Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.96 KB, 29 trang )

Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
MỤC LỤC
Chuyên đề môn kinh tế phát triển
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao.Logistics là một hoạt đông tổng hợp mang tính dây
chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh
của ngành công nghiệp và thương mại của mỗi quốc gia.
Những năm qua, thực hiện đường lối mở của, đặc biệt ngày 11/1/2007 Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đã làm cho
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã không ngừng gia tăng. Nếu 2001 chỉ mới
đạt được 15,1 tỷ USD thì đến 2009 là 56,6 tỷ USD. Hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển đã thúc đẩy dịch vụ giao nhận phát triển hay nói cách khác nó thúc đẩy dịch vụ
logistics phát triển một cách nhanh chóng. Logistics hiện nay rất đa dạng và phong
phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra của xã
hội đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu. Song thực tế cho thấy hoạt động Logistics ở
Việt Nam những năm qua còn nhiều bất cập mà nổi trội chính là hiệu quả của hoạt
động. Là một ngành mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó lại là ngành mang lại nguồn lợi lớn
cho đất nước phát triển.
Là một ngành có ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh lớn của hàng hóa của một
quốc gia nhưng Logistics ở Việt Nam lại không hoạt động được đúng với tiềm năng
của nó. Thị phần trong nước lại đang bị mất dần bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đinh hướng cũng như giải pháp
phát triển Logistics ở Việt Nam trong những năm tới. Chính vì vậy em đã chọn đề tài
“Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020” để hiểu rõ
hơn nguồn lợi mà Logistics mang lại và tìm ra được giải pháp để phát triển nguồn lực
đang trong đà phát triển.


Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 1
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LOGISTICS
I: KHÁI NIỆM:
Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Bất kỳ
một quốc gia nào ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ mới hay cũ, muốn tồn
tại và phát triển thì phải chấp nhận tham gia tích cực vào xu thế mới này. Bởi toàn cầu
hóa tuy có nhiều nhược điểm nhưng cũng có ưu điểm làm cho nên kinh tế thế giới phát
triên năng động và vững chắc hơn. Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc
gia các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ đương nhiên sẽ kéo theo những nhu
cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế tất yếu của thời đại sẽ dẫn
tới bước phát triển tất yếu của logistics - logistics toàn cầu (Global Logistics). Để
hiểu thêm về xu thế này chúng ta cần làm rõ logistics là gì? Tại sao nó lại quan trọng
như vây?
Khái niệm về logistics:
Cho đến nay thuật ngữ Logistics vẫn còn khá xa lạ mới mẻ với phần lớn người
Việt Nam. Chỉ mới gần đây, từ logistics mới được du nhập vào Việt Nam trở thành từ
cửa miệng, “mốt thời thượng” của một số người, người ta bàn về việc lập những khu
logistics,cảng logistics, công ty logistics, kho logistics…nhưng trong lòng vẫn băn
khoăn tự hỏi: thực chất logistics là gì? Kinh doanh ra sao? Thuật ngữ “Logistics”
xuất hiện từ xa xưa và liên tục phát triển cho đến cho đến nay, được hiểu như là việc
quản lý toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng từ khâu cung cấp nguyên liệu tho cho sản
xuất đến khâu phân phối thành phẩm sản xuất ra. Logistics đã trở thành một công cụ
sắc bén giúp nguồn nguyên liệu ở đúng nơi, đúng lúc; giúp giảm chi phí hành tồn kho,
cải thiện các dịch vụ khách hàng, đạt được sự linh hoạt hơn và giảm các khoản đầu tư
cơ bản. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin và truyền thông đã thúc đẩy không ngừng của sự phát triển của
logistics, cả về xu hướng, về sự chặt chẽ trong các khâu của hệ thống cũng như sự tiện

lợi và tốc độ.
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 2
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Logistics ngày nay được nhắc đến là logistics hợp nhất (Intergrated Logistics),
với ý nghĩa là tổng hợp tất cả những hợp của tất cả những hoạt động cần thiết như vận
tải, đóng gói, xếp dỡ hàng hóa,lưu kho, dự trữ,giao/phân phối hàng hóa đên nơi có yêu
cầu, làm thủ tục trong quá trình giao nhận hàng hóa, cung cấp thông tin và dịch vụ
khách hàng…để đảm bảo hỗ trợ một cách hiệu quả nhất và kinh tế cho các doanh
nghiệp.
II: Đặc điểm, vai trò và tác dụng của dịch vụ logistics:
Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập AEC (Hội nghị Hội đồng Cộng đồng
Kinh tế ASEAN) tháng 12-2006 tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, các bộ
trưởng quyết định đưa thêm lĩnh vực logistics vào danh mục ưu tiên hội nhập.
Logistics chính thức thành lĩnh vực ưu tiên hội nhập. Mới đây tại Hội nghị được tổ
chức ngày 22 tháng 8 năm 2010 tại Đà Nẵng;Tại hội nghị này, các bộ trưởng kinh tế
ASEAN đã xác định logistics sẽ là một trong 5 ngành dịch vụ được ưu tiên phát triển
và hội nhập nhanh trong ASEAN. Vậy thực chất ngành logistics có những đặc điểm
gì? Vai trò ra sao? Tác dụng với nền kinh tế như thế nào? Để làm rõ điều đó chúng ta
sẽ tiếp cận theo những điểm sau đây:
a) Đặc điểm của ngành dịch vụ logistics:
Theo điều 133 Luật Thương mại, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo
đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan
đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Vì vậy ngoài những
đặc điểm chung của một ngành dịch vụ ngoài ra nó còn có những đặc điểm mang tính
đặc thù của logistics:
∗ Logistics là tổng hòa các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính,
đó là logistics sinh tồn;logistics hoạt động và logistics hệ thống.
− Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tại bất kỳ

thời điểm nào, trong bất kỳ môi trường nào, logistics cũng tương đối ổn định và có thể
dự đoán được. Con người có thể nhận thức được về nhu cầu: cần gì, cần bao nhiêu, khi
nào cần và cần ở đâu? Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai,
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 3
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
và là phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp hóa. Logistics sinh tồn là nền tảng
cho logistics hoạt động.
−Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống sản
xuất các sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá trình
sản xuất và phân phối các sản phẩm có được từ sản xuất. Khía cạnh này tương đối ổn định
và có thể dự đoán được. Nhưng logistics hoạt động lại không thể dự đoán được các sự cố
mang tính ngẫu nhiên như: Về hỏng hóc máy, hay thời gian để sủa chữa nó…Như vậy
logistics hoạt động chỉ liên quan tới sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong và đi
ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng của logistics hệ thống.
−Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực trong việc giữ cho hệ thống hoạt động.
Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo, tài liệu
kỹ thuật , các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng…Các yếu tố này không thể thiếu
và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì hoạt động của một hệ thống sản xuất
hay tiêu dùng.
Logistics sinh tồn, logistics hoạt dộng và logistics hệ thống không tách rời nhau,
quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành chuỗi dây chuyền
logistics.
∗ Logistics có khả năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp:
Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ
cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (logistics
hoạt động), hỗ trợ sản phẩm sau khi di chuyển sở hữu từ người sản xuất sang người
tiêu dùng (logistics hệ thống). Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không
bao gồm yếu tố của logistics hoạt động. Trên thực tế, các khía cạnh logistics được liên
kết với nhau và được sắp xếp tuần tự với nhau. Sự liên kết này cho thấy quan niệm cho
rằng logistics hoạt động độc lập với logistics hệ thống là không đúng.

Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp thể hiện: Sản xuất được
logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh
nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Marketing được hỗ trợ thông
qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và
marketing có thể sẽ dẫn đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trũ phụ tùng thay thế
hay bất cứ một yếu tố nào khác của logistics.
∗ Logistics là một dịch vụ:
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 4
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của
doanh nghiệp. dịch vụ, đối với của cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung
cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo
thành chuỗi logistics.
Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên
vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân bố vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của
doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ logistics
cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của logistics.
Một doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thường sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ từ
các yếu tố logistics. Một yếu tố logistics cụ thể được cung cấp từ một nhà chuyên
nghiệp chứ không phải từ trong doanh nghiệp. Nhưng trách nhiệm đối với chất lượng
của dịch vụ hỗ trợ này lại là trách nhiệm của logistics trong doanh nghiệp.
∗ Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận; vận tải giao
nhận gắn liền và nằm trong logistics.
Logistics là sự phát triển của dịch vụ và vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn
thiên. Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận
truyền thống này ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng
để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ tách biệt như: Thuê tầu, lưu cước, chuẩn bị
hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan…Cho tới cung cấp trọn gói một
dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door) đúng nơi đúng lúc để phục vụ nhu
cầu khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò là đại lý người được ủy thác trở thành một bên

chính (Pricipal) trong các vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các
nguồn luật điều chỉnh, đối với những hành vi của mình. Không phải như trước kia chỉ
cần dăm ba xe tải một vài kho chứa hàng…là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải
giao nhận cho khách hàng. Ngày nay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa
dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải phân cấp quản lý một hệ thống đồng bộ
từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo
quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin
điện tử để theo dõi, kiểm tra…Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn đơn thuần
như trước mà được phát triển với trình độ cao và đầy tính phức tạp. Người vận tải giao
nhận trở thành người cung cấp dịch vụ logistics ( Logistics Service Provider).
∗ Logistics là sự phát triển hoàn thiện vận tải đa phương thức.
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 5
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Dịch vụ logistics là sự phát triển sâu rộng của vận tải đa phương thức . Toàn bộ
hoạt động vận tải có thể thực hiên theo một hợp đồng đa phương thức và sự phối hợp
mọi chu chuyển của hàng hóa do tổ chức logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ,
trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán , người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại
cơ sở tại cơ sở người bán , gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp
dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên nhiều phương thức vận tải
khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics thu xếp tách các đơn
vị hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa chỉ
cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.
∗ Dịch vụ Logitics phát triển trên các thành tựu của khoa học kỹ thuật.
Tóm lại, logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là sự phát triển cao,
hoàn thiện dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải
đâ phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của logistics.
b) Vai trò của logistics
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu
hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng, và theo
những ý kiến nó thể hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu
GVC (Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị
trường cho các hoạt động nền kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến
bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở rộng thi trường ở các nước đang và chậm phát triển,
logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, phương tiện liên kết khác nhau
trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời
gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình lưu
chuyển sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên liệu, phụ kiện…cuối cùng đến tay
khách hàng sử dụng. Các cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra liên tiếp năm 1970
buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn tới chi phí, đăc biệt là chi phí vận chuyển.
Lãi xuất ngân hàng cao trong nhiều giai đoạn cũng khiến các doanh nghiệp có nhận
thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn sẽ bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho.
Chính trong giai đoạn nay, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 6
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Với sự giú đỡ của công nghệ thông tin,
Lgistics chính là phương tiện để thực hiện điều này.
Thứ ba, logistics hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết
bài toán hóc búa về nguồn nguyên vật liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả
để bổ xung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, bãi chứa
thành phẩm và bán thành phẩm…Để giải quyết vấn đề này một cách có hiệu quả
không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát ra
quyết định chính xác về các vấn đèn nêu trên để giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh
đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời
gian, địa điểm (just in time). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế làm cho hàng hóa và sự
vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra
yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho,

doanh nghiệp phải làm sao để lượng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả hoạt động lưu
thông nói riêng và hoạt động logistics nói chung phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng
lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức
tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung
ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ vận tải qiao nhận, làm cho quá trình này trở
nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
Thứ năm, logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhân cung cấp các
dịch vụ đa đạng phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần. Hoạt động
vận tải giao nhận thuần túy đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây
chuyền vật chất và trở thành một bộ phân khăng khít của chuỗi mắt xích cung - cầu. Xu
hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả các phương tiện vận tải
( dịch vụ đa phương thức) mà còn phải kiểm soát được các lượng thông tin, luồng hàng
hóa…Chỉ khi tối ưu quá trình này mới có thể giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm
vừa tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, vùa tăng lợi nhuận cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo lợi ích chung.
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 7
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Các vai trò ở trên còn được minh chứng rõ ràng tại cuộc hôi thảo về Thực thi Lộ
trình Hội nhập ngành dịch vụ Lô-gis-tics trong ASEAN do Bộ Công Thương Việt
Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, Hiệp hội các Nhà
Chuyển phát nhanh Châu Á-Thái Bình Dương và Ban Thư ký ASEAN tổ chức tại
thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế
ASEAN lần thứ 4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các Hội nghị
liên quan. Trong bài phát biêu khai mạc của thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú trong đó có
đoạn viết: “Với vai trò là chất “kết dính” các công đoạn, từ khâu cung ứng nguyên vật
liệu đầu vào, quản lý chu trình sản xuất chung, đến khâu “đầu ra” và phân phối thành
phẩm đến tận tay người tiêu dùng, hội nhập dịch vụ Lô-gis-tics được kỳ vọng sẽ đẩy
nhanh hơn nữa tiến trình liên kết giữa các ngành sản xuất trong nội bộ từng quốc gia
Thành viên cũng như giữa các quốc gia ASEAN với nhau, góp phần biến ASEAN
thành một thị trường đơn nhất, một không gian sản xuất chung như mục tiêu đặt ra

trong Kế hoạch Tổng thể về Cộng đồng Kinh tế ASEAN.” Vì vậy, logistics có vai trò
quan trọng để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
c) Tác dụng của logistics
Trong xã hội, mục đích sản xuất là để phục vụ tiêu dùng. Nhưng ở thời đại ngày
nay khoa học đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho quá trình toàn cầu hóa, quốc
tế hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Khoảng cách về không gian giữa sản xuất và tiêu
dùng ngày càng xa dần và mở rộng, dịch vụ logistics có tác dụng lớn đối với sản xuất ,
phân phối vật chất xã hội. Để tiếp cận vấn đề này một cách rõ ràng chúng ta sẽ đề cập
tới lợi ích của dịch vụ hậu cần trong kinh tế phát triển kinh tế ASEAN những lợi ích
đó bao gồm:
Chi phí dịch vụ hậu cần bao gồm các chi phí giao thông vận tải, đóng gói, dự trữ,
kiểm kê, hành chính và quản lý. Việc kiểm soát tất cả các chi phí này trong chuỗi dịch
vụ hậu cần quốc tế sẽ có lợi ích rất lớn bởi vì giảm chi phí này nghĩa là: Giảm chi phí
đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ và giảm những rủi ro trong hoạt động kinh tế giữa
các quốc gia; Giúp các doanh nghiệp giành được ưu thế trong cạnh tranh, từ đó dẫn
đến tăng trưởng thương mại quốc gia; Thúc đẩy tính hiệu quả không chỉ trong hoạt
động sản xuất mà cả trong hoạt động phân phối giữa các cơ sở sản xuất và từ trung
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 8
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
tâm phân phối tới nơi tiêu dùng; Giảm sự cách biệt giữa giá tiêu dùng và sản xuất;
Khuyến khích sự phân phối lao động một cách hiệu quả trong khu vực.
Trong khu vực ASEAN, Singapore được xếp vị trí thứ nhất trong số 150 quốc gia
về chỉ số phát triển hậu cần LPI (Logistics Performance Index) xét theo các tiêu chí về
mức chi phí hậu cần, chất lượng hạ tầng cơ sở và thủ tục hải quan (Chi phi hậu cần của
Singapore chiếm ít nhất, 8,3% GDP; Malaysia chiếm 12,7% , Thái Lan chiếm 17,8%).
Trong khi chi phí hậu cần của Nhật Bản là 11%, của Mỹ là 10% và EU là 7%.
Chi phí lưu thông hàng hóa (chủ yếu là phí vận chuyển) là bộ phận cấu thành giá cả
hàng hóa trên thị trường. Vận chuyển là yếu tố quan trọng của lưu thông. Vận chuyển có
nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử
dụng của hàng hóa. Các nhà xuất khẩu chỉ cần giảm được 1% chi phí vận chuyển bằng

tàu, thuyền sẽ tạo ra được mức tăng cao hơn phần thị trường từ 5 – 8%. Theo nhà kinh tế
Jose Tongzone (2007) cho rằng: Sự khác nhau về cơ sở hạ tầng giữa các quốc gia sẽ làm
dao động tới 40% trong chi phí giao thông đối với các nước ở vùng ven biển và tới 60%
đối với các nước vùng đất liền. Honorio R. Vitasa và các chuyên gia khác (2007) thì
khẳng định, việc tự do hóa các hoạt động dịch vụ cảng biển và điều chỉnh hoạt động của
thị trường vận chuyển sẽ giảm tới 1/3 mức chi phí vận chuyển.
Hậu cần là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với
hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải
giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ.
Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có
thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có
thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau. Vì vậy, dịch vụ mà khách
hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú.
Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng
yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ hậu cần logistics
(logistics service provider). Dịch vụ hậu cần đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh
doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Kinh nghiệm của các nước phát triển
khẳng định, thông qua việc sử dụng dịch vụ hậu cần trọn gói, các doanh nghiệp sản
xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 9
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
khách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh dịch vụ hậu cần có tỉ suất lợi
nhuận cao gấp 3-4 lần so với kinh doanh sản xuất và gấp từ 1-2 lần so với các dịch vụ
thương mại khác.
Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh
vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh
doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường
cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ hậu cần. Dịch vụ hậu cần có tác
dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến
các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ hậu cần phát

triển có tác dụng rất lớn trong việc triển khai và mở rộng thị trường kinh doanh cho
các doanh nghiệp.
Kinh tế thị trường phát triển, khối lượng và giá trị hàng hóa trao đổi trên thị
trường giữa các quốc gia, các nền kinh tế tăng nhanh chóng. Các dịch vụ hậu cần phục
vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa cũng ngày càng phát triển. Các công ty kinh
doanh dịch vụ hậu cần xuất hiện ngày càng nhiều, từ chỗ chỉ chuyên kinh doanh một
loại dịch vụ (dịch vụ vận chuyển hay dịch vụ giao nhận, kho bãi ) nay đã phát triển
thành các tập đoàn kinh tế lớn kinh doanh tất cả các dịch vụ phục vụ cho quá trình lưu
chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Trong số các nước ASEAN, Thái Lan là quốc gia có số công ty hoạt động trong lĩnh
vực hậu cần nhiều nhất (1100 công ty) so với các quốc gia khác, như: Singapore (800
công ty); Inđonêsia và Philippin (700 – 800 công ty); Việt Nam (600 – 800 công ty).
Chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng
năm đã vượt quá 420 tỉ USD. Riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà cũng tiêu tốn
hết tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động
buôn bán quốc tế. Hậu cần cung cấp các dịch vụ đa dạng, trọn gói đã có tác dụng giảm
rất nhiều các loại chi phí giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Cùng với việc phát
triển hậu cần điện tử (electronic logistics) khiến cho chi phí giấy tờ, chứng từ trong lưu
thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ hậu cần ngày càng
được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa mọi cản trở về không gian và thời gian trong dòng
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 10
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong
hoạt động sản xuất và lưu thông.
Các dịch vụ hậu cần hiệu quả sẽ làm giảm mức chi phí đầu vào của các sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ trong khối ASEAN. Nhờ đó, hoạt động thương mại, đầu tư và liên
kết ASEAN tăng lên, bảo đảm chống lại sự dao động giá cả trong khu vực, tạo ra thị
trường khu vực ngày càng phát triển và thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hình thành Cộng
đồng kinh tế ASEAN. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần trên thế giới hiện
đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giao nhận, vận chuyển Giảm chi phí từng

khâu trong dịch vụ hậu cần là phương pháp cạnh tranh tối ưu nhất của ASEAN.
Tóm lại, dịch vụ logistics có tác dụng nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi
phí trong quá trình sản xuất tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp, tiết kiệm và
giảm chi phí trong hoạt đông lưu thông phân phối. Góp phần tăng giá trị kinh doanh
của các doanh nghiệp vận tải giao nhận và mở rộng thị trường trong buôn bán quốc
tế cũng như: giảm chi phí hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh và
vận tải quốc tế.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGÀNH LOGISTICS O VIỆT NAM
HIỆN NAY
Logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các
quốc gia. Ở các nước phát triển, chi phí logistics chiếm 8-12% GDP; trong khi đó, ở
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 11
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Trung Quốc là 19% GDP, Việt Nam là 20% GDP, thậm chí có nước đến 30% GDP.
Chính vì vậy, nhiều quốc gia đang chú trọng nâng cao hiệu quả
1
Theo UNESCAP (Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương),
logistics là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản
xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ theo
yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, ở nước ta, khái niệm logistics chưa được hiểu một
cách đúng đắn, cho rằng logistics là hậu cần, hoặc đơn thuần là sự kết hợp giữa vận tải
và kho bãi. Chính vì vậy, nhiều DN ở Việt Nam còn xem nhẹ vấn đề logistics.
Năm 1997, Việt Nam mới có văn bản pháp luật đầu tiên định nghĩa về hoạt động
này tại Luật Thương mại: “Dịch vụ logistics được định nghĩa là tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách
hàng để hưởng thù lao”.
Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam chỉ có một vài DN giao nhận quốc

doanh, đến nay đã có 800-900 DN hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong đó, Hiệp
hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) có 97 hội viên (77 hội viên chính thức và
20 hội viên liên kết). Logistics là một ngành dịch vụ đầy tiềm năng ở Việt Nam, với
tốc độ phát triển trung bình 20%/năm. Chính sự hấp dẫn này nên thị trường logistics
Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn
trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải
biển. Hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển
bằng đường biển. Tuy nhiên, các DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được
18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu; phần còn lại do các công ty logistics nước
ngoài nắm giữ. Việt Nam có nhiều DN dịch vụ logistics nhưng đa phần là DN nhỏ, chỉ
dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong chuỗi hoạt
động, như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi. Chính quy mô
vốn nhỏ nên các DN logistics Việt Nam bị hạn chế khả năng mở rộng và khó có thể
1
Nguồn Voltrans - International Freight Logistics
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 12
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
chen chân được vào thị trường logistics thế giới. Hơn nữa tầm hoạt động của các DN
Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc sang một vài nước trong khu vực, trong khi
các công ty nước ngoài hoạt động cấp độ toàn cầu. Đó là chưa nói đến chuỗi logistics
hiện đại mà các công ty lớn đang cung cấp cho khách hàng của mình lại có rất nhiều
dịch vụ đa dạng như: giao tận nhà, kiểm soát chất lượng hàng hóa, container treo dành
cho hàng may mặc, quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng, quét
và in mã vạch, theo dõi kiểm hàng thông qua mạng… Trong khi DN logistics Việt
Nam chỉ có một vài dịch vụ đơn giản.
Logistics và SCM (Supply Chain Management – Quản lý dây chuyền cung ứng)
là các hoạt động mang tính dây chuyền, hiệu qủa của chúng có tính quyết định đến sự
cạnh tranh của công nghiệp, thương mại của mỗi quốc gia. Nó là ngành dịch vụ mang
lại nguồn lợi khổng lồ. Sự phát triển của Logistics và SCM có vai trò đảm bảo cho

việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác về thời gian cũng như chất lượng,
tiết giảm chi phí. Logistics và SCM đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên thế giới
trong thời gian dài song tại Việt Nam còn khá mới mẻ .
Như đã đề cập ở trên , logisctics và chuỗi cung ứng đã theo chân các nhà đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam trong quá trình hội nhập. Thời gian gần đây, Logisctic và
SC Việt nam đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đáng được ghi nhận.
Theo Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) có khoảng hơn 800 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và con số này vẫn đang tăng lên. Xét về mức
độ phát triển có thể chia logistics Việt Nam thành các cấp độ sau :
Cấp 1 : Các đại lý giao nhận vận tải truyền thống – các đại lý giao nhận chỉ thuần
tuý cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu . Dịch vụ đó thông thường là : vận
chuyển hàng hoá bằng đường bộ,
Cấp 2

: Các đại lý giao nhận đóng vai trò là người gom hàng và cấp vận đơn
nhà ( Freight forwarding) . Nguyên tắc hoạt động của các doanh nghiệp ở cấp độ
này là phải có đại lý tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng rút hàng xuất nhập
khẩu . Hiện nay có khoảng 10% các tổ hức giao nhận tại Việt Nam có khả năng
cung cấp dịch vụ gom hàng tại CFS của chính họ hoặc đi thuê của nhà thầu.
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 13
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Những người này sử dụng HBL như vận đơn của hãng tàu song chỉ có một số ít
mua bảo hiểm trách nhiệm giao nhận vận tải
Cấp 3 : Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức ( Multimodal
Transport Orgnization). Với vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty nước
ngoài tại các cảng dỡ hàng bằng hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hoá tới
điểm cuối cùng theo vận đơn. Tính đến nay có hơn 50% các đại lý giao nhận tại
Viêtnam hoạt động như MTO với mạng lưới đại lý mở rộng trên khắp thế giới.
Cấp 4 : Đại lý giao nhận là các nhà cung cấp dịch vụ Logistics và Chuỗi cung ứng.
Đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập. Một số tập đoàn nôi tiếng trong lĩnh vực

Logistics và SC trên thế giới đã đặt đại diện ở Viêtnam như APL Logistics, Maersk
Logistics, NYK Logistics, Kuehn & Nagel, Schenker, Expeditor , UTI, UPS…tại Việt
Nam cũng đã hình thành nên môt số liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này như :
First Logisctics Co, Biển Đông Logistics Ngày càng nhiều doanh nghiệp đổi tên là
Logistics song hoạt động lại chưa đáp ứng được yêu cầu của Logistics.
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy phần lớn các doanh ngiệp kinh doanh dịch vụ
Logistics tại Việt Nam còn manh mún , tản mạn , nhỏ lẻ, hoạt động chia cắt chỉ đáp
ứng được một số công đoạn trong logistics (chủ yếu ở câp độ 2). Một vài công ty nhà
nước tương đối lớn như Viconship, Vintrans, Vietrans song vẫn chưa đủ năng lực để
tham gia vào hoạt động Logistics toàn cầu (các công ty này chủ yếu làm agent cho các
công ty vận tẩi và Logistics nước ngoài). Theo Viện Nghiên Cứu Logistics Nhật Bản,
Các doanh nghiệp Logistic Việt nam chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường của
Logistics trong nước. Giá cả dịch vụ Logistics tại Việt Nam so với một số nước trong
khu vực là tương đối rẻ song chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa bền vững. Theo
đánh giá của VIFFAS trình độ công nghệ của Logistics tại Việt Nam còn yếu kếm so
vơi thế giới và các nước trong khu vực. Cụ thể là trong công nghệ vận tải đa phương
thức vẫn chưa kết hợp được một cách hiệu quả các phương tiện vận chuyển, chưa tổ
chức tốt các điểm chuyển tải, trình độ cơ giới hoá trong bốc xếp còn kém, trình độ lao
động thấp, cư sở hạ tầng thiếu và yếu, công nghệ thông tin lạc hậu xa so với yêu cầu
của logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ yếu song tính liên kết để tạo ra sức
mạnh cạnh tranh lại còn rất kém. Nhận thức của các doanh nhân hoạt động trong lĩnh
vực này thường dừng ở mức kinh nghiệm bản thân , hiểu biết về luật pháp quốc tế, tài
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 14
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
chính , chuyên nghành còn thấp dẫn đến tỷ lệ bị phạt hợp đồng còn cao , lãng phí trong
tài chính và hoạt động khai thác. Hơn nữa các công ty Logistics Việt nam chủ yếu là
làm thuê cho các tập đoàn Logistics trên thế giới, nên nguồn thu chủ yếu chạy vào túi
của các tập đoàn này. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này có thể kể đến một số vấn
đề sau:
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sinh sau đẻ muộn so với rất nhiều doanh

nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.Tầm phủ của các doanh nghiệp Việt
nam còn rất hẹp (nội địa hoặc một vài nước lân cận).
Doanh nghiệp Việt nam mới chỉ đáp ứng khai thác được một vài mảng nhỏ trong
toàng bộ chuỗi cung ứng chủ yếu là giao nhận trong khi đó các doanh nghiệp nước
ngoài lại cung cấp một chuỗi các dịch vụ trọn gói với giá trị gia tăng ca
Trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam chủ
yều là xuât theo điều kiện FOB, theo hình thức gia công là chủ yếu. Còn nhập khẩu,
chúng ta luôn có tên trong những nước nhập siêu lớn nhât thế giới song miếng bánh
logistics vẫn đang nằm trong tay cácdoanh nghiệp logistics nước ngoài.
Hạ tầng cơ sở vật chất logistics và SCM còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất
hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cầu Việt nam bao gồm trên 17.000 km
đường nhựa, 3.200 km đường sắt, 42.00 km đường thuỷ, 20 cảng biển và 20 sân bay.
Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này không đồng đều, phân bố không hợp lý, nhiều
chỗ chưa đảm bảo được kỹ thuật . Các cảng biển còn nông chỉ tiếp nhận được tàu có
trọng tải nhỏ, đang trong qua trình container hóa, chưa có quy hoạch dài hạn. Đối với
các cảng hàng không vẫn chưa có ga hàng hoá, khu vực gom hàng và làm các dịch vụ
logistics khác Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu và thiếu. Điều này làm
tăng chi phí logistics của Việt Nam hơn các nước khác. Xét về vận tải biển - ngành
vận tải chủ chốt trong logistics Việt Nam thiếu cảng nước sâu cho tàu lớn vào. Mặc dù
hầu hết các cảng biển Việt Nam đều có hệ thống đường ô tô nối liền với đường bộ
quốc gia song các tuyến đường này thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ách tắc.
Một số cảng nằm ở khu đô thị, khu dân cư nên tình trạng giao thông bị ngưng trệ,
chỉ hoạt động được ban đêm nên hạn chế năng suất của các cảng. Về công nghệ bốc
xếp, trừ một số bến cảng như Chùa Vẽ (Hải Phòng), Tiên Sa (Đà Nẵng), Tân Cảng,
VIC, Bến Nghé, Tân Thuận (TPHCM) đã trang bị một số phương tiện thiết bị xếp dỡ
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 15
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
hiện đại, chuyên dụng container, còn lại hầu hết các cảng biển Việt Nam chủ yếu sử
dụng thiết bị bốc xếp thông thường, thô sơ hoặc cần cẩu tàu là chính. Năng suất xếp dỡ
của các cảng ở Việt Nam bình quân mới đạt 8-10 container/h (bằng 1/3 so với các cảng

trong khu vực).
Vì vậy, chi phí vận tải biển, bốc xếp của Việt Nam tăng cao và không có tính
cạnh tranh trong khu vực. Đặc thù của hoạt động logistics là liên quan đến sự quản lý
của nhiều bộ ngành như giao thông vận tải, công thương, hải quan Trong khi đó, các
bộ ngành ở Việt Nam lại ban hành một quy định riêng và đôi lúc còn mâu thuẫn với
nhau, gây ảnh hưởng đến hoạt động logistics.
Nhân lực: Có thể nói một cách chính xác là hiện nay nguồn nhân lực chuyên
nghiệp cho ngành logistics đang thiếu trầm trọng cả về chất lẫn về lượng. Hiện nay
hầu hết nhân sự trong ngành logistics được chuyển từ các công ty vận tải biển và giao
nhận sang , được sử dụng theo kiểu biết đâu làm đó . Sự đào tạo chính quy từ các
trường đại học cũng như các khoá đào tạo nghiệp vụ chưa đầy đủ và phổ biến. Kiến
thức đào tạo đi sau thế giới khá xa. Nhân viên trong ngành logistics hiện nay còn yếu
về trình độ ngoại ngữ, tin học cùng các kỹ năng nghề nghiệp. Nguồn nhân lực đối với
bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của
doanh nghiệp đó trên thương trường. Trong những năm gẩn đây, ngành dịch vụ
logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp
giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành
lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM
thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động
hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận,
logistics trong thời gian qua là kết quả của Luật doanh nghiệp sửa đổi với việc dở bỏ
rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, đối với
doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ
sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là
rào cản nữa và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo
các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%). Cứ theo đà này thì trong
vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty), Singapore(800), Indonesia,
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 16
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Philipin (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước.

Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa
cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng cách này, cách nọ cũng
thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM. Việc phát triển nóng của
ngành logistics theo chúng tôi là điều đáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số…) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục
doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn
lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp
kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải,
một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung là hoạt động thiếu
đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát
triển trong khu vực Đông Nam Á.
Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt
Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Theo thông tin chúng tôi có được từ các
công ty săn đầu người như KPMG về việc tuyển chọn nhân viên kinh doanh (sales),
các doanh nghiệp tư nhân tại TP.HCM đăng báo tìm người… trong 3, 4 tháng vẫn
không tìm ra người theo yêu cầu. Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về
nguồn nhân lực phục vụ. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội (có đăng
ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi
là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000–5000 người thực hiện dịch vụ
giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia
hiệp hội. Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình
độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại
thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như
hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…
Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics hiện nay, trước hết là
đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành. Trong các doanh nghiệ[p quốc doanh và
cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các
công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này
hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 17

Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt
trình độ đại học. Hiện thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu
cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp
để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học
quản trị hiện đại. Trong các công ty giao nhận mới thành lập vừa qua, chúng ta thấy đã
hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng
kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp. Lực lượng này trong tương lai
gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đàn anh đi trước, năng động hơn, xông
xáo và ham học hỏi.
Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng
ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ
nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào
hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát
triển ngành nghề.
Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, công việc
chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tại tác
phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Sự yếu
kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn.
Hạ tầng về cơ sở thông tin . Mặc dù các doanh nghiệp Việt nam trong những năm gần
đây đã có những cố gắng đưa công nghệ thông tin vào hoạt động song so với các các
công ty lớn trong ngành thì công nghệ thông tin còn có khoảng cách quá xa về các tiện
ích mà khách hàng mong muốn. Để cải thiện được điều này đòi hỏi có giải pháp đầu tư
tổng thể, chi tiết , dài hạn.
Tính liên kết : Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu hẳn sự liên kết cần thiết. Trong
xu hứong thuê ngoài, outshorting như hiện nay mỗi doanh ngiệp cần phát huy thế
mạnh của mình và sẽ thuê ngoài cá dịch vụ mà mình còn yếu để tạo thành One- stop
shop cho khách hàng.
Vai trò của nhà nước : Vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước là cực kỳ quan
trọng . Hiện nay vai trò của Nhà nước trong ngành logistics và SC còn chưa rõ nét, rời

Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 18
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
rạc. Bản thân các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chưa có một hiệp hội đúng
nghĩa với sự tham gia của nhà nước
Thương hiệu Logistics : do thực trạng ngành logistics Việt Nam còn non trẻ chưa
có các thưong hiệu lớn về logistics nên chúng ta không có ưu thế hay cơ hội khi tham
gia vào các dự an Logistics và SCM của các tập đoàn lớn.
Nhận thức của các chủ hàng về logistics và SCM. Ngành Logistics và SCM tại
Việt nam còn gặp khó khăn do các chủ hàng vẫn chưa nhận thức đựoc vai trò của dịch
vụ Logistics đối với hoạt động của mình. Việc sử dụng dich vụ Logistics thuê ngoài
đòi hỏi chỉ có hiệu qủa cao khi có sự chia sẻ thông tin đúng lúc, chính xác từ phía chủ
hàng. Văn hóa và nhận thức kinh doanh tại Việt nam có những điểm khác biệt trên thế
giới nên việc vận dụng logistics cần có sự uyển chuyển. Chưa có chủ hàng nào tại Việt
Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin cho các đối tác vì điều này với họ đồng nghĩa với việc
mất kiểm soát.thông tin và vì chưa hoàn toàn hiểu rõ về logistics.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa các lĩnh vực kinh tế của mình
theo các lộ trình nhất định. Theo cam kết Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn dịch vụ
logistics vào năm 2013, tức là còn hơn 3 năm nữa . theo dự báo dịch vụ Logistics và
SC sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp khoảng 15%
GDP của cả nước. Sự phát triển kinh tế kéo theo tăng tưởng trong hoạt động xuất nhập
khẩu, sản xuất tiêu dùng do đó tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn. Việt Nam cần
có một chiến lược phát triển Logistics và Supply chain cụ thể bền vững để không bị
thua trên sân nhà khi hội nhập.
Theo quan điểm của GS.TS Đoàn thị Hồng Vân: chiến lược này cần tập trung
vào một số mặt như sau :
Tập trung phát triển nhân sự có chất lượng cho ngành dịch vụ logistics và SC
bằng các khoá học nghiệp vụ, các đào tạo bài bản từ trưòng đại học.Phát triển công
nghệ cho ngành, chủ yếu là công nghệ thông tin như các hệ thống IT, phần mềm TMS
(Transort management system,) hoặc WMS (warehouse management system) . Các hệ
thống này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Quy hoạch dài hạn cơ sở hạ tầng giao thông, các điểm thông quan, cảng biển, sân
bay, kho bãi.Nhà nước cần xây dựng các hành lang pháp lý, các hiệp hội về logistics
và SC tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành có định hướng để
phát triển
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 19
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTICS ĐẾN NĂM 2020
1. Phương hướng phát triển các dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2020:
- Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát
triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch
vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất mọi
nguồn lực quốc gia trong các hoạt động giao thông vận tải, giao nhận, lưu trữ hàng hóa
và các hoạt động khác có liên quan.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của WTo và
nghĩa vụ đối với các thành viên, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết về mở cửa thị
trường, tự do hóa dần từng bước đối với việc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giao
thông vận tải theo các phương thức phù hợp đẻ thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 20
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Chú trọng phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo mô hình khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế của khẩu…làm trung tâm, phát triển các
kênh phân phối đến các vùng nông thôn. Trên cơ sở tạo quy mô đủ lớn để tổ chức hệ
thống logistics, tổng kho bán buôn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
phát triển thương mại điện tử, mở rộng hệ thống phân phối theo phương thức nhượng
quyền để thương mại trong nước thực sự trở thành lưc lượng vật chất có khả năng tác
động, định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng phát triển.
Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho

bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp cận
hàng hóa từ các nơi sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hóa cho hệ thống bán buôn,
bán lẻ trên địa bàn.
Khuyến khích các doanh nghiepj kinh doanh các nhóm hàng, mặt hàng có mối
liên hệ với nhau trong tiêu dùng ,phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để
giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông và giảm chi phí của xã hội do tiết kiệm được
thời gian mua sắm.
- Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị chuyền cung ứng
trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong
việc tái cơ cấu nền kinh tế hiệ n nay.
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc lên kế hoạch và quản trị tất cả các hoạt
động liên quan đến mua hàng, sản xuất/chế tạo và các hoạt động logistics. Đặc biệt,
quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc phối hợp và hợp tác với các đối tác trong chuỗi
bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ logistics, và khách hàng.
Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng sẽ tích hợp việc quản lý cung và cầu trong toàn
bộ một doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng là một bộ phận tích hợp với nhiệm vụ chính là kết nối
các bộ phận kinh doanh quan trọng khác và các quy trình kinh doanh trong toàn bộ
doanh nghiệp thành một mô hình kinh doanh kết dính với hiệu năng cao. Nó bao gồm
tất cả các hoạt động logistics cũng như các hoạt động sản xuất/chế tạo, và hướng tới
việc phối kết hợp các quy trình và hoạt động của các bộ phận marketing, bán hàng,
thiết kế sản phẩm, tài chính và công nghệ thông tin.
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 21
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Ở nước ta hiện nay, do sự yếu kém về mặt ứng dụng các thành tự khoa học công
nghệ nên khả năng quản trị chuỗi cung ứng còn rất yếu. Do vậy trong thời gian tới, các
doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào trong
hoạt động quản lý nói chung, hoạt động quản trị logistics nói riêng.
Và trong xu hướng, hội nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vươn lên tầm cao
mới, không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh một vài dịch vụ đơn lẻ mà tiến tới kinh doanh

hàng loạt các dịch vụ phức tạp thì việc phải nâng cao năng lực quản lý là một tất yếu.
Nâng cao năng lực quản lý logistics không chỉ có ý nghĩa trong nội bộ doanh
nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc tái cơ cấu lại nền kinh tế.
- Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP (hiện nay khoảng 25% GDP) của
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu
kinh tế xã hội đã đề ra.
Dịch vụ logistics là hàng loạt hoạt động kinh doanh trải dài trong các khâu cung
ứng nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm, đóng gói, tiếp thị, giám sát lưu thông…
nhằm cung cấp giải pháp vận tải dựa trên việc lập kế hoạch, thực thi và quản lý chặt
chẽ các luồng hàng hóa, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng phục
vụ của hệ thống giao thông, vận tải truyền thống, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Dịch vụ này cũng góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng tổng thu nhập quốc doanh.
Ước tính nếu giảm 10% chi phí vận chuyển thì GDP quốc gia sẽ tăng 0,5%.
Khái niệm tổng chi phí logistics tính trên GDP của một quốc gia phản ảnh mức độ
hợp lý và tối ưu sự vận động, di chuyển và tồn trữ nguyên liệu, hàng hoá từ khâu tiền
sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng.Ví dụ hiện nay các số liệu thống kê cho thấy
tổng chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP trong khi các nước tiến
tiến (Mỹ, Nhật ) chỉ khoảng 8 - 9% GDP, Trung Quốc và Thái Lan khoảng trên 19%,
như vậy nếu Việt Nam chúng ta chỉ cần giảm 1 - 2% trên GDP thì lợi thế cạnh tranh
cho hàng hoá xuất khẩu sẽ khác đi rất nhiều.
Logistics là một công cụ hổ trợ đắc lực cho marketing và kinh doanh bởi vì mục
tiêu cuối cùng của nó là đem lại các giá trị gia tăng trong đó quan trong là đưa sản
phẩm đến đúng lúc, đúng nơi, đúng chất lượng, đúng chi phí, giá cả mà khách hàng
yêu cầu và mong đợi. Như vậy các quốc gia và các doanh nghiệp cần thiết phải sử
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 22
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
dụng các lợi thế này của logistics nhằm tạo ra vị thế trong thương trường. Cũng vì
thấy được các lợi thế này nên từ năm 2006 các nước ASEAN đã đưa logistics là một
trong 15 lĩnh vực ưu tiên hội nhập trong khối ASEAN.
Các chương trình trọng tâm về logistics (2011-2020): Phát triển khu công nghiệp

logistics (logistics park) miền Bắc, Miền Nam với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm
phục vụ nhu cầu vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container và cảng hàng
không quốc tế, trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp sản xuất
chế biến xuất khẩu. Phát triển khu logistics cùng với việc cải tạo cửa khẩu (như Lào
Cai nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại với Trung Quốc ,tiếp theo là Lạng Sơn, Mộc
Bài, Lao Bảo). Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối (distribution center) tại các
thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm
logistics (logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu để
giảm chi phí dịch vụ logistics.
- Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững
mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo sản phẩm,
dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party
logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của
nước ta ngang tầm khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà
nước, các ngành có liên quan. Thị trường logistics Việt Nam, theo cách nhìn của nhà
kinh doanh 3PL, có các đặc điểm chính sau:
Quy mô thị trường nhỏ, nhưng có tốc độ tăng trưởng cao. Chí phí hoạt động
logistics Việt Nam được ước tính chiếm khoảng 15-20% tổng giá trị GDP, trong đó
chủ yếu là giá trị hàng tồn kho (inventories). Riêng thị trường dịch vụ third-party
logistics được dự đoán có tổng giá trị khoảng 1.4 tỷ USD năm 2007, chiếm khoảng 2%
GDP, phần lớn là dịch vụ vận chuyển. Mặc dù thị trường logistics có quy mô tương
đối nhỏ so với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng được dự đoán có tốc độ
tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 25% trong vòng 05 năm tới và đạt khoảng 3.2 tỷ
USD vào năm 2011
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 23
Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020
Thị trường ngành bán lẻ - FMCG chiếm tỷ trọng cao, thị trường thiết bị ô tô và
dược phẩm tiềm năng. Giá trị thị trường logistics được tạo ra chủ yếu từ bốn ngành

gồm bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh (retail - FMCG), hàng thiết bị công nghệ cao (hi-
tech), thiết bị ô tô (automotive), và dược phẩm (pharmaceuticals). Mặc dù không có số
liệu chính xác, song chúng tôi ước đoán ngành hàng bán lẻ chiếm khoảng 90% giá trị
thị trường logistics, đạt khoảng 1.26 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng trung bình
14.7%/năm.
Kế đến là ngành hàng thiết bị công nghệ cao chiếm khoảng 6% giá trị, đạt 0.08 tỷ
USD với tốc độ tăng trưởng trung bình 5.7% /năm, còn lại là ngành thiết bị ô tô và
dược phẩm. Tuy nhiên, hai ngành này là những ngành tiềm năng cho thị trường
logistics Việt Nam trong tương lai với tốc độ tăng trưởng trên 10% / năm trong giai
đoạn 2007-2011.
Tăng nhanh về bán lẻ và xuất khẩu thúc đẩy thị trường phát triển. Yếu tố chính
(key driver) để thúc đẩy thị trường logistics Việt Nam phát triển là sự tăng nhanh của
thị trường bán lẻ và hoạt động xuất nhập khẩu, với ước tính tốc độ tăng lần lượt là 14.7
% / năm và 17.5% / năm giai đoạn 2007-2011. Một yếu tố nữa mang tính khách quan
là sự gia tăng của việc mua/thuê ngoài (outsourcing) của các tập đoàn đa quốc gia kể
từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO.
2. Giải pháp phát triển logistics đến năm 2020:
Mục tiêu phát triển ngành Logistics ở Việt Nam là khai thác tốt nhất, hiệu quả
nhất mọi nguồn lực quốc gia trong các hoạt động vận tải giao nhận, lưu trữ hàng hóa
và những hoạt động khác có liên quan. Tiếp tục nâng cao chất lượng, giảm chi phí bảo
đảm giá cước hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng xu hướng hội nhập.
Nhằm đạt được những mục tiêu đề ra và khắc phục những trở ngại, thách thức
cho dịch vụ Logistics có thể phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới, Việt Nam
cần có những chính sách và giải pháp phát triển thích hợp cho các lĩnh vực Logistics
phát triển theo kịp và có khả năng hội nhập với các nước khác trên thế giới. Qua tổng
hợp thì giải pháp phát triển dịch vụ Logistics ở Viêt Nam từ 2011 đến 2020 có một số
điểm sau:
Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 24

×