp. Thị trường bất động sản ngưng trệ và rơi vào tình trạng đóng băng gây
ảnh hưởng rất lớn đến công ty( thị trường tiệu thụ cửa phụ thuộc rất nhiều vào
thị trường bất động sản). Trong thời điểm vừa qua thì công ty chủ yếu đẩy
mạnh các sản phẩm đi vào thị trường khách hàng lẻ bởi vì nhu cầu xây dựng
của người dân vẫn rất nhiều. Vậy câu hỏi đặt ra đó là sản phẩm tại sao lại vẫn
tiêu thụ được. Đó là do giá cả của cửa thép rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm
cửa làm bằng gỗ đánh đúng vào tâm lý thắt chặt chi tiêu của người dân. Với
mức giá 1.800.000đ/m2 bao gồm các phụ kiện kèm theo và khung bao quanh

cửa thì người tiêu dùng vẫn có thể có một sản phẩm đảm bảo về độ bền chắc, độ
thẩm mỹ cao và quan trọng hơn cả đó là phù hợp với túi tiền. Đó là một lợi thế
lớn của công ty và đảm bảo công ty vẫn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế
đầy khó khăn.
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
1.4.2.2. Các yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách nhà nước
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của thị
trường bất động sản. Đó là nhiều công trình xây dụng được mọc lên, nhu cầu
nhà ở ngày càng nhiều và việc hình thành nên nhiều tòa nhà cao tầng là một
điều tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Với yêu cầu đó buộc nhà nước phải có
các biện pháp mang tính kỹ thuật can thiệp nhằm đảm bảo độ an toàn cho các
công trình cao tầng. Củ thể đó là bộ TCVN 6160- 1996 của Bộ Xây Dựng ban
hành về vấn đề phồng cháy chữa cháy đối với các tòa nhà cao tầng, theo đó tất
cả các tòa nhà có chiều cao từ 25m( các tòa nhà trên 7 tầng) trở lên phải dùng
các vật liệu chống cháy theo quy định này. Với quy định đó hoàn toàn là một
lợi thế đối với công ty khi đang sản xuất sản phẩm chống cháy đó là cửa thép
chống cháy. Với quy định trên mở ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn đối với
công ty. Nắm bắt được lợi thế đó, công ty đã có những chiến lược đúng đắn trên
con đường phát triển của mình đó là đầu tư giây chuyền máy móc sản xuất và
sản xuất ra sản phẩm của thép chống cháy nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường vào
năm 2007. Và từ đó đến nay sản phẩm của thép an toàn chống cháy luôn là mặt
hàng chủ lực trong sản xuất và là nguồn thu chủ yếu của công ty.
1.4.2.3. Môi trường công nghệ
Nói đến mặt hàng cửa thép trên thị trường Việt Nam thì nhiều người bêt
đến từ khá lâu, khoảng từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên sản phẩm đó toàn là
nhập khẩu từ nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc và lớn nhất đó là từ Trung
Quốc. Bản thân những người chủ chốt của công ty bây giờ ở thời điểm đó dang
hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, sau đó năm 2002 thành lập công ty cũng hoạt

động trong lĩnh vực cơ khí và có thể nắm bắt được về cơ bản quy cách làm ra
sản phẩm. Từ đó các kỹ sư của công ty tìm tòi học hỏi và chế tạo thử sản phẩm
và bước đầu thành công. Tuy nhiên ở thời điểm năm 2007 trong nước chưa có
một dây chuyền nào sản xuất ra sản phẩm này, công ty lúc này chuyển đổi sang
hình thức cổ phần và huy động được thêm vốn từ các cổ đông đã mạnh dạn đầu
tư nhập máy móc công nghệ từ Trung Quốc về và tiến hành sản xuất hàng loạt.
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
Và trở thành công ty trong nước đầu tiên sản xuất ra sản phẩm cửa thép và cho
tới nay công ty luôn là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cửa thép trên thị trường
Việt Nam.
1.4.2.4. Môi trường văn hóa xã hội
Khi nhắc đến việc làm cửa cho công trình dân dụng thì trong lối tư duy
truyền thống của chúng ta đó là cửa gỗ “Cứ làm nhà là phải làm cửa gỗ” bởi vì
cửa gỗ mang tính thân thiện hơn, đem lại cảm giác ấm cúng cho gia đình. Còn
đối với vật liệu như thép thì không được mọi người đón nhận bởi vì người ta
cho rằng thép mang một nét gì đó nặng nề và lãnh lẽo cho ngôi nhà của họ.
Nắm bắt được lối tư duy truyền thống đó công ty đã cho ra đời sản phẩm cửa
thép an toàn vân gỗ nhằm mô phỏng sản phẩm cửa gỗ để người tiêu dùng dễ
dàng chấp nhận một sản phẩm mới xâm nhập vào thị trường khách hàng là
những hộ gia đình. Tuy nhiên khi cho ra đời dòng sản phẩm mới này thì thị
trường dễ dàng chấp nhận và được ủng hộ rất nhiều vì sản phẩm thân thiện với
môi trương. Đặc biệt là đối với những khách hàng trẻ với lối tư duy mới rất yêu
thích sản phẩm của công ty.
1.4.2.5. Môi trường tự nhiên
Trong khi nguồn tài nguyên thiên ngày càng hiếm đặc biệt là gỗ tự nhiên.
Việc làm cửa bằng gỗ tự nhiên tốn kém rất nhiều chi phí vậy phải tìm đến sản
phẩm thay thế cửa gỗ và cửa thép an toàn vân gỗ là một giải pháp rất hợp lý vừa
đảm bảo tiết kiệm chi phí vừa có tính thẩm mỹ cao và đặc biệt là thân thiện môi

trường. Với những tính chất cơ bản của cửa rất phù hợp với điều kiện khí hậu
tại Việt Nam. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gây ra rất nhiều bất lợi cho các sản
phẩm cửa gỗ như: cong vênh, mối mọt, mục nát…thì sản phẩm cửa thép hoàn
toàn chịu được những sự tác động đó như: không cong vênh, mối mọt và đặc
biệt là độ bền về sản phẩm và độ bền sơn rất lâu. Với những đặc tinh ưu việt
trên thì việc lựa chọn cửa thép an toàn vân gỗ cho các công trình dân dụng là
một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
1.4.3. Thực trạng thị trường cửa thép ở Việt Nam
1.4.3.1. Thị trường cửa Việt Nam
Việt Nam có tới 80% người dân chưa có nhà ở và 70% là dân số trẻ. Do đó
nhu cầu về nhà ở cung cho thị trường là rất lớn. Ước tính trong giai đoạn hiện
nay nhu cầu mỗi năm khoảng 30 triệu m2 cửa. Với tốc độ đô thị hóa nhanh
chóng như hiện nay thì nhu cầu về cửa còn tăng nhiều hơn nữa, đặc biệt là việc
phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp. Xét tổng quan về thị trường
cửa Việt Nam hiện nay thì chưa có một thống kê nào cụ thể về thị trường của
các loại cửa. Nhưng chúng ta có thể biết được thị phần và thực trạng của cách
dòng cửa một cách tương đối. Nhìn chung các dòng cửa cơ bản trên thị trường
hiện nay bao gồm: Cửa gỗ, cửa nhựa, cửa nhôm, cửa thép, cửa kính và một số
sản phẩm khác nhưng không đáng kể. Thị phần và thực trạng của các dòng cửa
được các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nhìn nhận và đánh giá một cách
tương đối như sau:
Biểu đồ 1.3. Thị trường cửa ở Việt Nam
Nguồn: vietnamnet.vn
Nhìn chung trên thị trường cửa ở Việt Nam được dùng nhiều nhất đó là cửa
gỗ. Lý giải cho điều đó là bởi vì tư duy truyền thống từ lâu đời của nước ta đó là
dùng gỗ để làm cửa, mặt khác thì cửa gỗ có những tính ưu việt hơn các dòng cửa
khác đó là vẻ đẹp của nó trong tổng thể cấu trúc công trình, sự thân thiện và đem

Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
lại cảm giác ấm cúng hơn trong gia đình. Hiện tại thị phần của cửa gỗ chiếm tới
35% trên thị trường bao gồm cả cửa gỗ tự nhiên và cửa gỗ công nghiệp. Sở dĩ thị
phần cửa gỗ chiếm nhiều như vậy là vì nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú trong đó có gỗ. Trong thị phần của gỗ thì thị phần cửa gỗ tự nhiên
chiếm tới 70% vì đây là sản phẩm truyền thống, hơn nữa đa số các công trình
dùng cửa gỗ tập trung nhiều ở các tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa chậm và tập
trung chủ yếu ở các công trình của dân. Còn cửa gỗ công nghiệp chiếm 30% thị
phần cửa gỗ vì đây là sản phẩm mới nên khả năng biết đến và được chấp nhận
chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Xét về ứng dụng của cửa gỗ tự nhiên rất đa dạng đó là: Cửa chính, cửa sổ, cửa
thông phòng, cửa ban công, cửa tum, cửa nhà vệ sinh…Tuy nhiên với giá thành
đắt nên cửa gỗ tự nhiên được dùng nhiều ở công trình của người dân và những
công trình mang tính chất đặc biệt của nhà nước. Một đặc tính khác của cửa gỗ tự
nhiên là bị co ngót, cong vênh, mối mọt do tác động của khí hậu ở Việt Nam nên
nó ít được lựa chọn. Và một đặc tính nữa đó là dễ cháy. Với cửa gỗ công nghiệp
thì đa phần được dùng làm của thông phòng.
Tiếp theo phải kể đến đó là dòng cửa nhựa với thị phần cũng tương đối lớn
và chỉ sau cửa gỗ chiếm khoảng 30% thị phần cửa trện thị trường Việt Nam.
Giải thích cho kết quả trên đó là do sản phẩm cửa nhựa xuất hiện trên thị trường
từ rất lâu và có rất nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng được rất lớn nhu cầu từ
thị trường. Chiếm ưu thế lớn nhất trong dòng sản phẩm phải kể đến là thương
hiệu Eurowindow chiếm khoảng 40% thị phần. Có nhiều sản phẩm trong dòng
cửa nhựa đó là: Cửa nhựa lõi thép, cửa nhựa bọc gỗ, cửa nhựa bọc thép, cửa
nhựa xếp… Và được ứng dụng rất nhiều làm cửa sổ, cửa thông phòng, cửa nhà
vệ sinh. Các dòng cửa nhựa được dùng nhiều ở các công trình lớn, khu văn
phòng và công trình của dân.
Cửa thép chiếm khoảng 20% thị phần cửa trên thị trường. Xuất hiện trên thị

trường từ rất lâu nhưng chỉ là các sản phẩm gia công. Một đặc tính của thép đó
là mức độ an toàn và được dùng nhiều ở các khu công nghiệp, nhà kho, các
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
công trinh dân dụng lớn, các công trình quân sự… Sở dĩ tại sao xuất hiện từ rất
lâu nhưng thị phần của thép không lớn đó là nó ít được dùng trong các công
trình dân dụng, mặt khác là công tác sản xuất rất khó khăn. Trong gần chục năm
trở lại đây của thép được dùng nhiều hơn vì công nghệ mới đã cho ra đời những
sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn, đặc biệt là tính năng bảo vệ và chống cháy
của vật liệu. Chứng kiện sự ra đời của dòng cửa thép vân gỗ cho thấy sự thay
thế hợp lý cho dòng cửa gỗ truyền thống trong bối cảnh nguồn gỗ tự nhiên ngày
càng ít đi. Và trong tương lai dòng sản phẩm này sẽ là dòng sản phẩm chủ lực
cung cấp vào thị trường cửa.
Với cửa nhôm thì thị phần hiện tại chỉ chiếm khoảng 10% bởi vì những ứng
dụng của cửa nhôm hoàn toàn bị thay thế bởi dòng cửa nhựa với những ưu thế
vượt trội hơn. Ứng dụng chủ yếu của cửa nhôm đó là cửa sổ, cửa nhà vệ sinh.
Còn cửa kính chỉ chiếm một thị phần rất it đó là 5% và nhắc đến chủ yếu là
dòng cửa kính thủy lực. Ứng dụng của sản phẩm này đó là cửa ra vào ở các cửa
hàng, các công ty và khối các văn phòng.
1.4.3.2. Thị trường cửa thép ở Việt Nam.
Khi nói đến thị trường cửa thép hiện nay thì mọi người đều không còn lạ
nữa bởi vì nó chiếm thị phần tương đối lớn trong thị phần cửa trên thị trường
Việt Nam. Nhưng ít người biết rằng cả một mảng thị trường rộng lớn như thế
lại chỉ có một bộ phận rất ít những nhà cung cấp ra sản phẩm đó. Nguồn cửa
thép cung ra thị trường hiện tại một phần ít là nhập khẩu từ nước ngoài như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều nhất là từ Trung Quốc và một phần lớn được sản
xuất trong nước. Cửa thép ứng dụng khá nhiều đó là làm cửa chính, thông
phòng, ban công, tum, cửa sổ. Các công ty sản xuất trong nước ta hiện nay chỉ
tiêu biểu có các công ty sản xuất ra cửa thép đó là: Công ty Cổ phần Cơ khí

Trường Giang, Công ty TNHH Galaxy, Công ty Cở khí Đa Phúc, Công ty
TNHH Việt – Nhật và một bộ phận ít các xưởng gia công nhỏ. Dẫn đầu trong
về thị phần đó là Công ty Cổ phần Cơ khí Trường Giang với 45% thị phần. Là
công ty đầu tiên sản xuất các dòng cửa thép dân dụng trong nước với dàn máy
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
móc thiết bị công nghệ cao, kinh nghiệm nhiều trong sản xuất và đã có thương
hiệu trên thị trường. Công ty Galaxy chiếm khoảng 27% thị phần, công ty Việt-
Nhật chiếm 15%, công ty Đa Phúc chiếm 10% và 3% của các xưởng gia công
nhỏ khác.
Biểu đồ 1.4. Thị phần cửa thép ở Việt Nam
Nguồn: Thống kê của công ty
Hiện tại dòng của thép mới chỉ phát triển mạnh ở thị trường miền Bắc. Tuy
nhiên với tính ưu việt của sản phẩm thì trong tương lai nó sẽ còn phát triển
mạnh mẽ hơn nữa.
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỬA THÉP TẠI
CỐNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TRƯỜNG GIANG
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ khí Trường
Giang trong những năm gần đây
Trước khi nghiên cứu về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần
cơ khí Trường Giang, chúng ta cùng tìm hiểu về kết quả kinh doanh của công ty
trong 4 năm gần đây thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008
đến năm 2011:
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
từ năm 2008 tới năm 2011

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu tiêu thụ

6.025
8
.345
1
2.035
3
2.545
2. Các khoản giảm trừ DT

64

105

195
0
3. Doanh thu thuần
5.
961

8.240

11.840

32.545
4. Giá vốn hàng bán


3.859

5.073

9.081
2
7.826
5. Lợi nhuận gộp
2
.102

2.537

2.759

4.719
6. Doanh thu từ tài chính

0

7

10

35
7. Chi phí tài chính
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
250 181 95 387

8. Chi phí quản lý KD

793

907

1.542

1.258
9. Lợi nhuận thuần

1.059

1.456

1.132

3.109
10. Thu nhập khác

134

97

181

0
11. Chi phí khác

72


59

115
0
12. Lợi nhuận khác

62

38

66

0
13. Tổng LN trước thuế

1.121

1.494

1.198
3
.109
14. Chi phí thuế

280,25

373,5

299,5

777
,25
15. Lợi nhuận sau thuế

840,75

1.120,5

898,5
2.3
31,75
Nguồn: Phòng kế toán
- Về mặt doanh thu:
Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ của công ty liên tục tăng qua các năm. Cụ
thể là, năm 2009 doanh thu tăng 2.320 triệu đồng so với năm 2008 (tăng
38,5%), năm 2010 con số này đạt 12.035 triệu đồng, tăng trưởng 44,2% so với
năm trước. Đặc biệt năm 2011 chứng kiến sự tăng nhanh của doanh thu lên tới
32.545 triệu đồng, tăng hơn 20 tỷ so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng
trưởng hơn 170%. Tóm lại qua 4 năm doanh thu của công ty đã có sự tăng
trưởng mạnh mẽ từ năm 2008 đến năm 2011 doanh thu đã tăng 26.520 triệu
đồng tương đương với 450%. Nguyên nhân chính ở đây đó là thời điểm khi
công ty nắm bắt được cơ hội kinh doanh và quyết định đầu tư công nghệ sản
xuất cửa thép đánh đúng vào nhu cầu thực sự bức thiết trên thị trường xây dựng.
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
Thay vì phải dùng cửa nhập khẩu từ nước ngoài với các hạn chế như: giá bán
cao, phải thiết kế và thi công công trình theo kích thước cửa sẵn có của bên sản
xuất, tiến độ và thời gian giao hàng chậm và không thể chủ động được với tiến
độ của bên thi công, lúc sử dụng thì vấn đề bảo hành, bảo trì gặp nhiều khó

khăn cả về con người lẫn cả công nghệ… Thì với một sản phẩm hoàn toàn mới
có phẩm chất kỹ thuật đảm bảo với những ưu thế như: giá rẻ, bên sản xuất cửa
hoàn toàn chủ động sản xuất theo yêu cầu về quy cách sản phẩm mà bên thi
công công trình đặt ra, tiến độ giao hàng đảm bảo nhanh hơn, bên thi công hoàn
toàn có thể giám sát kiểm tra để chủ động hơn trong tiến độ công trình, khi vào
trông quá trình sử dụng thì việc bảo hành bảo trì được đáp ứng nhanh chóng kịp
thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng…Vậy nếu bạn là một nhà thầu
xây dựng thông thái thì bạn sẽ chọn giải pháp nào? Rõ ràng đó là một ưu thế
lớn đối với công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất của thép đó là Trường
Giang. Vì thế trong những năm qua, từ khi các sản phẩm ra đời thì doanh thu
qua các năm đều tăng. Hơn nữa nếu quan sát kỹ về dòng đời sản phẩm theo chu
kỳ của nó thì sản phẩm của thép trong giai đoạn từ 2008 đến nay đang ở giai
đoạn“Tăng Trưởng” là giai đoạn mà sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và
chắc chắn rằng sản lượng sản xuất tăng theo và doanh thu tăng là điều hiển
nhiên.
Chứng kiến nền kinh tế nước ta từ năm 2008 đến nay trải qua rất nhiều
khó khăn. Hệ quả kéo theo đó là một thị trường bất động sản bị giảm sút và gần
như rơi vào tình trạng “Đóng băng”. Thị trường cửa nói chung và thị trường cửa
thép nói riêng phụ thuộc rất lớn vào thị trường bất động sản. Vậy lý do tại sao
mà doanh thu của công ty ở các năm trong giai đoạn này vẫn tăng? Giải thích
cho lý do trên đó là: Thị trường bất động sản giảm sút nhưng nhu cầu về nhà ở
của người dân vẫn có và phân khúc dòng sản phẩm nhà ở giá rẻ vẫn có nhu cầu
rất lớn. Kéo theo đó là hàng loạt các dự án nhà giá rẻ, nhà thu nhập thấp, chung
cư mini được hình thành và khá phát triển và đây là cánh của thoát hiểm cho
công ty trong thời gian qua. Không những công ty thoát khỏi phá sản là tình
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
hình chung của cả nghìn doanh nghiệp hiện nay mà ngược lại công ty vẫn tồn
tại và ngày càng phát triển. Ngoài yếu tố sản phẩm đáp ứng được đúng nhu cầu

thị trường, chiến lược công ty đúng đắn khi tìm ra được thị trường ngách cho
mình thì một yếu tố quan trọng nữa đó là đội ngũ nhân lực của công ty. Họ là
những con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết với sản phẩm và với một tinh thần
đoàn kết cung nhau“ Đồng cam cộng khổ” gắn bó với nhau phấn đấu đưa công
ty ngày càng phát triển hơn nữa.
Ngoài ra các khoản giảm trừ doanh thu tuy liên tục tăng với tốc độ cao từ
64 triệu năm 2008 đến 195 triệu năm 2010 (gần 300%) song chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
trong doanh thu (khoảng 1%) nên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần
vì vậy giá trị doanh thu thuần vẫn đạt được ở mức cao và thể hiện sự tăng
trưởng mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng của doanh thu tiêu thụ. Đặc biệt sang
năm 2011, công ty không còn bị giảm trừ về doanh thu. Đây là tín hiệu đáng
mừng chứng tỏ công ty đã có sự quản lý tốt hơn trong quá trình sản xuất cũng
như bảo quản, vận chuyển sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt đến
tay khách hàng, không còn hiện tượng hàng hóa bị trả lại hay phải chiết khấu
thương mại vì hàng hóa kém chất lượng.
Bên cạnh đó doanh thu thu được từ hoạt động tài chính tuy có nhiều biến
động qua các năm (liên tục giảm từ năm 2008 đến năm 2010 và tăng mạnh trở
lại trong năm 2011 đạt 387 triệu đồng, tăng 54,8% so với năm 2008) song cũng
là một bộ phận quan trọng góp phần tăng thu cho công ty.
- Về mặt chi phí:
Bảng 2.6. Các thành phần chi phí của công ty từ năm 2008 – 2011
Đơn vị tính: Giá trị: Triệu đồng
Tỉ lệ: %
Chỉ
tiêu
2008 2009 2010 2011
Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng

1. Giá
vốn
hàng
bán
3.859 77,58 5.073 81,56 9.081 83,83 27.826 94,42
2.Chi
phí tài
chính
250 5,03 181 2,91 95 0,88 387 1,31
3.Chi
phí
quản lý
KD
793 15,94 907 14,58 1.542 14,23 1.258 4,27
4.Chi
phí
khác
72 1,45 59 0,95 115 1,06 0 0
Tổng
4.974 100 6.220 100 10.833 100 29.471 100
Nguồn : Phòng kế toán
Từ bảng 2.6, ta thấy sự biến động của tổng chi phí chủ yếu là do ảnh
hưởng của giá vốn hàng bán.Về cơ bản sự thay đổi của giá vốn hàng bán là do
sự thay đổi của số lượng sản phẩm sản xuất. Do sự phù hợp giữa sản xuất và
tiêu thụ, khi doanh thu tiêu thụ tăng, giá vốn hàng bán cũng có sự gia tăng
tương ứng, đặc biệt là sự tăng mạnh trong năm 2011, gấp 3 lần giá trị so với
năm 2010, chiếm tới trên 94% tổng chi phí. Tuy nhiên giá vốn hàng bán vẫn
còn ở mức quá cao, điều này một phần là do nguyên nhân khách quan như : giá
nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tiền lương phải trả cho công nhân tăng, giá
điện, nước tăng cao trong những năm trở lại đây, tuy nhiên không thể không

tính đến những nguyên nhân chủ quan như : quá trình định mức và quản lý chưa
tốt dẫn đến những thất thoát trong quá trình sản xuất, gây lãng phí và làm tăng
chi phí cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có sự gia tăng về giá trị
qua các năm, song tỷ trọng trong tổng chi phí là tương đối nhỏ và liên tục giảm
Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
21
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Việt Hưng
(từ 15,94 % năm 2008 xuống 4,27% năm 2011). Đây là tín hiệu đáng mừng cho
thấy doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh phù hợp về bộ máy quản lý đem lại hiệu
quả hoạt động cho công ty.
So với doanh thu từ hoạt động tài chính thì chi phí cho hoạt động này khá
lớn, đặc biệt con số này tăng cao trong năm 2011 lên tới 387 triệu đồng. Điều
này là do nhu cầu vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Chi phí này là có thể chấp nhận được khi doanh thu tiêu thụ liên tục
tăng cao. Song công ty cần xem xét để giữ chi phí này ở mức hợp lý để đảm bảo
hiệu quả kinh doanh trong điều kiện lãi suất cao như hiện nay.
Các chi phí khác cũng chứng kiến một sự giảm tương đối (trừ năm 2010)
đặc biệt trong năm 2011, chi phí này được cắt giảm hoàn toàn. Điều này thể
hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc giảm thiểu các chi phí không cần
thiết, nâng cao lợi nhuận.
- Về mặt lợi nhuận:
Nhìn chung, trừ một sự giảm nhẹ trong năm 2010, lợi nhuận trước thuế và
sau thuế của công ty liên tục tăng, đặc biệt tăng cao trong năm 2011 với tổng lợi
nhuận trước thuế là 3.109 và tổng lợi nhuận sau thuế là 2.331,75 (gấp gần 3 lần
so với năm 2008). Sau đây là biểu đồ thể hiện sự thay đổi lợi nhuận sau thuế
của công ty trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí từ năm 2008 đến năm
2011:
Biểu đồ 2.7. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của công ty
từ năm 2008 đến năm 2011

Sinh viên: Đặng Văn Thiện Lớp: QTKD Thương mại 50C
22

×