Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.94 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới toàn
diện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt
động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã nhiều
năm duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là gần đây luôn duy trì tốc
độ trên 7%/năm, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, môi trường
kinh tế, chính trị được giữ vững… Để có được những thành tựu trên đã có sự
đóng góp của rất nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền
kinh tế. Do vậy, Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường. Mặt
khác, năm 1987 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành đã thể hiện
được quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực
và thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng của
toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ trên
thế giới, mở rộng thị trường và tạo nhiều việc làm.
Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và
cần có nhiều biện pháp để khắc phục. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và theo
địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; hiệu quả tổng thể về mặt
kinh tế - xã hội do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn còn ít; trình độ lao động trong các doanh
nghiệp nước ngoài còn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên do khung
pháp lí về đầu tư còn nhiều phiền hà; thủ tục rườm rà; việc sử dụng vốn đầu tư
nước ngoài đối với các nội dung phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.
1
Qua những phân tích tác động tích cực và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam. Chính vì vậy em đã chọn đề tài "Tác động của đầu tư trực


tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam".
Kết cấu của đề tài gồm 2 chương:
Chương I: Những khái niệm chung về FDI và tác động của FDI vào kinh tế
Chương II: Vai trò đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế Việt Nam
2
CHƯƠNG 1
NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ FDI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
FDI VÀO KINH TẾ
1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1. Đầu tư nước ngoài
- Đầu tư là hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào
đó nhằm thu về cho chủ đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lơn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó
- Đầu tư nươc ngoài :
Là hình thức đầu tư vốn , tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất ,kinh
doanh,dịch vụ với mục đích sinh lời ,tim kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh
tế xã hội nhất định .
Về mặt bản chất , đầu tư nước ngoài chính là hình thức xuất khẩu tư bản ,
một hình thức cao hơn xuất khẩu hang hóa . Đây là hình thức xuất khảu luôn bổ
sung và hỗ trợ cho nhau trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các
công ty , tập đoàn nước ngoài hiện nay , đặc biệt là những công ty đa quốc gia .
Cùng với những hoạt động thương mại quốc tế , hoạt động đầu tư nước
ngoài đang càng ngày càng phát triển mạnh mẽ , hợp thành những dòng chính
trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết , hợp tắc kinh tế quốc tế hiện nay .
Đầu tư nước ngoài có hai hình thức căn cứ vào tính chất sử dụng của nó mà
chia ra là : đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài : là hình thức đàu tư quốc tế mà chủ đầu tư
nước ngoài đóng góp vốn không đủ lớn để họ trực tiếp tham gia điều hành đối
tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, hình thức chủ yếu là tín dụng hay mua trái phiếu
quốc tế . Trong đề tài này không đi sâu vào hình thức này .

Đầu tư trực tiếp nước ngoài : là hình thức chủ đầu tư đóng góp số vốn đủ
lớn vào lĩnh vục sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ có quyền trực tiếp tham gia
điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư . Việc tang cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài là phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện với những nước
đang phát triển. Chính sách này đã và đang là hình thức phổ biến trong chính
sách “ mở của kinh tế “ của nhiều nước trong đó có Việt Nam .
Quan điểm về đầu tư của Việt Nam được quy định tại khoản 1 điều 2 của
Luật đầu tư nước ngoài : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước
3
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để tiến hành
đầu tư theo luật quy định “
1.2 Tính chất của đầu tư nước ngoài :
- FDI có tính dài lâu: Đầu tư trực tiếp các dòng vồn có thời gian hoạt động
trong thời gian dài ,thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu lâu .
- FDI có sự tham gia quản lý của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước
ngoài có quyền kiểm soát và tham gia các hoạt động , quản lý của các doanh
nghiệp được tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài .
- Đi kèm dự án FDI có 3 yếu tố : hoạt động , thương mại ,chuyển giao công
nghệ ,di cư lao động quốc tế.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa đầu tư
giữa các quốc gia.
- FDI là sự gặp gỡ về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước
tiếp nhận đầu tư.
2. Tác động của FDI tới kinh tế
2.1 Tác động tích cực
2.1.1 FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đâu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tê giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất như vốn
,lao động ,tài nguyên , công nghệ …
Hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của các nước tiếp nhận đầu

tư , tăng thu nhập của người lao động bản địa. Hoạt động FDI thông qua các
hoạt động di chuyển vốn , công nghệ , kỹ năng đã góp phần nâng cao năng suất
lao động của nước tiếp nhận đầu tư .
2.1.2 FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế :
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển được lấy từ 2 nguồn chính đó là nguồn vốn
trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài . Nguồn vốn trong nước hình thành từ
4
tiết kiệm và đầu tư .Nguồn vốn nước ngoài thông qua vay, đầu tư gián tiếp , đầu tư
trực tiếp . Nhưng đối với cac nước nghèo ,các nước đang phát triển thì luôn lâm
vào tình trạng thiếu vốn. Rơi vào “ vòng luẩn quẩn” . Bắt đầu từ thu nhập thấp → tỉ
lệ tích lũy thấp→vốn đầu tư thấp → năng suất thấp → thu nhập thấp .
Do vậy để phá vỡ vòng luẩn quẩn này thì nguồn vốn từ nước ngoài là
phương án thích hợp và đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu thế hơn các nguồn
vốn khác với các ưu điểm như : không tạo ra các khoản nơ,có tính ổn định cao

2.1.3.FDI góp phần vào phát triển công nghệ của nước nhận vốn đầu tư :
Điều này thấy rõ trong quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển . Do hoạt đôngj chuyển giao công nghệ ngày
càng phức tạp nên chuyển giao qua con dương FDI là một lựa chọn hiệu quả với
chi phí thấp hiệu quả cao .Chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho
khoảng cách công nghệ giữa nước đầu tư va nước tiếp nhận đầu tư thu hẹp . Hình
thưc chuyên giao thông qua : chuyển giao bên trong và chuyển giao bên ngoài .
2.1.4. Nâng cao chất lượng lao đông
Vì chất lượng lao động một nhân tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh
tế của một quốc gia .FDI tắc động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận , đầu
tư cả về số và chất lượng . Số lượng là giải quyết việc làm cho người lao động .
Còn chất lượng ,FDI thay đôi cơ bản nâng cao năng lực và kỹ năng của người
lao động thông qua đào tạo trực tiếp và gián tiếp nâng cao trình độ lao động.
2.1.5 FDI góp phần tăng thu nhập cho người lao động :
Giải quyết việc làm tại các nước tiếp nhận đầu tư : hoạt động đầu tư đã góp

phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này . Bằng cách tuyển dụng
những lao động địa phương vào doanh nghiệp có vốn FDI .Ngoài ra FDI đã tạo
ra việc làm gián tiếp thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các
doanh nghiệp có vốn FDI.
5
Người lao động trong các doanh nghiệp ,công ty có vốn FDI có thu nhập
thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước vì : sản lượng các doanh
nghiệp có vốn FDI thường cao hơn ,lao động có chất lượng cao hơn,và những
công ty này có thị trường rộng và quy mô lớn.
2.1.6 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Cơ cấu đầu tư của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói các khác
là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế.
Ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia là: (i) cơ
cấu thành phần kinh tế; (ii) cơ cấu ngành kinh tế; (iii) cơ cấu vùng kinh tế.
Trong số ba yếu tố đó, cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết
định hình thức của những cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu
ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh
tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với vốn, kỹ năng và trình độ quản lý có tác
động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến làm thay đổi và dịch chuyển cơ
bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
Việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho thấy một
đặc điểm là nguồn đầu tư đó chủ yếu nhằm vào cácngành công nghiệp và dịch
vụ. Đối với ngành nông nghiệp, tỷ lệ của nguồn vốn đầu tư đó là tương đối thấp
hoặc nếu có thì chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Như vậy,
nhìn chung hoạt động FDI sẽ góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư chuyển dịch theo hướng tương đối ngành công nghiệp và dịch vụ so
với ngành nông nghiệp.
2.2 Những hạn chế của FDI
2.2.1. Vấn đề về bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế

Thứ nhất, vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các
nguồn vốn khác từ nước ngoài (vay thương mại hoặc vay giữa các chính phủ).
Thứ hai, vốn do hoạt động FDI có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của
quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu vốn FDI được cung cấp là lớn sẽ giảm cầu tiền,
làm tăng lạm phát và ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ.
6
2.2.2. Về môi trường, chuyển giao công nghệ về hiệu quả sản xuất
Về vấn đề môi trường: tốc độ tăng trưởng cao sẽ phải sử dụng nhiều tài
nguyên thiên nhiên và chất thải từ hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính gây
tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp chủ yếu được tiến
hành trong công nghiệp và những chất thải nếu không xử lí tốt sẽ gây ô nhiễm
môi trường. Ngoài nguyên nhân trên còn có việc chuyển giao công nghệ lạc hậu
từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường. Vì chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và mang
lại hậu quả cho nước nhận đầu tư. Thứ nhất: thải công nghệ lạc hậu để đổi mới
công nghệ nước mình. Thứ hai, việc chuyển giao mang lại nguồn thu cho nước
đi đầu tư.
Về chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất: Chuyển giao công nghệ
lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư, công nghệ hóa
học sẽ kìm hàm sự phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư.
2.2.3. Những thách thức, hạn chế của FDI
- FDI làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các nước tiếp nhận đầu tư
Hoạt động FDI một mặt làm tăng thu nhập cho địa phương. Mặt khác nó
chỉ ưa thích những vùng, những địa phương có điều kiện thuận lợi, đó cũng
thường là những nơi khá giả. Bởi vậy, FDI sẽ làm cho những nơi giàu thì giàu
nhanh hơn, còn những vùng khó khăn nơi khó mời gọi FDI thì thay đổi một cách
chậm chạp.
2.2.4. Tác động khác
a) Về cạnh tranh
Những công ty FDI thường sở hữu công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản

xuất tiên tién, vốn lớn so với các doanh nghiệp trong nước. Đó là những đối thủ
cạnh tranh đáng sợ đối với các doanh nghiệp trong nước. Không ít trường hợp
hàng hoá và dịch vụ của các công ty đa quốc gia chiếm dần thị trường của các
7
doanh nghiệp bản địa, thậm chí khiến các doanh nghiệp này đi đến phá sản hoặc
bị thôn tính.
b) Về lao động
Người lao động làm trong doanh nghiệp FDI thường đòi hỏi phải có trình
độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị xa thải. Một trong những nguyên
nhân khác dẫn đến tình trạng người lao động bị sa thải đó là sự hợp nhất, sáp
nhập và giải thể của các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới ngày càng
tăng lên.
8
CHƯƠNG 2
VAI TRÒ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM
1. Một số đặc điểm của nguồn vốn FDI ở Việt Nam
- Về quy mô vốn trên 1 dự án : Nhìn chung các dự án vốn FDI váod Việt
Nam có quy mô vừa và nhỏ . Vào năm 2000 là 6,17 triệu USD/ dự án . Giai
đoạn 2001-2006 là 3.65 triệu USD/ dự án . Nhưng trong giai đoạn 2007-2010 đã
tăng đáng kể lên tới 7.3 triệu USD cho 1 dự án .
- Về hình thức sở hửu : Do những hạn chế trông việc thành lập doanh
nghiệp với 100% vốn FDI vào những năm trước năm 1997 được xóa bỏ và đặc
biệt là Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 đã làm số doanh nghiệp có vốn
FDI tăng vọt . Ước tính so doanh nghiệp có vốn FDI vào năm 2010 là 6546
doang nghiệp , gấp hơn 4 lần so với năm 2000 là 1525 doanh nghiệp .
- Về cơ cấu đầu tư theo ngành : các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực công nghiêp và xây dựng , góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa .
Đâu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phân theo ngành kinh tế 2010

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2010)
số dự án vốn đăng ký( triệu USD)
Nông nghiệp, thủy san 478 3095.8
Công nghiệp chế biến
chế tạo
7385 95148.3
Xây dựng 707 11589.1
Buôn bán lẻ sửa chữa ô
tô ,xe máy , động cơ
khác
517 1649.1
Hoạt động kinh doanh
bất động sản
354 48043.2
Giáo dục đào tao 136 1093.2
Hoạt dộng chuyên môn,
khoa học công nghệ
991 707.6
Điểm đáng chú ý là đã có chuyển dịch trong những năm gần đây của dòng
vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biên thay vì vao những ngành công nghiệp
khai thác .
9
Nông nghiệp vẫn là ngành ít được quan tâm nhất , kể cả số dự án , số vốn
đăng ký và vốn thực hiện .
- Về địa bàn : Hiện nay FDI đã có mặt 62/64 thàng phố, tỉnh trong cả
nước . Nhưng
- Theo đối tác đầu tư : Hiện nay đã có 74 nước và vùng lãnh thổ có dự án
FDI tại Việt Nam , trong đó Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là
những nhà đầu tư lớn nhất , chiếm 63,3% tổng số dự ánvà 63% tổng số vốn đăng
ký . Hầu như chưa có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu FDI theo đối tác và các

nước Châu Á vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất cả về tỷ trọng số dự án và tỷ
trọng vốn đăng ký . Trong khi các nhà đầu tư châu Âu chỉ giữ vị trí khiêm tốn
với tỷ lệ tương ứng 16% và 24 % . Đầu tư Hoa kỳ đã tăng đáng kể trong những
năm gần đây sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (2001) , và nhất là
sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006.
2. Thực trạng vốn đầu tư trực tiệp nước ngoài tại Việt Nam :
Năm
GDP - tổng sản
phẩm quốc nội
(tính theo tỷ
USD làm tròn)
Tỷ lệ tăng trưởng
GDP thực ( so
vơi GDP năm
trước tính theo
%)
Đầu tư trược
tiếp nước ngoài
FDI- thực hiện
( tính theo Tỷ
USD ,làm tròn )
Chênh lệch đăng
ký - thực hiên
FDI ( tính theo tỷ
USD , làm tròn,
%)
2000 31 6.8 2.4 -0.4
2001 32 6.9 2.4 07
2002 35 7.1 2.5 -0.4
2003 39 7.3 2.6 -0.5

2004 45 7.8 2.8 -1.7
2005 52 8.4 3.3 -3.5
2006 60 8.2 4.1 -7.9
2007 70 8.5 8.0 -13.3
2008 89 6.2 11.5 -60.2
2009 91 5.3 10 -13.1
2010 101 6.7 11 -7.6
2.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Giai đoạn 2000-2005: Đăng ký 23.55 tỷ USD, giải ngân 16.26. Tỷ
trọng 69%.
Giai đoạn 2006-2008: Đăng ký 97.35 tỷ USD, giải ngân 23.9 tỷ. Tỷ
trọng 25% .
10
- Theo số liệu và đồ thị biểu diễn, FDI giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng
ký thấp, nhưng tỷ trọng giải ngân khá cao (69%). Trong khi giai đoạn 2006-
2008 cơ mức đăng ký cao, giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng
giải ngân so với đăng ký lại rất thấp (25%)
Nguyên nhân: Việt Nam đang trong giai đọan mở cửa => tốc độ FDI phụ
thuộc vào lộ trình hội nhập quốc tế. Giai đoạn đầu, FDI chủ yếu vào các ngành
thương nghiệp, công nghiệp nhẹ do đó FDI đăng ký thấp nhưng tỷ trọng FDI
giải ngân cao.
- Giai đoạn 2006-2008, hội nhập trở thành nhu cầu bức xúc của Việt nam
và thế giới =>tốc độ hội nhập cao =>lượng vốn đăng ký nhiều. Tuy nhiên cơ cấu
FDI vào các ngành công nghiệp lớn, thời gian triển khai dự án dài, cộng với khả
năng quản lý dòng vốn FDI của chính phủ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển
FDI =>Giải ngân chậm là 1 tất yếu
- Giai đoạn 2009-2010 .Với năm 2009,thu hút vốn FDI giảm mạnh (70%)
so với năm 2008, chỉ đạt trên 22 tỉ USD. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt trên 17
tỉ USD, vốn đăng ký bổ sung đạt trên 5 tỉ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện
đạt khá, bằng 47% (10 tỉ USD) vốn đăng ký, cao hơn năm 2008 (18%).

Hạn chế khác của đầu tư nước ngoài trong năm 2009 là tỷ trọng vốn đầu tư
vào bất động sản tăng quá nhanh: từ 25% năm 2007, 36,8% năm 2008 lên tới
60% năm 2009. Với cơ cấu đầu tư như vậy, khu vực FDI không tạo thêm nhiều
việc làm và ít có khả năng tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không đẩy mạnh
được xuất khẩu.
Năm 2010 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả
nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD,
bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD,
tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng
tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là
11
điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu
dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam.
2.2. Đánh giá FDI trong sáu tháng đầu năm 2011 :
- Nếu chỉ đề cập đến số vốn, thì bức tranh về đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011 có một điểm sáng quan trọng, đó là số
vốn FDI 5,3 tỷ USD thực hiện đạt xấp xỉ kết quả cùng kỳ năm trước, bằng
98,1% năm 2010 Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất có tác động đến các chỉ tiêu
khác trong thu hút FDI góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam.( bảng 1)
- Số vốn đăng ký cấp mới trong 6 tháng đầu 2011 đạt trên 4,3 tỷ USD chỉ
bằng 50% cùng kỳ 2010, nếu kể cả số vốn tăng thêm từ các DN có vốn FDI hiện
có, 6 tháng qua cũng chỉ đạt 51,9% cùng kỳ trước đó. Điều này cho thấy mức
giảm đáng kể của dòng vốn FDI mới khi chảy vào Việt Nam trong 6 tháng qua
Bảng 1 : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu 2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số vốn
So với cùng kỳ
năm 2010
Vốn thực hiện Triệu USD 5,3 98,1
Vốn đăng ký Triệu USD 5,6 51,9

+ Cấp mới Triệu USD 4,3 50,1
+ Tăng vốn Triệu USD 1,26 105,3
Số dự án:
+ Cấp mới Dự án 455 69,9
+ Tăng vốn Lượt dự án 132 57,6
- Về cơ cấu thu hút vốn đầu tư mới (kể cả cấp mới và tăng thêm), theo kết
quả thu hút vào một số ngành chính cho thấy lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế
tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu hút FDI mới; đầu tư vào kinh doanh bất
động sản đứng ở vị trí thứ tư với 5,3%, nếu cộng cả lĩnh vực dịch vụ lưu trú và
ăn uống gắn rất chặt với kinh doanh bất động sản (6,2%) thì đạt 11,5% sẽ ở vị trí
thứ hai. Đáng lưu ý là cả một phân ngành lớn là nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn
ở vị trí thấp nhất (theo kết quả thống kê nhiều năm qua so với ba phân ngành
12
chính công nghiệp và xây dựng; dịch vụ; nông lâm ngư nghiệp) chỉ chiếm 1,2%.
( bảng 2)
Bảng 2 Số vốn FDI đăng ký mới 6 tháng đầu năm 2011
(Đơn vị: Tỷ USD)
STT Ngành Số vốn
% so với tổng
vốn
1 Công nghiệp chế
biến ,chế tạo
3.33 58.8
2 Xây dựng
0.47 8.3
3 Dịch vụ lưu trú ăn
uống
0.35 6.2
4 Kinh doanh bất
động sản

0.3 5.3
5 Nông,lâm nghiệp,
thủy sản
0.07 1.2
6 Dịch vụ khác
0.6 10.2
Tổng vốn
5.66
- Như vậy đầu tư vào kinh doanh bất động sản cho thấy không còn “nóng”
như hai – ba năm trước. Vậy tình hình này đã phản ánh một phần sự trầm lắng
của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây. Còn đối với lĩnh vực nông
lăm nghiệp, thủy sản còn nhiều vấn đề theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn đã đề ra 3 nhóm nguyên nhân chính :
+ Thứ nhất, chưa có chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho
phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chưa có cơ chế chọn lựa, đề xuất các dự
án FDI ưu tiên trong ngành, mong muốn của ngành chưa thể hiện thành chính
sách ưu đãi. Chưa có cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng
mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI. Chưa có cơ chế phối
hợp ngành - địa phương.
13
+ Cơ sở hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ để hấp dẫn các
nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và khu vực nông thôn
cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ năng
lực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường của
riêng mình.
+ Những nguyên nhân bắt nguồn từ thủ tục hành chính, chính sách
chung của Nhà nước. Chưa thực sự ưu đãi cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước
ngoài vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Chính sách đất đai, thuế và các
chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ và chưa
thống nhất.

- Khi tại cuộc họp về chủ đề bất ổn kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Thế giới
và Văn phòng Chính phủ đồng tổ chức ngày 28/6 vừa qua tại Hà Nội, nguyên
Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phát biểu: “Khủng hoảng dạy chúng ta một bài
học: dù công nghiệp hóa cũng không thể lơi lỏng nông nghiệp vì phát triển nông
nghiệp giúp nền kinh tế ổn định trước sóng gió và đảm bảo an sinh xã hội”.
- Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần
không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản
xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam,
trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ
cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập .
- Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn nhưng đã tạo ra
công ăn việc làm, thu nhập ổn định, giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao
động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng
mía đường, khoai mì… , góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm
nghèo. Tính trung bình, ĐTNN vào nông nghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm
gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa phương,
dự án ĐTNN tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, dù số
lao động trong nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm tỉ cao tới gần 60% so với
lao động chung của cả nước nhưng số lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực
Nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 13% trong số đó. Đòi hỏi trong thời gian tới
14
phải tăng cường công tác đạo tạo lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển
ngành nông nghiệp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 3: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011 theo hình thức
(tính từ 01/01/2011 đến 22/06/2011)
STT
Hình thức đầu

Số dự án cấp
mới

vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(đơn vị : triệuUSD)
1
100%vốn nước
ngoài
361 4555.47
2
đầu tư theo
BOT,BT,BTO
3
Liên doanh
92 1096.53
4
Cổ phần
2 14.67
5
Hợp đồng hợp
tác kinh doanh
Tổng số
455 5666.67
- Về hình thức đầu tư (xem bảng 3), cũng phản ánh một thực tế hiện nay
trong thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lựa chọn chủ yếu hình thức
đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ đầu tư thành lập công ty liên
doanh – có sự hợp tác, liên kết trực tiếp giữa các DN Việt Nam và DN nước
ngoài vẫn còn rất thấp, đó là chưa kể đến các hình thức, phương thức đầu tư
khác tuy đã được Luật đầu tư 2005 cho phép thực hiện như thành lập công ty cổ
phần, mua lại và sát nhập (M&A), và gần đây các cơ quan thông tin đại chúng
đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích phương thức đầu tư Nhà nước và tư nhân
(PPP) cho các dự án cơ sở hạ tầng,… nhưng kết quả còn rất khiêm tốn.

- Tình hình này cho chúng ta thấy:
+ Thứ nhất: DN Việt Nam chưa đủ các điều kiện để trở thành các đối tác
thích hợp với các nhà đầu tư nước ngoài (năng lực tài chính, khả năng kĩ thuật,
cung cấp làm ăn và tầm nhìn…)
15
+ Hay thủ tục hành chính của luật pháp còn quá phức tạp khi các Nhà
đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư thành lập công ty liên doanh, công
ty cổ phần có yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhất là thủ tục hành chính
khi giải quyết các khó khăn vướng mắc giữa các đối tác trong quá trình đầu tư,
kinh doanh sau khi được cấp phép.
- Về xuất nhập khẩu, 6 tháng đầu năm 2011, nếu kể cả dầu thô, các DN có
vốn FDI xuất khẩu được 22,9 tỷ USD tăng 31,1% so vói cùng kỳ, nếu không kể
dầu thô thì đạt 19,5 tỷ USD tăng 32% so với 6 tháng đầu năm 2010. Nhập khẩu
của các DN FDI 6 tháng là 21,3 tỷ USD. Như vậy nếu kể cả dầu thô xuất siêu
của khối DN FDI là 1,6 tỷ USD, còn không kể dầu thô nhập siêu là 0,9 tỷ USD.
Nếu so với mức trên 6,65 tỷ USD nhập siêu của cả nước trong 6 tháng đầu năm,
con số 0,9 tỷ USD này cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn gần 14% trong tổng số
nhập siêu của cả nước.
- Về đối tác đầu tư (xem bảng 4) cho thấy đối tác đầu tư lớn của Việt Nam
vẫn chủ yếu là các nước ở khu vực Châu Á. Xếp hạng theo thứ tự lần lượt là:
Singapore, Hàn Quốc, Hồng Koong, Nhật Bản,…
Bảng 4: Tốp 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất 6 tháng đầu 2011
STT Đối tác Vốn (triệu USD)
1 Singapore 1,325
2 Hàn Quốc 673
3 Hồng Koong 631
4 Nhật Bản 466
5 Malaysia 419
6 Vương quốc Anh 329
7 B.V. Islands 291

8 Samoa 252
9 Thụy Sĩ 247
16
10 Đài Loan 238
-Với các đối tác truyền thống từ khu vực châu Á này, cần có nghiên cứu
chuyên sâu về từng đối tác để có các giải pháp xúc tiến đầu tư thích hợp. Trong 6
tháng đầu năm, mặc dù phải đối mặt với các khó khăn lớn do thảm họa sóng thần
và động đất đem lại, nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản hiện có vẫn tăng vốn và mở
rộng sản xuất với 23 lượt dự án tăng vốn và số vốn tăng thêm đạt trên 163 triệu
USD, cùng với 86 dự án đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký trên 303 triệu USD
các nhà đầu tư Nhật Bản đã tiếp tục duy trì vị trí cao trong đầu tư tại Việt Nam.
Đặc biệt, các động thái gần đây của các nhà đầu tư Nhật Bản như đề xuất
ký kết văn bản hợp tác giữa tỉnh Kobe của Nhật Bản với tỉnh Kiên Giang; ký kết
thỏa thuận khung giữa một nhóm các nhà đầu tư Nhật Bản với UBND tỉnh Phú
Yên về hợp tác thu mua, bảo quản, chế biến, xuất khẩu và xây dựng thương hiệu
cá Ngừ đại dương của Việt Nam; Việc trao đổi, tổ chức Hội thảo về phát triển
công nghiệp phụ trợ giữa các đối tác và các cơ quan chức năng giữa hai bên gần
đây;… cho thấy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đang từng bước được
thực thi cụ thể trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy vậy, việc thúc đẩy hiệu quả giữa đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho các DN vừa và nhỏ của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam để phát triển công
nghiệp, phụ trợ là một hướng đi cần được quan tâm thực hiện. Theo đó một
trong các việc cần làm ngay là các khu công nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị sẵn
sàng mặt bằng, nhà xưởng để cho các DN nhỏ và vừa Nhật Bản thuê lại, tiến
hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, cũng đã có một số dự án lớn với quy mô vốn
đăng ký từ 200 triệu USD trở lên, đặc biệt dự án công ty TNHH sản xuất First
Solar Vietnam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo do Nhà đầu tư Singapore đầu
tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD đã làm dài thêm danh mục
trên 20 các “siêu” dự án tỷ USD hiện nay. Về số lượng các dự án lớn này chiếm

chưa đến 1% số dự án, nhưng chiếm đến trên 37% tổng vốn đăng ký của toàn bộ
trên 12.600 dự án tính đến cuối tháng 6/2011. Con số trên tự nói lên tác động
17
mạnh của các “siêu” dự án này đối với nền kinh tế đất nước nói chung và trực
tiếp tới nền kinh tế của các địa phương nơi đầu tư, nếu việc thực hiện các dự án
đó diễn ra đúng tiến độ, theo đúng các cam kết và điều kiện trước khi đầu tư.
Và ngược lại, nếu các dự án này không triển khai thực hiện hoặc thực hiện
với tiến độ rất chậm (như tình hình thực tế hiện nay của một số dự án loại này)
sẽ dẫn đến những bất cập và ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài việc gây lãng phí về
tài nguyên đất không được khai thác để phát triển kinh tế, công ăn việc làm của
người dân trong vùng bị ảnh hưởng,… nó còn làm giảm tính hấp dẫn của môi
trường đầu tư Việt Nam, một rào cản thực tế đối với dòng vốn đầu tư mới.
Mặt được của kết quả thu hút vốn FDI 6 tháng đầu 2011 là vẫn tiếp tục duy
trì tỷ lệ đầu tư cao vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó có các
dự án công nghệ cao. Đồng thời vẫn duy trì được mức vốn thực hiện tương
đương với cùng kỳ năm trước, lượng vốn này cũng đạt gần 50% con số dự báo
mà cục ĐTNN – Bộ KH&ĐT đưa ra đầu năm 2011. Theo đó, vốn FDI thực hiện
năm 2011 có thể đạt được mức 11 – 11,5 tỷ, trong đó vốn của các đối tác nước
ngoài khoảng 8 – 8,5 tỷ USD.
2.3. Một số vấn đề cần khắc phục
Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn ĐTNN vào
Việt Nam đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa hoặc chậm được
khắc phục của môi trường đầu tư của nước ta ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên
găy gắt hơn. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh cũng đang bắt đầu có
những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư làm hạn chế khả năng thu hút và
sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế. Một số vấn đề nổi lên là:
a) Về luật pháp, chính sách:
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số
điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật các luật chung và luật chuyên
ngành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó

khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các
18
doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án (hầu hết
các địa phương đều phản ánh vấn đề này.
b) Về công tác quy hoạch:
Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu
và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu
tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phương
cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không
tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp.
c) Về cơ sở hạ tầng:
Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan
trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư tính
toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công
trình hạ tầng ngoài hàng rào để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong
không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không
đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng
biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu kinh tế mới được thành lập gần đây
như Chân Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên… phát triển quá chậm so với nhu cầu
đầu tư phát triển các dự án ĐTNN đang gây quan ngại cho các nhà đầu tư nước
ngoài và đang cản trở việc giải ngân triển khai dự án ĐTNN lớn trong các khu
kinh tế này.
Tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch
khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và
hoàn thành kế hoạch sản xuất.
d) Về nguồn nhân lực:
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công
nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới
hình thành như Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội… mà còn ở cả những trung

19
tâm công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương Mặt
hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong 3 năm trở lại đây càng
trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án ĐTNN, đặc biệt là các dự án
lớn đi vào triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong
nước quá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Còn tình trạng đình công đang diễn ra và trở thành áp lực đáng kể với các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
đ) Vấn đề đất đai và công tác giải phóng mặt bằng :
Công tác giải phòng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của
môi trường đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được
các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch
ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói
chung và thu hút và sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn ĐTNN nói riêng. Nhiều địa
phương đang lâm vào trình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án
quy mô lớn như đã cam kết trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Việc đền bù thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng và xây dựng các
công trình hạ tầng ngoài hàng rào kết nối vào khu vực dự án đầu tư đang là khó
khăn lớn nhất đối với triển khai một số dự án TNN quy mô lớn hiện nay, đặc
biệt đối với dự án 100% vốn nước ngoài. Theo quy định của Luật Xây dựng,
chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ khâu giải phóng mặt bằng và
bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên do phải sử dụng ngân sách địa
phương để đền bù thu hồi đất và thủ tục giải ngân đối với nguồn vốn ngân sách
quá phức tạp và mức đền bù theo quy định chung của Nhà nước không đáp ứng
yêu cầu của người được đền bù nên tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm. Mặt
khác, còn tâm lý e ngại nhà đầu tư không triển khai dự án đúng tiến độ sẽ làm
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Như vậy trên thực tế ngân sách
nhà nước phải chi một khoản rất lớn ngay từ lúc giải phóng mặt bằng, trong khi
đó nếu thực sự dự án có hiệu quả thì cũng phải nhiều năm sau mới có thu ngân

20
sách. Điển hình là một số dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất
mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại một số địa phương.
Việc sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư các khu công nghiệp, khu đô
thị, sân golf đang được dư luận gần đây quan tâm. Do các địa phương chưa có
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên có tình trạng cấp phép nhiều dự án sử dụng
diện tích lớn đất nông nghiệp để đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, sân Golf.
Về vấn đề này, tại Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì việc kiểm tra
quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có đất nông nghiệp.
f) Vấn đề phân cấp trong quản lý ĐTNN :
- Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ĐTNN là
đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời,
năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN tại một số
địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh
thiếu lành mạnh trong việc thu hút ĐTNN, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh
hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư. Một số địa phương không thẩm tra kỹ
về năng lực của các nhà đầu tư trong các dự án có quy mô lớn, chạy đua với nhau
trong việc cấp phép các dự án lớn có quy mô hàng tỷ USD. Do vậy, khả năng
triển khai các dự án này sẽ rất khó khả thi theo đúng cam kết của nhà đầu tư.
- Với chủ trương phân cấp như hiện nay, việc cung cấp thông tin ĐTNN
kịp thời của các địa phương lên trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều
hành, phân tích và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam cña
Chính phủ chưa được quy định rõ ràng. Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp ĐTNN hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ
quan quản lý đầu tư các cấp, kế cả ệô Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất
và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.
g) Vấn đề môi trường:
Việc xử lý chất thải của các dự án ĐTNN tập trung tại các khu công
nghiệp tập trung thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã và đang ảnh hưởng nhất định

21
đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, trong đó đặc biệt là đối với các dự án
sản xuất quy mô lớn. Thực tế thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát
hiện một số vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi
của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần được các
cấp, các ngành đặc biệt quan tâm ở tất cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng
nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án cũng như quá trình hoạt động của dự
án đầu tư.
h) Về xúc tiến đầu tư:
Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính
chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú,
còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có
một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu
một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu
tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà
nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến
đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn
thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.
3.Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư
Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn FDI năm 2011-2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra 8 nhóm giải pháp cần
ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là:
(1) Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi
các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và
loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt
Nam với WTO.
- Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục
đầu tư và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung
thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ

22
thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư ); và kiến nghị
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm
quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp
để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành
các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông
qua trong thời gan gần đâycó liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng
các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho
người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các
dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự
án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án
lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả
đất KCN.
(2) Nhóm giải pháp về quy hoạch:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát
để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư
trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh
vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều
kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm
tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa
phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.
(3) Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:
23

- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy
hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng,
đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát
nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ
cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung
Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc
Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối
các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia,
đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử
dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt
trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép
đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần để tăng cường năng lực cạnh
tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các
khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện
- Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam
kết của ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về
văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không.
(4) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp
đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế
giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các
nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công
24

×