Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.38 KB, 83 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lêi cam ®oan
Với danh dự và trách nhiệm cá nhân em xin đảm bảo việc hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này có sự tham khảo các tài liệu khác nhưng được hoàn
thành một cách độc lập , sáng tạo không sao chép từ bất cứ chuyên đề tốt nghiệp
nào khác.
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
1.1. Quá trình hình thành & phát triển 18
Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc: 19
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TACN : Thức ăn chăn nuôi
DNTM : Doanh nghiệp thương mại
DN : Doanh nghiệp
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
GDKD : Giám Đốc kinh doanh
NVKD : Nhân viên Kinh doanh
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng1 : Phân loại các nhà máy sản xuất TACN ở VN theo công suất Error:
Reference source not found
Bảng.2: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp qua các năm Error: Reference
source not found
Bảng 3: Tổng lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất năm 2010 Error:
Reference source not found
BẢNG 4 : Cơ cấu lao động của công ty Error: Reference source not found


Bảng 5 : Kết quả kinh doanh của công ty thời kỳ 2008 – 2010 Error: Reference
source not found
Bảng 6 : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 Error: Reference
source not found
Bảng 7 : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 Error: Reference
source not found
Bảng 8:Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 Error: Reference source not
found
Bảng 9 : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011 Error: Reference source not
found
Bảng 10: Số lượng đại lý tại các vùng thị trường của công ty 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 11: Báo cáo Hoạt động kinh doanh 7-2011 Error: Reference source not
found
Bảng 12 : Kế hoạch mức sản lượng sản phẩm TACN của công ty năm 2011
Error: Reference source not found
Bảng13 : Dự kiến số đại lý tại các vùng thị trường của công ty 2011 Error:
Reference source not found
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1 : kết cấu của thị trường thức ăn chăn nuôi Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HỒNG HÀ
Error: Reference source not found
Sơ đồ 3 :Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi Error: Reference
source not found
Sơ đồ 4 : Kênh tiêu thụ sản phẩm TACN: Error: Reference source not found
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, ngành chăn nuôi đang phát triển rất mạnh, đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong nước và ngoài nước. Cùng với sự phát triển của ngành chăn
nuôi, là sự xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm
thức ăn chăn nuôi . Điều đó đã tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi để tranh giành những khách hàng nhằm
chiếm chỗ đứng trong thị trường thức ăn gia súc tại Việt Nam. Trong môi trường
cạnh tranh như vậy, Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà để tồn tại và phát
triển thì phải giữ được khách hàng đang có, đồng thời phải không ngừng tìm
kiếm khách hàng mới. Trong thời gian thực tập em nhận thấy vấn đề thị trường
và các chính sách Marketing của công ty đã đạt được những kết quả rất tốt và
phát triển ổn định, bền vững qua từng năm tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Do
đó với chuyên đề thực tập, em quyết định chọn đề tài :
“Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ
phần Dinh dưỡng Hồng Hà ”
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Liên Hương ,Người
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin
cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty Cổ phần
Dinh dưỡng Hồng Hà đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian
thực tập tại công ty.
Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quang Hưng
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI
1.Một số nét khái quát về sản phẩm thức ăn chăn nuôi
1.1 Khái niệm về sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm từ tự nhiên và hoạt động của con người.
Cùng với nhu cầu ngày càng tăng lên về sản phẩm từ chăn nuôi của con người,
ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng,
sữa…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tươi hàng ngày cho người dân và làm nguyên
liệu thiết yếu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm . Hiện nay chúng còn
có vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Chính vì vậy, nguồn thức ăn cung cấp cho
ngành chăn nuôi ngày càng đa dạng. Người ta không những đã sử dụng nguồn
thức ăn từ thực vật mà còn sử dụng cả nguồn thức ăn động vật, vi sinh vật,
khoáng chất, vitamin và những loại thức ăn tổng hợp khác.
Do đó, khái niệm thức ăn chăn nuôi đã được định nghĩa : “ Thức ăn chăn
nuôi là những sản phẩm từ thực vật, động vật, khoáng vật, những sản phẩm
này cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi, được khai thác từ tự nhiên hoặc
qua quá trình hoạt động của con người”
1.2 Các loại thức ăn chăn nuôi
a . Thức ăn tự nhiên : gồm các loại thực vật và động vật làm thức ăn cho
vật nuôi chăn thả tự nhiên.
b . Thức ăn sản xuất từ trồng trọt : gồm các loại rau xanh, các loại bèo,
các sản phẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người.
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
c . Nguồn thức ăn được chế biến : Hoạt động chế biến thức ăn chăn nuôi
đảm bảo thức ăn được cung cấp đầy đủ cân đối các thành phần dinh dưỡng cần
thiết cho con vật góp phần tăng năng suất vật nuôi thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển.
* Thức ăn chế biến bảo đảm nguồn cung cấp thức ăn ổn định đều đặn,
không mang tính thời vụ.Thức ăn chăn nuôi chế biến gồm 2 dạng :
+ Thức ăn chế biến dạng thô
+ Thức ăn chế biến dạng tinh
Ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi : Sản phẩm thức ăn chăn nuôi

gồm 2 loại là thức ăn chăn nuôi đậm đặc và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp :
* Thức ăn chăn nuôi đậm đặc : Là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh
dưỡng chính Protein, khoáng và vitamin với hàm lượng cao, ngoài ra được bổ
xung thêm các thức ăn bổ sung như bột cám gạo, bột ngô, bột sắn… Theo tỉ lệ
thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của từng vật nuôi.
* Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp : Là loại thức ăn hoàn toàn cân bằng các
chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức ăn dạng này đảm bảo sự duy trì được
đời sống và sức sản xuất của vật nuôi . Khi người chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn
hợp sẽ không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác ( bột, ngô, sắn…) trừ
nước uống. Loại thức ăn hỗn hợp thích hợp với những phương thức chăn nuôi
công nghiệp
2. Tổng quan về thị trường và phát triển thị trường TACN
2.1 Khái niệm của thị trường TACN
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan. Trong hệ thống lý thuyết
kinh tế, nhiều khái niệm thị trường được ghi nhận song hầu hết các quan niệm
thị trường có tính chất vĩ mô. Ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại : Thị
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu
cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm
năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu trên của
khách hàng.
Từ đó có thể hiểu : Thị trường thức ăn chăn nuôi gồm những người chăn
nuôi và tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất hoặc mua
bán thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu về nguồn thức ăn cho những người
chăn nuôi.(Giáo trình Marketing Nông Nghiệp – TS. Vũ Đình Thắng – NXB
Thống Kê.)
2.2 Phân loại thị trường TACN
Phân loại thị trường là việc phân chia thị trường theo các tiêu thức khác

nhau để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trường.
Các DN quan niệm, “ Thị trường bao gồm tất cả khách hàng tiềm ẩn cùng
có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để
thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó”. Do vậy, người kinh doanh sản phẩm
TACN phải xác định được những nhóm khách hàng mình đang phục vụ và
những khách hàng doanh nghiệp sẽ vươn tới . Với tiềm lực của mình doanh
nghiệp sẽ xác định những nhóm khách hàng sẽ cung cấp sản phẩm một cách tốt
nhất , hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
Có thể chia thị trường của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TACN như
sau :
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1 : kết cấu của thị trường thức ăn chăn nuôi
(Ng
uồn : Quản trị Marketing – Philip Kotler)
- Thị trường tiềm năng (1) : Là tập hợp những người tiêu dùng tự công
nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường. Người
chăn nuôi tiềm ẩn sẽ có ba yếu tố ảnh hưởng để tạo nên thị trường là : Sự quan
tâm, Thu nhập và cách tiếp cận.
+ Sự quan tâm : xuất phát từ nhu cầu muốn chăn nuôi dựa trên đặc
điểm của thị trường TACN
+ Thu nhập : Người chăn nuôi do phần lớn là nông dân, thu nhập
thấp và vốn sản xuất nhỏ lại phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài. Do vậy, lý do giá
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
Thị
trường
tiềm
năng
(1)

Thị
trường
hiện

(2)
Thị
trường
đủ tiêu
chuẩn
hiện có
(3)
Thị
trường
mục
tiêu
(4)
Thị
trường
chiếm
lĩnh
(5)
Tổng số người chăn nuôi
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TACN công nghiệp quá cao là một nguyên nhân giảm cầu về TACN công
nghiệp.
+ Khả năng tiếp cận : khi khách hàng ở thị trường tiềm ẩn có
những rào cản tiếp cận nào đó không tiếp cận tới sản phẩm và công ty sẽ thu hẹp
quy mô thị trường của doanh nghiệp.
- Thị Trường hiện có (2) : Là tập hợp những khách hàng có quan tâm

thu nhập và khả năng tiếp cận một sản phẩm cụ thể của thị trường.
- Thị trường đủ tiêu chuẩn hiện có (3): Gồm tập hợp những khách hàng
có quan tâm, thu nhập, khả năng tiếp cận và đủ tiêu chuẩn đối với một mặt hàng
cụ thể của thị trường
- Thị trường mục tiêu (4) : Là một bộ phận của thị trường có đủ tiêu
chuẩn hiện có, mà công ty theo đuổi và thực hiện những mục tiêu của mình
- Thị trường chiếm lĩnh (5): Là tập những khách hàng đang mua sản
phẩm của công ty
Với kết cấu thị trường như vậy, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong
môi trường kinh doanh như hiện nay đều phải hoạch định chiến lược thị trường.
Với mục tiêu không những bảo vệ nhóm khách hàng mà đang tiêu dùng sản
phẩm của doanh nghiệp, mà còn phải mở rộng nhóm khách hàng của doanh
nghiệp.
2.3 Nội dung phát triển thị trường
2.3.1 Phát triển sản phẩm
Là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm
thỏa mãn hơn nữa những nhu cầu của thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới – chất
lượng cao. Đây chính là phương thức kinh doanh có hiệu quả cho các doanh
nghiệp và cũng là cách thức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ở đây, sản phẩm của doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống thống nhất
các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ các nhu cầu
của khách hàng bao gồm các sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ,
cách thức phân phối… Sản phẩm mà người tiêu dùng nhận được bao gồm hàng
hóa cứng ( hàng hóa hiện vật ) và hàng hóa mềm (dịch vụ). Từ quan điểm này
cho thấy chỉ cần một sự thay đổi một trong những yếu tố trên như có thêm những
tính năng mới hoặc bao bì mới, dịch vụ mới…
Có thể phát triển sản phẩm theo hai hướng :

- Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn
- Cải tiển, hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có
2.3.2 Phát triển thị trường về khách hàng
Theo quan điểm của kinh doanh hiện đại là nhằm vào nhu cầu của khách
hàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của DN tìm ra sự thỏa mãn với khách
hàng. Thị trường của các DN sản xuất và kinh doanh sản phẩm TACN có thể
phân chia thành các nhóm sau :
- Căn cứ vào hành vi tiêu thụ : khách hàng là những người tiêu dùng
cuối cùng và người tiêu thụ trung gian.
- Căn cứ vào phạm vi địa lý , các vùng miền: khu vực phát triển hay
không phát triển chăn nuôi. Thuận lợi về giao thông hay không
- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa mua : khách hàng mua với khối lượng
lớn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ.
- Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp : Khách hàng
truyền thống và khách hàng mới.
2.3.3 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý ( địa bàn kinh
doanh )
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển thị trường của DN không chỉ là phát triển về sản phẩm, về
khách hàng mà cả về mặt không gian. Phát triển thị trường về mặt không gian là
mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.
Phát triển thị trường về không gian có thể được thực hiện thông qua sự lựa
chọn các kênh phân phối thích hợp. Tùy vào mục tiêu chiến lược bán hàng, các
doanh nghiệp có thể quan hệ với người bán lẻ, người bán buôn và cả người trung
gian để mở rộng phạm vi bán hàng.
3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THỨC
ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM.

3.1 Đặc điểm thị trường thức ăn chăn nuôi ở việt nam.
* Nguyên liệu phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu , Giá
thành sản phẩm cao.
Hiện sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp mới đạt 50%, còn lại người
chăn nuôi phải sử dụng thức ăn tự chế. Gần 50% trong số khoảng 11 triệu tấn thức
ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm là lượng nguyên liệu phải nhập khẩu.
Đây chính là nguyên nhân đẩy giá thành thức ăn chăn nuôi của nước ta luôn cao
hơn so với các nước, các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ 65 - 70% thị phần
mặt hàng này trong nước, dẫn đến lo ngại về sự thao túng giá trên thị trường…
nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới trên 54,6% giá trị sản xuất (tương đương 9.300
tỷ đồng), trong đó riêng ngô và khô dầu đậu nành khoảng 1,2-1,3 triệu tấn.
Sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mất cân đối trong
quy hoạch phát triển, hạn chế trong kiểm tra chất lượng thức ăn , đang đặt ra
cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi quá nhiều
khó khăn để có thể phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trên "sân chơi" WTO,
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nguồn nguyên liệu trong nước hiện chỉ mới đáp ứng 70% nhu cầu, 30% còn lại
phải nhập khẩu. Trong đó, ngay cả những nguyên liệu có thể sản xuất trong nước
như bắp phải nhập khẩu bình quân 500.000-600.000 tấn/năm. Nguyên nhân là do
chúng ta không chú trọng đầu tư cho cây trồng này trong khi năng suất bắp tại
các nước khá cao, năng suất tại Mỹ khoảng 9-11 tấn bắp/ha, năng suất bắp tại
VN chỉ khoảng 3,6 tấn/ha. Do vậy, dù tổng diện tích sản xuất bắp của cả nước
hơn 1,1 triệu ha, nhưng Việt nam vẫn phải đổ hàng trăm triệu USD để nhập sản
phẩm này mỗi năm.
Một trong những nguyên nhân, là do hệ thống thủy lợi tại các vùng
chuyên canh bắp cho đến nay vẫn không được đầu tư, người sản xuất chủ yếu
nhờ vào nước mưa.
Việt nam còn phải nhập khoảng 400 triệu USD đậu nành (khô dầu) và hơn

100 triệu USD bột cá mỗi năm. Việt nam là một trong những quốc gia xuất khẩu
thủy sản hàng đầu thế giới với bờ biển dài hơn 3.000km cùng đội tầu đánh bắt
hàng ngàn chiếc nhưng lại phải đi nhập bột cá tận Peru
Việt nam không có thế mạnh về sản xuất đậu nành hàng hóa nhưng hoàn toàn đủ
khả năng cung cấp nguyên liệu bột cá cho ngành TĂCN với điều kiện ngành
thủy sản chú trọng hơn đối với lĩnh vực này.
*Tốc độ phát triển của ngành sản xuất TACN tăng nhanh
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 225 nhà máy chế biến
TACN (13,7% của nước ngoài, 4,1% liên doanh và 82,2% trong nước). Chính
phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty đầu tư vào ngành thức ăn chăn
nuôi trong nước. Số lượng các công ty tham gia vào ngày càng nhiều trong đó
khoảng 20 -25 nhà máy đã xây dựng được thương hiệu, số tiền đầu tư từ 2-3
triệu USD. Khoảng 30 nhà máy đầu tư trên 10 tỷ đồng còn lại là các xưởng nhỏ,
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mỗi tháng sản xuất từ 100-300 tấn TACN. Tổng số vốn đầu tư của các doanh
nghiệp Việt nam khoảng 100 triệu USD, công suất khoảng 2 triệu tấn/năm. Hiện
nay, có khoảng 15 công ty nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam với tổng số nhà máy của họ lên tới 36-40 nhà máy
công suất 3,6-4 triệu tấn/năm. Tính về đánh giá đầu tư, các công ty nước ngoài
đầu tư chiếm 75%, các công ty trong nước chiếm khoảng 25% về giá trị đầu tư
cho ngành TACN.
Bảng1 : Phân loại các nhà máy sản xuất TACN ở VN theo công suất
Phân loại các nhà máy sản xuất TACN của Việt Nam theo công suất
Năm 2010 Năm 2011
Số lượng % Số lượng %
Tổng số nhà
máy
239 100 225 100

≤ 5 tấn/h 144 60,2 102 45,3
≥ 10 tấn/h 53 22,2 53 23,5
≥ 20 tấn/h 25 10,4 38 17
≥ 30 tấn/h 17 7,2 32 14,2
Nguồn: BC Tổng quan SX TACN Việt Nam
Do nhu cầu tất yếu của sản xuất, kết hợp với chính sách thông thoáng
trong cơ chế quản lý, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong giai
đoạn 2006-20010 cũng đã có những chuyển biến lớn.
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng.2: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp qua các năm
Đv. tính: 1000 tấn
Năm
Thức ăn
hỗn hợp
Thức ăn
đậm đặc
Tổng số
Thức ăn hỗn
hợp quy đổi
Tỷ lệ tăng
BQ (%)
2000 1.700 330 2.030 2.690
2001 1.950 350 2.300 3.000 11,5
2002 2.400 340 2.740 3.420 14,0
2003 2.650 400 3.050 3.850 12,6
2004 2.700 400 3.100 3.900 1,3
2005 3.238 702 3.940 5.344 37,02
2006 4.361 747 5.118 6.600 23,5

2007 5.300 825 6.125 7.776
17,8
2008 6.882 684 7.567 8.935 14,9
2009 6.653 849 7.502 9.200 18,1
2010 7.162 1.133 8295 10.560 11,5
Bình quân (%) 16,2
(nguồn :chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 - Cục chăn nuôi )
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn
2000-2010, bình quân là 16,2%/năm. Năm 2004, do ảnh hưởng của giá thành
nguyên liệu tăng và dịch cúm gia cầm, một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
đã phải ngừng hoạt động hoặc giảm công suất hoạt động nên sản lượng thức ăn
chăn nuôi gia cầm giảm 30-35%, do vậy tỷ lệ tăng trưởng thấp (1,3%). Năm
2005, với việc phục hồi ngành chăn nuôi nên có sự tăng trưởng bù, sản lượng
tăng 37,02% so với năm 2004. Năm 2009 và 2010 do ảnh hưởng của giá thành
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nguyên liệu, biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất chăn nuôi, đặc biệt
2010 do dịch bệnh trên gia súc và gia cầm quá lớn (lở mồm long móng ở gia súc
, cúm gia cầm…) làm sụt giảm số lượng lớn đàn gia súc, gia cầm, khả năng tái
đàn của người chăn nuôi hạn chế nên sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất sụt
giảm.
Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi của
Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, năm 2001 đạt 27,0%; năm 2006 đạt 45,1%
song con số này so với bình quân thế giới vẫn còn quá thấp. Theo số liệu của
Ruedi.A.Wild (1994), trong tổng số 1 100 triệu tấn thức ăn tinh gia súc, gia cầm
sử dụng trên toàn cầu thì có tới 530 triệu tấn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
(chiếm 48,2%); nông dân tự trộn 350 triệu tấn (31,8%) và 220 triệu tấn (20,0%)
thức ăn được sử dụng ở dạng nguyên liệu đơn. Như vậy, so với mức trung bình
chung của thế giới tỷ lệ TACN công nghiệp/tổng lượng thức ăn tinh sử dụng ở

nước ta vẫn còn thấp.
Bảng 3 : Tổng lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất năm 2010
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đv. tính:1000 tấn
STT Vùng sinh thái Hỗn Hợp Đậm Đặc Quy đổi Tỷ lệ (%)
1 Đông Bắc 25 11 58 0,6
2 Tây Bắc 14 7 34 0,3
3 Đồng bằng Sông Hồng 3.201 225 3.875 36,7
4 Bắc Trung Bộ 42 22 109 1,0
5 Duyên Hải Nam Trung Bộ 8 5 22 0,2
6 Tây Nguyên 15 74 238 2,25
7 Đông Nam Bộ 3.317 557 4.990 47,25
8 Đồng bằng Sông Cửu Long 540 232 1.234 11,7
Tổng 7.162 1.133 10.560 100,0
Nguồn (Viện chiến lược - Cục chăn nuôi )
Để giảm ô nhiễm môi trường tại những vùng có mật độ chăn nuôi lớn (Đông
Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng) và tránh hiện tượng vận chuyển nguyên liệu từ
miền núi xuống đồng bằng để chế biến rồi chuyển thức ăn chăn nuôi theo chiều
ngược lại thì hướng phát triển một số các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lên
vùng trung du, miền núi là điều cần thiết góp phần khai thác hết tiềm năng điều
kiện tự nhiên, xã hội ở các vùng sinh thái này.
3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thức ăn chăn nuôi ở
Việt Nam
a , Nguyên nhân chủ quan :
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất thức ăn gia súc. “Hạn chế

lớn nhất của ngành sản xuất TACN hiện nay là quá phụ thuộc vào nguyên liệu
nhập khẩu, khi giá nguyên liệu thế giới tăng, giá sản phẩm trong nước cũng phải
tăng theo ” . Giá nguyên liệu đầu vào và giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ
tiếp tục tăng dựa trên những dự báo không mấy lạc quan về triển vọng nguồn
cung và sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ. Thêm vào đó, giá thức ăn chăn nuôi trên
thị trường thế giới bắt đầu có dấu hiệu tăng nóng do các nước sản xuất ngũ cốc lớn
trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đối khí hậu toàn cầu.
- Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cộng với vấn đề leo thang của tỷ giá đã đẩy giá
thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước vào vòng xoáy tăng giá mới. Người chăn
nuôi chưa hết lao đao với dịch bệnh lại hứng chịu thêm việc tăng giá thức ăn chăn
nuôi liên tục, khiến cho việc tái đàn càng trở nên khó khăn
- Công nghệ, dây truyền sản xuất ảnh hưởng đến năng suất & chất lượng sản
phẩm TACN
- Chi phí đầu vào sản xuất (giá điện, nước, xăng dầu, nhân công, tỷ giá, lãi suất)
có thể tăng mạnh
-Thị trường thực phẩm năm 2011 sẽ đối mặt với nhiều áp lực do thuế nhập khẩu
thức ăn chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa thực phẩm trong nước
với thực phẩm nhập ngoại cũng tăng thuế nhập khẩu giảm theo các cam kết mở
cửa thị trường.Theo ước tính của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nhu cầu
thức ăn chăn nuôi trong nước mỗi năm cần khoảng 19 triệu tấn, trong đó sản
xuất công nghiệp mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu (khoảng 8 triệu tấn thức
ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản),
còn lại là do hộ chăn nuôi tự cung tự cấp.
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong số 10,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm,
các nhà máy chế biến phải nhập khẩu gần 5 triệu tấn nguyên liệu/năm.Trong khi
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) liên tục đưa ra các dự báo lạc quan về sản lượng
ngũ cốc ở Mỹ và các nước khu vực Nam Mỹ, thì ở Trung Quốc - nước sản xuất

ngô lớn thế 2 thế giới - đang có xu thế giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu.Trong
11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngô của Trung Quốc đã giảm 60% so với cùng
kỳ năm ngoái, xuống mức 93.340 tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu thức ăn chăn
nuôi ở thị trường nội địa tăng mạnh và hạn hán kéo dài ở các khu vực trồng ngô
trọng điểm của Trung Quốc.
Giá đậu tương thế giới giảm xuống trong quý I năm 2011 do sản lượng ở Nam
Mỹ tăng mạnh. Mặc dù vậy, yếu tố rủi ro trên thị trường đậu tương đang ở mức
cao, bởi bất kỳ diễn biến thời tiết phúc tạp nào xảy ra ở Nam Mỹ cũng sẽ gây
ảnh hưởng tới sản lượng và sẽ tác động tới giá đậu tương thế giới.
Nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở trong nước ở thời điểm
đầu năm 2011 cũng chưa có dấu hiệu khả quan do thời vụ thu hoạch của nhiều
loại ngũ cốc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, cám gạo
đã trôi qua.Do đó, thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ không có cơ
hội đón nhận một lượng lớn nguồn cung trong nước.Hơn nữa, diện tích canh
tác nhiều ngũ cốc như ngô, sắn, khoai lang tại các địa phương khu vực phía
Tây Bắc và Nam Trung Bộ đang phải đối mặt với tình trạng bị thu hẹp trong
bối cảnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đô thị hóa tăng nhanh và
dịch bệnh phát triển.
Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng đang
gặp khó khăn trong việc huy động ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn do
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tỷ giá USD/VND vẫn còn ở mức cao và khả năng huy động ngoại tệ từ các ngân
hàng thương mại chỉ đáp ứng được ở mức 30-50%.
Trong khi đó, việc nhập khẩu nguyên liệu thức thức ăn chăn nuôi kể từ
1/1/2010 sẽ chịu mức thuế tăng, nhất là các nguyên liệu nhập khẩu chính như
khô dầu đậu tương, bột cá, ngô Chi phí thức ăn trong chăn nuôi chiếm phần rất
lớn trong tổng mức vốn đầu tư của người nuôi (từ 50-70%) nên những yếu tố
biến động của thị trường thức ăn chăn nuôi được dự báo sẽ tác động rất lớn đến

việc tăng giá thị trường thực phẩm trong năm 2011.
b, Nguyên nhân khách quan :
-Do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh đe dọa trực tiếp đến đầu ra của thị trường
thức ăn gia súc
-Cơ chế, chính sách của nhà nước : Chính sách thuế với nguyên vật liệu nhập khẩu,
Cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất…
-Sự cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài trong quá trình hội nhập WTO…
Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
từ 1/1/2010, thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi bắt đầu giảm.
Điều này đã khiến nhiều người lo ngại ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải
đối mặt với không ít khó khăn.
Cụ thể, thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam
đã được cắt giảm so với mức thuế trước đó từ 1-6%, trong đó mức giảm chủ yếu
là 2-3%.Cũng từ thời điểm 1/1/2010, các mặt hàng có trong Biểu thuế ưu đãi
nhập khẩu từ Australia, New Zealand, Brunei, Myanmar, Singapore được vận
chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu đến Việt Nam, thỏa mãn quy tắc về xuất xứ
hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương, sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi.
Thuế suất ưu đãi của Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Zealand (AANZFTA) trong năm 2010 và 2011, đối với gia cầm nhập khẩu là 5%;
thịt trâu, bò tươi, đông lạnh 15%; thịt lợn tươi, đông lạnh 25%; phụ phẩm ăn được
sau giết mổ của trâu, bò 15%; phụ phẩm của gia cầm 20%; cá các loại từ 25-
30% Do 50% giá trị nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải
nhập khẩu, cộng thêm mức thuế cao đã khiến cho giá thức ăn chăn nuôi trong nước
cao hơn so với các nước trong khu vực khoảng 10-15%.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu : Năng suất và sản lượng cây trồng và vật
nuôi có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại
cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm hạn chế phát triển

chăn nuôi. Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết
khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận
lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên
gia súc, gia cầm

CHƯƠNG 2
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG TIÊU THỤ SẲN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HỒNG HÀ
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HỒNG HÀ
Tên công ty: Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà.
Địa chỉ: KCN Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam.
Điện thoại: 0351 3836 840
Mã số thuế: 0700220547
Email:
Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà là công ty cổ phần hoạt động theo
luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành của nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
1.1. Quá trình hình thành & phát triển.
Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà được thành lập ngày 3 tháng 12 năm
2003 theo giấy phép số 0603.000042/ KHDT do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà
Nam cấp, nhà máy sản xuất thức ăn chăn được xây dựng tại KCN Đồng Văn –
Duy Tiên – Hà Nam
* Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
- Sản xuất và chuyển giao công nghệ thức ăn gia súc, gia cầm.
- Mua bán nguyên liệu và thiết bị sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.
- Mua bán nông sản, thủy hải sản, khoáng sản,thức ăn gia súc , gia cầm.

Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực
thuộc:
Sơ đồ 2
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HỒNG HÀ

* Giám đốc
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
19
Giám đốc công ty
Phòng
Tài chính
– Kế toán
Phòng
H/c Nhân
sự
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Thu
mua
Phòng
Kinh
doanh
Nhà
máy SX
Bộ phận Kho Bộ phận điều

hành sản xuất
Tổ cơ điện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
*Trưởng các bộ phận
• Phòng tài chính –kế toán
• Phòng Kỹ thuật và Quản lý chất lượng
• Phòng Kinh doanh
• Phòng thu mua
• Nhà máy Sản xuất
• Phòng Hành chính – Nhân sự
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy đây là sơ đồ bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến
chức năng.
Gồm 2 cấp quản lý:
* Quản lý cấp cao: Giám đốc và trưởng các bộ phận (Kinh doanh, sản xuất,
Kỹ thuật, thu mua, Kế toán)
* Quản lý cấp trung gian: Các phó phòng, trưởng ca sản xuất, trưởng kho.
Mọi hoạt động của các thành viên trong bộ phận đều dưới sự kiểm soát của
trưởng phòng của bộ phận đó và các hoạt động đều nằm trong phạm vi được quy
định trong điều lệ của công ty, phải được báo cáo thường xuyên với Ban giám
đốc công ty trong các cuộc họp công ty.
Ưu điểm : Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng thì đạt được tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, việc đưa ra các quyết
định của các nhà quản lý có tính chính xác cao. Chính vì thế khi phân công
nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì Ban giám đốc phải chỉ rõ nhiệm vụ mà
mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức
năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy các bộ phận với nhau.
Nguyễn Quang Hưng- QTKD – TM K40A –ĐH KTQD
20

×